LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG 3
1.1 ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG. 3
1.1.1 TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY 3
1.1.2 TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG 3
1.1.3 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG 5
1.1.3.1 Những thuận lợi 5
1.1.3.2 Những khó khăn 6
1.2 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG 6
1.2.1 Ngành nghề kinh doanh 6
1.2.2 Qui trình công nghệ 7
1.2.3 Nhà cung cấp 9
1.2.4 Thị trường tiêu thụ 9
1.3 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG 10
1.3.1 Đặc điểm lao động của công ty 10
1.3.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý 11
1.4 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG 13
1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 13
1.4.2 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại công ty TNHH Giang Hồng 16
1.4.2.1 Chế độ kế toán chung tại công ty 16
1.4.2.2 Đặc điểm hệ thống chứng từ tại công ty 17
1.4.2.3 Đặc điểm hệ thống tài khoản ở công ty 18
1.4.2.4 Đặc điểm hệ thống sổ kế toán tại công ty 19
1.4.2.4. Đặc điểm hệ thống báo cáo tại công ty 21
1.5 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 22
1.6 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM SẮP TỚI 24
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG 25
2.1 Khái quát chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Giang Hồng 25
2.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất, phân loại chi phí sản xuất, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại công ty 25
2.1.1.1 Chi phí sản xuất 25
2.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 25
2.1.1.3 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 26
2.1.1.4 Phương pháp tập hợp chi phí 27
2.1.2 Giá thành, phân loại giá thành, đối tượng tính giá thành sản phẩm 27
2.1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm 27
2.1.2.2 Phân loại giá thành 27
2.2 Thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Giang Hồng 28
2.2.1 Thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất 28
2.2.1.1 Hạch toán chi phí NVL trực tiếp 29
2.2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 32
2.2.2. Hạch toán chi phí sản xuất chung. 34
2.2.3.1. Chi phí nhân viên phân xưởng 34
2.2.3.2. Chi phí NVL, CCDC dùng cho phân xưởng sản xuất 35
2.2.3.3. Chi phí khấu hao TS CĐ 35
2.2.3.4. Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác 37
2.3.Kế toán tổng hợp chi phí toàn doanh nghiệp và tính giá thành sản phẩm 41
2.3.1 Tổng hợp chi phí sản xuất 41
2.3.2. Phân bổ chi phí: 41
2.3.3.Đánh giá sản phẩm dở dang 42
2.3.4. Kế toán giá thành sản phẩm 43
PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG 45
3.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG 45
3.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG VIỆC HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 46
3.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG 47
3.1.1 Những thành tựu đạt được 47
3.2.2 Một số tồn tại, hạn chế 48
3.2.3 Một số biên pháp khắc phục 49
KẾT LUẬN 50
54 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Giang Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận xét phục vụ cho công tác quản lý và quá trình ra quyết định. Đồng thời theo dõi chi tiết tình hình vốn, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, tình hình thanh toán của công ty. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH Giang Hồng được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2
Sơ đồ khối bộ máy kế toán của Công ty
Kế toán trưởng
Kế toán TSCĐ
kế toán quĩ, tiền mặt
Kế toán NVL và các khoản phải trả
Kế toán tổng hợp
Kế toán hàng hóa và bán hàng
Trong đó chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán như sau:
Kế toán trưởng:
- Giúp giám đốc công ty chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê của công ty.
- Lập kế hoạch, tìm nguồn tài trợ cho những dự án của công ty, vay vốn ngân hàng cho công ty
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện các chế độ, thể lệ kế toán, các chính sách, chế độ kinh tế tài chính trong công ty cũng như chế độ chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, chế độ sổ kế toán, chính sách thuế, chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng.
- Có nhiệm vụ báo cáo tài chính theo yêu cầu quản lý và theo quy định của Nhà nước cũng như của các phòng chức năng
Kế toán tài sản cố định:
Có nhiệm vụ theo dõi các tài sản cố định của công ty về mặt nguyên giá, số hao mòn và giá trị còn lại. Hàng tháng kế toán tài sản cố định phải lập bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định.
