Đề tài Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh tại công ty Da Giầy Hà Nội

Lời mở đầu .4

 Phần I: Tổng quan về công ty Da Giầy Hà Nội .6

1-Quá trình hình thành và phát triển .6

 1.1-Sự ra đời và phát triển .6

 1.2-Vai trò của công ty.10

 1.3-Các mối quan hệ .10

 1.4-Công tác tổ chức và quản lý chung . 11

 1.4.1-Cơ cấu sản xuất .11

 1.4.2-Tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp .13

 1.5-Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm .24

2-Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh của công ty .24

 2.1-Đặc điểm về thị trường sản phẩm .24

 2.2-Đặc điểm về máy móc thiết bị .29

 2.3-Đặc điểm về tài chính .30

 2.4-Đặc điểm về lao động .33

 Phần II:phân tích thực trạng công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh tại công ty da giầy Hà Nội .36

1-Quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh .36

 1.1-Các căn cứ xây dựng kế hoạch .36

 1.2-Nội dung của kế hoạch kinh doanh .36

 1.3-Phương pháp tổng quát trong xây dựng kế hoạch .41

2-Trình tự xây dựng kế hoạch kinh doanh và phân công thực hiện .42

3-Đánh giá công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh tại công ty da giầy Hà Nội .44

 3.1-Tình hình lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh qua các năm .44

 3.2-Những kết quả đạt được .44

 3.3-Những tồn tại .46

 3.4-Nguyên nhân tồn tại .47

 Phần III: Biện pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh tại công ty da giầy Hà Nội .49

1-Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động nghiên cứu và dự báo nhu cầu về thị trường sản phẩm của công ty .49

 1.1-Về phương pháp nghiên cứu .50

 1.2-Các bước khi nghiên cứu thị trường .51

2-Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn làm căn cứ quan trọng cho xây

