MỤC LỤC
Phần 1: LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu 1
4. Kết cấu của đề tài 2
Phần 2: NỘI DUNG 3
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về tuyển dụng nhân sự 3
1. Các khái niệm 3
1.1. Tuyển dụng 3
1.2. Tuyển mộ 3
1.3. Tuyển chọn 3
2. Nguồn và phương pháp tuyển mộ 3
3. Quá trình tuyển dụng nhân sự 4
3.1. Quá trình tuyển mộ 4
3.1.1. Xây dựng chiến lược tuyển mộ 4
3.1.2. Tìm kiếm người xin việc 6
3.1.3. Đánh giá quá trình tuyển mộ 6
3.2. Quá trình tuyển chọn 6
3.2.1. Các bước của quá trình tuyển chọn 6
3.2.2. Đánh giá quá trình tuyển chọn 9
4. Cơ sở của tuyển dụng nhân sự 10
5. Công cụ và phương tiện của tuyển chọn 10
6. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng 10
6.1. Môi trường bên ngoài 10
6.2. Môi trường bên trong 11
7. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả của công tác tuyển dụng nhân sự 11
Chương II: Phân tích thực trạng công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần sữa quốc tế- IDP 13
1. Tổng quan về công ty cổ phần sữa quốc tế 13
1.1. Giới thiệu chung về công ty 13
1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty 14
1.3. Cơ cấu lao động của công ty 15
1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 19
2. Thực trạng công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần sữa quốc tế - IDP 20
2.1 Mục tiêu của công ty trong thời gian tới 20
2.1.1 Mục tiêu về sản xuất kinh doanh 20
2.1.2 Mục tiêu về nhân sự 21
2.2 Thực trạng công tác tuyển dụng của công ty 21
2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng nhân sự của công ty 21
2.2.2 Quy trình và cơ sở tuyển dụng của công ty 25
2.2.3 Nguồn và phương pháp tuyển mộ công ty đang áp dụng 27
2.2.4 Công cụ và phương tiện công ty đang áp dụng trong tuyển chọn nhân sự 32
2.2.5 Quá trình tuyển chọn của công ty 33
3. Đánh giá công tác tuyển dụng của công ty IDP 38
3.1 Đánh giá 38
3.1.1Đối với chất lượng nguồn nhân lực 38
3.1.2 Đối với thực hiện công việc 39
3.1.3 Chi phí cho quá trình tuyển dụng 40
3.2 Nguyên nhân 42
Chương III: Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần sữa quốc tế 44
1. Các kiến nghị hoàn thiện quy trình và cơ sở tuyển dụng 45
2. Các biện pháp về nguồn và phương pháp tuyển mộ 45
3. Các kiến nghị hoàn thiện công cụ và phương tiện sử dụng trong tuyển chọn 46
4. Kiến nghị hoàn thiện quá trình tuyển chọn 46
5. Kiến nghị về tổ chức nói chung và phòng Hành chính tổng hợp nói riêng 46
6. Các biện pháp khác 47
Phần 3: KẾT LUẬN 48
55 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6145 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần Sữa quốc tế - IDP, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao động phổ thông khá cao để phục vụ cho nhà máy sản xuất sữa. Có thể thấy rằng lao động phổ thông luôn chiếm tỷ lệ cao nhất , đặc biệt năm 2006 với 50% là lao động phổ thông,và luợng lao động có trình độ trung bình này cũng ngày càng được tinh giảm. Công nhân kỹ thuật của công ty luôn chiếm tỉ lệ cao vì công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh sữa. Cụ thể: năm 2005 lượng CNKT là 32 người, chiếm tỷ lệ khoảng 30% và số lượng công nhân kỹ thuật tăng qua các năm, năm 2007 là 67 người chiếm tỷ lệ 45,6% trong tổng số lao động của công ty, đến năm 2008 là 88 người chiếm 48,6%. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm của công ty là trong năm 2007 công ty đầu tư rất nhiều máy móc và thiết bị hiện đại để phục vụ cho quá trình sản xuất. Nhìn chung trình độ lao động của công ty cũng khá phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên lực lượng lao động phổ thông chưa qua đào tạo cũng chiếm tỷ lệ cao nên ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của công ty, đòi hỏi công ty phải có biện pháp tinh giảm lượng lao động này để nâng cao chất lương nguồn nhân lực và cạnh tranh với các công ty khác.
b. Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Bảng 3: Cơ cấu lao động theo độ tuổi lao động
Năm
Tuổi
2005
2006
2007
2008
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
20-30
32
29,90
35
27,78
48
32,65
56
30,94
30-40
47
43,93
45
35,71
54
36,73
59
32,60
40-50
23
21,5
31
24,60
33
21,77
47
25,96
50-60
5
4,67
15
11,91
12
8,15
19
10,5
Tổng
107
100
126
100
147
100
181
100
( Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp IDP)
Theo độ tuổi thì công ty có lượng lao động trẻ và dồi dào, đây là một trong những lợi thế của công ty trong sản xuất cũng như trong kinh doanh.Lao động dưới 40 tuổi luôn chiếm tỷ lệ từ 60-70%. Đây là một lợi thế rất đáng kể của công ty để thực hiện những mục tiêu trong tương lai và thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của môi trường vì những người trẻ tuổi luôn nhiệt huyết, năng động và dễ thích nghi với sự thay đổi. Bên cạnh đó lượng lao động có thâm niên cũng chiếm tỉ lệ khá cao và giữ vai trò quan trọng trong các quyết định của công ty. Lực lượng lao động cũng tăng theo các năm ở các độ tuổi, đặc biệt là độ tuổi trên 40 tuổi. Điều này cũng đặt ra thách thức đối với công ty trong vấn đề tuyển dụng lao động nhằm thay thế những người về hưu trong tương lai và tuyển những người đáp ứng yêu cầu công việc.
c. Cơ cấu lao động theo giới tính
Bảng 4: Cơ cấu lao động theo giới tính
Năm
Giới tính
2005
2006
2007
2008
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Nam
85
79,44
89
70,63
91
61,90
123
67,96
Nữ
22
21,56
37
29,37
56
38,10
58
32,04
Tổng
107
100
126
100
147
100
181
100
( Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp IDP)
Nhìn chung lực lượng lao động nam của công ty luôn chiếm tỉ lệ cao hơn so với nữ. Và không ngừng tăng lên qua các năm, điều này là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty đòi hỏi lượng lao động kỹ thuật và vận chuyển nhiều để đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty. Cụ thể lực lượng lao động là nam gần gấp 2 lần so với nữ,tuy nhiên theo xu hướng thì lao động nữ ngày càng khẳng định vai trò của họ thể hiện thông qua tỉ lệ nữ tăng qua các năm, đặc biệt năm 2007 tỷ lệ lao động nữ trong toàn công ty tăng lên gần 9%.
Tóm lại, số lượng và cơ cấu lao động của công ty là khá phù hợp với hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty. Trình độ lao động của công nhân trong công ty tuy chưa đồng đều và chưa thực sự cao nhưng cũng đáp ứng được yêu cầu công việc đối với từng độ tuổi khác nhau và các giới khác nhau.Đây là điều kiện thuận lợi để công ty có thể thực hiện được những mục tiêu của mình. Trong thời gian tới với việc mở rộng thêm hoạt động sản xuất thì lao động cần phải được tăng cường cả về số lượng và chất lượng mới đáp ứng được và cạnh tranh với các công ty khác.
1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng 5: Kết quả sản xuất kinh doanh
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng sản lượng(triệu lít)
16
22
28
34
32
Doanh thu (tỷ đồng)
121,3
192,5
217,6
285
260
Lợi nhuận (tỷ đồng)
58,25
76,2
92,328
102
98,36
Nộp ngân sách nhà nước(tỷ đồng)
3,421
4,934
5,746
6,824
6,327
Thu nhập BQ/người (triệu đồng/người/tháng)
1,825
2,217
2,435
2.832
3,215
( Nguồn: Công ty cổ phần sữa quốc tế- IDP)
Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng công ty đang ngày càng phát triển và đạt được doanh số ngày càng tăng qua các năm, trong đó cao nhất là năm 2007 vói 285 tỷ đồng,có được kết quả này là do sự đầu tư máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến của công ty, thấp nhất là năm 2004 bởi vì đây là năm đầu tiên công ty bắt đầu hoạt động nên doanh thu chỉ đạt 121,3 tỷ đồng. Năm 2008 vừa qua do khủng hoảng kinh tế nói chung nên doanh thu của công ty cũng giảm hơn so với năm 2007. Qua đó các khoản nộp ngân sách nhà nước cũng tăng lên và thu nhập của người lao động cũng ngày càng được cải thiện. Mức lương trung bình của người lao động ngày càng đựoc nâng cao để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người lao động cũng như khả năng phục vụ sản xuất kinh doanh cho công ty. Chính điều này sẽ tác động ảnh hưởng đến một số hoạt động của phòng hành chính tổng hợp cũng như toàn thể công ty.
