Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng công trình Hà Nội

 

LỜI NÓI ĐẦU.

PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP .1

I. Đặc điểm hoạt động xây lắp có ảnh hưởng đến hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1

1. Đặc điểm sản phẩm xây lắp 1

2.Đặc điểm tổ chức sản xuất xây lắp 1

3. Đặc điểm công tác kế toán trong đơn vị kinh doanh xây lắp 2

II. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. 3

1. Chi phí sản xuất trong đơn vị kinh doanh xây lắp. 3

2. Giá thành sản phẩm trong đơn vị kinh doanh xây lắp. 6

3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. 7

4. Vai trò, nhiệm vụ của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 8

III. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 9

1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 9

2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm. 10

3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 12

IV. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất trong các đơn vị kinh doanh xây lắp 12

1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 12

2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 14

3. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 15

4. Hạch toán chi phí chung 17

5. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 19

V. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất theo phương thức khoán gọn trong xây lắp 21

1. Hạch toán tại đơn vị giao khoán 21

2. Hạch toán tại đơn vị nhận khoán 22

VI. Tổ chức hệ thống sổ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 23

VII. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại một số nước trên thế giới 24

PHẦN II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀ NỘI 26

I. Những vấn đề chung về Công ty xây dựng công trình Hà Nội 26

1. Lịch sử hình thành và phát triển 26

2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh 28

3. Tổ chức bộ máy kế toán 30

II. Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây dựng công trình Hà Nội 34

1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại công ty 34

2. Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng công trình Hà Nội 34

3 Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng công trình Hà Nội 35

III. TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀ NỘI 54

1. Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp hoàn thành 54

2. Chi phí quản lý doanh nghiệp và tính giá thành toàn bộ công trình xây lắp hoàn thành 60

IV. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành theo khoản mục 62

PHẦN III. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀ NỘI 64

I. Sự cần thiết phải hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm. 64

II. Đánh giá khái quát tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng công trình Hà Nội 64

1. Những thành tựu đạt được 64

2. Những tồn tại, hạn chế 66

II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng công trình Hà Nội 67

1. Hoàn thiện việc hạch toán yếu tố NVL, CCDC 67

2. Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 70

3. Hoàn thiện hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 72

4. Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định 74

5. Hoàn thiện hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 76

6. Hoàn thiện phương thức giao khoán 78

7.Về việc phân tích giá thành 78

8. Hoàn thiện việc luân chuyển chứng từ 79

KẾT LUẬN.

Tài liệu tham khảo

 

