Đề tài Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định hữu hạn tại công ty khai thác công trình thuỷ lợi Thanh Trì

LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNGI: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN TSCĐ HH

TRONG CÁC DNSX.

I. Khái niệm TSCĐ HH

1.1 Khái niệm TSCĐ HH

1.2 Đặc điểm TSCĐ HH

1.3.Yêu cầu quản lý TSCĐ HH

1.4 Nhiệm vụ tổ chức hạch toán TSCĐ

II. Phân loại và đánh giá TSCĐ

1. Phân loại TSCĐ

2. Đánh giá TSCĐ

III. Hạch toán chi tiết TSCĐ HH

IV. Hạch toán tổng hợp TSCĐ HH

V. Hạch toán khấu hao TSCĐ HH

5.1 Hao mòn và khấu hao TSCĐ

5.2 Phương pháp trích khấu hao TSCĐ

5.3 Chứng từ khấu hao TSCĐ

VI. Hạch toán sửa chữa TSCĐ HH

6.1 Kế toán sửa chữa TSCĐ theo phương thức tự làm

6.2 Kế toán sửa chữa TSCĐ theo phương thức cho thầu

VII. Các hình thức sổ kế toán áp dụng trong hạch toán:

7.1 Hình thức Nhật ký chung

7.2 Hình thức Nhật ký -Sổ cái

7.3 Hình thức chứng từ ghi sổ

7.4 Hình thức Nhật ký chứng từ

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TSCĐ HH TẠI CÔNG TY

KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI THANH TRÌ.

I. Tổng quan về công ty

1.1 Quá trình hình thành và phát triển

1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

1.3 Đặc điểm sản phẩm; hoạt động sản xuất kinh doanh;

quy trình công nghệ sản xuất của công ty.

1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty

II. Thực trạng hạch toán TSCĐ HH tại công ty

1 Quy trình hạch toán TSCĐ HH

2 Hạch toán chi tiết TSCĐ HH tại công

3 Hạch toán tổng hợp TSCĐ HH tại công ty ty

4 Kế toán sửa chữa TSCĐ tại công ty

5 Kế toán khấu hao TSCĐ

 

