Đề tài Hoàn thiện công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc cho công nhân sản xuất tại xí nghiệp may 2A công ty cổ phần may Chiến Thắng

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC PHỤC VỤ NƠI LÀM VIỆC 3

I. TỔNG QUAN VỀ NƠI LÀM VIỆC VÀ TỔ CHỨC PHỤC VỤ NƠI LÀM VIỆC 3

1. Khái niệm và phân loại nơi làm việc 3

1.1. Khái niệm nơi làm việc 3

1.2. Phân loại nơi làm việc 3

3. Khái niệm, yêu cầu và nhiệm vụ của tổ chức phục vụ nơi làm việc 5

3.1. Khái niệm 5

3.2. Nhiệm vụ của tổ chức và phục vụ nơi làm việc 5

3.3. Các yêu cầu đối với tổ chức và phục vụ nơi làm việc 5

II. NỘI DUNG CỦA TỔ CHỨC NƠI LÀM VIỆC 6

1. Thiết kế nơi làm việc 6

2. Trang bị nơi làm việc 7

2.1. Các thiết bị chính 7

2.2. Các trang bị công nghệ 8

2.3. Các trang thiết bị tổ chức 8

2.5. Các trang bị an toàn, vệ sinh công nghiệp và phục vụ sinh hoạt 8

3. Bố trí nơi làm việc 8

3.1. Các dạng bố trí nơi làm việc 9

3.2. Yêu cầu đối với bố trí nơi làm việc 9

III. TỔ CHỨC PHỤC VỤ NƠI LÀM VIỆC 11

1. Các chức năng phục vụ 11

2. Các nguyên tắc về tổ chức phục vụ nơi làm việc 12

3. Các hình thức phục vụ 13

4. Chế độ phục vụ nơi làm việc 14

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ PHỤC VỤ NƠI LÀM VIỆC CHO CÔNG NHÂN SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP MAY 2A CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG 16

I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ PHỤC VỤ NƠI LÀM VIỆC 16

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 16

1.1. Khái quát về Công ty cổ phần may Chiến Thắng 16

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần may Chiến Thắng 17

1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 20

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 21

2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động 21

2.2. Chức năng nhiệm vụ của phòng ban 22

3. Đặc điểm quy trình công nghệ 24

4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần may Chiến Thắng 25

5. Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty 27

6. Khái quát về Xí nghiệp may 2A 29

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC PHỤC VỤ NƠI LÀM VIỆC CHO CÔNG NHÂN SẢN XUẤT XÍ NGHIỆP 2A 29

1. Bố trí nơi làm việc 29

2. Thiết kế nơi làm việc 40

3. Trang bị nơi làm việc 41

III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ NƠI LÀM VIỆC CHO CÔNG NHÂN SẢN XUẤT XÍ NGHIỆP MAY 2A 44

1. Nội dung của công tác phục vụ nơi làm việc 44

2. Đánh giá công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc 49

CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC PHỤC VỤ NƠI LÀM VIỆC CHO CÔNG NHÂN SẢN XUẤT XÍ NGHIỆP MAY 2A 50

1. Kiến nghị về bố trí nơi làm việc 50

2. Kiến nghị về trang bị nơi làm việc 52

3. Kiến nghị về phục vụ nơi làm việc 54

KẾT LUẬN 56

 

 

