Đề tài Hoàn thiện công tác trả lương tại công ty phát triển khoáng sản mideco

Hòa chung với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã có những khởi sắc, phát triển với tốc độ cao. Có được những thàng công đó là nhờ chính sách đầu tư vĩ mô của chính phủ và sự quản lý kinh doanh tốt của cấp vi mô trong các doanh nghiệp. Công tác xây dựng và quản lý tiền lương là một nội dung quan trọng của công tác quản lý doanh nghiệp, nhất là trong nền kinh tế thị trường canh tranh gay gắt. Do vậy, để tiền lương thưc sự trở thành đòn bẩy tăng năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc cần phải xây dựng, hoàn thiện một cơ chế tiền lương phù hợp thông qua quá trình thực hiện. Đảm bảo quan hệ lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.

 

doc56 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác trả lương tại công ty phát triển khoáng sản mideco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệm nguyên vật liệu cho Công ty. Hăng hái thi đua sản xuất để nâng cao thành tích, nâng cao hiệu xuất làm việc của máy móc. Nhưng với hình thức trả lương này phải chú ý tới các chỉ tiêu thưởng. Xây dựng các mức thưởng hợp lý để tránh làm tăng chi phí tiền luơng của Công ty. Như vậy cần phải xác định một tỉ lệ thưởng một cách hợp lý, chính xứng đáng với sự đóng góp của người lao động. 1.6 Hình thức trả lương sản phẩm luỹ tiến Hình thức trả lương sản phẩm luỹ tiến là hình thức trả lương cho sản phẩm theo đơn giá cố định kết hợp với trả lương cho những sản phẩm vượt mức theo đơn giá luỹ tiến. ở từng mức độ vượt mức sẽ có một đơn giá riêng. Hình thức trả lương này áp dụng đối với những công việc quan trọng cần người lao động phải đặc biệt chú ý, áp dụng với công nhân làm việc ở những khâu có tính chất quyết định. - Công thức để tính tiền lương sản phẩm luỹ tiến L = (Q1 x P) + (Q1 - Qo) .P .K Trong đó: L : Tổng tiền lương công nhân được lĩnh. Q1: Sản lượng thực tế của công nhân sản xuất ra. Qo: Mức sản lượng. P : Đơn giá lương sản phẩm. K : Hệ số tăng đơn giá sản phẩm. Hình thức trả luơng này sẽ khuyến khích người lao động hăng hái sản xuất, nâng cao sản lượng. Khuyến khích họ tìm tòi ra phương pháp lao động tiên tíên. Tạo ra động lực để họ tăng năng xuất lao động, thi đua sản xuất. Khuyến khích họ học tập, nâng cao tay nghề góp phần hoàn thiện bản thân. Nhưng nó có nhược điểm là đòi hỏi phải xây dựng các định mức lao động khá phức tạp, có thể làm cho tiền lương tăng với tốc độ nhanh mà tốc độ tăng năng xuất lao động không đuổi kịp. Phải dự đoán đươc tính hiệu quả của chế độ tiền lương này không làm cho giá thành tăng cao sẽ khó tiêu thụ và cạnh tranh trên thị trường. c. hình thức trả lương hỗn hợp Hình thức trả lương này là sự pha trộn kết hợp của hai hình thức trả lương giữa hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương theo sản phẩm. Hình thức trả lương này được áp dụng nhiều cho các doanh nghiệp thương mại. Trong hình thức trả lương này tiền lương của người lao động sẽ được chia làm hai phần, đó là phần lương cứng đây là phần lương tương đối ổn định và phần lương mềm phần lương này thương biến động tuỳ thuộc vào kết quả của người lao động. Trong đó: Phần lương cứng cứng : Chiếm tỷ trọg lớn trong tổng tiền lương mà người lao động nhận được, nó được trả theo ngày công làm việc thực tế và bậc lương của người lao động. Là phần lương chủ yếu đảm bảo đời sông và tái sản xuất sức lao động cho người lao động Phần lương mềm : Chiếm tỷ trọng ít trong tổng số tiền lương người lao động nhận được và nó thường biến động phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp, vào kết quả của người lao động như mức độ hoàn thành công việc hay mức độ đóng góp của họ. Các công thức tính: Qpt = Ttt x ĐGtl ĐGtl = Qkh/Tkh và Tkh = DTkh - CPkh Trong đó: - Qpt: Là quỹ tiền lương phải trả - Ttt: Là thu nhập tính lương thực tế - ĐGtl: Là đơn giá tiền lương - Qkh: Là tổng quỹ lương kế hoạch - Tkh: Là thu nhập tính lương kế hoạch - DTkh: Là tổng doanh thu kế hoạch - CPkh: Là tổng chi phí vật chất ngoài lương kế hoạch IV. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác trả lương trong doanh nghiệp hiện nay. Chúng ta biết rằng, tiền lương là vấn đề thời sự nóng bỏng trong đời sống trong đời sống sản xuất và xã hội của đất nước. Nó hàm chứa nhiều mối quan hệ mâu thuẫn giữa sản xuất và nâng cao mức sống, giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa thu nhập của các thành phần dân cư... Đối với hàng triệu người lao động làm công ăn lương, tiền lương luôn là mối quan tâm hàng ngày đối với họ. Thật vậy, tiền lương là ngành thu nhập chính nhằm duy trì và nâng cao mức sống của người lao động và gia đình họ. ở một mức độ nhất định, tiền lương có thể dược xem là bằng chứng thể hiện giá trị, địa vị, uy tín của người lao động đối với cá nhân và xã hội. Vì thế tiền lương chính là động lực kích thích người lao động làm việc hăng say thông qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả. Do đó, sự kết hợp hài hoà giữa các lợi ích trong doanh nghiệp thông qua phân phối thu nhập là yếu tố vô cùng quan trọng. Phải làm sao để cho người lao động vì lợi ích của bản thân và gia đình mình mà quan tâm đến lao động với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Làm cho người lao động thấy muốn có thu nhập thì doanh nghiệp phải đạt kết quả cao trong kinh doanh, mặt khác doanh nghiệp muốn phát triển phải có sự đóng góp của người lao động. Từ lâu, việc trả công lao động luôn là mộtvấn đề thách thức nhất cho các nhà quản trị ở mọi doanh nghiệp (sản xuất, kinh doanh, dịch vụ...). Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp lựa chọn cho mình hình thức trả lương là khác nhau, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu cơ bản đó là : Thu hút nhân viên, duy trì những nhân viên giỏi, kích thích động viên, đáp ứng yêu cầu của luật pháp. Thu hút nhân viên: Thông thường những người đi tìm việc không thể biết chính xác mức lương cho những công việc tương tự ở các doanh nghiệp khác nhau, không thể hoặc rất khó so sánh tất cả những lợi ích từ công việc như phúc lợi, khen thưởng, cơ hội thăng tiến...của công việc trong các doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, mức lương doanh nghiệp đề nghị thường là một trong những yếu tố cơ bản nhất trong quyết định của người lao động có chấp nhận việc làm ở doanh nghiệp hay không. Các doanh nghiệp càng trả lương cao càng thu hút được những nhân viên giỏi. Thực hiện điều tra tiền lương trên thị trường sẽ giúp doanh nghiệp đề ra các chính sách trả công và mức lương thích hợp. Duy trì những nhân viên giỏi: Để duy trì được những nhân viên giỏi cho doanh nghiệp, trả lương cao chưa đủ mà còn phải thể hiện tính công bằng trong nội bộ doanh nghiệp. Khi nhân viên nhận thấy rằng doanh nghiệp trả lương cho họ không công bằng, họ sẽ cảm thấy khó chịu, bị ức chế và chán nản, thậm chí rời bỏ doannh nghiệp. Tính công bằng trong trả lương thể hiện không chỉ ở sự công bằng giữa những nhân viên thực hiện cùng công việc, có kết quả tương đương... mà còn có sự công bằng giữa những công việc có tầm quan trọng, yêu cầu mức độ phức tạp, kỹ năng thực hiện hoặc những nhân viên làm việc trong những bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp. Mặc dù không có hệ thống trả lương nào có thể làm công bằng mọi nhân viên trong doanh nghiệp nhưng việc định giá công việc và nghiên cứu tiền lương trên thị trường sẽ giúp doanh nghiệp vừa bảo đảm được tính công bằng nội trợ, vừa đảm bảo duy trì được những nhân viên giỏi góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp. 3. Kích thích, động viên nhân viên: Tất cả các yếu tố cấu thành trong thu nhập của người lao động: lương cơ bản, thưởng, phúc lợi, trợ cấp cần được sử dụng có hiệu quả nhằm tạo ra động lực kích thích cao nhất đối với nhân viên. Nhân viên thường mong đợi những cố gắng và kết quả thực hiện công việc của họ sẽ được đánh giá và khen thưởng xứng đáng. Những mong đợi này sẽ hình thành và xác định mục tiêu, mức độ thực hiện công việc nhân viên cần đạt được trong tương lai. Nếu các chính sách và hoạt động quản trị của doanh nghiệp để cho nhân viên nhận thấy rằng sự cố gắng, vất vả của họ không được đền bù xứng đáng họ sẽ không cố gắng làm việc nữa. 4. Đáp ứng yêu cầu của luật pháp: Những vấn đề cơ bản của luật pháp liên quan đến trả lương lao động trong các doanh nghiệp thường chú trọng đến các vấn đề sau đây: Quy định về lương tối thiểu. Quy định về thời gian và điều viện lao động. Các khoản phụ cấp trong lương. Các quy định về phúc lợi xã hội như bảo hiểm xã hội, ốm đau, tai nạn lao động... Trên đây là những mục tiêu cơ bản đối với bất kể một doanh nghiệp nào khi lựa chọn hình thức trả lương. Từ những mục tiêu đó giúp cho doanh nghiệp lựa chọn và hoàn thiện hình thức trả lương của doanh nghiệp mình sao cho phù hợp, vừa đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển vừa đảm bảo mức sống của người lao động, giúp cho người lao động có niềm tin trong công tác. Chương 2 Phân tích Thực trạng công tác trả lương tại Công ty phát triển khoáng sản mideco I - Tổng quan về Công ty phát triển khoáng sản MIDECO 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty phát triển khoáng sản(sau đây gọi tắt là Công ty) được thành lập vào tháng 2 năm 1989 trực thuộc tổng Công ty khoáng sản Việt Nam _ Bộ Công Nghiệp, có trụ sở tại 183 đường Trường Chinh _ Hà Nội, Việt Nam. Năm 1993 Công ty đặt trụ sở giao dịch tại số 6 Phạm Ngũ lão, quận Hoàn Kiếm_Hà Nội.Có chi nhánh,văn phòng đại diện tại: Bình định, Quảng nam, Đà nẵng, Hà nội, Huế, Sơn la.Với số vốn là 1.006.000.000 đồng ngành nghề kinh doanh của Công ty lúc bấy giờ là thăm dò, khai thác và kinh doanh khoáng sản. Năm 1995 Công ty đă tăng số vốn lên là 2.754.835.045 đồng và bổ sung thêm một số ngành nghề kinh doanh: - ốp lát gạch, đá vào các công trình xây dựng. - San đắp nền, thi công đường giao thông, cống tiêu thoát nước khu mỏ. - Thi công xây dựng các công trình dân dụng quy mô nhỏ. Năm 1999 Công ty chuyển trụ sở giao dịch về 183 đường Trường Chinh, quận Thanh Xuân, Hà nội(Theo công văn sôd 116/CV-VP ngày 28/7/1999 của Công ty kèm công văn ngày 29/7/1999 có xác nhận của UBND phường khương mai).Và bổ xung thêm một số ngành nghề kinh doanh: Xây lắp các công trình mỏ, dân dụng, xuất khẩu các sản phẩm kim loại đen, kim loại màu và quặng phi kim loại.Nhập khẩu nguyên liệu vật tư thiết bị phục vụ khai thác,tuyển khoáng và tinh luyện quặng kim loại và phi kim loại, gia công tuyển luyện chế biến khoáng sản,gia công cơ khí, chế tạo và dịch vụ sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ ngành khai thác, chế biến khoáng sản. Từ năm 1999 đến nay Công ty vẫn đặt trụ sở giao dịch ở 183 đường Trường chinh, quận Thanh Xuân, Hà nội.Hiện nay các lĩnh vực hoạt động của Công ty là thăm dò địa chất, khai thác, chế biến và thương mại các loại khoáng sản. Sản phẩm chính của Công ty là các loại đá Granite, và Marble được khai thác từ các mỏ của công ty quản lí và liên kết, các sản phẩm này đa dạng về màu sắc, chất lượng tốt, ổn định và được chế biến trên dây chuyền hiện đại nhập năm 1996 của hãng Breton_Italy bao gồm máy cưa giàn, máy mài, máy cắt định hình.khả năng sản xuất đối với đá Granite là 70.000 m2/năm, đá Marble là 10.000m2/năm. Các sản phẩm của Công ty đã được cung ứng cho các công trình xây dựng lớn ở Việt Nam và cũng được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Nam Triều Tiên, Nhật Bản và các nước Đông Nam á. 