CHƯƠNG III. HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN TSCĐ HH

TẠI CÔNG TY

I. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng

TSCĐ tại công ty

II. Đánh giá thực trạng công tác quản lý và hạch toán

TSCĐ tại công ty

1.1 Đánh giá chung

1.2 Ưu điểm

1.3 Nhược điểm

III. Hoàn thiện công tác quản lý hạch toán TSCĐ HH

IV. Tăng cường công tác quản lý TSCĐ HH

4.1 Huy động vốn để đầu tư vào TSCĐ

4.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hiện có

4.3 Xác định đúng cơ cấu đầu tư

4.4 Tổ chức quản lý TSCĐ HH

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

doc86 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định hữu hạn tại công ty khai thác công trình thuỷ lợi Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: + Căn cứ kế hoạch trích trước Chi phí sửa chữa lớn vào chi phí SXKD: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641: Chi phí bán hàng Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 335: Chi phí phải trả ( chi tiết trích trước SCL-TSCĐ) + Khi công trình sửa chữa lớn hoàn thành căn cứ giá trị quyết toán công trình sửa chữa xong kế toán ghi: Nợ TK 335: Chi phí phải trả (Chi tiết trích trước SCL- TSCĐ) Có TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang ( 2413) + Cuối niên độ xử lý chênh lệch giữa khoản trích trước và chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh theo quy định hiện hành của cơ chế tài chính Nếu số trích trước lớn hơn thực tế phát sinh thì số chênh lệch được ghi giảm chi phí: Nợ TK 335: Chi phí phải trả Có TK 627,641,642. Nếu số chi thực tế phát sinh lớn hơn số trích trước thì số chênh lệch được tính vào chi phí: Nợ TK 627,641,642 Có TK 335: Chi phí phải trả. 6.2 Kế toán sửa chữa TSCĐ theo phương thức cho thầu: Khi công việc sửa chữa bên ngoài làm thì doanh nghiệp phải tiến hành ký kết hợp đồng sửa chữa với người nhận thầu. Hợp đồng phải quy định rõ về thời gian giao nhận TSCĐ để sửa chữa, nội dung, thời hạn bàn giao, số tiền phải thanh toán. - Căn cứ hợp đồng sửa chữa và biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành ghi số tiền phải trả cho người nhận thầu: Nợ TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang ( 2413) Có TK 331: Phải trả cho người bán . Tuỳ thuộc vào doanh nghiệp có hay không trích trước chi phí sửa chữa lớn để kết chuyển chi phí thực tế về sửa chữa lớn vào TK 242- Chi phí trích trước dài hạn hoặc TK 335- Chi phí phải trả tương tự với phương thức tự làm. Cần được chú ý các công trình sửa chữa phục hồi, nâng cấp, cải tạo làm tăng năng lực và kéo dài thời gian hoạt động của TSCĐ thì phải được quản lý và hạch toán như công tác đầu tư xây dựng cơ bản không được coi là sửa chữa lớn TSCĐ và hạch toán như chi phí sửa chữa vào SXKD. VII. Các hình thức sổ kế toán áp dụng trong hạch toán TSCĐ: Hình thức sổ kế toán là một hệ thống các loại sổ kế toán có chức năng ghi chép, kết cấu nội dung khác nhau được liên kết với nhau trong một trình tự hạch toán trên cơ sở của chứng từ gốc. Các doanh nghiệp khác nhau về loại hình, quy mô và điều kiện kế toán sẽ hình thành cho mình một hình thức tổ chức sổ kế toán khác nhau. Để xây dựng hình thức sổ kế toán cho một đơn vị hạch toán, doanh nghiệp có thể dựa vào các điều kiện sau: - Đặc điểm về loại hình sản xuất cũng như quy mô sản xuất. - Yêu cầu và trình độ quản lý HĐKD của mỗi đơn vị - Trình độ nghiệp vụ và năng lực của cán bộ kế toán - Điều kiện và phương tiện vật chất hiện có của doanh nghiệp. Đặc trưng cơ bản để phân biệt và định nghĩa được các hình thức tổ chức sổ kế toán khác nhau là ở số lượng sổ cần dùng, loại sổ sử dụng, nguyên tắc kết cấu các chỉ tiêu dòng, cột của sổ cũng như trình tự hạch toán. Trên thực tế doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các hình thức tổ chức sổ kế toán