LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN CPSX
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
XÂY LẮP 2
I-/ Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp có ảnh hưởng đến
hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm. 2
II-/ Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm. 3
1-/ CPSX sản phẩm xây lắp: 3
2-/ Giá thành sản phẩm xây lắp 5
III-/ Hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm. 6
1-/ Kế toán CPSX xây lắp trong các Doanh nghiệp kế toán
hay tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 6
2-/ Kế toán CPSX xây lắp và tính giá thành sản phẩm
theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 12
V-/ Đặc điểm kế toán theo phương thức khoán gọn trong xây lắp. 14
1-/ Hợp đồng khoán gọn: 14
2-/ Kế toán tại đơn vị giao khoán 15
PHẦN II - THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 16
I-/ Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại các Doanh nghiệp xây lắp 16
2-/ Những tồn tại trong công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 17
3-/ Nguyên nhân 18
II-/ Phương hướng hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các Doanh nghiệp xây lắp 18
KẾT LUẬN 21
22 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp xây lắp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o phí mà Doanh nghiệp đã bỏ ra trong từng thời kỳ nhằm tổng hợp, xác định kết quả đầu ra, phục vụ yêu cầu quản lý thì mọi hao phí cuối cùng đều tồn tại trong mối quan hệ hàng hoá - tiền tệ và được biểu hiện dưới hình thức giá trị, gọi là CPSX.
Như vậy, chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà Doanh nghiệp xây lắp bỏ ra có liên quan đến khối lượng xây lắp trong kỳ.
Bản chất của chi phí xây lắp là sự dịch chuyển - chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Các chi phí này không liên quan đến hợp đồng sản xuất như: chi phí quản lý Doanh nghiệp, chi phí bán hàng... không được tính vào chi phí sản xuất.
b) Phân loại CPSX sản phẩm xây lắp.
Tuỳ từng quốc gia, từng thời kỳ và tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng đối tượng cụ thể mà người ta phân loại chi phí theo một tiêu thức nhất định. ở nước ta, việc phân loại chi phí được các Doanh nghiệp áp dụng tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh, đặc điểm quản lý và trình độ nghiệp vụ của mỗi Doanh nghiệp sao cho hợp lý. Có nhiều cách phân loại chi phí.
Phân loại CPSX theo yếu tố:
Chi phí NVL như xi măng, sắt, thép, gạch....
Chi phí công cụ, dụng cụ như giàn giáo, cuốc xẻng...
Chi phí nhiên liệu, động lực mua ngoài: xăng, dầu, mỡ...
Chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp, gián tiếp, lao động thuê ngoài, trích BHXH, BHYT, chi phí công đoàn theo tỷ lệ quy định.
Chi phí khấu hao TSCĐ.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: tiền điện, tiền nước, điện thoại.
Chi phí bằng tiền khác
Phân loại CPSX theo phương pháp tập hợp CPSX và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí.
Chi phí trực tiếp: là những chi phí có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất ra một loại sản phẩm, một công việc nhất định bao gồm: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung.
Chi phí gián tiếp: là các chi phí liên quan đến sản xuất sản phẩm nhưng những chi phí này phát sinh ở bộ phận quản lý đội thi công.
Phân loại theo khoản mục
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT)
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sử dụng máy thi công
Chi phí chung
Chi phí sản xuất (CPSX) chung
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý Doanh nghiệp
c) Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất trong kinh doanh xây lắp.
Đối tượng hạch toán CPSX.
Việc xác định đối tượng hạch toán CPSX thực chất là xây dựng phạm vi hay giới hạn của chi phí nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tuỳ từng công việc, trình độ quản lý của mỗi Doanh nghiệp xây lắp mà có đối tượng hạch toán chi phí khác nhau, có thể là:
Công trình, hạng mục công trình
Đơn đặt hàng
Giai đoạn công việc hoàn thành
Phương pháp hạch toán CPSX.
Tuỳ từng Doanh nghiệp xây lắp mà có thể áp dụng một trong các phương pháp hạch toán chi phí sau:
Phương pháp hạch toán CPSX theo công trình, hạng mục công trình
Phương pháp hạch toán CPSX theo đơn đặt hàng
Phương pháp hạch toán CPSX theo đơn vị thi công.
