Đề tài Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Dược - Vật tư y tế tỉnh Phú Thọ

 

NỘI DUNG TRANG

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3

I Chi phí sản xuất và yêu cầu quản lý của chi phí sản xuất 3

1 Chi phí sản xuất 3

1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất 3

1.2 Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí 3

2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 4

2.1 Phân loại theo nội dung kinh tế 4

2.2 Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm 5

2.3 Phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí 5

2.4 Phân loại theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc sản phẩm hoàn thành 5

3 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 6

3.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 6

3.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 7

4 Yêu cầu quản lý và ý nghĩa của việc tổ chức khoa học công nghệ hạch toán chi phí sản xuất 8

II Giá thành sản phẩm và phương pháp tính giá thành sản phẩm 8

1 Giá thành sản phẩm 9

1.1 Khái niệm giá thành 9

1.2 Bản chất và nội dung kinh tế 9

2 Phân loại giá thành 9

2.1 Phân loại theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành 9

2.2 Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí 10

3 Đối tượng tính giá thành sản phẩm 10

4 Kỳ tính giá thành sản phẩm 11

5 Phương pháp tính giá thành sản phẩm 11

5.1 Phương pháp trực tiếp 12

5.2 Phương pháp trực tiếp 12

5.3 Phương pháp hệ số 12

5.4 Phương pháp tỷ lệ 13

5.5 Phương pháp trừ giá trị sản phẩm phụ 14

5.6 Phương pháp liên hợp 14

6 Yêu cầu quản lý và ý nghĩa của chỉ tiêu giá thành sản phẩm đối với công tác quản trị doanh nghiệp 15

III Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 16

IV Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 17

1 Hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên 17

1.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 18

1.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 20

1.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung 22

1.4 Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 24

1.4.1 Tổng hợp chi phí sản xuất 24

1.4.2 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 26

2 Hạch toán chi phí sản phẩm trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ 28

2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 29

2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 30

2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung 30

2.4 Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang 31

2.4.1 Tổng hợp chi phí sản xuất 31

2.4.2 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 32

V Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức nhật ký chứng từ 33

1 Yêu cầu 33

2 Nội dung 33

3 Trình tự ghi sổ 33

Phần II: TÌNH HÌNH THỰC TẾ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DƯỢC VẬT T - Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ. 33

I Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Dược - Vậy tư y tế Phú Thọ 33

1 Quá trình hình thành và phát triển công ty 33

2 Đặc điểm về tổ chức quản lý của Công ty Dược - Vật tư y tế Phú Thọ

3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 42

II Đặc điểm tổ chức hệ thống kế toán 45

1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 45

2 Hình thức kế toán áp dụng 46

III Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty dược Vật tư - Y tế Phú Thọ 48

1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 48

2 Tài khoản sử dụng 48

3 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 49

3.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 49

3.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 53

3.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung 57

VI Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm 60

1 Đánh giá sản phẩm dở dang 60

2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm 60

Phần III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DƯỢC - VẬT TƯ Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ 70

I Nhận xét chung về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Dược Vật tư - Y tế Phú Thọ 70

II Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Dược Vật tư - Y tế tỉnh Phú Thọ 72

