LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 3
I.Những vấn đề chung về tiền lương 3
1.Khái niệm 3
2. Bản chất của tiền lương 5
3. Những nguyên tắc trả lương 6
II. Quản lý quỹ tiền lương 8
1. Khái niệm và nguồn hình thành quỹ tiền lương 8
2. Các phương pháp xây dựng quỹ tiền lương 9
3. Sử dụng quỹ tiền lương 9
4. Phân tích quản lý quỹ tiền lương 10
III. Trả công cho người lao động 11
1.Hình thức trả lương theo thời gian 11
2.Hình thức trả lương theo sản phẩm 13
2.1. Ý nghĩa và điều kiện của trả lương theo sản phẩm 13
2.2. Các chế độ tiền lương theo sản phẩm tập thể 14
2.2.1.Chế độ tiền lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân 14
2.2.2. Chế độ tiền lương theo sản phẩm tập thể 15
3.Chế độ tiền lương khoán 17
4. Chế độ tiền lương sản phẩm gián tiếp 18
5. Chế độ tiền lương sản phẩm luỹ tiến 19
PHẦN II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY KHAI THÁC CÔNG TRÌNHTHUỶ LỢI SÔNG NHUỆ 21
I.Những đặc điểm của Công ty ảnh hưởng tới công tác tiền lương 21
1.Sự hình thành và phát triển của Công ty 21
2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức 25
3. Đặc điểm công nghệ chế tạo sản phẩm, cơ sở vật chất kỹ thuật 27
4. Đặc điểm về lao động 30
II.Phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức và quản lý quỹ tiền lương 32
1. Phương pháp lập quỹ tiền lương của công ty hiên nay 33
2. Phân tích tiết kiệm (vượt chi) quỹ tiền lương 2005-2006 của Công ty 49
III. Phân tích và đánh giá trả công lao động 51
1.Hình thức trả lương của Công ty hiện nay 53
2. Một số quy định trả lương khác 57
IV. Phân tích hiệu quả về trả công lao động 59
1.Trả công lao động và mức sống 59
2. Đánh giá về hiệu quả trả lương khác 62
2.1. Tác động tới việc sử dụng thời gian lao động 62
2.2. Tâm tư nguyện vọng của người lao động 63
PHẦN III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TRONG CÔNG TY KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI SÔNG NHUỆ 64
I.Phương hướng phát triển trong thời gian tới 64
1.Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới 64
2.Công tác lao động tiền lương của Công ty 64
II.Một số biện pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác tiền lương tại Công ty.65
1.Quy định chung. 65
2.Quy định về nguồn hình thành và sử dụng quỹ tiền lương. 66
3.Quy định về trả lương cho CBCNV trong Công ty. 67
3.1. Trả lương theo hệ số cấp bậc 67
3.2. Trả lương theo chế độ lương khoán 68
3.2.1.Mục đích trả lương theo chế độ lương khoán 68
3.2.2. Điều kiện khoán. 69
3.2.3. Nguyên tắc khoán. 69
3.2.4. Mức khoán. 70
3.2.5. Cách tính lương khoán. 71
3.2.6. Ưu nhược điểm của tiền lương khoán. 73
4.Hoàn thiện một số chế độ trả lương khác 73
5.Các giải pháp hỗ trợ khác 75
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
89 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2328 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác tiền lương tại Công ty Khai thác Công trình Thuỷ lợi Sông Nhuệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Công ty Nhà nước được thực hiện từ ngày 1/10/2004 gồm:
- Quỹ tiền lương chức vụ áp dụng với Tổng giám đốc và các thành viên Hội đồng quản trị hưởng lương từ quỹ tiền lương riêng.
- Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương.
Đối với Công ty khai thác công trình thuỷ lợi sông Nhuệ, thì quỹ tiền lương được hình thành từ các nguồn sau:
+ Quỹ tiền lương để tính đơn giá.
+ Quỹ tiền lương phụ cấp.
+ Quỹ tiền lương bổ sung.
+ Quỹ tiền lương làm thêm giờ
+ Quỹ thưởng.
1. Phương pháp lập quỹ tiền lương của công ty hiên nay
căn cứ vào chế độ trả lương quy định tại thông tư 12/2003/TT-BLĐ-TBXH ngày 20/05/2003 của Bộ lao động thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với lao động làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước và văn bản số 4320/LĐTBXH-TL ngày 29/12/1998 hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương trong doanh nghiệp Nhà nước.
Căn cứ vào Nghị định 206/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các Công ty Nhà nước.
