Lời nói đầu 1
Phần 1: Sơ lược về Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện 1 3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp 3
1.2. Quy trình công nghệ sản xuất của xí nghiệp khảo sát xây dựng điện 1 8
1.3. Đặc điểm tổ chức và hoạt động bộ máy sản xuất kinh doanh . 14
1.4. Tổ chức bộ máy kế toán, công tác kế toán và sổ kế toán 16
Phần 2: Thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I 24
1. Đặc điểm hạch toán lương và các khoản trích theo lương của xí nghiệp 24
2.1. Thủ tục chứng từ 24
2.2. Tài khoản sử dụng 26
2. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 27
2.1. Công tác tổ chức và quản lý lao động tại xí nghiệp. 27
2.2. Nội dung quỹ tiền lương và công tác quản lý quỹ tiền lương . 29
2.3. Hạch toán tiền lương và trợ cấp BHXH 31
2.3.1. Phương pháp tính và chia lương 31
2.3.2. Các hình thức trả lương 35
2.3.3. Hạch toán BHXH 36
2.4. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương tại xí nghiệp 41
2.5. Hạch toán quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 60
Phần 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành 62
3.1.Nhận xét về tiền lương và các khoản trích theo lương. 62
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện 66
Kết luận 68
74 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán t iền lương và các khoản trích theo lương tại Xí Nghiệp Khảo Sát Xây Dựng Điện I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
IX
Xác định kết quả kinh doanh
1
911
Xác định kết quả kinh doanh
1.4.4. Tổ chức sổ kế toán của xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I.
Hình thức sổ kế toán ở xí nghiệp hiện nay đang áp dụng hiện nay theo hình thức nhật ký chung. Việc ghi sổ được thực hện trên máy tính với phần mềm kế toán sử dụng chung toàn công ty và các xí nghiệp thành viên.
Hình thức tổ chức kế toán ở xí nghiệp vận dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán của xí nghiệp đã được làm trên máy vi tính, mở các loại sổ theo đúng quy định. Các sổ kế toán đang sử dụng bao gồm:
+ Sổ kế toán chi tiết
+ Sổ kế toán tổng hợp
+ Lập báo cáo kế toán
* Trình tự ghi sổ
Sổ quỹ
Chứng tư gốc
Nhật ký đặc biệt
Nhật ký chung
Sổ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu số liệu
* Trình tự ghi sổ được tiến hành như sau:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ phát sinh kế toán ghi các số liệu vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu ghi trên nhật ký chung để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái. Các số liệu liên quan đến các sổ chi tiết cũng được đồng thời ghi vào các sổ thẻ chi tiết tương ứng.
Các số liệu trên sổ kế toán chi tiết cũng được tổng hợp để lập ra bảng tổng hợp chi tiết rồi đem đối chiếu với sổ cái. Cuối tháng, quý, năm cộng các số liệu trên sổ cái, kế toán tính số dư để lập bảng cân đối phát sinh. Từ bảng cân đối phát sinh và bảng tổng hợp chi tíêt kế toán lập lên báo cáo tài chính.
Từ những đặc điểm của công tác tổ chức thi công đặc điểm của sản phẩm, do đó phải vận dụng các phương pháp hạch toán và tổ chức bộ máy kế toán cho thích hợp.
Đội ngũ nhân viên kế toán của phòng có trình độ cao, đa số có trình độ đại học, tận dụng những thuận lợi của hình thức nhật ký chung là ghi chép vào sổ đơn giản không trùng lắp, thuận tiện cho việc sử dụng máy vi tính, từ đó cung cấp thông tin nhanh, kịp thời, chính xác.
Phần II
THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ
CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
TẠI XÍ NGHIỆP KHẢO SÁT XÂY DỰNG ĐIỆN I
1 ĐẶC ĐIỂM HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI XÍ NGHIỆP
1.1.Thủ tục chứng từ.