2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty 2.1 Chức năng của công ty. Công ty phát triển khoáng sản là doanh nghiệp Nhà nước bao gồm các đơn vị thành viên có quan hệ với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị hoạt động trong ngành nghề khoáng sản. Công ty được Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quyết định thành lập (trước đây là Bộ Công nghiệp nặng), nhằm tăng cường khả năng tích tụ, tập trung phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên của Công ty, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Công ty là thành viên của Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam. Công ty phát triển khoáng sản có chức năng sản xuất và kinh doanh sản phẩm gạch ốp lát phục vụ cho xây dựng và trang trí các công trình xây dựng của Nhà nước và tư nhân. Công ty có chức năng quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nhằm thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty, đảm bảo có lãi. Công ty phát triển khoáng sản là đơn vị sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng để giao dịch, được mở tài khoản tại các ngân hàng trong nước. 2.2 Nhiệm vụ của công ty. Công ty có nhiệm vụ khai thác chế biến khoáng sản theo chiến lược, quy hoạch kế hoạch của Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam bao gồm nghiên cứu khảo sát, thăm dò địa chất các khoáng sản, đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư, xây lắp các công trình công nghiệp dân dụng, khai thác chế biến khoáng sản, sửa chữa máy móc thiết bị, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng thiết bị vật tư và tiến hành các hoạt động kinh doanh khác theo Pháp luật. Sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai, các nguồn lực khai thác để thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra. Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo theo các quy định của sộ luật lao động 2.3 Cơ cấu bộ máy của công ty. Giám đốc PGĐSX Ban Công nợ công nợ TCKT TC-HC PGĐKD Phòng KT-CN Phòng KH-VT Phòng KDTT Bán hàng Đội thi công Văn phòng Thanh Hoá XN ktks Quỳ Hợp XN mỏ Bình Định XN sản xuất đá ốp lát - Công ty là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Phát triển Khoáng sản (MIDECO). Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ theo Pháp luật Việt Nam.Có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng trong nước. Công ty chịu trách nhiệm kinh tế và dân sự về các hoạt động và tài sản của mình. Công ty hoạt động theo pháp luật Việt Nam và Luật Doanh Nghiệp Nhà nước. - Qua sơ đồ trên ta cũng thấy cơ cấu bộ máy của Công ty được xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng. Mỗi phòng ban đều có chức năng nhiệm vụ cụ thể, nhưng chúng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau, lề lối làm việc, mối quan hệ giữa giám đốc với các phòng ban, giữa phòng ban với phòng ban, các tổ chức phụ thuộc được xác định cụ thể. Đứng đầu Công ty là Giám đốc, Giám đốc Công ty do Tổng giám đốc Công ty khoáng sản Việt Nam bổ nhiệm và miễn nhiệm. Đứng dưới sau Giám đốc là các Phó giám đốc. Phó giám đốc do Giám đốc Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. Công ty có hai Phó giám đốc giúp việc cho Giám đốc đó là Phó giám đốc sản xuất và Phó giám đốc kinh doanh. Phó giám đốc sản xuất sẽ trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất của Công ty. Điều hành quản lý phòng kế hoạch vật tư, phòng kĩ thuật công nghệ và các phân xưởng. Có các chỉ đạo kịp thời để các phòng ban này hoạt động một cách có hiệu quả. Có các chiến lược sản xuất, các phương pháp nhằm tiết kiệm nguyên liệu vật tư trong quá trình sản xuất. Hàng năm phó giám đốc sẽ có các phương hướng giải pháp về các hoạt động sản xuất, điều độ sản xuất, cải tiến phương pháp làm việc,ứng dụng công nghệ mới vào sản xuấtđể tham mưu cho