Thông tư số 04/2005/TT- BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm trong các công ty nhà nước theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.
Thông tư số 07/2005/TT-LĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định số 206/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương, và thu nhập trong các công ty nà nước.
Căn cứ quyết định số 399-QĐ/UB ngày 31 tháng 03 năm 2004 của UBND tỉnh Hà Tây về giao kế hoạch sản xuất- tài chính năm 2004 cho Công ty khai thác công trình thuỷ lợi sông Nhuệ.
Căn cứ đặc điểm, chức năng nhiệm vụ của Công ty khai thác công trình thuỷ lợi sông Nhuệ , tính chất về đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức lao động làm việc trong Công ty.
Quỹ tiền lương để tính đơn giá (Vđơngiá).
Quỹ tiền lương để tính đơn giá thường chiếm 75%- 80% tổng quỹ tiền lương của Công ty. Đây cũng chính là quỹ tiền lương dùng để trả trực tiếp cho người lao động. Cách tính quỹ tiền lương này của Công ty được cụ thể như sau:
Cách tính:
Vđơn giá = [Lđb × TLmin DN ×( Hcb + Hpc) ] × 12tháng + Vlđ
Trong đó:
+ Lđb : Lao động định biên.
+ TLmin DN: Mức lương tối thiểu doanh nghiệp được lựa chọn trong khung quy định.
+ Hcb : số lương cấp bậc công việc bình quân.
+ Hpc : Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn giá.
+ Vlđ : Tiền lương làm đêm.
Căn cứ vào tình hình hoạt động của Công ty năm 2006 có:
Lao động định biên: Lđb = 185 người.
Công ty khai thác công trình thuỷ lợi sông Nhuệ là doanh nghiệp Nhà nước, phương pháp định mức lao động theo định biên và tính theo công thức sau:
Ldb= Lql+ Ltrực tiếp + Lgián tiếp
Trong đó:
Ldb: Lao động định biên của Công ty.
Lql: Lao động quản lý định biên.
Ltrự c tiếp: Lao động trực tiếp định biên.
Lgián tiếp: Lao động gián tiếp định biên.
+ Lao động quản lý, lao động trực tiếp và lao động gián tiếp được tính theo số lao động hợp lý của từng bộ phận (tổ, đội, trạm) căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, khối lượng công việc cân đối với các điều kiện về tổ chức sản xuất và tổ chức lao động.
Mức lương tối thiểu doanh nghiệp được lựa chọn: (TLmin DN)
+ Khi mức tiền lương tối thiểu Nhà nước quy định đến tháng 10/2006 là 350.000 đồng thì:
TLmin DN1 = 350.000 × (1+ 0,1)= 385.000 đồng
+ Khi tiền lương tối thiểu Nhà nước quy định từ tháng 10/2006 cho tới nay là 450.000 đồng thì:
TLmin DN2= 450.000 × (1+0,1)= 495.000 đồng
Trong đó hệ số điều chỉnh tăng thêm mức tiền lương tối thiểu mà Công ty lựa chọn là Kđc = 0,1.
Việc xác định hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu chung tối đa không quá 2 lần, Công ty lựa chọn hệ số cụ thể, nhưng phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện. Thứ nhất, nộp Ngân sách Nhà nước theo quy định của các luật thuế và văn bản hướng dẫn thực hiện. Đồng thời, mức tăng theo tỷ lệ % tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng theo tỷ lệ % năng suất lao động bình quân. Không những vậy, Công ty phải có lợi nhuận nhưng đối với Công ty khai thác công trình thuỷ lợi sông Nhuệ thì Ngân sách Nhà nước đã cấp bù vì đây là doanh nghiệp hoạt động công ích.
Như vậy, tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp áp dụng năm 2006 bằng:
TLmin DN=
TLmin DN1× 9tháng+ TLmin DN2× 3 tháng
12
=
385.000× 9 + 495.000× 3
= 412.500 đồng
12
Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân của doanh nghiệp năm 2006 (được giải trình như bảng 6) là:
Hcb = 3,38171.
Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân để xây dựng đơn giá tiền lương được xác định trên cơ sở cấp bậc công việc bình quân của Công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất và hệ số lương của lao động gián tiếp . Trong đó, cấp bậc công việc được xác định căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, trình độ kỹ thuật, công nghệ và yêu cầu chất lượng sản phẩm.
Bảng 7: Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân của
lao động định biên 2006.