Xí nghiệp hiện đang áp dụng theo hình thức chứng từ ghi sổ. Do đó, thủ tục chứng từ được thể hiện qua sơ đồ sau:
Quy trình luân chuyển chứng từ:
Chứng từ gốc
Bảng quyết toán tiền lương
Bảng phân bổ tiền lương.BHXH,BHYT,KPCĐ
Bảng thanh toàn tiền lương
Sổ tổng hợp lương
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK 334,338
- ----------------------------
Mỗi phòng ban trong xí nghiệp phải lập bảng chấm công hàng tháng cho các nhân viên trong phòng mình. Hàng ngày, người được phân công việc chấm công phải căn cứ theo tình hình thực tế của phòng mình để chấm công cho từng người. Cuối tháng người chấm công và phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan về bộ phận kế toán để nhân viên kế toán kiểm tra, đối chiếu và quy ra công tính cho công nhân viên và các chế độ BHXH.
Kế toán tiền lương sẽ căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người và tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng của từng cán bộ công nhân viên. Cụ thể:
Cuối mỗi quý, bộ phận quản lý ở các đơn vị tập hợp bảng chấm công về phòng Tổ chức hành chính để xác nhận số công làm cơ sở để chia lương. Sau khi số công được xác nhận phòng Tổ chức hành chính sẽ chia lương cho khối quản lý, còn các đơn vị sản xuất việc chia lương sẽ được kế toán đơn vị lập bảng thanh toán tiền lương dựa trên số liệu khối lượng nghiệm thu đã được phòng Kinh tế kế hoạch xác nhận. Tất cả các bảng lương được chia xong gửi về phòng Kế toán tài vụ để kế toán tiền lương lập bảng và đối chiếu số liệu. Sau khi kế toán trưởng kiểm tra xác nhận, được giám đốc duyệt bảng thanh toán lương và BHXH, BHYT sẽ được làm căn cứ để thanh toán cho người lao động.
Trên cơ sở các số liệu đó, kế toán tiến hành hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương đồng thời phản ánh vào các sổ theo dõi lương của xí nghiệp.
- Chứng từ sổ sách áp dụng:
+ Bảng chấm công
+ Phiếu xác nhận khối lượng công việc và sản phẩm đã hoàn thành.
+ Phiếu báo làm thêm giờ
+ Giấy (phiếu) xác nhận nghỉ BHXH.
+ Giấy thanh toán BHXH
+ Bảng thanh toán lương.
+ Mở sổ chi tiết để thanh toán từng khoản cho CBCNV.
+ Ghi sổ cái TK 334, 335 theo hình thức NKC
1.2. Tài khoản sử dụng:
TK 334 – Lương phải trả CNV
TK 335 – Trích trước tiền lương nghỉ phép cho CBCNV
TK 338 - Phải trả phải nộp khác.
Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác.
* TK 334: Phải trả CNV; Dùng để phản ánh các khoản phải trả, phải thanh toán công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên.
Tài khoản 334: Có thể có số dư bên nợ trong trường hợp cá biệt là số dư bên nợ phản ánh số tiền đã trả vượt quá số tiền phải trả công nhân viên về tiền lương, tiền công, tiền thưởng
S¬ ®å h¹ch to¸n c¸c kho¶n thanh to¸n víi CNV
Tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả người lao động
TK 141,138,333,... TK 334 TK 622
Các khoản khấu trừ CNTTSX
Vào thu nhập của (CNVC)
TK 3383, 3384 TK 627
Phần đóng góp cho Nhân viên PX
qũy BHXH, BHYT
TK 111, 112 TK 641, 642
Thanh toán lương, thưởng NVBH, QLDN
cho CNVC
TK 4311
Tiền thưởng
TK 3383
BHXH phải trả
trực tiếp
2. HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI XÍ NGHIỆP
2.1. Công tác tổ chức và quản lý lao động tại xí nghiệp.
Xí nghiệp hiện nay có 382 (bao gồm cả chính thức và hợp đồng thời vụ) CBCNV trong đó bộ phận trực tiếp sản xuất có 250 người được biên chế thành 14 phòng ban, xưởng, các tổ sản xuất cụ thể số cán bộ công nhân viên ở các bộ phận sản xuất như sau:
STT
Đơn vị
Số người
1
Phòng thiết kế 1
20
2
Phòng thiết kế 2
10
3
Phòng Kỹ thuật địa chất
16
4
Xưởng cơ khí
13
5
Đội xây lắp điện V
3
6
Đội xây lắp điện VII
1
7
Đội địa hình thuỷ văn
35
8
Đội khoan 1
68
9
Đội khoan 2
78
Cộng
244
Mỗi bộ phận được bố trí phù hợp với yêu cầu công việc và trình độ tay nghề của họ. Trực tiếp quản lý công nhân trực tiếp sản xuất là các trưởng phòng quản đốc phân xưởng, các tổ trưởng sản xuất.
