Đề tài Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) – Chi nhánh Hà Nội thực hiện

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

DANH MỤC VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) - CHI NHÁNH HÀ NỘI 3

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) và Chi nhánh tại Hà Nội 3

1.1.1. Lịch sử hình thành của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) 3

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn – Chi nhánh Hà Nội. 5

1.2. Lĩnh vực hoạt động 6

1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 7

1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội 8

1.5. Quy trình kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) – Chi nhánh Hà Nội 9

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) –CHI NHÁNH HÀ NỘI 11

2.1. Giới thiệu về khách hàng kiểm toán 11

2.2. Các công việc trước khi kiểm toán 11

2.2.1. Gửi thư chào kiêm toán 11

2.2.3. Lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên 15

2.2.5. Ký hợp đồng kiểm toán 21

2.3. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể 22

2.3.1. Thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng 22

2.3.2. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ 27

2.3.2.1. Tìm hiểu và đánh giá môi trường kiểm soát. 28

2.3.2.2. Tìm hiểu hệ thống kế toán. 32

2.3.2.3. Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát. 35

2.3.3. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ báo cáo tài chính 36

2.3.4. Đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu 38

2.3.4.1. Đánh giá rủi ro 38

2.3.4.1.1. Rủi ro kiểm toán mong muốn 39

2.3.4.1.2. Rủi ro tiềm tàng trên số dư các của các khoản mục 39

2.3.4.1.3. Rủi ro kiểm soát đối với các khoản mục trên BCTC. 40

2.3.4.1.4. Rủi ro phát hiện đối với các khoản mục trên BCTC 40

2.3.4.2. Xác định mức độ trọng yếu 41

2.3.4.3. Phân bổ mức độ trọng yếu cho các khoản mục. 43

2.3.5. Phối hợp chỉ đạo, giám sát và kiểm tra 44

2.4. Thiết kế chương trình kiểm toán 44

2.4.1. Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị 44

2.4.2. Mục tiêu kiểm toán 45

2.4.3. Thủ tục kiểm toán 46

2.4.4. Kết luận và kiến nghị 46

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) – CHI NHÁNH HÀ NỘI 47

3.1. Nhận xét công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) – Chi nhánh Hà Nội. 47

3.1.2.Nhận xét cụ thể trong từng bước công việc 47

3.1.2.1. Gửi thư chào kiểm toán 47

3.1.2.2 Hợp đồng kiểm toán 47

3.1.2.3. Đánh giá rủi ro kiểm soát 48

3.1.2.4. Ước tính mức độ trọng yếu và chọn mẫu kiểm toán 48

3.1.2.5. Phân công và phối hợp giữa các kiểm toán viên 48

 