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 7141 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc cho công nhân sản xuất tại xí nghiệp may 2A công ty cổ phần may Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngoài phần trăm kế hoạch nhà nước giao, công ty còn phải tự chủ trong việc tìm kiếm nguồn hàng, tổ chức sản xuất, gia công các mặt hàng may mặc theo các hợp đồng kinh tế với các tổ chức nước ngoài cũng như trong nước, sản xuất hàng may mặc bán FOB, xuất khẩu các sản phẩm thảm len, da Nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và quốc tế. Công ty còn phải làm tròn nhiệm vụ do Tổng công ty Dệt may giao, phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động Sau 37 năm xây dựng và trưởng thành công ty đã có được bộ máy tổ chức khoa học, hợp lý và khá ổn định. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty gồm có: * Ban giám đốc gồm 5 người - Một Tổng giám đốc - Một phó tổng giám đốc - Giám đốc điều hành 1 - Giám đốc điều hành 2 - Giám đốc điều hành 3 * Các phòng ban chức năng thuộc công ty 1- Phòng tổ chức cán bộ lao động tiền lương. 2 - Phòng tài vụ. 3 - Phòng kinh doanh tiếp thị. 4 - Phòng phục vụ sản xuất. 5 - Phòng kỹ thuật. 6 - Phòng hành chính. 7 - Phòng xuất nhập khẩu. 8 - Phòng bảo vệ quân sự. 9 - Phòng kinh doanh nội địa. 10 - Phòng quản lý hệ thống chất lượng. 11 - Phòng kỹ thuật cơ điện. 12 - Trạm y tế. * Hiện nay công ty may Chiến Thắng có 9 đơn vị sản xuất và phục vụ sản xuất. - Xí nghiệp may: bao gồm 7 xí nghiệp (1, 2, 3, 4, 5, 9, 10) - Xí nghiệp da. - Xí nghiệp thêu. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần may Chiến Thắng Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc G. đốc điều hành 1 G. đốc điều hành 2 G. đốc điều hành 3 XN 1, XN 2 XN 3, XN 4 XN 2A, XN 10 XN 2B, XN thêu XN da Phòng KTCN May CN Bắc Kạn Xí nghiệp 9 Một số phòng nghiệp vụ 2.2. Chức năng nhiệm vụ của phòng ban * Văn phòng tổng hợp - Quản lý công tác hành chính quản trị: văn thư, tiếp khách, điện thoại, phục vụ nước uống, đời sống, vệ sinh công cộng - Công tác kiến thiết cơ bản, sửa chữa cải tạo nhà xưởng, quản lý đất đai. - Theo dõi tổng hợp phong trào thi đua. * Phòng tổ chức cán bộ lao động tiền lương - Công tác tổ chức nhân sự. - Định mức lao động, đơn giá tiền lương, kế hoạch lao động tiền lương. - Chế độ chính sách người lao động: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế - Công tác đào tạo cán bộ, công nhân * Phòng xuất nhập khẩu - Xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm - Theo dõi kế hoạch tiến độ sản xuất. - Cân đối vật tư nguyên liệu, thanh quyết toán các đơn hàng - Làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, vật tư. - Tìm khách hàng, lập các hợp đồng kinh tế. * Phòng tài chính kế toán. - Công tác hạch toán thống kê - Quản lý vật tư, thiết bị, tiền vốn - Cùng các phòng liên quan (kỹ thuật-văn phòng) làm dự án đầu tư xây dựng cơ bản. * Phòng kỹ thuật công nghệ. - Quản lý định mức kinh tế kỹ thuật. - Công tác sáng kiến cải tiến. - Nghiên cứu chế thử may mẫu. - Quản lý chất lượng sản phẩm, chất lượng vật tư nguyên liệu. - Xây dựng giáo trình đào tạo công nhân thi nâng bậc. * Phòng kỹ thuật cơ điện. - Quản lý thiết bị, cữ giá - Quản lý hệ thống điện. - Công tác an toàn lao động. (BHLĐ) * Phòng phục vụ sản xuất. - Cung ứng vật tư nguyên liệu - Quản lý phương tiện vận tải. - Quản lý kho tàng hàng hoá. * Phòng kinh doanh tiếp thị. - Theo dõi các hợp đồng bán FOB. - Chuẩn bị các vật tư nguyên liệu cho các hợp đồng bán FOB. * Kinh doanh nội địa. - Chuẩn bị vật tư nguyên liệu cho hợp đồng nội địa. - Chuẩn bị mẫu, tài liệu kỹ thuật cho các hàng nội địa. - Thiết kế may mẫu hàng thời trang, hàng cho triển lãm. - Tiêu thụ sản phẩm: quản lý các cửa hàng, đại lý. * Phòng quản lý hệ thống chất lượng - Công tác thiết kế chuyền, nghiên cứu cải tiến thao tác - Định mức thời gian thao tác công nghệ - Quản lý hệ thống chất lượng (ISO) * Trạm y tế. - Quản lý theo dõi sức khoẻ, khám chữa bệnh cho người lao động. * Phòng bảo vệ quân sự. - Bảo vệ cơ quan nhà máy, bảo vệ vật tư tài sản của công ty. - Công tác an ninh trật tự công ty. - Công tác phòng chống cháy nổ. 3. Đặc điểm quy trình công nghệ Sơ đồ quy trình công nghệ may Sản xuất mẫu đối (sản xuất thử) Giao nhận nguyên phụ liệu (số lượng, chủng loại vật tư) cân đối nguyên phụ liệu Quy trình công nghệ và giải mẫu sơ đồ Cắt bán thành phẩm (cắt thô, cắt tinh) Phối mẫu May theo dây chuyền (may theo chi tiết và lắp ráp Thu hoá sản xuất Giặt, tẩy, là KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm) Nhập kho, đóng gói và xuất xưởng Lỗi Lỗi * Nội dung các bước công việc trong quy trình công nghệ. Khi công ty nhận được đơn đặt hàng và nguyên liệu do bên đặt hàng cung cấp cùng với các tài liệu và thông số kỹ thuật, nhóm kỹ thuật công ty sẽ tiến hành sản xuất mẫu đối (sản xuất thử) sau đó sản phẩm chế thử sẽ được gửi cho bộ phận duyệt mẫu gồm các chuyên gia và bên đặt hàng kiểm tra và đóng góp ý kiến về sản phẩm làm thử. Sau khi sản phẩm làm thử được duyệt sẽ đưa đến phân xưởng để làm mẫu cứng, các nhân viên của phòng kỹ thuật sẽ giác mẫu sơ đồ trên máy, sao cho lượng nguyên liệu bỏ đi là nhỏ nhất, giác trên sơ đồ pha cắt vải giác mẫu và khớp mẫu rồi đưa đến tổ cắt, tổ cắt sẽ nhận nguyên liệu từ quản đốc phân xưởng, cắt theo mẫu gốc và đưa đến từng tổ may. Tổ may cũng được chuyên môn hoá bằng cách mỗi người may một bộ phận của sản phẩm: may tay, may thân, may cổ, vào chun, vào khoá. Trong quy trình cắt may, mỗi tổ sẽ có một thợ cả đi kiểm tra về mặt kỹ thuật và một thợ thu hoá làm nhiệm vụ thu thành phẩm cuối dây chuyền sản xuất và chuyển sang cho tổ giặt, tẩy, là. Tổ là thực hiện giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ, sau đó sản phẩm sẽ được đưa đến bộ phận KCS của phân xưởn để kiểm tra và đóng gói sản phẩm theo đơn đặt hàng, chuyển về nhập kho rồi chuyển đến người nhận hàng theo đơn đặt hàng đã ký. 4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần may Chiến Thắng Với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các loại quần áo, găng tay, mũ vải, các sản phẩm da Trong những năm qua công ty đã nỗ lực phấn đấu phát triển sản xuất kinh doanh và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của Tổng công ty và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Năng lực sản xuất hàng năm của công ty là 5.000.000 sản phẩm may mặc (quy đổi theo sơ mi) bao gồm các chủng loại Jacket, áo váy nữ, quần đồng phục cho các cơ quan, cơ sở sản xuất, trường học và 2.000.000 sản phẩm may da, gồm găng tay da mùa đông và găng tay gol. Cho đến nay tổng sản lượng và doanh số của công ty ngày một tăng, giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Điều đó được biểu hiện ở bảng sau: Biểu số 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty STT Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện 2000 Thực hiện 2001 Thực hiện 2002 Thực hiện 2003 1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 58,107 68,8 80,034 152 2 Nộp NSNN Tỷ đồng 0,57 0,6 0,607 0,68 3 Lợi nhuận Tỷ đồng 1,301 1,3 1 1,1 4 Tiền lương bình quân TĐ/người 0,81 0,86 0,925 1,087 5 Số lao động Người 2467 2747 2864 3025 6 Năng suất lao động bình quân TĐ/người 23,55 25,04 27,94 50,24 7 Tốc độ tăng NSLĐ với năm trước % - 6,33 11,58 79,84 8 Tốc độ tăng tiền lương bình quân so với năm trước % - 6,17 7,56 17,52 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty) Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Chiến Thắng đã tăng dần qua các năm. Riêng chỉ tiêu lợi nhuận năm 2002 giảm so với năm 2001 (1 tỷ so với 1,3 tỷ). Đặc biệt các chỉ tiêu năm 2003 tăng nhiều so với năm 2002 thể hiện công ty đang làm ăn phát đạt. - Tốc độ tăng NSLĐ lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân, kết quả này đảm bảo cho công ty ổn định sản xuất và từng bước nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên. - Số lượng lao động làm việc đều tăng qua các năm như vậy công ty đã góp phần tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động xã hội. Đạt được kết quả như vậy là nhờ sự lãnh đạo và định hướng đúng đắn của Ban giám đốc công ty, sự đoàn kết nhất trí và quyết tâm cao của tập thể cán bộ đảng viên, cán bộ công nhân viên của công ty đã đưa công ty vượt ra khỏi khó khăn và đứng vững trên thị trường may mặc. 5. Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty Do đặc thù của ngành dệt - may nên lượng lao động luôn thay đổi qua các năm thể hiện ở biểu sau: Biểu 2: Tình hình biến động công nhân sản xuất của Công ty Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tổng số lao động Cắt May Thêu Thảm len Lao động quản lý 2747 72 2365 30 170 110 2864 70 2448 30 167 149 3025 73 2611 32 165 144 (Nguồn: Phòng tổ chức lao động, công ty cổ phần may Chiến Thắng) Qua biểu trên ta thấy rằng lượng lao động qua các năm liên tục tăng. Đặc biệt lượng lao động may - lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm đều tăng nhiều qua các năm chứng tỏ công ty đang có một cơ cấu lao động tương đối hợp lý. Tuy nhiên số lượng lao động quản lý lại tăng nhiều so với năm 2001, điều này có thể được giải thích bằng khối lượng nhiệm vụ tăng dần qua các năm hoặc do công ty mở rộng quy mô sản xuất và có các cơ sở phân tán ở nhiều nơi như Thái Nguyên, cơ sở ở Nguyễn Lương Bằng, may Bắc Kạn. Biểu 3. Cơ cấu lao động theo các tiêu thức. 2000 2001 2002 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng số lao động 2467 100 2981 100 2864 100 1. Theo giới tính - LĐ nữ 2084 84 2352 79 2414 85 - LĐ nam 383 16 629 21 450 15 2. Theo trình đô, Chuyên môn - LĐ có trình độ trên ĐH 0 0 0 0 0 0 - LĐ có trình độ ĐH, CĐ 87 3,5 89 2,9 95 3,3 - LĐ có trình độ trung học 202 8,2 205 6,9 210 7,3 - LĐ phổ thông 2187 88,3 2687 90,2 2559 89,4 3. Theo chức năng - LĐ sản xuất chính 2230 90,4 2699 90,5 2586 90,3 - LĐ phục vụ 113 4,6 131 4,4 129 4,5 - LĐ quản lý 124 5 151 5,1 149 5,2 (Nguồn: Phòng tổ chức CB - Lao động tiền lương công ty cổ phần may Chiến Thắng) Ta thấy rằng chất lượng lao động qua các năm có xu hướng tăng lên từ 1467 người năm 2000 lên 2864 người năm 2002, đây là một biểu hiện tốt thể hiện sự lớn mạnh của công ty. Mặc dù số lượng lao động trong công ty tăng về mặt số lượng nhưng về mặt chất lượng không tăng đáng kể cụ thể: - Năm 2000 lao động có trình độ đại học chiếm 3,5%, năm 2001 chiếm 2,9%, năm 2002 chiếm 3,3%. Như vậy tỷ lệ lao động có trình độ cao không những không được nâng lên mà ngày càng giảm đi và biến động không đều, lao động phổ thông cũng có xu hướng tăng qua các năm, tỷ lệ lao đông phổ thông năm 2000 là 88,3%, năm 2001 là 90,2%, năm 2002 là 89,4%. - Do đặc thù của ngành dệt may nên lượng lao động nữ chiếm phần lớn, trung bình chiếm 82 - 83%. Lao động nam giới chủ yếu làm công việc thợ là, thợ cắt, thợ đóng hòm, thợ thùa khuy đính cúc, thợ vận chuyển hàng hoá, nguyên phụ liệu. - Lao động sản xuất chính của