Bộ phận sản xuất gián tiếp có 42 người làm việc tại các phòng ban của Xí nghiệp đứng đầu là giám đốc với nhiệm vụ là điều hành và có trách nhiệm chung về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo công ăn việc làm cho CBCNV, quyết định về việc phân phối thu nhập và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Ngoài ra còn có hai phó giám đốc: Phó giám đốc phụ trách về xây lắp, phó giám đốc phụ trách công tác khảo sát. Cụ thể việc bố trí số lao động ở các phòng ban như sau :
TT
CÁC PHÒNG BAN
Số người
1
Ban giám đốc
3
2
Phòng Tổ chức Hành chính
27
3
Phòng Kế toán Tài vụ
5
4
Phòng Kinh tế Kế hoạch
7
Tổng cộng
42
Đây là một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, năng lực giữ vai trò chủ chốt để có thể đảm nhận công việc trên mỗi đơn vị công tác được bố trí giữa các cán bộ trẻ có năng lực, năng động để làm cho công việc đạt hiệu quả cao nhất.
Công tác quản lý và sử dụng lao động là nhiệm vụ thường xuyên của phòng tổ chức hành chính quản trị. Phòng này có chức năng sắp xếp bố trí lao động trong Xí nghiệp cả về số lượng, trình độ nghiệp vụ tay nghề cho các phòng ban, bộ phận sản xuất cũng như xác định hệ số mức lương cấp bậc, chức vụ để tính ra mức lương cơ bản và xét duyệt nâng lương cho cán bộ công nhân viên.
Ngoài số cán bộ công nhân viên chính thức xí nghiệp còn ký hợp đồng lao động ngắn hạn khi cần thêm lao động phục vụ cho công tác của xí nghiệp. Hiện tại xí nghiệp đang đang ký hợp đồng ngắn hạn với 97 lao động.
2.2. Nội dung quỹ tiền lương và công tác quản lý quỹ lương tại XN
Tiền lương là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc của họ.
Ngoài số tiền lương được hưởng, CNV còn được hưởng các khoản trợ cấp khác thuộc quỹ phúc lợi xã hội đó là trợ cấp BHXH, BHYT.
- Quỹ BHXH: Là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong thời gian họ bị mất khả năng lao động như thai sản, ốm đau, tai nạn, hưu trí
Quỹ BHXH = Tiền lương thực tế trả x 20%
Trong đó: 15% tính vào chi phí
5% tính vào thu nhập của người lao động
- Qũy BHYT: Là qũy dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các trường hợp khám chữa bệnh khi đau ốm.
Qũy BHYT = Tiền lương thực tế trả x 3%
Trong đó: 2% tính vào chi phí
1% tính vào thu nhập của người lao động.
Ngoài ra, để có nguồn kinh phí hoạt động của tổ chức công đoàn, hàng tháng xí nghiệp còn phải trích 2% tổng số lương thực tế phát sinh tính vào chi phí kinh doanh để hình thành kinh phí công đoàn.
KPCĐ = Lương thực tế trả x 2%
2.3. Hạch toán tiền lương và trợ cấp BHXH.
2.3.1. Phương pháp tính và chia lương
Nguồn để chia lương cho các đơn vị là giá trị còn lại của quỹ lương sau khi đã trừ đi chi phí thuê mướn nhân công thời vụ. Nguồn để Xí nghiệp chia lương bổ sung cho CBCNV toàn Xí nghiệp nhân ngày lễ tết là giá trị còn lại của quỹ lương toàn Xí nghiệp sau khi trừ đi quỹ lương khoán, chi phí nhân công khác do Xí nghiệp trực tiếp chi phí.