doc58 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2229 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) – Chi nhánh Hà Nội thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành Báo cáo kiểm toán theo yêu cầu của Quý Công ty, chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ của Quý Công ty trong việc chuẩn bị và cung cấp một số tài liệu theo phụ lục đính kèm ở trang sau: PHỤ LỤC CÁC TÀI LIỆU CẦN CHUẨN BỊ CHO CÔNG TÁC KIỂM TOÁN BCTC NĂM 2008. Tổng quát. 1. Biên bản họp Ban Giám Đốc, Hội Đồng Quản Trị năm 2008. 2. Bảng cân đối số phát sinh cuối cùng. 3. Các Báo cáo tài chính. 4. Giấy phép đăng kí kinh doanh. 5. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý. Tiền. 1. Biên bản kiểm kê quỹ tại thời điểm ngày 31/12/2008. 2. Giấy Báo Có số dư ngân hàng (hoặc xác nhận của ngân hàng) và giải thích chênh lệch (nếu có tại thời điểm ngày 31/12/2008). Các khoản phải thu. 1. Chi tiết các khoản phải thu của khách hàng và các khoản phải thu khác. 2. Danh sách chi tiết các khoản đã thanh toán sau ngày kết thúc niên độ và chi tiết về thời gian của các khoản phải thu còn lại. 3. Bản phân tích, tính toán dự phòng các khoản phải thu khó đòi cùng với các chứng từ kèm theo cho năm tài chính 2008. 4. Đánh giá tuổi nợ các khoản phải thu trong kỳ, vấn đề gì liên quan đến khả năng không thu hồi được, các nhân tố của nền kinh tế, sự đánh giá tính hợp lí của chính sách trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Hàng tồn kho. 1. Biên bản kiểm kê hàng tồn kho tại ngày 31/12/2008 2. Chi tiết hàng tồn kho cuối năm. 3. Bảng giải trình chênh lệch giữa số liệu kiểm kê và số liệu trên sổ sách kế toán (nếu có sự chênh lệch). Tài sản cố định. 1. Chính sách kế toán về thời hạn khấu hao (nếu thay đổi so với năm trước). 2. Danh mục chi tiết các tài sản cố định hoặc sổ đăng kí tài sản, bản đối chiếu giữa chi tiết tài sản này với sổ cái. 3. Bảng chi tiết tình hình biến động tăng giảm từng loại tài sản như trong thuyết minh BCTC. 4. Đối với tài sản thanh lý xin vui lòng cung cấp chi tiết lãi lỗ của việc thanh lý, phê duyệt, quyết định của các cấp có thẩm quyền và phiếu thu tiền hoặc Giấy báo Có ngân hàng. Các loại tài sản khác. 1. Chi tiết khoản tạm ứng nhân viên. 2. Chi tiết khoản chi phí trả trước. 3. Chi tiết của tài sản lưu động khác trên tài sản khác (nếu có). Khoản phải trả cho người bán. 1. Chi tiết các khoản phải trả đến ngày 31/12/2008. 2. Chi tiết khoản phải trả nói trên bao gồm nội dung của các khoản phải trả và chi tiết các khoản thanh toán sau (nếu có). Các khoản phải trả khác. Thuế và các khoản nộp ngân sách. Các khoản vay. Nghiệp vụ kinh doanh. Doanh thu. Giá vốn hàng bán. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. 2.2.5. Ký hợp đồng kiểm toán Sau khi chấp nhận kiểm toán và gửi cho khách hàng kế hoạch kiểm toán chiến lược, Công ty A&C sẽ thảo luận trực tiếp với khách hàng về các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán. Hợp đồng sẽ bao gồm các nội dung về: mục tieu, phạm vi kiểm toán, quyền và nghĩa vụ của các bên, hình thức và thời gian phát hành báo cáo kiểm toán, các điều khoản về phí kiểm toán và các thủ tục giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh liên quan tới việc thực hiện hợp đồng. Một điều cần quan tâm nhất trong hợp đồng kiểm toán do A&C thực hiện đó là phí kiểm toán được tính dựa trên cấp bậc của kiểm toán và thời gian làm việc tương ứng. Phí kiểm toán là một trong những yếu tố tiên quyết quyết định đến việc lựa chọn các công ty kiểm toán của khách hàng, do vậy ngay từ khi gửi Thư chào kiểm toán, A&C đã tìm hiểu và khảo sát thông tin về khách hàng và về các công ty kiểm toán khác để có thể đưa ra được mức phí kiểm toán phù hợp