STT
Danh mục
Tổng số người
Hệ số lương bình quân
1
Lao động quản lý doanh nghiệp
4
5,56750
2
Lao động gián tiếp
24
3,44416
3
Lao động trực tiếp sản xuất
157
3,31647
4
Cộng
185
3,38171
( Nguồn Phòng Tổ chức hành chính)
Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn giá tiền lương của doanh nghiệp năm 2006 (giải trình như bảng 7) là:
Hpc= 0,052664
Việc xác định hệ số phụ cấp bình quân tính trong đơn giá tiền lương căn cứ vào đối tượng và mức phụ cấp được hưởng của từng loại phụ cấp do Nhà nước quy định.
Bảng 8: Hệ số các khoản phụ cấp bình quân được tính trong đơn giá
tiền lương 2006
STT
Loại phụ cấp
Số tiền (đồng)
1
Phụ cấp lãnh đạo
29.400.000
2
Phụ cấp trách nhiệm
11.666.000
3
Phụ cấp chấn động và độc hại
7.161.000
4
Cộng
48.227.000
( Nguồn Phòng Tổ chức hành chính)
(Ta có: Hpc= 48 227 000:12 tháng: 412 500: 185 người= 0,052664)
Tiền lương làm đêm của người lao động trong công ty (giải trình trong bảng 9) là:
Vlđ = 20.238.000 đồng.
Theo Thông tư số 07/2005/TT-LĐTBXH hướng dẫn thực hiện nghị định 206/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong Công ty Nhà nước thì Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Sông Nhuệ xác định tiền lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm, được xác định bằng 30% tiền lương khi làm việc vào ban ngày của số lao động khi làm việc vào ban đêm đã xác định trong kế hoạch..
Bảng 9: Tiền lương làm đêm của cán bô, công nhân viên năm 2006
(Phòng chống bão lụt)
TT
Thường trực chống lũ sông Hồng
Thường trực chống lũ sông Nhuệ
Tổng cộng tiền làm ca đêm
Tên đơn vị
số người
số ca trực đêm (tháng 8,9)
Tiền lương bình quân ngày
Tiền phụ cấp làm ca đêm
số người
số ca trực đêm (tháng 7,8,9)
tiền lương bình quân ngày
Tiền phụ cấp làm ca đêm
1
2
3
4
5
6=3×4×5×30%
7
8
9
10=7×8×9×30%
11=6+10
1
BCH,CLB Công ty
2
10
85.400
513.000
2
15
85.400
769.000
1.282.000
2
Tổ tưới tiêu
2
10
63.400
380.000
2
15
63.400
571.000
951.000
3
Lái xe
1
10
67.000
201.000
1
15
67.000
302.000
503.000
4
Cống Liên Mạc
5
10
61.000
915.000
1
15
61.000
275.000
1.190.000
5
Cống Liên Mạc II
2
10
61.000
366.000
1
15
61.000
275.000
641.000
6
Cống Hà Đông
2
10
57.200
343.000
3
15
57.200
772.000
1.115.000
7
cống La Khê
2
10
57.200
343.000
2
15
57.200
515.000
858.000
8
Trạm bơm Vân Đình
3
10
61.600
555.000
3
15
61.600
832.000
1.387.000
9
Cống Vân Đình
2
10
61.600
370.000
2
15
61.600
554.000
924.000
10
Cống Hoà Mỹ
1
10
51.000
153.000
3
15
51.000
689.000
824.000
11
Cống Đồng Quan
1
10
51.000
153.000
4
15
51.000
918.000
1.071.000
12
Cống Nhật Tựu
1
10
55.400
166.000
3
15
55.400
748.000
914.000
13
Cống Lương Cổ
2
10
55.400
332.000
2
15
55.400
499.000
831.000
14
Cống Điệp Sơn
1
10
55.400
166.000
3
15
55.400
748.000
914.000
15
Đội sửa chữa
1
10
52.000
156.000
1
15
52.000
234.000
390.000
Cộng
28
5.112.000
33
8.701.000
13.813.000
Nguồn từ phòng Tổ chức- Hành chính của Công ty
Thêm vào đó, tiền lương công nhân trạm Vân Đình vận hành tiêu úng ca đêm mùa mưa, bão, úng, lũ, lụt năm 2006 l1à:
9×36×66.100×30% = 6.425.000 đồng.
Vậy, tổng số tiền phụ cấp làm đêm của Công nhân năm 2006 bằng:
Vlđ= 13.813.000+6.425.000= 20.238.000 đồng.
