Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng số 1 Hà Nôị

LỜI MỞ ĐẦU 1

Phần I. Những lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3

I. Vai trò, đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và ảnh hưởng của nó đến công tác kế toán 3

II. Chi phí sản xuất 5

III. Giá thành sản phẩm 9

IV. Hạch toán chi phí sản xuất 16

V. Hệ thống sổ kế toán 24

Phần II. Thực trạng về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng số 1 - Sở xây dựng Hà Nội 25

I. Đặc điểm chung của công ty 25

II. Tình hình thực tế về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty xây dựng số 1 - Sở xây dựng Hà Nội 33

Phần III. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty xây dựng số 1 - Hà Nội 65

I. Nhận xét đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty xây dựng số 1 - Hà Nội 65

II. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng số 1 Hà Nội 67

KẾT LUẬN 72

 

 

 

 

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng số 1 Hà Nôị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập chứng từ kế toán làm căn cứ ghi sổ . + Tóm tắt nội dung kinh tế của các nghiệp vụ phát sinh . + Số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh . - Sổ cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong kỳ niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp . Số liệu kế toán trên sổ cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản nguồn vốn , tình hình và kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp . 2. Sổ của phần kế toán chi tiết : gọi là sổ kế toán chi tiết gồm : Các sổ , thẻ kế toán chi tiết . Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý , từng loại tài sản, nguồn vốn , công nợ chưa được phản ánh chi tiết trên sổ nhật kí và sổ cái . Phần II Thực trạng về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng số 1 Sở xây dựng Hà Nội I - Đặc điểm chung của công ty 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty xây dựng số 1 Hà Nội nguyên là Công ty xây dựng nhà ở Hà Nội được thành lập theo quyết định số 129/TCCQ của Uỷ ban hành chính Hà Nội. Và quyết định số 626 QĐ/UB ngày 10/2/1993 đổi tên thành Công ty xây dựng số 1 - Sở Xây dựng Hà Nội. Trụ sở: Số 1 - Chùa Bộc - Đống Đa - Hà Nội Công ty có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu: - Tổ chức đầu tư xây dựng và làm các dịch vụ tư vấn đầu tư XDCB - Nhận thầu xây dựng mới, cải tạo các công trình dân dụng và công nghiệp - Nhận thầu xây dựng trang thiết bị nội ngoại thất, lắp đặt các hệ thống điện hạ thế , hệ thống cấp thoát nước - Nhận thầu các công trình giao thông, thuỷ lợi, nền đất với quy mô vừa. - Thi công lắp đặt thiết bị điện lạnh, thông gió cho các công trình. - Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng. - Kinh doanh khách sạn và du lịch dịch vụ. - Liên kết, liên doanh với mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phát triển kinh doanh của công ty. - Kinh doanh vận tải hàng hoá, hành khách du lịch, tổ chức du lịch lữ hành trong nước. Công ty có tổ chức và nhiệm vụ đa dạng nhưng chức năng chủ yếu của công ty vẫn là xây dựng cơ bản. Công ty xây dựng số 1 là một đơn vị được thành lập sớm và có thuận lợi là ở tại thủ đô nên có nhiều điều kiện để phát triển, xong công ty cũng còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng Công ty đã khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao, đảm bảo công ăn việc làm, đời sống cho cán bộ công nhân viên. Các công trình của Công ty xây dựng bàn giao đều đảm bảo chất lượng thẩm mỹ theo đúng yêu cầu thiết kế. Từ khi đất nước ta đổi mới chính sách kinh tế, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng XHCN, thì sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trở