Kế toán hàng hóa và bán hàng:
Theo dõi chi tiết tình hình hàng hóa của công ty trên tất cả các mặt: Phản ánh kịp thời khối lượng hàng bán, quản lý chặt chẽ tình hình biến động và dự trữ hàng hóa , phát hiện xử lý kịp thời hàng hóa ứ đọng. Phản ánh doanh thu bán hàng và các khoản điều chỉnh doanh thu bằng những ghi chép kế toán tổng hợp và chi tiết hàng hóa tồn kho, hàng hóa bán. Theo dõi thanh toán các khoản thuế phải nộp ở khâu tiêu thụ, thuế giá trị gia tăng. Lập báo cáo nội bộ về tình hình thực hiện kế hoạch chi phí bán hàng, chhi phí quản lý doanh nghiệp, về kết quả kinh doanh của từng nhóm hàng, từng mặt hàng tiêu thụ chủ yếu.
Kế toán NVL và các khoản phải trả:
Có nhiệm vụ tổ chức hạch toán NVL, lập bảng nhập – xuất – tồn NVL. Đồng thời theo dõi tất cả các khoản phải trả của công ty: Phải trả nhà cung cấp, phải trả người lao động
Kế toán quĩ, tiền mặt:
Có nhiệm vụ theo dõi chi tiết về các quĩ của công ty và việc sử dụng các quĩ đó như thế nào, đồng thời chịu trách nhiệm về tất cả các ngiệp vụ liên quan đến thu, chi tiền mặt của công ty
Kế toán tổng hợp:
Có nhiệm vụ lập các bảng biểu, tổng hợp số liệu, lên cân đối phát sinh và báo cáo về tình hình công tác ở phòng kế toán lên kế toán trưởng
1.4.2 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại công ty TNHH Giang Hồng
1.4.2.1 Chế độ kế toán chung tại công ty
Chế độ kế toán đang áp dụng tại công ty là chế độ kế toán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ban hành theo quyết định số 48/ QĐ – BTC ban hành ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Áp dụng chế độ này công tác kế toán tại công ty có những đặc điểm sau:
+ Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ
+ Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Bình quân gia quyền
+ Phương pháp hạch toán tổng hợp NVL: Kê khai thường xuyên
+ Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo đường thẳng
1.4.2.2 Đặc điểm hệ thống chứng từ tại công ty
Chứng từ là tài liệu quan trọng của kế toán, là căn cứ ghi sổ và là bằng chứng quan trọng chứng minh sự hiện hữu của các nghiệp vụ kinh tế. Vì thế các công ty phải xây dựng một hệ thống chứng từ đầy đủ và hợp lý. Công ty TNHH Giang Hồng cũng vậy, công ty sử dụng một hệ thống chứng từ đầy đủ, trình tự lập và luân chuyển chứng từ theo đúng qui định
- Các chứng từ sử dụng cho các phần hành kế toán:
* Vốn bằng tiền:
+ Phiếu thu tiền mặt.
+ Phiếu chi tiền mặt.
+ Giấy báo nợ.
+ Giấy báo Có.
* Bán hàng và công nợ phải thu:
+ Phiếu xuất kho.
+ Hóa đơn bán hàng.
+ Phiếu nhận hàng trả lại
* Mua hàng và công nợ phải trả:
+ Phiếu nhập mua hàng
+ Phiếu nhập kho hàng mua
* Kế toán kho, thành phẩm và giá thành sản phẩm:
+ Phiếu nhập kho.
+ Phiếu hạch toán
+ Các bảng phân bổ chi phí’
+ Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định.
