LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH 3
I. Ý NGHĨA, VỊ TRÍ TỔ CHỨC, HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH 3
1. Khái niệm chi phí sản xuất và tính gía thành
1.1 Chi phí sản xuất 4
1.2 Giá thành
1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
2. Sự cần thiết của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 5
3. Nhiệm vụ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 6
II. PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH 6
1. Phân loại chi phí sản xuất 7
1.1 Phân loại theo yếu tố
1.2 Phân loại theo khoản mục 8
1.3 Phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí
1.4 Phân loại theo quan hệ chi phí với khối lượng công việc
2. Phân loại giá thành sản xuất 9
2.1 Phân theo thời gian
2.2Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí 10
III. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH 10
1. Chi phí sản xuất
1.1 Đối tượng của chi phí sản xuất
1.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 11
2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm
2.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm
2.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm 12
2.2.1 Phương pháp trực tiếp
2.2.2 Phương pháp tổng cộng
2.2.3 Phương pháp hệ số 14
2.2.4 Phương pháp tỷ lệ
2.2.5 Phương pháp loại trừ 15
2.2.6 Phương pháp liên hợp
3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở một số loại hình doanh nghiệp 15
a. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn
b. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng
c. Doanh nghiệp áp dụng hệ thống định mức 17
d. Doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp theo kiểu chế biến liên tục
IV.HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 19
A. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
1. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp
a. Khái niệm và cách thức tập hợp, phân bổ
b. Tài khoản sử dụng
c. Phương pháp hạch toán
2. Hạch toán chi phí NCTT 20
a. Khái niệm và cách thức tập hợp, phân bổ
b. Tài khoản sử dụng
c. Phương pháp hạch toán 21
3. Hạch toán chi phí sản xuất chung
a. Khái niệm và cách thức tập hợp, phân bổ
b. Tài khoản sử dụng
c. Phương pháp hạch toán 22
4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang
a. Tổng hợp chi phí sản xuất
b. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang 24
B. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ 26
V. TỔ CHỨC SỔ SÁCH KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH 28
PHẦN II. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÌNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY XI MĂNG HẢI PHÒNG 29
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY XI MĂNG HẢI PHÒNG
1. Quá trình thành lập và phát triển 32
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất
3. Đặc điểm tổ chức của công ty 33
4. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại công ty XMHP 37
5. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất của công ty XMHP 42
II. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY XMHP 45
1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành
2. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất tại công ty XMHP 46
2.1 Chi phí NVL trực tiếp 47
2.2 Chi phí NCTT 54
2.3 Chi phí sản xuất chung 60
2.4 Phương pháp hạch toán sản phẩm dở dang 67
2.5 Tính giá thành sản phẩm tại công ty XMHP
PHẦN III. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH
TẠI CÔNG TY XMHP 72
I. MỘT SỐ ƯU ĐIỂM VÀ TỒN TẠI CẦN HOÀN THIỆN 72
II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP 78
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
94 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tn-kcs
Kho sản phẩm
P/x máy đá
P/x than
P/x lò nung
P/x nđb
Xn bao bì xm
Vf, yt, bv, nk, ntr
P. kế hoạch
P. kttc
P. tclđ
p. vật tư
P. xdcb
Ban ttpc
P.kinh doanh
Cn. Thái bình
Tổng kho
Pgđ/gđxnđá
Xn đá
tràng kênn
: Mối quan hệ hành chính
: Mối quan hệ chất lượng.
Công ty xi măng Hải Phòng tổ chức bộ máy theo mô hình trực tuyến từ ban giám đốc xuống các phòng ban phân xưởng. Đứng đầu là Giám đốc công ty người có quyền điều hành cao nhất, chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản, trước nhà nước trước tập thể công nhân.
Giúp việc cho giám đốc là trợ lý giám đốc và phó giám đốc chuyên ngành.
Công ty có 38 phòng ban trong đó có 4 phân xưởng chính là phân xưởng Máy đá, Lò Nung, Than mịn, Nghiền đóng bao.
Ngoài ra Công ty còn cón các phân xưởng, phòng ban hỗ trợ , 7 phân xưởng phù trợ, 3 đơn vị phụ trách đầu vào, 7 đơn vị phụ trách tiêu thụ, 8 phòng ban bộ máy quản lý của công ty và 3 xí nghiệp phụ thuộc : xí nghiệp mỏ đá Tràng Kênh và Xí nghiệp sửa chữa thủy, xí nghiệp bao bì.