nên ác liệt. Để phù hợp với điều kiện kinh tế mới, Công ty quyết tâm xây dựng phương án kinh doanh mới. Một mặt ra sức củng cố hệ thống quản lý, một mặt thực hiện chế độ tuyển dụng, lựa chọn cán bộ quản lý, các kiến trúc sư xây dựng chuyên ngành, các nhà kinh tế XDCB. Công ty đã tổ chức cho cán bộ đi học nghiệp vụ kỹ thuật, nghiệp vụ kinh tế và các lớp tập huấn do Sở xây dựng tổ chức cho toàn bộ kế toán. Đồng thời, Công ty tranh thủ sự chỉ đạo và giúp đỡ của cơ quan chủ quản là Sở Xây dựng Hà Nội thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên các mặt như: quản lý hành chính, cung cấp thông tin kinh tế các thông số kỹ thuật, hướng dẫn các quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành. Bên cạnh hoạt động chính là xây lắp Công ty tiếp tục mở rộng kinh doanh nhiều ngành nghề để tạo thêm việc làm cho cán bộ công nhân viên. 2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là một trong những căn cứ quan trọng để xác định đối tượng tập hợp chi phí, trên cơ sở đó xác định đúng đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp và lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp. Do đó, để thực hiện tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp cần thiết phải tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp. Do đặc điểm của ngành và của sản phẩm xây dựng nên quy trình công nghệ sản xuất của Công ty có đặc điểm sản xuất liên tục, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau (điểm dừng kỹ thuật) mỗi một công trình đều có dự toán thiết kế riêng và thi công ở các địa điểm khác nhau. Có thể tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp như sau: - Giai đoạn khảo sát, thiết kế đo đạc. - Giai đoạn san nền, giải quyết mặt bằng, đào đất, làm móng. - Giai đoạn xây thô. - Giai đoạn hoàn thiện: trát, trang trí nội thất. 3. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất Là Công ty xây dựng nên hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty là thi công xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, hoàn thiện trang trí nội thất đối với các công trình dân dụng, các công trình văn hoá. Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và đặc điểm của sản phẩm xây dựng nên việc tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý cũng có những điểm riêng. Công ty đã tìm hiểu và bố trí hợp lý mô hình tổ chức sản xuất theo hình thức trực tuyến chức năng, từ Công ty đến các xí nghiệp, đến đội, tổ, người lao động theo tuyến kết hợp với các phòng chức năng. Bộ máy quản lý của Công ty đứng đầu là Giám đốc giữ vai trò lãnh đạo chung toàn Công ty, là đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật, đại diện cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giúp Giám đốc có 2 Phó Giám đốc: - 1 Phó giám đốc phụ trách quản lý hành chính. - 1 Phó giám đốc phụ trách thi công. Để giúp ban giám đốc quản lý tới được các xí nghiệp, một cách chặt chẽ và hiệu quả có các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý kỹ thuật... bao gồm: + Phòng kế hoạch - kỹ thuật: có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, thống kê tổng hợp, quản lý quy trình quy phạm trong sản xuất kinh doanh như giám sát chất lượng công trình, quản lý thiết kế thi công của các xí nghiệp xây lắp. + Phòng tài vụ: có nhiệm vụ tổ chức công tác tài chính, hạch toán kế toán, nhằm giám sát phân tích hiệu quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. + Phòng tổ chức hành chính: thực hiện các công tác liên quan đến văn thư, lưu trữ, quản lý sắp xếp nhân sự, tiền lương và đối ngoại. + Phòng đầu tư: xây dựng các dự án, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật. Mỗi phòng ban có một chức năng riêng biệt nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc tạo nên một chuỗi mắt xích trong guồng máy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Do đặc điểm của ngành xây dựng, Công ty thành lập những xí nghiệp xây lắp là đơn vị hạch toán phụ thuộc. ở các xí nghiệp xây lắp có Giám đốc, Phó giám đốc, đội trưởng đội thi công có trách nhiệm tổ chức thi công cùng với kỹ thuật viên của phòng kế hoạch - kỹ thuật Công ty cử xuống. Mỗi xí nghiệp xây lắp có các tổ kế toán có nhiệm vụ thanh quyết toán với Công ty theo từng khối lượng xây lắp hoàn thành. Bên cạnh chức năng chủ yếu là xây lắp Công ty còn sản xuất kinh doanh các lĩnh vực khác, do đó ngoài các xí nghiệp xây lắp còn có các xí nghiệp khác : + Xí nghiệp thương mại - dịch vụ: Có nhiệm vụ chính là kinh doanh vật liệu xây dựng, tổ chức các dịch vụ bán hàng. + Xí nghiệp vật tư xe máy; Kinh doanh vận tải hàng hoá, vận tải hành khách du lịch... + Khách sạn Phương Nam: Kinh doanh khách sạn và dịch vụ du lịch. Các đặc điểm này hạch toán độc lập với Công ty. Từng xí nghiệp, khách sạn có Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, quản lý điều hành sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả. 4. Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty Bộ máy kế toán ở Công ty xây dựng số 1 được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung (Xin xem sơ đồ 4). Sơ đồ 4: Mô hình tổ chức kế toán Trưởng phòng tài vụ Kế toán tổng hợp Kế toán: - Tiền mặt - Tiền gửi ngân hàng - NVL, công cụ dụng cụ - Tiền lương Kế toán: - TSCĐ - Thanh toán Thủ quỹ Các tổ kế toán ở các Xí nghiệp XL Tại các xí nghiệp công việc kế toán là ghi chép, lập chứng từ ban đầu, tập hợp, phân loại chứng từ nhập xuất để lập bảng tổng hợp nhập, xuất cho từng công trình, hạng mục công trình. Tại các xí nghiệp việc nhập, xuất vật tư đều phải cân đong đo đếm cụ thể, từ đó lập các phiếu nhập xuất kho. Định kỳ, các phiếu nhập xuất kho gửi lên phòng tài vụ để xin thanh toán. Các phiếu nhập, xuất kho được tập hợp ghi thẻ kho làm cơ sở cho lập báo cáo xuất - nhập - tồn kho vật tư từng công trình, hạng mục công trình thi công. Các xí nghiệp xây lắp quản lý và theo dõi tình hình lao động trong xí nghiệp, lập bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương theo khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành, bảng phân bổ lương sau đó gửi về phòng tài vụ để làm căn cứ cho việc hạch toán chi phí nhân công. Các chứng từ nói trên, ở các xí nghiệp sau khi tập hợp phân loại sẽ đính kèm với (giấy đề nghị thanh toán) do kế toán hay đối tượng có liên quan lập và gửi về phòng tài vụ để xin thanh toán cho các đối tượng được thanh toán. ở phòng tài vụ, sau khi nhận được các chứng từ ban đầu, theo sự phân công thực hiện các công việc kế toán từ kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ, cho tới việc ghi sổ, tổng hợp hệ thống hoá số liệu và cung cấp thông tin kế toán phục vụ quản lý, đồng thời dựa trên các báo cáo kế toán đã lập, tiến hành phân tích các hoạt động kinh tế để giúp lãnh đạo doanh nghiệp trong việc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Các xí nghiệp xây lắp trực thuộc Công ty đều tiến hành lưu tại xí nghiệp thẻ kho, gốc phiếu nhập, phiếu xuất. Các chứng từ thu chi, chứng từ khác của Công ty được lưu tại Công ty. Riêng với khách sạn Phương Nam, mọi chứng từ thu chi thực hiện tại khách sạn do Giám đốc, Phó Giám đốc khách sạn và kế toán chịu trách nhiệm. Hàng tháng, kế toán khách sạn gửi báo cáo về phòng tài vụ Công ty. Các chứng từ lưu tại khách sạn, phòng tài vụ Công ty cử kế toán có nhiệm vụ theo dõi khách sạn và kiểm tra chứng từ tại khách sạn đối chiếu với báo cáo nộp Công ty. Phòng tài vụ Công ty dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty, gồm 