Phần I : Những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các Doanh nghiệp
I - Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1. Chi phí sản xuất
2. Giá thành sản phẩm
3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
4. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
II - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm, dịch vụ
1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
2. Đối tượng tính giá thành
3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành
III – Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm, dịch vụ
1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm, dịch vụ
IV – Nội dung hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ
1. Nguyên tắc hạch toán chi phí vào giá thành sản phẩm
2. Tổ chức hệ thống chứng từ, hệ thống sổ sách để hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp
A – Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp Kê khai thường xuyên (KKTX)
1. Hạch toán chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT)
2. Hạch toán chi phí Nhân công trực tiếp (NCTT)
3. Hạch toán chi phí trả trước
4. Hạch toán chi phí phải trả
5. Hạch toán chi phí sản xuất chung (SXC)
6. Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất
7. Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm kinh doanh phụ
8. Tỏng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
B – Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp Kiểm kê định kỳ (KKĐK)
1. Hạch toán chi phí Nguyên vật liệu
2. Hạch toán chi phí Nhân công trực tiếp (NCTT)
3. Hạch toán chi phí SXC
4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
V – Hạch toán chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ
VI - Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo các hình thức sổ kế toán
1. Hình thức sổ Nhật ký chung (NKC)
2. Hình thức sổ Nhật ký sổ cái (NKSC)
3. Hình thức sổ Chứng từ ghi sổ (CTGS)
4. Hình thức sổ Nhật ký chứng từ (NKCT)
VII – Kế toán Máy trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
VIII – Sơ lược nội dung hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất tại một số nước trên thế giới
1. Tại Pháp
2. Tại Mỹ và Canađa
Phần II : Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Gỗ Hà nội
I – những đặc điểm kinh tế kỹ thuật, tổ chức sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp tác động đến hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Gỗ Hà nội
2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Xí nghiệp
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
4. Đặc điểm chung về công tác hạch toán kế toán ở Xí nghiệp Gỗ Hà nội
II - Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp Gỗ Hà nội
1. đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
2. Tài khoản sử dụng
116 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị Doanh nghiệp tại Xí nghiệp Gỗ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết để tạo ra sản phẩm mang lợi cho Xí nghiệp. Theo chế độ kế toán của Pháp thì toàn bộ chi phí được chia làm 3 loại:
+ Chi phí sản xuất kinh doanh
+ Chi phí tài chính
+ Chi phí đặc biệt
Trong từng loại, các chi phí lại được phân chia theo nội dung kinh tế của chúng .
Tại Pháp, giá thành bao gồm tất cả các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Trong một đơn vị sản xuất thường người ta phân ra làm 3 loại giá phí cơ bản và trình tự tính giá thông qua 4 bước sau :
Bước 1 : Tính giá phí tiếp liệu
Giá phí tiếp liệu bao gồm giá trị NVL mua vào ghi trên hoá đơn và các chi phí về mua như : chuyên chở, bảo hiểm, bảo quản.
Bước 2 : Tính giá phí sản xuất
Giá phí sản xuất bao gồm giá phí vật liệu sử dụng trong sản xuất và các chi phí về sản xuất như : Nhân công, tu bổ sửa chữa, khấu hao ...
Bước 3 : Tính giá phí phân phối
Bao gồm các chi phí về tiêu thụ sản phẩm, chi phí vận chuyển, bao bì đóng gói, thuế, bảo hiểm .
Bước 4 : Tính giá thành sản phẩm
Bao gồm giá phí sản xuất cộng (+) với giá phí phân phối.
Các chi phí trong kế toán tổng quát được phân loại bản chất gọi là chi phí thông thường .Việc phân loại này không đủ điều kiện để tính toán các giá phí trong kế toán phân tích .Vì vậy các chi phí của kế toán tổng quát mang sang kế toán phân tích phải được tái phân loại theo cơ năng .Ta có các cơ năng chủ yếu sau:
1. Cơ năng quản trị hành chính
2. Cơ năng tài chính
3. Cơ năng quản lý dụng cụ
4. Cơ năng tiếp liệu
5. Cơ năng sản xuất
6. Cơ năng phân phối hay cơ năng thương mại
Tại Mỹ và Canađa :
ở Mỹ và Canađa cùng phân loại chi phí ra thành nhiều loại chi phí theo các tiêu thức khác nhau .Ví dụ như là phân loại chi phí theo khối lượng sản xuất thì chi phí được chia thành : Chi phí bất biến và chi phí khả biến .Phân loại chi phí thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất, trong đó chi phí sản xuất gồm : Chi phí nguyên vật liệu, chi phí lao động trực tiếp và chi phí chung của nhà máy .
