Đề tài Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM 2

1.1.TÍN DỤNG NGÂN HÀNG – KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI 2

1.1.1.Khái niệm Tín dụng Ngân hàng 2

1.1.2.Phân loại tín dụng Ngân hàng 2

1.2.THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM 5

1.2.1.Khái niêm, mục đích và ý nghĩa của thẩm định tín dụng 5

1.2.2. Nội dung thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng 6

1.2.2.1.Thẩm định tình hình chung của khách hàng. 6

1.2.2.2.Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng 9

1.2.2.3.Thẩm định phương án, dự án vay vốn. 17

1.2.2.4. Thẩm định tài sản đảm bảo 28

1.2.2.5.Thẩm định khả năng đáp ứng thời hạn vay và nhu cầu khách hàng 30

1.3.1.Nhóm nhân tố chủ quan 32

1.3.2.Nhóm nhân tố khách quan 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 35

2.1.VÀI NÉT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 35

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội 35

2.1.2.Những kết quả đạt được trong những năm gần đây 35

2.2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 37

2.2.1.Cơ sở pháp lý của thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội. 37

2.2.2.Quy trình công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội 38

2.2.3.Ví dụ minh hoạ cho công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Ngoại thươg Hà Nội 46

2.2.6. Đánh giá công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội 71

2.2.6.1.Kết quả đạt được 71

2.2.6.2.Hạn chế và nguyên nhân 71

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 75

3.1.PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI NĂM 2008 75

3.1.1.Mục tiêu phấn đấu 75

3.1.2.Biện pháp tổ chức thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra 75

3.2. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 78

3.2.1.Hoàn thiện quy trình,nghiệp vụ tín dụng trong hoạt động cho vay 78

3.2.2.Hoàn thiện thẩm định tư cách khách hàng 79

3.2.3.Hoàn thiện thẩm định tài chính của khách hàng 80

3.2.4.Hoàn thiện thẩm định phương án SXKD và dự án vay vốn của khách hàng. 81

3.2.5.Giải pháp về thẩm định tài sản đảm bảo 82

3.2.6.Hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược Maketing,củng cố và mở rộng khách hàng. 84