2. Thực trạng công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần sữa quốc tế IDP
2.1 Mục tiêu của công ty trong thời gian tới
2.1.1 Mục tiêu về sản xuất kinh doanh
Theo báo cáo trong cuộc họp báo ngày 31 tháng 10 năm 2007 của công ty IDP, mục tiêu được nêu rõ như sau:
1. Lĩnh vực kinh doanh của công ty:
- Sản xuất và kinh doanh sữa bột, sữa tươi, sữa chua, bột dinh dưỡng và các sản phẩm dinh dưỡng khác từ sữa.
- Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành, dầu ăn và nước giải khát.
- Các hoạt động hỗ trợ trồng trọt và chăn nuôi.
- Sản xuất đường
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dinh dưỡng và thực phẩm chức năng
2. Mục tiêu của công ty là không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận có thể được cho công ty và các cổ đông, nâng cao giá trị công ty và không nhừng cải thiện đời sống, điều kiện làm việc và thu nhập cho người lao động, đồng thời làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước. Bên cạnh đó IDP gắn kết công nghiệp chế biến với phát triển vùng nguyên liệu nhằm tăng tính độc lập về nguyên liệu hiện tại và cho tương lai. Trong thời gian tới, công ty IDP sẽ tiếp tục phát triển qui mô công ty với một loạt nhà máy mới, thiết bị công nghệ và đa dạng hoá sản phẩm, liên doanh liên kết với các công ty trong và ngoài nước để sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, sẵn sàng cho hội nhập và cạnh tranh. Đến năm 2010 trở thành một trong những công ty dẫn đầu tại Việt Nam chuyên cung cấp các sản phẩm sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng và các sản phẩm khác trong lĩnh vực kinh doanh. Để đạt tốc độ tăng trưởng trung bình từ 15% đến 20% mỗi năm, với doanh thu bình quân hàng năm đạt 250 tỉ đồng từ năm 2007 đến năm 2010, công ty liên tục đầu tư đa dạng hoá sản phẩm, phát triển đầu tư trên nhiều lĩnh vực.
2.1.2 Mục tiêu về nhân sự
Xuất phát từ đặc điểm về lao động của công ty đã đựoc phân tích ở trên, trong thời gian tới,công ty đang đặt mục tiêu xây dựng đội ngũ lao động có trình độ và có chất lượng cao nhằm đáp ứng các mục tiêu trước mắt và lâu dài của công ty. Cụ thể số lao động của công ty trong năm 2015 sẽ khoảng 400 người nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ cho 2 nhà máy của công ty. Cử một số cán bộ đi học tập và đào tạo ở nước ngoài nhằm đưa thương hiệu và các sản phẩm của công ty ra các nước khác.