Còn có cách phân loại chi phí thành : Chi phí lịch sử và chi phí định mức .Các chi phí định mức được so sánh với chi phí lịch sử khi đánh giá kết quả .
Chi phí còn được phân thành : Chi phí thay thế .Chi phí biên tế . Chi phí chênh lệch .
Trong kế toán Mỹ, sử dụng 3 hệ thống và Báo cáo tồn kho :
+ Hệ thống định kỳ
+ Hệ thống đơn hàng dịch vụ sử dụng phương pháp liên tục
+ Hệ thống chi phí theo quá trình sản xuất cùng sử dụng phương pháp liên tục .
Trên Bảng tổng kết tài sản, chi phí tồn kho được xác định theo danh mục chi tiết các loại tồn kho cuối kỳ kế toán. Tồn kho được kiểm kê theo nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, và thành phẩm hàng hoá. Sau đó cũng vào cuối chu kỳ kế toán, tính giá thành của hàng hoá được sản xuất và sau đó tính giá thành của hàng thực tế bán để làm Báo cáo thu nhập .
Như vậy, trình tự tập hợp chi phí và tính giá thành thành phẩm về cơ bản giữa các nước không có sự khác biệt đáng kể, chỉ khác về tên gọi và các bước phân chia .Về nội dung thì do quan niệm khác nhau về bản chất và chức năng chỉ tiêu giá thành mà dẫn đến sự khác biệt trong tính toán, xác định phạm vi của giá thành.
Phần II
Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp gỗ hà nội
Công tác hạch toán kế toán của Doanh nghiệp luôn luôn và bao giờ cũng gắn liền với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm kinh tế kỹ thuật, đặc điểm tổ chức quản lý của toàn Doanh nghiệp và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Để đi sâu nghiên cứu công tác hạch toán kế toán của Xí nghiệp nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ta cần phải tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp cũng như các đặc điểm quản lý và sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
I – những đặc điểm kinh tế kỹ thuật, tổ chức sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp tác động đến hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Gỗ Hà nội:
Xí nghiệp Gỗ Hà nội là một Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính và chịu sự quản lý của Sở Công nghiệp Hà nội về mặt pháp lý (cơ quan chủ quản). Cho nên, Xí nghiệp Gỗ Hà nội là một Doanh nghiệp Công nghiệp đặc thù của ngành Mộc, đồ Gỗ.
Xí nghiệp Gỗ Hà nội có trụ sở chính tại :
Số 2 . Chương Dương Độ – Quận Hoàn Kiếm – Hà nội.
Ngay từ khi mới ra đời, Xí nghiệp có tên là : “Xí nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh các hàng Gỗ, Mộc Hà nội”. Sau đó, để đáp ứng với các điều kiện của nền kinh tế thị trường, để tiện cho việc giao dịch thì Xí nghiệp đổi tên thành : “Xí nghiệp Gỗ Hà nội” như tên hiện nay. Dự tính trong năm 2000-2001, Xí nghiệp có kế hoạch cổ phần hoá Doanh nghiệp theo chỉ thị của cơ quan chủ quản là Sở Công nghiệp Hà nội, và khi đó thì Xí nghiệp sẽ tiến hành chuyển đổi loại hình Doanh nghiệp, từ DNNN thành Công ty cổ phần và tiến hành đổi tên Doanh nghiệp.
Ngành nghề kinh doanh chính của Xí nghiệp bao gồm : Những sản phẩm có kết cấu hoàn toàn bằng Gỗ hoặc chiếm tỷ trọng gỗ lớn, gồm các mặt hàng chủ yếu như : Bàn, ghế, tủ, giường, ốp trần, ốp tường, phào, vách ngăn, và các trang trí nội thất bằng gỗ khác...