doc87 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng công trình Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh giá thành sản phẩm được khái quát như sau: Bảng tổng hợp chi tiết các TK loại 6 Bảng tổng hợp chi tiết TK 154 Sổ cái TK 621, 622, 623, 627, 154 Thẻ tính giá thành Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê 4 Nhật ký – Chứng từ 7 Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu, kiểm tra Sơ Đồ 2.4: Trình tự tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức nhật ký – chứng từ  * Hệ thống báo cáo. Các báo cáo tài chính của công ty bao gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính. Các báo cáo này được lập vào cuối mỗi kỳ (cuối quý, cuối năm) và do kế toán tổng hợp của công ty lập. Các báo cáo tài chính của công ty hiện nay được lập theo Quy định 167/2000/QĐ - BTC và sửa đổi theo Thông tư 89/ 2002/ TT- BTC. * Một số chính sách tài chính, kế toán của Công ty. + Niên độ kế toán : bắt đầu từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N. + Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán : tiền đồng Việt Nam (VNĐ) + Phương pháp kế toán TSCĐ : Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định : theo giá mua thực tế ghi sổ Phương pháp khấu hao áp dụng : Phương pháp bình quân gia quyền, trong đó tỷ lệ khấu hao theo quy định của bộ tài chính cho từng loại tài sản cố định. Đối với các trường hợp khấu hao đặc biệt thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể và phụ thuộc vào yếu tố khách quan. Nếu cần khấu hao nhanh thì công ty đề nghị và phải được cấp trên phê duyệt mới tiến hành trích khấu hao. + Phương pháp kế toán hàng tồn kho Nguyên tắc đánh giá : giá thực tế Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : kê khai thường xuyên + Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. II. hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng công trình hà nội. 1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty. Việc xác định tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên rất quan trọng trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động cũng như trình độ hạch toán, quản lý của doanh nghiệp mà xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp. Công ty xây dựng công trình Hà Nội là một doanh nghiệp xây lắp nên đối tượng tập hợp chi phí là các công trình, hạng mục công trình và các đơn đặt hàng. Quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành được chia theo khoản mục và Công ty sử dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp trực tiếp theo từng công trình. Các chi phí liên quan đến đối tượng nào thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó. Hàng năm Công ty xây dựng công trình Hà Nội tiến hành thi công nhiều công trình. Tuy nhiên về quy mô và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là tương tự nhau. Do giới hạn của chuyên đề em xin lấy ví dụ về tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của công trình: “Cải tạo ga Giáp Bát” qua đó để trình bầy thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng công trình Hà Nội. 2. Đặc điểm chi phí sản xuất tại Công ty xây dựng công trình Hà Nội. Là một doanh nghiệp xây lắp cho nên Công ty luôn sử dụng nhiều yếu tố chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất, thi công. Toàn bộ chi phí của Công ty bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ giá trị vật liệu cần thiết để tạo ra sản phẩm hoàn thành ( vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…). Tuy nhiên, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không bao gồm chi phí phục vụ cho máy thi