2-/ Giá thành sản phẩm xây lắp
a) Khái niệm
Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của tổng số các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà Doanh nghiệp xây lắp bỏ ra có liên quan tới khối lượng xây lắp đã hoàn thành.
b) Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm xây lắp.
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí chi ra như chi phí NVL, chi phí nhân công, chi phí máy thi công và các chi phí khác... tính bằng tiền để hoàn thành một khối lượng sản phẩm xây lắp nhất định, có thể là một giai đoạn công việc có thiết kế và dự toán riêng, có thể là một hạng mục công trình hoặc một công trình hoàn thành toàn bộ. Giá thành công trình, hạng mục công trình hoàn thành toàn bộ là giá thành sản phẩm cuối cùng của sản phẩm xây lắp.
c) Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp.
Căn cứ vào số liệu để tính giá thành thì có 3 loại giá thành xây lắp
Giá thành dự toán (Zdt): là tổng chi phí dự toán để hoàn thành một khối lượng sản phẩm xây lắp. Giá thành dự toán được lập trước khi tiến hành xây lắp trên cơ sở các định mức thiết kế được duyệt khung giá XDCB hiện hành.
Công thức tính:
Zdt
=
Giá trị dự toán của công trình, hạng mục công trình
–
Phần lợi nhuận định mức
Giá thành kế hoạch (Zkh): được xây dựng từ những điều kiện cụ thể của Doanh nghiệp trên cơ sở phấn đấu hạ giá thành so với giá thành dự toán bằng các biện pháp tăng cường quản lý kỹ thuật, vật tư thi công, các định mức và đơn giá áp dụng trong các Doanh nghiệp xây lắp.
Công thức tính:
ZKH
=
Zdt
–
Mức hạ giá dự toán
Giá thành thực tế (Ztt) : là toàn bộ chi phí thực tế bỏ ra để hoàn thành bàn giao khối lượng xây lắp mà Doanh nghiệp đã nhận thầu. Nó bao gồm: chi phí theo định mức, chi phí vượt định mức, không định mức.
d) Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Công việc đầu tiên trong công tác tính giá thành sản phẩm là xác định đối tượng tính giá thành. Trong ngành XDCB do đặc điểm sản xuất mang tính đơn chiếc, mỗi sản phẩm đều phải có dự toán và thiết kế riêng nên đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp thường là các công trình, hạng mục công trình hay khối lượng công việc có thiết kế và dự toán riêng đã hoàn thành.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp:
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được để tính ra giá thành sản phẩm. Trong các Doanh nghiệp xây lắp thường sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp)
áp dụng trong trường hợp đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp CPSX, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo.
Công thức tính như sau:
Z = Dđk + C - Dck
Z : Tổng giá thành sản phẩm xây lắp
C : Tổng CPSX đã tập hợp theo đối lượng
Dđk,Dck : giá trị sản phẩm dở dang đến kỳ, cuối kỳ
Phương pháp tổng cộng chi phí
áp dụng trong trường hợp Doanh nghiệp xây lắp những công trình lớn CPSX tập hợp theo từng đội sản xuất, còn giá thành sản phẩm được tính riêng cho từng công trình đã hoàn thành.
Công thức tính như sau:
Z = Dđk + C1 + C2 + .... + Cn - Dck
Trong đó: C1, C2 .... Công nghiệp là CPSX ở từng đội hay từng hạng mục công trình.
Ngoài ra còn cố một số phương pháp khác như: phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng, phương pháp tính theo định mức. Việc áp dụng phương pháp nào là tuỳ vào đặc điểm của từng Doanh nghiệp.
III-/ Hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm.
1-/ Kế toán CPSX xây lắp trong các Doanh nghiệp kế toán hay tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
a) Hạch toán chi phí NVL trực tiếp
Chi phí NVL trực tiếp trong các Doanh nghiệp xây lắp bao gồm trị giá NVL sử dụng phục vụ trực tiếp cho thi công tính theo giá thực tế khi xuất dùng (không bao gồm trị giá NVL của bên chủ đầu tư bàn giao).
Chi phí NVL trực tiếp được phản ánh trên TK 621
Bên nợ: phản ánh giá trị NVL xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp
Bên có: - Phản ánh giá trị NVL xuất dùng không hết nhập kho
- Kết chuyển hoặc tính phân bổ trị giá NVL thực tế sử dụng cho hợp đồng xây lắp trong kỳ vào TK 154
TK 621 cuối kỳ không có số dư.
