DANH MỤC HÌNH . vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU . vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TĂT.viii
PHẦN MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC THANH
TRA, KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP . 3
1.1. Thuế và vai trò của thuế. 3
1.1.1. Khái niệm và phân loại thuế . 3
1.1.2. Vai trò của thuế . 5
1.2. Cơ sở lý luận về thanh tra, kiểm tra thuế . 7
1.2.1. Những vấn đề cơ bản về thanh tra, kiểm tra thuế . 7
1.2.2. Mục tiêu của thanh tra, kiểm tra thuế . 11
1.2.3. Nguyên tắc thanh tra, kiểm tra thuế. 11
1.2.4. Yêu cầu đối với thanh tra, kiểm tra thuế. 13
1.2.5. Phân loại thanh tra, kiểm tra thuế . 14
1.3. Nội dung, phương pháp thanh tra, kiểm tra thuế . 15
1.3.1. Nội dung thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp . 15
1.3.2. Phương pháp thanh tra, kiểm tra thuế. 17
1.4. Chỉ tiêu đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra thuế . 20
1.4.1. Kết quả thực thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế . 20
1.4.2. Mức độ hoàn thành kế hoạch . 21
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các
doanh nghiệp . 21
1.5.1. Các nhân tố khách quan . 21
1.5.2. Các nhân tố chủ quan . 22
1.6. Căn cứ pháp lý về công tác thanh tra, kiểm tra thuế. 24
1.6.1. Đối với hoạt động kiểm tra thuế . 24
1.6.2. Đối với hoạt động thanh tra thuế . 25
105 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iển
năng động nhất, đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội,
là trọng tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả tỉnh. Hoạt động buôn bán trong những
năm qua ở đây rất sôi động, hàng hoá trong tỉnh, các tỉnh bạn trong cả nước qua Lạng
Sơn xuất khẩu sang Trung Quốc với số lượng, chủng loại lớn, năm sau cao hơn năm
trước. Thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước, nước ngoài, các thành phần kinh tế
tham gia kinh doanh thương mại - dịch vụ - du lịch ở cửa khẩu và trên địa bàn tỉnh.
38
Thương mại Lạng Sơn phát triển nhanh chóng đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát
triển, nâng cao mức sống của nhân dân, tăng thu nhập cho ngân sách địa phương và
trung ương. Hàng năm thu thuế hoạt động thương mại chiếm trên 80% tổng thu ngân
sách toàn tỉnh. Cùng với buôn bán phát triển, ngành dịch vụ, du lịch, khách sạn, nhà
hàng trong những năm qua cũng đã phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu buôn
bán, du lịch của khách trong nước và quốc tế. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 15 khách
sạn của Nhà nước và hàng trăm khách sạn, nhà trọ, nhà khách của các cơ quan, tập thể,
tư nhân.
Với một tỉnh biên giới như Lạng Sơn với mục tiêu phát triển kinh tế gắn liền với giao
thương quốc tế, hoạt động sản xuất kinh doanh buôn bán diễn ra hết sức phức tạp, các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ ngày một gia tăng về số lượng cũng như các loại
hình kinh doanh buôn bán.
Đặc thù tỉnh Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn,
nguồn thu chủ yếu hiện nay là tiền thuế từ các hoạt động buôn bán tại các cửa khẩu và
các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh. Do đó công tác thanh tra, kiểm tra sẽ
đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn ngân sách của tỉnh, chống thất thu,
cũng như đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp được hoạt động.
2.2 Tổ chức bộ máy Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn
Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn là đơn vị trực thuộc của Tổng cục Thuế, được thành lập theo
Quyết định số 341/QĐ-TCCB ngày 21/08/1990 của Bộ trưởng Bộ tài chính, thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế,
các quy định pháp luật có liên quan khác.
Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại
Kho bạc Nhà nước tỉnh Lạng Sơn theo quy định của pháp luật; thực hiện nhiệm vụ
chính là quản lý nhà nước đối với các khoản thu thuế, phí lệ phí nội địa trên địa bàn
tỉnh Lạng Sơn.
2.2.1 Tổ chức bộ máy Cục thuế tỉnh Lạng Sơn
Tổ chức bộ máy ngành Thuế tỉnh Lạng Sơn hiện naygồm có 645 cán bộ, công chức,
người lao động;có 11 phòng chuyên môn tại văn phòng Cục, với quân số là 104 cán
39
bộ, công chức, người lao động và11 Chi cục thuế các huyện, thành phốvà 44 đội thuế
thuộc các Chi cục Thuế.
Chi cục thuế các huyện, thành phố gồm:
1. Chi cục Thuế thành phố Lạng Sơn. 7. Chi cục Thuế huyện Bình Gia.
2. Chi cục Thuế huyện Lộc Bình. 8. Chi cục Thuế huyện Bắc Sơn.
3. Chi cục Thuế huyện Đình Lập. 9. Chi cục Thuế huyện Chi Lăng.
4. Chi cục Thuế huyện Văn Lãng. 10. Chi cục Thuế huyện Hữu Lũng.
5. Chi cục Thuế huyện Tràng Định. 11. Chi cục Thuế huyện Cao Lộc.
6. Chi cục Thuế huyện Văn Quan.
40
Hình 2.1 Tổ chức bộ máy Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn)
Cục trưởng Cục Thuế
Phó
Cục
trưởng
1
Phó
Cục
trưởng
2
Phó
Cục
trưởng
3
Phòng
TH
NV
DT
Phòn
g
Kiểm
tra
nội bộ
Phòn
g Tổ
chức
cán
bộ
Phòng
Kê
khai
và kế
toán
thuế
Phòn
g
Kiểm
tra
thuế
Phòng
Thanh
tra
thuế
Phòng
Tuyên
truyền
– Hỗ
trợ
NNT
Phòn
g
QLT
Thu
nhập
cá
nhân
Phòng
QL nợ
và
cưỡng
chế nợ
thuế
Phòn
g HC
– QT
– TV
–AC
Phòn
g Tin
học
Chi cục thuế các huyện, thành phố
Các đội thuế thuộc các chi cục thuế
41
2.2.2 Tổ chức bộ máy công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp
tại Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn
Tổ chức bộ máy công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại văn
phòng Cục thuế tỉnh Lạng Sơn gồm 01 phòng thanh tra thuế với quân số là 14 cán bộ,
công chức chiếm 13% và 01 phòng kiểm tra thuế với quân số là 11 cán bộ, công chức
chiếm 10% quân số văn phòng Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn. Mỗi phòng có chức năng,
nhiệm vụ của các phòng cụ thể riêng.
Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự tại Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn)
Tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra thuế
Phòng kiểm tra thuế
Giúp Cục trưởng Cục thuế kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện
dự toán thu đối với NNT thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của văn phòng Cục thuế.