doc75 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 848 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh tại công ty Da Giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản xuất kinh doanh của công ty, nhất là trong kế hoạch hướng ra thị trường quốc tế của công ty. Trong năm 2001 công ty đã đầu tư 1 tỷ đồng cho đổi mới máy móc thiết bị và tăng lên 2 tỷ đồng (gấp đôi) vào năm 2002, dự định năm 2003 công ty sẽ đầu tư 15 tỷ đồng cho việc mua sắm, đổi mới máy móc thiết bị phục vụ cho việc đổi mới sản xuất, nâng cao chất lượng và chủng loại sản phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện máy móc thiết bị của công ty được nhập hầu hết từ Đài loan, một cường quốc sản xuất giầy dép, các loại máy móc này có chất lượng tương đối tốt, phù hợp với năng lực sản xuất của công ty. Các loại máy này bao gồm: -Máy chặt bàn thủy lực -Các loại máy may -Máy định hình mũi giầy -Máy in cao tần -Máy phun sơn đế -Máy dán keo -Các loại máy mài -Máy ép vạn năng -Máy dập -Máy hút ẩm -Nồi hơi Ngoài các loại máy móc chính trong việc sản xuất giầy dép được nhập từ Đài Loan,một số máy móc phụ công ty nhập từ các công ty trong nước các loại máy móc này cũng có chất lượng trung bình, tuy nhiên cũng đảm bảo quá trình sản xuất liên tục của công ty. Về quy trình công nghệ sản xuất giầy của công ty: Hiện nay công ty đang áp dụng công nghệ ép dán (một trong 3 công nghệ sản xuất giầy) để sản xuất giầy dép. Đây là công nghệ rất phổ biến ở Việt Nam, đồng thời nó cũng phù hợp với điều kiện của các công ty giầy trong nước. Quy trình này là tập hợp các khâu liên tiếp của quá trình sản xuất giầy và được mô hình hoá bởi mô hình sau: (hình 3&4-phụ lục 1) 2.3-Đặc điểm về tài chính: Tài chính là một yếu tố quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Một công ty có thực lực về tài chính sẽ có cơ hội lớn để trở thành một công ty mạnh. Bởi, với khả năng tài chính của mình họ sẽ đầu tư thích đáng vào công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực sản xuất của công ty. Nắm rõ thực lực tài chính của mình là điều không thể thiếu đối với nhà quản trị để giúp họ đưa ra các quyết địnhvề tài chính đúng đắn và kịp thời. Như vậy hiểu được tình hình tài chính của công ty giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về công ty. Đơn vị: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu TH 2000 TH 2001 Ước 2002 KH 2003 Tỷ lệ (%) 2/1 3/2 4/3 A B 1 2 3 4 5 6 7 1 Tổng chi phí sản phẩm tiêu thụ 24850 53200 54850 64850 214 103,1 118,2 2 Lợi nhuận 150 150 150 150 100 100 100 3 Nộp ngân sách 850 1200 1400 1500 141,2 116,7 107 Trong đó: Thuế VAT 750 800 1300 1400 106 162,5 108 -thuế XNK 100 400 100 100 400 25 100 4 Chi ngân sách (Nguồn: phòng kế toán tài chính) Biểu 5: tình hình tài chính của công ty da giầy Hà Nội Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần có vốn. Vốn kinh doanh quyết định quy mô, lĩnh vực trong quá trình sản xuất kinh doanh. Với vai trò đặc biệt quan trọng đó cho nên nhiệm vụ đầu tiên của Tổng công ty giao cho công ty đó là bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh. Và đây cũng là cơ sở cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai được thực thi. Trong nguồn vốn kinh doanh được chia thành nhiều loại như: vốn chủ sở hữu, vốn vay, vốn huy động, vốn cố định, vốn lưu động ... nghiên cứu và sử dụng các loại vốn trong sản xuất kinh doanh hợp lý là công việc rất khó khăn đoì hỏi cần có sự sáng suốt và kinh nghiệm của lãnh đạo công ty. Để có được cơ cấu vốn hợp lý cũng tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh phát triển trong tương lai. Đơn vị: triệu đồng Stt Chỉ tiêu TH 1999 TH 2000 TH 2001 Ước 2002 KH 2003 1 Vốn kinh doanh bình quân 29327 43200 52100 