sau: Hình thức Nhật ký chung Hình thức Nhật ký- sổ cái Hình thức Chứng từ ghi sổ Hình thức Nhật ký- chứng từ. 7.1 Hình thức Nhật ký chung: Hình thức Nhật ký chung là hình thức phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian. Sau đó căn cứ vào nhật ký chung, lấy số liệu để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Số lượng sổ sách gồm: Sổ nhật ký, sổ cái và các sổ chi tiết cần thiết. Kế toán sử dụng các loại sổ cái TK 211,212,213,214 và các sổ thẻ kế toán chi tiết TSCĐ. Quy trình ghi sổ: Chứng từ tăng,giảm TSCĐ và tính khấu hao TSCĐ. Thẻ TSCĐ Nhật ký chung Sổ chi tiết TSCĐ Sổ tổng hợp chi tiết Sổ cái TK 211, 212,213,214,241(3) Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo kế toán Ghi chú : Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối kỳ 7.2 Hình thức Nhật ký - Sổ cái: Hình thức Nhật ký Sổ cái là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ cái. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái gồm các loại sổ sau: Nhật ký - Sổ cái, các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Quy trình ghi sổ: Chứng từ gốc về tăng, giảm TSCĐ và tính khấu hao TSCĐ Thẻ, sổ chi tiết TSCĐ Sổ tổng hợp TSCĐ Báo cáo kế toán Nhật ký - Sổ cái TK 211, 212, 213, 214, 214(3). Ghi chú: Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối kỳ 7.3 Hình thức sổ chứng từ ghi sổ: Hình thức chứng từ ghi sổ là căn cứ “ Chứng từ ghi sổ” để ghi sổ kế toán tổng hợp. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi theo nội dung kế toán trên sổ cái. Hình thức chứng từ ghi sổ bao gồm các loại sổ sau: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái TK 211, 212, 213, 214 và các sổ thẻ kế toán chi tiết. Quy trình ghi sổ: Báo cáo kế toán Sổ tổng hợp TSCĐ Bảng cân đối số phát sinh Thẻ TSCĐ Chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc tăng, giảm và tính khấu hao TSCĐ Sổ cái TK 211, 212,213,214,241(3) Sổ chi tiết TSCĐ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Ghi chú: Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối kỳ. 7.4 Hình thức sổ Nhật ký - Chứng từ: Hình thức nhật ký - chứng từ thích hợp với doanh nghiệp lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều và điều kiện kế toán thủ công. Sổ kế toán tổng hợp gồm: Nhật ký chứng từ số 9 và một số nhật ký chứng từ liên quan khác (nhật ký chứng từ số 1, 2, 4, 5, 7, 10) và bảng kê liên quan (số 4, 5, 6) Sổ cái các TK 211, 212, 213, 214, 241(3). Quy trình ghi sổ: Chứng từ gốc tăng giảm và tính khấu hao TSCĐ Báo cáo kế toán Nhật ký chứng từ số 7 Nhật ký chứng từ 1,2,4,5,7,10 Nhật ký chứng từ số 9 Sổ tổng hợp TSCĐ Sổ cái TK 211,212,213,214, 241(3) Sổ chi tiết TSCĐ Bảng kê 4,5,6 Thẻ TSCĐ Ghi chú: Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối kỳ Chương II Thực trạng hạch toán Tài sản cố định hữu hình tại công ty khai thác công trình thuỷ lợi Thanh Trì. I) Tổng quan về công ty. 1. Quá trình hình thành và phát triển: Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Thanh trì là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 4369/ QĐ- UB ngày 8/12/1995 của UBND thành phố Hà Nội với ngành nghề kinh doanh là vận hành hệ thống tưới ,tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp ; dịch vụ về nước với dân sinh và các ngành nghề kinh tế khác ; khảo sát ,tu bổ sửa chữa công trình thuỷ lợi nhỏ trong phạm vi huyện Thanh Trì, lắp đặt thiết bị bơm,điện hạ thế của các trạm bơm;dịch vụ vật tư thiêt bị chuyên ngành thủy lợi.Với số vốn là 1.986 triệu đồng trong đó vốn cố định là 1.979 triệu đồng. Trụ sở chính đặt tại trạm bơm Tứ Hiệp , xã Tứ Hiệp ,huyện Thanh trì ,Hà Nội. Theo quyết định số 2805/QĐ-UB ngày 21/7/1997 của UBND thành phố Hà Nội về việc chuyển công ty khai thác công trình thuỷ lợi Thanh Trì thành doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trực