3.2.7.Hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ tín dụng 84

3.2.8.Giải pháp về tăng cường công tác kiểm tra,kiểm soát. 85

3.3.Kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội 87

3.3.1.Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan 87

3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 88

3.3.3.Kiến nghị với các chủ đầu tư 90

3.3.4.Kiến nghị với Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 90

3.3.5. Đối với khách hàng 91

KẾT LUẬN 92

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc96 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo -Bước 9:Giải ngân -Bước 10:Kiểm tra và giám sát khoản vay -Bước 11:Thu nợ lãi và gốc,xử lý những tình huống phát sinh -Bước 12: Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay -Bước 13: Giải chấp tài sản đảm bảo -Bước 14:Lưu giữ hồ sơ tín dụng,hồ sơ bảo đảm tiền vay Quá trình thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay được tiến hành từ bước 1đến bước 6.Cụ thể là: Bước 1:Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn -Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu:CBTD hướng dẫn khách hàng cung cấp những thông tin về khách hàng,các quy định của NHNT mà khách hàng phải đáp ứng về điều kiện vay vốn và tư vấn về thiết lập hồ sơ cần thiết để được Ngân hàng cho vay. -Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng:CBTD hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ, đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ Sau khi kiểm tra,nếu hồ sơ của khách hàng đầy đủ,CBTD báo cáo TPTD và tiếp tục tiến hành các bước trong quy trình .Nếu hồ sơ không đầy đủ,CBTD yêu cầu khách hàng hoàn thiện hồ sơ tiếp. Bước 2:Thẩm định các điều kiện vay vốn *Kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn -Kiểm tra hồ sơ khách hàng:CBTD kiểm tra tính xác thực,hợp pháp,hợp lệ của các giấy tờ trong danh mục hồ sơ khách hàng.Ngoài ra cần kiểm tra thêm các vấn đề sau: Xác minh quyền hạn,trách nhiệm của các bên qua hợp đồng Xác minh quyền hạn,trách nhiệm của các chức danh trong doanh nghiệp Thời hạn hoạt động còn lại của doanh nghiệp Ngành nghề được phép kinh doanh -Kiểm tra hồ sơ khoản vay và hồ sơ bảo đảm tiền vay CBTD kiểm tra tính xác thực,hợp pháp,hợp lệ của từng loại hồ sơ Đối với các báo cáo tài chính dự tính cho 3 năm tới và phương án sản xuất kinh doanh,khả năng vay trả,nguồn trả,việc kiểm tra và phân tích phải được thực hiện một cách quy củ,nghiêm ngặt,nó là cơ sở để đưa ra quyết định cho vay Ngoài ra kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh và ngành nghề hiện tại của doanh nghiệp và phù hợp với phương án dự kiến đầu tư,xu hướng phát triển của ngành trong tương lai. -Kiểm tra mục đích vay vốn -Kiểm tra xem nhu cầu vay vốn có thuộc đối tượng cho vay ko? -Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn -Đối với những khoản vay vốn bằng ngoại tệ,kiểm tra mục đích vay vốn phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành về các đối tượng vay vốn ngoại tệ. *Điều tra,thu thập,tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh,dự án đầu tư -Về khách hàng vay vốn:CBTD cần phải tìm hiểu thêm thông tin về Ban lãnh đạo của khách hàng vay vốn,tình trạng nhà xưởng,máy móc thiết bị,quy trình công nghệ hiện có của khách hàng,tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay… -Về phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư:CBTD tìm hiểu giá cả,tình hình cung cầu trên thị trường đối với các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản phẩm mà phương án sản xuất kinh doanh,dự án đầu tư tạo ra,kinh nghiệm,năng lực..của chủ dự án. Thu thập thông tin qua nhà cung cấp hàng hóa,thiết bị,các phương tiện thông tin đại chúng,qua các phương án sản xuất kinh doanh cùng loại… *Kiểm tra và xác minh thông tin Quá trình kiểm tra