Mỗi phòng ban đều có trưởng phòng và các phó phòng, trưởng phòng giúp việc cho giám đốc phụ trách ngạch chuyên môn của mình.
Các phân xưởng không hạch toán độc lập. Mỗi phân xưởng đều bố trí 1 kế toán hàng tháng lập báo cáo theo mẫu biểu gửi lên phòng kế toán tài chính của công ty làm cơ sở hạch toán.
Trong các phòng ban, phân xưởng có mối quan hệ chỉ đạo nghiệp vụ, các phòng ban không được ra lệnh cho các phân xưởng mà chỉ được góp ý tham mưu cho Giám đốc, giúp giám đốc đưa ra những mệnh lệnh, những quyết định có hiệu lực cao nhất. Các phân xưởng phòng ban có chức vụ, quyền hạn tương đương nhau và có mối quan hệ bình đẳng với nhau nhưng phải chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ.
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban được tóm tắt như sau:
Phòng tổ chức : Có nhiệm vụ bố trí sắp xếp, quản lý cán bộ công nhân viên, phổ biến hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chính sách chế độ của Đảng và Nhà nước với cán bộ công nhân viên.
- Phòng kinh doanh : Tiếp cận thị trường, tìm kiếm thị trường giúp cho phòng kế hoạch xây dựng kế họach sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, ký kết hợp đồng với khách hàng. Đồng thời phụ trách các vấn đề tiêu thụ sản phẩm.
- Phòng kế toán tài chính: Xây dựng kế hoạch tài chính, tổ chức triển khai sử dụng vốn, kiểm tra, kiểm sóat tình hình tài chính toàn doanh nghiệp.
- Phòng KCS : Kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiên cứu quản lý giải quyết khiếu nại và tổ chức theo dõi chất lượng sản phẩm.
- Phòng bảo vệ : Xây dựng nội quy, bảo vệ công ty.
- Phòng y tế : Theo dõi tình hình sức khoẻ của cán bộ công nhân viên của công ty.
- Văn phòng : Có nhiệm vụ giải quyết các công việc mang tính chất hành chính.
- Phòng vật tư : Có nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ tình hình cung ứng sử dụng vật tư của toàn bộ công ty.
- Phòng xây dựng cơ bản : Có nhiệm vụ sửa chữa, xây mới các hạng mục, công trình phục vụ sản xuất và các yêu cầu của công ty.
- Phân xưởng lắp ráp : Lắp ráp các máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất mua mới.
- Phân xưởng máy đá : Có nhiệm vụ nghiền đá, là công đoạn đầu tiên sản xuất ra xi măng.
- Phân xưởng cơ khí: Sửa chữa và bảo dưỡng toàn bộ máy móc thiết bị cho sản xuất.
- Phân xưởng lò nung: Có nhiệm vụ Clinker là tạp chất của đất sét, đá vôi được bừa với quặng đã qua máy búa.
- Phân xưởng than : Có nhiệm vụ cung ứng kịp thời đầy đủ lượng than mịn để phục vụ cho phân xưởng lò nung.
- Phân xưởng tháo : Đây là khâu cuối cùng của sản phẩm xi măng hoàn thành, tại đây xi măng được đóng bao và chuyển vào kho thành phẩm.4. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán :
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty xi măng Hải Phòng
Kế toán trưởng
Phó phòng
Phó phòng
k.toán các phân xưởng
kt chi nhánh
báo sổ
kt chi nhánh
phụ thuộc
k.toán công ty
Kế toán dự án
kt tổng hợp
k.toán chi phí
Thủ quỹ
k.toán tiêu thụ
k.toán tscđ
kt thanh toán
k.toán vật tư
kt tiền lương
Phòng kế toán tài chính của công ty chịu sự lãnh đạo của giám đốc công ty và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của kế toán trưởng.
Phòng kế toán gồm có 23 người và 15 người kế toán tại các phân xưởng, phòng ban.
Đứng đầu là kế toán trưởng : Có nhiệm vụ chỉ dạo điều hành hướng dẫn kiểm tra toàn bộ công tác kế toán tài chính của toàn nhà máy. Phân tích hoạt động kinh doanh, tham mưu giúp giám đốc nhà máy về các vấn đề có liên quan đến tài chính kế toán và đánh giá kiểm kê các phương án kinh doanh.
