Lý luận và thực tiễn cho thấy tổ chức tốt công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và kết quả tiêu thụ có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý. Thông tin mà phần hành kế toán này cung cấp giúp cho các nhà quản lý nắm bắt được tình hình tiêu thụ thành phẩm của doanh nghiệp, từ đó đề ra được các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, xây dựng các kế hoạch sản xuất và tiêu thụ trong kỳ tiếp theo đảm bảo cho doanh nghiệp có lãi, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cơ khí Hà Nội em đã đi sâu tìm hiểu tình hình tổ chức công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ, từ đó vận dụng lý luận vào thực tiễn và từ thực tiễn làm rõ lý luận. Có thể nói rằng việc hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ nói riêng và công tác kế toán nói chung tại công ty là tương đối khoa học và hoàn thiện. Tuy nhiên, công tác hạch toán kế toán cũng còn một số vấn đề tồn tại cần được cải tiến kịp thời nhằm hoàn thiện hơn nữa trong Công ty. Với những tồn tại nêu trên, nếu được khắc phục kịp thời thì kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sẽ tiến hành công việc tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu quản lý của Công ty và đảm bảo chức năng kế toán phát huy có hiệu quả nhất, giúp cho bộ phận kế toán hoàn thành nhiệm vụ được giao
99 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảu toàn công ty, tính toán các khoản phải nộp vào ngân sách Nhà nước và chịu trách nhiệm lập các báo cáo tài chính.
+ Một kế toán ngân hàng theo dõi tiền gửi ngân hàng về thu chi hàng ngày qua báo cáo uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi. theo dõi tình hình vay ngắn hạn, dài hạn, tính toán tiền lãi ngân hàng.
+ Một kế toán tiêu thụ: hạch toán chi tiết và tổng hợp thành phẩm nhập kho, theo dõi tình hình doanh thu tiêu thụ hàng ngày, xác định kết quả tiêu thụ
+ Một kế toán công nợ và thuế quản lý các khoản nợ chưa thanh toán của khách hàng lập các bản đối chiếu công nợ, quyết toán hợp đồng, lập Tờ khai thuế GTGT hàng tháng.
+ Một kế toán tiền mặt làm nhiệm vụ viết phiếu thu chi tiền mặt hàng ngày, định khoản và hạch toán theo nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh căn cứ vào chứng từ gốc.
+ Một kế toán nguyên vật liệu theo dõi và ghi chép tình hình mua vật tư nhập kho cả về chủng loại, giá cả và số lượng tình hình xuất vật tư cho sản xuất, đồng thời tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp rồi chuyển cho kế toán giá thành.
+ Một kế toán bán thành phẩm chịu trách nhiệm về việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất nhập bán thành phẩm.
+ Một kế toán công cụ dụng cụ chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh tình hình xuất, nhập công cụ dụng cụ
+ Một kế toán lương mở sổ sách theo dõi quỹ tiền lương, việc thanh toán lương và trích nộp các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, đồng thời tập hợp chi phí nhân công trực tiếp rồi chuyển cho kế toán chi phí sản xuất.
+ Ba kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành: có nhiệm vụ ghi chép, theo dõi hàng tháng các khoản chi phí phát sinh, tập hợp, tính toán, phân bổ chi phí trên các bảng kê số 4, 5, 6 và từ đó tính giá thành công xưởng và giá thành toàn bộ của từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng hoặc hợp đồng đã hoàn thành nhập kho.
+ Một thủ quỹ quản lý, xuất nhập quỹ tiền mặt của công ty và theo dõi tình hình thanh toán với người bán.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Kế toán công cụ dụng cụ
Kế toán trưởng
Kế toán tiền mặt
Kế toán TGNH
Kế toán tiêu thụ
Kế toán công nợ và thuế
Kế toán bán thành phẩm
Kế toán tiền lương
Kế toán vật liệu
Kế toán giá thành
Thủ quỹ
Kế toán tổng hợp-KT TSCĐ
2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Đặc điểm sản phẩm ở Công ty Cơ khí Hà Nội là trải qua nhiều giai đoạn chế biến song phương pháp tính giá thành của công ty theo phương pháp tổng thể, tức là số liệu của các phân xưởng sản xuất đều tập trung hết về phòng kế toán và chỉ tính giá thành một lần cho từng loại sản phẩm hoàn thành, bán thành phẩm hoàn thành hay hợp đồng, đơn đặt hàng đã hoàn thành.