 KẾT LUẬN 79

 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Dược - Vật tư y tế tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hành đánh giá sản phẩm dở dang bởi vì chi phí sản xuất trong kỳ không những chi cho việc sản xuất khối lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho mà còn chi ra để tạo nên khối lượng sản phẩm dở cuối kỳ. Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau: * Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính. Theo phương pháp này, toàn bộ giá trị chế biến được tính hết cho thành phẩm. Do vậy, trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính mà thôi. + Giá trị vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở = Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ x Toàn bộ giá trị vật liệu chính xuất dùng Số lượng Số lượng sản phẩm thành phẩm dở dang * Xác định sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương. Dựa vào mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để qui đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn qui đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá sản phẩm dở dang, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến còn các chi phí nguyên, vật liệu chính phải được xác định theo số thực tế đã xuất dùng. + Giá trị vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang = Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ không qui đổi x Toàn bộ giá trị vật liệu chính xuất dùng Số lượng Số lượng sản phẩm thành phẩm dở dang không qui đổi Chi phí chế biến nằm trong sản phẩm dở dang (theo từng loại = Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ qui đổi ra thành phẩm x Tổng chi phí chế biến từng loại Số lượng thành phẩm + Số lượng sản phẩm dở dang qui đổi ra thành phẩm * Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến. Để đơn giản cho việc tính toán, đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành mức độ 50% so với thành phẩm. * Xác định giá trị thành phẩm dở dang theo chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp hoặc theo chi phí trực tiếp. Theo phương pháp này, trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp (nguyên, vật liệu và nhân công trực tiếp) mà không tính đến các chi phí khác. * Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch. Căn cứ vào định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang. Ngoài ra, trên thực tế, người ta còn áp dụng các phương pháp khác để xác định giá trị sản phẩm dở dang như phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp tính theo chi phí vật liệu chính và vật liệu phụ nằm trong sản phẩm dở dang. 2. Hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ: Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư sản phẩm , hàng hoá trên các tài khoản phản ánh cùng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế và lượng xuất dùng cho sản xuất kinh doanh và các mục đích khác. Độ chính xác của phương pháp này không cao mặc dù tiết kiệm được công sức ghi chép và nó chỉ thích hợp với các đơn vị kinh doanh những chủng loại hàng hoá vật tư khác nhau, giá trị thấp thường xuyên xuất dùng, xuất bán. Theo phương pháp này kế toán sử dụng các tài khoản. - TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Tài khoản này được mở theo từng đối tượng hạch toán chi phí. - TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp: Tài khoản này được mở theo từng đối tượng hạch toán chi phí. - TK 627: Chi phí sản xuất chung: Tài khoản này được mở chi tiết theo từng tiểu khoản tương ứng và theo từng nơi phát sinh chi phí, từng loại sản phẩm. - TK 631 - Giá thành sản xuất: Tài khoản này được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí và theo loại, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm. Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan như: TK 632: "Giá vốn hàng bán" TK 154: "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" 2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu: Do đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ nên chi phí vật liệu xuất dùng rất khó phân biệt được là xuất cho mục đích sản xuất, quản lý hay cho tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ, kế toán cần theo dõi chi tiết các chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, lao vụ...) hoặc dựa vào mục đích sử dụng hay tỷ lệ định mức để phân bổ vật liệu xuất dùng cho từng mục đích. Để phản ánh các chi phí vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, kế toán sử dụng tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Các chi phí được phản ánh trên tài khoản 621 không ghi theo từng chứng từ xuất dùng nguyên, vật liệu mà được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán, sau khi tiến hành kiểm kê và xác định được giá trị nguyên vật liệu tồn kho và đang đi đường. Phương pháp hạch toán. Phương pháp hạch toán cụ thể các nghiệp vụ liên quan tới việc xác định giá trị, vật liệu xuất dùng tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên đã trình bày ở trên. Trị giá vật liệu xuất dùng trực tiếp để chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ, ghi: Nợ TK 621 (Chi tiết đối tượng) Có TK 611 (6111): Giá trị vật liệu xuất dùng Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu vào giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ (chi tiết theo từng đối tượng). Nợ TK 631 Có TK 621 Sơ đồ 6: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp (KKĐK) TK 331,111 112,311,411 TK 6111 TK 621 TK 631 Giá trị NVL dùng kết chuyển chi phí Giá trị vật liệu chế tạo SP hay thực NVL trực tiếp tăng trong kỳ hiện dịch vụ TK 151,152 Giá trị vật liệu chưa dùng cuối kỳ Kết chuyển giá trị vật liệu chưa dùng đầu kỳ 2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Về chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Sau đó sẽ được phân bổ vào TK 631, chi tiết theo từng đối tượng. Nợ TK 631 Có TK 622 2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung: Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp vào tài khoản 627 và được chi tiết theo các tiểu khoản tương ứng và tương tự như với doanh nghiệp áp dụng phương pháp khê khai thường xuyên. Sau đó sẽ được phân bổ vào TK 631, chi tiết theo từng đối tượng để tính giá thành. Nợ TK 631 Có TK 627 2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang: 2.4.1. Tổng hợp chi phí sản xuất: Để phục vụ cho việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng tài khoản 631 - giá thành sản xuất. Tài khoản này được hạch toán chi tiết theo thời điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất ...) và theo loại, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, lao vụ... tương tự tài khoản 154. Nội dung phản ánh của tài khoản 631 như sau: Bên nợ: Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan tới chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Bên có: - Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ - Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành - Giá trị thu hồi ghi giảm chi phí từ sản xuất Tài khoản 631 cuối kỳ không có số dư Quá trình tổng hợp chi phí sản xuất được tiến hành như sau: - Đầu kỳ: Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang Nợ TK 631 (chi tiết đối tượng) Có TK 154 (chi tiết đối tượng) - Cuối kỳ: Kết chuyển các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ... + Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: Nợ TK 631 Có TK 621 + Chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 631 Có TK 622 + Phân bổ (hoặc kết chuyển) chi phí sản xuất chung Nợ TK 631 Có TK 627 - Các khoản thu hồi, ghi giảm chi phí (nếu có): Nợ TK liên quan (111,112,138...) Có TK 631 Đồng thời căn cứ vào kết quả kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang, ghi bút toán kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang. Nợ TK 154 (chi tiết đối tượng) Có TK 631 (chi tiết đối tượng) Căn cứ vào bảng (phiếu, thẻ) tính giá thành, phản ảnh tổng giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành. Nợ TK 632 Có TK 631 Quá trình tổng hợp chi phí sản xuất được khát quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 7: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ Kết chuyển giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang đầu kỳ TK 621 TK 631 TK 154 Kết chuyển chi phí Giá trị sản phẩm, dịch vụ nguyên, vật liệu trực lao vụ dở dang chưa hoàn tiếp liên quan đến từng thành cuối kỳ đối tượng TK 622 TK 632 Kết chuyển chi phí nhân Tổng giá thành sản xuất của công trực tiếp liên quan sản phẩm dịch vụ hoàn thành đến từng đối tượng nhập kho, gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp TK 627 Phân bổ (hoặc phân bổ) chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng 2.4.2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang: Việc kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp kiểm kê định kỳ cũng được tiến hành tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên. V. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức nhật ký chứng từ: 1. Yêu cầu: - Cần phải tìm hiểu phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp vận dụng (kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ) - Phương pháp tính thuế mà doanh nghiệp đang vận dụng (trực tiếp hay khấu trừ) - Đối tượng hạch toán chi phí của doanh nghiệp (sản phẩm hay nhóm sản phẩm) để tổ chức các khoản chi tiết cho việc tập hợp chi phí sản xuất. - Xác định được đối tượng tính giá thành để lập phiếu tính giá thành theo khoản mục. - Phải lựa chọn phương pháp kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang. 2. Nội dung: Trong hình thức Nhật ký chứng từ (NKCT) có 10 Nhật ký chứng từ, được đánh số từ NKCT số 1 đến NKCT số 10. Nhật ký chứng từ là sổ kế toán tổng hợp, dùng để phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo vế có của các tài khoản. Số phát sinh nợ của mỗi tài khoản được phản ánh trên các NKCT khác nhau, ghi có các TK có liên quan đối ứng với tài khoản này và cuối tháng được tập hợp vào sổ cái từ các NKCT đó. Nhật ký chứng từ mở từng tháng một, hết mỗi tháng phải khoá sổ Nhật ký chứng từ cũ và mở Nhật ký chứng từ mới cho tháng sau. Mỗi lần khoá sổ cũ, mở sổ mới phải chuyển toàn bộ số dư cần thiết từ NKCT cũ sang NKCT mới tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng tài khoản. Trong hình thức Nhật ký chứng từ có 10 Bảng kê được đánh số thứ tự từ Bảng 01 đến bảng 11 (không có bảng kê số 7). Khi sử dụng Bảng kê thì số liệu của chứng từ gốc trước hết được ghi vào Bảng kê. Cuối tháng số liệu của bảng kê được đưa vào các Nhật ký chứng từ có liên quan. Bảng kê có thể mở theo vế có hoặc vế nợ của các tài khoản có kết hợp phản ánh cả số dư đầu tháng, số phát sinh nợ, số phát sinh có trong tháng và số dư cuối tháng... phục vụ cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu và luân chuyển cuối tháng. Số liệu của bảng kê không được dùng để ghi Sổ cái. 3. Trình tự ghi sổ. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc lấy số liệu ghi trực tiếp và các Nhật ký chứng từ hoặc Bảng kê, Sổ chi tiết có liên quan. Đối với các Nhật ký chứng từ được ghi căn cứ từ các Bảng kê. Sổ chi tiết thì cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của Bảng kê. Sổ chi tiết vào Nhật ký chứng từ. Đối với các chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ thì số liệu từ chứng từ gốc được tập hợp vào các Bảng phân bổ, sau đó lấy kết quả từ Bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký chứng từ liên quan. Cuối tháng, lấy số tổng cộng của các NKCT ghi trực tiếp vào Sổ cái. Còn đối với các chứng từ liên quan đến các Sổ. Thẻ kế toán chi tiết thì ghi trực tiếp và các sổ thẻ chi tiết. Căn cứ vào các sổ thẻ chi tiết kế toán lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ cái. Cụ thể trình tự ghi sổ kế toán chi phí và giá thành theo hình thức Nhật ký chứng từ được thể hiện qua sơ đồ sau: Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức NKCT Chứng từ gốc Nhật ký chứng từ số 1,2,5,6... báo cáo Sổ cái Bảng tính giá thành sản phẩm Bảng kê số 3 Các bảng phân bổ - Tiền lương, BHXH - Vật liệu, công cụ Bảng kê số 4,5,6 Nhật ký chứng từ số 7 Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Phần thứ II Tình hình thực tế hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty dược vật tư - y tế tỉnh Phú Thọ I. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty dược vật tư - y tế tỉnh Phú Thọ: 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: Công ty Dược Vật tư - Y tế tỉnh Phú Thọ được thành lập và phát triển theo 3 giai đoạn: * Giai đoạn 1 (tháng 11/1970 - 9/1987): Theo Quyết định số 570/QĐ-UB ngày 20/11/1970 của UBND tỉnh Vĩnh Phú cho phép thành lập "Xí nghiệp Dược phẩm Vĩnh Phú" với chức năng và nhiệm vụ như sau: Sản xuất thuốc tân dược, đông dược nhằm thoả mãn nhu cầu thuốc tân dược cho nhân dân trong tỉnh. Thời kỳ này xí nghiệp sản xuất theo cơ chế chỉ huy, bao cấp tiền vốn và việc tiêu thụ sản phẩm. Việc sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất bao nhiêu? Đều do cấp trên chỉ huy và ấn định cụ thể cho nên xí nghiệp luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. * Giai đoạn 2 (10/1987 - 10/1992): 07/10/1987 theo Quyết định số 360/QĐ-UB của UBND tỉnh Vĩnh Phú về việc hợp nhất Công ty Dược phẩm Vĩnh Phú và Xí nghiệp Dược phẩm Vĩnh Phú thành (Xí nghiệp liên hợp Dược Vĩnh Phú). Xí nghiệp Dược phẩm Vĩnh Phú sau khi hợp nhất mang tên Xí nghiệp Bào chế Dược phẩm. Hoạt động của Xí nghiệp Bào chế theo phương pháp báo sổ với Xí nghiệp liên hợp Dược. Thời kỳ đầu do không có kinh nghiệm về quản lý và sản xuất nên Xí nghiệp gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó với sự thay đổi của cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các doanh nghiệp phải tự hạch toán kinh doanh cho nên hàng hoá của Xí nghiệp sản xuất ra không tiêu thụ được, kéo theo sự đình đốn sản xuất công nhân không có việc làm và Xí nghiệp không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đến năm 1990 Xí nghiệp đã xoá bỏ chế độ bao cấp chuyển hẳn sang cơ chế thị trường, tự hạch toán kinh doanh. * Giai đoạn 3 (11/1992 đến nay): Ngày 30/11/1992 UBND tỉnh Vĩnh Phú ra Quyết định số 1282/QĐ-UB tách Xí nghiệp liên hợp Dược Vĩnh Phú thành: + Công ty Dược Vật tư - Y tế Vĩnh Phú + Xí nghiệp Dược phẩm Vĩnh Yên Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 10 "về việc tách tỉnh Vĩnh Phú thành 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ" Ngày 20/3/1997 UBND tỉnh Phú Thọ ra Quyết định số 333/QĐ-UB đổi tên Công ty Dược Vật tư - Y tế Vĩnh Phú thành "Công ty Dược Vật tư - Y tế Phú Thọ" Công ty Dược Vật tư - Y tế Phú Thọ là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc UBND tỉnh Phú Thọ theo Giấy phép kinh doanh số 112062. Đây là doanh nghiệp Nhà nước chịu sự quản lý ngành nghề kinh doanh của Sở Kế hoạch - Đầu tư Phú Thọ. Về chuyên môn chịu sự quản lý của Sở Y tế Phú Thọ. Về tài sản và nguồn vốn thuộc sự quản lý của Phòng Quản lý vốn và Tài sản - Sở Tài chính - Vật giá Phú Thọ. Công ty có tổng số vốn là 3,1 tỷ đồng trong đó: + Vốn cố định là 2,4 tỷ đồng + Vốn lưu động là 0,7 tỷ đồng Là một đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tài khoản giao dịch số: 710A 00030 - Ngân hàng Công thương tỉnh Phú Thọ. Điện thoại: 0210.846.440 Trụ sở chính: Tại số nhà 2201 - Đại lộ Hùng Vương - thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ. Công ty Dược Vật tư - Y tế tỉnh Phú Thọ là một đơn vị được phép kinh doanh các mặt hàng dược phẩm, dụng cụ y tế, vật tư y tế và các loại tân dược các loại thuốc được Bộ Y tế cho phép. Công ty có nhiệm vụ cung ứng đầy đủ các mặt hàng dược phẩm, dụng cụ y tế, vật tư y tế để phục vụ cho việc sản xuất thuốc chữa bệnh cho nhân dân trên toàn tỉnh, ngoài ra còn tuỳ thuộc và khả năng Công ty đã sản xuất và cung ứng thuốc ống, thuốc đông dược mở rộng trao đổi thị trường với các tỉnh bạn. Bên cạnh đó, Công ty phải tổ chức hạch toán kinh tế, xây dựng kế hoạch sản xuất cung ứng thuốc khám chữa bệnh trên toàn tỉnh, đặc biệt Công ty phải có đầy đủ số thuốc dành cho phòng chống bão lụt kịp thời và những chính sách ưu tiên miền núi do UBND tỉnh giao hàng quí, hàng năm. Phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và lo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, góp phần làm đảm bảo đời sống và góp phần ổn định kinh tế - xã hội trên toàn tỉnh. Phấn đấu thực hiện tốt kế hoạch đề ra, góp phần hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước. Nhờ chuyển đổi phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh, tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường nên trong những năm gần đây doanh thu của Công ty đã tăng lên đáng kể. Doanh thu năm: 1998: 17.523 triệu đồng 1999: 17.947 triệu đồng 2000: 20.736 triệu đồng Nộp