55100 65000 Trong đó: vốn CSH 5120 6650 8160 11160 21000 2 Vốn cố định 6540 2960 2960 2960 13000 Trong đó: Vốn CSH 3250 2960 2960 2960 13000 3 Vốn lưu động 5100 2035 2035 2335 2335 Trong đó: Vốn CSH 2018 2018 2018 2318 2318 (Nguồn: phòng tài chính kế toán) Biểu 6: Cơ cấu vốn của công ty Vốn kinh doanh bình quân hàng năm tăng đều tuy nhiên vốn chủ sở hữu trong vốn kinh doanh bình quân chỉ chiếm một phần khá khiêm tốn chỉ chiếm 15-20%. Tuy nhiên năm 2003, do kế hoạch đầu tư phát triển của Nhà nước, tỷ trọng vốn CSH cũng đã tăng lên đáng kế chiếm 32,3% so với vốn kinh doanh bình quân. Như vậy, năm 2003 nguồn vốn cố định của công ty cũng được bổ sung, đây là bước đi hợp lý để khắc phục tình trạng thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh. Năm 2003 nhờ có sự đầu tư lớn của Nhà Nước hy vọng sẽ mở ra thời kỳ phát triển cho công ty da giầy Hà Nội. Công ty có cơ hội nâng cấp, cải tiến, mua mới các dây chuyền sản xuất hiện đại phù hợp với thời kỳ mới. Đồng thời cũng tăng uy tín với các bạn hàng, với khách hàng và với các cơ quan thuế, ngân hàng. Tuy nhiên không chỉ hoàn toàn dựa vào vốn ngân sách cấp mà công ty nên tìm cách huy động vốn từ các cơ quan, tổ chức cá nhân ở trong nước và nước ngoài thông qua các hình thức vay vốn hoặc liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó công ty nên tạo mối quan hệ với các công ty “Leasing” để tăng nguồn vốn bằng cách thuê tài chính và trả lãi. Đây là hình thức mới đối với Việt Nam nhưng khá phổ biến với nước ngoài. Hiện nay ở Việt Nam đã xuất hiện một vài công ty cho thuê tài chính nhưng những công ty này chủ yếu là công ty liên doanh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài, vì vậy có thể coi đây là nơi huy động vốn tiềm năng cho các công ty. Nhưng nguồn huy động này rủi ro rất cao do phải trả lãi nên các công ty phải tính toán thận trọng, làm ăn phải có hiệu quả và có lãi mới đảm bảo sự ổn định trong quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo của mình. 2.4-Đặc điểm về lao động: trong quá trình sản xuất yếu tố con người là đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý và tiến hành lao động, từ đó có thể hình thành lực lượng lao động tối ưu. Việc phân công bố trí sử dụng lao động một cách hợp lý sẽ đảm bảo mối quan hệ cân đối giữa lao động và các yếu tố khác trong quá trình sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Lao động Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 2000 2001 2002 2000 2001 2002 Nam 462 407 407 40,3 38,8 38,7 Nữ 687 651 643 59,7 61,2 61,3 Trực tiếp 910 883 875 79,1 83,5 83,4 Gián tiếp 240 175 175 20,9 16,5 16,6 Dưới 25 720 709 709 62,2 67 67,1 Từ 25 đến 35 273 224 216 23,7 21,2 20,5 Trên 35 157 125 125 13,7 11,8 12,4 Tổng 1150 1058 1050 100 100 100 (Nguồn: phòng tổ chức) Biểu 7: Cơ cấu lao động của công ty Qua bảng số liệu chúng ta thấy rất rõ tổng số lao động của công ty ngày càng giảm, đây là thực trạng của công ty đòi hỏi các cấp lãnh đạo công ty cần lưu ý, quan tâm để luôn luôn có đầy đủ nhân lực phục vụ cho các kế hoạch kinh doanh của công ty. Nguyên nhân chính có lẽ do tình hình sản xuất của công ty không ổn định, thiếu việc làm cho công nhân khiến thu nhập của người lao động thấp, một số người lao động đã bỏ dở hợp đồng để tìm những công việc có thu nhập cao hơn. Với đặc điểm của ngành da giầy cần sự tỉ mỉ, khéo léo nên tỷ lệ lao động nữ cũng như lao động trẻ (dưới 35 tuổi) là rất lớn. Đây sẽ là lợi thế rất lớn cho công ty trong sự phát triển cũng như trong công tác lập kế hoạch kinh doanh. Họ sẽ là đội ngũ lao động có sức khoẻ, trình độ, đầy nhiệt huyết và đủ năng lực đáp ứng yêu cầu hiện tại cũng như trong tương lai lâu dài của công ty. Lao động Số người Tỷ lệ (%) Sau đại