Phương pháp hạch toán cụ thể như sau:
Khi xuất kho NVL sử dụng phục vụ trực tiếp cho thi công:
Nợ TK 621
Trị giá NVL xuất dùng
Có TK 152
Trường hợp Doanh nghiệp mua NVL đưa thẳng đến bộ phận thi công:
Trường hợp thuộc đối tượng chịu VAT và Doanh nghiệp áp dụng VAT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 621 : Giá mua NVL chưa có VAT
Nợ TK 133 : VAT được khấu trừ
Có TK 331, 111, 112...: tổng số tiền theo giá thanh toán.
Trường hợp Doanh nghiệp áp dụng VAT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu VAT
Nợ TK 621
Tổng số tiền theo giá thanh toán
Có TK 331, 111, 112...
Nguyên vật liệu xuất dùng không hết, cuối kỳ nhập lại kho kế toán căn cứ vào phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ ghi:
Nợ TK 152
Trị giá NVL nhập kho
Có TK 621
Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả bảng phân bổ NVL tính cho từng đối tượng sử dụng NVL theo phương pháp hoặc phân bổ, ghi:
Nợ TK 154
Chi phí NVL trực tiếp (chi tiết theo đối tượng)
Có TK 621
TK 152, 111, 331
Tập hợp chi phí NVL TT
TK 154
Kết chuyển chi phí
theo từng đối tượng
NVL TT theo từng đối tượng
Giá trị NVL xuất dùng
không hết nhập lại kho
TK 621
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
b) Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (NCTT)
Chi phí NCTT là các chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hợp đồng xây lắp bao gồm cả khoản phải trả cho người lao động trong biên chế của Doanh nghiệp và cho người lao động thuê ngoài (không bao gồm các khoản tính trích theo lương).
Chi phí nhân công trực tiếp được phản ánh trên TK 622.
Bên nợ: Chi phí NCTT sản xuất sản phẩm xây lắp.
Bên có: Kết chuyển chi phí NCTT sang bên nợ TK 154.
TK 622 cuối kỳ không có số dư.
Phương pháp hạch toán cụ thể như sau:
Khi tính tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp
Nợ TK 622
Tiền lương phải trả cho công nhân xây lắp
Có TK 3341
Khi tính số tiền phải trả nhân công thuê ngoài.
Nợ TK 622
Số tiền phải trả nhân công thuê ngoài
Có TK 3342
Cuối kỳ kết chuyển chi phí NCTT sang tài khoản 154.
Nợ TK 154
Chi phí NCTT
Có TK 622
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí
TK 3341
Tiền lương phải trả cho
TK 154
Kết chuyển
CNTTSX trong Doanh nghiệp
Chi phí NCTT
TK 622
TK 3342
Tiền lương phải trả cho
CNTTSX thuê ngoài
c) Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí phát sinh ở các đội sản xuất, bao gồm lương nhân viên quản lý đội, các khoản tính theo lương (KPCĐ, BHXH, BHYT) theo tỷ lệ quy định, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác.
Tài khoản phản ánh cho chi phí sản xuất chung là TK 627
Bên nợ: Tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ.
Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
- Kết chuyển chi phí sản xuất sang bên nợ TK 154
Phương pháp hạch toán cụ thể như sau:
Tính tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý tổ đội thi công:
Nợ TK 627
Tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý tổ đi thi công
Có TK 334
Khi tính trích các khoản theo lương (KPCĐ, BHYT, BHXH)
Nợ TK 627
Các khoản trích theo lương
Có TK 338 (3382, 3383, 3384)
Khi xuất công cụ dụng cụ, sử dụng phục vụ trực tiếp cho thi công:
Loại thi công 1 lần:
Nợ TK 627
trị giá CCDC xuất dùng
Có TK 153
Loại phân bổ nhiều lần
Nợ TK 142
trị giá CCDC xuất dùng
Có TK 153
Hàng tháng phân bổ ghi
Nợ TK 627
mức phân bổ hàng tháng
Có TK 142
Khi trích khấu hao TSCĐ sử dụng phục vụ trực tiếp cho thi công ghi:
Nợ TK 627
Khấu hao TSCĐ
Có TK 214
Nợ TK 009 : Số khấu hao đã trích
Khi có các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền phục vụ trực tiếp cho thi công:
Đối với Doanh nghiệp nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 627 : Chi phí theo giá chưa có thuế
Nợ TK 133 : Thuế VAT được khấu trừ
Có TK 331, 111, 112, 141 : Tổng số tiền theo giá thanh toán.