Trong đó từng loại sản phẩm chính trên lại được chi tiết thành nhiều loại sản phẩm khác nữa.
VD: Sản phẩm là Bàn thì gồm các loại sau :
+ Bàn học sinh 2 chỗ
+ Bàn cho văn phòng chính phủ
+ Bàn điện thoại
+ Bàn dài (dùng cho họp hội nghị)
................
Trong mỗi loại bàn trên thì lại được chia thành nhiều loại theo kích cỡ, theo nguyên vật liệu đầu vào, theo chủng loại của vật liệu (gỗ) , theo giá của các yếu tố đầu vào khác nữa ...
Xí nghiệp Gỗ Hà nội có nhiệm vụ sản xuất gia công đồ gỗ dân dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước. Cho tới nay, Xí nghiệp Gỗ Hà nội chưa có hoạt động Xuất nhập khẩu (XNK) các sản phẩm cũng như là Nguyên vật liệu thuộc đồ gỗ, mộc ra thị trường quốc tế cả.
Xí nghiệp Gỗ Hà nội được hình thành từ những năm sau giải phóng Thủ Đô (1956). Xí nghiệp đã trải qua nhiều bước thăng trầm, từ một Xí nghiệp Gỗ Hà nội ban đầu tách ra thành 2 Xí nghiệp, một là “Xí nghiệp Gỗ 42” và một là “Xí nghiệp Gỗ Hà nội”.
Trước đây, Xí nghiệp có địa bàn hoạt động khoảng 5 ha và bây giờ Xí nghiệp có khoảng 8.717 m3 diện tích đất được sử dụng. Trong đó thì:
+ 1/3 diện tích đất được sử dụng cho làm nơi sản xuất, chế biến, gia công sản phẩm (là các phân xưởng sản xuất, nhà kho, nhà để xe...).
+ 2/9 diện tích đất được sử dụng làm các phòng ban thuộc lao động gián tiếp.
+ Phần diện tích còn lại bao gồm hệ thống đường đi lại trong Xí nghiệp, sân bãi ...
Nhà xưởng hầu hết là nhà cấp 4 được xây dựng từ năm 1956-1960 nhà mái tôn, mái ngói kết cấu tường bao khung gỗ, vì kèo gỗ. Cùng với thời gian, nhà cửa đã xuống cấp. Xí nghiệp phải thường xuyên sửa chữa và gia cố để sử dụng.
Xí nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp. Máy móc cũ và lạc hậu cho hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Hiện nay, hầu hết các trang thiết bị đã khấu hao gần hết, hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình đều rất lớn so với nguyên giá. Cho nên để hiệu quả sản xuất kinh doanh được cải thiện thì Xí nghiệp phải có hướng đầu tư đổi mới công nghệ và cân đối nguồn vốn đầu tư hợp lý. Thiết bị máy móc cồng kềnh khó di chuyển, không thích ứng các điều kiện sản xuất hiện nay (hiện nay yêu cầu là gọn nhẹ), đó là những nét chung của các DNNN trong giai đoạn hiện nay, cho nên việc đánh giá lại TSCĐ trong các DNNN là một bước mới và cần thiết của Bộ tài chính trong năm nay.
Năm 1992, UBND thành phố Hà nội ra Quyết định số 3162/QĐ-UB thay đổi Xí nghiệp Gỗ Hà nội. Xí nghiệp chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, thực hiện kinh tế độc lập, tự trang trải chi phí và có doanh lợi dưới sự quản lý của Nhà nước.
Trong điều kiện thị hiếu của nhân dân lớn về mặt vật chất cũng như về mỹ thuật. Xí nghiệp đã không ngừng cải tiến công nghệ sản xuất cho ra đời hàng loạt các sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp và phù hợp với thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng. Hiện nay nhu cầu tiêu dùng của thị trường thì rất lớn song Xí nghiệp mới chỉ đáp ứng được một phần. Sản phẩm của Xí nghiệp ngày càng phong phú, đa dạng và phù hợp với sự phát triển của thị trường. Bên cạnh đó, lãnh đạo Xí nghiệp đã quyết định cải tiến và tăng thêm một số máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để có sức cạch tranh trên thị trường và phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Theo Báo cáo tổng kết của năm 1998-1999, Xí nghiệp Gỗ Hà nội đã làm được thông qua một số chỉ tiêu sau :
Xí nghiệp đã tạo được công ăn việc làm tương đối ổn định, đã có phương án đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn cao để phục vụ cho Xí nghiệp được lâu dài.