2.2 Thực trạng công tác tuyển dụng của công ty
2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng nhân sự của công ty
a. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty chuyên về chế biến thực phẩm, thực phẩm chức năng và kinh doanh xuất nhập khẩu. Ngoài ra công ty cũng hoạt động trong các lĩnh vực tư vấn, dịch vụ và đầu tư trong ngành nghề chế biến thực phẩm và công nghiệp tiêu dùng và xây dựng công nông nghiệp. Các sản phẩm của công ty sẽ đáp ứng đại bộ phận người tiêu dùng Việt Nam và xuất khẩu ra nước ngoài. Công ty tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động và giải quyết đầu ra cho các hộ chăn nuôi vùng Bắc Bộ. Và đóng góp các nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
b. Đặc điểm về sản phẩm của công ty
Sữa là một thực phẩm dinh dưỡng cao, rất cần thiết và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của con người và xã hội, vấn đề chất lượng sữa luôn được công ty đưa lên hàng đầu Trong quá trình đầu tư, dây chuyền sản xuất sản phẩm sữa thanh trùng PURINA đã đưa sản phẩm ra thị trường cuối năm 2005. Tháng 4 năm 2006, công ty đã đưa ra thị trường thêm 2 dòng sản phẩm mới cao cấp nhãn hiệu z’DOZI là sữa tiệt trùng và sữa chua ăn. Sản phẩm được phân phối và bán rộng rãi trên toàn quốc. Công ty đã đầu tư cho nhãn hiệu sản phẩm sữa tiệt trùng z’DOZI ở mức cao, vì vậy thương hiệu z’DOZI đã được xác nhận là một trong những nhãn sữa chủ yếu trong ngành sữa Việt Nam được thị trường biết đến và có đánh giá tốt. Cuối tháng 6 năm 2008, Công ty cho ra đời sản phẩm sữa tươi Ba Vì và sữa chua Ba Vì và được người tiêu dùng đón nhận rất tốt. Công ty có đội ngũ nhân sự ưu tú, chuyên môn tốt, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, luôn luôn sẵn sàng đáp ứng nhanh nhất và hiệu quả nhất các nhu cầu của thị trường và của khách hàng. Với hệ thống phân phối hàng hoàn chỉnh có tính chuyên nghiệp hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam, với trên 100 Nhà phân phối là các công ty, các doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm tiêu dùng.
Công ty có quan hệ thương mại đầu tư với nhiều đối tác có uy tín trong nước và quốc tế. Các sản phẩm của công ty không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn hướng tới thị trường nước ngoài.
c. Đặc điểm về quy trình và trang thiết bị
Ngay từ khi thành lập và trong quá trình đầu tư lắp đặt, Ban lãnh đạo công ty đã chú trọng đầu tư thiết bị đồng bộ, công nghệ tiên tiến từ các nước có công nghệ và thiết bị ngành sữa phát triển như Thuỵ Điển, Đan Mạch, Đức, Thuỵ Sĩ. Ngoài ra vấn đề nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất cũng được công ty kiểm duyệt chặt chẽ, được thu mua và nhập khẩu từ các đơn vị uy tín trong nước và trên thế giới.
Nhà máy chế biến các sản phẩm sữa đặt tại tỉnh Hà Tây được đầu tư xây dựng trên diện tích hơn 2 ha, trong đó diện tích nhà xưởng trên 10.000 m2 với qui mô trang thiết bị hiện đại, công nghệ khép kín bao gồm:
Dây chuyền chế biến sữa hiện đại của tập đoàn APV Âu Châu, là một trong số các dây truyền chế biến sữa lớn và hiện đại trong khu vực và trên thế giới. Công suất của máy chế biến là 35 triệu lít/năm, có thể cung cấp 150 tấn sữa mỗi ngày.
Hệ thống máy rót UHT đóng gói tự động với loại hộp giấy nhiều lớp chuyên dùng cho sữa UHT của tập đoàn Tetra Pak - Thuỵ Điển
Tháng 1 năm 2006, dây chuyền sản suất sữa chua ăn có công suất thiết kế 30 tấn/ngày được đưa vào khai thác và sử dụng. Đây là dây truyền sản xuất sữa chua ăn khép kín, với công nghệ liên men tiên tiến, hệ thống hiện đại từ khâu nguyên liệu đầu vào, chế biến đóng rót với bao bì hũ đựng sữa chua ăn cho đến khi ra thành phẩm và bảo quản lạnh 20C đến 60C. Sau 8 tháng triển khai bán hàng, sản phẩm sữa chua ăn z’DOZI đã được người tiêu dùng trong nước rất ưa chuộng vì chất lượng và hương vị ngon đặc trưng. Đến nay, đã có thêm các sản phẩm sữa chua ăn Disney và sữa chua ăn Ba Vì có mặt trên thị trường
Dây chuyền sản xuất và đóng gói sữa tươi thanh trùng được đánh giá hiện đại và tiên tiến có công suất 15 tấn/ngày đã mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm 100% từ sữa bò tươi nguyên chất có giá trị dinh dưỡng tinh tế nhất từ thiên nhiên như Protein, Canxi, Vitamin, các khoáng chất thiết yếu,…Sản phẩm sữa tươi thanh trùng PURINA được đựng trong bao bì hiện đại, đẹp và bắt mắt, mang phong cách Châu Âu.