và xác minh thông tin về khách hàng và phương án vay vốn được thực hiện qua các nguồn sau: -Hồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại của khách hàng tại NHNT -Thông qua Trung tâm Thông tin Tín dụng NHNN và Phòng Thông tin Kinh tế-Tài chính-Ngân hàng-NHNT VN -Thông qua các bạn hàng,các đối tác làm ăn -Cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay và các Ngân hàng mà khách hàng trước đây và hiện nay đang vay vốn. *Phân tích ngành Bao gồm các nội dung sau: -Xu hướng phát triển của ngành,tốc độ tăng trưởng quá khứ,hiện tại và dự báo tương lai của ngành -Sản phẩm và khả năng cạnh tranh của nó trên thị trường trong và ngoài nước -Sự phát triển của các doanh nghiệp lớn và vị thế của ngành -Phương pháp sản xuất,công nghệ,nhãn hiệu thương mại của doanh nghiệp… *Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn -Thẩm định tư cách và năng lực pháp lý,năng lực điều hành,năng lực quản lý sản xuất kinh doanh,mô hình tổ chức,bố trí lao động trong doanh nghiệp -Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính của khách hàng .Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động:Phân tích khách hàng trên các phương diện tình hình sản xuất kinh doanh,tình hình bán hàng và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh.Về tình hình sản xuất kinh doanh cán bộ tín dụng cần xem xét về phương pháp sản xuất,công suất sản xuất,chất lượng sản phẩm và chi phí ,doanh thu,khách hàng,giá bán,số lượng đơn đặt hàng,hàng tồn kho… - Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh,có các chỉ tiêu sau: Hiệu suất lao động=Tổng giá trị gia tăng/Số lao động bình quân đầu kỳ và cuối kỳ Trong đó:Tổng giá trị gia tăng=Lợi nhuận từ hoạt động+CP nhân sự và lao động+CP thuế+CP xã hội và thuế+CP khấu hao+các khoản CP khác. Hiệu quả của đồng vốn=Tổng giá trị gia tăng/Giá trị bình quân đầu kỳ và cuối kỳ Các hệ số trên càng cao càng tốt -Phân tích đánh giá tình hình tài chính của khách hàng:CBTD kiểm tra khả năng tài chính của khách hàng có thể đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết không? Đối với khách hàng là cá nhân,cần xem xét tình hình thu nhập hiện tại,sử dụng thu nhập,vốn của cá nhân bỏ ra để mua tài sản tiêu dùng là bao nhiêu…Đối với khách hàng là doanh nghiệp cần quan tâm đến các báo cáo tài chính,phân tích các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp để đánh giá tình hình tài chính khách hàng vay vốn một cách chính xác.Phân tích các chỉ tiêu tài chính gồm có 4 nhóm:Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán,các chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn,các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động,các chỉ tiêu về khả năng sinh lời. -Phân tích đánh giá tình hình quan hệ với các tổ chức tài chính-tín dụng :tìm hiểu trên 2 khía cạnh là quan hệ tiền gửi và quan hệ tín dụng. Quan hệ tín dụng:Cần quan tâm đến dư nợ trung và dài hạn,các tài sản được đầu tư bằng vốn vay,mục đích vay vốn và vốn có được sử dụng đúng mục đích không,số dư bảo lãnh,tài sản đảm bảo, mức độ tín nhiệm… Quan hệ tiền gửi tại NHNT VN và các tổ chức tín dụng khác:cần phân tích số dư tiền gửi bình quân,doanh số tiền gửi,tỷ trọng so với doanh thu. *Dự kiến lợi ích của Ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt CBTD tiến hành tính toán lãi phí hoặc các lợi ích có thể thu được nếu khoản vay được phê duyệt.Cơ sở tính toán dựa trên đơn xin vay của khách hàng(số tiền giải ngân,thời hạn và lãi suất dự tính) CBTD lưu ý phải xem xét tổng thể các lợi ích khác khi thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng.Ví dụ lợi nhuận từ khoản vay có thể không cao nhưng bù lại khách hàng luôn duy trì quan hệ tiền gửi ở mức cao,là khách hàng thường xuyên… *Phân tích,thẩm định phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư CBTD