ngân sách: 1998: 582 triệu đồng 1999: 788 triệu đồng 2000: 502 triệu đồng Thu nhập bình quân (người): 1998: 0,292 triệu đồng 1999: 0,33 triệu đồng 2000: 0,38 triệu đồng Để mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đa dạng hoá mặt hàng sản xuất đáp ứng nhu cầu thiết yếu của thị trường Công ty đã xây dựng dự án sản xuất thuốc viên theo tiêu chuẩn Quốc tế. Nhưng vấn đề đặt ra là sự khó khăn về tiền vốn để trang bị một dây chuyền sản xuất mới hiện đại và những điều kiện cụ thể đưa dây chuyền sản xuất vào hoạt động, vấn đề này đòi hỏi sự nỗ lực lãnh đạo của Công ty cũng như những phòng chức năng có liên quan trong việc tập trung nguồn vốn tự có, sử dụng nguồn vốn vay một cách có hiệu quả, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ tiếp cận dần với sản xuất theo công nghệ tiên tiến sẵn sàng tiếp nhận công nghệ mới đưa vào sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Đặc điểm bao trùm của Công ty là đơn vị sản xuất độc lập hạch toán sản xuất độc lập, mọi hoạt động của Công ty hàng tháng, hàng quí đều do Ban lãnh đạo Công ty giám sát và chỉ đạo. để công việc kinh doanh tiến hành tốt, phối hợp nhịp nhàng ăn khớp đồng bộ thì bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình quản lý tập trung đứng đầu là Ban Giám đốc chỉ đạo trực tiếp các phòng ban, có trách nhiệm quản lý điều hành và thực hiện nhiệm vụ được giao phù hợp với chức năng của mình. Định kỳ có nghĩa vụ báo cáo và cung cấp những thông tin cần thiết với Ban Giám đốc, từ đó làm căn cứ để Ban Giám đốc xây dựng kế hoạch và định hướng cho Công ty. Bộ máy tổ chức của Công ty được khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 9: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty dược vật tư y tế Phú Thọ Giám đốc phó Giám đốc dinh doanh phó Giám đốc sản xuất Phòng kế hoạch Phòng thị trường 12 hiệu thuốc Phòng hành chính Phòng kế toán Kiểm toán nội bộ Bộ phận đào tạo Tổng kho P.kỹ thuật kiểm nghiệm Phân xưởng sản xuất Trạm vật tư Công ty có tổng số cán bộ công nhân viên là 307 cán bộ, trong đó: - Văn phòng Công ty : 60 cán bộ - Hiệu thuốc thành thị : 100 cán bộ - Số lao động trực tiếp : 137 cán bộ - Số lao động gián tiếp : 10 cán bộ Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty gồm một cửa hàng và 12 hiệu thuốc huyện, thành, thị trực thuộc mạng lưới quầy hàng ở các nơi trong phạm vi toàn tỉnh, đây là một ưu thế của Công ty để sản phẩm hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ đến tận tay người tiêu dùng. Về cơ cấu tổ chức được phân bổ như sau: - Ban Giám đốc gồm có 3 người: Giám đốc Công ty là một Dược sĩ cao cấp được đơn vị chủ quản là Sở Y tế Phú Thọ bổ nhiệm. Trong Công ty Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động, là người đề ra kế hoạch và chiến lược sản xuất kinh doanh đồng thời là người chỉ đạo thực hiện kế hoạch đến các phòng ban của Công ty. Trong Công ty Giám đốc là người quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm trước cơ quan Nhà nước về pháp luật, trước kết quả kinh doanh của đơn vị mình. Hai Phó Giám đốc, tham mưu cho Giám đốc trong khâu quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh, thay mặt Giám đốc giải quyết những phần việc Giám đốc giao bên cạnh các phòng ban trực thuộc. - Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về tổ chức quản lý cán bộ trong Công ty ngoài ra còn có nhiệm vụ thống kê báo cáo công tác hoạt động của Công ty, thực hiện các quyết định và giải quyết các chế độ thanh toán với cán bộ công nhân viên quản lý tài sản và tham mưu cho Giám đốc các lĩnh vực hoạt động của Công ty. - Phòng kế toán tài vụ: Tham mưu cho Ban Giám đốc về định hướng sản xuất kinh doanh, hạch toán sản xuất kinh doanh giúp cho Ban Giám đốc nắm rõ kết quả sản xuất kinh doanh tại đơn vị theo từng chu kỳ sản xuất kinh doanh. Thực hiện chế độ hạch toán theo đúng chế độ Nhà nước ban hành và đúng pháp luật. - Phòng kế hoạch nghiệp vụ: Tham mưu cho Ban Giám đốc về lập kế hoạch kinh doanh cho đến chu kỳ hạch toán, giúp cho Giám đốc đề ra chiến lược kế hoạch sản xuất kinh doanh cho Công ty, lập kế hoạch ngắn và dài hạn. - Phòng Kỹ thuật kiểm nghiệm: Nghiên cứu sản xuất về tình hình sản