Năm 2006 được xác định là năm bản lề của công ty sữa quốc tế. Công ty đã tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.
Nắm bắt được nhu cầu thị trường, để thực hiện các kế hoạch phát triển của mình, từ năm 2007 Ban lãnh đạo công ty đã quyết định tìm kiếm, lựa chọn đầu tư xây dựng một số nhà máy ở cả 3 miền để sản xuất các sản phẩm mới như: các sản phẩm sữa bột, sữa đặc có đường, các sản phẩm từ sữa, đồ uống, các sản phẩm thịt, dầu ăn, gia vị,…
Để chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà máy, công ty đã lập công thức sữa đặc có đường và thuê gia công tại Thái Lan từ đầu năm 2007. Sản phẩm đã bán trên thị trường Việt Nam và được đánh giá cao, sản lượng ngày càng tăng.
Cùng với sự phát triển của công ty và phẩm cấp sản phẩm đạt chất lượng quốc tế, công ty đã hợp tác với tập đoàn danh tiếng Walt Disney Hoà Kỳ trong việc đưa sản phẩm sữa, thực phẩm khác theo hình thức nhượng quyền thương hiệu (với điều kiện chất lượng sản phẩm phù hợp với chất lượng sản phẩm của Hoa Kỳ) ra thị trường Việt Nam, Campuchia và Lào. Dưới sự hướng dẫn, kiểm tra của các chuyên gia Walt Disney Hoa Kỳ, công ty đã sản xuất thành công các sản phẩm “Disney” và bán trên thị trường Đông Dương khá thành công.
d. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Ba Vì vốn nổi tiếng với vùng đất chăn nuôi bò sữa từ xưa đến nay, với chất lượng và cách chăm sóc tốt tạo ra những đàn bò cho chất lượng sữa cao.Chính vùng nguyên liệu tốt này tạo ra cho công ty IDP những nguyên liệu dồi dào và tốt nhất để tạo ra những sản phẩm chất lượng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
e. Đặc điểm về tài chính
Với vốn điều lệ 40 tỷ đồng là nguồn vốn để IDP đầu tư mua sắm máy móc thiết bị công nghệ ,xây dựng nhà máy và đầu tư vào nhân sự. Với doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm và không ngừng tăng qua các năm là cơ sở để công ty phát triển và thực hiện được các mục tiêu của mình. Tình hình tài chính của công ty sẽ ảnh hưởng đến chi phí dành cho công tác tuyển dụng vàhiệu quả của công tác tuyển dụng nhân sự của công ty.
f. Đặc điểm về lao động của công ty và thị trường lao động
Công ty có đội ngũ lao động trẻ và có trình độ là điều kiện đảm bảo cho việc thực hiệ các mục tiêu của công ty. Thị trường lao động hiện nay đang sôi động và công ty có cơ sở để thu hút những người có trình độ vào phục vụ cho công ty. Hiện nay các đối thủ cạnh tranh của công ty ngoài việc đầu tư vào sản xuất, họ cũng không ngừng đầu tư mạnh vào vấn đề con người. Đây là cơ hội cũng như thách thức đối với công ty trong vấn đề thu hút và tuyển chọn người lao động có trình độ cao vào phục vụ cho công ty
2.2.2 Quy trình và cơ sở tuyển dụng của công ty
* Cơ sở lập kế hoạch
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm,các bản mô tả công các công việc của công ty và định hướng lâu dài của công ty: hàng năm các phòng ban và phân xưởng phải lập kế hoạch tuyển mộ lao động của đơn vị mình gửi phòng hành chính tổng hợp vào tháng 1 năm kế hoạch.
Cụ thể: Căn cứ vào số lao động về hưu
Bảng 6: Số lao động về hưu đến năm 2010
Lao động
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Đại học
1
1
Cao đẳng
1
1
1
Trung cấp
9
13
10
LĐ phổ thông
4
5
(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp IDP)
Ta thấy trong năm 2008 số lao động về hưu là 10 người, năm 2009 là 19 người và năm 2010 là 17 người. Tính riêng cho mỗi loại lao động từ năm 2008 đến 2010 thì đại học sẽ giảm đi 2 người, cao đẳng là 3 người, trung cấp là 32 người và lao dộng phổ thông là 9 người. Như vậy, số lượng lao động về hưu của công ty là khá cao, đòi hỏi công ty phải có biện pháp tuyển dụng để bổ sung cho lượng lao động về hưu.
Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
Theo số liệu thống kê hàng năm thì sản lượng tăng 7% thì lao động tăng tối thiểu là 4,5% từ đó ta có bảng nhu cầu lao động đến năm 2010 lấy năm 2007 là năm gốc.
Bảng 7: Nhu cầu lao động đến năm 2010
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Sản lượng
triệu lít
32
38
45
Lao động
Người
181
214
242
(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp IDP)
Nếu năm 2008 công ty có 181 người thì với tốc độ phát triển của công ty phải tuyển thêm tương ứng từ năm 2009 đến 2010 là 33, 28 người.
Cụ thể số lao động cần tuyển theo cơ cấu lao động như sau:
Bảng 8 Nhu cầu tuyển dụng của công ty đến năm 2010
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
I. Lao động đã qua đào tạo
20
29
25
1. Sau đại học
0
1
1
2. Đại học
1
2
2
3.Cao đẳng
6
4
3
4.Trung cấp
13
22
19
II. Lao động phổ thông
4
4
3
Tổng số
24
33
28
(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp IDP)
Ngoài việc dựa vào dự đoán số lao động về hưu và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thì việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực còn phụ thuộc vào một số vấn đề sau: Trình độ trang thiết bị kỹ thuật và khả năng thay đổi về công nghệ kỹ thuật. Sự thay đổi về tổ chức hành chính làm nâng cao năng suất lao động, cơ cấu ngành nghề theo yêu cầu của công việc, khả năng nâng cao chất lượng nhân viên, tỷ lệ nghỉ việc trong nhân viên, yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, khả năng tài chính của doanh nghiệp để có thể thu hút lao động lành nghề trên thị trường lao động.
* Quy trình tuyển dụng của công ty
Sau khi xác định nhu cầu cần tuyển của các phòng ban thì phòng hành chính tổng hợp sẽ:
Tổng hợp kế hoạch sử dụng lao động chung của toàn Công ty .
Lập kế họạch tuyển dụng hàng năm phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trình Tổng giám đốc duyệt.
Thông báo rộng rãi ngành nghề, tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng cần tuyển, tạo cơ hội cho các ứng viên có nguyện vọng làm việc tại Công ty được đăng ký dự tuyển thông qua các kênh khác nhau như quảng cáo trên báo, đài.internet,sự giới thiệu của người khác…
Tiếp nhận hồ sơ
Tiến hành tuyển chọn theo 6 bước của quá trình tuyển chọn là:
Thu thập nghiên cứu hồ sơ
Phỏng vấn sơ bộ
Kiểm tra trắc nghiệm
Phỏng vấn lần 2
Xác minh điều tra
Ra quyết định tuyển dụng
Phòng hành chính tổng hợp có trách nhiệm thực hiện đúng theo quy trình trên kết hợp với các cán bộ chuyên môn ở các vị trí cần tuyển để tiến hành tuyển dụng.