Nhiệm vụ cụ thể:
13%
10%
8%
6%
7% 29%
6%
8%
7%
6%
Phòng Thanh tra Phòng Kiểm tra Phòng Kê khai Phòng Tổ chức
Phòng Tin học Phòng Hành chính Phòng TNCN Phòng THNVDT
Phòng Tuyên truyền Phòng Quản lý nợ
42
- Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê
khai thuế hàng tháng, quý, năm trên địa bàn quản lý;
- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế đối với các chi
cục thuế;
- Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của NNT ;
- Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của NNT, phân tích, đánh giá, so sánh
với các dữ liệu thông tin của cơ quan thuế; xác định tính trung thực, chính xác của hồ
sơ khai thuế; phát hiện những nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu NNT
giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời;
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sở của NNT ,
kiểm tra các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế;
- Kiểm tra hồ sơ đề nghị hoàn thuế, hồ sơ miễn thuế, giảm thuế thuộc diện kiểm tra
trước của NNT trình Lãnh đạo Cục thuế ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm
thuế;
- Ấn định thuế đối với các trường hợp NNT khai thuế không đủ căn cứ, không đúng
thực tế phát sinh mà NNT không giải trình được;
- Chuyển các trường hợp kê khai thuế có dấu hiệu trốn lậu thuế và các hồ sơ, tài liệu
liên quan cho bộ phận thanh tra để tiến hành thanh tra thuế khi có đủ điều kiện tổ chức
thanh tra thuế;
- Kiểm tra các trường hợp NNT sáp nhập, giải thể, phá sản, ngừng kê khai, bỏ trốn,
mất tích, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp, cổ phần
hoá doanh nghiệp...;
- Thực hiện công tác kiểm tra, đối chiếu xác minh hoá đơn và trả lời kết quả xác minh
hoá đơn theo quy định; xử lý và kiến nghị xử lý vi phạm về quản lý và sử dụng hoá
đơn thuế, sai phạm về thuế theo kết quả xác minh hoá đơn thuế; tổ chức kiểm tra việc
chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng biên lai, ấn chỉ thuế của NNT và của tổ
chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ quyền thu thuế, phí, lệ phí;
43
- Xử lý hoặc kiến nghị xử lý những trường hợp NNT có hành vi vi phạm pháp luật về
thuế phát hiện được thông qua kiểm tra;
- Cung cấp các thông tin điều chỉnh về nghĩa vụ thuế của NNT cho bộ phận chức năng
có liên quan;
- Nhận dự toán thu ngân sách thuộc các đối tượng Cục thuế trực tiếp quản lý; trực tiếp
chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự toán thu đối với NNT thuộc phạm vi quản lý
của Cục thuế;
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát
kê khai thuế trên địa bàn; nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác
kiểm tra, giám sát kê khai thuế;
- Đề xuất khen thưởng, tuyên dương và tôn vinh NNT thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế
với ngân sách nhà nước;
- Biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo cán bộ, công chức thuế thuộc lĩnh vực được
giao;
- Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy
của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục thuế giao.
Phòng thanh tra thuế
Giúp Cục trưởng Cục thuế triển khai thực hiện công tác thanh tra NNT trong việc chấp
hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan
đến NNT thuộc phạm vi Cục thuế và Chi cục thuế quản lý.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra NNT hàng năm; Tiếp nhận yêu cầu và hồ
sơ đề nghị thanh tra NNT của phòng kiểm tra thuế và các chi cục thuế chuyển đến;
- Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của NNT thuộc
đối tượng thanh tra;
44
- Tổ chức thực hiện công tác thanh tra thuế theo chương trình kế hoạch thanh tra của
Cục thuế; thanh tra các trường hợp do phòng Kiểm tra thuế, các chi cục đề nghị và
chuyển hồ sơ; hoặc theo yêu cầu của cơ quan thuế cấp trên và cơ quan nhà nước có
thẩm quyền;
- Xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân vi
phạm pháp luật về thuế phát hiện được khi thanh tra thuế; đôn đốc tổ chức cá nhân vi
phạm thực hiện nộp tiền thuế, tiền phạt theo đúng quyết định xử lý;
- Phối hợp với cơ quan chức năng khác trong việc thanh tra, chống buôn lậu, gian lận
thương mại, kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế;
- Lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp
luật về thuế theo quy định;
- Tổ chức hoạt động tiếp dân tại trụ sở cơ quan thuế để nắm bắt, xem xét, giải quyết
những thông tin phản ánh về các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật thuế của NNT;
- Thanh tra xác minh, giải quyết các tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật thuế của
NNT; đề xuất ý kiến đối với các hồ sơ tố cáo về thuế không thuộc thẩm quyền của Cục
thuế chuyển cho cơ quan cấp trên và các cơ quan khác có liên quan giải quyết;
- Thực hiện giám định về thuế theo trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng
ở địa phương hoặc theo phân công của Tổng cục Thuế;
- Cung cấp thông tin, kết luận sau thanh tra cho các bộ phận chức năng có liên quan để
phối hợp quản lý thuế;
- Tổng hợp, báo cáo, đánh giá chất lượng công tác thanh tra thuế, tổng hợp kết quả giải
quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến NNT trong phạm vi toàn Cục thuế; nghiên cứu đề
xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra thuế;
- Biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo cán bộ, công chức thuế thuộc lĩnh vực được
giao;
- Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy
của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định;
45
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục thuế giao.