học 10 0,95 Đại học 101 9,52 Trung cấp 15 1,43 Phổ thông 924 88.1 (nguồn: Phòng tổ chức) Biểu 8: Cơ cấu lao động phân theo trình độ học vấn Với trình độ lao động khá cao, tập trung chủ yếu ở bộ phận hành chính (lao động gián tiếp), đồng thời với cơ cấu lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng 16,6% tổng số lao động trong công ty, có thể nói công ty đã thực hiện được phong cách quản lý mới. Việc tinh giảm bộ phận lao động gián tiếp và tập trung nâng cao trình độ của đội ngũ lao động này sẽ là điều kiện rất quan trọng trong quá trình xây dựng cũng như thực hiện tốt các kế hoạch kinh doanh của công ty. Với 10 cán bộ có trình độ trên đại học và 101 cán bộ có trình độ đại học, đội ngũ cán bộ quản lý của công ty có trình độ chuyên môn và học vấn khá cao đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam. Họ sẽ là động lực thúc đẩy quá trình phát triển của công ty. Tuy nhiên để phù hợp với điều kiện phát triển mới của ngành da giầy, cạnh tranh với các cường quốc sản xuất giầy dép trên thế giới, đội ngũ cán bộ này cần được đi đào tạo về trình độ cũng như chuyên môn tại các nước phát triển. Từ đó họ có thể tích luỹ được các kiến thức mới, những kinh nghiệm của các nền văn hoá tiên tiến đáp ứng tốt hơn thị hiếu của người tiêu dùng. Bên cạnh đội nguc cán bộ quản lý này, công ty còn hết sức chú trọng tới đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất. Họ là lực lượng quyết định tới việc cho ra những sản phẩm tốt nhất theo đúng thiết kế. Công ty thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo nâng cao trình độ tay nghề của công nhân Đồng thời kiểm tra xét điều kiện nâng bậc cho công nhân tạo cho họ động lực giúp họ an tâm công tác, tin tưởng tới sự lãnh đạo của công ty. Ngoài ra, các công nhân có năng lực được công ty cử đi học tại các nước có công nghệ sản xuất giầy tiên tiến, sau đó về chuyền đạt lại công nghệ đó cho toàn thể nhân viên trong công ty. Trong tương lai để phục vụ tốt hơn cho các kế haọch kinh doanh của công ty, cần phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa cơ cấu lao động trong công ty để đạt được cơ cấu lao động tối ưu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ kinh doanh. Đặc biệt cần chú ý, quan tâm và tăng cường đội ngũ lao động trực tiếp. Đây là nhân tố quyết định cho việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, phù hợp với định hướng phát triển của công ty. Bởi nhân tố công người rất quan trọng và cần thiết trong bất kỳ hoạt động nào. Phần 2: phân tích thực trạng công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh tại công ty da giầy Hà nội 1-Quá trình lập kế hoạch kinh doanh ở công ty da Giầy Hà Nội: 1.1-Các căn cứ lập kế hoạch: -Căn cứ vào kế quả điều tra, nghiên cứu thị trường -Căn cứ vào các hợp đồng kinh tế đã ký kết -Căn cứ vào kết quả phân tích và dự báo về tình hình kinh doanh, về khả năng và nguồn lực của công ty -Căn cứ vào báo cáo thực hiện kế hoạch năm trước 1.2- Nội dung của kế hoạch: Hiện nay công ty Da giầy Hà Nội hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở của một số bản kế hoạch như: +Kế hoạch kinh doanh +Bản kế hoạch sản lượng +Kế hoạch sản xuất +Kế hoạch đơn hàng Nội dung của bản kế hoạch kinh doanh bao gồm 3 phần: 1.2.1-Phần 1: Đánh giá thị trường, dự báo nhu cầu. Công ty căn cứ chủ yếu vào tình hình thực hiện kế hoạch năm vừa qua để đưa ra những dự báo về nhu cầu của thị trường t rong nước cũng như quốc tế và thị trường giầy dép các loại. 1.2.2-Phần 2: Các mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu Các mục tiêu của công ty thể hiện chủ yếu qua các chỉ tiêu kinh tế cụ thể. Các chỉ tiêu này được chia thành 3 loại chỉ tiêu, đó là: *Các chỉ tiêu chủ yếu chung: Stt Chỉ tiêu chủ yếu đơn vị tính TH 2001 Ước 2002 KH 2003 Tỷ lệ 2/1 3/2 A B C 1 2 3 4 5 I Giá trị SXCN (Giá CĐ 1994) Tr.