Cách phân chia quỹ tiền lương khi đã xác định được nguồn để chia lương (Qcl) của từng đơn vị (quý, năm) Xí nghiệp tiến hành phân chia quỹ tiền lương cho toàn Xí nghiệp trên nguyên tắc: Thu nhập lương của người lao động trong đơn vị không quá 3 lần thu nhập bình quân về lương của đơn vị đó.
Sau khi đã nhận đủ các bảng chấm công và các báo cáo có liên quan, phòng TCHC tính lương và ra quyết định chia lương cho CBCNV trong xí nghiệp. Thu nhập về lương của người lao động được tính như sau:
Li = Ltgi + Lspi
Trong đó:
Li: Thu nhập về lương của người lao động thứ i trong quý
Ltgi: Lương thời gian của người lao động thứ i trong quý tính theo lương cấp bậc (kể cả phụ cấp)
Lspi: Lương sản phẩm của người thứ i trong quý
- Qũy lương thời gian (Qtg) và lương thời gian của người lao động
* Qũy lương thời gian là tổng số tiền lương được xây dựng trên cơ sở lương cơ bản theo quy định quản lý lao động tiền lương và thu nhập trong công ty nhà nước, cộng với các khoản phụ cấp (nếu có) của toàn bộ số lao động trong đơn vị và được tính như sau:
n
Qtg = ( Ltgi)
i=1
Trong đó:
Qtg: Qũy lương thời gian của đơn vị
Ltgi: Lương thời gian của ngưòi thứ i
n: Số người lao động trong đơn vị
* Lương thời gian của người lao động: Là lương cấp bậc được xếp theo NĐ 205/2004/NĐ/CP ngày 14/12/25004 của Chính phủ, cộng với các khoản phụ cấp của người lao động và được tính như sau:
Ltgi
=
(Lcb + PC)i
x
NCi
NCcđ
(Lcb + PC)i: Là lương cấp bậc cộng với các khoản phụ cấp khác theo chế độ chính sách của nhà nước của người lao động thứ i.
Lương cấp bậc của số lao động hợp đồng ngắn hạn do thủ trưởng đơn vị thoả thuận với người lao động khi ký hợp đồng.
NCcđ: Ngày công chế độ làm việc bằng 22 ngày/ tháng (đối với CNV khối quản lý) và 26 ngày (đối với công nhân sản xuất).
NCi: Ngày công lao động làm việc trong quý đã quy đổi của người thứ i (trừ công hưởng BHXH trong quý).
- Qũy lương sản phẩm (Qsp) và lương sản phẩm của người lao động
* Lương sản phẩm của người lao động.
Đối với Phòng thiết kế I và Phòng Thiết kế II: Lương sản phẩm của CBCNV trong danh sách của phòng được chia theo quy chế chia lương sản phẩm của công ty và quy chế khoán gọn nội bộ.
Lspi = NCi x Ki x Kc
Trong đó: Lspi: Lương sản phẩm của người thứ i
NCi: Ngày công thực tế làm việc quy đổi của người lao động thứ i do phòng chấm công theo quy định của xí nghiệp (công nghỉ lễ, phép không có lương sản phẩm).
Ki: Hệ số làm sản phẩm của người lao động thứ i và được tính từ 0 cho đến 10
Kc: Hệ số chia lương chung và được tính như sau
Kc
=
Qsp
n
( (NCi x Ki)
i=1
Đối với khối quản lý, tổ bảo vệ và tổ văn phòng các đơn vị; đội Địa hình thuỷ văn, phòng Kỹ thuật địa chất, xưởng Cơ khí và các đội Xây lắp: Lương sản phẩm theo hệ số mức lương của Chính phủ, nhưng có thêm hệ số phản ánh thành tích của mỗi cá nhân.