Giúp việc cho kế toán trưởng có 1 phó phòng phụ trách kế toán tổng hợp và 1 phó phòng phụ trách về tiêu thụ sản phẩm.
* Kế toán vật tư : Có nhiệm vụ theo dõi trình tự nhập xuất vật tư và thiết bị. Căn cứ vào các phiếu nhập xuất kho gửi về kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ. Sau đó vào sổ chi tiết vật liệu cho từng sản phẩm. Cuối quý căn cứ vào số liệu xuất, kế toán lập sổ cái các TK 152, TK 153, TK 133 và các TK khác có liên quan.
* Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội : hàng tháng căn cứ vào các bảng chấm công, phiếu kê sản lượng và bảng tính lương từ các kế toán phân xưởng đưa lên để duyệt tiền lương. Vào bảng tổng hợp tiền lương sau đó tiến hành tổng hợp chi phí tiền lương vào các khoản trích theo luương như BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ nhà nước quy định cho từng đối tượng lao động. Cuối quý kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán trực tiếp sử dụng và theo dõi các TK 334, TK 335, 338 ...
* Kế toán tài sản cố định : Từ các chứng từ gốc như : Biên bản bàn giao TSCĐ trên sổ chi tiết TSCĐ và tính khấu hao hàng tháng. Cuối quý lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ cho từng đối tượng sử dụng rồi lập sổ cái TK 214, TK211 ... lập báo cáo định kỳ về nguồn vốn cho toàn công ty. Theo dõi các quỹ được phân phối cho xí nghiệp.
* Kế toán tiền mặt, ngân hàng : Có nhiệm vụ hạch toán tình hình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Theo dõi việc thu chi ngoại tệ phát sinh trong quá trình nhập khẩu clinker hoặc xi măng kế toán công nợ phải thu, phải trả hàng ngày căn cứ vào các chứng từ mua bán, phiếu thu, phiếu chi. Kế toán có nhiệm vụ hạch toán chi tiết và tổng hợp công nợ phải thu, phải trả với người bán, người mua, xí nghiệp với công ty, công ty với Tổng công ty ... Theo dõi cấp vốn lưu động bằng hàng hoá cho các xí nghiệp trực thuộc.
* Thủ quỹ : Quản lý thu, chi tiền mặt theo chứng từ cụ thể cuối ngày kế toán thanh toán đối chiếu với sổ quỹ để đảm bảo việc rút tiền mặt và thanh toán 1 cách thuận tiện.
* Kế toán chi phí : Thực hiện việc hạch toán chi phí, tổng hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và tính giá thành sản phẩm vào cuối quý. Kế toán tiến hành tập hợp chi phí theo đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thành. Căn cứ vào số dư, số phát sinh của các tài khoản tập hợp chi phí để lập bảng tính giá thành sản phẩm, hạng mục sản phẩm. Kế toán trực tiếp theo dõi và sử dụng TK 621, TK 622 ... TK 154 .
* Kế toán tổng hợp : Giúp kế toán trưởng trong việc tạo lập các thông tin kinh tế như lập báo cáo kế toán, tổ chức thông tin kinh tế phân tích thông tin kinh tế, ghi 1 số tài khoản tổng hợp và tổ chức bảo đảm lưu trữ tài liệu kế toán, lập báo cáo định kỳ để báo cáo Tổng công ty và cơ quan chức năng nhà nước quy định. Sau khi Tổng công ty duyệt quyết toán tiến hành phân bổ lại lợi nhuận và duyệt quyết toán cho các đơn vị trực thuộc hướng dẫn và điều chỉnh sổ sách cho phù hợp với số liệu quyết toán tổng công ty đã duyệt.
* Kế toán tiêu thụ sản phẩm : Có nhiệm vụ theo dõi lương thành phẩm nhập kho và xuất kho. Hạch toán tiêu thụ sản phẩm.
* Kế toán theo dõi đầu tư xây dựng cơ bản : Lập thủ tục và kế hoạch các công trình sửa chữa lớn, mua sắm tài sản cố định của các xí nghiệp và công ty. Theo dõi việc cấp phát vốn xây dựng cơ bản, tổng hợp quyết toán về vốn xây dựng cơ bản, lập biên bản bàn giao công trình xây dựng cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng tăng giá trị TSCĐ đồng thời tăng vốn cố định.
Hình thức kế toán tại Công ty là hình thức vừa tập trung vừa phân tán.