2.3 Thực trạng công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại
Cục thuế tỉnh Lạng Sơn.
2.3.1 Công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế
Thanh tra, kiểm tra thuế được xây dựng theo kế hoạch hàng năm giúp hạn chế việc
kiểm tra tràn lan, không trọng tâm, tránh tình trạng lãng phí nguồn nhân lực và chi phí.
Công tác xây dựng kế hoạch luôn được lãnh đạo Cục thuế tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ
đạo vì kết quả của việc lập kế hoạch sát với thực tế và yêu cầu nhiệm vụ sẽ có tác động
rất lớn đến hiệu quả khi triển khai công tác thanh tra, kiểm tra đối với cơ sở kinh
doanh.
Hàng năm, Cục thuế tỉnh Lạng Sơn xây dựng kế hoạch thanh tra và kế hoạch kiểm tra
thuế; giao nhiệm vụ cho Phòng thanh tra thuế và Phòng kiểm tra thuế triển khai thực
hiện.
Tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế vẫn chưa hoàn toàn áp
dụng được theo kỹ thuật rủi ro do cả yếu tố khách quan và chủ quan:
Yếu tố chủ quan là do việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế hàng năm chủ yếu vẫn
dựa trên kinh nghiệm và đánh giá chủ quan của cán bộ thanh tra, kiểm tra. Cán bộ
thanh tra, kiểm tra chưa đi sâu phân tích những dữ liệu liên quan đến NNT .
Yếu tố khách quan là do hệ thống cơ sở dữ liệu liên quan đến NNT không được thu
thập một cách đầy đủ, chính xác; sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành còn chưa
thông suốt dẫn tới hạn chế trong việc cung cấp thông tin cho cơ quan thuế. Ngoài ra,
hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp chưa được xây
dựng hoàn chỉnh gây khó khăn cho việc xác định đối tượng thanh tra, kiểm tra.
- Lập kế hoạch kiểm tra: Công tác lập kế hoạch kiểm tra được thực hiện thông qua
đánh giá rủi ro, phân tích thông tin về đối tượng nộp thuế trên tờ khai thuế hàng tháng,
từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế (từ các
phòng nghiệp vụ và các chi cục thuế). Kế hoạch kiểm tra được tập trung vào nhóm
doanh nghiệp lớn, kinh doanh đa ngành nghề trên địa bàn, các lĩnh vực, ngành hàng,
các loại hình tổ chức có dấu hiệu thất thu thuế. Đồng thời, kế hoạch kiểm tra còn căn
46
cứ vào kết quả công tác kiểm tra tại cơ quan thuế để lựa chọn các doanh nghiệp có dấu
hiệu rủi ro cao về thuế đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.