Quá trình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp được tiến hành liên tục và có hiệu quả cao. Tập hợp đủ chi phí phát sinh trong Xí nghiệp, đẩy nhanh công tác bán hàng và có lãi. Xí nghiệp từng bước có biện pháp thích hợp bảo toàn vốn của mình.
Nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp được thể hiện thông qua tiền lương, tiền phụ cấp của cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp được cải thiện đáng kể.
Làm nghĩa vụ đầy đủ với Nhà nước
Chất lượng sản phẩm của Xí nghiệp luôn luôn đảm bảo và được thị trường chấp nhận một số chỉ tiêu Xí nghiệp Gỗ Hà nội đã đạt được qua các năm 1998-1999.
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 1998
Năm 1999
1
Doanh thu tiêu thụ
Đồng
3.169.712.110
3.763.425.670
2
Lợi nhuận sau thuế
Đồng
59.341.344
23.796.821
3
Số nộp Ngân Sách Nhà nước
Đồng
135.700.000
200.300.000
4
Số lao động
Người
74
73
5
Thu nhập bình quân 1 CNV
Đồng
7.210.000
7.308.000
Những con số ở trên cho thấy, Xí nghiệp hoạt động có lãi, đảm bảo đời sống cho người lao động, sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, nhằm phục vụ cho nhu cầu của thị trường hiện nay.
Bảng tổng hợp nộp ngân sách nhà nước
Năm 1999 Đơn vị tính : 1000đ
Ngày tháng
Thuế Môn bài
Thu sử dụng vốn
Thuế lợi tức
Thuế doanh thu
Thuê đất
16/2
850
21.670
19/3
14.050
17/4
13.144
18/5
13.479
18/6
26.721
18/7
5.120
20/8
9.211
21/9
4.569
20/10
11.240
17/11
6.190
34.450
21/12
20.000
11.270
8.336
Cộng
850
20.000
11.270
133.730
34.450
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Xí nghiệp :
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là một trong những căn cứ quan trọng để xác định đối tượng tập hợp chi phí, và đối tượng tính giá thành, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành thành phẩm. Vì vậy, một trong các công việc thiết yếu của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phải tìm hiểu kỹ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Xí nghiệp có thể tóm tắt như sau:
+ Nguyên vật liệu đầu vào từ Gỗ rừng tự nhiên qua các khâu : Cưa, xẻ, pha, cắt thành hộp, ván với quy cách kích thước hợp lý từng loại sản phẩm.
+ Tiến hành xử lý thuỷ phần trong gỗ theo tỷ lệ nhất định bằng 2 phương pháp :
1.Hong phơi tự nhiên
2.Đưa vào lò sấy với nhiệt độ nhất định để đạt từ 12-14% thuỷ phần
+ Sau khi sấy khô được sơ chế thành các chi tiết sản phẩm trên các thiết bị máy móc theo dây chuyền.
+ Sau khi được các sản phẩm sơ chế thì chuyển sang bộ phận Mộc tay, tinh chế và lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm.
+ Khâu cuối cùng là làm đẹp sản phẩm bằng phương pháp thủ công là đánh Véc-ni hay sơn mài, khảm gỗ...
Đối với sản phẩm kết hợp với Foóc, nhựa thì được thực hiện từ khâu Mộc tay, lắp ráp, cho đến khâu hoàn thành sản phẩm.
Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp bao gồm 2 khối sản xuất:
+ Khối sản xuất chính gồm :
Phân xưởng Mộc - Đây là bộ phận sản xuất mặt hàng chính của Xí nghiệp là các sản phẩm, các mặt hàng đồ mộc.
Phân xưởng Xẻ - Đây là phân xưởng hỗ trợ cho phân xưởng Mộc.