+ Bảng tính lương
+ Bảng cân đối
Ngoài ra công ty còn sử dụng một số chứng từ đặc thù khác để phục vụ công tác hạch toán kế toán như sau: Lệnh sản xuất kiêm phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, bảng tổng hợp doanh thu, sản lượng theo các vùng và các bảng biểu khác
1.4.2.3 Đặc điểm hệ thống tài khoản ở công ty
Công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản cấp 1, cấp 2 theo qui định của Bộ Tài Chính dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các tài khoản cấp 3 thì tùy theo từng tài khoản mà có sự chi tiết khác nhau
Ví dụ: Đối với tài khoản 155 được chi tiết theo từng loại sản phẩm của công ty
1551: thành phẩm cám đậm đặc
1552: thành phẩm Mix (thức ăn bổ sung)
1554: thành phẩm cám hỗn hợp
1554.1; Thành phẩm cám hỗn hợp lợn con
Đối với tài khoản 131 thì lại chi tiết theo từng khách hàng ở từng tỉnh thành khác nhau
133101: Khách hàng Hà Nội
133102: Khách hàng Hà Tây
13103: Khách hàng Phủ lý, Hà Nam
13104: Khách hàng Vĩnh Phúc, Phú Thọ
13105 : khách hàng Hải Dương, Bắc Giang, Hưng Yên
13106: Khách hàng Thanh Hóa
13107: khách hàng Nghệ An, Hà Tĩnh
13108: Khách hàng thanh toán tiền ngay
13109: Khách hàng Quảng Ninh, Hải Phòng
13110: Khách hàng Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn
13111: Khách hàng Miền Trung, Miền Nam
Đối với tài khoản 152 “Ngyên vật liêu” được chia thành
1521 – NVL tinh
1522 – NVL thô
1.4.2.4 Đặc điểm hệ thống sổ kế toán tại công ty
Hiện nay công ty TNHH Giang Hồng đang tiến hành ghi sổ theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Đây là hình thức kế toán rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cũng là hình thức kế toán rất phù hợp với việc sử dụng các phần mềm kế toán để hỗ trợ cho công tác kế toán
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm
+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ.
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
Chứng từ kế toán được đánh số hiệu liên tục trong một năm và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
- Sổ kế toán tổng hợp gồm:
+ Sổ nhật ký chung: ghi chép toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian
+ Sổ cái các tài khoản: ghi chép các nghiệp vụ lien quan đến số hiệu tài khoản đứng tên
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp kế toán chứng từ cùng loại
Bảng tổng hợp chi tiết
CHỨNG TỪ GHI SỔ
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ cái
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ . Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
(2) Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có va Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng cân đối số phát sinh.
(3) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu trên sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết
1.4.2.4. Đặc điểm hệ thống báo cáo tại công ty
Công ty TNHH Giang Hồng sử dụng hai hệ thống báo cáo là: báo cáo tài chính và báo cáo quản trị nhằm quản lý chặt chẽ công kế toán tài chính của công ty, giúp ban lãnh đạo công ty có cái nhìn rõ nhất về tình trạng tài chính của công ty từ đó có những quyết định đầu tư đúng đắn.
Hệ thống báo cáo của công ty bao gồm những báo cáo được phân loại như sau:
- Báo cáo tài chính:
+ Báo cáo kết quả kinh doanh: theo mẫu số B02 – DNN
+ Bảng cân đối kế toán: theo mẫu số B01 – DNN
+ Báo cáo thuyết minh báo cáo tài chính: theo mẫu số B09 – DNN
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản: theo mẫu số F01 – DNN
- Báo cáo quản trị:
+ Quyết toán thuế
+ Bảng tổng hợp số dư công nợ cuối kỳ
+ Bảng tổng hợp chi phí
+ Báo cáo tăng giảm TSCĐ
+ Bảng tổng hợp kiểm kê kho
+ Báo cáo qũy.
+ Báo cáo hàng tồn
Các báo cáo tài chính do kế toán trưởng lập
Các báo cáo quản trị do các kế toán viên và kế toán tổng hợp lập
1.5 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
a) Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
bảng 1.2
Bảng phân tích kế hoạch sản xuất
Sản phẩm
Sản lượng (tấn)
Chênh lệch
Năm 2007
Năm 2008
Sản lượng
%
Sao mai
1500
2000
+ 500
33,33
Biotech
2000
2500
+ 500
25
Best hope
1000
1600
+ 600
60
Con heo thần tốc
1000
1400
+ 400
40
Tổng sản lượng
5300
7500
+ 2200
41,51
(Theo số liệu của phòng kinh doanh)
Nhận xét: Nhìn vào bảng phân tích kế hoạch sản xuất của công ty trong hai năm ta thấy: Kế hoạch sản xuất của năm 2008 tăng cao so với năm 2007 ở tất cả các mặt hàng. Tổng sản lượng theo kế hoạch sản xuất tăng 2200 tấn tương ứng tăng 41,51%. Đặc biệt có những mặt hàng tăng tới 60%
b) Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.