công ty chiếm tỷ lệ tương đối cao khoảng 90% tổng số lao động. Lao động phục vụ chiếm tỷ lệ nhỏ 4,5%. Đặc biệt lao động quản lý ngày càng thu nhỏ chiếm khoảng 5%, đây là biểu hiện của việc sắp xếp và tinh giảm bộ máy quản lý sao cho nhỏ gọn nhất mà hiệu quả nhất. Mục tiêu của công ty là làm sao lượng cán bộ quản lý gọn nhẹ nhất mà vẫn quản lý được lao động, điều hành sản xuất một cách có hiệu quả, tăng dần lượng công nhân sản xuất chính, giảm dần công nhân phục vụ và lao động quản lý. 6. Khái quát về Xí nghiệp may 2A Xí nghiệp may 2A là một trong số 9 đơn vị thành viên của công ty. Nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp là may các sản phẩm áo Jacket, ngoài ra khi công ty có nhiều hàng quần, váy, áo sơ mi thì xí nghiệp cũng sẽ đảm nhiệm thêm nhiệm vụ. Tổng số lao động của xí nghiệp hiện nay là 217 người, trong đó có 22 nam còn lại là 195 lao động nữ. Lao động nữ chiếm 89,86 tương ứng với tỷ lệ của toàn công ty, lao động nam chủ yếu đứng là sản phẩm hoặc thợ sửa máy, nhân viên kho. Cơ cấu lao động của xí nghiệp cũng đơn giản: cơ cấu theo trình độ chuyên môn thì xí nghiệp có 8 lao động tốt nghiệp cao đẳng may và một lao động tốt nghiệp trung cấp may. Những lao động này chủ yếu làm tại tổ kỹ thuật và tổ giác mẫu của xí nghiệp, còn lại là lao động phổ thông. Xí nghiệp có một đội lao động trẻ, khả năng lao động tốt thể hiện 50% lao động ở độ tuổi 18 - 25, 35% lao động ở độ tuổi 25 - 40 còn lại 15% lao động ở độ tuổi 40-50. Để có thể sử dụng hiệu quả lực lượng lao động này công ty may Chiến Thắng cũng như xí nghiệp may 2A luôn có những biện pháp tổ chức và phục vụ nơi làm việc chu đáo đảm bảo cho quá trình sản xuất của công nhân được liên tục với NSLĐ cao nhất. II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC PHỤC VỤ NƠI LÀM VIỆC CHO CÔNG NHÂN SẢN XUẤT XÍ NGHIỆP 2A 1. Bố trí nơi làm việc a. Tổng quan về bố trí xí nghiệp may 2A Cơ sở một của công ty may Chiến Thắng tại số 22 Thành Công được bố trí theo hình chữ U ngược, đi từ cổng công ty vào ta sẽ thấy 3 nhà tương ứng với ba cạnh của chữ U. Trước mặt là nhà A - khu tập trung bộ máy quản lý của công ty. Bên trái và bên phải là nhà C và B nơi diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp may 2A nằm ở tầng 3 khu nhà C. Sơ đồ bố trí nhà xưởng Xí nghiệp may 2A Tổ may 4 Tổ may 3 Tổ may 2 Tổ may 1 Hệ thống tủ để đồ của công nhân Văn phòng Kho xí nghiệp Thang máy Công tơ điện WC Cầu thang Bình nước Cửa chính Cửa 1 Cửa 2 Khu nhà mới (Nguồn: Quan sát và vẽ có tham khảo ý kiến của Ban giám đốc xí nghiệp) Diện tích của xí nghiệp là 560 m2 chưa kể diện tích tổ cắt và tổ giác mẫu kỹ thuật được bố trí như sau: Dọc theo chiều dài của xí nghiệp được bố trí rất nhiều cửa kính tạo ra 2 mặt thoáng. Tuy nhiên hiện nay công ty đang xây khu nhà mới cạnh xí nghiệp vì thế xí nghiệp chỉ còn một mặt thoáng nhìn ra sân của công ty và nhìn sang nhà B. Ngay lối vào phía tay trái là khu nhà vệ sinh của xí nghiệp với diện tích khoảng 20m2 được ngăn thành hai nhà cho lao động nam và lao động nữ. Trước mặt sẽ là hệ thống các tủ ngăn để người lao động cất quần áo đồ dùng của mình trước khi đi đến nơi làm việc. Kế đến là kho của xí nghiệp với diện tích 86m2 được bố trí một mặt thoáng với nhiều cửa kính nhìn ra sân của công ty. Văn phòng của xí nghiệp với diện tích 8m2 và 3 mặt thoáng để ban giám đốc xí nghiệp dễ dàng quan sát các hoạt động của công nhân. Khu sản xuất với diện tích 308m2 được bố trí thành 4 tổ may và được ngăn với khu văn phòng, kho bởi bức tường kính (nhiều tấm kính ghép lại). Phần ở giữa khu sản xuất được mô tả bởi những nét đứt là nơi đặt các bàn thu