Lập danh sách cơ sở kinh doanh phải kiểm tra hồ sơ khai thuế:
Công tác lựa chọn, lập danh sách cơ sở kinh doanh phải kiểm tra hồ sơ khai thuế đã
được thực hiện theo đúng quy định của quy trình; tiến hành kiểm tra sơ bộ tất cả các
loại hồ sơ khai thuế. Căn cứ vào nguồn lực cán bộ làm công tác kiểm tra và qua công
tác phân tích, đánh giá, lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế để lập danh
sách phải kiểm tra theo hướng dẫn của Tổng cục, đó là:
- Cơ sở kinh doanh có ý thức tuân thủ pháp luật về thuế thấp như: (i) Nộp hồ sơ khai
thuế thường không đầy đủ các tài liệu kèm theo hoặc nộp không đúng hạn các loại hồ
sơ khai thuế; khai thuế hay sai sót không đúng với số thuế thực tế phải nộp, phải điều
chỉnh nhiều lần; cơ quan thuế đã nhiều lần nhắc nhở nhưng chậm khắc phục; (ii) Vi
phạm về hồ sơ khai thuế tháng, quý mà cơ quan thuế phải ra Quyết định kiểm tra tại
trụ sở cơ sở kinh doanh ít nhất 3 lần trong 1 năm; (iii) Không nộp đầy đủ số thuế đã kê
khai và nộp chậm kéo dài, thường xuyên có tình trạng nợ thuế.
- Có các dấu hiệu không bình thường về khai thuế so với tháng trước hoặc năm trước
như: (i) Có số thuế giá trị gia tăng âm liên tục nhưng không xin hoàn hoặc có xin hoàn
nhưng hồ sơ khai thuế không đầy đủ và cơ quan thuế đã có yêu cầu bổ sung hoàn thiện
nhưng không thực hiện được; (ii) Có đột biến về doanh thu hoặc số thuế phải nộp tăng,
giảm trên 20%.
- Lựa chọn cơ sở kinh doanh có doanh thu năm trước hoặc số thuế phải nộp lớn trên
địa bàn.
- Lựa chọn một số cơ sở kinh doanh theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế hoặc
theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên.
Hai phòng kiểm tra của Cục thuế đã thực hiện nghiêm túc việc chuẩn bị để trình Cục
trưởng Cục thuế danh sách NNT phải kiểm tra hồ sơ khai thuế, đảm bảo đúng thời hạn
quy định của Tổng cục Thuế (không chậm quá ngày 20/12). Căn cứ danh sách số
lượng NNT phải kiểm tra hồ sơ khai thuế đã được Thủ trưởng cơ quan thuế duyệt,
47
trưởng phòng kiểm tra thuế giao cụ thể số lượng NNT phải kiểm tra hồ sơ thuế cho
từng cán bộ kiểm tra thuế.
Để thấy rõ hơn tình hình lập kế hoạch kiểm tra hồ sơ khai thuế, ta nghiên cứu bảng số
liệu sau:
Bảng 2.1: Kết quả thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế giai đoạn 2014-2016
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số doanh nghiệp quản lý đang hoạt động 466 480 503
Số lượng doanh nghiệp lập danh sách phải
kiểm tra hồ sơ khai thuế
107 134 150
Tỷ lệ % doanh nghiệp đã kiểm tra hồ sơ
khai thuế so với số doanh nghiệp quản lý
23% 28% 30%
Tỷ lệ % doanh nghiệp phải kiểm tra hồ sơ
khai thuế so với số doanh nghiệp quản lý
100% 100% 100%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra - Cục thuế tỉnh Lạng Sơn giai
đoạn 2014 – 2016
Hình 2.3 Tỷ lệ kiểm tra hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp từ 2014-2016
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra - Cục thuế tỉnh Lạng Sơn giai
đoạn 2014 – 2016
0
100
200
300
400
500
600
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số doanh nghiệp quản lý đang
hoạt động
Số lượng doanh nghiệp lập
danh sách phải kiểm tra hồ sơ
khai thuế
48
Dựa trên số liệu về số tại Bảng 2.1và biểu 2.3 cho thấy lượng doanh nghiệp lập danh
sách phải kiểm tra hồ sơ khai thuế cùng tỷ lệ doanh nghiệp phải kiểm tra hồ sơ khai
thuế so với số doanh nghiệp quản lý chiếm tỷ lệ chưa cao chỉ chiếm từ 23%-30%. Do
đó lập danh sách các doanh nghiệp cần kiểm tra cũng hết sức quan trọng, ngoài các
doanh nghiệp có những biểu hiện hồ sơ cần kiểm tra, cần thiết phải có những lấy ngẫu
nhiên các doanh nghiệp thuộc diện bình thường (sau đó kiểm tra và cuối năm đánh giá
tình hình kiểm tra riêng của nhóm này) để đánh giá chung được tình hình thanh tra
kiểm tra thuế doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch thanh tra thuế
Công tác lập kế hoạch thanh tra thuế tại Cục thuế tỉnh Lạng Sơn, về cơ bản, đã được
thực hiện đúng quy trình do Tổng cục Thuế ban hành.