+ Khối sản xuất kinh doanh phụ gồm :
Phân xưởng Cơ điện có nhiệm vụ sửa chữa là chủ yếu, bảo dưỡng máy móc thiết bị cho tất cả các phân xưởng trong Xí nghiệp và phân xưởng dịch vụ, chúng bao gồm cả nhiệm vụ sản xuất và nhiệm vụ kinh doanh. Hoạt động sản xuất – kinh doanh – dịch vụ đã đem lại một nguồn lợi đáng kể cho Xí nghiệp. Số tiền này được dùng vào mục đích chung như : Mở rộng sản xuất, nhà xưởng ; chi thêm tiền lương cho bộ phận quản lý Xí nghiệp và một số chi phí khác của Xí nghiệp.
Hiện nay, Xí nghiệp có 2 phân xưởng sản xuất chính là :
+ Phân xưởng Xẻ : Từ gỗ cây xẻ thành gỗ hộp, gỗ ván. Là bộ phận sản xuất chính của Xí nghiệp.
Phân xưởng có 2 tổ sản xuất : Tổ sản xuất I
Tổ sản xuất II
+ Phân xưởng Mộc : có 3 tổ sản xuất gồm:
Tổ Mộc máy, tổ mộc tay, tổ Véc- ni.
Ngoài ra, Xí nghiệp có một số phân xưởng phụ, dịch vụ, gia công cho bên ngoài. Phân xưởng Cơ điện phục vụ cho các phân xưởng sản xuất chính.
Sơ đồ : Tổ chức sản xuất – kinh doanh của Xí nghiệp Gỗ Hà nội
Tổ Véc- ni
Phân xưởng sản xuất chính
Phân xưởng sản xuất phụ
Phân xưởng Xẻ
Tổ sản xuất I
Tổ sản xuất II
Phân xưởng Mộc
Tổ Mộc Máy
Tổ Mộc Tay
Phân xưởng Cơ điện
Phân xưởng Dich vụ
Đặc điểm tổ chức bộ máy Quản lý :
Tồn tại và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện kinh tế đổi mới. Xí nghiệp Gỗ Hà nội đã từng bước sắp xếp lại lao động, đổi mới mặt hàng sản xuất để tận dụng năng lực sản xuất sẵn có nhằm bảo đảm sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất kinh doanh các sản phẩm hàng Mộc. Cơ cấu tổ chức quản lý theo một cấp, gọn nhẹ với yêu cầu quản lý.
Đứng đầu Xí nghiệp là Ban Giám đốc, dưới là các phòng ban bộ phận, các phân xưởng liên quan trực tiếp làm nhiệm vụ sản xuất hay phục vụ sản xuất. Ban giám đốc bao gồm :
+ Giám đốc Xí nghiệp : Là người đứng đầu Xí nghiệp, với toàn quyền quyết định mọi hoạt động sản xuất – kinh doanh của Xí nghiệp. Chỉ đạo chung, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động sản xuất – kinh doanh của Xí nghiệp. Chỉ đạo trực tiếp các phòng ban chức năng, phân xưởng và các chuyên viên giúp việc cho Giám đốc.
+ Phó Giám đốc : Chịu trách nhiệm giúp Giám đốc chỉ đạo một số khâu trong sản xuất và điều động lao động. Thay mặt Giám đốc điều hành công việc kinh doanh như giải quyết các vấn đề đầu vào, đầu ra... Tham mưu giúp Giám đốc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm hàng năm và đôn đốc thực hiện kế hoạch.
Dưới Ban Giám đốc là các phòng chức năng. Các phòng chức năng là những tổ chức bao gồm cán bộ, nhân viên kinh tế, kỹ thuật, hành chính... được phân công chuyên môn hoá theo các chức năng quản trị, có nhiệm vụ giúp Giám đốc (và cả Phó Giám đốc), chuẩn bị các quyết định, theo dõi, hướng dẫn cũng như những cán bộ, nhân viên cấp dưới thực hiện đúng đắn, kịp thời những quyết định quản lý. Trách nhiệm chung của các phòng ban chức năng là vừa phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vừa phải phối hợp chặt chẽ với các phòng khác, nhằm đảm bảo cho tất cả các lĩnh vực công tác của Xí nghiệp được tiến hành ăn khớp, nhịp nhàng và đồng bộ.