Tại 3 xí nghiệp phụ thuộc là xí nghiệp đá Tràng Kênh và Xí nghiệp vận tải sửa chữa thủy, xí nghiệp bao bì thì hạch toán phụ thuộc, còn lại chi nhánh Thái Bình thì sử dụng hình thức báo sổ. Các nghiệp vụ phát sinh tại phân xưởng được các kế toán phân xưởng ghi chép và chuyển lên phòng kế toán của công ty để kế toán tại phòng kế toán hạch toán. Tại chi nhánh thì kế toán chi nhánh có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại chi nhánh. Cuối kỳ hạch toán chuyển số liệu về phòng kế toán tài chính của công ty để tập hợp chi phí cũng như xác định kết quả kinh doanh của công ty.
Trước ngày 01/01/ 1994 hình thức kế toán tại công ty là hình thức nhật ký chứng từ, sau thời điểm trên đơn vị áp dụng thử nghiệm hình thức nhật ký chung. Bắt đầu từ ngày 01/1/96 theo quyết định 1141/ TC/ QĐCĐKT công ty chính thức áp dụng hình thức nhật ký chung để tiến hành kế toán và xây dựng bộ sổ mới. Theo yêu cầu của hình thức sổ cũng như xuất phát từ thực tiễn công ty. Công ty đã xây dựng 1 hệ thống sổ bao gồm :
- Các sổ thẻ chi tiết : Các sổ thẻ này dùng để ghi các nghiệp vụ phát sinh có liên quan tới các đối tượng mà theo yêu cầu quản lý của công ty cần phải theo dõi chặt chẽ chi tiết, những đối tượng có mức độ thường xuyên phát sinh. Thuộc loại này công ty có các loại sổ như : sổ theo dõi chi tiết thạch cao, sổ theo dõi chi tiết khách hàng.
- Sổ quỹ là sổ để phản ánh các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến thu chi tiền mặt tại công ty, căn cứ để ghi vào các sổ này là các phiếu thu, phiếu chi tiền mặt.
- Sổ nhật ký chung : Là sổ để theo dõi chung tình hình biến động của toàn công ty tất cả các nghiệp vụ phát sinh đều được phản ánh vào sổ theo thứ tự thời gian tăng dần. Bên cạnh các sổ nhật ký chung còn có các sổ chuyên dùng, các sổ này dùng để phản ánh các nghiệp vụ diễn ra 1 cách thường xuyên và theo yêu cầu quản lý của công ty thì chúng được tách ra ghi riêng. Trình tự ghi sổ này giống như sổ nhật ký chung. Cuối tháng tổng hợp số liệu rồi ghi vào nhật ký chung của công ty.
Sổ cái các tài khoản được mở ra để theo dõi 1 số loại vốn hoặc nguồn vốn. Số liệu ghi vào sổ này là các sổ tổng hợp cuối tháng từ nhật ký chung và các sổ chi tiết. Sổ cái có mẫu biểu đúng với quy định của nhà nước. Một số sổ chi tiết có cải tiến cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý cuả công ty. Tổng hợp số liệu của cùng 1 tài khoản từ sổ nhật ký chung và chuyển vào sổ cái các tài khoản có liên quan. Căn cứ vào sổ cái kế toán lập bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đối tài khoản và các báo cáo tài chính khác. Hệ thống tài khoản của công ty được áp dụng theo hệ thống tài khoản của chế độ kế toán mới do Bộ tài chính ban hành.
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Bảng tổng hợp
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ chi tiết
Báo cáo kế toán
Các nhật ký chuyên dùng
Ghi hàng ngày
Ghi theo kỳ
Ghi đối chiếu
Sổ quỹ
5. Tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty xi măng Hải Phòng.
Từ khi thành lập vào tháng 8/1993 công ty có tổng số vốn kinh doanh là 79 tỷ gồm cả vốn lưu động và vốn cố định bằng tất cả nỗ lực, sáng tạo trong lao động sản xuất của hơn 3000 người có tay nghề và ban lãnh đạo năng động nhiệt huyết đã hướng công ty đi đúng hướng và đứng vững trên thị trường xi măng với sự cạnh tranh quyết liệt của một số nhà máy liên doanh với nước ngoài có dây chuyền hiện đại. Đến ngày 31/12/2000 tổng tài sản của công ty là hơn 314 tỷ đồng trong đó tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm 63,99%. Trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với tỷ lệ vốn nhất định như trên là hợp lý vì doanh nghiệp phải đầu tư sửa chữa máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty cũng thu hồi được các khoản phải thu nhanh, giá trị hàng tồn kho không bị ứ đọng lớn.