Giám đốc. Với Phó giám đốc kinh doanh sẽ trực tiếp điều hành các phòng ban: phòng kinh doanh tiếp thị, ban thu hồi công nợ, công tác bán hàng. Phó giám đốc sẽ xây dựng các phương án thu hồi công nợ để trình Giám đốc phê duyệt. Đưa ra các chiến lược bán hàng và tiếp thị để sản phẩm trở nên gần gũi với người tiêu dùng. Xây dựng các chiến lược nghiên cứu thị trường, các chiến lược về sản xuất kinh doanh, chiến lược về nguồn nhân lực để tham mưu cho Giám đốc. Ngoài các Phó giám đốc thì các phòng ban cũng là công cụ đắc lực cho Giám đốc trong việc điều hành và quản lý. Mỗi phòng ban đều có chức năng nhiệm vụ cụ thể, nhưng chúng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau, lề lối làm việc, mối quan hệ giữa giám đốc với các phòng ban, giữa phòng ban với phòng ban đã làm cho Công ty hoạt động một cách có hiệu quả hơn. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban cụ thể là *Phòng kế hoạch vật tư: - Lập kế hoạch nhu cầu về: vật tư, phụ tùng thay thế phục vụ cho sản xuất - Ký kết và nhận kế hoạch thường kỳ và kế hoạch theo hợp đồng của Công ty giao. Theo dõi việc ký kết xây dựng công trình và hoàn thiện hồ sơ thanh quyết toán khi công trình hoàn thành. - Chủ trì xây dựng các kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, để giao cho các đơn vị thành viên tăng doanh số bán - Bổ sung, cân đối kịp thời các chỉ tiêu kế hoạch sản xuât kinh doanh cho các đơn vị thành viên thực hiện, theo sự phát triển sản xuất hàng kỳ của Công ty. - Nghiên cứu xây dựng các định mức tiêu hao vật tư, nguyên nhiên liệuXây dựng các chỉ tiêu kiểm tra chất lượng sản phẩm. Có kế hoạch hạ giá thành cho các loại sản phẩm để thu hút khách hàng, đưa sản phẩm của Công ty tiếp cận với thị trường. - Có kế hoạch mua bán, dự trữ vật tư. Điều độ sản xuất hàng ngày tới các phân xưởng. Kiểm tra theo dõi chất lượng sản phẩm so với các yêu cầu, các chỉ tiêu chất lượng đâ đề ra. - Lập báo cáo thực hiện kế hoạch theo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Công ty. - Kiểm tra và nghiệm thu chất lượng nguyên liệu, vật tư, thiết bị nhập về Công ty và kiểm tra chất lượng sản phẩm do các phân xưởng sản xuất. * Phòng kỹ thuật công nghệ - Có kế hoạch kiểm tra theo dõi thực hiện bão dưỡng, sữa chữa máy móc thiết bị theo định kỳ hoặc đột xuất. - Có kế hoạch kiểm tra chỉ đạo thực hiện quy trình công nghệ gia công các loại đá Granite và đá Marble. Xây dựng ban hành các hướng dẫn, giám sát các nội quy an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp để đảm bảo sức khoẻ cho người lao động. - Tiến hành lập và theo dõi hồ sơ lý lịch, nhật trình các loại máy móc thiết bị để có chế độ bảo dưỡng kịp thời nâng cao tuổi thọ cho máy. - Lập kế hoạch đào tạo công nhân, tổ chức thi nâng bậc hàng năm khuyến khích họ học tập nâng cao trình độ tay nghề - Phối hợp với ban kế hoạch để xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư, điện năng, vv.. - Giám sát chất lượng sản phẩm, các quy trình sản xuất. - Chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất ra. - Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm. * Phòng tổ chức hành chính - Thực hiện tốt công tác hành chính, văn thư, đánh máy, lưu giữ hồ sơ tài liệu của Công ty. - Theo dõi tổ chức quản lý các phòng ban, là nơi giải quyết các thủ tục hành chính , phòng tổ chức hành chính chịu trách nhiệm về đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty ... - Tổng hợp các kế hoạch chương trình công tác của ban Giám đốc và các ban trong Công ty đảm bảo điều hành sản xuất của Công ty. - Giải quyết các chế độ cho người lao động. - Xây dựng chiến lược về nguồn nhân lực. - Xây dựng các chương trình đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động. - Xem xét giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của người lao động. - Xây dựng, áp dụng