Các phòng chức năng của Xí nghiệp Gỗ Hà nội được tổ chức theo hướng chuyên tinh gọn nhẹ sau :
+ Phòng Tổ chức Hành chính và Bảo vệ : Là phòng nghiệp vụ tổng hợp, tham mưa giúp Giám đốc quản lý các lĩnh vực công tác tổ chức nhân sự hành chính quản trị, bảo vệ nội bộ công tác y tế và các mặt an toàn xã hội tại Xí nghiệp bao gồm quản lý chất lượng CBCNV thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động khi nghỉ chế độ. Thực hiện công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại Xí nghiệp, bảo vệ tài sản an toàn. Tham mưu thực hiện công tác Quân sự địa phương, quản lý mọi công việc thuộc phạm vi hành chính nội bộ, tổng hợp giao dịch văn thư đánh máy và truyền đạt chỉ thị công tác của Giám đốc đến các đơn vị bộ phận an toàn xã hội. Quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động.
+ Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật – Vật tư : Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật –Vật tư là phòng nghiệp vụ tổng hợp có chức năng tham mưa giúp Giám đốc trong công tác xây dựng và chỉ đạo hoàn thiện kế hoạch sản xuất kinh doanh từng quý, từng năm và nhiều năm. Nắm bắt các thông tin để trên tư tưởng kết hợp khai thác khả năng thực tế để lập phương án mặt bằng phương án sản phẩm. Nghiên cứu áp dụng công nghệ mới, kỹ thuật thuết bị mới tiên tiến thiết kế tạo dáng sản phẩm để đưa vào sản xuất nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch, quan sát kiểm tra và đề ra phương án, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Xây dựng các định mức về đơn giá Vật tư, đơn giá giá thành sản phẩm. Giúp Giám đốc xây dựng và thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư, nguồn nguyên vật liệu nhằm bảo đảm cấp phát vật tư theo kế hoạch sản xuất quản lý các kho vật tư sản phẩm trong Xí nghiệp. Quản lý chung trong toàn Xí nghiệp hồ sơ thiết bị máy móc công tác an toàn bảo hộ lao động theo quy định hiện hành.
+ Phòng Kế toán tài chính (Phòng Tài vụ) : Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và thực hiện giúp Giám đốc về lĩnh vực thống kê kế toán tài chính, đồng thời có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, quan sát tình hình thực hiện kế hoạch và chấp hành các chính sách, quy tắc, chế độ theo kế toán thống kê như : Kiểm kê tài sản, kiểm tra kiểm soát, quản lý những tài liệu kế toán, nghiên cứu thị trường, kế hoạch cho vật tư, tiêu thụ và các vấn đề sản xuất – kinh doanh khác nữa.
Đối với các Phòng chức năng, Xí nghiệp tính toán xác định số lượng cán bộ, nhân viên mỗi phòng chức năng một cách chính xác, có căn cứ khoa học nhằm vừa bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ, vừa giảm bớt tỷ lệ nhân viên quản trị, giảm chi phí quản lý sao cho số lao động trong bộ máy quản lý của Xí nghiệp không quá 5% tổng số lao động trong Xí nghiệp.
+ Các phân xưởng sản xuất (gồm 4 phân xưởng sản xuất : cả sản xuất chính và sản xuất phụ): Các phân xưởng sản xuất là những đơn vị cơ sở thuộc Xí nghiệp có chức năng trực tiếp sản xuất các sản phẩm theo kế hoạch điều độ của Xí nghiệp, góp phần vào việc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Trong đó các phân xưởng sản xuất phụ là đơn vị cơ sở trực thuộc Xí nghiệp có chức năng kinh doanh sửa chữa dịch vụ theo quy định cuả pháp luật, tự chịu trách nhiệm đảm bảo việc làm đời sống của CBCNV của mình và tham gia đóng góp tài chính đối với Xí nghiệp.