Vậy quỹ tiền lương để tính đơn giá bằng:
Vđơngiá=[185×385 000×(3,38171+0,056126) ]× 9 tháng+[185×495 000×
(3,38171+0,056126) ]×3 tháng+ 20 238 000
= [185×412 500×(3,38171+0,052664)×12tháng+ 20 238 000
= 3.165.265.991 đồng
• Đơn giá tiền lương năm 2006.
Định mức lao động cho một đơn vị sản phẩm (tính bằng số giờ- người).
Tsp =
tổng thời gian làm việc của lao động định biên
Diện tích tưới(ha) bình quân 2 vụ xuân,mùa năm 2006
Trong đó:
+Tsp: mức lao động cho một đơn vị sản phẩm.
+ Tổng thời gian làm việc của lao động định biên (thực hiện tuần làm việc 5 ngày) là:
185 người× 12 tháng× 22 công× 8 giờ= 390.720 giờ
+Diện tích tưới bằng:
Csx=
Vụ xuân 56.506ha+ vụ mùa 503.346
= 53.426 ha
2
Suy ra:
Tsp =
390.720
= 7,31329 (giờ/ ha)
53.426
Tiền lương 1giờ trên cơ sở lương cấp bậc công việc bình quân, phân cấp lương bình quân được tính trong đơn giá và mức lương tối thiểu của doanh nghiệp được lựa chọn.
Vgiờ =
Vđơn giá
=
3.165.265.991
= 8 101,1107 đồng/ha
390.720
390.720
- Đơn giá tiền lương 2006:
ĐG = Tsp × Vgiờ = 7,31329 × 8 101,1107 = 59 245,77187 đồng/ ha
Quỹ tiền lương bổ sung:
Tiền lương bổ sung là tiền lương cho những ngày nghỉ được hưởng lương theo quy định của Bộ luật lao động gồm: nghỉ phép năm, nghỉ phép riêng, nghỉ lễ, tết, nghỉ theo chế độ lao động nữ.
Đối với Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi sông Nhuệ thì quỹ tiền lương bổ sung của Công ty dùng chi trả cho những ngày nghỉ của cán bộ, công nhân viên trong Công ty theo quy định của Nhà nước nhưng vẫn được hưởng lương. Quỹ này được tách là một bộ phận của quỹ tiền lương để thuận tiện cho việc tính toán và phân phối cho người lao động và được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 10: Tiền lương bổ sung theo chế độ 2006.
TT
Ngày nghỉ theo chế độ
Thời gian hưởng (ngày)
Số người được hưởng
Tiền lương bình quân (đồng)
Thành tiền (đồng)
1
Ngày nghỉ lễ
8
185
59.200
87.616.000
2
Nghỉ phép năm
12
55
59.200
39.072.000
3
Nghỉ theo chế độ lao động nữ
0
0
59.200
4
Nghỉ việc riêng có lương
3
19
59.200
3.374.000
5
Cộng
130.062.000
Theo quy định của Nhà nước và căn cứ vào tính chất đặc điểm công việc, Công ty thực hiện số ngày nghỉ theo chế độ như sau:
Nghỉ lễ: 8 ngày
Trong đó: Tết dương lịch: 1 ngày.
Tết âm lịch : 4 ngày
Chiến thắng 30/4: 1 ngày
Quốc tế lao động 1/5: 1 ngày
Quốc khánh 2/9 : 1 ngày
Nghỉ phép năm: Tính bình quân 12 ngày/ người/ năm.
Nghỉ việc riêng có lương:
Lấy 10% tổng số lao động định biên:
19 người× 3 công = 57 công
c. Quỹ tiền lương làm thêm giờ:
Do Công ty khai thác công trình thuỷ lợi sông Nhuệ là doanh nghiệp công ích hoạt động trong lĩnh vực thuỷ lợi nên người lao động trong Công ty thường xuyên phải làm thêm giờ, đặc biệt là trong những ngày có mưa lũ, úng, lụt. Những ngày bão, lũ, lụt, úng cán bộ, công nhân viên phải làm thêm 16 giờ tiếp theo ngoài giờ tiêu chuẩn (8 giờ).
Người hưởng lương thời gian làm thêm giờ được tính thời gian làm thêm giờ bằng cách lấy mức lương giờ ngày thường cơ bản nhân với 150% hoặc 200% hoặc 300% tuỳ theo làm thêm giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hàng tuần hay ngày lễ, rồi nhân tiếp với số giờ làm thêm giờ.