công. Chi phí nhân công trực tiếp: Là khoản chi trả cho người lao động bao gồm tiền lương trả cho công nhân viên trong biên chế, tiền công trả cho lao động thuê ngoài và các khoản phụ cấp của những lao động này. Tuy nhiên khoản chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm các khoản phải trả cho công nhân điều khiển máy thi công. Chi phí sử dụng máy thi công: Là những khoản chi phí liên quan đến việc sử dụng máy để hoàn thành sản phẩm của Công ty, bao gồm: Chi phí nhiên liệu, động lực phục vụ cho xe máy, tiền lương công nhân vận hành máy, chi phí thuê ngoài…nhưng không bao gồm các khoản trích theo lương của công nhân vận hành máy và chi phí máy thi công thuê ngoài. Chi phí sản xuất chung: Là chi phí phục vụ cho sản xuất nhưng không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, cấu tạo nên thực thể sản phẩm . Chi phí sản xuất chung của Công ty bao gồm: chi phí tiền lương, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, bảo hiểm công trình, khấu hao máy móc, chi phí dịch vụ thuê ngoài và một số chi phí khác bằng tiền như điện, nước, tiếp khách. Tuy nhiên chi phí sản xuất chung không bao gồm các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất và nhân viên quản lý mà những khoản này được hạch toán vào TK642 “chi phí quản lý doanh nghiệp”. 3. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng công trình Hà Nội. 3.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty bao gồm chi phí các vật liệu cần thiết để tạo nên thực thể sản phẩm, đó là giá trị thực tế của vật liệu chính (xi măng, sắt, thép, cát vàng, cát đen, gạch…), vật liệu phụ (cọc tre, que hàn, đinh…) và nhiên liệu (xăng, dầu điezen) cần thiết cho việc thực hiện và hoàn thành công trình. Vật liệu là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở để tạo ra sản phẩm, đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất của Công ty và bao gồm nhiều chủng loại, có tính năng công dụng khác nhau. Việc quản lý vật liệu tiết kiệm hay lãng phí có ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của giá thành sản phẩm và kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Do vậy, việc tổ chức thu mua, xuất dùng và hạch toán nguyên vật liệu phải gắn chặt với nhau, đồng thời công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đòi hỏi có độ chính xác cao. Các nguồn cung cấp nguyên vật liệu của Công ty bao gồm: Nguyên vật liệu xuất từ kho công ty, nguyên vật liệu các đội tự mua ngoài và nguyên vật liệu tự sản xuất. Hàng tháng, phòng kỹ thuật vật tư, thiết bị căn cứ vào dự toán đã lập và tiến độ thi công từng công trình lên kế hoạch cung ứng vật tư và giao nhiệm vụ sản xuất thi công cho các đội công trình. Dựa vào nhiệm vụ sản xuất thi công, kế hoạch cung ứng vật tư của Công ty cho từng công trình và nhu cầu vật liệu cho từng giai đoạn thi công cụ thể, đội trưởng đội thi công lập giấy xin cấp vật tư. Nếu vật tư có sẵn trong kho dự trữ của công ty thì sẽ được xuất kho và chuyển đến công trình. Nếu không có công ty sẽ uỷ quyền cho đội trưởng chủ động mua nguyên vật liệu bên ngoài. Để tiến hành mua nguyên vật liệu bên ngoài, đội trưởng đội thi công viết giấy đề nghị tạm ứng. Sau khi giấy đề nghị tạm ứng được Giám đốc và Kế toán trưởng xét duyệt, đội trưởng nhận tiền tạm ứng và chủ động mua nguyên vật liệu chuyển tới công trình. Bảng 2.1 Giấy đề nghị tạm ứng Ngày 02 tháng 12 năm 2002 Kính gửi: Phòng tài vụ Tên tôi là: Nguyễn Đức Mạnh Địa chỉ: Đội xây lắp 5 Đề nghị tạm ứng số tiền: 95.000.000 (viết bằng chữ): Chín lăm triệu đồng chẵn. Lý do tạm ứng: Mua vật tư cho công trình cải tạo ga Giáp Bát. TT đơn vị