Đối với Doanh nghiệp chịu VAT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 627
Tổng giá thanh toán
Có TK 311, 111, 112, 141
Cuối tháng kết chuyển CFSX sang TK 154:
Nợ TK 154
Chi phí sản xuất chung
Có TK 627
d) Kế toán chi phí máy thi công:
Được hạch toán riêng thành khoản mục và được phản ánh trên TK 623, trong trường hợp Doanh nghiệp xây lắp tiến hành xây lắp công trình hỗn hợp vừa bằng thủ công vừa bằng máy:
TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công
Bên nợ: Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công
Bên có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công sang tài khoản liên quan.
Phương pháp hạch toán cụ thể như sau:
Khi tính tiền lương phải trả cho nhân viên điều khiển máy thi công:
Nợ TK 623 : Tiền lương phải trả
Có TK 334
Khi xuất vật liệu sử dụng phục vụ cho máy thi công
Nợ TK 623 : Trị giá vật liệu xuất dùng
Có TK 152
Khi xuất CC - DC sử dụng phục vụ cho máy thi công
Loại phân bổ 1 lần:
Nợ TK 623 : Trị giá CC - DC xuất dùng
Có TK 153
Loại phân bổ nhiều lần:
Nợ TK 142 : Trị giá CC - DC xuất dùng
Có TK 153
Nợ TK 623 : Mức phân bổ hàng tháng
Có TK 142
Khi tính khấu hao máy thi công:
Nợ TK 623
Có TK 214 : Khấu hao máy thi công
Nợ TK 009 : Số khấu hao đã tính
Khi có các chi phí dịch vụ mua ngoài sử dụng phục vụ máy thi công:
Trường hợp Doanh nghiệp chịu thuế VAT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 623 : Chi phí theo giá chưa có thuế
Nợ TK 133 : Thuế VAT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331, 141 : Tổng số tiền theo giá thanh toán.
Trường hợp Doanh nghiệp chịu thuế VAT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 623
Có TK 111, 112, 331, 141 : Tổng số tiền theo giá thanh toán.
Cuối kỳ kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm xây lắp:
Nợ TK 154 : Chi phí sử dụng máy thi công
Có TK 623
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí máy thi công
TK 111, 334
Tiền công phải trả cho
TK 154
Căn cứ vào bảng phân bổ CP sử dụng
công nhân láy máy
MTC tính cho từng công trình, hạng mục công trình
TK 623
TK 132, TK 153
Xất mua vật liệu
phục vụ cho MTC
TK 124
TK 111, 112, 331...
Chi phí khấu hao MTC
CP dịch vụ mua ngoài
và CP bằng tiền khác
TK 133
Thuế VAT được
khấu trừ (nếu có)
e) Tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp và kết chuyển giá thành sản phẩm.
Tài khoản sử dụng là TK 154. Các Doanh nghiệp xây lắp khi vận dụng TK 154 phải mở chi tiết cho từng công trình, từng hạng mục công trình.
Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất xây lắp phát sinh trong kỳ:
Nợ TK 154 : chi phí xây lắp
Có TK 621 : Chi phí NVLTT
Có TK 622 : Chi phí NCTT
Có TK 627 : Chi phí sản xuất chung
Có TK 623 : Chi phí sử dụng máy thi công.
Khi tính được giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình, giai đoạn công việc có điểm dừng kỹ thuật bàn giao cho bên A.
