Lời mở đầu 1
Chương 1: Lý luận chung về hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2
1.1. Một số vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 2
1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất. 2
1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất. 3
1.1.3.Bản chất của giá thành sản phẩm. 6
1.1.4.Phân loại giá thành sản phẩm. 7
1.1.5.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 9
1.2. Nhiệm vụ, ý nghĩa hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 10
1.3. Phương pháp hạch toán kế toán chi phí sản xuất. 11
1.3.1.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. 11
1.3.2.Phương pháp và trình tự hạch toán chi phí sản xuất. 12
1.3.3.Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. 13
1.3.4. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 21
1.4. Những vấn đề về tính giá thành sản phẩm. 23
1.4.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm. 23
1.4.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm. 25
1.5. Hệ thống chứng từ và sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 32
1.5.1. Hệ thống chứng từ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 32
1.5.2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành 33
1.6. Khái quát hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một số nước trên thế giới. 36
1.6.1. Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận thể hiện trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 36
1.6.2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong chuẩn mực quốc tế. 38
1.6.3. Khái quát hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở kế toán Mỹ và kế toán Pháp. 41
Chương 2 - Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự 45
2.1. Khái quát chung về Công ty cơ khí Ngô Gia Tự 45
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 45
2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty cơ khí Ngô Gia Tự 47
2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự 54
2.2.1. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 54
2.2.2. Hạch toán chi phí sản xuất 57
2.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang , tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 68
Chương 3 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự 82
3.1. Đánh giá chung về thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự 82
3.1.3. Ưu điểm 82
3.1.2. Một số hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cơ khí Ngô Gia Tự 86
3.2. Phương hướng hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cơ khí Ngô Gia Tự 89
3.2.1. Sự cần thiết và các nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thành công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 89
3.2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự. 90
Lời kết 98
105 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển sang nền kinh tế thị trường, công ty không còn được nhà nước bao cấp và giao kế hoạch sản xuất kinh doanh như trước nữa mà công ty tự tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn ngân sách cấp và vốn tự có của công ty. Công ty tự tìm kiếm khách hàng và sản xuất theo các đơn đặt hàng, tự huy động mọi nguồn lực cho sản xuất kinh doanh. Để đứng vững được trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, công ty đã có những nỗ lực rất lớn.
Những kinh nghiệm và thành quả đạt được qua 35 năm xây dựng và trưởng thành sẽ là động lực để công ty tiếp tục vươn lên không ngừng, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
Sản phẩm của công ty
Trong những năm gần đây, lĩnh vực hoạt động của công ty vẫn không thay đổi vì nó vẫn dựa vào nhà xưởng, máy móc thiết bị để lại từ trước. Hiện nay, công ty sản xuất kinh doanh các sản phẩm chuyên ngành cơ khí giao thông vận tải theo quy hoạch, kế hoạch phát triển của Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải và theo yêu cầu của thị trường, bao gồm:
- Sản xuất phụ tùng, phụ kiện cho thiết bị, phương tiện, công trình giao thông vận tải.
- Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp ráp ô tô, xe gắn máy.
- Sản xuất các sản phẩm công nghiệp khác.
Bên cạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh chính, công ty còn tiến hành một số hoạt động kinh doanh khác như cho thuê ki ốt bán hàng, cho thuê kho, thuê văn phòng làm việc, nhận giữ xe và một số loại hình dịch vụ khác.
Trước đây một vài năm, công ty đã thực hiện một số hợp đồng lớn lắp ráp xe gắn máy cho Trung Quốc để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, sản xuất các loại phụ tùng theo đơn đặt hàng như bánh răng, bulông các loại... Còn hiện nay, sản phẩm chủ yếu của công ty là các sản phẩm cơ khí ngành giao thông như dải phân cách đường bộ hay còn gọi là thanh tôn sóng (sản lượng năm 2002 đạt 60.320m), neo dự ứng lực các loại (sản lượng năm 2002 đạt 8.856 bộ), sửa chữa và bảo dưỡng ô tô (sản lượng năm 2002 đạt 1.803.171.000 đồng), kết cấu thép đường bộ...