Kế toán trưởng Người đề nghị tạm ứng Tại các đội xây dựng, thủ kho tiến hành nhập kho vật tư và lập phiếu nhập kho. Giá thực tế vật tư nhập kho chính bằng giá mua ghi trên hoá đơn còn chi phí thu mua tính vào chi phí dịch vụ mua ngoài và được hạch toán vào TK627. Khi có nhu cầu sử dụng vật tư thủ kho lập tiến hành xuất kho và lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên: liên 1 thủ kho dùng để ghi thẻ kho và liên 2 gửi về phòng kế toán trung tâm làm căn cứ ghi sổ. Phiếu xuất kho phải ghi đủ số lượng, khối lượng thực xuất. Giá vật liệu xuất kho được tính theo giá thực tế đích danh. Theo phương pháp này, giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho được tính trên cơ sở số lượng nguyên vật liệu xuất kho và đơn giá thực tế nhập kho của chính lô nguyên vật liệu đó. Điều này phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty vì hầu hết nguyên vật liệu sử dụng để thi công công trình đều do các Đội tự mua chuyển thẳng đến công trình, không qua kho của Công ty. Định kỳ từ 5 đến 10 ngày, kế toán đội sản xuất tiến hành phân loại chứng từ, lập phiếu giao nhận chứng từ gửi về phòng kế toán Công ty kèm theo các chứng từ gốc. Bảng 2.2: Trích Đơn vị: Đội xây lắp 5 Phiếu xuất kho Địa chỉ: Ngày 04 tháng 12 năm 2002 Số: 74 Họ tên người nhận hàng: Vũ Văn Huy Nợ: 621 Địa chỉ: Đội xây lắp 5 Có: 152 Lý do xuất: CT cải tạo ga Giáp Bát. Xuất tại kho: Đ/c Thảo. STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư. Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1 Thép F 10 Kg 1200 4.277 5.123.400 2 Xi măng PC 40 Kg 5000 824 4.120.000 3 Gạch đặc Viên 10.000 525 5.250.000 4 Cát vàng m 3 100 50.000 5.000.000 … … … … … … Cộng x x x 27.194.800 Cộng thành tiền ( viết bằng chữ): Hai bảy triệu một trăm chín tư tám trăm đồng. Xuất, ngày 03 tháng 12 năm 2002 Tại công ty, sau khi nhận được chứng từ kế toán sẽ lập bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ (bảng phân bổ số 2) cho các công trình. Bảng phân bổ này dùng để phản ánh giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng theo giá thực tế và phân bổ giá trị cho từng công trình, hạng mục công trình. Bảng 2.3: Trích Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ Tháng 12 năm 2002 Đối tượng sử dụng Ghi Có các TK 152 153 - TK 621 597.306.400 + Khu nhà Đầm Hồng 264.893.688 + Nhà lưu trú 1/m Đồng Đăng 39.109.659 …………… …………. + S/c đường ngang Văn Điển 4.176.995 + Cải tạo ga Giáp Bát 97.570.000 - TK 627 10.886.780 9.218.320 + Khu nhà Đầm Hồng 3.099.800 1.395.133 + Nhà lưu trú 1/m Đồng Đăng 304.688 163.380 …………… ………….. ………… + S/c đường ngang Văn Điển - - + Cải tạo ga Giáp Bát - 3.254.400 - TK 623 3.485.680 1.074.600 - TK 642 2.382.400 Cộng 611.678.860 12.675.320 Trên cơ sở của bảng phân bổ số 2 và các Nhật ký chứng từ số 1, 2, 5 kế toán giá thành sẽ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình và lập “ Bảng tổng hợp chi tiết” tài khoản 621. Bảng này được lập theo mẫu riêng của Công ty (với chức năng tương tự sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK621 của Bộ quy định). Bảng 2.4 Bảng tổng hợp chi tiết Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – TK 621 Tháng 12 năm 2002 STT Tên công trình Ghi Nợ TK 621 - đối ứng Có các TK Tổng cộng 152 141 111 331 1 Khu nhà Đầm Hồng 264.893.688 11.424.068 276.317.756 2 Nhà lưu trú 1/m Đồng Đăng 39.109.659 39.109.659 … ….. …….. …… …….. …… ….. 