thuộc UBND huyện với nhiệm vụ quản lý vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi được giao để tưới tiêu nước phục vụ dân sinh , nông nghiệp, đại tu sửa chữa nâng cấp bảo dưỡng công trình kênh mương ,máy bơm... Ngoài ra công ty còn được thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh ,dịch vụ kỹ thuật theo quyết định của UBND thành phố và phải hạch toán riêng theo quy định tài chính hiện hành. Đến ngày 01/12/2000, công ty khai thác công trình thuỷ lợi Thanh Trì đã được chuyển giao nguyên trạng về trực thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quyết định số 6131 của UBND thành phố Hà Nội Tháng 6/2001 , công ty khai thác công trình thuỷ lợi Thanh Trì đã được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng là doanh nghiệp loại III theo quyết định số 3453/ QĐ-UB Với sự phát triển của công ty, UBND thành phố Hà Nội đã giao thêm nhiệm vụ cho doanh nghiệp là xây dựng các công trình giao thông ,thuỷ lợi quy mô vừa ,san lắp mặt bằng ,xây dựng dân dụng theo quyết định số 389 QĐ-UB ngày 16/01/04. Là doanh nghiệp hoạt động công ích với hoạt động chủ yếu là bơm nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp,dân sinh xã hội cho nên công ty luôn giữ mối quan hệ gắn bó với chi nhánh điện lực Thanh Trì để đảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ sản xuất. 1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: Công ty mang đặc thù riêng của ngành thủy lợi, lĩnh vực hoạt động chuyên về tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra tài sản cố định của doanh nghiệp lớn và địa bàn hoạt động trải rộng trên toàn huyện. Vì vậy để quản lý có hiệu quả các công trình thủy lợi và phát triển mạng lưới tưới tiêu theo từng giai đoạn trên địa bàn Công ty, việc quản lý cũng như đáp ứng yêu cầu chỉ đạo về tổ chức sản xuất theo phân cấp chức năng hoạt động, Công ty hoạt động với bộ máy quản lý có mô hình như sau: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty khai thác công trình thuỷ lợi thanh trì giám đốc Công ty KTCTTL thanh trì phó giám đốc đội QL CTTN cụm nam cụm tây cụm đông HT kênh cống HT trạm bơm HT trạm bơm HT trạm bơm phòng KH - KT phòng TC - HC phòng KT - TK Trong đó : * Lãnh đạo công ty gồm: Giám đốc, một phó Giám đốc + Giám đốc: là thủ trưởng doanh nghiệp nhà nước, trách nhiệm quản lý và điều hành toàn diện các hoạt động chính trị, tổ chức, kinh tế, sản xuất, văn hoá, đời sống của công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội về quản lý điều hành doanh nghiệp theo chủ trương, quy chế quy định của pháp luật và doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao. + Phó Giám đốc: Giúp việc Giám đốc công ty để quản lý điều hành theo quy chế, quy định của pháp luật các lĩnh vực công tác được Giám đốc phân công nhiệm vụ. Chịu trách nhiệm về lĩnh vực công tác do phó Giám đốc phụ trách và cùng Giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. * Phòng tổ chức hành chính: a- Công tác tổ chức, lao động, tiền lương: - Quản lý bộ máy tổ chức, nhân sự đang làm việc và các quy chế, quy định liên quan đến tổ chức, nhân sự. Đề xuất cải tiến bộ máy, nhân sự để hoàn thành và có năng suất lao động cao. - Quản lý lao động tiền lương, đề xuất chế độ lao động, tiền lương và các chế độ khác theo các chế độ chính sách hiện hành. - Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị thực hiện các định mức chế độ lao động và đề xuất cụ thể để phù hợp với hoạt động thực tế của công việc, địa bàn. - Lập kế hoạch lao động và đăng ký tiền lương.... với cơ quan có thẩm quyền xét duyệt. - Xem xét tổng hợp việc nâng lương, nâng bậc hàng năm và triển khai thực hiện đảm bảo quy chế, quy định hiện hành. b- Công tác hành chính - quản trị: - Quản trị và giải quyết công tác hành chính, văn thư: + Sổ công