hoá của các tổ và bố trí các máy móc được trang bị thêm. Cửa chính là lối đi vào khu sản xuất, cửa 1 và cửa 2 là cửa thoát hiểm. Tuy nhiên chỉ có cửa 2 được mở còn cửa 1 hầu như được khoá cẩn thận. Xí nghiệp được bố trí cầu thang máy để vận chuyển hàng hoá, máy móc. Thêm vào đó là các bình chữa cháy được đặt tại nhiều vị trí trong toàn xí nghiệp và gần lối đi lại trong xí nghiệp. Việc bố trí nhà xưởng như vậy có rất nhiều ưu điểm: Thứ nhất: Dãy tủ ngăn được bố trí dọc đường đi vào xí nghiệp tạo thuận lợi cho người lao động thay đồ bảo hộ lao động và cất giữ đồ dùng cá nhân của mình như mũ, túi, giầy dép trước khi vào làm việc. Cứ hai người lao động chung nhau 1 ngăn tủ có khoá đã bảo quản được tài sản của người lao động và khiến họ yên tâm làm việc. Hơn nữa, người lao động đến nơi làm việc với sự đồng bộ về cách ăn mặc tạo ra nét văn hoá cho toàn xí nghiệp đồng thời nó cũng góp phần tạo không khí làm việc khẩn trương và nghiêm túc. Thứ hai: văn phòng là nơi làm việc của giám đốc và phó giám đốc xí nghiệp. Người lao động theo lối cửa chính để đi vào khu sản xuất thì đều đi qua cửa phòng giám đốc. Sự bố trí này tạo điệu kiện để giám đốc và phó giám đốc xí nghiệp kiểm sát giờ giấc làm việc của người lao động, đồng thời thông qua các tấm kính trong giám đốc và phó giám đốc xí nghiệp có thể quan sát tình hình lao động sản xuất tại các tổ may mà không cần phải đến tận nơi khi không cần thiết. Thứ ba: Cách bố trí các tổ may như trên đảm bảo tính độc lập trong sản xuất của mối tổ. Ở đây mỗi tổ là một chuyền may hoàn chỉnh, tạo ra sự gắn kết các thành viên của tổ với nhau và cổ vũ sự thi đua giữa các tổ trong quá trĩnh. Trong thời buổi kinh tế thị trường phát triển chuyên môn hoá trong sản xuất là rất cần thiết để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Sự bố trí các yếu tố may như trên đảm bảo tính linh hoạt trong sản xuất khi cần sát nhập hai chuyền nhỏ thành một chuyền lớn để thực hiện chuyên môn hoá sâu trong sản xuất. Ví dụ: ta có thể sát nhập tổ may 1 với tổ may 3 và tổ may 2 với tổ may 4 khi xí nghiệp nhận các mã hàng có nhiều bước công việc và các tiểu tiết. Thứ tư: cửa 2 được bố trí để đi thông sang nhà A tạo điều kiện cho giám đốc, phó giám đốc hay thống kê của xí nghiệp có thể đến các phòng ban khi cần. Ngoài ra các vị lãnh đạo công ty, nhân viên các phòng ban có thể đến thăm xí nghiệp một cách dễ dàng. Đối với xí nghiệp may 2A thì cửa thoát hiểm số 2 còn là nơi tổ phó của các tổ may đi lấy bản thành phẩm từ tổ giác mẫu kỹ thuật và tổ cắt của xí nghiệp được bố trí ở tầng 2 khu nhà B. Tuy nhiên bên cạnh đó việc bố trí nhà xưởng như vậy vẫn còn một số điểm chưa hợp lý: Kho của xí nghiệp là nơi kiểm tra, kiểm kê sản phẩm, phụ liệu và đóng gói thành phẩm vì vậy vấn đề đảm bảo số lượng sản phẩm của xí nghiệp tránh thất thoát là rất quan trọng. Do đó, giữa văn phòng và kho xí nghiệp nên bố trí cửa sổ hoặc một ô thoáng lớn giúp cho ban giám đốc dễ dàng giám sát các hoạt động tại kho. Hơn nữa, toàn bộ xí nghiệp chỉ có một khu vệ sinh đặt cuối xí nghiệp là không tiện lợi vì người lao động sẽ phải đi một quãng đường rất xa khi có nhu cầu. Việc này vừa gây lãng phí thời gian, vừa làm gián đoạn công việc. Việc bố trí tổ giác mẫu kỹ thuật và tổ cắt ở tầng 2 khu nhà B gây khó khăn cho quản lý xí nghiệp, đồng thời gây lãng phí thời gian và sức lao động của công nhân khi phải đi xa để lấy bán thành phẩm. Ngoài ra, vị trí của cửa chính chưa hợp lý vì việc bố trí này không tiết kiệm được đường đi của công nhân trong xí nghiệp b. Bố trí trong từng tổ sản xuất Mỗi tổ sản xuất được bố trí các máy móc cần thiết cho một