Ltgi
=
(Lcb + PC)i
x NCi x Ki x Kc
NCcđ
Trong đó: Lspi: Lương sản phẩm của người lao động thứ i
Lương cấp bậc (Lcb) của một số ít CBCNV của khối quản lý và tổ văn phòng của các đơn vị nếu giữ nguyên để chia lương sản phẩm thấy bất hợp lý thì khối quản lý và đơn vị được điều chỉnh để đảm bảo nguyên tắc những người cùng làm việc như nhau, chất lượng công việc như nhau sẽ có mức lương sản phẩm như nhau.
Kc: Là hệ số chia lương chung được tính như sau:
Kc
=
Qsp
n
(Lcb + PC)i
i=1
x NCi x Ki
NC cđ
Trong đó: Qsp: Là quỹ lương sản phẩm. Đối với tổ văn phòng các đơn vị, Qsp tính bằng mức bình quân của các tổ sản xuất trực thuộc đơn vị.
2.3.2. Các hình thức trả lương:
Trong Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I, phòng tài vụ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp giám đốc quản lý tài chính của doanh nghiệp. Phòng tài vụ có nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về công tác tài chính kế toán, giúp cho công tác quản lý, giám sát một cách thường xuyên liên tục, có hệ thống mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. trong phòng tài vụ, kế toán tiền lương có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh các nhiệm vụ phát sinh về tiền lương và các khoản trích theo lương. Thực tế tổ chức tiền lương tại Xí nghiệp do tổ chức công việc của các phòng ban, phân xưởng khác nhau, nên việc áp dụng các phương pháp tính lương là khác nhau. Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I hạch toán lương theo 2 phương pháp:
2.3.2.1.Hình thức trả lương theo thời gian:
Hình thức trả lương theo thời gian là việc tính trả lương cho người lao động theo thời gian làm việc ngành nghề và trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên môn người lao động. Tuỳ theo tính chất lao động khác nhau mà mỗi ngành nghề cụ thể có một thang lương riêng, trong mỗi thang lương tuỳ theo trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên môn mà chia làm nhiều bậc lương, mỗi bậc lương lại có một mức lương nhất định, để đơn vị tính lương tháng lương ngày lương giờ.
Tại xí nghiệp hình thức trả lương theo thời gian chủ yếu áp dụng cho các cán bộ công nhân viên làm việc tại khối quản lý, hoặc các cán bộ công nhân viên thuộc bộ phận gián tiếp ở các đơn vị trong xí nghiệp.
Một bộ phận nữa được trả lương theo thời gian là những lao động tham gia lao động tại xí nghiệp dưới hình thức hợp đồng lao động ngắn hạn, 3 tháng, 6 tháng.
2.3.2.2.Hình thức trả lương theo sản phẩm :
Là hình thức trả lương theo khối lượng sản phẩm và chất lượng sản phẩm hoàn thành. Đây là hình thức trả lương phù hợp với nguyên tắc phân phối theo lao động gắn chặt số lượng lao động và chất lượng lao động khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động góp phần tăng thêm sản phẩm cho xã hội một cách hợp lý. Hình thức trả lương theo sản phẩm còn tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp mà vận dụng theo từng hình thức cụ thể dưới đây.
- Hình thức trả lương theo sản phẩm, trực tiếp không hạn chế .
- Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp.
- Hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng phạt.
- Hình thức trả lương theo sản phẩm luỹ tiến.
- Trả lương khoán khối lượng công việc hoạc khoán từng việc.
- Hình thức khoán quỹ lương.
Hình thức trả lương theo sản phảm nhìn chung có nhiều ưu điểm, quán triệt được theo nguyên tắc phân phối theo lao động. tuy nhiên muốn cho hình thức phát huy tác dụng trong doanh nghiệp phải có định mức lao động cụ thể cho từng công việc, cấp bậc thợ, vừa có căn cứ kỹ thuật và phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Có như vậy tiền lương trả theo sản phẩm mới đảm bảo được tính chính xác, công bằng hợp lý.
Để có số liệu tính lương theo sản phẩm cho các đơn vị, các tổ, đội các phòng ban theo quy chế khoán nội bộ đã ban hành thì xí nghiệp sẽ căn cứ vào quy chế khoán gọn nội bộ và căn cứ vào tỷ lệ khoán cho từng loại công trình (như khoan, khảo sát các công trình điện, thuỷ điện, các công trình thiết kế đường dây...).