Kết quả hoạt động một vài năm gần đây
Trong những năm gần đây hoạt động của công ty tiến triển tốt, kết quả kinh doanh ngày càng khả quan. Tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp 3 năm gần đây đều lớn hơn 0 và liên tục tăng. Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2000 là 5.270.000 đồng, đến năm 2001 đã tăng lên 550.075.952 đồng và đến năm 2002 là 620.381.900 (đạt 112,8% so với năm 2001). Điều đó chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tiến triển theo chiều hướng tích cực, công ty đã có biện pháp thích hợp để thu hút khách hàng, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận. Có thể tóm tắt kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây qua một số chỉ tiêu sau:
Đơn vị:Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
1. Doanh thu thuần
10.009.399.382
12.656.431.017
17.822.763.573
2. Tổng chi phí
9.509.129.382
12.106.355.065
17.202.381.673
3. Lợi nhuận trước thuế
500.270.000
550.075.952
620.381.900
Biểu 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gần đây
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự thực hiện chế độ quản lý một thủ trưởng và tổ chức quản lý theo chức năng. Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm ban giám đốc, các phòng ban chức năng và các phân xưởng sản xuất phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ:
Trong đó:
- Giám đốc: Do Hội đồng quản trị Tổng Công ty cơ khí Giao thông vận tải bổ nhiệm. Giám đốc là người đứng đầu, điều hành mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của Công ty, có nhiệm vụ tiếp nhận, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao. Giám đốc có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Luật doanh nghiệp và điều lệ tổ chức hoạt động Công ty.
- Các phó giám đốc có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực mình phụ trách. Các phòng ban chức năng là các bộ phận có chức năng, nhiệm vụ nhất định, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và với các phân xưởng sản xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mỗi phòng ban đều có 1 trưởng phòng và 1 phó phòng giúp việc. Các trưởng phòng trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về hoạt động của phòng mình, đồng thời phục vụ cho việc ra quyết định quản lý và chỉ đạo kinh doanh kịp thời của giám đốc.
- Các phân xưởng sản xuất là các bộ phận trực tiếp sản xuất của Công ty, chịu sự quản lý của giám đốc về mọi mặt, chịu sự quản lý của phó giám đốc và các phòng ban chức năng theo các chức năng cụ thể. Mỗi phân xưởng đều có 1 quản đốc phân xưởng quản lý và tổ chức thực hiện mọi công việc của phân xưởng, 1 phó quản đốc phân xưởng giúp việc cho quản đốc phân xưởng và 1 kế toán thống kê phân xưởng làm nhiệm vụ chấm công, quyết toán vật tư và các chi phí của phân xưởng theo từng tháng.
Đặc điểm qui trình công nghệ:
Sản phẩm của công ty Cơ khí Ngô Gia Tự khá đa dạng, trong đó chủ yếu là các sản phẩm gia công cơ khí và sửa chữa ô tô. Nhìn chung, quy trình công nghệ của Công ty tương đối đơn giản do quá trình sản xuất chủ yếu là quá trình gia công. Công ty sản xuất theo quy trình công nghệ khép kín, chu kỳ sản xuất kinh doanh tương đối ngắn.
Dưới đây là quy trình công nghệ sản xuất thanh tôn sóng (dải phân cách đường bộ) của công ty:
Thanh tôn sóng gồm có 3 bộ phận: thanh tôn, cột và bu lông đai ốc.
Sơ đồ 2.2: Công nghệ sản xuất thanh tôn sóng
-Thanh tôn
Tôn cuộn
Pha tôn
Đột lỗ định hình
Cán định hình
Mạ kẽm điện phân
Sơn lót
Sơn hoàn chỉnh
Tôn
Thanh định hình
Cắt đúng
Khoan đột lỗ
Sơn thành phẩm
Sơn lót
Mạ kẽm điện phân
Cột
- Cột:
Ngoài ra, trong sản phẩm thanh tôn sóng còn có bu lông và đai ốc mà công ty có thể tự sản xuất. Nhưng khi sản xuất bu lông và đai ốc thì sẽ phát sinh khói, bụi gây ô nhiễm môi trường. Do công ty nằm trong nội thành Hà Nội nên công ty không tự làm bu lông và đai ốc mà mua ngoài để lắp ráp thành thành phẩm.
. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:
Yêu cầu của công tác Tài chính - kế toán là phải cung cấp thông tin một cách thường xuyên, đầy đủ, chính xác và kịp thời phục vụ cho công tác quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Để đáp ứng nhu cầu đó, bộ máy kế toán cần phải được tổ chức phù hợp với đặc điểm của công ty. Công ty cơ khí Ngô Gia Tự là một đơn vị độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ nên tương ứng với mô hình quản lý và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty là mô hình kế toán tập trung được tổ chức theo phương thức trực tuyến. Việc tổ chức hạch toán được tập trung tại phòng Tài chính Kế toán, kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phần hành không thông qua khâu trung gian, còn tại các phân xưởng đều có các kế toán thống kê phân xưởng. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty có thể được tóm tắt qua sơ đồ:
Kế toán trưởng
Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp + tập hợp chi phí và tính giá thành
Kế toán vật tư, tiêu thụ và xác định kết quả
Kế toán lương, bảo hiểm và tiền mặt
Kế toán tiền gửi kiêm thủ quỹ
Kế toán tài sản cố định
Kế toán thống kê các phân xưởng
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Như vậy, phòng Kế toán - tài chính gồm có 6 cán bộ nhân viên được tổ chức phù hợp với khối lượng nghiệp vụ kinh tế phải xử lý hàng ngày, trình độ và kinh nghiệm của từng cán bộ cũng như điều kiện trang bị vật chất của phòng. Nhiệm vụ cụ thể của từng cán bộ nhân viên như sau:
- Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn toàn bộ công tác kế toán và công tác tài chính ở công ty, chỉ đạo công việc chung của phòng kế toán, phụ trách công tác đối nội, đối ngoại của phòng. Kế toán trưởng đồng thời cũng phải xây dựng kế hoạch tài chính cho công ty. Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và pháp luật về tình hình chấp hành các chế độ, chính sách về quản lý tài chính của nhà nước và của công ty.
- Phó phòng Kế toán kiêm kế toán tổng hợp, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành.
+ Là người điều hành công việc của phòng kế toán, thay mặt kế toán trưởng khi kế toán trưởng đi vắng .
+ Phụ trách công tác kế toán tổng hợp, kiểm tra kế toán, tập hợp chi phí tính giá thành đồng thời là người lập các báo cáo tài chính quí, năm.
- Kế toán vật tư, tiêu thụ và xác định kết quả.
+ Theo dõi và quản lý tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu, phân bổ công cụ dụng cụ trên hệ thống sổ sách kế toán. Cuối tháng, lập các báo cáo vật tư.
+ Theo dõi tình hình tiêu thụ (theo dõi doanh thu, công nợ với khách hàng, các khoản chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại....).
+ Hàng tháng, xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Kế toán lương, bảo hiểm, tiền mặt.
+ Hàng tháng, căn cứ vào sổ tính và tổng hợp lương, lập bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội đồng thời theo dõi việc thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước.
+ Theo dõi quản lý thanh toán tiền mặt trên hệ thống sổ kế toán.
- Kế toán ngân hàng kiêm thủ quỹ:
+ Giao dịch với ngân hàng, theo dõi công nợ với ngân hàng.
+ Bảo quản tiền mặt, kiểm tra chứng từ hợp lệ trước khi thu chi tiền mặt. Thực hiện vào sổ quỹ tiền mặt và đối chiếu hàng ngày với kế toán tiền mặt.
- Kế toán tài sản cố định: theo dõi tình hình tăng giảm và trích khấu hao TSCĐ đồng thời tính lương cho khối văn phòng.
Bên cạnh các cán bộ phòng Kế toán, bộ máy kế toán của Công ty còn có các kế toán thống kê phân xưởng thuộc biên chế phân xưởng, có chức năng:
+Thu thập, kiểm tra chứng từ ban đầu có liên quan đến hoạt động của phân xưởng mình.
+Hàng ngày chấm công lao động từ đó vào sổ tính lương cho cán bộ công nhân viên trong phân xưởng mình.
+Định kỳ, kế toán thống kê phân xưởng chuyển chứng từ sổ sách về phòng kế toán, cuối tháng nộp báo cáo sản lượng kèm phiếu nhập kho, báo cáo sản phẩm dở dang lên phòng kế toán.
Dựa trên những chứng từ sổ sách đó, kế toán tiến hành kiểm tra đối chiếu tổng hợp số liệu để ghi sổ rồi tiến hành lưu trữ và bảo quản chứng từ.