* Kết quả tuyển dụng qua các năm
Bảng 9: Kết quả tuyển dụng của công ty từ năm 2005- 2008
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
KH
TH
KH
TH
KH
TH
KH
TH
I. Lao động đã qua đào tạo
30
30
30
29
25
24
25
21
1.Sau đại học
1
0
0
1
0
0
1
2
2. Đại học
6
5
5
4
3
3
2
1
3.Cao đẳng
10
6
3
4
3
2
3
2
4. Trung cấp
4
8
5
6
5
9
8
4
5. Công nhân
9
11
17
14
14
10
11
10
II. Lao động phổ thông
5
4
4
3
3
4
7
3
Tổng số
35
34
34
32
28
28
32
24
(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp IDP)
Qua bảng biểu trên ta thấy công ty tuyển dụng chủ yếu là lao động đã qua đào tạo, chiếm khoảng 80% tổng số lao động cần tuyển. Trong lao động đã qua đào tạo thì trung cấp chiếm tỷ lệ lớn nhất thường là vào khoảng 50%, còn lại là đại học, cao đẳng và lao động phổ thông. Đánh giá một cách khách quan thì số lượng lao động tuyển dụng là chưa hợp lý. Do số lượng lao động cao đẳng chiếm tỷ lệ cao,nên dẫn đến dư thừa lao động quản lý mà thiếu lao động kỹ thuật. Công ty với đặc thù về lĩnh vực sản xuất nên đòi hỏi lượng công nhân cao và có trình độ để đáp ứng nhu cầu công việc. Theo kết quả này thì năm 2005, lượng lao động quản lý là quá cao so với công nhân sản xuất nên lượng sản phẩm sản xuất ra cũng ít. Tuy nhiên công ty cũng đang dần giảm lượng lao động quản lý xuống nhằm cân đối với lượng công nhân. Hàng năm công ty đang có xu hướng giảm lượng lao động cần tuyển dụng xuống và lượng lao động quản lý được tuyển cũng ngày càng giảm. Trong năm 2006 và 2007 do đầu tư nhiều máy móc thiết bị nên công ty đã gia tăng số lao động cần tuyển, đặc biệt là công nhân sản xuất để đảm bảo vận hành máy móc thiết bị. Nếu xét về kết quả tuyển dụng so với kế hoạch đặt ra thì lượng tuyển dụng thực tế các năm luôn ít hơn so với kế hoạch đặt ra và ngày càng co xu hướng tăng. Điều này cho thấy chất lượng công tác tuyển dụng là chưa cao, đặc biệt năm 2008 công ty chỉ tuyển được 75% so với kế hoạch đặt ra . Và lượng lao động có trình độ thấp và công nhân sản xuất không đạt được như kế hoạch đặt ra. Tóm lại từ kết quả tuyển dụng trên chúng ta thấy rằng công tác tuyển dụng nhân sự còn nhiều hạn chế và chưa đạt được kết quả như kế hoạch đề ra, nên vấn đề đặt ra là cần hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự ở công ty.
2.2.3 Nguồn và phương pháp tuyển mộ công ty đang áp dụng
- Nguồn và phương pháp tuyển mộ trong nội bộ công ty IDP: đây là hình thức tuyển dụng được ưu tiên hàng đầu trong công ty vì các lý do sau: Nhân viên của công ty đã được thử thách về lòng trung thành, thái độ nghiêm túc, trung thực, tinh thần trách nhiệm và ít bỏ việc. Hình thức tuyển trực tiếp từ các nhân viên trong công ty sẽ tạo được tinh thần thi đua rộng rãi giữa các nhân viên đang làm việc, kích thích họ làm việc tích cực, sáng tạo và tạo ra hiệu suất cao. Lý do cuối cùng là nhân viên của công ty đã quen với công việc, thuận lợi cho việc thực hiện các công việc được giao, nhất là ở thời gian đầu ở cương vị trách nhiệm mới.
- Nguồn và phương pháp tuyển mộ ngoài công ty:
+ Thông qua quảng cáo chiếm (25%) công ty chủ yếu quảng cáo trên các báo mua bán, báo lao động, internet tuyển dụng và rao vặt, người tìm việc…Ví dụ công ty đăng tuyển trên báo lao động với nội dung như sau:
Hiện nay, Công ty cổ phần Sữa quốc tế IDP đang mở rộng thị trường tại Nghệ An.Trong thời gian tới, công ty cần tuyển những vị trí sau:
STT
Ngành nghề yêu cầu
số lượng
Trình độ
Giới tính
1
Quản lý vùng
1
Đại học, cao đẳng
Nam
2
Trưởng phòng kinh doanh
1
Đại học, cao đẳng
Nam,Nữ
3
Nhân viên kinh doanh
15
Đại học, cao đẳng, trung học
Nam, Nữ
4
Nhân viên giao hàng
5
Trung học
Nam,Nữ
5
Lái xe
2
Bằng C
Nam
- Mức lương: theo thoả thuận giữa người lao động với công ty
- Yêu cầu chung: Có kinh nghiệm, năng động, sáng tạo, nhanh nhẹn,trung thực,có khả năng làm việc độc lập và phối hợp theo nhóm,có sức khoẻ tốt, chịu được áp lực công việc.
- Địa điểm làm việc: Các vị trí tuyển dụng trên làm việc tại Nghệ An
- Quyền lợi: Hưởng đầy đủ chế độ BHXH, BHYT và các chế độ khác theo quy định của Nhà Nước, có nhỉều cơ hội thăng tiến.