Sau khi đã đủ các căn cứ trên thì phòng kinh tế kế hoạch sẽ nghiệm thu cho từng đơn vị, tổ đội phòng ban theo tỷ lệ đã quy định trong quy chế khoán nội bộ của Xí nghiệp.
2.3.3. Hạch toán bảo hiểm xã hội .
- Tài khoản sử dụng: TK 338: Phải trả, phải nộp khác
Hiện nay, xí nghiệp trích BHXH,BHYT,KPCĐ theo chế độ quy định của Nhà nước là 25% tổng quỹ lương (theo LCB và lương thực tế) hạch toán như sau:
- BHXH trích là 20% được tính theo lương cơ bản trong đó 15% được hạch toán vào chi phí, 5% công nhân viên phải nộp
- BHYT trích là 3% tính theo lương cơ bản trong đó 2% tính vào chi phí kinh doanh, 1% người lao động phải nộp
- KPCĐ Nhà nước quy định là trích 2% theo lương thực tế của người lao động trong đó 1% chi cho hoạt động công đoàn chung
Như vậy, công ty chỉ tính 19% vào chi phí sản xuất,còn lại là 6% thì cán bộ công nhân viên công ty phải nộp trên tiền lương cơ bản của mình.
Trình tự xác định của các khoản BHYT, BHXH, KPCĐ được tiến hành theo tháng và thực hiện vào cuối mỗi tháng.
Trong trường hợp cán bộ công nhân viên bị ốm đau hoặc tai nạn thì những ngày nghỉ để điều trị, không làm việc những vẫn sẽ được hưởng lương BHXH do cơ quan BHXH cấp tiền chi trả. Theo qui định tại điều 144 của Bộ luật lao động. Khi ốm đau, người lao động được khám bệnh và điều trị tại các cơ sở y tế theo quy định của BHYT.
Kế toán tiền lương căn cứ vào: + Giấy chứng nhận nghỉ ốm
+ Phiếu nghỉ hưởng BHXH.
Để lập bảng thanh toán BHXH. BHXH là khoản dùng để hỗ trợ cho người lao động trong trường hợp không may xảy ra rủi ro.
* Cách tính BHXH trả công nhân viên:
Số BHXH Phải trả
=
Số ngày nghỉ tính BHXH
*
Lương cấp bậc BQ/ ngày
*
tỷ lệ %tính BHXH
Về việc xin nghỉ phép: được hưởng100% lương đối với những trường hợp tai nạn lao động, thai sản hoặc được hưởng 75% lương đối với những trường hợp ốm đau.... Khi xin nghỉ phép, người xin nghỉ phép phải viết giấy xin nghỉ phép để trình quản lý bộ phận ký duyệt sau đó trình giấy nghỉ phép lên phòng Tổ chức - hành chính duyệt, người xin nghỉ phép do ốm đau đột xuất không thể viết giấy xin nghỉ phép được ,khi trở lại làm việc phải có giấy tờ liên quan để giải trình.
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN NGHỈ ỐM
Kính gửi: Ban Giám đốc Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I
Tôi tên là: Nguyễn thị Phương – 39 tuổi – Phòng kế hoạch
Hôm nay ngày 15 tháng 1 năm 2008. Do tình trạng sức khoẻ trong người không tốt, tôi phải đến bệnh viện Đa khoa Hà Tây nằm điều trị . Tôi viết đơn này xin ban lãnh đạo cho tôi được nghỉ từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 1 để điều trị bệnh. Khi nào khỏi bệnh tôi sẽ tiếp tục đi làm. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2008
Trưởng phòng
Nguyễn Văn Lành
Tên cơ sở y tế Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ĐVYT: BV Đa khoa Hà Tây Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ ỐM HƯỞNG BHXH
Họ tên : Ngô THị Bích Tuổi : 39
Đơn vị công tác : Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I, Km2 Hà Đông –HT
Lý do nghỉ ốm : Sốt
Từ ngày 15/01/2008 đến hết ngày 18/01/2008.
Xác nhận của phụ trách đơn vị.