tiến hành phân tích,thẩm định nhằm đưa ra kết luận về tính khả thi,hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư,khả năng trả nợ và những rủi ro có thể sảy ra để phục vụ cho quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay.Kết quả phân tích cũng là cơ sở để CBTD tham gia góp ý,tư vấn cho khách hàng,tạo tiền đề để đảm bảo cho vay,thu được nợ gốc đúng hạn,hạn chế,phòng ngừa rủi ro…giúp khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của Ngân hàng. *Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay Bảo đảm tiền vay là việc NHNT áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro,tạo cơ sở kinh tế pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.Việc Ngân hàng yêu cầu thực hiện bảo đảm tiền vay nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết trả nợ của bên vay,phòng ngừa rủi ro khi phương án trả nợ dự kiến của bên vay không thực hiện được hoặc sảy ra các rủi ro không lường trước được.Có các biện pháp bảo đảm tiền vay là:cầm cố,thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay,bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba hoặc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Các nguồn thông tin được sử dụng để thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng là dựa trên hồ sơ do khách hàng cung cấp,các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo,khảo sát thực tế để khẳng định lại các thông tin thu thập được từ khách hàng và phát hiện những vấn đề mới cần thẩm định tiếp.,thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng,từ những người xung quanh,từ tổ chức tín dụng khác…các thông tin này thường chính xác và mang tính khách quan. Định giá vật đảm bảo giúp cho Ngân hàng đưa ra mức phán quyết tín dụng thích hợp.Thông thường Ngân hàng chỉ cho vay với một giới hạn thấp hơn giá trị thị trường của đảm bảo,tỷ lệ bao nhiêu là tuỳ thuộc vào khả năng bán và khả năng thay đổi giá trị thì trường của vật đảm bảo.Trong một số trường hợp,Ngân hàng xác định khả năng tổn thất có thể sảy ra để xác định giá trị đảm bảo.Các đảm bảo này có thể chỉ là một phần giá trị của các khoản tài trợ ví dụ như ký quỹ,số dư bù… Bước 3:Xác định phương thức cho vay Việc lựa chọn phương thức cho vay phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh,luân chuyển vốn của khách hàng và yêu cầu kiểm tra,kiểm soát sử dụng vốn của Ngân hàng.Có các phương thức cho vay như:cho vay từng lần,cho vay theo hạn mưc,cho vay luân chuyển,cho vay gián tiếp… Bước 4:Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho vay *Xem xét khả năng nguồn vốn CBTD cùng trưởng phòng tín dụng hoặc người được uỷ quyền phối hợp với Phòng/bộ phận phụ trách nguồn vốn để: -Cân đối nguồn vốn(nội tệ,ngoại tệ) đối với những khoản vay lớn -Dự tính khả năng chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay để thanh toán nước ngoài *Xác định lãi suất cho vay Quy trình xác định lãi suất cho vay của Ngân hàng bắt đầu sau khi công tác thẩm định khách hàng và dự án/phương án vay vốn hoàn tất theo các bước sau: -CBTD tổng hợp số liệu để tính toán lãi suất cho vay.Các số liệu cụ thể bao gồm:chi phí vốn chủ sở hữu,chi phí huy động vốn,chi phí thanh khoản,chi phí hoạt động,chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng -Dựa trên số liệu đã tổng hợp được,CBTD tính toán lãi suất cho vay như sau: Lãi suất cho vay=Chi phí vốn + Chi phí rủi ro tín dụng + Tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng Chi phí vốn = CP vốn chủ sở hữu* Tỷ lệ an toàn vốn +CP huy động vốn*(1-Tỷ lệ an toàn vốn)+CP thanh khoản+CP hoạt động -CBTD đối chiếu mức lãi suất tính được với lãi suất sàn cho vay và lãi suất thị trường tương ứng tại cùng thời điểm: +Lãi suất cho vay phải không được thấp hơn lãi suất sàn cho vay +Nếu lãi suất tính được thấp hơn lãi suất thị trường thì