Sơ đồ : Tổ chức bộ máy Quản lý tại Xí nghiệp Gỗ Hà nội
Giám đốc
Phòng Tổ chức – Hành chính và Bảo vệ
Phòng Kỹ thuật – Kế hoạch – Vật tư
Phòng Kế toán - tài chính
Phó Giám đốc
Phân xưởng Xẻ
Phân xưởng Mộc
Phân xưởng Cơ điện
Phân xưởng Dịch vụ
Xí nghiệp bố trí và sử dụng lao động một cách hợp lý về thời gian lao động. Xí nghiệp đã cung cấp các yếu tố vật chất như : Thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc, phương tiện đi lại... cho người lao động. Ngoài các điều kiện về vật chất, Xí nghiệp cũng chú ý tới điều kiện về môi trường như : Chế độ, giờ giấc làm việc, vệ sinh công nghiệp, nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh phù hợp với nhu cầu sinh lý của người lao động. Các chế độ xã hội như : Chế độ lương thưởng, bảo hiểm, quan hệ cộng sự, khối lượng và chất lượng thông tin ... cũng được Xí nghiệp Gỗ Hà nội quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả trong lao động.
Xí nghiệp hạn chế một cách tối đa các tai nạn lao động, tai nạn do nghề nghiệp như : Điều kiện làm việc không thuận lợi, kỷ luật lao động còn lỏng lẻo, ý thức phòng hộ của người lao động.
Đặc điểm chung về công tác hạch toán kế toán ở Xí nghiệp Gỗ Hà nội :
Hoạt động sản xuất của Xí nghiệp Gỗ Hà nội được hình thành ở nhiều điểm, nhiều phân xưởng, tổ sản xuất khác nhau. ở từng địa điểm sản xuất lại chế biến nhiều sản phẩm, nhiều công việc lao vụ khác nhau, theo các quy trình công nghệ sản xuất khác nhau. Do đó, chi phí sản xuất của Xí nghiệp cũng phát sinh ở nhiều địa điểm, nhiều bộ phận liên quan tới nhiều sản phẩm, nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng, từng bộ phận dịch vụ và lại được chi tiết cho từng sản phẩm, từng nhóm sản phẩm.
Phòng Kế toán - tài chính (Phòng Tài vụ) của Xí nghiệp phụ trách các công việc liên quan tới công tác kế toán – tài chính – thống kê của Xí nghiệp. Phòng Kế toán - tài chính có 3 người. Mỗi người đều có chức năng, nhiệm vụ riêng của mình song giữa họ có mối quan hệ khăng khít với nhau, bổ trợ cho nhau, giúp cho cả bộ máy kế toán tiến hành đều đặn, hoạt động tốt công tác phục vụ quản lý của Xí nghiệp.
Sơ đồ : Tổ chức Kế toán tại Xí nghiệp Gỗ Hà nội
Trưởng phòng
(Kế toán Trưởng)
kiêm Kế toán tổng hợp
+ Kế toán Vật tư kiêm
+ Kế toán thành phẩm
+ Kế toán tiêu thụ sản phẩm
+ Thủ quỹ
+ Kế toán lương và các khoản trích theo lương kiêm
+ Kế toán Vốn bằng tiền
+ Kế toán thanh toán
Xí nghiệp Gỗ Hà nội đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ (NKCT). Bộ máy kế toán tập trung, các nhân viên kế toán tập trung ở một phòng gọi là phòng Kế toán - tài chính. Phòng Kế toán tổ chức ghi chép sổ sách ban đầu chính xác và thống nhất, cũng như việc ghi chép và lập các chứng từ kế toán. Tổng hợp chi phí sản xuất trong quá trình sản xuất của các phân xưởng, phản ánh chính xác kịp thời và đầy đủ khách quan giá thành sản phẩm và doanh thu tiêu thụ. Ghi chép, tính toán chính xác về nguồn vốn và TSCĐ, vật tư và các loại vốn bằng tiền. Cuối kỳ (cuối năm) đảm bảo hoàn thành công tác Báo cáo kế toán tài chính, giúp Giám đốc nắm vững tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Xí nghiệp. Nộp Báo cáo tài chính cho các cơ quan chủ quản của mình (Sở Công nghiệp Hà nội) theo định kỳ và tiến hành nộp thuế và các khoản phải nộp Nhà nước khác.