văn đến, sổ công văn đi hằng năm. + Các loại văn bản đến trình Giám đốc để chỉ đạo thực hiện văn bản gửi một bản báo cáo Giám đốc và lưu trữ bản chính, các đơn vị bản phôtô. + Quản lý con dấu, đóng dấu các văn bản theo quy định thẩm quyền ký. - Thực hiện quản trị, bảo vệ cơ quan ,....của khối văn phòng công ty. - Thực hiện công tác y tế, công tác bảo hiểm, bảo hộ lao động, an toàn lao động.... - Thường trực hội đồng thi đua khen thưởng. * Phòng kế hoạch- kỹ thuật: - Hằng năm lập kế hoạch sản xuất, đầu tư, khoa học kỹ thuật và tổng hợp kế hoạch các lĩnh vực khác của các đơn vị thành kế hoạch công ty và theo dõi đôn đốc tổng hợp thực hiện kế hoach sau khi được Thành phố phê duyệt. - Đề xuất các nhiệm vụ phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá các hoạt động của công ty gắn liền với chương trình phát triển kinh tế xã hội của Huyện và chỉ đạo của Thành phố, sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. - Triển khai công tác tư vấn của các công trình, kiểm tra hồ sơ tư vấn đảm bảo kỹ thuật. - Chỉ đạo và kiểm tra việc quản lý khai thác các hệ thống trạm bơm, tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh. - Thực hiện công việc cung ứng vật tư, thiết bị, điện, nguyên liệu cho công tác quản lý vận hành trạm bơm. - Công tác khác có liên quan đến lĩnh vực kế hoạch, kỹ thuật. *Phòng tài vụ- thống kê: - Hàng năm lập kế hoạch thu thuỷ lợi phí và thu khác, kế hoạch chi cho hoạt động công ích, cân đối thu, chi để trình Thành phố,Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. - Kế hoạch thu chi thuộc các nguồn vốn khác (nếu có). - Quản lý thu, chi theo quy định và chế độ tài chính hiện hành và lưu trữ chứng từ theo thời gian quy định. - Thống kê, quản lý toàn bộ tài sản và hàng năm trích khấu hao các loại tài sản theo quy định hiện hành. - Phối hợp các đơn vị của Công ty để nghiệm thu thuỷ lợi phí và nghiệm thu các công việc khác. - Thực hiện quyết toán doanh nghiệp hàng năm theo thời gian quy định, và các quyết toán khác ( nếu có). - Thủ quỹ, thủ kho của cơ quan. - Các nhiệm vụ khác liên quan đến quản lý tài sản, tài chính của Công ty * Cụm thuỷ nông: a- Cụm thuỷ nông: -Lập kế hoạch tưới tiêu, và làm các thủ tục hợp đồng tưới tiêu với các tổ chức, hộ dùng nước từng vụ và cả năm - Chỉ đạo và kiểm tra các trạm bơm để vận hành tưới tiêu nước, điều hành tưới tiêu phục vụ sản xuất, dân sinh kịp thời, hiệu qủa, đặc biệt các thời điểm đổ ải, úng, hạn. - Kiểm tra đánh giá chất lượng công trình trước và sau mùa lũ, úng và đề xuất biện pháp giải quyết tồn tại để đảm bảo an toàn, phát huy hiệu suất công trình cao. - Lập kế hoạch tu sửa, bảo dưỡng công trình, máy móc. - Đôn đốc các tổ chức, hộ dùng nước trả thuỷ lợi phí đầy đủ. - Các nhiệm vụ khác liên quan đến quản lý khai thác và tưới tiêu. b - Trạm bơm: - Thực hiện việc quản lý, bảo vệ công trình và giữ vệ sinh công cộng nghiệp vụ khu đầu mối, rạm bơm. - Thực hiện vận hành máy bơm theo quy trình kỹ thuật điện. - Bảo dưỡng các thiết bị điện, máy bơm theo định kỳ khi được thay thế. - Tham gia việc đôn đốc các tổ chức, hộ dùng nước trả tiền thuỷ lợi phí. * Đội thuỷ nông: - Quản lý và bảo vệ các hệ thống kênh mương, cống tưới tiêu được giao theo pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi. - Dẫn nước tưới, tiêu phục vụ sản xuất kịp thời. - Khơi thông các chướng ngại nhỏ xảy ra trong lòng kênh mương để đảm bảo dòng chảy thông thoát. -Vận hành đóng mở cống tưới tiêu theo quy định và bảo dưỡng định kỳ . -Tu bổ bờ kênh mương bị sạt lở, nạo vét lòng kênh mương bị ách tắch ở mức dưới 2m3 - Quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương, tổ chức an ninh nơi có công trình thuỷ lợi để quản lý bảo vệ công trình. - Các nhiệm vụ khác liên quan đến quản lý bảo vệ công trình Ngoài ra công ty còn