đề xuất áp dụng một mức lãi suất phù hợp với thị trường +Nếu lãi suất tính được cao hơn lãi suất thị trường thì tìm kiếm biện pháp điều chỉnh lợi nhuận và chi phí khoản vay nhằm bảo đảm lãi suất thực phải dương như:tăng điểm tín dụng của khách hàng để giảm chi phí dự phòng rủi ro,bán ngoại tệ,gửi tiền ngắn hạn…tại Ngân hàng +Tuỳ theo thoả thuận của khách hàng và Ngân hàng có thể áp dụng lãi suất cho vay thả nổi,cố định hoặc kết hợp cả hai loại lãi suất cho một khoản vay.Lãi suất thả nổi là loại lãi suất được Ngân hàng điều chỉnh theo định kỳ 1 tháng,3 tháng,6 tháng,1 năm hoặc đột xuất theo chính xác lãi suất cho vay từng thời kỳ.Lãi suất cố định là loại lãi suất không thay đổi trong suốt thời hạn của khoản vay. -CBTD đề xuất mức lãi suất cho vay trong nội dung Tờ trình thẩm định cho vay để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. *Xem xét điều kiện thanh toán CBTD cùng trưởng phòng tín dụng (hoặc người được uỷ quyền)phối hợp với Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu xác định nội dung điều kiện thanh toán và hình thức thanh toán…đối với những khoản vay để thanh toán với nước ngoài. Bước 5: Lập tờ trình thẩm định cho vay Trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội dung trên,CBTD phải lập tờ trình thẩm định nêu được cụ thể kết quả của quá trình thẩm định, đánh giá được phương án SXKD/DAĐT của khách hàng và các ý kiến đề xuất.Theo quy định của NHNT Việt Nam,tờ trình thẩm định phải có đầy đủ các mục sau: -Giới thiệu chi tiết về khách hàng -Nhu cầu vay vốn của khách hàng -Kết quả quá trình thẩm định khách hàng vay vốn -Lợi ích dự kiến của Ngân hàng thu được nếu khoản vay được phê duyệt -Kết quả thẩm định phương án SXKD hoặc mục đích sử dụng vốn và các nguồn trả nợ vay(nếu là cá nhân vay tiêu dùng) -Phân tích hiệu quả và khả năng trả nợ vay -Phân tích rủi ro -Các quan hệ giao dịch với các tổ chức tài chính-tín dụng -Phân tích ngành hàng nếu Doanh nghiệp vay vốn phục vụ SXKD -Tài sản bảo đảm nợ vay -Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng -Kết luận và đề xuất của các cán bộ tín dụng -Kết luận và đề xuất của trưởng phòng tín dụng hoặc người được uỷ quyền -Quyết định của Giám đốc Ngân hàng cho vay hoặc người được uỷ quyền -Hồ sơ của khách hàng và các hồ sơ khác có liên quan Bước 6:Tái thẩm định khoản vay -Tổng giám đốc NHNT Việt Nam quy định giá trị khoản vay cần tái thẩm định theo từng thời kỳ. Ít nhất phải có 2 cán bộ tham gia tổ tái thẩm định và ít nhất một trưởng hoặc phó phòng tín dụng là thành viên.Những thành viên này không không bao gồm CBTD đã thẩm định lần đầu.Tổ tái thẩm định có trách nhiệm thẩm định lại khách hàng và toàn bộ hồ sơ vay vốn một cách độc lập và ghi rõ ý kiến của mình trên tờ trình về việc đề xuất cho vay/không cho vay để trình Giám đốc NHCV xem xét quyết định và chịu trách nhiệm về nội dung các công việc nêu trên. -Mọi sự khác biệt giữa kết quả thẩm định và tái thẩm định mà có thể dẫn đến các kết luận khác nhau về khách hàng và khoản vay đều phải trình lên Giám đốc Ngân hàng. -Thời gian tái thẩm định không nằm trong thời gian quy định cho thẩm định gốc và không quá 03 ngày đối với món vay ngắn hạn và không quá 05 ngày đối với món vay trung và dài hạn. 2.2.3.Ví dụ minh hoạ cho công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Ngoại thươg Hà Nội A. Tổng quan về dự án Chủ đầu tư : Công ty TNHH cáp Thăng Long Tên dự án : Dự án liên doanh đầu tư dây chuyền sản xuất cáp sợi quang Địa điểm đầu tư: Đường B1,khu B,khu công nghiệp Phố Nối A,huỵện Văn Lâm,Tỉnh Hưng Yên. Nguồn trả nợ:Từ nguồn khấu hao cơ bản và lợi nhuận của dự án Hoạt động kinh doanh chính:Sản xuất kinh doanh các loại cá và vật liệu điện dân dụng,viễn thông,sản xuất sản phẩm dây đồng,sản phẩm ống nhựa các loại… Tổng trị giá đề nghị vay: USD 973,000.00 Mục