Nợ TK 632
Giá thành thực tế sản phẩm xây lắp
Có TK 154
TK 621
Chi phí NVLTT
TK 152,111
Các khoản ghi quả chi phí
TK 154
TK 622
Chi phí NCTT
TK 623
TK 627
Chi phí sử dụng máy thi công
Chi phí sản xuất chung
TK 632
Giá thành xây lắp
công trình hoàn thành
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất
2-/ Kế toán CPSX xây lắp và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
a) Kế toán chi phí NVL trực tiếp
Theo phương KKĐK, cuối kỳ sau khi kiểm kê trị giá nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ, kế toán tính và kết chuyển trị giá NVL sử dụng phục vụ cho thi công trong kỳ:
Nợ TK 621
trị giá NVL xuất dùng trong kỳ
Có TK 611
Kế toán kết chuyển chi phí NVL trực tiếp sang tài khoản 631 để tính giá thành thực tế sản phẩm xây lắp:
Nợ TK 631
Chi phí NVL trực tiếp
Có TK 611
b) Kế toán chi phí NCTT
Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (tương tự phương pháp kê khai thường xuyên)
Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 631 để tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Nợ TK 631
Chi phí NCTT
Có TK 622
c) Kế toán chi phí sản xuất chung
Tập hợp chi phí SXC (tương tự phương pháp KKTX)
Cuối kỳ kết chuyển chi phí SXC sang TK 631 để tính giá thành thực tế sản phẩm xây lắp.
Nợ TK 631
Chi phí sản xuất chung
Có TK 627
d) Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công (tương tự phương pháp KKTX)
Cuối kỳ kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công sang TK 631 để tính giá thành thực tế sản phẩm xây lắp.
Nợ TK 631
Chi phí sử dụng máy thi công
Có TK 623
e) Tổng hợp chi phí và kết chuyển giá thành sản phẩm xây lắp.
Tài khoản sử dụng là TK 631.
Quá trình hạch toán như sau:
Kết chuyển chi phí sản xuất xây lắp dở dang đầu kỳ
Nợ TK 631
Chi phí sản xuất xây lắp để dùng đầu kỳ
Có TK 154
Cuối kỳ:
Tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp phát sinh trong kỳ:
Nợ TK 154 : chi phí sản xuất xây lắp phát sinh trong kỳ
Có TK 621 : Chi phí NVLTT
Có TK 622 : Chi phí NCTT
Có TK 623 : Chi phí sử dụng máy thi công.
Có TK 627 : Chi phí sản xuất chung
Xác định và kết chuyển chi phí xây lắp dở dang cuối kỳ:
Nợ TK 154
Có TK 631
Tính và kết chuyển giá thành công trình, hạng mục công trình, giai đoạn công việc có điểm dừng kỹ thuật đã hoàn thành bàn giao cho bên A:
Nợ TK 632
Giá thành thực tế sản phẩm xây lắp
Có TK 631
Do đặc điểm sản xuất xây lắp, đặc điểm đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành mà phương pháp tính giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp là phương pháp tính trực tiếp. Theo phương pháp này giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình, giai đoạn công việc có điểm dừng kỹ thuật đã hoàn thành bàn giao cho bên A được tính theo công thức:
Z = Dđk + C + Dck
Trong đó: Z : là giá thành thực tế sản phẩm xây lắp
Dđk : chi phí sản xuất xây lắp dở dang đầu kỳ
Dck : chi phí sản xuất xây lắp dở dang cuối kỳ
C : chi phí sản xuất xây lắp phát sinh trong kỳ
V-/ Đặc điểm kế toán theo phương thức khoán gọn trong xây lắp.
1-/ Hợp đồng khoán gọn:
Trong các Doanh nghiệp ở nước ta hiện nay xuất hiện một hình thức quản lý mới đó là khoán gọn. Các đơn vị nhận khoán (xí nghiệp, tổ đội...) có thể nhận khoán gọn khối lượng công việc hoặc công trình, hạng mục công trình. Giá nhận khoán bao gồm chi phí tiền lương, vật liệu, công cụ, dụng cụ thi công, chi phí chung.
Khi nhận khoán, hai bên phải lập hợp đồng giao khoán, trong đó ghi rõ nội dung công việc, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên cũng như thời gian thực hiện hợp đồng. Khi khối lượng công việc nhận thầu đã hoàn thành, hai bên lập biên bản thanh lý hợp đồng.
Mẫu: Hợp đồng khoán gọn xây lắp
Họ tên Chức vụ đại diện cho bên giao khoán
Họ tên Chức vụ đại diện cho bên hân khoán.
Hai bên cùng ký hợp đồng khoán gọn với các điều khoản sau:
1) Tên công trình Địa điểm xây dựng
2) Thời gian thực hiện hợp đồng: Từ ngày đến ngày
3) Nội dung các công việc khoán gọn.
4) Trách nhiệm và quyền lợi của người nhận khoán
5) Trách nhiệm và quyền lợi của bên giao khoán.