Mối liên hệ giữa phòng kế toán với các phòng ban khác
Phòng Kế toán của doanh nghiệp hiện nay đã được tổ chức gọn, nhẹ phù hợp với điều kiện của công ty. Phòng Kế toán có mối liên hệ mật thiết với các phòng ban chức năng trong công ty, cụ thể:
- Với phòng Tổ chức cán bộ lao động và tiền lương: Phòng Kế toán theo dõi đối chiếu các hệ số lương, chế độ khen thưởng, đảm bảo tính đúng lương, thưởng một cách kịp thời.
- Với phòng Vật tư, phòng Kế toán theo dõi, đối chiếu vật tư mua vào và thành phẩm tiêu thụ nhằm đảm bảo tính chính xác của số liệu cung cấp cho quản lý. Đồng thời, qua kế hoạch sản xuất do phòng kế hoạch vật tư lập, kế toán nắm bắt kế hoạch sản xuất từ đó có kế hoạch chủ động huy động vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
- Đối với phòng Kỹ thuật: Kế toán đối chiếu các định mức vật tư để giám sát chi phí nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất nhằm tiết kiệm tối đa chi phí nguyên vật liệu. Đồng thời, phòng kế toán còn thực hiện quyết toán các dự án đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật do phòng Kỹ thuật thực hiện.
2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
2.2.1. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công việc đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến công tác hạch toán chi phí sản xuất. Chỉ khi đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kế toán mới có cơ sở lựa chọn phương pháp hạch toán chi phí thích ứng. Tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự để phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn và yêu cầu quản lí, công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là toàn doanh nghiệp.
Và để thích ứng với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã chọn thì phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là phương pháp hạch toán chi phí theo toàn doanh nghiệp.
Tổng giá thành SP hoàn thành
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kì
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong kì
-
Chi phí sản xuất dở dang cuối kì
Đồng thời, xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ, đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất công ty đã lựa chọn phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiếp (giản đơn). Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành được xác định:
Kì tính giá thành ở Công ty cơ khí Ngô Gia Tự là tháng.
Nội dung của phương pháp hạch toán chi phí đã xác định tại công ty là kế toán mở sổ chi tiết để hạch toán chi phí sản xuất theo từng khoản mục, cuối tháng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để phục vụ cho công tác kế toán, kế toán kế toán sử dụng các chứng từ và sổ sách sau:
- Các chứng từ như bảng thanh toán lương, hoá đơn giá trị gia tăng cho dịch vụ mua ngoài (điện, nước)...
-Bảng phân bổ số 1: Bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội.
-Bảng kê nhập, xuất, tồn vật liệu ( phần II- kê khai phần xuất vật liệu theo từng khoản mục chi phí).
- Bảng khấu hao kế hoạch.
- Nhật kí chứng từ 1: theo dõi giảm tiền mặt.
- Nhật kí chứng từ 2: theo dõi giảm tiền gửi ngân hàng.
- Nhật kí chứng từ 5: theo dõi thanh toán với nhà cung cấp.
- Nhật kí chứng từ 7: tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp. Doanh nghiệp không sử dụng bảng kê 4, 5.
- Nhật kí chứng từ 10: theo dõi một số tài khoản khác như TK 141, TK 3337...
- Sổ cái các tài khoản 621, 622, 627, 154.
Với đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất đã được xác định như trên, kế toán tiến hành tập hợp chi phí theo các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung với quy trình được thực hiện qua các bước:
- Từ bảng kê nhập xuất nguyên vật liệu hàng tháng do kế toán vật tư chuyển sang, kế toán chi phí và giá thành tiến hành tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung (phần vật liệu) lên Nhật kí chứng từ 7.
- Từ bảng phân bổ lương và BHXH toàn công ty do kế toán lương lập, kế toán chi phí và giá thành ghi Nhật kí chứng từ 7 phần chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung (Chi phí nhân viên phân xưởng).
- Căn cứ vào bảng khấu hao kế hoạch do kế toán tài sản cố định lập từ đầu năm và các Nhật kí chứng từ khác như Nhật kí chứng từ 1, Nhật kí chứng từ 2, Nhật kí chứng từ 5, Nhật kí chứng từ 10 kế toán tổng hợp ghi Nhật kí chứng từ 7 phần chi phí sản xuất chung.