đồng 23500 24000 28000 102 116,67 Trong đó: Phần liên doanh “ II Tổng doanh thu Tr.đồng 53000 55000 65000 103 118,18 Trong đó: -Doanh thu SXCN “ -Phần liên doanh ” III Sản phẩm chủ yếu: 1000 đôi Giầy da 271 300 400 111 133,33 Giầy vải 1000 600 500 60 83,33 IV Giá trị xuất khẩu 1000USD 1500 1600 2000 107 125 V Sản phẩm xuất khẩu 1000 đôi Giầy da 176 200 350 113 175 Giầy vải 460 500 400 109 80 VI Giá trị nhập khẩu 1000USD 1740 1400 1500 80 107,14 Trong đó: vật tư, NVL “ 120 120 150 100 125 VII Tổng vốn đầu tư XDCB Tr.đồng 3000 6000 21200 200 353 Trong đó: -Xây lắp “ 2000 4000 6200 200 155 - Thiết bị “ 1000 2000 15000 200 750 (nguồn: phòng Xuất nhập khẩu) Biểu 9: Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2003 -Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2003 dự tính đạt 28 Tỷ đồng, tăng 16,67% so với năm 2002 -Tổng Doanh thu dự tính đạt 65 tỷ đồng, tăng 18,18% so với năm 2002 -Sản lượng giầy da dự tính đạt 400.000 đôi, tăng 33,33% so với năm 2002 -Sản lượng giầy vải dự tính đạt 500.000 đôi, giảm 16,67% so với năm 2002. Đây là hướng đi mới của công ty, giảm sản lượng giầy vải để tăng sản lượng giầy da để đáp ứng cho nhu cầu mới của thị trường giầy trong nước và quốc tế khi nhu cầu giầy da ngày càng tăng do thu nhập của người tiêu dùng ngày càng tăng. -Giá trị xuất khẩu dự tính đạt 2 triệu USD, tăng 25% so với năm 2002 -Giá trị nhập khẩu dự tính đạt 1,5 triệu USD, tăng 7,14% so với năm 2002 -Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản dự tính đạt 21,2 tỷ đồng, tăng 253% so với năm 2002. Công ty có kế hoạch đầu tư lớn vào máy móc thiết bị nhằm đưa hoạt động sản xuất kinh doanh đạt tăng trưởng vượt mức tăng trưởng của ngành. Nguồn vốn đầu tư cho máy móc thiết bị tăng 650% so với năm 2002. Có thể thấy đây là năm đột phá trong công tác đổi mới máy móc thiết bị của công ty. Công ty đã đầu tư mạnh để đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng của các dây chuyền sản xuất, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển vững chắc của công ty. *Các chỉ tiêu tài chính: Đơn vị: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu chủ yếu TH 2001 Ước 2002 KH 2003 Tỷ lệ (%) 2/1 3/2 A B 1 2 3 4 5 I Tổng chi phí sản phẩm tiêu thụ 53000 55000 65000 103,64 118,18 II Lợi nhuận 100 150 150 150 100 III Nộp ngân sách 1200 1400 1500 175 107 Trong đó: -Thuế VAT 1300 1400 108 -Thuế tiêu thụ đặc biệt -Thuế TNDN -Thuế tài nguyên -Thuế XNK 100 100 100 -Các khoản nộp khác IV Kế hoạch chi ngân sách -Chi đầu tư phát triển -Chi sự nghiệp kinh tế Trong đó: Điều tra cơ bản môi trường -Sự nghiệp nghiên cứu khoa học 50 100 -Chi đào tạo Trong đó: đào tạo lại và bồi dưỡng -Chi y tế -Chi các chương trình quốc gia (Nguồn: Phòng Xuất Nhập khẩu) Biểu 10: Các chỉ tiêu tài chính kế hoạch năm 2003 của công ty -Tổng chi phí sản phẩm tiêu thụ năm 2003 dự tính đạt 65 tỷ đồng, tăng 18,18% so với năm 2002 -Lợi nhuận (hoặc lỗ) phát sinh dự tính đạt 150 triệu đồng, đạt mức lợi nhuận năm trước. Tuy nhiên, công ty sẽ tăng các khoản như: -Nộp ngân sách dự tính đạt 1,5 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2002 -Kế hoạch chi ngân sách cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học dự tính đạt 100 triệu đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2001. *Các chỉ tiêu huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển: Đơn vị: Triệu đồng Stt Nguồn vốn TH 2001 Ước 2002 KH 2003 Tỷ lệ (%) 2/1 3/2 A B 1 2 3 4 5 Tổng 3000 11000 367 Trong đó; 1 Vốn đầu tư phát triển thuộc NSNN Trong đó: -Vốn trong nước -Vốn nước ngoài 2 Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước 3000 11000 367 3 Vốn đầu tư của doanh nghiệp -Từ KHCB -Từ lợi tức sau thuế -Từ bán trái phiếu, cổ phiếu -Vay thương mại -Góp vốn với liên doanh NN 4 Vốn đầu tư của dân và các DN ngoài QD 5 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Nguồn: Phòng Xuất Nhập khẩu) Biểu 11: Các chỉ tiêu huy động Vốn đầu tư phát triển trong năm 2003 -Tổng số vốn đầu tư phát triển công ty huy động trong năm 2003 chủ yếu là vốn tín dụng của Nhà nước dự tính đạt 11 tỷ đồng, tăng 267% so với năm 2002. 