đích: Đầu tư dây chuyền sản xuất cáp sợi quang Lãi suất:Theo thông báo lãi suất cho vay của NHNT Hà Nội từng thời kỳ Thời hạn vay:3 năm Nguồn trả nợ:Khấu hao và lợi nhuận để lại B. Thẩm định chi tiết 1. Đánh giá năng lực pháp lý của chủ đầu tư -Chủ đầu tư:Công ty TNHH cáp Thăng Long.Công ty được uỷ quyền đứng ra làm chủ đầu tư của dự án theo hợp đồng hợp tác đầu tư số 02/TLT-SMA ngày 02/05/2007 và phụ lục hợp đồng số 01/LTC ngày …/…/2008 -Địa chỉ trụ sở chính của Công ty: Đường B1,Khu B,Khu công nghiệp Phố Nối A,huyện Văn Lâm,Tỉnh Hưng Yên. -Cơ cấu vốn góp:Vốn điều lệ:20 tỷ đồng,chủ sở hữu của công ty là Công ty CP viễn thông Thăng Long(Giấy phép kinh doanh số 030300149 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Tây cấp ngày 18/03/2004. Địa chỉ:Thôn La Dương,xã Dương Nội,thị xã Hà Đông,tỉnh Hà Tây -Ngành nghề kinh doanh:Sản xuất các loại dây cáp và vật liệu điện dân dụng,các loại cáp và vật liệu viễn thông,xuất nhập khẩu nguyên vật liệu,các sản phẩm chuyên ngành viễn thông và vật liệu điện dân dụng phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty,sản xuất sản phẩm ống nhựa các loại,xây dựng các công trình dân dụng… -Hồ sơ pháp lý doanh nghiệp gồm có: Điều lệ công ty TNHH cáp Thăng Long Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0504000210 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp lần thứ 1 ngày 15/09/2006. Giấy chứng nhận đăng ký Thuế số 0900258604 do Cục Thuế tỉnh Hưng Yên cấp ngày 20/09/2006 Giấy bổ nhiệm Tổng Giám đốc,Trưởng Phòng Tài chính Kế toán Nhìn chung,công ty có đủ tư cách pháp nhân,hồ sơ pháp lý doanh nghiệp đầy đủ theo quy định.Tuy nhiên theo khoản 2 điều 186 Luật Doanh nghiệp,việc ông Phạm Vũ Thưởng giữ chức Giám đốc Công ty TNHH cáp Thăng Long trong khi đang giữ chức vụ như trên tại Công ty CP viễn thông Thăng Long là không đúng.Vì vậy,Công ty cần sớm bổ nhiệm một cá nhân khác ông Phạm Vũ Thưởng giữ chức vụ nói trên tại Công ty TNHH cáp Thăng Long cho phù hợp với luật định hiện hành. 2. Đánh giá tình hình tài chính và năng lực sản xuât suất kinh doanh hiện tại của chủ đầu tư. -Công ty TNHH cáp Thăng Long được thành lập tháng 9 năm 2006,bước đầu Công ty tiến hành sản xuất các loại cáp viễn thông(cáp đồng), ống nhựa.Hai dây chuyền nói trên đã đi vào hoạt động và mang lại doanh thu đầu tiên cho Công ty.Vì là doanh nghiệp mới thành lập và đang trong quá trình đầu tư nên chưa có nhiều số liệu để đánh gía được tình hình kinh doanh của Công ty. -Chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng:Chỉ có tài liệu mang tính thời điểm nên chưa thể tiến hành chấm điểm cũng như xếp hạng tín dụng cho Công ty theo quy định của Ngân hàng Ngoại Thương. -Phân tích, đánh giá tình hình tài chính,hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu Chỉ số Tháng 10/2007 Doanh thu 6.019 Lợi nhuận sau thuế -537 Tổng giá trị tài sản 131.708 Tài sản ngắn hạn 69.329 Trong đó:Giá trị các khoản phải thu 34.739 Giá trị hàng tồn kho 31.569 Tài sản dài hạn 62.379 Trong đó:Giá trị TSCĐ 24.631 Chí phí XDCB dở dang 31.229 Nợ Ngắn hạn 93.242 Trong đó:Vay ngắn hạn 69.048 Nợ dài hạn 0 Vốn chủ sở hữu 38.466 *Khả năng sinh lời + Hệ số lợi nhuận ròng(LN/DT) - + Hệ số lợi nhuận/Tài sản - + Hệ sốLN/Vốn chủ sở hữu - *Khả năng thanh toán +Hệ số thanh toán hiện thời 0,74 +Hệ số thanh toán nhanh 0,40 *Hiệu quả quản lý +Số ngày phải thu bình quân 788 ngày +Số ngày phải trả bình quân 1341 ngày +Số ngày hàng phải trả tồn kho bình quân 633 ngày +Vòng quay vốn lưu động 0,087 vòng *Khả năng cân đối vốn +Hệ số nợ 0,71 +Hệ số nợ ngắn hạn/Tổng nợ 1 Căn cứ theo số liệu báo cáo tài chính do đơn vị cung cấp cho thấy:Vì là năm đầu của quá trình đầu tư nên hoạt động kinh doanh của Công ty chưa mang lại lợi nhuận bởi các chi phí được tính đều cho các năm trong khi doanh thu bước đầu đạt