Đại diện bên nhận khoán gọn Đại diện bên giao khoán gọn
(ký và họ tên) (ký và họ tên)
2-/ Kế toán tại đơn vị giao khoán
Khi tạm ứng vật tư, tiền vốn cho đơn vị nhận khoán, ghi:
Nợ TK 141 (hoặc 1388)
Có TK 152, 111, 112, 153
Khi thanh lý hợp đồng, phản ánh chi phí thực tế:
Thu nhập phải trả cho công nhân viên chức trong đơn vị khoán gọn:
Nợ TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 627 : Chi phí sản xuất chung
Có TK 334 : Tổng số tiền lương, tiền công phải trả
Toàn bộ giá trị phải trả cho đơn vị nhận khoán
Nợ TK 621 : Chi phí vật liệu trực tiếp
Nợ TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp thuê ngoài
Nợ TK 627 : Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 334 : Phải trả cho công nhân viên chức trong đơn vị nhận khoán
Có TK 141 (hoặc 1388) : Giá trị nhận khoán phải trả
Thanh toán bổ sung số thiếu cho đơn vị nhận khoán.
Nợ TK 141 (hoặc 1388)
Có TK 111, 112
Tại đơn vị giao khoán, Tài khoản 141 (hoặc 1388) phải được mở chi tiết cho từng đơn vị nhận khoán. Đồng thời, phải mở sổ theo dõi khối lượng xây lắp giao khoán gọn theo từng công trình, hạng mục công trình, trong đó phản ánh theo cả giá nhận thầu và giao khoán, chi tiết theo từng khoản mục chi phí. Còn tại đơn vị nhận khoán cần mở sổ theo dõi khối lượng xây dựng nhận khoán cả về giá trị nhận khoán và chi phí thực thế theo từng khoản mục chi phí. Trong đó chi phí nhân công thực tế cần chi tiết theo bộ phận thuê ngoài và bộ phận chi phí phải trả cho công nhân viên của đơn vị. Số chênh lệch giữa chi phí thực tế với chi phí giao khoán là mức tiết kiệm hoặc vượt chi của đơn vị giao khoán (tiết kiệm thì đơn vị nhận khoán được hưởng vượt chi thì đơn vị nhận khoán phải bù).
Phần II
Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các Doanh nghiệp xây lắp
I-/ Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các Doanh nghiệp xây lắp
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, các Doanh nghiệp thực hiện công tác hạch toán kế toán theo chế độ hạch toán kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường chế độ kinh tế đó không còn phù hợp, mà các Doanh nghiệp hiện nay đã hạch toán theo chế độ hạch toán kinh doanh. Nền kinh tế thị trường có tính cạnh tranh khốc liệt, cho nên Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải luôn tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp phải giải quyết tốt ba vấn đề kinh tế cơ bản đó là: "sản xuất cái gì ? sản xuất như thế nào ? và sản xuất cho ai ?".
Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế, việc hạch toán kế toán nói chung và việc vận dụng vào công tác tổ chức hạch toán tại các Doanh nghiệp nói riêng cũng được đổi mới và hoàn thiện. Đặc biệt do chế độ kinh tế mới ra đời theo quyết định số 1141 TC/QD/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính đã đáp ứng yêu cầu quản lý mới và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Hiện nay, trong các Doanh nghiệp xây lắp, việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã được chú trọng. Các Doanh nghiệp xây lắp luôn luôn tìm các biện pháp quản lý thích hợp đối với chi phí đầu vào nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất sản phẩm, tăng lợi nhuận. Các Doanh nghiệp thực hiện công tác theo dõi, ghi sổ một cách thường xuyên và tương đối phù hợp, chính xác với chế độ kế toán hiện hành, việc cập nhật chế độ kế toán mới được quan tâm hơn. Hệ thống chứng từ kế toán ban đầu được tổ chức đầy đủ, hợp pháp; quá trình luân chuyển chứng từ được tổ chức một cách khoa học; phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm của mỗi Doanh nghiệp và đúng chế độ; việc tính giá thành sản phẩm dễ dàng hơn do việc hạch toán chi phí theo khoản mục. Bên cạnh đó, việc áp dụng hình thức quản lý mới là giao khoán gọn từ Doanh nghiệp xuống các tổ, đội thi công đã làm cho việc hạch toán chính xác và cập nhật hơn. Những điểm đạt được trên có thể được khái quát trên một số mặt cơ bản sau:
Một là công tác hạch toán chi phí vật tư: việc lập kế hoạch mua vật tư hàng tháng ở các tổ, đội thi công đã đảm bảo cho quá trình thi công không bị gián đoạn và phù hợp với dự toán Doanh nghiệp, việc bỏ hình thức vật tư xuất tại kho Doanh nghiệp giao cho các tổ đội thi công đã giảm được chi phí bảo quản vật tư tại kho của Doanh nghiệp và giảm được chi phí vận chuyển từ kho Doanh nghiệp đến công trình thi công.