1.2.3-Phần 3: Các biện pháp để thực hiện kế hoạch Công ty thường đưa ra một số nhóm biện pháp để thực hiện kế hoạch đề ra, đó là: -Nhóm biện pháp về duy trì và mở rộng thị trường -Nhóm biện pháp về tổ chức sắp xếp lại sản xuất -Công tác đào tạo nguồn nhân lực Bên cạnh bản kế hoạch kinh doanh được xây dựng rất đơn giản công ty còn có những bản kế hoạch sản lượng, kế hoạch sản xuất, kế hoạch đơn hàng được xây dựng theo từng tháng. Chúng có nội dung rất đơn giản và có hình thức rất giống nhau, các bản kế hoạch này chủ yếu dựa trên bản kế hoạch sản xuất đơn hàng, và thực chất chúng là sự cụ thể hoá quá trình sản xuất theo các đơn đạt hàng của công ty. 1.3- Phương pháp tổng quát trong lập kế hoạch kinh doanh: Trong bản kế hoạch của công ty một số chỉ tiêu được xác định như sau: *Giá trị sản xuất công nghiệp: GTSXCN = ồ SLSPi x GCĐi Trong đó: GTSXCN: Giá trị sản xuất công nghiệp SLSPi: Sản lượng sản phẩm i sản xuất trong kỳ GCĐi: giá cố định của sản phẩm i (thường lấy giá của năm 1994) *Doanh thu: DTKH = ồ SLSPi x PKH Trong đó: DTKH: Doanh thu kế hoạch SLSPi: Sản lượng sản phẩm i sản xuất trong kỳ PKH: Giá bán kế hoạch sản phẩm i 2-Trình tự lập kế hoạch và phân công thực hiện kế hoạch: Trình tự lập kế hoạch kinh doanh của công ty được thể hiện theo chu trình sau: -Phòng Xuất-Nhập Khẩu thu thập thông tin và nghiên cứu thông tin về tình hình thị trường và các đơn hàng. Đồng thời với các thông tin về năng lực, nguồn lực nội tại của công ty được thể hiện qua các kết quả thống kê về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua các tháng, quí phòng xuất nhập khẩu sẽ đưa ra các dự báo về thị trường làm cơ sơ cho công tác xây dựng kế hoạch. Công tác này được thực hiện vào thời gian từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 10 hàng năm. -Phòng Xuất-Nhập Khẩu kết hợp với các phòng ban trong công ty, đặc biệt là phòng kinh doanh và phòng tiêu thụ nội địa, để xây dựng kế hoạch kinh doanh. Công tác này được thực hiện vào thời gian khoảng tháng 11 hàng năm. Chậm nhất phải đến ngày 05/12 phải hoàn thành. -Sau khi bản kế hoạch kinh doanh đã hoàn thành, phòng xuất nhập khẩu trình Giám đốc công ty phê duyệt. Nếu không được phê duyệt sẽ trả về phòng xuất nhập khẩu điều chỉnh lại kế hoạch. Nếu được thông qua, bản kế hoạch kinh doanh sẽ được đưa lên Tổng công ty để xem xét, lưu trữ và kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch của công ty. Mọi thành viên của công ty có trách nhiệm thực hiện, trên cơ sở chỉ đạo, điều hành của giám đốc và phó giám đốc. Phòng xuất nhập khẩu có trách nhiệm cụ thể hoá kế hoạch năm thành các kế hoạch tác nghiệp để thực hiện. Đối với các đơn hàng, phòng xuất nhập khẩu khi nhận được đơn hàng sẽ nghiên cứu phân tích đơn hàng để xác định có nên ký kết hay không. Sau khi ký kết được chuyển qua phòng tài chính-kế toán. Phòng tài chính-kế toán có trách nhiệm tính toán chi phí, doanh thu, lợi nhuận. Đồng thời, đơn hàng cũng được chuyển sang trung tâm kỹ thuật mẫu để sản xuất thử. Sau đó, phòng xuất nhập khẩu sẽ phát lệnh sản xuất xuống các phân xưởng, xí nghiệp. Quan hệ công ty với cơ quan liên quan tới việc lập kế hoạch: - Đối với công tác chuẩn bị xây dựng kế hoạch kinh doanh: Tổng công ty Da Giầy Việt Nam