được còn rất hạn chế.Tính đến hết năm 2007,doanh thu của Công ty đạt mức 6,019 triệu đồng,lợi nhuận sau thuế là -537 triệu đồng. Tổng tài sản của công ty tính đến hết ngày 31/12/2007 đạt mức 131.708 triệu đồng,trong đó tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có giá trị 69.329 triệu đồng,chiếm 52,6% tổng giá trị tài sản.Trong cơ cấu tài sản lưu động,giá trị các khoản phải thu chiếm xấp xỉ 50%,chủ yếu là các khoản tiền mà Công ty trả trước cho người bán(29.114 triệu đồng).Phần còn lại là giá trị hàng tồn kho –giá trị nguyên vật liệu tồn kho. Đây là một đặc trưng kinh doanh của lĩnh vực sản xuất cáp nói chung. Nguồn vốn vay(vay của cả Ngân hàng và khách hàng)vẫn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu nguồn vốn của công ty.Nguồn vốn chủ sở hữu hiện tại của Công ty là 37.466 triệu đồng,chiếm 29,2% tổng nguồn vốn. Để hình thành các hạng mục tài sản,ngoài phần vốn tự có,Công ty phải sử dụng các nguồn vốn vay cũng như chiếm dụng của khách hàng.Nhưng việc sử dụng vốn hiện nay của Công ty không hiệu quả theo nguyên tắc quản lý tài chính.Cụ thể,Công ty đang sử dụng một phần lớn nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào các hạng mục tài sản cố định.Số tiền sử dụng lệch nguồn vốn hiện nay đang là 23.913 triệu đồng(thực chất số tiền này chỉ là 9,4 tỷ đồng,vì Công ty không hạch toán số vốn góp của các thành viên góp vốn tham gia dự án sang phần nguồn vốn dài hạn mà lại để tại khoản mục:”các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác”.Tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích nói trên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro thanh khoản trong ngắn hạn.Hơn nữa,với tình hình tài chính nói trên,Công ty sẽ không thể thu xếp được vốn để đầu tư vào dự án này. Trong thời gian tới, để thực hiện tốt các dự án đầu tư dài hạn,Công ty nên có kế hoạch tăng vốn điều lệ,nhằm từng bước nâng cao khả năng tự chủ tài chính của đơn vị. Tóm lại,qua việc phân tích ở trên cho thấy tình hình tài chính của Công ty đang mất cân đối do tình trạng đầu tư khi chưa thu xếp được nguồn vốn,khả năng tự chủ về tài chính còn tương đối thấp.Tuy nhiên,với kinh nghiệm và khả năng quản lý tốt của đội ngũ lãnh đạo,hy vọng trong thời gian tới khi các dự án đầu tư hoàn thành ,hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ ổn định và gặp nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. - Quan hệ tín dụng của Công ty: Theo thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng-Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,kể từ khi thành lập cho đến nay,Công ty chỉ có quan hệ tín dụng duy nhất với Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội. Đến thời điểm 31/12/2007,dư nợ của Công ty tại VCBHN là 2.353 triệu đồng và 221,840USD.Hiện tại các khoản nợ của Công ty tại NHNT Hà Nội đủ tiêu chuẩn. 3. Đánh giá các yếu tố phi tài chính Trình độ kinh nghiệm trong quản lý và sản xuất,kinh doanh:Nhìn chung ban lãnh đạo của Công ty đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất cáp viễn thông.Bên cạnh đó,Chủ tịch Công ty, ông Đỗ Văn Trắc hiện đang giữ chức Tổng giám đốc cũng như chủ tịch HĐQT của nhiều Công ty kinh doanh trong ngành và trong tập đoàn VNPT.Với kinh nghiệm và các mối quan hệ sẵn có của bộ máy lãnh đạo,khả năng hoạch định kế hoạch phát triển và quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH cáp Thăng Long là tương đối tốt. 4. Đánh giá hồ sơ thủ tục pháp lý của dự án Hồ sơ pháp lý của dự án bao gồm các văn bản sau: -Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Đầu tư dây chuyền sản xuất cáp quang. -Biên bản họp HĐQT Công ty CP viễn thông Thăng Long về việc phê duyệt và quyết định đầu tư dự án. -Hợp đồng hợp tác đầu tư phân xưởng sản xuất cáp quang số 02/TLT_SMA ngày 02/05/2007 và phụ lục hợp đồng hợp