Tại các đội xây dựng công trình việc theo dõi vật tư xuất nhập kho công trường được ghi chép đầy đủ (có lập phiếu xuất nhập kho, có khi sổ chi tiêu vật vật tư). Việc lập các bảng kê xuất nhập vật tư, bảng tổng hợp xuất vật tư do kế toán đội lập tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán Doanh nghiệp ghi sổ kế toán được nhanh chóng dễ dàng và chính xác.
Hai là, công tác hạch toán chi phí nhân công: hình thức khoán được sử dụng để giao cho công nhân đã tạo động lực thúc đẩy người lao động có ý thức trách nhiệm hơn đối với Doanh nghiệp về công việc được giao cả về chất lượng và thời gian, đảm bảo tiến độ thi công công trình.
Tình hình lao động của công nhân được theo dõi thường xuyên qua bảng chấm công đảm bảo sự công bằng chính xác. Bảng thanh toán lương kế toán độc lập có ghi rõ số công, số tiền của từng công nhân giúp kế toán Doanh nghiệp lập bảng phân bổ tiền lương cho các công trình được thu lại rõ ràng.
Ba là, công tác hạch toán chi phí sản xuất chung. Do việc tổng hợp chi phí sản xuất chung thành bảng riêng trong đó chi tiết từng loại chi phí tạo điều khoản cho công tác quản lý, tổng hợp có hiệu quả.
Bốn là, công tác hạch toán chi phí sử dụng máy thi công. Cac sdn thường lập bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công và phiếu các chi phí liên quan đến máy thi công thành từng khoản mục rõ ràng, cụ thể. Cuối kỳ, kế toán đội lập bảng tổng hợp chi phí thuê máy (chi tiết theo loại vật tư, số ca, số tiền), chi phí nhiên liệu, động lực cho việc chạy máy (chi tiết theo loại vật tư, loại máy, số lượng và đơn giá), chi phí nhân công lái máy giúp cho kế toán Doanh nghiệp ghi sổ được thực hiện chính xác.
2-/ Những tồn tại trong công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, các Doanh nghiệp xây lắp vẫn gặp nhiều vấn đề tồn tại trong công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Những khó khăn này do hoạt động xây dựng cơ bản có những đặc điểm riêng. Hơn nữa, trước tháng 12 năm 1998 chế độ kế toán trong Doanh nghiệp xây lắp chưa được ban hành nên các Doanh nghiệp xây lắp vẫn phải áp dụng chế độ kế toán trong các Doanh nghiệp sản xuất. Chính vì lẽ đó mà công tác hạch toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất,tính giá thành sản phẩm nói riêng ở các Doanh nghiệp xây lắp gặp phải những hạn chế nhất định.
Đối với công tác hạch toán chi phí vật tư: Việc giao khoán gọn cho các đội xây dựng công trình tự lo mua sắm vật tư đôi khi gặp khó khăn, gây cản trở tiến độ thi công. Hơn nữa, việc xuất kho vật tư ở các đội xây dựng công trình là theo giá thực tế nhưng lại không mở sổ điểm danh vật tư nên hạn chế phần nào tính chính xác của phương pháp tính giá vật liệu xuất kho này.
Đối với công tác hạch toán chi phí nhân công
Kế toán đội lập chung bảng thanh toán tiền lương cho các tổ trong đội thi công gây khó khăn cho kế toán trong việc theo dõi việc tính và trả lương cho công nhân từng tổ. Một số Doanh nghiệp trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, kế toán không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. Điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý người lao động, làm họ không phát huy hết năng suất lao động của mình.
Đối với công tác hạch toá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K1160.doc