6 cán bộ kế toán với nghiệp vụ chuyên môn thành thạo, bao gồm: trưởng phòng tài vụ, phó phòng tài vụ, 3 kế toán viên, 1 thủ quỹ. Mỗi người đảm nhận một phần kế toán khác nhau được phân công cụ thể như sau: - Trưởng phòng tài vụ (kế toán trưởng) chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo chung, kiểm tra công việc do các nhân viên kế toán thực hiện. - Phó phòng tài vụ đồng thời là kế toán tổng hợp xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, tổ chức hạch toán kế toán, tổng hợp các thông tin chính của Công ty và vào sổ Nhật ký chung, lập các báo cáo... - Thủ quỹ: quản lý tiền mặt căn cứ vào các chứng từ hợp pháp, hợp lệ để tiến hành xuất, nhập quỹ và ghi sổ quỹ. - Kế toán tiền - vật liệu thực hiện việc ghi chép phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vật liệu, công cụ dụng cụ, tiền lương để ghi vào sổ kế toán có liên quan (sổ chi tiết, sổ cái TK111, TK112, TK152, TK153, TK334...) - Kế toán TSCĐ và thanh toán: thực hiện việc ghi chép, theo dõi sổ kế toán về TSCĐ, công nợ và thanh toán công nợ với bên ngoài. - Kế toán giá thành: chịu trách nhiệm về hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả sản xuất kinh doanh (chi tiết TK621, TK622, TK627...) Ngoài ra, ở các xí nghiệp xây lắp còn có các tổ kế toán (mỗi tổ gồm 1 hoặc một vài kế toán viên). Chính vì vậy, phòng tài vụ Công ty luôn đảm bảo cung cấp thông tin, số liệu đầy đủ kịp thời và giúp Giám đốc ra quyết định đúng đắn trong công tác quản lý. 5. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty Từ năm 1996 trở về trước, Công ty tiến hành sử dụng hình thức kế toán (Nhật ký chứng từ). Nhưng do kết cấu sổ phức tạp, không thuận tiện cho việc cơ giới hoá công tác kế toán nên từ năm 1997 Công ty sử dụng hình thức kế toán (Nhật ký chung) tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành hạch toán kế toán trên máy vi tính. (Xin xem sơ đồ 5) Sơ đồ 5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức (nhật ký chung) Các bảng biểu kế toán quản trị Bảng tổng hợp chi tiết Sổ kế toán chi tiết Sổ quỹ Các bảng biểu kế toán tài chính Sổ cái Sổ nhật ký chung Chứng từ gốc (1b) (1a) (5) (3) (6) (4) (8) (7) (9) Ghi hàng ngày : Ghi vào cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra : Trình tự ghi sổ: (1a) Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc nhận được, kế toán tiến hành kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ đó, định khoản kế toán và ghi vào sổ Nhật ký chung. (1b) Các chứng từ thu chi tiền mặt được thủ quỹ ghi vào sổ quỹ. (2) Những chứng từ liên quan tới những đối tượng cần phải hạch toán chi tiết (kế toán quản trị), kế toán ghi vào sổ chi tiết liên quan. (3) Định kỳ 3 đến 5 ngày, căn cứ vào các định khoản kế toán đã ghi trên sổ Nhật ký chung, ghi chuyển số liệu vào các sổ cái liên quan. (4) Cuối tháng căn cứ vào số liệu trên các sổ quỹ, kế toán ghi vào các TK phù hợp trên sổ cái. (5) Cuối tháng, căn cứ vào số liệu trên các sổ kế toán chi tiết tiến hành lập các bảng tổng hợp chi tiết chi phí, sổ theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. (6) Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết chi phí, sổ theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. (7) Tổng hợp số liệu, lập các báo cáo kế toán tài chính như: bảng cân đối tài sản, báo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh vào cuối kỳ. (8) Cuối kỳ, căn cứ vào bảng tổng hợp chi tiết kế toán lập các báo cáo kế toán quản trị như báo cáo chi phí và giá thành, báo cáo thu chi tiền mặt. (9) Kế toán đối chiếu, so sánh, kiểm tra giữa số liệu của kế toán tài chính và kế toán quản trị. II - Tình hình thực tế về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty xây dựng số 1 - Sở Xây dựng Hà Nội 1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty xây dựng số 1, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí được coi là một khâu quan trọng, nhằm tính đúng, tính đủ đầu vào. Xuất phát từ đặc điểm cơ bản của ngành xây dựng, của sản phẩm xây lắp, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, công tác kế toán... nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty được xác định là từng công trình, hạng mục công trình. Mỗi công trình, hạng mục công trình nhận thầu là một hợp đồng kinh tế. Mỗi công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn thành bàn giao đều được mở sổ chi tiết chi phí để tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh cho công trình, hạng mục công trình đó. Các sổ chi tiết tập hợp chi phí sản xuất thực tế này sẽ được tổng hợp trong từng tháng và được theo dõi chi tiết theo từng khoản mục chi phí. + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung. Trong đó: Chi phí sản xuất chung lại được theo dõi chi tiết theo từng yếu tố sau: - Chi phí dụng cụ sản xuất - Chi phí khấu hao tài sản cố định - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí máy thi công. - Chi phí bằng tiền khác. Cuối mỗi tháng, căn cứ vào sổ chi tiết chi phí sản xuất của tất cả các công trình, hạng mục công trình trong tháng, kế toán tổng hợp số liệu, lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất trong tháng cho các công trình, hạng mục công trình. 2. Kế toán hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất 2.1. Kế toán hạch toán và phân bổ chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp: Chi phí NVL trực tiếp của Công ty nói chung cũng như của các đơn vị xây lắp nói riêng bao gồm: + Chi phí NVL chính: gạch, ngói, xi măng, sắt thép, cát... + Chi phí NVL phụ: vôi, sơn, đinh, dây buộc... + Chi phí vật liệu kết cấu: kèo, cột, khung... + Chi phí vật liệu trực tiếp khác. Tại Công ty nói chung và tại các xí nghiệp xây lắp nói riêng vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào thì tính trực tiếp cho công trình đó. Trường hợp không tính riêng được thì phải phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo định mức tiêu hao NVL (Xin xem biểu 1: Định mức vật tư chủ yếu của Công ty). Công ty sử dụng phương pháp kế toán kiểm kê thường xuyên hàng tồn kho để hạch toán chi phí NVL trực tiếp. Cụ thể công tác hạch toán chi phí NVL trực tiếp ở Công ty được tiến hành như sau: Trước hết phòng kế hoạch kỹ thuật căn cứ vào dự toán được lập và kế hoạch về tiến độ thi công của từng công trình, hạng mục công trình để lập kế hoạch cung ứng vật tư và giao nhiệm vụ sản xuất thi công cho từng xí nghiệp xây lắp ở từng công trình, hạng mục công trình. Dựa vào nhiệm vụ cụ thể cán bộ cung ứng của xí nghiệp xây lắp sẽ mua NVL từ những đơn vị kinh doanh cung cấp dịch vụ, đại lý... về nhập kho theo giá thực tế. Nếu nhu cầu NVL không quá lớn ở các xí nghiệp xây lắp thường mua NVL và chuyển thẳng đến chân công trình nhằm giảm chi phí bốc dỡ không cần thiết. * Thủ tục xuất dùng NVL trực tiếp Hiện nay, Công ty áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước để xác định giá trị NVL xuất kho. Theo phương pháp này giả thiết rằng số hàng nào nhập trước thì xuất trước sau đó tiếp tục đến số hàng nhập sau sẽ xuất sau theo thứ tự thời gian. Trong tháng 9/2000, xí nghiệp xây lắp 3 xuất dùng xi măng cho công trình nhà B Vĩnh Tuy. Việc tính toán trị giá xi măng xuất kho tiến hành như sau: Xi măng tồn kho đầu tháng 9 và xuất kho trong tháng 9 STT Diễn giải Khối lượng (kg) Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) I Tồn kho đầu tháng 20.500 850 17.425.000 II Nhập kho trong tháng 96.800 81.724.000 1 Nhập lần 1 