Hồ sơ nộp tại Phòng tổ chức hành chính -công ty Cổ phần sữa Quốc tế Số 15 - Tây Hồ- Phường Quảng An- Quận Tây Hồ - Hà Nội.
Gặp Anh Khánh: 093.777.1688
Hạn nộp hồ sơ từ 10/3/2007 – 24/3/2007 (Hồ sơ không trả lại).
(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp IDP)
Qua bảng thông báo tuyển dụng của công ty có thể nhận thấy:
Công ty đã có bản thông báo tuyển dụng khá rõ ràng, cụ thể. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các ứng viên trong việc lựa chọn công việc, biết rõ địa điểm , thời gian cụ thể nộp hồ sơ
Tuy nhiên, bản thông báo tuyển dụng còn mang tính hình thức, chưa làm chi ngừơi lao động thấy được điểm hấp dẫn của công việc như khả năng được học tập, phát triển. Khi đọc thông báo thì họ thường để ý quan tâm đến mức lương. Trong bản thông báo tuyển dụng của công ty thì nên đưa ra một con số tối thiểu, cụ thể về lương để người lao động nắm được. Từ đó tạo điều kiện cho người lao động trong việc có nên chọn công việc đó hay không. Đồng thời cũng tạo cho công ty đỡ tốn thời gian trong việc phỏng vấn tuyển dụng.
+ Thông qua trung tâm dịch vụ việc làm chiếm 20%
+ Tuyển sinh viên các trường cao đẳng và trung học, dạy nghề chiếm 15%
+ Tuyển qua giới thiệu của cán bộ công nhân viên trong công ty chiếm 30%.
+ Các hình thức khác chiếm 10%
Bảng 10: Các nguồn tuyển dụng của công ty
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng số lao động tuyển dụng
34
32
28
24
Qua sự giới thiệu của cán bộ CNV trong công ty
13
14
10
10
Qua quảng cáo( báo, internet…)
9
8
8
8
Sinh viên các trường cao đẳng và dạy nghề
6
5
34
4
Qua trung tâm giới thiệu việc làm
4
3
5
2
Hình thức khác
2
2
1
0
(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp IDP)
Qua số liệu này có thể thấy rằng, phương pháp tuyển dụng nhân sự của công ty IDP chủ yếu qua 3 nguồn là: quảng cáo, trung tâm dịch vụ việc làm và sự giới thiệu của cán bộ công nhân viên trong công ty.Trong đó nguồn giới thiệu của cán bộ công nhân viên chiếm tỉ lệ cao nhất là 30%. Điều này có được là do: người giới thiệu biết được khá chính xác về nhu cầu nhân lực của công ty và giúp công ty giảm được phần nào chi phí tuyển dụng. Nguồn sinh viên ở các trường cao đẳng và trung học chiếm tỉ lệ khá cao 15%, cho thấy công ty đang rất quan tâm đến nguồn nhân lực trẻ để đào tạo, và có kế hoạch phát triển lâu dài. Đây là chiến lược nhân sự hợp lý của công ty.
2.2.4 Công cụ và phương tiện công ty đang áp dụng trong tuyển chọn nhân sự
- Hồ sơ xin việc: được công ty xem xét đầu tiên để so sánh và lựa chọn sơ bộ các ứng viên phù hợp.
- Các trắc nghiệm tuyển chọn gồm: Trắc nghiệm về thành tích. về năng khiếu, sở thích, tình trung thực và y học.
- Phỏng vấn tuyển chọn: bởi các nhà tuyển dụng và trưởng các bộ phận.
( Phần này sẽ được trình bày cụ thể trong phần: Quá trình tuyển chọn)
2.2.5 Quá trình tuyển chọn của công ty
Công ty tiến hành tuyển chọn thông qua các bước sau:
B1 Thu thập nghiên cứu hồ sơ
Người xin việc phải nộp cho công ty những giấy tờ sau đây theo mẫu thống nhất của nhà nước: Đơn xin tuyển dụng, bản khai lý lịch có chứng thực của Uỷ ban hành chính xã hoặc phường khu phố thị trấn, giấy chứng nhận sức khoẻ do y, bác sỹ có thẩm quyền
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111398.doc