đưa các chỉ tiêu kế hoạch xuống giúp công ty có phương hướng lập kế hoạch kinh doanh năm tới cho công ty. -Công ty tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh đạt các chỉ tiêu đề ra của Tổng công ty. -Tổng công ty có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch kinh doanh khi có những biến động lớn xảy ra trong ngành hoặc những biến động lớn khác về tình hình kinh tế chính trị trong nước và trên thế giới, để phù hợp với năng lực hoạt động của công ty đảm bảo cho công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. -Cuối năm công ty lập báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm vừa qua trình lên tổng công ty. Dựa vào báo cáo đó Tổng công ty kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch của công ty, có hình thức khen thưởng, động viên và tiếp tục đưa các chỉ tiêu kế hoạch năm sau xuống công ty. 3-Đánh giá công tác lập kế hoạch kinh doanh của công ty trong những năm qua: 3.1-Tình hình thực hiện kế hoạch của công ty qua các năm: Tình hình thực hiện kế hoạch của công ty được thể hiện qua biểu sau: Chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính TH 2000 TH 2001 ước 2002 KH 2003 Tỷ lệ 2/1 3/2 4/3 A B 1 2 3 4 5 6 7 1-Giá trị SXCN (giá CĐ 1994) Tr.đồng 17.400 23.500 24.000 28.888 134,6 102 116,7 2-Tổng daonh thu Tr.đồng 25.000 53.000 55.000 65.000 212 103 118,2 3Sản phẩm chủ yếu 1000 đôi -Giầy da “ 150 271 300 400 180 111 133.3 -Giầy vải “ 800 1000 600 500 125 60 83.3 4-Giá trị xuất khẩu 1000USD 1.200 1.500 1.600 2.000 116,7 106,1 125 5-Sản phẩm xuất khẩu 1000 đôi -Giầy da “ 109 176 200 350 161,3 113 175 -Giầy vải “ 518 460 500 400 90 109 80 6-Giá trị nhập khẩu 1000USD 1.120 1.740 1.400 1.500 156,7 80 107,1 7-Tổng vốn đầu tư XDCB Tr.đồng 5.500 3.000 6.000 21.200 54,5 200 353 -Xây lắp “ 1.500 2.000 4.000 6.200 133,3 200 155 -Thiết bị “ 4.000 1.000 2.000 4.200 25 200 750 (Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu) Biểu 12: Báo cáo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch 3.2-Những kết quả đạt được: Trong những năm gần đây công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh đã được công ty chú trọng. Tuy là thành viên non trẻ trong lĩnh vực sản xuất giầy dép, cũng như tiềm lực còn hạn chế, nhưng bằng sự nỗ lực cố gắng công ty đã đạt đựoc một số kết quả trong công tác lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình. Đối với công tác lập kế hoạch kinh doanh: -Công tác tổ chức, phối hợp, phân công nhiệm vụ lập kế hoạch của công ty Da Giầy Hà Nội rất chặt chẽ và rõ ràng. Phòng xuất nhập khẩu là phòng chức năng, là phòng chủ chốt và cũng là phòng có đủ mọi điều kiện để lập và phối hợp thực hiện kế hoạch. Bên cạnh đó là sự phối hợp rất nhịp nhàng giữa các phòng ban khác trong công ty tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lập kế hoạch cũng như điều chỉnh kế hoạch. Hệ thống kế hoạch của công ty đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty và các cấp lãnh đạo. -Kế hoạch được lập đã lấy nhu cầu của thị trường và tiềm lực của công ty là hai căn cứ hàng đầu. Đồng thời, kế hoạch cũng bám sát các chỉ tiêu của Tổng công ty đưa xuống. Kế hoạch được lập theo phương thức hạch toán kinh doanh với nguyên tắc “lấy thu bù chi, kinh doanh có lãi”, kế hoạch được lập đáp ứng cơ bản các yêu cầu mà kế hoạch kinh doanh đề ra. -Phòng xuất nhập khẩu đã tổ chức chặt chẽ việc phân tích và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch để kịp thời rút kinh nghiệm và có những điều chỉnh hợp lý. Đối với công tác thực hiện kế hoạch kinh doanh: Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001 Năm 2002 KH TH 2/1 (%) KH TH 5/4 A B 1 2 3 4 5 61 1-Giá trị SXCN Tr.