Bảng 1.3
Bảng phân tích kết quả kinh doanh của công ty TNHH Giang Hồng
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1. Tổng doanh thu
30.156.679.875
40.060.184.355
50.147.453.234
2. Các khoản giảm trừ
55.330.197
56.158.270
60.435.123
3. Doanh thu thuần
30.101.349.197
40.004.026.085
50.087.018.111
4. Giá vốn hàng bán
27.760.812.933
26.180.768.431
45.741.914.887
5. Lợi nhuận gộp
2.340.536.745
3.895.257.645
4.345.103.234
6. Lợi nhuận sau thuế
1.112.653.378
1.815.655.854
2.045.325.667
7. Thuế TNDN
311.642.946
508.383.639
102.266.283
8. Lợi nhuận sau thuế
801.110.432
1.307.272.215
1.943.059.384
(Theo số liệu của phòng kế toán cung cấp)
Nhận xét: Nhìn vào bảng phân tích kết quả kinh doanh của công ty trong ba năm gân đây ta thấy. công ty đang ngày càng phát triển, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng qua các năm. Thể hiện rõ nhất ở chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của công ty. Có được kết quả đó không chỉ do việc công ty có những biện pháp kích cầu tiêu thụ tốt mà còn do việc cải tiến máy móc, tiết kiệm chi phí. Đó là tiến hiệu tốt mà doanh nghiệp cần duy trì và phát triển trong những năm tới
1.6 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM SẮP TỚI
Về sản xuất: Cải tiến máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã hàng hoá đáp ứng nhu cầu khách hàng, phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường.
Về quản lý:
+ Tối ưu hoá việc sử dụng nguồn vốn, tăng nhanh vòng quay vốn, tăng cường phát triển hoạt động liên doanh - liên kết, kêu gọi đầu tư nhằm hạn chế vốn vay.
+ Chú trọng công tác đào tạo và khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy khả năng sáng tạo, nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu quản lý, kinh doanh trong quá trình hội nhập
PHẦN 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG
2.1 Khái quát chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Giang Hồng
2.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất, phân loại chi phí sản xuất, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại công ty
2.1.1.1 Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm.
2.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất của công ty TNHH Giang Hồng được phân loại theo mục đích, công dụng của chi phí. Theo cách phân loại nàỳ, căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí để chia thành các khoản mục chi phí khác nhau, những loại chi phí nào có cùng mục đích công dụng thì được xếp vào một khoản mục, không phân biệt chúng có nội dung kinh tế như thế nào. Bởi vậy cách phân loại này còn gọi là phân loại theo khoản mục. Toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ được chia thành các khoản mục như sau:
- Chi phí nhân công trực tiếp: là các chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất. Ngoài ra chi phí sản xuất chung còn bao gồm:
+ Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng: Phản ánh chi phí liên quan và phải trả cho nhân viên phân xưởng, tổ đội sản xuất như: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trích bảo hiểm cho nhân viên quản lý.
+ Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu sử dụng chung như: vật liệu dùng để sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ, vật liệu văn phòng và những vật liệu chung dùng cho nhu cầu quản lý chung ở phân xưởng, tổ đội.
+ Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí về dụng cụ dùng cho nhu cầu sản xuất ở phân xưởng, đội sản xuất như: Khuôn mẫu dụng cụ, dụng cụ cầm tay, dụng cụ bảo hộ lao động.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính sử dụng ở các phân xưởng tổ đội sản xuất như: Khấu hao máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện truyền dẫn, nhà xưởng.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh những chi phí bằng tiền về lao vụ dịch vụ từ bên ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất chung ở phân xưởng, tổ đội sản xuất như chi phí về tiền điện, nước, điện thoại, chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài.
+ Chi phí thuê bằng tiền khác: Bao gồm các chi phí bằng tiền khác trừ các chi phí đã nêu ở trên, phục vụ cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng, tổ đội sản xuất.