7 S/c đường ngang Văn Điển 4.176.995 2.614.500 6.791.495 8 Cải tạo ga Giáp Bát 97.570.000 22.688.200 9.626.000 119.884.200 Tổng cộng 597.306.400 49.873.950 9.928.500 76.028.850 733.137.700 Số liệu của bảng tổng hợp chi tiết TK 621 được dùng làm căn cứ để ghi vào “Bảng tổng hợp chi tiết” TK 154 đồng thời là căn cứ để kiểm tra, đối chiếu với Nhật ký chứng từ số 7 và sổ cái TK 621. Bảng 2.5: Trích Sổ cái TK621 Năm 2002 Ghi Nợ TK 621 Ghi Có các TK Tháng 1 Tháng 2 … Tháng 11 Tháng 12 Cộng + TK 152 597.306.400 + TK 141 49.873.950 + TK 111 9.928.500 + TK 331 76.028.850 Cộng PS Nợ 733.137.700 Cộng PS Có 733.137.700 Số dư cuối kỳ Nợ 0 Có 0 3.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là khoản chi trả cho công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm xây lắp, bao gồm: tiền lương của công nhân trực tiếp tham gia sản xuất xây lắp, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, các khoản phụ cấp có tính chất lương như: phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp đội trưởng, phụ cấp độc hại và các khoản tiền thưởng, lương phụ như tiền lương phép. Tại Công ty xây dựng công trình Hà Nội, chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn thứ hai (sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) trong tổng giá thành xây lắp. Do vậy, việc hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc thanh toán tiền lương, tiền công thoả đáng, kịp thời cho người lao động, góp phần quản lý tốt thời gian lao động và quỹ lương của Công ty. Hiện nay Công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương cho người lao động đó là hình thức trả lương theo thời gian và trả lương theo hình thức khoán sản phẩm. Hình thức trả lương khoán sản phẩm được sử dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Theo hình thức này thì: Tiền lương phải trả cho công nhân = Khối lượng công việc giao khoán hoàn thành x Đơn giá khoán Đơn giá khoán là đơn giá nội bộ công ty do phòng kế hoạch lập dựa trên cơ sở quy định của Nhà Nước, sự biến động của thị trường hay điều kiện thi công của từng công trình cụ thể. Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng các tài khoản sau: TK622: phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình thi công. TK 334: phản ánh số còn phải trả công nhân xây lắp, TK334 được chi tiết thành 2 tiểu khoản: TK 3341 tiền lương công nhân trong biên chế TK 3342 tiền lương công nhân thuê ngoài. TK 1411: tạm ứng lương cho công nhân. Quy trình hạch toán chi phí NCTT tại Công ty được thực hiện như sau: Khi nhận thi công một công trình, hạng mục công trình nào đó, đội trưởng cùng phụ trách công trình tiến hành lập hợp đồng giao khoán. Hợp đồng giao khoán được ký theo từng phần công việc, tổ hợp công việc hay quy mô công việc trong đó ghi rõ thời gian thực hiện hợp đồng, khối lượng công việc được giao, yêu cầu kỹ thuật và đơn giá khoán. Dựa vào công việc nhận khoán, đội trưởng tiến hành giao công việc cho từng tổ trong đội và đôn đốc lao động trong đội thực hiện thi công phần việc được giao, đảm bảo đúng tiến độ và đúng yêu cầu kỹ thuật, đồng thời theo dõi tình hình lao động của từng công nhân viên. Kết thúc tháng sản xuất nhân viên kỹ thuật cùng đội trưởng công trình tiến hành kiểm tra khối lượng công việc và lập phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành cho từng tổ (Bảng 2.7). Khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành đội trưởng đội thi công cùng với đại diện công trình tiến hành kiểm tra, đánh giá công trình và lập biên bản thanh lý hợp đồng. Tại Công ty xây dựng công trình Hà Nội ngoài số công nhân trong biên chế của Công ty thì trong một số trường hợp như các công trình ở xa, điều kiện di chuyển phức tạp hoặc công trình bước vào giai đoạn nước rút, Công ty phải tiến hành thuê mướn lao động bên ngoài (chủ yếu là lao động tại