Đơn vị
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
TH
KH
1.Sản lượng sản xuất
2.Sản lượng tiêu thụ
3.Tổng doanh thu
4.Nộp ngân sách
5.Lợi nhuận ròng
6.Lương bình quân/1cn
Nghìntấn
Nt
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Nghìnđồng
375.5
422.35
292.879
35.141
1.153
968.7
327.5
339.5
263.173
26.795
3.494
963
389
382
328.186
22.85
12.274
1065
330
421
267.27
24.757
13.339
977
Qua số liệu trên công ty xi măng Hải Phòng đã đóng góp cho nền kinh tế trong 3 năm là 1092 nghìn tấn xi măng đã nộp ngân sách nhà nước 84.786 tỷ đồng lợi nhuận ròng thu được là 16.921 tỷ đồng.
Công ty đã trải qua năm 2000 với nhiều khó khăn như thị trường của công ty nhỏ hẹp, chịu sự cạnh tranh trực tiếp của công ty liên doanh nên tiêu thụ sản phẩm thường bị động bấp bênh, nên trong quý 1 và quý 3 phải hạn chế năng lực sản xuất. Thời tiết trong cả nước có nhiều biến động lốc lớn, bão lụt xẩy ra ở nhiều nơi nên các công trình xây dựng cơ bản và các dự án đầu tư xây dựng làm tốc độ xi măng giảm. bên cạnh đó tình hình thiết bị ngày càng suống cấp nhanh và nghiêm trọng cả bề rộng lẫn bề sâu, lên công tác điều hành sản xuất và sửa chữa thiết bị cũng bị động lúng túng chưa đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu gia tăng của thị trường trong quý 4.
Nhưng đại bộ phận cán bộ công nhân viên của công ty có tư tưởng ổn định, tinh thần đoàn kết tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng uỷ, ban giám đốc, ban chấp hành công đoàn và có quyết tâm cao trong việc thực hiện của năm 2000. Đồng thời công ty được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Bộ xây dựng, thành uỷ UBNH Thành Phố Hải Phòng nên công ty đã đạt được so với kế hoạch.
Tổng doanh thu: 328 tỷ/KH 267.27 tỷ =123%.
Nộp ngân sách: 22.85tỷ /KH 24.757 tỷ =93%.
Lợi nhuận ròng: 12.274 tỷ /KH 13.339 tỷ =92%
Lương bình quân/ một cn: 1065 nghìn/KH977.6 nghìn =108.9%.
Sản lượng sản xuất: 389 tấn đạt 118 %
Để đạt được các chỉ tiêu trên công ty đã phải tăng cường công tác điều hành quản lý sản xuất, giao giá thành cho từng công nhân sản xuất củng cố mua bán vật tư theo kế hoạch, phối hợp điều tiết việc trung tu sửa chữa cho phù hợp với nhịp độ sản xuất. Kết quả là đã tiết kiệm được nhiều định mức vật tư kỹ thuật giảm chi phí sản xuất chi phí quản lý góp phần làm hạ giá thành 18 nghìn đồng/ tấn so với năm 1999.
Chỉ tiêu
Đơn vị tính(%)
Năm 1999
Năm 2000
1.Bố trí cơ cấu vốn
TSCĐ/TổngTS
62.66
63.99
TSLĐ/Tổng TS
37.34
35.91
2. Tỷ suất lợi nhuận
TSLN/DT
2.36
3.76
TSLN/Vốn
4.46
8.81
3. Tình hình tài chính
Tỷ lệ nợ phải trả/ tổng TS
48.76
46.03
Khả năng thanh toán
+TSLĐ/ Nợ ngắn hạn
134.18
180.66
+Thanh toán nhanh tiền hiện có/ Nợ ngắn hạn
15.44
22.61
Ta thấy tỷ suất lợi nhuận tăng trong điều kiện vốn tăng là do công ty tiết kiệm chi phi hạ giá thành và công ty đã thay đổi phương thức bán giảm được chi phí bán hàng. Tỷ suất lợi nhuận/ vốn vay so với năm 1999 chứng tỏ công ty đã sử dụng hiệu quả đồng vốn. Mặt khác qua 2 chỉ tiêu thanh toán ta thấy khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh phải đáp ứng được nhu cầu thanh toán.