Trình tự hạch toán chi phí sản xuất của công ty được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.4. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự
Chứng từ gốc về chi phí
Bảng phân bổ số 1
Bảng kê nhập xuất tồn vật liệu
Bảng khấu hao kế hoạch
NKCT 1, 2, 5, 10
NKCT 7
Sổ, thẻ chi tiết
Sổ cái TK 621, 622,627, 154
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
2.2.2. Hạch toán chi phí sản xuất
Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế... được sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm. Do đặc thù của ngành cơ khí, khoản mục chi phí này ở công ty chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 65% – 75% trong tổng chi phí sản xuất (tháng 3/2003 khoản mục chi phí này chiếm xấp xỉ 70% tổng chi phí sản xuất). Vì vậy, việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có tầm quan trọng đặc biệt để xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất và tính toán chính xác giá thành sản phẩm.
Nguyên vật liệu trực tiếp của công ty bao gồm nhiều loại, cụ thể:
- Nguyên vật liệu chính: là các loại nguyên vật liệu cấu thành nên thành phần chủ yếu của sản phẩm như thép, tôn các loại (thép thanh, thép ống, tôn cuộn)...
- Nguyên vật liệu phụ: mỡ, que hàn, sơn, ôxi...
- Nhiên liệu: xăng, dầu các loại, than, ga.
- Phụ tùng thay thế: chủ yếu là các loại phụ tùng thay thế cho ô tô như ăc qui, săm, lốp, còi xe, secmăng, trục cam ... và một số phụ tùng của máy móc, thiết bị sản xuất.
- Các nguyên vật liệu khác như xi măng, cát vàng..
ở công ty, số lượng, chủng loại vật liệu khá đa dạng đồng thời số lượng chứng từ nhập xuất của mỗi loại khá nhiều nên công ty đã lựa chọn phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu là phương pháp sổ số dư.
Phương pháp hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu áp dụng ở công ty là phương pháp kê khai thường xuyên.
Giá thực tế nhập kho
=
Giá mua
+
Chi phí thu mua
Công ty sử dụng giá thực tế đích danh để xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho. Do đó, giá trị nguyên vật liệu xuất kho đưa vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cũng chính là giá thực tế nhập kho của lô nguyên vật liệu đó được xác định theo công thức:
Khi công ty có nhu cầu về nguyên vật liệu, các phân xưởng sẽ cử người đi mua nguyên vật liệu đưa trực tiếp vào sản xuất. Tuy nhiên, công ty vẫn lập phiếu nhập, xuất kho cho mọi nguyên vật liệu để theo dõi mục đích sử dụng nguyên vật liệu, tạo điều kiện quản lý tốt hơn khoản mục chi phí này. Phiếu xuất kho được lập thành hai liên:
+Một liên lưu tại phòng Kế hoạch - Vật tư.
+Một liên giao cho người sử dụng.
Người sử dụng đưa phiếu xuất cho thủ kho để nhận hàng và thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho vào thẻ kho.
Công ty sử dụng tài khoản 621- “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp “ để tập hợp khoản mục chi phí này. Tài khoản này được mở chung cho tất cả các phân xưởng.
Trong kì, khi có các nghiệp vụ về nguyên vật liệu phát sinh, căn cứ vào phiếu xuất kho do thủ kho chuyển lên, kế toán nguyên vật liệu tiến hành ghi sổ chi tiết nguyên vật liệu, cuối tháng tổng hợp và phân loại chứng từ theo từng loại vật liệu và theo khoản mục chi phí. Sau đó, kế toán tổng hợp các sổ chi tiết nguyên vật liệu, lập Bảng kê nhập, xuất nguyên vật liệu (Biểu số 2.2) rồi chuyển cho kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kế toán chi phí giá thành căn cứ vào phần II- phần xuất của bảng kê nhập xuất vật liệu ghi vào Nhật kí chứng từ 7 (biểu số 2.4) phần ghi Nợ các tài khoản chi phí, ghi Có các tài khoản nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.
Qua phần II của bảng kê nhập xuất vật liệu, ta thấy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty tháng 3/2003 là 867.506.529 đồng, trong đó:
- Nguyên vật liệu chính: 701.508.019 đồng.
- Nguyên vật liệu phụ: 10.732.930 đồng.
- Nhiên liệu: 1.351.990 đồng.
- Phụ tùng thay thế: 108.870.530 đồng.