các địa phương có công trình). Việc thuê công nhân từ bên ngoài làm giảm chi phí di chuyển lao động, hạn chế những khó khăn về sinh hoạt của công nhân. Tuy nhiên, từ đó lại nảy sinh một số khó khăn về chất lượng và giá cả lao động, vì lao động tại các địa phương mang tính thời vụ, tự phát và không qua các khoá đào tạo chính quy. Đối với lực lượng lao động này Công ty giao cho các Đội trưởng công trình quản lý và trả lương theo hình thức khoán việc. Chứng từ hạch toán chi phí công nhân thuê ngoài là hợp đồng thuê mướn công nhân, các phiếu giao khoán, biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành. Bảng 2.6: Trích Công ty XDCTHN Đội xây lắp 5 Bảng chấm công tính lương Công trình: Cải tạo ga Giáp Bát Tổ : Nề - Họ và tên tổ trưởng: Hoàng Văn Dũng STT Họ tên Ngày trong tháng Quy ra công 1 2 3 4 … 30 31 Công hưởng lương Công hưởng BHXH Nghỉ hưởng BHXH Nghỉ việc riêng 1 Hoàng Văn Dũng x x x x …. x x 31 2 Đỗ Huy Công x x 0 x ….. x x 30 3 Vũ Hùng Cường 0 0 x x …... x x 26 … …… … … … … …... … … … 9 Phạm văn Sáng x x x x …... 0 x 29 Cộng 252 Bảng 2.7: Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành Ngày 31 tháng 12 năm 2002 Đội xây lắp 5 – Tổ nề STT Tên sản phẩm hoặc công việc hoàn thành Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1 Lát ke và sân ga m 2 1350 4900 6.615.000 Cộng x x X 6.615.000 Trên cơ sở phiếu xác nhận công việc hoàn thành, bảng chấm công do các tổ gửi đến kế toán đội tiến hành tính lương cho từng người và lập bảng thanh toán lương cho toàn đội (bảng thanh toán lương được lập riêng cho công nhân trong biên chế và công nhân thuê ngoài), sau đó gửi bảng thanh toán lương về phòng kế toán trung tâm. Việc tính lương cho từng công nhân được thực hiện theo công thức sau: Tiền công phải trả cho công nhân A = Số ngày công thực hiện của công nhân A x Đơn giá tiền công Đơn giá tiền công = Tổng số tiền được thanh toán Tổng số công thực hiện Căn cứ vào công thức tính lương ở trên việc tính lương cho một công nhân được thực hiện như sau:( Ví dụ tính lương cho công nhân Hoàng Văn Dũng – tổ nề). Đơn giá tiền công = 6.615.000 = 26.250 đồng 252 Tiền lương của công nhân Hoàng Văn Dũng = 26.250 x 31 = 813.750 đồng Bảng 2.8: Trích Đội xây lắp 5 Bảng thanh toán tiền lương Công trình: Cải tạo ga Giáp Bát (Dùng cho công nhân trong biên chế) Tháng 12 năm 2002 STT Họ tên Đơn vị Lương sản phẩm Lương thời gian Tổng Đã tạm ứng Còn lĩnh SC ST SC ST 1 Hoàng Văn Dũng Tổ nề 31 813.750 813.750 - 813.750 2 Đỗ Huy Công - 30 787.500 787.500 - 787.500 3 Vũ Hùng Cường - 26 682.500 682.500 - 682.500 …. …. …. …. …. …. …. …. …. …. Tổng 31.550.300 14908500 46458800 4598700 41860100 Phòng kế toán trung tâm căn cứ vào bảng lương do các đội gửi lên để vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Bảng này cũng được lập riêng cho công nhân trong biên chế và công nhân thuê ngoài nhưng cách lập tương tự nhau. Bảng phân bổ tiền lương và BHXH dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương thực tế phải trả, BHXH, BHYT, KPCĐ phải trích nộp cho các đối tượng sử dụng lao động. ở Công ty xây dựng công trình Hà Nội, BHXH, BHYT, KPCĐ được trích 19% tính vào chi phí và được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp (TK642). Bảng 2.9: Trích Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( Nhân viên thuộc biên chế Công ty ) Tháng 12 năm 2002 Ghi Có TK Ghi Nợ TK TK 3341 – Phải trả công nhân viên TK 338 – Phải trả, phải nộp khác Cộng Lương Các khoản phụ cấp Các khoản khác Cộng Có TK 3341 KPCĐ BHXH BHYT Cộng Có TK 338 1. TK 622 166.435.700 166.435.700 166.435.700 + Khu nhà Đầm Hồng 41.278.400 