xuất tân dược, biệt dược về chất lượng và kỹ thuật và sản phẩm của mình sản xuất ra phải đảm bảo. - Phòng Thị trường: Là một phòng mới được thành lập, có nhiệm vụ tìm kiếm mở rộng thị trường, tiếp thị chào hàng và cung ứng thuốc cho tất cả các đối tượng. - Bộ phận đào tạo: Bao gồm đội ngũ giáo viên và quản lý có trình độ chịu trách nhiệm đào tạo cho học sinh chuyên môn về dược sơ cấp. - Bộ phận kiểm toán nội bộ: Có nhiệm vụ kiểm tra kiểm toán các đơn vị trong nội bộ Công ty từ đó tìm ra những thiếu sót để điều chỉnh và xử lý kịp thời. - Tổng kho: Là nơi dự trữ và nhập xuất thuốc đảm bảo đáp ứng kịp thời số lượng thuốc phục vụ cho khách hàng. - Trạm vật tư: Chịu trách nhiệm cung ứng vật tư thiết bị y tế cho các đơn vị khám chữa bệnh trong tỉnh. - 12 hiệu thuốc huyện, thành thị: Nhiệm vụ của cơ sở là mạng thuốc đến tận tay người tiêu dùng về sản phẩm của Công ty đã sản xuất bào chế ra và cung cấp thuốc chữa bệnh các loại thuốc của Bộ Y tế cho phép sử dụng mà Công ty đã giao cho phòng kinh doanh tiếp cận với Công ty Dược TW các loại thuốc và Công ty không có. - Phân xưởng sản xuất: Bao gồm hai tổ sản xuất chính. + Tổ sản xuất thuốc đông dược: Chuyên sản xuất chè thanh nhiệt, thuốc bắc, thuốc vệ sinh phụ nữ. + Tổ sản xuất thuốc nước: Chuyên sản xuất thuốc bôi ngoài da: dung dịch DEP 2,5%, dung dịch oxy già 3%, dung dịch Cloroxít 40/00. 3. Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Dựa vào qui mô sản xuất và đặc điểm sản xuất của sản phẩm, qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty là qui trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín, chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ liên tục. Để có sản phẩm hoàn thành phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến vì vậy việc sản xuất ra một sản phẩm nằm trọn vẹn trong một phân xưởng. Sản xuất thuốc nước và thuốc đông dược là hai mặt hàng chủ yếu của Công ty với quy trình sản xuất được khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ 10: Qui trình công nghệ sản xuất thuốc dẹp, oxy già Nguyên liệu Dung môi Cân Đong Chai lọ, nắp, nút Pha chế Xử lý sạch KN bán thành phẩm Đóng lọ Dán nhãn Đóng hộp thùng Nhãn Hộp thùng Kiểm nghiệm thành phẩm Nhập kho - Nguyên liệu: Bao gồm nước cất, hoá chất dựa vào công thức pha chế. Cán bộ kỹ thuật căn cứ vào kế hoạch sản xuất để làm phiếu đề xuất xem phải lĩnh nguyên vật liệu gì, chuẩn bị dụng cụ pha chế, cân đong và thùng pha chế. - Pha chế: Dược liệu lĩnh từ kho về được tiến hành pha chế bằng phương pháp hoà tan sau đó lọc dung dịch và được kiểm nghiệm trước khi đưa vào lọ. - Xử lý sạch: Chai, lọ, nắp, nút sau khi lĩnh về được rửa sạch cả trong lẫn ngoài sau đó đem soi xem đã đạt tiêu chuẩn chưa nếu đạt đem qua bộ phận đóng lọ. - Đóng lọ: Bộ phận này có nhiệm vụ bơm thuốc vào lọ theo qui định. - Dán nhãn: Sau khi đóng lọ thuốc được đưa vào dán nhãn qua khâu này biểu hiện loại thuốc, công dụng của loại thuốc đó trong nhãn, trong nhãn cũng nói rõ cách dùng cho người sử dụng. Đóng hộp, thùng: Bộ phận này có nhiệm vụ đóng gói thuốc để tiện cho việc đóng hòm kiện sau khi qua bộ phận kiểm nghiệm tiến hành nhập kho thành phẩm. Sơ đồ 11: Qui trình công nghệ sản xuất chè thanh nhiệt, thuốc bắc Nguyên liệu Xử lý Bao gói Xử lý sạch Sơ chế Cân đong Làm sạch Pha chế KN bán thành phẩm Đóng gói Kiểm nghiệm thành phẩm Nhập kho (1) (1) (4) (2) (3) (5) (6) (7) (8) (9) (1) Nguyên liệu qua xử lý được đưa vào rửa sạch. (2) Sau khi xử lý sạch nguyên liệu được chuyển sang bộ phận sơ chế tiến hành làm thô rồi chuyển sang bộ phận cân đo. (3) Sau khi cân đo dược liệu được chuyển vào pha chế (4) Bao gói sau khi nhận về được chuyển sang bộ phận làm sạch. (5) Sau khi làm sạch bao gói được chuyển vào bộ phận pha chế. (6) Căn cứ vào công thức qui định dược liệu được tiến hành pha chế sau đó được sang bộ phận kiểm nghiệm chất lượng. (7) Sau khi kiểm nghiệm chất lượng đạt yêu cầu đưa sang bộ phận đóng gói. (8) Sau khi đóng gói, sản phẩm được kiểm nghiệm lần 2, nếu đạt yêu cầu sẽ làm thủ tục nhập kho. (9) Nhập kho thành phẩm II. Đặc điểm tổ chức hệ thống kế to

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0256.doc
Tài liệu liên quan