Qua tìm hiểu môt số nét về qúa trình phát triển và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, không thể phủ nhận sự đóng góp không nhỏ của công ty xi măng vào công việc xây dựng đất nước.
II. Hach toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty xi măng hải phòng.
1- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Quản lý chi phí xuất hợp lý sẽ là nhân tố ảnh hưởng tích cực nâng cao lợi nhuận thực tế của công ty. Do vậy, xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Do quy trình công nghệ sản xuất xi măng của công ty phức tạp, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau. Nên đối tượng kế toán chi phí theo từng công đoạn phân xưởng vì mỗi phân xưởng có một nhiệm vụ hoàn tất công đoạn của quá trình sản xuất đá - bùn - Clinker - xi măng. Để thuận lợi cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Công ty tập hợp chi phí theo khoản mục tính giá thành như:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung.
Do công ty có thể bán thương phẩm như Chinker, xi măng bột. Nên đối tượng tính giá thành của công ty là xi măng đen PC30, xi măng rời PC30, xi măng trắng PC30W, Clinker. Riêng xi măng PC40 và xi măng bền Sunfát là loại xi măng đặc chủng làm theo đơn đặt hàng của khách hàng.
Để tập hợp chi phí sản xuất công ty sử dụng TK621, TK622, TK627... Tài khoản này được mở chi tiết theo đối tượng kế toán chi phí.
2- Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty xi măng Hải Phòng
Để tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty kế toán tiến hành tập hợp chi phí theo từng khoản mục chi phí theo từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất đã xác định. Sau đó tập hợp toàn công ty các chứng từ sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất là phiếu xuất kho, phiếu chi, phiếu báo nợ, phiếu định khoản, bảng phân bổ tiền điện.
Sổ kế toán phục cho kế toán chi phí là các sổ chi tiết để tập hợp chi phí theo đối tuợng sản xuất, các loại sổ cái, sổ tập hợp chi phí và biểu tính giá thành. Các sổ và các biểu được lưu giữ trên máy vi tính và được in ra lưu giữ theo sổ sách.
2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất khoảng 79% nên việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí nguyên vật liệu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất và đảm bảo tính chính xác của giá thành sản phẩm. Vì vậy phải hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho các đối tượng sử dụng.
Do nguồn nguyên liệu để sản xuất xi măng rất đa dạng và phức tạp nên công ty theo dõi việc sử dụng vật liệu chặt chẽ trên TK152.
Tài khoản này có : 8 TK cấp 2
23 TK cấp 3
11 TK cấp 4
Ngoài ra công ty còn sử dụng thêm một số Tài khoản khác như TK 131, TK621.
Do đặc điểm sản xuất của công ty, các tài khoản chi phí đuợc mở thêm nhiều tài khoản cấp 2 chi tiết cho đối tượng sử dụng như :
TK 6211 chi phí nguyên vật liệu chính cho phân xưởng máy đá.
TK6212 " " cho phân xưởng Lò nung
TK6213 " " cho phân xưởng Nghiền tháo
TK 6214 " " cho phân xưởng Than mịn
TK 6215 " " cho phân xưởng Động lực
TK 6216 " " cho phân xưởng Cơ khí
TK 6217 " " cho phân xưởng Lắp ráp
TK 6218 " " cho phân xưởng Sửa chữa công trình.
Trước tiên phòng kỹ thuật sản xuất căn cứ vào các kế hoạch và các phương án sản xuất trong năm để lập kế hoạch cung cấp vật tư và giao nhiệm vụ sản xuất cho các phân xưởng. Các phân xưởng căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất tính toán chính xác lượng vật tư phục vụ cho sản xuất và khi có nhu cầu thì các phân xưởng lập phiếu yêu cầu xin mua vật tư (có xác nhận của quản đốc, giám đốc, phòng kỹ thuật ) sau đó chuyển xuống phòng vật tư, nhân viên cung ứng vật tư xin tạm ứng mua vật tư về nhập kho , khi nhập kho phải có biên bản kiểm nghiệm hàng hoá. Sau khi nhận được phiếu nhập kho kế toán vật tư căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng để nhập vào nhật ký vật liệu.
Căn cứ vào nhu cầu thực tế sản xuất của các phân xưởng lập phiếu lĩnh vật tư (có chữ ký xác nhận của quản đốc phân xưởng) sau khi phiếu lĩnh vật tư có chữ ký của phòng kỹ thuật và phó giám đốc phiếu này được chuyển sang phòng kế toán để viết phiếu xuất kho.