chuyền may, đảm bảo mọi bước công việc đều có thể thực hiện ngay trong tổ mà không cần phải đi đến các nơi khác. Bốn tổ may đều được bố trí tương tự nhau vì vậy nhiệm vụ của xí nghiệp luôn được chia đều cho bốn tổ cùng làm bảo đảm được yêu cầu về thời gian thực hiện. Sơ đồ: Bố trí máy móc, thiết bị của một dây chuyền may A A E A E A A EE A E C A A A A A A A A H A A A A A C A A A G B D C A C A A C B F (Nguồn: văn phòng xí nghiệp may 2A) Trong đó: A: máy 1 kim B: máy 2 kim 5 chỉ C: máy 2 kim 2 chỉ D: máy vắt sổ E: bàn thợ phụ F: máy thùa khuyết G: máy đính bọ H: máy dập cúc. Mỗi tổ may của xí nghiệp là một dây chuyền may hoàn chỉnh với diện tích khoảng 38m2 được bố trí 36 chiếc máy các loại. Vì vậy mà các máy được bố trí sát vào nhau theo các hàng như sơ đồ trên. Khoảng cách từ tường đến máy là 30cm, khoảng cách giữa các hàng máy cũng chỉ đạt 30cm. Sự bố trí máy móc với mật độ dày đặc sẽ làm giảm khả năng khai thác công suất máy móc và gây lãng phí nhiều thời gian đi lại trong chuyền. Ngoài ra mỗi tổ còn được bố trí 3 chiếc bàn là cầu để là sản phẩm và bàn thu hoá sản phẩm ở vùng nét đứt trong khu sản xuất Nhìn chung việc bố trí tại các tổ là tốt bởi tất cả các máy móc được bố trí theo dây truyền sản xuất và quy trình công nghệ đảm bảo được trình tự sản xuất. * Bố trí tại kho của xí nghiệp Với diện tích là 86m2 chủ yếu được bố trí như sau: 3 1 2 Toàn bộ khi chỉ có vài chiếc máy dự phòng của xưởng được xếp vào vị trí gọn gàng. Trong khi chỉ bố trí hệ thống bàn và tủ. 1. Bàn làm việc của thủ kho 2. Dãy bàn để nhân viên KCS của xí nghiệp kiểm tra sản phẩm, và gấp sản phẩm. 3. Ba chiếc tủ đứng để đựng phụ liệu (khoá, khuy, mex dính) Kho được trang bị rất nhiều giá treo hàng (40 chiếc giá treo) tạo thuận lợi cho việc kiểm tra dáng sản phẩm, phát hiện những bất hợp lý trên sản phẩm. Ngoài ra kho còn có một giàn treo sản phẩm được bố trí trên mặt trần cách mặt trần khoảng 40cm. Vì vậy, các sản phẩm đều được phân loại và treo lên giá để kiểm tra trước khi đóng gói. Toàn kho được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng, 5 chiếc quạt trần, hệ thống bình cứu hoả, các đồ dùng phục vụ cho việc bao gói sản phẩm như: băng dích, dập ghim, hộp cat tông. Thủ kho còn được trang bị bàn làm việc có tủ lưu giữ tài liệu, sổ sách, bút để ghi phiếu xuất nhập nguyên phụ liệu, bán thành phẩm Như vậy sự bố trí và trang bị tại kho tương đối đầy đủ và hợp lý. Tại đây sản phẩm được kiểm tra kỹ, được bao gói và đóng hộp trước khi giao cho kho của công ty. * Bố trí tại tổ cắt của xí nghiệp Sơ đồ: Bố trí nơi làm việc cắt 2 1 Bàn cắt 1 Bàn cắt 2 Máy ép mex Máy cắt vòng Trong đó: 1: bàn làm việc của thống kê xí nghiệp 2: Tủ để vải đầu tấm Với diện tích 124m2 tổ cắt chủ yếu được bố trí các bàn cắt vải. Bàn cắt có chiều dài 7,5m, chiều rộng 2,1 m, chiều cao 1m được tạo bởi 5 chiếc bàn nhỏ kê sát vào nhau tạo điều kiện cho người lao động có thể ngồi trên bàn cắt để rải vải hoặc cắt từng lá vải hay đứng dưới sàn nhà để di chuyển dao cắt và cắt bán thành phẩm. Chiều cao của bàn cắt rất phù hợp với tầm vóc của người lao động Việt Nam. Máy cắt cố định là một máy cắt vòng được đặt cố định dùng để cắt các chi tiết bé yêu cầu độ chính xác cao. Tại tổ cắt được trang bị công nghệ gồm: 4 chiếc máy cắt tay, 100 chiếc kẹp vải, 5 chiếc kéo cắt vải, hai máng cắt, suốt dải vải được gắn trên bàn cắt. Các trang bị tổ chức gồm có: bàn làm việc của thống kê, sổ sách, bút để ghi chép phiếu xuất, nhập nguyên liệu, bán thành phẩm, ghế ngồi cho thợ cắt, tủ đựng vải đầu tấm. Trang bị điều khiển: Khi cần điều khiển chế độ làm việc của máy người công nhân chỉ cần