Hình 2.4: Các bước lập kế hoạch thanh tra thuế
Bước 1. Thu thập, khai thác thông tin dữ liệu về NNT .
Phòng thanh tra thuế và cán bộ thanh tra thuế thu thập, khai thác thông tin về NNT từ
các nguồn thông tin, dữ liệu sau:
- Cơ sở dữ liệu thông tin về NNT của ngành Thuế, gồm có: (i) Hồ sơ khai thuế, hồ sơ
hoàn thuế, hồ sơ quyết toán thuế; Báo cáo tài chính doanh nghiệp; (ii) Thông tin về
tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của NNT ; (iii) Thông tin về việc chấp hành
pháp luật về thuế của NNT .
- Cơ sở dữ liệu thông tin về NNT của các cơ quan thuộc ngành tài chính như: Hải
quan, Kho bạc Nhà nước; Thanh tra tài chính; Cục Quản lý giá...
- Dữ liệu, thông tin của các cơ quan khác có liên quan: Kiểm toán Nhà nước; Thanh tra
Chính phủ; từ các cơ quan quản lý; cơ quan báo chí...
Thu thập
thông tin, dữ
liệu của NNt
Phân tích, lựa
chọn đối
tượng
Trình; duyệt
kế hoạch
Điều chỉnh,
bổ sung kế
hoạch
49
- Thông tin từ đơn tố cáo trốn thuế, gian lận thuế.
Bước 2. Đánh giá, phân tích để lựa chọn đối tượng lập kế hoạch thanh tra với các công
việc cụ thể sau:
- Đánh giá, phân tích lựa chọn đối tượng để lập kế hoạch thanh tra thuế dựa vào các
căn cứ sau: (i) Hệ thống tiêu chí xác định rủi ro về thuế và thang điểm từng tiêu chí
theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế; (ii) Định hướng xây dựng kế hoạch thanh tra hàng
năm của Tổng cục Thuế.
- Căn cứ kết quả đánh giá, phân tích, Trưởng phòng thanh tra thuế tổng hợp danh sách
NNT theo mức độ rủi ro về thuế từ cao xuống thấp và cân đối với nguồn nhân lực của
phòng để xác định số lượng NNT đưa vào kế hoạch thanh tra.
Bước 3. Trình, duyệt kế hoạch thanh tra thuế năm.
Hàng năm, Trưởng phòng thanh tra thuế trình Cục trưởng Cục thuế duyệt kế hoạch
thanh tra năm sau theo đúng thời hạn quy định, không quá thời hạn quy định của Tổng
cục Thuế (ngày 20/12).
Căn cứ kế hoạch được Cục trưởng Cục thuế duyệt Trưởng phòng thanh tra chỉ đạo
nhập xong toàn bộ kế hoạch thanh tra đã được duyệt vào hệ thống cơ sở dữ liệu hỗ trợ
thanh tra. Công việc này đều đã được tổ chức thực hiện đúng yêu cầu của quy trình là
không quá 3 ngày làm việc.
Bước 4. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thanh tra.