26.000 844 21.944.000 2 Nhập lần 2 30.800 850 26.180.000 3 Nhập lần 3 40.000 840 33.600.000 Tổng cộng 117.300 99.149.000 Lượng xi măng xuất và trị giá xi măng xuất trong tháng 9/2000 là: + Ngày 4/9 số lượng xuất 28.000 kg Trị giá xuất kho (20.500 x 850) + (7.500 x 844) = 23.755.000 đ + Ngày 6/9 số lượng xuất 46.500 kg Trị giá xuất kho (18.500 x 844) + (2.800 x 850) = 39.414.000 đ + Ngày 8/9 số lượng xuất kho 1.650 kg Trị giá xuất kho 1.650 x 850 = 1.402.500 đ + Ngày 22/9 số lượng xuất kho 3.650 kg Trị giá xuất kho (1150 x 850) + (2.450 x 840) = 3.035.500 đ + Ngày 28/9 số lượng xuất kho 25.000 kg Trị giá xuất kho 25.000 x 840 = 21.000.000 đ ... Theo phương pháp này, tổng giá trị vật liệu xuất dùng cho công trình nhà B Vĩnh Tuy tháng 9/2000 là 188.607.000 đ với nghiệp vụ định khoản như sau: Nợ TK 621: 18.607.000 Có TK 152: 18.607.000 Căn cứ vào kế hoạch thi công, nhu cầu thực tế và định mức tiêu hao NVL, xí nghiệp xây lắp (XNXL) sẽ lập phiếu xuất kho vật liệu, ghi danh mục vật liệu cần lĩnh về số lượng, Giám đốc xí nghiệp xây lắp duyệt sau đó đưa đến tổ kế toán, kế toán sẽ viết phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho vật tư được viết thành 2 liên. - Liên 1 do thủ kho đơn vị sử dụng (XN xây lắp) giữ để theo dõi và ghi thẻ kho. - Liên 2 được gửi và lưu tại phòng tài vụ Công ty. Phiếu xuất kho vật tư có mẫu như sau: Đơn vị Địa chỉ Phiếu xuất kho Mẫu sổ 02-VT Ngày 8 tháng 9 năm 2000 QĐ số 1141 TC/QĐ/CĐKT Nợ TK 621 Ngày 1 tháng 1 năm 1995 Có TK 152 của bộ Tài chính Số 29 Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Bằng Địa chỉ (bộ phận): Kỹ thuật Lý do xuất: xây tường và vách ngăn Công trình Nhà B Vĩnh Tuy Xuất tại kho: Xí nghiệp xây lắp 3 STT Tên vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực lĩnh A B C D 1 2 3 4 1 Gạch thông viên 20.000 20.000 330 2 Xi măng kg 1.650 1.650 850 1.402.00 Cộng 8.002.500 Cộng thành tiền (bằng chữ): Tám triệu không trăm linh hai ngàn, năm trăm đồng. Xuất ngày 8 tháng 9 năm 2000 Căn cứ vào các phiếu xuất kho kế toán XNXL sẽ ghi vào các bảng tổng hợp phiếu xuất (xin xem biểu 01) cho từng công trình. Biểu 01 Công ty xây dựng số 1 Hà Nội Bảng tổng hợp phiếu xuất Công trình: Nhà B Vĩnh Tuy Xí nghiệp xây lắp 3 Ngày 30 tháng 9 năm 2000 STT Diễn giải Số tiền Ghi có TK TK 152 TK 153 1 2 3 4 5 4/9 ... 28.885.000 23.755.000 130.000 6/9 Phiếu xuất kho số 17 39.414.000 39.414.000 8/9 Phiếu xuất kho số 29 8.002.500 8.002.500 22/9 Phiếu xuất kho số 41 3.035.500 3.035.500 28/9 Phiếu xuất kho số 62 21.000.000 21.000.000 ... Tổng cộng 212.732.000 188.607.000 24.125.000 Khi công trình, hạng mục công trình thi công có nhu cầu về NVL mà xí nghiệp thương mại dịch vụ có khả năng cung ứng thì XNXL sẽ viết giấy đề nghị xin Công ty cấp vật tư. Giấy đề nghị cấp vật tư có mẫu sau: Giấy đề nghị cấp vật tư Kính gửi: Giám đốc Công ty Đồng kính gửi: Xí nghiệp thương mại dịch vụ Xí nghiệp xây lắp 3 đề nghị cấp vật tư cho công trình Nhà B Vĩnh Tuy. Số lượng xin cấp: Sơn A 22-15004 trắng phủ trần trong nhà, 20 lít Ngày 18 tháng 9 năm 2000 KT Giám đốc Phòng KH-KT XNXL 3 Người đề nghị Nguyễn Văn Ngãi Sau khi giấy đề nghị cấp vật tư cho XNXL 3 được Giám đốc Công ty, phòng kế hoạch - kỹ thuật chấp nhận, xí nghiệp thương mại dịch vụ sẽ cấp vật tư cho XNXL 3 theo giá trị gốc. Căn cứ vào hoá đơn bán hàng vật tư được chuyển thẳng đến công trình, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 621: 1.423.800 Có TK 152: 1.423.800 Trường hợp NVL trực tiếp mua về không qua kho chuyển thẳng ra công trình, kế toán căn cứ vào hoá đơn mua và các chứng từ thanh toán có liên quan ghi: Nợ TK 621: 40.909.600 Có TK 111: 40.909.600 Trong tháng 9/2000, công trình Nhà Ba Vĩnh Tuy nhận số NVL (mua