Do đặc điểm sản xuất – kinh doanh của Xí nghiệp nên Xí nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo 2 phương pháp là vừa dùng phương pháp Kê khai thường xuyên (KKTX) vừa dùng phương pháp Kiểm kê định kỳ (KKĐK).
+ Phương pháp KKTX dùng để hạch toán hàng tồn kho cho các sản phẩm chính của Xí nghiệp là đồ gỗ và các sản phẩm hàng mộc.
+ Phương pháp KKĐK dùng để hạch toán hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất – kinh doanh dịch vụ thuộc bộ phận sản xuất sản phẩm phụ của Xí nghiệp.
Xí nghiệp có quy trình sản xuất theo kiểu chế biến liên tục. Tất cả các chi phí sản xuất của giai đoạn trước dùng hết cho giai đoạn sau để tạo nên một dây chuyền sản xuất kiêủ liên tục. Toàn bộ chi phí sản xuất của phân xưởng Xẻ được kết chuyển ngay cho phân xưởng Mộc theo định kỳ cuối quý. Chi phí sản xuất của Xí nghiệp cũng được chia theo khoản mục chi phí : Chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC.
Định kỳ cuối từng quý, sau khi tổng hợp được chi phí sản xuất ở phân xưởng Mộc, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn với từng sản phẩm đồ gỗ hoàn thành.
Với công thức sau :
ồ Giá thành sản phẩm = Dư đầu kỳ Chi phí sản xuất – Dư cuối kỳ
Giá thành ồ Giá thành sản phẩm
đơn vị = ------------------------------------------
sản phẩm Khối lượng sản phẩm hoàn thành
Về hình thức sổ sách kế toán :
Để phù hợp với đặc điểm sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý. Xí nghiệp đã áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ (NKCT). Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh trên NKCT thông qua các Bảng kê, sổ chi tiết, các bảng phân bổ... Định kỳ căn cứ vào NKCT và các tài liệu kế toán khác để ghi vào Sổ Cái.
Trình tự và phương pháp ghi sổ kế toán tại Xí nghiệp Gỗ Hà nội như sau :
Sơ đồ : Công tác ghi sổ kế toán tại Xí nghiệp Gỗ Hà nội
Chứng từ gốc và các Bảng phân bổ
Nhật ký chứng từ số 7
Bảng kê số 3,4,5
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ Cái TK154,631
Báo cáo kế toán tài chính
: Ghi hằng ngày
: Ghi cuối kỳ (quý)
: Đối chiếu, kiểm tra
II - đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp Gỗ hà nội
Đối với một đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí và giá thành sản phẩm luôn luôn là một chỉ tiêu quan trọng và được coi trọng hàng đầu. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng, quyết định tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sự tồn tại và phát triển của Xí nghiệp trong điều kiện cơ chế thị trường.
Chính vì lẽ đó, tại Xí nghiệp Gỗ Hà nội, bộ phận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được đặt lên vị trí quan trọng và luôn được quản lý một cách chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh của Xí nghiệp.
Trước hết, ta hãy tìm hiểu đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Xí nghiệp đã.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất :
Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là một khâu đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Việc xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đơn vị sản xuất – kinh doanh và với yêu cầu quản lý chi phí sản xuất là yêu cầu cần thiết không thể thiếu được đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất và phục vụ công tác tính giá thành.
Quy trình công nghệ sản xuất và đặc điểm tổ chức sản xuất của Xí nghiệp có ảnh hưởng đến việc tập hợp chi phí sản xuất. Sản phẩm của Xí nghiệp bao gồm nhiều loại, được sản xuất qua nhiều công đoạn khác nhau theo công nghệ chế biến kiểu liên tục theo một trình tự nhất định, từ nguyên vật liệu đầu vào cho tới sản phẩm hoàn thành đầu ra. Xí nghiệp tổ chức sản xuất ở các phân xưởng sản xuất (Phân xưởng Mộc, phân xưởng Xẻ) nên phân xưởng sản xuất này là đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và Xí nghiệp tổ chức hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX. Còn phân xưởng Cơ điện là phân xưởng sản xuất phụ của Xí nghiệp thì được hạch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0231.doc