đồng 20000 23500 117,5 21000 24000 114,2 2-Tổng doanh thu “ 29000 53300 183,9 40000 55000 137,5 3-Sản phẩm củ yếu 1000 đôi -Giầy vải “ 1000 1000 100 800 600 75 -Giầy da “ 150 271 180 280 300 107 4-Nộp ngân sách Tr.đồng 1000 1200 120 1200 1400 116,7 (nguồn: phòng xuất nhập khẩu) Biểu 13: Tình hình thực hiện kế hoạch của công ty Tình hình thực hiện kế hoạch của công ty khá tốt. Trong năm 2001, công ty đều thực hiện đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. Giá trị SXCN đạt 23,5 tỷ đồng vượt 17,5% kế hoạch, tổng doanh thu đạt 53,3 tỷ đồng vượt 83,9% kế hoạch; nộp ngân sách đạt 1,2 tỷ vượt 20% kế hoạch. Sang đến năm 2002 tình thình vẫn khả quan duy chỉ có chỉ tiêu sản lượng giầy vải là không đạt kế hoạch, chỉ bằng 75% kế hoạch đề ra. Các chỉ tiêu giá trị SXCN vẫn tăng 14,2%, tổng doanh thu cũng tăng 37,5%. Có thể thấy đây là thành tựu đáng tự hào của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Bằng sự phấn đấu không mệt mỏi công ty đã đạt kết quả rất cao trong sản xuất kinh doanh. Tuy kết quả này so với các công ty khác trong ngành chưa cao nhưng thử nhìn lại 4 năm về trước, công ty còn chưa có phương hướng kinh doanh, chỉ sản xuất gia công cho một số công ty trong ngành; doanh thu quá thấp mà chi phí lại cao dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh. Và cũng chỉ trong 4 năm công ty đã thực hiện được rất nhiều mục tiêu kế hoạch khác như: áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002: phiên bản 2000; đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, học vấn của rất nhiều bộ phận nhân viên trong công ty. Những thành tích này có được có sự đóng góp một phần rất lớn của công tác lập kế hoạch kinh doanh. Để tiếp tục phát triển công ty cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu và mở rộng hơn nữa công tác lập kế haọch kinh doanh. 3.3-Những tồn tại : Trước hết là công tác điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường và tiềm lực của công ty còn rất yếu kém, nặng về kinh nghiệm, thực hiện thiếu hệ thống và bài bản, lại chưa có bộ phận chuyên trách thực hiện công việc này. Công tác điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường chủ yếu được thực hiện thông qua việc tổng hợp các đơn hàng, các hợp đồng kinh tế đã ký kết và từ các phương tiện thông tin đại chúng, quá trình này được thực hiện một cách sơ sài, thiếu thực tế, kết quả là các cán bộ làm công tác kế hoạch rất thiếu thông tin chính xác, kịp thời về thị trường. Hệ thống thông tin phản hồi từ khách hàng đến công ty không được tổ chức tốt ... tất cả những khiếm khuyết trên đã làm cho bản kế hoạch kin doanh thiếu tính thực tiễn, không có tính khả thi cao dẫn đến công ty ngày càng mất thị trường, mất khách hàng truyền thống ... kết quả là hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Bên cạnh đó, công ty còn chưa có bản kế hoạch dài hạn, chiến lược kinh doanh, mà chỉ dừng lại ở các bảng báo cáo hàng tháng và bản kế hoạch kinh doanh năm (thực chất chỉ là báo cáo kinh doanh năm có đề ra một số chỉ tiêu kế hoạch cho năm tới). Điều này làm cho công tác lập kế hoạch kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, do không có chiến lược kinh doanh dài hạn nên không có đầy đủ các thông tin cần thiết làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch kinh doanh. 3.4-Nguyên nhân tồn tại: Có thể có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chỉ xin phép nêu ra một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến còn nhiều thiếu sót trong công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh: -Thứ nhất, phải nói tới chế độ chung của hầu hết các công ty nhà nước hiện nay, đó là việc xem nhẹ công tác lập kế hoạch, không chỉ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT789.doc
Tài liệu liên quan