Bảng 11: Tiền lương làm thêm giờ năm 2006
TT
Đơn vị làm thêm giờ
Tổng Số giờ làm thêm trong một ngày
1
Tổng Số ngày thực tế làm thêm
2
Tổng số giờ làm thêm trong mùa chống bão lũ
3 =1×2
Tiền lương giờ 4
Tổng Tiền làm thêm giờ
5=4×3
1
BCH chống bão lụt+ lái Xe+ BQLN&CT
64
38
2.432
8.910
32.504.000
2
Trạm quản lý công trình Liên Mạc
64
38
2.432
7.590
27.688.000
3
Trạm quản lý cống Hà Đông
64
38
2.432
7.150
26.083.000
4
Trạm quản lý cống Đồng Quan
48
38
1.824
6.380
17.455.000
5
Trạm bơm Vân Đình
64
38
2.432
7.700
28.090.000
6
Trạm QL cống Nhật tựu +Điệp Sơn+ cống Lương Cổ
80
38
3.040
6.930
31.601.000
7
Đội sửa chữa điện
16
38
608
5.490
5.918.000
8
CỘNG
400
15.200
169.338.000
( Nguồn Phòng Tổ chức hành chính)
d.Quỹ tiền lương phụ cấp
Hàng năm quỹ tiền lương phụ cấp chi trả cho CBCNV trong Công ty để họ bù đắp lại thiệt hại sức lao động do tính chất công việc gây ra. Hiện nay, Công ty áp dụng ba loại phụ cấp, đó là: Phụ cấp lãnh đạo, phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp độc hại. Với việc hình thành quỹ tiền lương phụ cấp thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Công ty đối với đời sống cán bộ, công nhân viên. Đồng thời cũng có tác động khuyến khích người lao động tích cực sản xuất kinh doanh.
Việc chi trả các khoản phụ cấp cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm.
Song, quỹ tiền lương phụ cấp của Công ty còn thấp, bù đắp được một phần thiệt hại sức lao động, chẳng hạn phụ cấp lãnh đạo đối với các Trưởng: phòng, trạm, đội là 140.000 đồng/người/tháng.
Bảng 12: Tiền lương các khoản phụ cấp năm 2006.
TT
Chức danh
Số người
Mức phụ cấp
Tiền phụ cấp 1 tháng (đồng)
Số tháng
Tổng số tiền (đồng)
Phụ cấp lãnh đạo
1
Trưởng: Phòng trạm, đội
10
0,4
140.000
12
16.800.000
2
Phó: phòng, trạm, đội
10
0,3
105.000
12
12.600.000
Phụ cấp trách nhiệm
3
Cán bộ kiêm nhiệm công tác Đảng, Công đoàn, Thanh niên
3
0,07
125.730
12
4.526.000
4
Tổ trưởng quản lý: Công trình đê sông Nhuệ, thủ quỹ.
17
0,1
35.000
12
7.140.000
Phụ cấp độc hại
5
Công nhân vận hành máy bơm điện 8.000m3/giờ Trạm bơm Vân Đình
23
0,1
38.500
12
5.313.000
6
Phụ cấp độc hại, CN vệ sinh hàng ngày.
1
0,4
154.000
12
1.848.000
Tổng
54
48.227.000
( Nguồn Phòng Tổ chức hành chính)
e.Quỹ thưởng
Căn cứ vào chính sách chế độ của Nhà nước và quy định của Bộ tài chính, Quỹ thưởng được xác định bằng 2 lần tiền lương tháng của toàn bộ cán bộ, công nhân viên trong công ty căn cứ vào quỹ tiền lương chung kế hoạch của năm.
Việc hình thành quỹ thưởng trong quỹ tiền lương chung của Công ty với mục đích tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo, vươn lên hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Những đối tượng được xét thi đua khen thưởng là tất cả cán bộ, công nhân viên của Công ty đạt tiêu chuẩn thi đua trong năm kế hoạch; tất cả cán bộ, công nhân viên có thời gian công tác trong năm từ 6 tháng trở lên sau đó nghỉ hưu thuộc diện bình xét như cán bộ, công nhân viên. Những đối tượng còn lại được coi là không hoàn thành nhiệm vụ bao gồm: Bị kỷ luật từ khiển trách trở lên (Đảng, chính quyền, Đoàn thể); Cán bộ, công nhân viên được cử đi học tại chức lưu ban, hoặc cuối khoá học thi không đỗ tốt nghiệp; Cán bộ, công nhân viên được cử ôn thi tại chức từ 30 ngày trở lên tại các trường không đạt kết quả kỳ thi tuyển sinh.. Còn lại những cán bộ, công nhân viên của các đơn vị trực thuộc Công ty, hoặc nghỉ theo chế độ 21 ngày công cộng dồn trong năm (ốm đau, sinh sản, tai nạn, dưỡng sức, việc riêng), hoặc những người nghỉ tự túc không lương từ 21 ngày công trở lên trong năm là những đối tượng không nằm trong diện bình xét khen thưởng.