tác đầu tư phân xưởng sản xuất cáp quang số 01/LTC ngay…tháng…năm2008. -Hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất gắn liền với kết cấu hạ tầng số 28/HĐTLĐ/KCN ngày 17/11/2006 đã ký kết giữa công ty quản lý khai thác khu công nghiệp Phố Nối A và Công ty TNHH cáp Thăng Long. -Giấy chứng nhận đầu tư do ban Quản lý khu công nghiệp Hưng Yên cấp cho Công ty TNHH cáp Thăng Long để thực hiện dự án đầu tư”Nhà máy sản xuất cáp điện và ống nhựa” -Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH 1 thành viên số 0504000210 do sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp cho Công ty TNHH cáp Thăng Long ngày 15/09/2006. -Điều lệ công ty TNHH cáp Thăng Long -Hợp đồng mua bán dây chuyền sản xuất cáp sợi quang được ký kết giữa bên mua là công ty TNHH Thăng Long và bên bán là Công ty WIRE&PLASTIC MACHINEYRY CORP ngày 19/06/2007. -Báo cáo tài chính năm 2007. -Và một số hồ sơ khác Nhìn chung hồ sơ pháp lý của Dự án là tương đối đầy đủ.Tuy nhiên,giấy chứng nhận đầu tư số 05201000004 do ban quản lý KCN Hưng Yên cấp cho công ty TNHH cáp Thăng Long chỉ để thực hiện dự án đầu tư”Nhà máy sản xuất cáp điện và ống nhựa”.Do đó,Công ty cần xin thêm giấy chứng nhận đầu tư đối vơi dự án cáp quang này. 5. Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án *Giới thiêu về dự án đầu tư -Tên dự án:” Đầu tư dây chuyền sản xuất cáp quang” -Chủ đầu tư”Công ty TNHH cáp Thăng Long” -Địa điểm thực hiện: Đường B1,khu công nghiệp Phố Nối A,huyện Văn Lâm,tỉnh Hưng Yên. -Nội dung của dự án: Đầu tư máy móc thiết bị để sản xuất cáp quang -Hình thức quản lý thực hiện dự án:Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và thực hiện dự án. *Tổng vốn đầu tư(do khách hàng tính toán) Tổng mức vốn đầu tư của dự án : 2,629,000.00 USD Trong đó: +Dây chuyền sản xuất chính : 1,550,000.00 USD +Máy móc thiết bị phụ trợ : 840,000.00 USD +Chi phí dự phòng và chi phí khác : 239,000.00 USD *Cơ cấu nguồn vốn đầu tư: +Vốn tự có tham gia : 1,692,000.00 USD(tương đương 64,36%) +Vốn vay NHNT dự kiến 937,000.00 USD(tương đương 35,64%) 5.1. Đánh giá khả năng thực hiện dự án của Doanh nghiệp -Về địa điểm thực hiện dự án:Theo hợp đồng hợp tác đầu tư phân xưởng sản xuất cáp quang số 02/TLT-SMA ngày 02/05/2007 và phụ lục hợp đồng được ký kết giữa các bên góp vốn thực hiện dự án,dự án sẽ được thực hiện trên diện tích 3.840m2 trong khuôn viên khu đất của công ty TNHH cáp Thăng Long. Khu công nghiệp Phố Nối A là một trong những khu công nghiệp có cơ sở hạ tầng được đầu tư hiện đại.Hơn nữa,nó lại nằm trên tuyến đường 5 nối liền giữa hai thành phố lớn của Miền Bắc là Hà Nội và Hải Phòng, điều này đảm bảo góp phần thúc đẩy quá trình thực hiện dự án và cho hoạt động sản xuất kinh doanh sau này của Công ty. *Về năng lực tài chính và khả năng đóng góp vốn tự có: Theo cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án,các bên góp vốn sẽ tham gia 1,692.000.00 USD(tương đương 64,35% tổng mức đầu tư) bằng nguồn vốn tự có.Trong đó: +Công ty CP cáp và vật liệu viễn thông Sacom góp 20% tương đương 525,800.00 USD(công ty đã góp đủ) +Công ty CP nhựa Sam Cường góp 5% tương đương 131,450.00 USD(công ty đã góp đủ) +Công ty CP Sam Phú góp 5% tương đương 131,450.00 USD(công ty đã góp được ½ số tiền nói trên) +Công ty TNHH cáp Thăng Long góp 30% tương đương 788,700.00(công ty chưa góp) +Các cổ đông khác góp 35% tương đương 920,150.00 USD,phần vốn này được các bên góp vốn nhất trí uỷ quyền cho Công ty TNHH cáp Thăng Long đứng ra làm đầu mối thu xếp bằng nguồn vốn vay từ Ngân hàng. Trên thực tế tính đến thời điểm hiện tại,số tiền mà Công ty cáp ThăngLong đã nhận của các thành viên tham gia góp vốn là 14.536.064.000 đồng,tương đương 903,985.00USD +Đặt cọc cho hợp đồn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0360.doc
Tài liệu liên quan