Căn cứ kết quả triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, từ ngày 15 tháng 9 đến ngày 20
tháng 9 hàng năm, Trưởng phòng thanh tra đã tổ chức thực hiện nghiêm túc việc đánh
giá tình hình thực hiện kế hoạch thanh tra; xác định rõ những khó khăn, thuận lợi;
trường hợp cần thiết dự kiến điều chỉnh kế hoạch thanh tra. Bảng số liệu 2.2 dưới đây
sẽ cho thấy rõ hơn thực trạng công tác lập kế hoạch thanh tra thuế ở Văn phòng Cục
thuế Lạng Sơn.
50
Bảng 2.2: Kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế giai đoạn 2014 – 2016
Chỉ tiêu
Phòng Kiểm tra Phòng thanh tra Cộng
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Kế hoạch phê duyệt
đầu năm
43 50 63 104 130 143 147 180 206
Điều chỉnh tăng 6 8 2 6 7 10 12 15 12
Điều chỉnh giảm 4 6
3 4 9 7 10 9
Tổng số cuộc thanh
tra phải thực hiện
45 52 65 107 133 144 152 185 209
Tổng số doanh
nghiệp quản lý
466 480 503 2.301 2.324 2.406 2.301 2.324 2.406
Tỷ lệ DN phải thực
hiện/tổng số DN
đang Quản lý (%)
9,7 10,8 12,9 4,7 5,7 6,0 6,6 8,0 8,7
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra - Cục thuế tỉnh Lạng Sơn giai
đoạn từ 2014 – 2016)
Từ bảng 2.2 cho thấy tỷ lệ DN phải thực hiện so với tổng số doanh nghiệp đang quản
lý với tỷ lệ rất nhỏ chỉ chiếm trung bình khoảng 4,7% đến 12,9%/tổng số doanh nghiệp
quản lý. do đó yêu cầu cần thiết phải kiểm tra thông tin các doanh nghiệp cần thanh tra
thuế cũng như phân tích tình hình doanh nghiệp và các số liệu có liên quan để lập kế
hoạch thanh tra sát ít phải điều chỉnh trong năm, tránh sáo trộn công việc theo kế
hoạch của chi cục thuế tỉnh.
2.3.2 Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế
- Căn cứ vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã được phê duyệt. Công tác tổ chức thực
hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của NNT tại Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn được
thực hiện theo các bước như sau:
51
Hình 2.5 Các bước tổ chức thực hiện kế hoạch
Lập kế hoạch
thanh tra
Tổ chức
thanh tra
Xử lý kết quả
sau thanh tra
Tổng hợp báo
cáo
52
Hình 2.6 Các bước tổ chức thực hiện kế hoạch
- Hồ sơ khai thuế phải kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế bao gồm tất cả hồ sơ khai thuế
của tổ chức gửi đến cơ quan thuế trừ: hồ sơ khai thuế của tổ chức kê khai thuế theo
phương pháp trực tiếp; hồ sơ khai thuế nộp tiền thuế sử dụng đất khi được giao đất;
thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tiền thuê đất; thuế
môn bài; lệ phí trước bạ; phí và các loại lệ phí khác.
- Đối với các trường hợp đóng mã số thuế nhà thầu, mã số thuế chi nhánh nếu chưa
phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh thì có thể thực hiện kiểm tra tại trụ sở cơ quan
thuế ghi nhận biên bản và tiến hành các thủ tục đóng mã số thuế theo quy định.
Tổ chức thanh
tra, kiểm tra
Chuẩn bị hồ sơ
Công bố quyết
định thanh tra,
kiểm tra
Phân công
nhiệm vụ và lập
nhật ký
Thực hiện
thanh tra, kiểm
tra theo nội
dung quyết định
Thay đổi nội
dung, bổ sung
nội dung(nếu có)
Lập biên bản
cuộc thanh tra,
kiểm tra
Công bố, công
khai biên bản
Xử lý kết quả
sau thanh tra
Báo cáo kết quả
thanh tra
Kết luận, quyết
định xử lý (nếu
có)
Lưu hành kết
luận, Quyết định
xử lý
Giao kết luận,
quyết định xử lý
Nhập cơ sở dữ
liệu vào hệ
thống
Tổng hợp báo
cáo
Tổng hợp kết
quả
Trình Lãnh đạo
Cục và Cơ quan
cấp trên
53
- Đối với các loại hồ sơ khai thuế gửi đến cơ quan thuế đã có phần mềm tin học hỗ trợ
kiểm tra thì áp dụng các phần mềm ứng dụng tin học của ngành thuế để kiểm tra tính
đầy đủ, chính xác của các thông tin và kịp thời phát hiện rủi ro trong các hồ sơ khai
thuế.