Công ty thực hiện việc thi đua khen thưởng theo nguyên tắc tự nguyện, tự giác, công khai, đoàn kết, hợp tác. Đồng thời, chú trọng khen thưởng đối với cá nhân, đơn vị cơ sở trong Công ty hoạt động trên các lĩnh vực công tác mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất, phục vụ sản xuất của Công ty và kết hợp khen tinh thần với thưởng vật chất.
Những danh hiệu thi đua Công ty đang áp dụng đối với cá nhân (gồm lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua cơ sở, chiến sĩ thi đua các cấp, chiến sĩ thi đua Toàn quốc) và tập thể (tập thể lao động tiên tiến, xuất sắc). Để giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng là hội đồng thi đua Công ty gồm các thành phần: Giám đốc, phó Giám đốc Công ty, Chủ tịch công đoàn Công ty, Trưởng phòng tổ chức hành chính, giúp việc hội đồng thi đua Công ty (cán bộ tổng hợp thi đua khen thưởng). Việc xét duyệt và thi hành thi đua khen thưởng, mỗi năm tổng kết một lần, các đơn vị họp xét bình chọn gửi thủ tục về phòng Tổ chức- Hành chính.
Mức khen thưởng căn cứ vào thành tích mà người lao động đạt được và được quy định trong quy chế trả lương hàng năm của Công ty nhưng không vượt quá mức lương trung bình tháng của người lao động trong hai tháng.
Trong năm 2006, Công ty có nhiều thành tích xuất sắc của cá nhân (9người) và tập thể xuất sắc (Trạm QLCT Liên Mạc và Trạm QLCT Vân Đình) kèm theo là mức tiền thưởng cho từng thành tích đạt được.
Năm 2006, Quỹ tiền thưởng của Công ty là:
Vthưởng= 52.140.000 triệu đồng.
Vậy tổng quỹ tiền lương chung năm 2006 bằng:
Vchung= Vdơngiá+ Vbôsung+ Vtglt+ Vpc+ Vthưởng
= 3 165 265 991+ 130 062 000+ 169 338 000+ 48 227 000+ 52.140.000
= 3.565.032.991 đồng
Những quy định về sử dụng quỹ tiền lương.
Quỹ tiền lương của Công ty sau khi xác định xong theo quy định thì được sử dụng hết vào việc phân phối trực tiếp cho người lao động, cuối năm trích ra một tỷ lệ rất nhỏ để thưởng (mua quà tết) hoặc trả phúc lợi cho người lao động. Cụ thể như sau: Hàng tháng chi trả trực tiếp cho cán bộ công nhân viên theo cách trả quy định. Đến một thời điểm nhất định (đầu tháng 10 trong năm sản xuất ) phòng Tổ chức- Hành chính phối hợp, thống nhất với phòng Tài vụ và Công đoàn cơ quan trình Giám đốc xét duyệt để xác định các chỉ tiêu:
- Số thực chi quỹ lương.
- Số ước chi quỹ lương đến hết năm.
- Ước tính số tiền lương còn lại.
Sau khi được Giám đốc xét duyệt, quỹ tiền lương còn lại được sử dụng vào việc chi bổ sung lương tháng và chi thưởng- quà lễ, tết cho cán bộ công nhân viên.
- cho bổ sung lương háng: Công ty quy định phải theo cách chi trả tiền lương trực tiếp cho người lao động.
- Chi thưởng- quà lễ, tết: Theo quy định của Công ty mức thưởng căn cứ vào các chỉ tiêu sau:
+ Thành tích đạt được trong lao động sản xuất: danh hiệu thi đua cá nhân và tập thể.
+ Thời gian công tác và thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
+ số người được hưởng.
+ Thực còn của nguồn thưởng.
Sau khi chi bổ sung và chi thưởng- quà lễ, tết nếu quỹ tiền lương vẫn chưa hết thì phần còn lại sẽ tiếp tục chi bổ sung lương tháng cho cán bộ, công nhân, viên chức theo Quy định của Công ty.