Mẫu phiếu xuất vật tư
Đơn vị Công ty Xi măng Hải Phòng
Địa chỉ :
Phiếu xuất vật tư Số :...............
Ngày 3 tháng 12 năm 2000
Nợ
Có
6215
152118
Bộ phận : Phân xưởng lò nung
Lý do xuất : Sửa chữa
Xuất tại kho : Công ty
Số tt
Tên nhãn hiệu quy cách
Đơn vị tính
Mã số
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
Đá xanh
Tấn
3.800
1.800
Kế toán trưởng Thủ kho Người viết phiếu Thủ trưởng đơn vị
Phiếu này được lập thành 3 liên : 1 liên lưu lại phòng kế toán, 1 biên lưu tại kho, 1 liên giao cho người lĩnh vật tư tại phân xưởng.
Từ thực tế sản xuất của công ty, vật liệu đa dạng về chủng loại sự biến động hàng ngày với số lượng lớn. Do đó, yêu cầu quản lý vật tư phải đơn giản dễ đối chiếu , hạn chế được những sai sót trong quản lý vật liệu, nắm bắt được số dư của vật liệu... Theo đó công ty xây dựng 1 hệ thống sổ sách bao gồm:
- Nhất ký nhập vật liệu
- Nhất ký xuất vật liệu
- Bảng cân đối chi tiết nhập, xuất, tồn
- Bảng tổng hợp vật liệu
-Sổ chi tiết vật liệu, sổ các vật liệu
Việc đánh giá vật liệu nhập xuất trong kỳ ở công ty cũng tuân theo thực tế là đánh giá theo giá thực tế vật liệu nhập kho chủ yếu là mua ngoài. Do đó căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng xác định giá trị vật liệu kho theo phương pháp đích danh. Tức là khi xuất kho nguyên vật liệu thuộc lô hàng nào căn cứ vào số lượng thực tế và đơn giá mua thực tế số hàng đó để tính gia trị hàng xuất kho, phương pháp này áp dụng khi xuất vật liệu cho các đơn vị phụ thuộc. Ngoài ra công ty dùng phương pháp đơn giá bình quân gia quyềnáp dụng khi xuất vật liệu phục vụ sản xuất.
Giá trị thực tế tồn đk+ Giá trị vật liệu TT tồn ck
Đơn gía bình quân =
Số lượng vật liệu tồn đk + số lượng VL tồn ck
Vì số lượng vật tư của công ty là rất nhiều nên được kế toán chi tiết vật tư được chia thành nhiều phần nhỏ mỗi phần do 1 cán bộ kế toán quản lý. Bên cạnh đó sổ nhật ký nhập, nhật ký xuất được mở chi tiết cho từng tài khoản và tiểu khoản. Việc ghi vào nhật ký xuất sẽ được phản ánh theo từng bộ phận lĩnh.
Theo định kỳ 10 ngày một lần kế toán nhận được phiếu xuất kho từ thủ kho các chứng từ này được kế toán phân loại và được nhập vào nhất ký xuất trên máy vi tính theo danh mục vật tư của mình quản lý đã cài đặt sẵn trên máy vi tính. Hệ thống máy vi tính của công ty được cài đặt chương trình kế toán. Với hệ thống tài khoản thống nhất do Công ty xi măng Việt Nam quy định. Các phương pháp tính giá thực thực tế nguyên vật liệu xuất kho cũng được cài đặt trên máy vi tính.
Nhật ký xuất vật liệu
Tháng 12 năm 2000
Chứng từ
Tên bộ phận
lĩnh
Danh điểm
Tên và quy cách V. tư
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Tài khoản nợ
SH
Ngày
000311
000271
000237
000045
000068
000079
14/12/2000
11/12/2000
11/12/2000
24/12/200
24/12/2000
26/12/200
Px Lò nung
“
"
"
"
"
M66022
M56012
M56017
M41004
M46003
M46003
ống thép mạ kẽm
Tôn CT3 8 ly
Tôn CT3 8 ly
** công theongày
Dây thép đen 2 ly
Sắt tròn CT3010
**Công theo ngày
Sắt tròn CT3016
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
12,00
122,000
212,000
4,000
22,000
20,000
7.828
3.954
4.500
78
4.000
4.000
93.936
482.388
954.000
1436.388
312
88.000
88.312
80.000
6212
6212
6212
6212
6212
6212
Cộng theo bộ phận
1.698.636
Sau khi lập bảng cân đối nhập xuất vật liệu, kế toán căn cứ vào kết quả của bảng này cùng với các chi tiết của sổ nhật ký nhập, nhật ký xuất để lập bảng tổng hợp nhập xuất nguyên vật liệu trong tháng. Bảng này được chia theo dạng tài khoản chữ T.