2.1.1.3 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Do có những nét đặc điểm riêng biệt của ngành nghề đó là: Qui trình công nghệ sản xuất không quá phức tạp, các giai đoạn sản xuất liên tục nhau, sản phẩm sản xuất ra hàng loạt với khối lượng lớn. Nên, đối tượng tập hợp chi phí là các nhóm sản phẩm
2.1.1.4 Phương pháp tập hợp chi phí
Đối tượng tập hợp quyết định phương pháp tập hợp chi phí. Mỗi phương pháp hạch toán chi phí tương ứng với một loại đối tượng hạch toán chi phí nên tên gọi của phương pháp biểu hiện đối tượng mà nó cần tập hợp và phân loại chi phí.
Do đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm khác nhau của công ty nên phương pháp tập hợp chi phí đang được công ty áp dụng là phương pháp tập hợp chi phí theo nhóm sản phẩm
2.1.2 Giá thành, phân loại giá thành, đối tượng tính giá thành sản phẩm
2.1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác lao vụ, sản phẩm hoàn thành
2.1.2.2 Phân loại giá thành
Giá thành của sản phẩm được chia thành 2 loại: giá thành sản xuất của sản phẩm và giá thành toàn bộ của sản phẩm
Giá thành sản xuất
=
Chi phí NVL trực tiếp
+
Chi phí nhân công trực tiếp
+
Chi phí sản xuất chung
Giá thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng để hạch toán thành phẩm nhập kho và tính giá vốn hàng bán (trong trường hợp bán thẳng cho khách hàng không nhập kho) giá thành sản xuất là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán và mức lãi gộp trong kỳ ở các doanh nghiệp.
Giá thành toàn bộ là căn cứ để xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Giá thành toàn bộ của sản phẩm chỉ được tính toán xác định khi sản phẩm, công việc, lao vụ được tiêu thụ. Bởi vậy giá thành toàn bộ được coi là giá thành tiêu thụ.
Giá thành toàn bộ
=
Giá thành sản xuất
+
Chi phí bán hàng
+
Chi phí QLDN
Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh (lãi lỗ) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh.
2.2 Thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Giang Hồng
2.2.1 Thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất
Công ty TNHH Giang Hồng hạch toán theo quyết định 48/2006 vì thế công ty không sử dụng tài khoản 621 và 622, mà chi phí NVLTT và chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp trực tiếp trên tài khoản 154
Tại doanh nghiệp tất cả các CPSX đã được xác định trong kỳ đều phải tổng hợp vào bên Nợ TK154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. TK154 được mở chi tiết theo từng ngành SX, từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại SP, nhóm SP, chi tiết SP, từng loại lao vụ dịch vụ của các bộ phận SXKD chính, KD phụ (kể cả vật tư, SP, hàng hoá gia công chế biến).
- Kết cấu nội dung TK 154:
Bên Nợ: Tổng hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
+ Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất SP.
+ Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của SP, lao vụ dịch vụ đã hoàn thành.
Dư Nợ: Chi phí thực tế của SP, lao vụ dịch vụ DD chưa hoàn thành.
Tài khoản 154 có hai tài khoản cấp 2 là:
154.1 Chi phí NVL trực tiếp
154.2 Chi phí Nhân công trực tiếp
2.2.1.1 Hạch toán chi phí NVL trực tiếp
Chi phí NVLTT bao gồm : Giá trị NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm. Đó là những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất riêng biệt. Tại Công ty căn cứ vào chứng từ xuất kho tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chịu CP
Để tính toán chính xác chi phí NVLTT, kế toán cần chú ý kiểm tra xác định số NVLTT đã tính nhưng cuối kỳ chưa sử dụng hết và giá trị phế liệu thu hồi (nếu có), để loại ra khỏi chi phí về NVL trong kỳ
Chi phí thực tế NVLTT sản xuất trong kỳ
=
Trị giá NVL xuất đưa vào sử dụng
-
Trị giá NVL còn lại cuối kỳ sử dụng
-
Trị giá phế liệu thu hồi
Do nguyên vật liệu xuất dùng cho phân xưởng ở công ty có nhiều loại nên đảm bảo sử dụng vốn lưu động hiệu quả, đảm bảo mức dự trữ tại kho, quá trình xuất kho cũng được tuân thủ chặt chẽ. Nguyên tắc xuất NVL vào SX là: Căn cứ vào nhu cầu thực tế và định mức tiêu hao nguyên vật liệu, các tổ sản xuất lập ra phiếu xin lĩnh vật tư rồi gửi cho phònng kế toán, phòng này sẽ trình phiếu lên cho giám đốc ký duyệt, kế toán NVL căn cứ vào đó viết phiếu xuất kho (theo mẫu biểu số 2) rồi giao cho thủ kho. Khi đó thủ kho mới xuất vật tư theo mức được duyệt trên phiếu xuất rồi vào thẻ kho
PHIẾU XIN LĨNH VẬT TƯ
Bộ phận: tổ sản xuất cám đậm đặc
Lý do xin lĩnh vật tư: Để sản xuất cám Sao Mai 131
ĐVT: kg
STT
Tên vật tư
Số lượng
1
Khô đậu
293
2
Cám mỳ
31
3
Khô cọ
50
4
Bột cá nhạt
28
5
Cám mỳ ép mắm tôm
28
...