Qua việc nghiên cứu thực trạng về việc hình thành và sử dụng quỹ lương của Công ty có thể nhận thấy rằng những quy định về nguồn hình thành quỹ tiền lương là rất hợp lý, bởi:
Thứ nhất, trong quỹ tiền lương có bộ phận hình thành gắn với kết quả hoạt động của Công ty (Quỹ tiền lương theo đơn giá được giao). Mặc dù, Công ty không phải là đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh nhưng việc điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân đã gián tiếp ảnh hưởng tới sản lượng nông nghiệp. Đồng thời trong kết quả làm việc, giá trị hoạt động chỉ được đo chính xác khi được áp dụng vào thực tế và đem lại kết quả.
Thứ hai, quỹ tiền của Công ty có một bộ phận hình thành là quỹ tiền lương làm thêm giờ và quỹ tiền lương bổ sung, thể hiện sự quan tâm của Công ty đối với cán bộ, công nhân, viên chức trong những ngày có biến cố của thời tiết. Quỹ lương này đã góp một phần tích cực vào việc khuyến khích người lao động tích cực hoạt động sản xuất kinh doanh để đảm bảo việc điều tiết tưới tiêu.
Tuy nhiên,những quy định này nhất là những quy định về việc sử dụng quỹ tiền lương hiện nay tại Công ty hiện nay còn nhiều bất cập, có chăng chỉ là hợp lý vì đạt mục tiêu trả trực tiếp, phân phối hết quỹ tiền lương hiện có cho cán bộ, công nhân,viên chức. Bởi:
Thứ nhất, Về quỹ tiền thưởng, toàn bộ quỹ lương của Công ty dùng để phân phối trức tiếp cho cán bộ công nhân viên trong Công ty (100%), trừ khi thấy cần khen thưởng thì trích một phần quỹ tiền lương để chi trả cho việc khen thưởng.
Tiền thưởng là một loại kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực đối với người lao động trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn. Nếu như trong cách trả lương chưa phân biệt được sự đóng góp của mỗi người thì tiền thưởng (thưởng hoàn thành tốt nhiệm vụ) sẽ làm nhiệm vụ phân biệt này. Vì vậy, việc trích quỹ tiền lương theo một tỷ lệ thích hợp dành cho quỹ tiền thưởng là hết sức cần thiết đối với mọi cơ quan doanh nghiệp, tổ chức.
Tại công ty vấn đề cần xem xét ở đây là dành bao nhiêu phần trăm quỹ tiền lương cho quỹ thưởng là hợp lý? Áp dụng các hình thức thưởng như thế nào là phù hợp với đặc điểm tình hình của Công ty. Thực tế vấn đề này trong những năm qua của Công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 13: Cơ cấu quỹ khen thưởng trong tổng quỹ lương năm 2002-2006.
Năm
Quỹ tiền lương(đồng)
Quỹ tiền lương
trích thưởng(đồng)
% quỹ tiền thưởng trong quỹ lương
2002
1.527.711.000
23.600.000
1,54
2003
2.113.153.000
23.600.000
1,12
2004
2.164.913.000
36.000.000
1,67
2005
3.062.069.000
37.500.000
1,12
2006
3.827.583.000
52.140.000
1,36
(Nguồn từ phòng Tổ chức- Hành chính của Công ty)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, Công ty đã trích một phần nhỏ trong tổng quỹ tiền lương vào quỹ khen thưởng sau khi đã phân phối trực tiếp cho cán bộ công nhân viên (trên 76 % tổng quỹ lương dùng phân phối trực tiếp cho người lao động). Tuy quỹ tiền thưởng ít cũng góp phần tích cực vào việc khuyến khích người lao động sản xuất song mức độ chưa cao. Do đó, Công ty nên tăng quỹ tiền thưởng. Sau khi phân phối nếu chưa hết thì chuyển lại để phân phối trực tiếp cho cán bộ, công nhân viên.
Thứ hai, Công ty chưa giành một tỷ lệ trong quỹ tiền lương cho dự phòng năm sau. Khi Ngân sánh Nhà nước chưa đáp ứng đủ tiền lương cho Công ty, công ty vẫn phải chi một khoản tiền lương cho người lao động. Khi đó, Công ty vẫn đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên. Nếu quỹ tiền thưởng này vẫn được bảo toàn sang năm tiếp theo thì sẽ bổ sung vào quỹ tiền lương khoán trong năm đó của Công ty.