thực hiện bằng động tác đưa tay đến bàn điều khiển để điều khiển hoạt động của máy theo ý muốn. Như vậy, việc trang bị bộ phận điều khiển đã góp phần nâng cao trình độ cơ khí hoá trong sản xuất và tạo ra phương pháp lao động thuận lợi cho người lao động. Trang bị dùng chung có hệ thống đèn chiếu sáng, 5 chiếc quạt trần và giàn lạnh làm mát nơi làm việc. Trang bị an toàn bảo hộ lao động gồm có hệ thống phòng cháy chữa cháy, công nhân được trang bị găng tay sắt khi thực hiện công việc. Nhìn chung sự bố trí và trang bị tại tổ cắt là tương đối đầy đủ, đảm bảo công việc không bị gián đoạn vì lý do máy móc, chật trội Đường đi chính theo hướng cửa vào bàn làm việc của thống kê rộng 1,2m, các lối đi khác trong tổ rộng khoảng 40 đến 60cm, hai chiếc máy cố định đều được đặt cách tường 50cm, đảm bảo mọi hoạt động diễn ra được dễ dàng, còn hai máy cắt tay có thể di chuyển trên bàn cắt dễ dàng đảm bảo cắt các chi tiết của sản phẩm nhanh và chính xác. * Bố trí tại tổ giác mẫu kỹ thuật của xí nghiệp 2 6 4 5 7 6 4 3 1 1 1 1 3 Với diện tích 63m2 thì toàn bộ máy móc, bàn làm việc được bố trí như sau: 1- Máy may 1 kim 2 - Bàn giác mẫu 3 - Tủ đựng dụng cụ của công nhân kỹ thuật 4 - Máy đục 5 - Máy khoan 6 - Bàn tạo cữ của thợ làm cữ 7 - Tủ đựng đồ của thợ làm cữ. Qua sơ đồ trên ta cũng thấy được sự bố trí phù hợp về máy móc và vị trí bàn làm việc, nơi để đồ cho nhân viên trong phòng. Việc bố trí này rất khoa học vì hai nhóm nhân viên kỹ thuật và nhân viên làm cữ sẽ không mất thời gian lục tìm đồ dụng, dụng cụ của mình. Khu vực máy và bàn (4,5,6,7,) là của thợ làm cữ, ta có thể nhìn thấy khu vực này được phân biệt với bên giác mẫu kỹ thuật bởi đường đi tạo điều kiện cho người lao động của hai nhóm trên làm việc tự chủ hơn. Nơi làm việc của thợ giác mẫu kỹ thuật được trang bị 4 máy may 1 kim, bàn giác mẫu, hai tủ đứng dùng để cất các dụng cụ đồ dùng, một bàn là hơi nước, thước dây, thước kẻ, phấn, bút, ghim kéo. Nơi làm việc của thợ làm cữ được trang bị: bàn làn cữ, máy khoan, máy đục, nhựa cứng, mêca, băng dính, keo, kéo, thước các loại, búa, giáy, tủ đựng đồ đây là nơi làm việc được trang bị nhiều nhất và đầy đủ nhất. c. Bố trí cục bộ tại từng nơi làm việc Trong ngành may, công nhân ngồi máy 1 kim, máy 2 kim, máy 2 kim 5 chỉ đều được bố trí nơi làm việc tương tự nhau. Ta có thể thấy được cách bố trí các nơi làm việc này như sau: 1 2 3 1: Vị trí người lao động ngồi 2: Vị trí bàn may 3: Thùng đựng sản phẩm Trước mắt nơi làm việc là máy may công nghiệp có thíêt kế chuẩn phù hợp với sinh lý và tầm vóc của người lao động. Thùng đựng sản phẩm được móc ngay vào máy vì vậy khi sản phẩm được may xong, người lao động chỉ cần đưa sản phẩm qua bàn may và bỏ vào thùng đựng. Bề rộng của máy may là 55cm tương ứng với độ dài của cánh tay. Trong quá trình thực hện nhiệm vụ người lao động thực hiện công việc của mình trong tư thế ngồi, ghế ngồi được thiết kế dài 1m vừa là chỗ ngồi của công nhân, vừa là chỗ để nguyên vật liệu, bán thành phẩm chuẩn bị cho quá trình làm việc. Nếu người lao động ở trong chuyền thì khi hết bán thành phẩm phải quay nghiêng người về phía sau để lấy và đặt lên ghế của mình sau đó mới tiếp tục may sản phẩm vì trong chuyền vị trí các nơi làm việc của công nhân được bố trí liền kề nhau. Như vậy bố trí cục bộ tại nơi làm việc trên còn một số điểm chưa hợp lý. Thứ nhất là diện tích nơi làm việc tương đối chật hẹp diện tích này vào khoảng 1,65m2 chưa đạt được tiêu chuẩn là 2,5m2 do ngành may quốc tế quy định cho từng nơi làm việc. Thứ hai: do thùng đựng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3602.doc
Tài liệu liên quan