nhằm tạo ra được lợi thế cho mình trong thị trường dịch vụ kiểm toán. Sau khi hai bên đã thống nhất được các điều khoản trong hợp đồng thì Công ty A&C sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng. Tiếp theo, hai bên sẽ kí kết hợp đồng khi không còn bất kì một thắc mắc nào về các điều khoản, khi đó Công ty A&C chính thức trở thành chủ thể kiểm toán cho cuộc kiểm toán năm tài chính 2008 cho công ty khách hàng. Nhóm trưởng nhóm kiểm toán có trách nhiệm thông báo kế hoạch kiểm toán cho các thành viên trong nhóm kiểm toán và tiến hành soạn thảo kế hoạch kiểm toán tổng thể. 2.3. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể Công tác lập kế hoạch kiểm toán tổng thể tại A&C được thực hiện một cách khoa học, đúng Chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận rộng rãi và được lập bởi người có chuyên môn giỏi, dày dặn kinh nghiệm, có nhiều hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của công ty khách hàng cũng như trong hoạt động thực hiện kiểm toán, thông thường việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể do trưởng nhóm kiểm toán thực hiện. Trong giai đoạn này, các thông tin mà kiểm toán viên cần thu thập bao gồm: hiểu biết về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu hệ thống kế toán, hệ thống kiếm soát nội bộ cũng như tìm hiểu những thông tin về các bên liên quan, các bên có ảnh hưởng lớn tới các quyết định kinh doanh của khách hàng. Việc tìm hiểu những thông tin trên nhằm giúp kiểm toán viên đánh giá được rủi ro tiềm tàng để làm cơ sở thiết kế chương trình kiểm toán phù hợp. Công việc đầu tiên trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng. 2.3.1. Thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng Việc tìm hiểu những thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng có vai trò quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến việc định hướng các công việc kiểm toán sau này. Để thực hiện được công việc này, kiểm toán viên thường sử dụng những kỹ thuật như: phỏng vấn, quan sát và thu thập những tài liệu cần thiết để lưu hồ sơ kiểm toán. Trên cơ sơ thực tế thực hiện công tác kiểm toán, các kiểm toán viên của A&C thường thực hiện việc thu thập thông tin về khách hàng thông qua việc nghiên cứu các tài liệu sẵn có do khách hàng cung cấp kết hợp với việc thị sát đơn vị và phỏng vấn các nhà quản lý chủ chốt trong công ty khách hàng. Theo quy định chung của A&C, kiểm toán viên cần thu thập những thông tin sau: - Thu thập các thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng: Giấy phép đăng kí kinh doanh, ngành nghề kinh doanh hiện tại của đơn vị, quá trình kinh doanh của đơn vị bao gồm bao nhiêu công đoạn? là những công đoạn nào? ở mỗi giai đoạn thì công việc chính là gi và do ai thực hiện? Bên cạnh đó cần tìm hiểu thêm về thị trường đầu ra và đầu vào như thế nào? thực hiện quan sát về quá trình sản xuất, về quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh. - Xem xét các chính sách của đơn vị và nhận diện các thành phần có liên quan: chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể, các chính sách kinh doanh chung mà đơn vị đang áp dụng, nhận diện khách hàng có liên quan đến việc cung cấp các yếu tố đầu vào, các bên có liên quan đến thị trường tiêu thụ thành phẩm, - Thu thập các thông tin về trách nhiệm pháp lý của đơn vị: các quy định quy chế hoạt động của đơn vị, quá trình tuyên bố về cổ tức và chia cổ tức, các quyết định có liên quan đến việc sáp nhập các đơn vị thành viên của công ty khách hàng, Sau quá trình tìm hiểu những thông tin về công ty khách hàng thì kiểm toán viên nhất thiết phải thu thập được các tài liệu sau để lưu hồ sơ kiểm toán và làm bằng chứng cho cuộc kiểm toán: Thông tin chung: sơ đồ bộ máy tổ chức hoặc bản miêu tả chi tiết bộ máy tổ chức, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng thành viên trong Ban Giám Đốc, Hội đồng quản trị Các tài liệu pháp luật: Quyết toán thuế hàng năm, Biên bản kiểm tra thuế, các văn bản có liên quan đến việc tính thuế trong doanh nghiệp Các tài liệu về nhân sự: Thoả ước lao động tập thể, Hợp đồng lao động, Quyết định bổ nhiệm nhân sự, các quy định trong điều lệ, biên bản đại hội công nhân viên chức, chính sách về chi lương, Các tài liệu kế toán: Báo cáo kiểm toán năm trước, Báo cáo tài chính, Thư quản lý, chế độ, chính sách và các nguyên tắc kế toán đang được áp dụng trong doanh nghiệp. Hợp đồng: Hợp đồng kiểm toán, Hợp đồng thuê mướn dịch vụ, Hợp đồng bảo hiểm, Hợp đồng tín dụng, và các hợp đồng có giá trị kinh tế cao Công ty ABC là một khách hàng mới của A&C, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng trong kế hoạch kiểm toán tổng thể được thể hiện như sau trong mục Thông tin tóm tắt về doanh nghiệp như sau: Biểu 2.4. Thông tin tóm tắt về doanh nghiệp (trích Kế hoạch kiểm toán tổng thể). CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C Phòng Kiểm toán Nghiệp vụ 1 KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TỔNG THỂ Khách hàng: Công ty ABC Năm tài chính: 31/12/2008 Người duyệt Người lập Nguyễn Thị Hồng Thanh Nguyễn Hoàng Đức Ngày tháng năm Ngày tháng năm I. Thông tin tóm tắt về doanh nghiệp - Khách hàng: Kiểm toán năm đầu tiên 1 Kiểm toán thường xuyên Kiểm toán năm thứ 1 - Phân loại: Rất quan trọng Quan trọng Bình thường 1. Tên đầy đủ: (Tiếng Việt) : Công ty ABC (Tiếng Anh): ABC Co., LTĐ Trụ sở chính: Số 18 Minh Khai, Quận Hoàng Mai, Hà Nội. Điện thoại: 04 6415238 Fax: 04 6415238 Email: ABCco@vnn.vn Mã số thuế: 0100112611-1 - Giấy phép hoạt động: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 054629 do Sở kế hoạch Đầu Tư Hà Nội cấp ngày 15/03/2002. - Lĩnh vực hoạt động : - Tư vấn khảo sát, thiết kế công trình thủy lợi,... - Lắp đặt, bảo trì, bồi dưỡng... hỗ trợ vận hành các thiết bị thủy lợi... 2.Các công ty có liên quan : N/A 3. Hội đồng quản trị Thành viên Hội Đồng Quản trị, Ban quản lý của Công ty trong kỳ kiểm toán và cho đến thời điểm lập Báo cáo này bao gồm : Hội đồng quản trị Họ tên Chức vụ Ngày bổ nhiệm Ông Nguyễn Quang Long Chủ tịch HĐQT 01/02/2005 Bà Phạm Kim Anh Phó chủ tịch 01/02/2005 Ông Vũ Thanh Huy Thành viên 01/02/2005 4. Ban giám đốc Họ tên Chức vụ Ngày bổ nhiệm Ông Nguyễn Quang Long Giám đốc 15/04/2002 Bà Lê Ngọc Lan Phó Giám đốc 01/03/2006 Bà Phạm Minh Hồng Phó Giám đốc 01/01/2006 5. Kế toán trưởng Bà Vũ Tường Lân: Kế toán trưởng Bà Lê Hảo Vy: Kế toán thanh toán Bà Phạm Thu Minh: Kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền lương. Ông Nguyễn Bá Huân: Kế toán tài sản cố định, kế toán tổng hợp. Bà Phạm Thị Thanh: Thủ Quỹ, kế toán vật liệu. 6. Ban kiểm soát: N/A 7. Luật sư: N/A 8. Các công ty kiểm toán tiền nhiệm: chưa thực hiện kiểm toán độc lập. 9. Ngân hàng giao dịch Tên Ngân hàng Số hiệu tài khoản ngoại tệ Số hiệu tài khoản VNĐ Ngân hàng BIDV 001.1.00.00789.4D 001.1.00.007894 Ngân hàng CP Quân đội 003.3.00.00896.5D 003.3.00.008965 10. Những biến động của nền kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp trong năm. 11. Tình hình đầu tư và sản xuất kinh doanh. - Những thay đổi có lợi - Những thay đổi bất lợi. Còn đối với Công ty XYZ, do công ty là khách hàng thường xuyên của A&C nên hầu hết các thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đều đã được A&C lưu lại trong hồ sơ kiểm toán năm 2007. Vì vậy, trong cuộc kiểm toán 2008 này, kiểm toán viên chỉ thu thập những thông tin liên quan đến năm tài chính 2008 có ảnh hưởng đền tình