Thứ ba, Về quỹ tiền lương phụ cấp thì phụ cấp độc hại chiếm tỷ lệ thấp: chiếm 14,85% trong tổng quỹ tiền lương phụ cấp. Qua bảng số liệu 12 ta thấy, chỉ có 24 người được hưởng phụ cấp độc hại trong tổng số 54 người được hưởng phụ cấp và trong 157 lao động trực tiếp của Công ty. Đây là điều chưa hợp lý. Những người lao động làm việc trong các Trạm phải thường xuyên tiếp xúc với máy móc chứ không chỉ có những người công nhân trực tiếp vận hành máy. Đồng thời, làm cho người lao động có tâm lý chán nản khi nhận thấy không có sự công bằng trong việc phụ cấp lương cho họ. Điều này đòi hỏi Công ty cần tăng số lượng lao động được hưởng phụ cấp và tăng lượng tiền phụ cấp.
Như vậy, quỹ tiền lương của Công ty đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận thể hiện sự quan tâm của Công ty tới người lao động. Song kết cấu từng loại lương trong tổng quỹ tiền lương vẫn còn nổi lên những bất cập. Công ty cần có những quy định mới trong việc hình thành và sử dụng quỹ tiền lương đó.
2. Phân tích tiết kiệm (vượt chi) quỹ tiền lương 2005-2006 của Công ty
Với việc phân tích kết cấu quỹ tiền lương của Công ty và qua số liệu bảng 14 ta thấy, năm 2006 việc thực hiện quỹ tiền lương đã tăng so với kế hoạch đặt ra là:
3.565.032.991- 3.283.667.000= 281.365.991 đồng.
Điều này thể hiện quỹ tiền lương của Công ty năm 2006 đã vượt chi so với kế hoạch đề ra hay mức vượt chi tương đối quỹ tiền lương năm 2006 là 281.365.991 đồng.
Đồng thời tổng thu năm 2006, thực hiện được là 6.362.512.000 đồng đã tăng cao so với kế hoạch đặt ra chỉ là 5.230.979.000 đồng. Hay tốc độ tăng tổng thu thực hiện so với kế hoạch 2006 là:
6.362.512.000- 5.230.979.000
× 100= 21,63%
5.230.979.000
Với việc khuyến khích người lao động khi tổng thu tăng lên, Công ty quy định cứ tăng 2% tổng thu thì quỹ tiền lương tăng 0,5%. Khi đó mức vượt chi tương đối quỹ tiền lương bằng:
3.565.032.991-3.283.667.000×(1+
21,63×0,005
)= 103.801.698 đồng
2
Qua việc tính toán trên, mức vượt chi tương đối và tuyệt đối quỹ tiền lương thực hiện so với kế hoạch năm 2006 của Công ty đều cao. Những nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng trên và làm cho Ngân sách Nhà nước phải tăng việc cấp phát cho Công ty?
Năm 2006 được đánh giá là năm xảy ra nhiều biến động bất ngờ của thời tiết. Vụ đông xuân 2005-2006, đầu vụ có nhiều đợt rét đậm, rét hại xảy ra, mỗi đợt kéo dài từ 3 đến 5 ngày, đầu tháng nhiệt độ thấp nhất xuống tới 8oC- 10oC. Hạn hán cũng xảy ra nghiêm trọng nhất trong vòng 100 năm qua, mực nước thấp nhất sông Hồng tại Liên Mạc 2,25m ngày 21/02/2006. Lượng mưa trung bình từ tháng 10/2005 đến tháng 4/2006 là 278,2mm xấp xỉ bằng lượng mưa trung bình cùng kỳ nhiều năm, nhưng lại phân bố không đều, các tháng 1 và tháng 2 cần nhiều nước để đổ ải và gieo cấy thì lượng mưa lại quá ít (tháng 1:1mm; tháng 2: 23,3mm). Vụ mùa năm 2006, có 10 cơn bão ảnh hưởng đến nước ta, Sông Hồng có một đợt lũ ở gần báo động 2 (Thượng lưu cống Liên Mạc 10,85m ngày 20/07/2006) lưu vực hệ thống thuỷ nông sông Nhuệ chịu ảnh hưởng mưa lớn dồn dập kéo dài (từ 15/08- 20/08) của cơn bão số 4 nên có lũ xấp xỉ báo động 3 (tại Đồng Quan) +4,65m ngày 20/08/2006) lượng mưa bình quân toàn hệ thống từ tháng 05/2006 đến 31/12/2006 là 1206,2mm thấp hơn cùng kỳ của năm 2005 là 253,1mm. Để đảm bảo và ứn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36594.doc