...
Tổng
612,14
LỆNH SẢN XUẤT KIÊM PHIẾU XUẤT KHO
Nguyên liệu thô
Nguyên liệu thô
STT
Tên NL
Định mức
Số mẻ
Tổng NL
STT
Tên NL
Định mức
Số mẻ
Tổng NL
1
Khô đậu
280
1
Mix M11
4
2
Cám gạo
0
2
Znso4
0,7
3
Khô cọ
50
3
Cus04
1,8
4
Bột cá nhạt
23
4
Mgso4
0,5
5
C.mỳ ép mắm tôm
20
5
P.E.P
0,7
6
Mỡ cá
4
6
Chống mốc
0,25
7
Bột huyết
10
7
Chống oxy hoá
0,15
8
Xương hạt
13
8
Lysine
4
9
Khoáng trắng
13
9
Methonoie
0,6
10
Muối
10
10
Hamesell
0
11
Rỉ mật
8
11
Biotronic SE
1
12
Dầu TV
9
12
Supered
0,3
13
Bột cá DL 55
50
13
Fitas 5000
0,2
14
Màu vàng TP
0,75
14
Tạo ngọt
0,4
15
Bột cá Cà Mau
50
15
SSF
0,2
16
Cám mỳ
30
16
15,6
Tổng
570,15
Thành phẩm nhập kho
Men K.mại
Tổng NVL đưa vào sx
chênh lệch
% hao hụt
stt
Mã sản phẩm
5kg
20kg
25kg
Bán tp'
585,75
Ngày..... tháng..... năm 2009
Người phát lệnhq
Giám sát sản xuất
Tổ trưởng
TK thô
Thủ kho TP
Chú ý: Đề nghị bộ phận giám sát kiểm tra cẩn thận trước khi cho sản xuất
Việc xuất NVL cho sản xuất cám ở công ty Giang Hồng là xuất chính xác theo công thức theo từng mẻ riêng biệt. Cuối kỳ, kế toán dựa vào bảng tổng hợp NVL xuất cho từng cho loại sản phẩm để kết chuyển tính giá thành cho loại sản phẩm đó
BẢNG TỔNG HỢP XUẤT NVL TT CHO SẢN XUẤT CÁM
Tháng 3 năm 2009
ĐVT: VNĐ
STT
Tên sản phẩm
ĐVT
Tổng hợp xuất NVL TT
Ghi chú
SL
Giá trị
1
Cám sao mai
Kg
204.104
1.967.696.097
2
Cám best hope
Kg
80.226
843.373.000
3
Cám con heo
Kg
143.201
1.002.407.000
4
Cám biotech
Kg
100.594
1.277.994.433
Tổng
528.125
5.091.470.530
Người lập biểu
(Ký, Họ Tên)
Kế toán trưởng
(Ký, Họ Tên)
Căn cứ vào chứng từ gốc và các chứng từ kèm theo kế toán tiến hành ghi sổ NKC và sổ cái tài khoản 154.1
2.2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí NCTT là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ như : tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương ( phụ cấp độc hại, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ). Ngoài ra CPNCTT còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí sản xuất theo một tỷ lệ nhất định với số tiền phát sinh của CNTTSX..