41.278.400 41.278.400 + Nhà lưu trú 1/m Đồng Đăng 12.762.000 12.762.000 12.762.000 …. …. …. …. …. …. + S/c đường ngang Văn Điển 2.987.400 2.987.400 2.987.400 + Cải tạo ga Giáp Bát 28.402.000 28.402.000 28.402.000 2. TK 623 6.027.000 6.027.000 6.027.000 3. TK 627 (chi tiết từng công trình) 59.939.950 3.564.300 63.504.250 63.504.250 4. TK 642 78.673.150 9.891.350 88.564.500 7.266.399 33.107.580 4.414.334 44.788.313 44.788.313 5. TK 334 x x x x x 11.035.835 2.207.167 13.243.002 13.243.002 Cộng 311.075.800 13.455.650 324.531.450 7.266.399 44.143.415 6.621.501 58.031.315 382.562.765 Số liệu của bảng phân bổ tiền lương và BHXH được dùng để ghi vào bảng kê số 4 (phần TK 622), Nhật ký chứng từ số 7 và bảng tổng hợp chi tiết TK 622 theo định khoản (Ví dụ đối với công trình cải tạo ga Giáp Bát): Nợ TK 622 (Cải tạo ga Giáp Bát): 28.402.000 Có TK 3341: 28.402.000 Bảng tổng hợp chi tiết này dùng để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp phát sinh cho từng công trình nhằm cung cấp thông tin cho công tác quản lý và lập báo cáo. Số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết TK 622 được dùng làm căn cứ để ghi vào bảng tổng hợp chi tiết TK154, kiểm tra đối chiếu với Nhật ký chứng từ số 7 và sổ cái TK 622. Bảng 2.10: Trích Bảng tổng hợp chi tiết TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp Tháng 12 năm 2002. STT Tên công trình Ghi Nợ TK 622, đối ứng Có các TK Cộng 3341 3342 1411 1 Khu nhà Đầm Hồng 41.278.400 12.421.600 4.280.700 57.980.700 2 Nhà lưu trú 1/m Đồng Đăng 9.762.000 6.734.200 16.496.200 … … … … … … 7 S/c đường ngang Văn Điển 2.987.400 2.987.400 8 Cải tạo ga Giáp Bát 28.402.000 1.287.000 3.148.300 32.837.300 Cộng 166.435.700 26.968.400 12.082.900 205.487.000 Bảng 2.11: Trích Sổ cái TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp Năm 2002 Ghi Nợ TK 622 Ghi Có các TK Tháng 1 Tháng 2 … Tháng 11 Tháng 12 Cộng TK 3341 166.435.700 TK 3342 26.968.400 TK 1411 12.082.900 Cộng PS Nợ 205.487.000 Cộng PS Có 205.487.000 Dư cuối kỳ Nợ 0 Có 0 3.3 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công. Trong sản xuất xây lắp khối lượng công việc rất lớn và diễn ra với cường độ cao. Do đó sức lao động của con người đôi khi không đáp ứng được đòi hỏi của công việc. Xuất phát từ thực tế đó, việc sử dụng máy thi công trong quá trình sản xuất là điều cần thiết và có ý nghĩa kinh tế cao, nó không chỉ hỗ trợ đắc lực làm giảm lao động mà còn góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công, hạ giá thành sản phẩm. Máy thi công ở Công ty xây dựng công trình Hà Nội khá đa dạng, phong phú về chủng loại như: máy trộn bê tông, máy đầm, máy khoan, máy phát điện…. Công ty không tổ chức một đội máy thi công riêng mà đối với các Xí nghiệp phụ thuộc có tổ chức hạch toán độc lập thì Công ty tiến hành giao một số máy thi công cho các Xí nghiệp đó tự quản lý. Số máy thi công còn lại để phục vụ cho việc thi công của các Đội xây dựng đều do phòng kỹ thuật, vật tư, thiết bị quản lý. Phòng này tiến hành theo dõi hoạt động cũng như việc điều hành xe, máy cho các công trình. Mặc dù Công ty đã có một số lượng không nhỏ máy thi công nhưng do yêu cầu thực tế trong quá trình thi công nếu thiếu hoặc không có loại máy phù hợp thì các Đội, các Xí nghiệp có thể đi thuê ngoài. Tại Công ty xây dựng công trình Hà Nội, chi phí sử dụng máy thi công gồm: Tiền lương chính, lương phụ trả cho công nhân điều khiển máy; chi phí vật liệu như xăng, dầu, mỡ…phục vụ cho hoạt động của xe, máy thi công; chi phí về dụng cụ lao động liên quan đến hoạt động của máy thi công; chi phí khấu hao máy thi công; chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của máy thi công như điện, nước, bảo hiểm xe, máy… và các chi phí bằng tiền khác. Để hạch toán khoản mục chi phí này kế toán sử dụng tài khoản 623 ”chi phí sử dụng máy thi công”. Tài khoản này được Công ty mở thành 6 tiểu khoản theo quy định. Quá trình hạch toán được thực hiện như sau: * Đối với máy thi công của Công ty. Các đội thi công khi có nhu cầu về máy thi công sẽ làm đơn xin điều động máy gửi cho phòng thiết bị, vật tư, kỹ thuật. Nếu có máy phù hợp với yêu cầu phòng kỹ thuật, vật tư sẽ viết lệnh điều động máy cho từng công trình. Toàn bộ hoạt động của máy thi công được phòng theo dõi thông qua “phiếu theo dõi hoạt động của máy thi công”. Phiếu này được lập riêng cho từng loại máy. Bảng 2.12. Trích Phiếu theo dõi hoạt động của máy thi công Tên máy: Máy trộn bê tông Tháng 12 năm 2002 Ngày Người điều khiển Công trình 1/12 Nguyễn Văn Trung Cải tạo ga Giáp Bát 2/12 Nguyễn Văn Trung Cải tạo ga Giáp Bát … …… ….. 22/ 12 Nguyễn Văn Trung S/c đường ngang Văn Điển …. ….. …. 28/12 Nguyễn Văn Trung S/c đường ngang Văn Điển Máy móc thi công của Công ty được theo dõi cả về mặt hiện vật và gía trị tại phòng kỹ thuật, vật tư, thiết bị và phòng tài vụ. Hàng tháng kế toán tài sản cố định trích khấu hao máy móc theo quyết định 166/1999/ QĐ - BTC ngày 30 – 12 – 1999. Phương pháp khấu hao là phương pháp đường thẳng. Tuy nhiên việc tính khấu hao chỉ được thực hiện đối với số máy thi công mà Công ty trực tiếp quản lý, các TSCĐ phục vụ cho các Đội thi công và phục vụ cho hoạt động quản lý chung của Công ty. Số khấu hao này sẽ được kế toán ghi vào “ bảng tính và phân bổ khấu hao”. Còn đối với các TSCĐ Công ty giao cho các Xí nghiệp quản lý thì các Xí nghiệp phải tự trích khấu hao tính vào chi phí và cuối tháng gửi báo cáo lên Công ty. Bảng 2.13: Trích Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Tháng 12 năm 2002 Tên TSCĐ Tỷ lệ khấu hao (%) Nơi sử dụng Toàn doanh nghiệp TK 623 TK 627 TK 642 Nguyên giá Mức hao mòn I Số khấu hao trích tháng trước 865.109.210 34.251.810 13.821.500 755.030 19.675.280 II. Số khấu hao của tài sản tăng trong tháng - - - - - III. Số khấu hao của tài sản giảm trong tháng - - - - - IV. Số khấu hao phải trích tháng này 865.109.210 35.251.810 13.821.500 755.030 19.675.280 1. Máy trộn bê tông 7,5 55.000.000 4.125.000 4.125.000 2. Đầm cóc 6.5 43.000.000 2.795.000 2.795.000 3. Máy khoan bê tông 5 26.500.000 1.325.000 1.325.000 ……. … …… …… ……. …… …….. 11. Máy phô to 5 14.800.000 740.000 740.000 Tổng cộng 865.109.210 34.251.810 13.821.500 755.030 19.675.280 Các chi phí liên quan đến sử dụng máy thi công trong tháng được thể hiện thông qua các chứng từ như: phiếu chi, phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT, bảng tính lương… sẽ được kế toán tập hợp vào các bảng phân bổ 1, 2, 3 và các Nhật ký chứng từ 1, 2, 5. Cuối tháng căn cứ vào các bảng phân bổ, các Nhật ký chứng từ có liên quan và “phiếu theo dõi hoạt động của máy thi công” do phòng kỹ thuật gửi đến, kế toán lập “bảng kê chi tiết máy thi công”. Bảng này được lập riêng cho từng loại máy hoạt động trong tháng. Bảng 2.14: Trích Bảng kê chi tiết máy thi công Tên máy: Máy trộn bê tông Tháng 12 năm 2002 Chứng từ Diễn giải Ghi Nợ TK 623, ghi Có các TK Tổng cộng SH NT 111 152 153 214 331 334 21 6 Tiền điện 279.600 279.600 16 11 Vật liệu xuất dùng 568.700 568.700 …. …. …. …. …. …. …. …. …. BPBS1 31 Tiền lương 720.000 720.000 BPBS2 31 Trích khấu hao 4.125.000 4.125.000 Tổng 452.400 568.700 224.300 4.125.000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0089.doc
Tài liệu liên quan