Số ngày nghỉ : 4 ngày
Đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
Bác sí khám chữa bệnh
(Ký tên, đóng dấu)
Sau khi có giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH người bệnh còn phải có giấy ra viện, phiếu nghỉ hưởng BHXH để Bảo hiểm thanh toán.
Sở YT: BV Đa khoa Hà Tây
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
GIẤY RA VIỆN
Họ và tên người bệnh : Nguyễn thị Phương
Dân Tộc : Kinh
Nghề nghiệp: Nhân viên
BHYT giá trị từ ngày 01/01/2008 đến ngày 31/12/2008
Địa chỉ : Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I, Km2 Hà Đông –HT.
Vào viện ngày 15 tháng 01 năm 2008
Chuẩn đoán : Sốt cao
Ngày 19 tháng 01 năm 2008
Giám đốc bệnh viện
XÍ NGHIỆP KSXD ĐIỆN 1 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU THANH TOÁN TRỢ CẤP BHXH
Ngày 31 tháng 01 năm 2008
Họ và tên: Nguyễn thị Phương
Nghề nghiệp : Nhân viên
Số ngày nghỉ: 4 ngày
Trợ cấp mức 75% : 74.354 * 4 * 0.75 = 223.062 đ
Viết bằng chữ : Hai trăm hai mươi ba nghìn,không trăm ssáu hai đồng.
Người nhận tiền
(Ký, họ tên)
Kế toán
(Ký, họ tên)
Ban công đoàn
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng
(Ký, họ tên)
Kế toán ghi: Nợ TK 3383 223.062
Có TK 334: 223.062 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN THANH TOÁN BHXH, BHYT, KPCĐ
TK 334 TK 338 TK 22,627,641,642
Số BHXH Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
trả trực tiếp CNVC theo tỷ lệ quy định trừ vào chi phí
TK 111, 112 TK 334
Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo
cho cơ quan quản lý theo tỷ lệ quy định trừ vào thu nhập
TK 111,112
Chi tiêu KPCĐ Số BHXH, KPCĐ chi vượt
tại cơ sở được câp
- Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả phải nộp ngoài nội dung phản ánh ở các tài khoản khác.
2.4. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương tại xí nghiệp.
2.4.1. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Việc tính lương cho người lao động (CBCNV), việc tính trợ cấp BHXH và các khoản phụ cấp, ăn ca, thưởng cho người lao động đựơc thực hiện tại phòng kế toán của doanh nghiệp. Hàng tháng căn cứ vào tài liệu hạch toán thời gian, kết quả lao động và chính sách xã hội về lao động tiền lương, BHXH do Nhà nước ban hành và điều kiện thực tế của doanh nghiệp, kế toán tính tiền lương, trợ cấp BHXH và các khoản phải trả khác cho người lao động.
Theo nguyên tắc, việc trả trả lương cho cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp hiện nay thường được tiến hành trả làm 2 kỳ:
- Kỳ I: Tạm ứng lương cho cán bộ công nhân viên, đối với những người có tham gia lao động trong tháng.
- Kỳ II: Sau khi tính lương và các khoản thanh toán trực tiếp khác, doanh nghiệp thanh toán nốt số tiền còn được lĩnh trong tháng đó cho cán bộ công nhân viên sau khi đã trừ đi các khoản khấu trừ (thu hồi tạm ứng, thu tiền bồi thường, góp BHXH, góp BHYT).
Tiềnlương phải trả kỳ II được tính theo công thức sau:
Số tiền kỳ II phải trả cho CNV
=
Tổng thu nhập của CNV
-
Số tiền đã tạm ứng kỳ 1
-
Các khoản khấu trừ qua lương
Đến kỳ trả lương và các khoản thanh toán trực tiếp khác cho CNV, doanh nghiệp phải lập giấy xin rút tiền mặt ở ngân hàng về quỹ để chi trả lương.Việc chi trả lương ở DN do thủ quỹ thực hiện, thủ quỹ căn cứ vào các "bảng thanh toán tiền lương" "bảng thanh toán BHXH" để chi trả lương và các khoản khác cho CNV. Khi nhận tiền CNV phải ký tên vào các chứng từ liên quan.
a. Hình thức trả lương và chia lương cho khối quản lý.