Chi phí NCTT là tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân TTSX tại các phân xưởng. Ở công ty áp dụng hai hình thức trả lương đó là trả lương theo thời gian
Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức căn cứ vào số ngày đi làm thực tế của CBCNV và đơn giá tiền lương theo qui định. Hình thức này được áp dụng đối với CBCNV gián tiếp sản xuất như: Giám đốc, phó giám độc, kế toán
Lương thời gian
=
Số ngày làm việc thực tế
X
Đơn giá tiền lương
1 ngày công
- TK sử dụng: Công ty theo dõi chi phí NCTT bằng tài khoản 154.2 (chi phí NCTT). TK này được tập hợp theo từng phân xưởng, bộ phận.
- Chứng từ sử dụng: Để tập hợp chi phí NCTT kế toán cần sử dụng các bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Để tính lương thời gian của CNTTSX thì hàng ngày nhân viên hành chính nhân sự theo dõi và tổng hợp từ Quản đốc phân xưởng thời gian làm việc của từng công nhân sản xuất và ghi vào bảng chấm công, đến cuối tháng chuyển lên phòng kế toán, ở phòng kế toán dựa vào đó lập bảng thanh toán lương. Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công của từng phân xưởng. Kế toán tiền lương tính ra tiền lương và lập bảng thanh toán lương của từng phân xưởng.
Đối với các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) được tính như sau:
- BHXH trính 5% vào lương và 15% vào chi phí.
- BHYT trích 1% vào lương và 2% vào chi phí.
KPCĐ trích 2% vào chi phí.
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
Đơn vị
Nợ
Bộ phận : CNSX cám sao mai
Thángnăm
Có
STT
Họ tên
LCB
Số công
phụ cấp
Tổng lương
Tạm ứng
Các khoản KT
Còn lại
Ký nhận
1
Hồ Phong
4tr
28
500k
4,808
300k
2
Lê Trụ
2tr
25
300k
2,223
200k
3
Đỗ Toàn
1tr8
25
200k
1,931
300k
4
Vũ Vương
1tr8
26
200k
2,000
-
151k
Tổng
11,198
3,5
Kế toán thanh toán
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
BẢNG THANH TOÁN TIỀN THƯỞNG
Đơn vị
Nợ TK 154.2
Bộ phận: Cty GH
Thángnăm
Có TK 111
STT
Họ và Tên
Bộ phận
Mức thưởng
Ghi chú
Số tiền
Ký nhận
1
Hồ Phong
2
Nguyễn Huế
3
4
Kế toán thanh toán
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Dựa vào chứng từ gốc và các chứng từ có liên quan kế toán tiến hành ghi sổ nhật ký chung và sổ cái tài khoản 154.2
2.2.2. Hạch toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là những CPSX còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí NVLTT và chi phí NCTT. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất như: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí đội sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ.
-TK sử dụng: Công ty theo dõi chi phí sản xuất chung trên TK 627
- Chứng từ sử dụng: Để tập hợp chi phí SXC kế toán sử dụng bảng phân bổ tiền lương,bảng phân bổ NVL, bảng phân bổ KH TSCĐ, các phiếu chi.
2.2.3.1. Chi phí nhân viên phân xưởng
Là tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả cho công nhân viên quản lý các phân xưởng như: Quản đốc, phó quản đốc, nhân viên giúp việc tại phân xưởng. Khoản tiền lương này cũng áp dụng trả theo hình thức lương thời gian, cách tính lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng tương tự như kế toán CP NCTT.
Kế toán căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Trên dòng TK 627 trong bảng tiền lương và BHXH, tính được tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng theo định khoản :
Nợ TK 627.1 16.802.700
Có TK 334 16.802.700
Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của nhân viên phân xưởng cũng được tính theo tỷ lệ quy định.
Nợ TK 627.2: 3.192.513
Có TK 338.3: 2.520.405
Có TK 338.4: 336.054
Có TK 338.2: 336.054
2.2.3.2. Chi phí NVL, CCDC dùng cho phân xưởng sản xuất
Là các khoản chi phí về NVL, CCDC cho các phân xưởng như: Bao gói, dây cáp Các chi phí này có giá trị tương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1918.doc