hình hoạt động của XYZ, điều này se giúp các kiểm toán viên thấy được những thay đổi ảnh hưởng đến công tác kiểm toán trong năm 2008, từ đó sẽ lên kế hoạch điều chỉnh phủ hợp. Biểu 2.5: Thông tin tóm tắt về Công ty XYZ 10. Những biến động của nền kinhh tế ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp trong năm. Trong năm 2007, Công ty XYZ chịu sự cạnh tranh gay gắt bởi các sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc. Người tiêu dùng còn chưa đủ trình độ phân biệt chất lượng giữa các loại sản phẩm may mặc khác nhau, chủ yếu mua hàng theo cảm tính, không xem rõ xuất xứ của các loại hàng. 11. Tình hình đầu tư và sản xuất kinh doanh - Những thay đổi có lợi Công ty XYZ đã đầu tư và nâng cao trình độ tay nghề của công nhân bắng nhiều hình thức như: tuyển những người có trình độ cũng như mở thêm các lớp học nhằm nâng cao tay nghề, bên cạnh đó công ty còn không ngừng mở rộng quảng cáo, thuê những nhà thiết kế lành nghề nhằm tạo ra những mẫu thiết kế phù hợp hơn với thị hiếu người tiêu dùng. - Những thay đổi bất lợi Tuy có những cố gắng để phát triển sản xuất song công ty vẫn chưa xây dựng mình được một thương hiệu riêng, giá của các mặt hàng còn cao so với mặt bằng chung của các sản phẩm trong nước, hơn nữa công ty còn cần tìm cách để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nhằm tăng tính cạnh tranh so với các sản phẩm từ Trung Quốc. Thông qua hai bản kế hoạch kiểm toán tổng thể lập cho hai công ty ABC và XYZ, ta nhận thấy: Đối với khách hàng thường niên, A & C chỉ cần phải cập nhật những thông tin liên quan đến năm tài chính 2008. Còn đối với khách hàng mới, A&C sẽ phải thu thập toàn bộ thông tin về hoạt động kinh doanh của Công ty khách hàng từ khi mới bắt đầu thành lập đến năm tài chính tiến hành kiểm toán. Tất cả các thông tin về hoạt động và nghĩa vụ pháp lý mà kiểm toán viên thu thập được sẽ được lưu vào file hồ sơ kiểm toán chung của khách hàng. 2.3.2. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ Đây là một bước công việc hết sức quan trọng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, bước công việc này sẽ mang lại cho kiểm toán viên một cái nhìn tương đối chi tiết và cụ thể về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, không những vậy nó còn giúp kiểm toán viên có thể ước lượng được rủi ro kiểm soát để xem xét liệu Báo cáo tài chính của khách hàng có thể kiểm toán được hay không? Và nếu thực hiện kiểm toán thì kiểm toán viên sẽ phải thu thập bao nhiêu bằng chứng kiểm toán thì sẽ đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng thể thì A&C xem xét, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ chủ yếu trên các khía cạnh: - Xem xét về các thủ tục quản lý, cơ cấu tổ chức, các vấn đề về nhân sự, chính sách mà công ty khách hàng đang áp dụng - Xác định rủi ro trong từng khoản mục trên Báo cáo tài chính và trong từng bước công việc nhằm thiết lập các thủ tục kiểm toán thích hợp để hạn chế hoặc loại bỏ các rủi ro đó Thực tế trong quá trình thực hiện, việc nghiên cứu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ thay đổi tùy theo từng khách hàng cụ thể. Như đối với khách hàng có qui mô nhỏ thì việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ chỉ dừng lại ở mức độ hiểu biết đủ để xem xét Báo cáo tài chính có thể kiểm toán được hay không và đánh giá môi trường kiểm soát trong đó chủ yếu quan tâm đến tính liêm khiết của Ban Giám Đốc và tính hiệu quả của hệ thống kế toán của công ty khách hàng. Khi đó kiểm toán viên có thể sẽ bỏ qua các thể thức khảo sát khác, rủi ro kiểm soát được giả định là lớn nhất và vì vậy rủi ro phát hiện sẽ ở mức thấp để đảm bảo tính hiệu quả. Còn đối với các khách hàng có quy mô lớn, đặc biệt