Bên nợ : ghi theo chi tiết nguồn nhập và tổng giá trị của nguồn.
Bên có :ghi theo chi tiết đối tượng xuất và giá trị vật liệu xuất cho từng đối tượng.
Biểu 7
Công ty xmHp
Phòng KTTC
TH nhập xuất TK 1522111 : nvlc : đá xanh
Tháng 12 năm 2000
Nợ
Có
Có TK
Số tiền
Nợ TK
Nợ TK
Số tiền
Dư đầu
TK331
1.300.000.000
600.000.000
Dư đầu
6211
62729
Phân xưởng máy đá phân xưởng SCCT
1.325.000.000
1.000.000
Cộng
1.900.000.000
Cộng
1.326.000.000
Dư cuối
574.000.000
Sau đó vào sổ cái TK621 được kế toán công ty tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng sản phẩm.
+ Khi xuất nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất xi măng như đá xanh, đá trắng, thạch cao... với giá trị nguyên vật liệu
Thực tế tháng 12 kế toán ghi Nợ TK621 : 1.052.166.312
Có TK152 : 1.052.166.312
+ Trường hợp nguyên vật liệu mua về không nhập kho xuất dùng ngay cho sản xuất kế toán ghi:
Nợ TK621 - Chi phí NVLTT
Có TK111 - tiền mặt
Có TK112 - Tiền gửi ngân hàng
+Trường hợp tiền điện mua ngoài phục vụ sản xuất thì công ty phân bổ cho xi măng trắng và xi măng đen theo sản lượng sản xuất, kế toán ghi
Nợ TK621:3.688.463.500
Có TK 331: 3.688.453.500
Trường hợp không dùng hết vật liệu nhập lại kho ghi
Nợ TK 152: Nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 621: Nguyên vật liệu trực tiếp
Sổ chi tiết TK 621 được theo dõi theo từng phân xưởng sản xuất trực tiếp như Máy đá, Lò Nung..., Than, Nghiền Tháo .. Số liệu trên các sổ này được tập hợp và phản ánh trên sổ cái tài khoản 621 theo mục tương ứng, theo sản phẩm.
Sổ chi tiết TK 621 cho phân xưởng Máy Đá là một ví dụ minh hoạ Chi tiết TK 621 - Nguyên vật liệu trực tiếp cho phân xưởng Máy Đá
Tháng 12 năm 2000
NT ghi sổ
Diễn giải
TK đối ứng
Nợ
Có
Số phát sinh trong kỳ
- Đá xanh dùng sản xuất xi măng đen
15221
976.123.000
- Đá trắng dùng sản xuất xi măng trắng
15221
256.127.236
- Đất sét + quỳ cho sản xuất xi măng đen
15211
348.139.500
- Phụ gia hoạt tính ( CaF2) cho xi măng đen
15211
150.122.300
- Phụ gia hoạt tính ( CaF2) cho xi măng trắng.
15211
60.226.120
- Bari sunfat cho sản xuất xi măng đen.
15211
21.679.600
- Đá cao lanh sản xuất xi măng trắng
15211
171.580.831
-..........................
* Cộng NVLC cho xi măng đen
152
3.666.581.053
* Cộng NVLC cho xi măng trắng
152
834.507.501
- Bi đạn gạch chịu lửa xi măng đen
15222
269.389.450
- Bi đạn gạch chịu lửa xi măng trắng
15222
80.520.157
* Cộng bi đạn gạch chịu lửa
15222
349.909.607
- Dầu nhờn mỡ máy cho xi măng đen
15226
367.129.212
- Dầu nhờn mỡ máy cho xi măng trắng.
15226
0
* Cộng dầu nhờn mỡ máy
367.129.212
..........................
* XN đá Tràng Kênh giảm chi phí đá xanh.
1361
376.191.270
Kết chuyển chi phí sản xuất xi măng đen.
1541
3.926.908.445
Kết chuy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K1026.doc