Công tác kiểm tra tại cơ quan thuế được thực hiện bằng các phương pháp sau:
+ Kiểm tra bằng phương pháp thủ công.
+ Kiểm tra bằng phần mềm ứng dụng.
Thông qua công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế, Cục thuế đã yêu cầu các
doanh nghiệp kê khai chưa đúng, chưa đủ khai điều chỉnh, bổ sung theo đúng với quy
định của các Luật thuế, góp phần tăng thu, chống thất thu cho NSNN. Tình hình này
thể hiện qua các bảng số liệu 2.3 và hình 2.7 dưới đây.
Bảng 2.3: Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế giai đoạn 2014 – 2016
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Năm
Tổng số
hồ sơ
phải
kiểm tra
Kết quả xử lý
Khai bổ sung Ấn định thuế
Đề nghị kiểm tra t
ại trụ sở NNT
Số hồ
sơ
Số thuế
khai bổ
sung
Số hồ
sơ
Số thuế ấn
định
Số hồ
sơ
Số
doanh
nghiệp
1 Năm 2014 104 63 1.107 - - 18 18
2 Năm 2015 134 83 903 - - 16 16
3 Năm 2016 130 117 2.211 - - 13 13
368 263 4.221
47 47
(Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ Phòng Kiểm tra - Cục thuế tỉnh Lạng Sơn)
54
Hình 2.7: Tỷ lệ kê khai điều chỉnh sau kiểm tra hồ sơ khai thuế giai đoạn 2014 – 2016
(Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ Phòng Kiểm tra - Cục thuế tỉnh Lạng Sơn)
2.3.3 Công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT
Căn cứ vào quyết định thanh tra, kiểm tra thuế, đoàn kiểm tra phải thực hiện quá trình
tập hợp và phân tích rủi ro các thông tin chuyên sâu tại cơ quan thuế, nhằm kiểm tra
tính xác thực đối với các hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính, các nghi vấn cần doanh
nghiệp cung cấp thêm thông tin hoặc những nội dung nghi ngờ cần tiếp xúc với doanh
nghiệp để làm rõ (thông tin chung về doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ
chức hạch toán, liên doanh liên kết, đối tác kinh doanh, hợp đồng mua bán hàng, tăng
giảm tài sản, biên bản xác nhận công nợ nội bộ, công nợ người bán, người mua...).
Việc kiểm tra, đối chiếu số liệu tổng hợp tại trụ sở của NNT được thực hiện tuỳ theo
phạm vi, quy mô, nội dung cuộc thanh tra, kiểm tra.
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Hồ sơ phải kiểm tra
Hồ sơ phải khai bổ sung
55
Hình 2.8: Các bước kiểm tra đối chiếu số liệu
(Nguồn: Sổ tay nghiệpnghiệp vụ Thanh tra, Kiểm tra - Cục thuế tỉnh Lạng Sơn)
Ngoài ra, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể cần kiểm tra xem xét các tài liệu, hồ sơ liên
quan khác: số thuế đầu kỳ trước chuyển sang, xác nhận của cơ quan thuế, cơ quan kho
bạc nhà nước về số nộp ngân sách trong kỳ, các tài liệu liên quan đến hoàn thu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_hoan_thien_cong_tac_thanh_tra_kiem_tra_thue_doi_voi_c.pdf