các hình thức trả lương trong Công ty. - Lập bảng lương, thống kê theo dõi các chế độ BHXH, BHYT của CBCNV trong toàn Công ty - Có kế hoạch về tiền vốn, thiết bị và nhân lực để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, đáp ứng cho kế hoạch lâu dài của doanh nghiệp. Giao quyền chủ động phần lớn cho cơ sở trong mô hình hạch toán tập trung của Công ty. Tiến hành khoán sâu công việc thậm chí khoán biên chế, quỹ lương cho bộ phận sản xuất gián tiếp trong Công ty. - Có kế hoạch triển khai tốt Nghị định số 205/2004/NĐ-CP quy định về hệ thống thang bảng lương và các chế độ phụ cấp mới trong các Công ty Nhà nước khi có hướng dẫn của các Bộ, Ban ngành và Tổng công ty. - Có kiến nghị đề bạt, bổ trí cán bộ có năng lực vào vị trí chủ chốt để hoàn thành tốt các nhiệm vụ Công ty giao cho đồng thời tinh giảm gọn nhẹ bộ máy quản lý của Công ty bằng cách xem xét loại bỏ những bộ phận, cán bộ không cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty. * Phòng tài chính – kế toán - Theo dõi thống kê các chứng từ ban dầu, viết phiếu xuất nhập vật tư nguyên liệu sản phẩm của nhà máy. - Thực hiện công tác tài chính kế toán, báo cáo thưòng xuyên và định kỳ theo yêu cầu của Công ty - Quản lý việc thu chi ngân sách của Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và các cơ quan pháp luật về các báo cáo tài chính. Hạch toán các khoản thu chi và nộp ngân sách đối với Nhà nước . - Tổng hợp về tình hình tài tài chính của công ty sau đó đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh kiến nghị với giám đốc để đề ra chiến lược kinh doanh cho năm sau. - Xem xét tình hình thực hiện chế độ kế toán của các đơn vị thành viên. Lưu giữ các chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật. * Phòng kinh doanh tiếp thị - Tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch tiêu thụ, chịu trách nhiệm trong công việc tiêu thụ sản phẩm, - Có chiến lược quảng bá sản phẩm dần đưa sản phẩm tiếp cận thị trường - Tiếp thu những ý kiến đóng góp của khách hàng để có những bước cải tiến chất lượng sản phẩm phù hợp hơn với thị hiếu người tiêu dùng. - Xây dựng nhiều kênh phân phối làm cho sản phẩm có mặt trên khắp thị trường. * Ban thu hồi công nợ - Do Phó giám đốc kinh doanh đứng đầu kiêm trưởng ban. Có kế hoạch kiểm tra các khoản nợ và đề ra phương án thu hồi các khoản nợ đến hạn trả cho Công ty. - Là nơi giải quyết, thanh toán và thu hồi các khảon nợ của Công ty. * Các phân xưởng sản xuất Phân xưởng 1: Cán bộ quản lý của phân xưởng 1 gồm có 1 quản đốc và một phó quản đổc trực tiếp vận hành dây chuyền thiết bị Italia. Sản xuất đá tấm Granite có công xuất 120.000 m2/năm, phân xưởng chia làm 3 tổ sản xuất: Tổ cưa giàn Tổ mài bóng Tổ cắt cạnh Phân xưởng 2: Cán bộ quản lý của phân xưởng gồm có 1 quản đốc trực tiếp vận hành dây chuyền sản xuất đá Granite và đá Marble có công xuất 3000m2/năm. Phân xưởng chia làm 5 tổ: Tổ vận hành máy bổ đĩa Tổ mài bóng đá Granite Tổ mài bóng đá Marble Tổ cắt cạnh các loại đá Tổ hoàn thiện gia công chế tác 3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. 3.1 Ngành nghề kinh doanh của Công ty -Thăm dò, khai thác và kinh doanh khoáng sản - ốp lát gạch, đá vào các công trình xây dựng - San đắp nền, thi công đường giao thông, cống tiêu thoát nước khu mỏ. - Thi công xây dựng các công trình dân dụng quy mô nhỏ. - Xây lắp các công trình mỏ, dân dụng, xuất khẩu các sản phẩm kim loại đen, kim loại màu và quặng phi kim loại. Nhập khẩu nguyên liệu vật tư thiết bị phục vụ khai thác, tuyển khoáng và tinh luyện quặng kim loại và phi kim loại, gia công tuyển luyện chế biến khoáng sản, gia công cơ khí, chế tạo và dịch vụ sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ ngành khai thác, chế biến khoáng sản. - Thăm dò địa chất, khai thác, chế biến và thương mại các loại khoáng sản. 