có bộ phận nhà ăn để duy trì hoạt động thường xuyên góp phần phát triển sản xuất. 1.3 Đặc điểm sản phẩm; hoạt động sản xuất kinh doanh; quy trình công nghệ sản xuất: 1.3.1 Đặc điểm sản phẩm: Sản phẩm của công ty có đặc thù riêng, đó chính là lượng nước tưới tiêu mà công ty phục vụ hay nói cách khác chính là diện tích công ty phục vụ đủ nước ổn định cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh xã hội kịp thời hàng năm Để tạo ra được những sản phẩm trên, công ty đã sử dụng các loại máy móc chủ yếu sau: + Máy bơm nước với lưu lượng là 2500 m3/ha và 1000 m3/ha + Máy biến áp 320 KVA Tóm lại, sản phẩm của công ty mang đặc thù riêng ,lúc cần tưới nhiều nhất là lúc hạn hán, lúc cần tiêu nhiều nhất là lúc úng ngập. Nói chung lượng nước tưới tiêu là không ổn định nó phụ thuộc vào diễn biến thời tiết của các năm cho nên doanh nghiệp luôn chủ động để đối phó được kịp thời những diễn biến xấu bất thường của thời tiết. 1.3.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty: Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Thanh Trì là doanh nghiệp hoạt động công ích, nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất là đảm bảo nguồn nước tưới tiêu ổn định phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tiêu nước kịp thời khi có mưa bão, úng ngập xảy ra. Hạch toán kinh doanh theo phương thức lấy thu bù chi. Nếu phần chênh lệch không đủ bù chi thì công ty sẽ được UBND thành phố cấp bù lỗ. Theo thông tư 90/TC-NN ngày 30/8/97, công ty không phải nộp thuế doanh thu ( nay là VAT), chỉ phải nộp thuế môn bài và tiền thuê đất. 1.3.3. Quy trình công nghệ sản xuất: Sản phẩm của Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Thanh Trì là một khối nước tưới, tiêu. Chính vì vậy quy trình công nghệ sản xuất của Công ty được thể hiện dưới mô hình sau: giám đốc Bộ phận sản xuất trực tiếp + Cụm + Đội quản lý thuỷ nông phó giám đốc Khách hàng  „ ‚ ƒ cụm sản xuất đội quản lý thuỷ nông  Khách hàng đề nghị tưới, tiêu nước ‚ Bộ phận sản xuất trực tiếp báo cáo và xin ý kiến của lãnh đạo ƒ ý kiến lãnh đạo chỉ đạo bộ phận sản xuất thực hiện nhiệm vụ ƒ' Sự phối hợp trong quá trình tưới tiêu và dẫn nước „ Khách hàng được đáp ứng nhu cầu. 1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty: 1.4.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: kế toán trưởng kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán TSCĐ Kế toán tiền lương Kế toán vật tư * Kế toán trưởng: + Thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê thông tin kinh tế, tham gia các bộ phận liên quan, lập quyết toán tài chính cho các công trình được duyệt toán, tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế. + Đảm bảo thực hiện đúng chế độ, chính sách qui định, tổ chức đào tạo chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra công tác kế toán cho nhân viên kế toán thực hiện. + Hàng kỳ tiến hành tổng kết và báo cáo kế toán tài chính liên quan lên giám đốc và phải chịu mọi trách nhiệm trước giám đốc về công việc của phòng và với Nhà nước về các thông tin kế toán cung cấp. * Kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm tổng hợp tất cả các chi phí có liên quan đến công việc tưới tiêu thuộc diện quản lý của Công ty. * Kế toán TSCĐ: Hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình tăng giảm TSCĐ tại Công ty, trên cơ sở sổ thẻ kế toán chi tiết và tại các đơn vị phụ thuộc trên cơ sở báo cáo, tập hợp chứng từ về các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐ, lập bảng phân bổ khấu hao, thanh lý, nhượng bán định kỳ làm căn cứ để tập hợp chi phí sản xuất. * Kế toán vật tư: hạch toán chính xác, đầy đủ tình hình nhập xuất tồn kho vật tư, hàng hoá tại Công ty và tại kho của các đơn vị phụ thuộc. + Tiến hành đối chiếu, kiểm tra sổ sách với tình hình thực tế cùng với thủ quỹ. + Lập bảng phân bổ phục vụ cho kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành. * Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt của Công ty trên cơ sở chứng từ thu, chi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp để tiến hành thanh toán. Cuối mỗi ngày hạch toán thì vào sổ quỹ. 1.4.2. Tổ chức vận dụng hình thức kế toán tại công ty: Hình thức kế toán là hệ thống sổ kế toán sử dụng để ghi chép, hệ thống hoá và tổng hợp số liệu chứng từ gốc theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định. Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán, chế độ thể lệ kế toán, qui mô đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, yêu cầu quản lý cũng như để dễ dàng cho việc đối chiếu, kiểm tra giữa kế toán của Công ty với kế toán của đơn vị phụ thuộc, Công ty đã áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung. Sổ Nhật ký chung: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép nội dung kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế ( theo quan hệ đối ứng ) của các nghiệp vụ đó làm căn cứ để ghi sổ cái. Trình tự sổ kế toán theo hình thức “ Nhật ký chung” Chứng từ gốc Sổ kế toán chi tiết Sổ Nhật ký chung Sổ Nhật ký chuyên dùng Báo cáo kế toán Bảng cân đối phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Ghi chú: Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối kỳ II Thực trạng hạch toán TSCĐ HH tại công ty. 1.Quy trình hạch toán TSCĐ HH: 1.1. Đặc điểm TCSĐ tại công ty khai thác công trình thuỷ lợi Thanh Trì: Trong những năm qua công ty đã và đang không ngừng lớn mạnh, khẳng định là một đơn vị kinh tế đóng vai trò quan trọng trong ngành thuỷ nông Việt Nam nói riêng và trong tổng thể nền kinh tế quốc dân nói chung, cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty không ngừng được đầu tư đổi mới và hiện đại hoá. Trong công ty khai thác công trình thuỷ lợi Thanh Trì cơ sở vật chất chủ yếu là TSCĐ và chiếm tỷ trọng lớn. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước giao. TSCĐ của công ty bao gồm: máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác, vật kiến trúc. TSCĐ của công ty được hình thành cùng với sự phát triển của công ty gồm: Mua sắm, do điều chuyển lắp mới... Căn cứ vào bảng kiểm kê TSCĐ toàn công ty có đến ngày 31/12/2004 Tổng nguyên giá của TSCĐ là: 10.984.329.720 trong đó đã khấu hao Giá trị còn lại : 3.998.019.424. Do TSCĐ phần lớn là máy móc thiết bị nên chịu sự hao mòn nhiều hơn TSCĐ khác, do đó việc quản lý sử dụng được quan tâm thường xuyên như trích khấu hao đầy đủ để thu hồi vốn đầu tư tái sản xuất mở rộng. Từ những đặc điểm của TSCĐ trong công ty để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục, bình thường, hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch đặt ra công ty đã có công tác quản lý, bảo quản máy móc thiết bị thường xuyên như bảo dưỡng, sửa chữa.... Căn cứ vào bảng kiểm kê TSCĐ, TSCĐ được phân theo: Công ty khai thác công trình Bảng tổng hợp kiểm kê TSCĐ Thuỷ lợi Thanh Trì Toàn công ty có đến ngày 31/12/1004. Bảng số 1: Chỉ tiêu TSCĐ Nguyên giá Giá trị hao mòn Giá trị còn lại Tỉ lệ đầu tư thiết bị theo NG( %) I. Theo đặc trưng kỹ thuật 10.984.329.720 6.986.310.296 3.998.019.424 100% 1. Vật kiến trúc 5. 