- Công cụ dụng cụ: 45.043.060 đồng.
ở Công ty cơ khí Ngô Gia Tự, giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng cho các đối tượng chủ yếu được áp dụng phương pháp phân bổ một lần (phân bổ 100%). Chi phí về công cụ dụng cụ sử dụng cho từng loại sản phẩm như dao tiện, mũi khoan... cũng được kế toán hạch toán vào tài khoản 621- “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Thực tế, tài khoản 627- “ Chi phí sản xuất chung” được công ty mở chung cho toàn bộ các phân xưởng, chỉ có trên sổ chi tiết tài khoản 621 mới theo dõi cho từng loại sản phẩm. Vì vậy, để theo dõi trực tiếp yếu tố chi phí công cụ dụng cụ, tránh việc phân bổ từ chi phí sản xuất chung có thể làm giảm độ chính xác của yếu tố chi phí này trong chi phí sản xuất từng loại sản phẩm, công ty đã hạch toán như sau:
Nợ TK 621 : 45.043.060
Có TK 153 : 45.043.060
Cuối tháng, kế toán căn cứ số tổng cộng trên cột ghi Có tài khoản 621, cột ghi Có các tài khoản khác đối ứng Nợ tài khoản 621 trên Nhật kí chứng từ 7 (biểu số 2.4) vào sổ cái tài khoản 621-“Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” (Biểu số 2.6)
Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp của Công ty được xác định theo quy định của chế độ, bao gồm tiền lương, các khoản trích theo lương, các khoản phụ cấp của công nhân trực tiếp sản xuất.
Về tiền lương, đối với công nhân trực tiếp sản xuất công ty áp dụng hình thức lương khoán, trong đó bao gồm 3 hình thức :
-Lương thời gian (công nhật): hình thức lương này áp dụng đối với những công nhân sản xuất mà công việc của họ không định mức được , chẳng hạn những công nhân phụ. Theo hình thức này, căn cứ vào bảng chấm công do nhân viên thống kê phân xưởng lập, phòng tổ chức lao động tiền lương sẽ tính lương cho công nhân viên.
-Lương sản phẩm cá nhân: hình thức này áp dụng đối với những trường hợp công việc có tính định mức được cho từng cá nhân (số chi tiết, sản phẩm mà 1 công nhân thực tế sản xuất được). Theo hình thức trả lương này, tiền lương của công nhân được lĩnh được tính toán qua đơn giá tiền lương và số lượng sản phẩm hoàn thành.
Lương sản phẩm =Số lượng sản phẩm hoàn thành*Đơn giá lương sản phẩm
Trong đó:
+Đơn giá tiền lương sản phẩm được xây dựng trên cơ sở định mức lao động kết hợp với mức ngày công cấp bậc của công nhân sản xuất sản phẩm và được lập cho từng loại sản phẩm, công việc. Đối với những đơn đặt hàng mà công ty giao cho các phân xưởng làm thì đơn giá tiền lương sản phẩm do công ty xây dựng . Còn đối với những sản phẩm tự cân đối ( sản phẩm mà phân xưởng tự tìm kiếm đơn đặt hàng) thì phân xưởng sẽ lập dự toán chi phí, xây dựng đơn giá tiền lương sản phẩm có sự phê duyệt của Giám đốc, phòng tổ chức cán bộ lao động tiền lương, phòng khoa học kỹ thuật.
+Số lượng sản phẩm được xác định căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm hay biên bản bàn giao sản phẩm hoàn thành hay hoá đơn thanh toán với khách hàng. Như vậy, sản phẩm hoàn thành chỉ được tính khi đã qua kiểm nghiệm, nghiệm thu đảm bảo chất lượng.
Chẳng hạn, Công ty có xây dựng đơn giá tiền lương cho công việc sơn kẻ đỏ toàn bộ sản phẩm thanh tôn sóng L3320 là 1.800 đ/ cái, cấp bậc công việc 4/7. Công nhân Nguyễn Văn Hùng, bậc thợ 4/7 trong tháng sơn kẻ đỏ toàn bộ được 271 cái thì lương sản phẩm anh Hùng được nhận là:
271 * 1.800 = 487.800 đồng
-Lương sản phẩm tập thể : hình thức lương này cũng tương tự như hình thức lương sản phẩm cá nhân song được áp dụng trong trường hợp công việc của công nhân trực tiếp sản xuất do một nhóm công nhân thực hiện và không thể định mức cho từng cá nhân được mà phải tính công chung cho cả nhóm. Theo hình thức trả lương này, tiền lương cũng được tính tương tự như hình thức trả lương theo sản phẩm cá nhân.