Cách tính lương cho khối quản lý
Tổng lương = Lương A + Lương B
Lương A
=
Mức lương + Phụ cấp
x
Tổng công làm việc thực tế
22
Mức lương = Hệ số lương x Mức lương tối thiểu
Lương B
=
Tổng quỹ lương – Tổng lương A
x
Số điểm quy đổi của từng người
Tổng số điểm qui đổi
Tổng số điểm quy đổi = Điểm bình xét * tổng số công làm việc thực tế .
Tổng số công Làm việc thực tế
=
Công XLC thực tế
+
Công NM thực tế
+
Công H thực tế
+
Công lễ phép
Do đặc thù của nghành mỗi khi nghiệm thu khối lượng công trình thì kế toán mới xác định được quỹ lương để chia lương cho CBCNV. Nên hàng tháng xí nghiệp ra quyết định lương đợt 1với mức tiền đồng đều cho tất cả CBCNV trong xí nghiệp là 1.000.000 đồng / tháng/người, được coi là một khoản tạm ứng lương .
TRANG KẸP CHỨNG TỪ
Đơn vị: Phòng KTTV
Xí nghiệp khảo sát xây dựng địên I
DANH SÁCH ỨNG LƯƠNG KỲ 1 THÁNG 3 NĂM 2008
Đơn vị tính: đồng
STT
Họ và tên
Số tiền
Ký nhận
Ứng
Ăn ca tháng 2
1
Nguyễn Thị Mai
1.000.000
450.000
2
Phạm Hương Nhu
1.000.000
450.000
3
Đào Thị Út
1.000.000
450.000
4
Ngô Thị Bích
1.000.000
450.000
5
Hoàng Thanh Hương
1.000.000
450.000
Tổng cộng
5.000.000
2.250.000
Lập biểu Kế toán Trưởng phòng
Đào Thị Út Hoàng Thanh Hương Nguyễn THị Mai
Căn cứ vào bảng tạm ứng lương , kế toán hạch toán:
Nợ TK 141 (KTTV) 5.000.000
Có TK 111 5.000.000
Cuối quý, khi quyết toán khối lượng công trình kế toán tiến hành tính số lương còn lại của CBCNV sau khi đã trừ các khoản tạm ứng (Quyết đinh lượng kỳ 1) và BHXH.
Ví dụ: Tính lương cho khối quản lý trong quý I/2008.
Tổng quỹ lương khối quản lý: 488.010.507 đ
Tổng lương A khối quản lý: 193.613.278 đ
Tổng lương B khối quản lý: 294.397.299 đ
Tổng điểm quy đổi khối quản lý: 14.632 công
Kế toán tiến hành hạch toán tiền lương phải trả cho CBCNV
Nợ TK 642 488.010.507
Có TK 334 488.010.507
Đồng thời, căn cứ vào mức lương cơ bản (Lương A) của CBCNV kế toán tiến hành trích 15% BHXH, 2% BHYT để tính vào chi phí trên tổng mức lương cơ bản
Nợ TK 642 32.744.257 = (193.613.278 x 17%)
Có TK 338 32.744.257
Còn đối với khoản 2% KPCĐ xí nghiệp trích trên tổng quỹ lương thực trả cho CBCNV theo từng quý. Khoản này, xí nghiệp không hạch toán vào chi phí NCTT mà hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Nợ TK 642 3.872.266 = (193.613.278 x 2%)
Có TK 3382 3.872.266
Riêng 5 % BHXH, 1% BHYT mà người lao động phải chịu xí nghiệp hạch toán trên mức lương cơ bản trừ vào tạm ứng lương của CBCNV
Cuối quý, khi quyết toán khối lượng công trình kế toán tiến hành tính số lương còn lại của CBCNV sau khi đã trừ các khoản tạm ứng (Quyết đinh lượng kỳ 1) và BHXH.
Ví dụ phòng kế toán tài vụ
Nợ TK 334 11.616.797 = (193.613.278 x 6%)
Có TK 141 1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6313.doc