149.670.679 3.240.156.635 1.909.514.044 46,88 2. Máy móc thiết bị động lực 4.462.255.758 3.095.450.788 1.366.804.970 40,62 3. Máy móc thiết bị công nghệ 593.506.203 254.733.095 338.773.144 5,4 4. Tài sản phục vụ quản lý 276.493.291 194.956.882 81.536.409 2,5 5. Tài sản dùng cho sản xuất khác 502.403.789 201.012.932 301.390.857 4,6 II. Theo nguồn hình thành 10.984.329.720 6.986.310.296 3.998.019.424 100% 1. Vốn ngân sách 8.456.925.100 5.270.834.640 3.186.090.460 2. Vốn tự có 2.527.404.620 1.715.475.656 811.928.964 III. Theo tình hình sử dụng 1. Tình trạng sử dụng 10.984.329.720 6.986.310.296 3.998.019.424 100% - Đang dùng 9.875.405.195 5.877.385.771 3.998.019.424 - Chờ xử lý 1.108.924.525 1.108.924.525 2. Bộ phận sử dụng 10.984.329.720 6.986.310.296 3.998.019.424 a. Phân xưởng sản xuất 10.205.432.640 6.590.340.482 3.615.092.158 b. Quản lý xí nghiệp 276.493.291 194.956.882 81.536.409 c. Dùng cho sản xuất khác 502.403.789 201.012.932 301.390.857 1.2. Đánh giá TCSĐ: Xuất phát từ yêu cầu quản lý TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh. TSCĐ ở đơn vị được đánh giá theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại. 1.2.1. Đánh giá theo nguyên giá: Từ ngày 01/01/2000, công ty áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Nguyên giá Giá mua TSCĐ Các khoản giảm Chi phí TSCĐ = ghi trên hoá đơn - giá, chiết khấu - vận chuyển ( giá chưa có thuế VAT) mua hàng lắp đặt(nếu có) 1.2.2. Đánh giá theo giá trị hao mòn: Giá trị hao mòn = Tổng khấu hao luỹ kế 1.2.3. Đánh giá theo giá trị còn lại: Giá trị còn lại = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị đã hao mòn. Tính đến ngày 31/12/2004, các chỉ tiêu này ở xí nghiệp được thể hiện như sau: - Nguyên giá TSCĐ: 10.984.329.720 đ. - Giá trị hao mòn : 6.986.310.296 đ. - Giá trị còn lại : 3.998.019.424 đ. 2. Hạch toán chi tiết TSCĐ HH tại công ty: 2.1. Kế toán chi tiết tăng TCSĐ HH: Tất cả các trường hợp tăng TSCĐ ở đơn vị đều làm thủ tục nghiệm thu TSCĐ đồng thời cùng với bên giao TSCĐ “ Lập biên bản giao nhận TSCĐ” theo mẫu quy định. Phòng kế toán tiến hành mở hồ sơ TSCĐ và ghi vào sổ chi tiết TSCĐ. Căn cứ vào hồ sơ TSCĐ trên sổ kế toán TSCĐ tiến hành mở thẻ TSCĐ và làm hồ sơ để đăng ký vào sổ TSCĐ, tất cả các hồ sơ nói trên được lập một bộ lưu tại phòng kế toán đơn vị. Trích dẫn chứng từ tăng TSCĐ do mua sắm tại công ty thuỷ lợi mua một máy bơm điện trục ngang 1000m3/ h: - Giá mua chưa có thuế: 69.867.500 đ. - Chi phí vận chuyển: 100.000 đ. - Thuế VAT 10%: 6.986.750 đ. Toàn bộ trả bằng tiền mặt, tài sản được mua bằng quỹ phát triển kinh doanh. Khi giao nhận TSCĐ đơn vị đã tiến hành lập biên bản giao nhận TSCĐ. Căn cứ vào chứng từ mua kế toán tiến hành mở thẻ TSCĐ ( mẫu 02). Thẻ TSCĐ sau khi lập xong được ghi vào sổ theo dõi TSCĐ và được kế toán TSCĐ giữ để theo dõi. Trường hợp mua máy bơm trên phục vụ cho sản xuất nên kế toán đã vào sổ TSCĐ ghi tăng cho bộ phận sản xuất. Hồ sơ gồm các chứng từ sau: Hoá đơn ( GTGT ) Mẫu: 01/GTKT-3LL Liên 02: Giao cho khách hàng Ký hiệu: AA/ 2004 B Ngày 15 tháng 12 năm 2004 Số: 0065015 Đơn vị bán hàng: Nhà máy bơm Hải Dương. Địa chỉ: Số tài khoản: 3612-0044 Điện thoại: MS: Họ và tên người mua: Nguyễn Văn An. Đơn vị: Công ty khai thác Thuỷ Lợi. Địa chỉ: 16 khu ga thị trấn Văn Điển Số tài khoản Hình thức thanh toán: Tiền mặt MS: TT Tên hàng hoá dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 1 Máy bơm điện trục ngang Cái 01 69.867.500 69.867.500 Cộng tiền hàng 69.867.500 Thuế suất GTGT 10% tiền thuế GTGT 6.986.750 Tổng cộng tiền thanh toán 76.854.250 Số tiền viết bằng chữ: Bảy mươi sáu triệu tám trăm năm mươi tư ngàn hai trăm năm mươi đồng. Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị ( Đã ký) ( Đã ký) ( Đã ký, đóng dấu) Công ty khai thác công trình Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt NaM Thuỷ lợi Thanh trì Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Biên bản giao nhận TSCĐ Ngày 15 tháng 12 năm 2004. Số: 20 Nợ TK: 211 Có TK: 111. Căn cứ vào quyết định số 120 ngày 15 tháng 12 năm 2004 của giám đốc công ty về việc bàn giao TSCĐ. - Ông ( Bà ): Nguyễn Văn An - Chức vụ: Nhân viên phòng kế toán - Đ D bên giao. - Ông ( Bà ): Nguyễn Minh Tùng - Chức vụ: Phó giám đốc - Đ D bên nhận. - Ô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0486.doc