Ví dụ, Công ty quy định một công việc trung tu sơn được trả lương là 800.000 đồng, vá sơn nhỏ là 100.000 đồng
Trong tháng, 3 công nhân đã hoàn thành công việc trung tu sơn và vá sơn nhỏ thì số lương sản phẩm tập thể là 900.000 đồng
Lương sản phẩm cá nhân = 900.000đ / 3 = 300.000 đồng/ công nhân
Ngoài tiền lương , công nhân trực tiếp sản xuất còn được hưởng các khoản có tính chất lương như các khoản phụ cấp (phụ cấp độc hại) , các khoản khác như tiền ăn ca, khoản điều tiết thu nhập dựa trên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp...
Công ty cũng tiến hành trích BHXH, BHYT và KPCĐ theo quy định của chế độ , cụ thể:
Trích KPCĐ tính vào chi phí SXKD = Lương thực tế * 2%
Trích BHYT tính vào chi phí SXKD = Lương cơ bản * 2%
Trích BHXH tính vào chi phí SXKD = Lương cơ bản * 15%
Trong đó lương cơ bản = hệ số lương theo cấp bậc thợ * lương tối thiểu.
Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, Công ty sử dụng TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp ” được mở chung cho các phân xưởng.
Hàng tháng, phòng tổ chức cán bộ lao động tiền lương căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hay công việc hoàn thành, giấy báo nghiệm thu sản phẩm và bảng chấm công do phân xưởng báo cáo lên để tính lương cho công nhân sản xuất trực tiếp. Trên cơ sở đó, các nhân viên thống kê phân xưởng lập bảng thanh toán lương cho phân xưởng mình, kế toán lương lập bảng thanh toán lương cho các phòng ban. Sau đó, kế toán lương và BHXH tổng hợp lương của các phòng ban và tiến hành trích BHXH , BHYT và KPCĐ theo tỷ lệ quy định, từ đó vào bảng phân bổ số 1- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( biểu 2.3)
Theo tính toán tổng hợp lương tại công ty , lương khoán phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất tháng 3/ 2003 là 133.431.300 đồng trong đó phần lương trả cho công nhân sản xuất thời vụ và công nhân thử việc là 5.261.300 đồng. Công nhân sản xuất thời vụ là công nhân công ty thuê ngoài khi cần thiết với thời gian làm việc ngắn, còn lương thử việc thì áp dụng cho công nhân mới đi làm trong 2 tháng đầu. Theo chế độ quy định, công ty không phải trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho những công nhân này. Vì vậy, kế toán lương và bảo hiểm xã hội đã tính toán các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí trong kỳ là 19.994.500 đồng, bao gồm:
- KPCĐ = 2% x (133.431.300 – 5.261.300) = 2.563.400 đồng.
- BHXH = 15% x 102.536.000 = 15.380.400 đồng.
- BHYT = 2% x 102.536.000 = 2.050.700 đồng.
Sau đó, kế toán lương, bảo hiểm xã hội chuyển Bảng phân bổ số 1 sang cho kế toán chi phí giá thành. Kế toán chi phí giá thành căn cứ trên bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp ghi vào cột ghi Có các tài khoản 334, 338 ghi Nợ tài khoản 622 trên Nhật kí chứng từ 7. Theo đó, chi phí nhân công trực tiếp tháng 3/2003 ở công ty là 153.425.800 đồng trong đó:
-Chi phí tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất: 133.431.300 đồng
-Trích KPCĐ tính vào chi phí: 2.563.400 đồng.
-Trích BHXH tính vào chi phí: 15.380.400 đồng.
-Trích BHYT tính vào chi phí: 2.050.700 đồng.
Cuối tháng, căn cứ số tổng cộng cột ghi Có tài khoản 622, cột ghi Có các tài khoản khác đối ứng tài khoản 622 trên Nhật kí chứng từ 7 (biểu số 2.4), kế toán vào sổ cái tài khoản 622- “Chi phí nhân công trực tiếp” (biểu số 2.7).
Hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0181.doc