chưa trả tiền cho người bán) xuất thẳng không qua kho, kế toán ghi vào sổ chi tiết theo dõi thanh toán với người bán theo định khoản. Nợ TK 621: 10.387.000 Có TK 331: 10.387.000 (Xí nghiệp vật tư xe máy 10.387.000) Căn cứ vào các chứng từ gốc (phiếu xuất kho, hoá đơn mua hàng) hàng ngày kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung (xin xem biểu 02). Sau đó số liệu trên sẽ được ghi vào sổ cái TK 152, TK 153, TK 621... (Xin xem biểu 03). Đồng thời với việc ghi sổ NKC, số liệu trên các chứng từ gốc cũng được phản ánh vào sổ chi tiết NVL trực tiếp (xin xem biểu 04) theo từng công trình, hạng mục công trình trong tháng. Chi phí cho công trình nào thì được ghi vào sổ chi phí theo từng công trình, hạng mục công trình đó để làm cơ sở tổng hợp chi phí NVL trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình theo từng tháng, sau đó tổng hợp chi phí NVL cho toàn Công ty. Biểu 02 Trích sổ nhật ký chung Năm 2000 Đơn vị tính: Đồng Số hiệu Ngày tháng Diễn giải Trang sổ NKC Số hiệu TK đối ứng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 ... 5 4/09 Xuất kho vật liệu cho CT Nhà B Vĩnh Tuy 621 23.885.000 152 23.755.000 153 130.000 17 6/09 Xuất kho vật liệu cho CT Nhà B Vĩnh Tuy 621 39.414.000 152 39.414.000 22 7/09 Xuất kho cốt pha cho CT Nhà B Vĩnh Tuy 627 19.563.000 153 19.563.000 29 8/09 Xuất kho vật liệu cho CT Nhà B Vĩnh Tuy 621 8.002.500 152 8.002.500 40 14/09 Mua vật tư của XN vật tư xe máy cho CT Nhà B Vĩnh Tuy 621 10.387.000 331 85 18/09 Cấp VL cho CT Nhà B Vĩnh Tuy 621 1.423.800 152 1.423.800 97 19/09 Mua vật tư cho CT Nhà B Vĩnh Tuy 621 40.909.600 111 40.909.600 106 21/09 Thuê máy vận thăng cho CT Nhà B Vĩnh Tuy 627 3.750.000 111 3.750.000 109 21/09 Xuất kho hàng hoá cho CT Nhà B Vĩnh Tuy 621 4.652.679 156 4.652.679 116 22/09 Xuất kho vật tư cho CT Nhà B Vĩnh Tuy 621 3.035.500 152 3.035.500 129 24/09 Thuê giàn giáo cho CT Nhà B Vĩnh Tuy 627 3.000.000 331 3.000.000 220 25/09 Mua gỗ ván cho CT Nhà B Vĩnh Tuy 621 25.480.000 112 25.480.000 258 29/09 Tạm ứng mua vật tư cho CT Nhà B Vĩnh Tuy 621 2.568.500 141 2.568.500 259 30/09 Khấu hao máy thi công cho CT Nhà B Vĩnh Tuy 627 325.000 214 325.000 263 30/09 Tiền điện CT Nhà B Vĩnh Tuy phải trả CT điện 627 2.143.169 331 2.143.169 267 30/09 Tiền điện thoại CT Nhà B Vĩnh Tuy phải trả cho bưu điện 627 122.343 331 122.343 278 30/09 Tiền điện nước CT Nhà B Vĩnh Tuy phải trả cho CT KD Nước sạch Hà Nội 627 1.865.772 331 1.865.772 287 30/09 Chi phí nghiệm thu CT Nhà B Vĩnh Tuy 627 850.000 111 850.000 306 30/09 Phân bổ lương tháng 09 CT Nhà B Vĩnh Tuy 622 80.541.600 334 80.541.600 307 30/09 Phân bổ lương tháng 09 CT Hoá chất mỏ 622 1.800.000 334 1.800.000 340 30/09 Trích KPCĐ CT Nhà B Vĩnh Tuy 622 247.480 338.2 247.480 341 30/09 Trích BHXH CT Nhà B Vĩnh Tuy 662 1.856.097 338.3 1.856.097 342 30/09 Trích BHYT CT Nhà B Vĩnh Tuy 622 247.480 338.4 247.480 356 30/09 K/C chi phí NVL T.tiếp CT Nhà B Vĩnh Tuy 154 466.419.579 621 466.419.579 357 30/09 K/C chi phí nhân công T.tiếp CT Nhà B Vĩnh Tuy 154 82.892.657 622 82.892.657 358 30/09 K/C chi phí SX chung CT Nhà B Vĩnh Tuy 154 36.239.000 627 36.239.000 388 30/09 K/C chi phí SXKD dở dang CT Nhà B Vĩnh Tuy 632 2.229.142.641 154 2.229.142.641 Biểu 03 Sổ cái Từ ngày 01/09 đến 30/09/2000 Tên tài khoản: Chi phí NVL TT Số hiệu TK: 621 Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 1 2 3 5 6 7 ... 5 4/09 Xuất kho vật liệu cho CT Nhà B Vĩnh Tuy 152 23.755.000 153 130.000 17 6/09 Xuất kho vật liệu cho CT Nhà B Vĩnh Tuy 152 39.414.000 29 8/09 Xuất kho vật liệu cho CT Nhà B Vĩnh Tuy 152 8.002.500 40 14/09 Mua vật tư của XN vật tư xe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3419.doc
Tài liệu liên quan