là những hợp đồng kiểm toán dài hạn thì kiểm toán viên thường ước lượng mức rủi ro kiểm soát là thấp cho tất cả các khoản mục trước khi tiến hành kiểm toán. Hơn nữa, đối với các khách hàng có quy mô lớn, một yêu cầu mang tính bắt buộc là kiểm toán viên phải có sự hiểu biết sâu sắc, chi tiết về môi trường kiểm soát và hệ thống kế toán. Trong giai đoạn thu thập những thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên của A&C thường sử dụng những kỹ thuật sau: quan sát, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu. Quá trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện qua 3 bước: - Tìm hiểu và đánh giá môi trường kiểm soát - Tìm hiểu hệ thống kế toán. - Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát. 2.3.2.1. Tìm hiểu và đánh giá môi trường kiểm soát. Môi trường kiểm soát là những yếu tố bên trong và bên ngoài đơn vị có ảnh hưởng đến việc thiết kế, hoạt động của các loại hình kiểm soát nội tồn tại trong doanh nghiệp. Khi tìm hiểu đánh giá môi trường kiểm soát thì một yếu tố mà các kiểm toán viên của A&C quan tâm nhất chính là tính liêm chính và thái độ làm việc của Ban Giám Đốc. Với thâm niên trong nghề kiểm toán, A&C hiểu rõ thái độ làm việc và tính liêm chính của Ban Giám Đốc có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Nếu Ban Giám Đốc nhìn nhận rằng kiểm soát nội bộ chính là một cách để hoạt động có hiệu quả hơn thì việc thiết lập và thực hiện các thủ tục kiểm soát cũng sẽ được quan tâm đúng mức do đó hệ thống kiểm soát nội bộ cũng sẽ đạt được sự tin tưởng hơn. Ngược lại, nếu Ban Giám Đốc không quan tâm đến việc kiểm soát nội bộ thì khi đó các thủ tục kiểm soát cũng sẽ không được các nhân viên trong doanh nghiệp tuân thủ một cách nghiêm ngặt và vì vậy hệ thống kiểm soát nội bộ cũng sẽ không hiệu quả. Để tìm hiểu môi trường kiểm soát, kiểm toán viên của A&C thường gặp mặt trực tiếp để phỏng vấn Ban lãnh đạo công ty, qua buổi tiếp xúc kiểm toán viên sẽ đánh giá phong cách quản lý của Ban Giám Đốc như thế nào: quan liêu hay tỉ mỉ, chi tiết hay phong cách thoáng nhưng chặt chẽ,Bên cạnh đó, A&C còn sử dụng bảng câu hỏi đưa đến các nhân viên trong công ty khách hàng nhằm tìm hiểu thông tin về môi trường kiểm soát. Sau đó kiểm toán viên sẽ tự tổng hợp và đánh giá về môi trường kiểm soát của khách hàng. Đối với Công ty ABC - một khách hàng tiềm năng của A&C, sau khi tìm hiểu kiểm toán viên thấy rằng: trong năm tài chính 2008 công ty không có sự thay đổi gì về nhân sự trong Ban lãnh đạo, chính sách tài chính kế toán áp dụng,..Không những vậy, Ban lãnh đạo công ty còn là những người có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực hoạt động của mình, trung thực, thẳng thắn. Tại A&C, kiểm toán viên sử dụng bảng câu hỏi đã được thiết kế trước để đánh giá môi trường kiểm soát của khách thể kiểm toán. Tùy thuộc vào thực tế ở từng khách hàng cụ thể mà các kiểm toán viên điều chỉnh các câu hỏi cho phù hợp. Biểu 2.6: Bảng câu hỏi đánh giá môi trường kiểm soát Công ty ABC Clients: Công ty ABC W.P.Ref.No. Notes of Accounts: Tìm hiểu môi trường kiểm soát File No. Year End: 31/12/2008 BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT STT Các vấn đề cần tìm hiểu Có Không Ghi chú 1 BGĐ có nhận được thường xuyên và đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc giám sát và điều hành không? X Hàng ngày 2 BGĐ có tổ chức thường xuyên các cuộc hợp để cập nhật tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính không? X Hàng tuần 3 Đối với các trường hợp bất thường, BGĐ có biện pháp xử lý kịp thời không? X 4 BGĐ có lưu ý đến việc đánh giá hoạt động của nhân viên cấp dưới không? X Hàng quý 5 BGĐ có thận trọng trong việc trình bày và công bố báo cáo tài