3.2 Đặc điểm về sản phẩm Sản phẩm chính của Công ty là các loại đá Granite, và Marble được khai thác từ các mỏ của công ty quản lí và liên kết, các sản phẩm này đa dạng về màu sắc, chất lượng tốt, ổn định và được chế biến trên dây chuyền hiện đại nhập năm 1996 của ý. Các sản phẩm của Công ty đã được cung ứng cho các công trình xây dựng lớn ở Việt Nam và cũng được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Nam Triều Tiên, Nhật Bản và các nước Đông Nam á. Sản phẩm của công ty có đặc điểm nổi trội là: Chiều dày đá lớn, độ hút nước thấp, độ chịu lực và độ bền đá cao. Công ty sản xuất chủ yếu là đá tấm và đá khối và sản xuất với nhiều kích cỡ khác nhau từ 0,02m2 đến 4m2/tấm và có thể có kích thước nhỏ và lớn hơn. 3.3 Quy trình công nghệ Các sản phẩm của công ty được chế biến trên dây chuyền hiện đạin nhập năm 1996 của hãng Breton_Italy bao gồm máy cưa giàn, máy mài, máy cắt định hình. Khả năng sản xuất với đá Granite là 70.000m2/năm đá Marble la 10.000m2/năm. Đá tấm nguyên liệu được nhập về nhà máy và quá trình chế biến sản phẩm được thực hiện qua các bước sau: _Về khai thác đá: Thăm dò Nổ mìn Khai thác Vận chuyển về kho _ Sản xuất đá tấm: Đá khối Xẻ Mài Cắt định hình Nhập kho 4. Kết quả sản xuất kinh doanh một vài năm năm qua Chỉ tiêu ĐVT 2002 2003 2004 1.GTTSL Tr.đ 17736 13335,30 11551 2.Doanh thu Tr.đ 11680 8914,70 6697,4 3.Nộp ngân sách Tr.đ 303 317.46 450,16 4.Thu nhập bq đ/ng/th 600.000 610.000 640.000 - Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua là rất đáng báo động các chỉ tiêu cơ bản đều giảm và hoạt động của công ty là không hiệu quả. GTTSL giảm liên tục nguyên nhân cơ bản là do doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất. Cơ sở tài nguyên ngày càng bị thu hẹp và chưa đánh giá chắc chắn ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất, khai thac mỏ. Kinh doanh sản xuất ở hầu hết các mặt hàng sản xuất của công ty đều giảm, điều đó cũng làm cho doanh thu của công ty giảm liên tục. Thị trường đá tấm trong nước liên tục hạ giá, đá tấm từ Trung Quốc nhập lậu qua đường biên giới tràn lan, giá thành sản phẩm đá tấm của công ty vẫn còn cao do chi phí vận chuyển quá lớn và đầu tư thiết bị không phát huy được hết công suất nên tính cạnh tranh kém, mức độ tiêu thụ, khả năng chiếm lĩnh thị trường chậm. Điều này cũng ảnh hưởng tới doanh thu Thu nhập bình quân người còn rất thấp so với tình hình chung và tốc độ tăng thu nhập lại là vấn đề đáng báo động. Trong khi người lao động không có mức thu nhập thỏa đáng thì việc phục vụ hết mình cho sự phát triển của công ty là rất hạn chế. 5. Đặc điểm nguồn lao động trong Công ty. 5.1 Cơ cấu lao động theo chức năng. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm2003 Năm 2004 Số lượng % Số lượng % Số lượng % LĐ trực tiếp 132 66 122 69.71 103 71,03 LĐ gián tiếp 68 34 53 30.29 42 28.96 Tổng số 200 100 175 100 145 100 Nhìn chung cơ cấu lao động của Công ty theo chức năng tương đối phù hợp, lao động trực tiếp qua các năm chiếm khoảng trên 70% , đây chính là lực lượng trực tiếp làm ra sản phẩm dịch vụ, tạo ra giá trị sản xuất cho Công ty , tạo ra doanh thu cho Công ty. Công ty cũng đang tiến hành tinh giảm đội ngũ lao động gián tiếp, tăng số lao động trực tiếp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cụ thể là số lao động của Công ty năm sau giảm so với năm trước nhưng tạo ra tỉ lệ lao động trực tiếp tăng lên là điều hợp lí nhằm tránh gây lãng phí cho Công ty. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môncơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn năm 2004 Trình độ học vấn Trên đại học Đại học và cao đẳng Trung cấp Thợ đă qua đào tạo Lao động phổ thông Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Số lượng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQ0056.doc
Tài liệu liên quan