chính không? X Từ đó, kiểm toán viên A&C sẽ đánh giá môi trường kiểm soát của công ty ABC thông qua những thông tin thu thập được: Biểu 2.7: Đánh giá môi trường kiểm soát nội bộ tại Công ty ABC- trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên A&C Clients: Công ty ABC W.P.Ref.No. Notes of Accounts: Đánh giá môi trường kiểm soát File No. Year End: 31/12/2008 * Ban Giám Đốc có trình độ, năng lực và đều quan tâm tới công tác tài chính kế toán, qua phỏng vấn cũng như qua bảng câu hỏi KTV thấy rằng BGĐ rất quan tâm đến công tác kiểm soát trong đơn vị. KTV tin tưởng vào tính liêm chính của BGĐ. * Các điều lệ tổt chức công ty được quy định một cách rõ ràng, cơ cấu tổ chức phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị. * Các thủ tục phê chuẩn, xét duyệt các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thực hiện ở đúng cấp có thẩm quyền, không những vậy đơn vị cũng đã có những thủ tục kiểm soát nội bộ đối với tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. * Mặc dù vậy, đơn vị chưa có chính sách rõ ràng về việc thuê mướn, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nâng bậc và quá trình thuyên chuyển nhân viên trong đơn vị. * Đường lối chiến lược phát triển của đơn vị chưa được vạch ra một cách rõ ràng, các mục tiêu cần đạt được chưa được các cấp có thẩm quyền xác định một cách khoa học, công tác lập kế hoạch và lập dự toán không được tiến hành một cách thường xuyên, đồng bộ và khoa học. Đánh giá môi trường kiểm soát ở mức Trung Bình. Còn đối với khách hàng thường niên thì việc tìm hiểu môi trường kiểm soát của khách hàng đơn giản hơn nhờ dựa vào những thông tin được thu thập và lưu từ những năm trước, còn với khách hàng mới thì việc thu thập thông tin về môi trường kiểm soát không những được thực hiện như các khách hàng thường niên mà phạm vi thu thập thông tin còn được mở rộng hơn. Tuy nhiên đối với cả hai loại khách hàng này công việc của kiểm toán viên đều có một điểm chung là quan tâm chủ yếu đến những thay đổi trong năm tài chính 2008 để phục vụ cho công tác kiểm toán. Công ty XYZ là khách hàng thường niên của A&C, trong năm 2008 KTV thấy rằng công ty có sự thay đổi về nhân sự trong Ban lãnh đạo, điều này có thể làm tăng rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Tuy nhiên, qua quá trình tiếp xúc KTV nhận định rằng Ban lãnh đạo mới có thái độ tích cực trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ. Ban lãnh đạo mới đã có những thay đổi đáng kể trong quá trình quản lý: đưa ra thêm những quy định phân công, nhiệm vụ quyền hạn rõ ràng và chi tiết cho các cá nhân, tránh được sự chồng chéo trong công tác. Biểu số 2.8: Thay đổi thành phần Hội Đồng Quản Trị - trích giấy tờ làm việc của KTV A&C Clients: Công ty XYZ W.P.Ref.No. Notes of Accounts: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh File No. Year End: 31/12/2008 *Thay đổi thành phần Hội Đồng Quản Trị: * Văn bản: - Theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 054528 do Sở kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp ngày 12/02/2003. - Căn cứ theo Quyết định số 314/QĐ-UB ngày 13/01/2008. * Thành phần Hội Đồng Quản Trị: Họ Tên Chức vụ Ngày bổ nhiệm Ông Nguyễn Công Huân Chủ tịch HĐQT 01/02/2008 Bà Nguyễn Minh Phương Phó chủ tịch 01/02/2008 Ông Hoàng Trường Minh Thành viên 01/02/2008 Hội đồng quản trị họp ba tháng một lần, họp bất thường nếu có ít nhất 2 thành viên của HĐQT yêu cầu. Do công ty XYZ là khách hàng thường niên của A&C nên kết hợp với những thông tin đã được các KTV thu thập từ những cuộc kiểm toán trước các KTV sẽ đánh giá môi trường kiểm soát trong công ty khách hàng. Ở đây, sau khi xem xét các KTV thấy rằng: công ty XYZ đã khắc phục những tồn tại trong năm tài chính 2007 theo những đề xuất của KTV như tiền mặt sử dụng cho các khoản chi tiêu nhỏ phục vụ cho hoạt động hàng ngày không được Giám Đốc phê duyệt, một số phiếu chi, phiếu đề nghị thanh toán không có đủ chữ ký phê duyệt hoặc không quy định rõ thời gian hoàn ứng,Thêm vào đó, Công ty XYZ đã bổ sung các quy chế về chi tiêu trong đơn vị như: những khoản chi lớn hơn 5triệu thì phải được Giám Đốc phê duyệt còn những khoản chi nhỏ hơn 5triệu thì chỉ cần Phó Giám Đốc ký duyệt. Từ các thông tin trên KTV đánh giá môi trường kiểm soát của Công ty XYZ ở mức Trung Bình. Như vậy, đối với khách hàng mới là công ty ABC thì KTV không chỉ phỏng vấn Ban lãnh đạo của đơn vị mà còn thiết kế bảng câu hỏi để đánh giá môi trường kiểm soát còn đối với công ty XYZ - một khách hàng thường niên do A&C đã có những hiểu biết về công ty trong các cuộc kiểm toán trước do đó A&C chỉ tìm hiểu thêm những thông tin thay đổi trong năm tài chính này mà thôi và vì vậy các KTV không cần sử dụng bảng câu hỏi đánh giá. Mặt khác, tại A&C chưa có một hướng dẫn cụ thể nào cho việc sử dụng các bảng tường thuật cũng như sơ đồ trong việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ vì vậy việc đánh giá môi trường kiểm soát ở công ty khách hàng vẫn mang tính chủ quan, phụ thuộc vào kinh nghiệm, trình độ, năng lực của các kiểm toán viên A&C. 2.3.2.2. Tìm hiểu hệ thống kế toán. Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thì hệ thống kế toán luôn đóng vai trò quan trọng mang tính trọng yếu của hệ thống KSNB với chức năng ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hệ thống kế toán của mỗi công ty được tổ chức như thế nào? việc ghi chép theo hình thức sổ kế toán gì? Hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ, sự phát triển hệ thống kế toán quản trị đến đâu.v.v có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Việc tìm hiểu hệ thống kế toán giúp KTV chọn lựa được các phương pháp xử lý số liệu trên Báo cáo tài chính phù hợp. Biểu 2.9: Quy trình soát xét hệ thống kế toán áp dụng cho công ty ABC : II. Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống Kiểm soát nội bộ Căn cứ vào kết quả phân tích, soát xét sơ bộ BCTC và tìm hiểu hoạt động kinh doanh của công ty khách hàng để xem xét mức độ ảnh hưởng tới việc lập BCTC trên các góc độ: 1. Nhân sự của phòng Kế toán - Kế toán trưởng: Bà Vũ Trường Lân - Kế toán tổng hợp: Ông Nguyễn Bá Huân 2. Niên độ kế toán, hình thức kế toán áp dụng 2.1. Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ 2.2. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 theo niên độ và Chuẩn mực kế toán Việt Nam đã quy định STT NÔI DUNG Có/Không Ảnh hưởng BCTC 1 Hệ thống kế toán của doanh nghiệp có phù hợp với văn bản pháp quy quy định về chế độ kế toán hiện hành hay không? Có 2 Các chính sách kế toán chủ yếu của doanh nghiệp có phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam ở Quốc tế hay không? Có 3 Chứng từ có đảm bảo đầy đủ cho việc ghi sổ kế toán không? Có 4 Việc lập, ghi chép, sử dụng và bảo quản sổ sách kế toán có đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng mẫu biểu để phục vụ cho việc lập các Báo cáo hay không? Có 5 Kiểm tra việc lập, luân chuyển, sử dụng, bảo quản chứng từ có chính xác, kịp thời và đúng biểu mẫu quy định không? Có 6 Việc tính toán, ghi sổ, cộng dồn, chuyển sổ có đảm bảo tính chính xác, hợp lý? Có 7 Đơn vị tiền tệ sử dụng có nhất quán không? Có 8 Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ? Có 9 Niên độ kế toán và yêu cầu của việc lập BCTC Có 10 Bộ máy kế toán và trình độ của nhân viên kế toán Có 3. Ảnh hưởng của công nghệ thông t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2100.doc
Tài liệu liên quan