Công ty sử dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ, có khả năng phản ánh kịp thời tình hình, diễn biến trong những khoảng thời gian ngắn, phù hợp quy mô sản xuất kinh doanh lớn, khối lượng nghiệp vụ kế toán phát sinh nhiều, trình độ kế toán ngày càng tiến bộ sẽ kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, việc kiểm tra số liệu được tiến hành thường xuyên ở tất cả các khâu đảm bảo số liệu chính xác kịp thời phục vụ nhạy bén theo yêu cầu sản xuất.
Hàng ngày, từ hoá đơn giá trị gia tăng, kế toán hạch toán vào Sổ chi tiết tiêu thụ, sổ chi tiết tài khoản 1311, sổ chi tiết tài khoản 1312, Sổ theo dõi Công nợ tài khoản 131. Khoảng 3-5 ngày, từ hoá đơn giá trị gia tăng kế toán vào Bảng kê chi tiêt tiêu thụ cột số lượng, doanh thu tiêu thụ trong tháng, đồng thời vào Bảng kê hoá đơn hàng hoá bán ra.
Cuối tháng, sau khi xác định được giá vốn thành phẩm nhập kho trong kỳ và căn cứ vào Bảng kê chi tiết tiêu thụ tháng trước cột “tồn cuối tháng”, kế toán tính được giá trị thành phẩm xuất kho và giá trị thành phẩm tiêu thụ trong tháng theo phương pháp bình quân cả kì dự trữ, từ đó xác định được lãi trong tháng và tồn cuối tháng của thành phẩm trên Bảng kê chi tiết tiêu thụ. Từ các Bảng kê chi tiết tiêu thụ kế toán lấy số tổng cộng và chuyển sang Báo cáo tiêu thụ tổng quát. Từ Báo cáo tiêu thụ tổng quát và Sổ chi tiết tiêu thụ kế toán hạch toán vào nhật ký chứng từ số 8. Từ sổ chi tiết tài khoản 131.1, sổ chi tiết tài khoản 131.2, kế toán lập bảng theo dõi chi tiết tài khoản 131.1, bảng theo dõi chi tiết tài khoản 131.2 và lấy số tổng cộng vào nhật ký chứng từ số 8. Căn cứ vào Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, bảng phân bổ lương, bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định và các chứng từ sổ sách liên quan khác kế toán tập hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trên bảng kê số 5 và hạch toán vào nhật ký chứng từ số 8. Từ các bảng kê hoá đơn hàng hoá bán ra, kế toán lập Bảng tổng hợp hoá đơn hàng hoá bán ra và Tờ khai thuế giá trị gia tăng. Từ nhật ký chứng từ số 8 và các sổ sách liên quan khác, kế toán vào sổ cái các tài khoản 155, 157, 511, 632, 641, 642, 911.. .. Trình tự hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại công ty Cơ Khí Hà Nội có thể tóm tắt bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ thành phẩm ở Công ty Cơ khí Hà Nội.
Chứng từ gốc hoặc sổ do bộ phận kế toán khác chuyển sang
Sổ chi tiết tiêu thụ
Bảng kê số 5
Sổ theo dõi công nợ TK 131
Sổ chi tiết TK 1311
Sổ chi tiết TK 1312
Bảng theo dõi chi tiết TK 1312, Bảng kê số 11
Nhật ký chứng từ số 8
Sổ Cái TK 155, 157, 632, 511, 721, 911...
Bảng kê chi tiết tiêu thụ
Bảng kê số 10
Báo cáo tiêu thụ tổng quát
Tổng hợp hoá đơn hàng hoá bán ra
Tờ khai thuế GTGT
Bảng kê hoá đơn hàng hoá bán ra
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
III. Thực trạng hạch toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Cơ khí Hà Nội
Công ty Cơ khí Hà Nội có nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng cơ khí phục vụ chủ yếu cho các ngành kinh tế, công nghiệp của nền kinh tế quốc dân dưới dạng các sản phẩm hoặc phụ tùng thay thế chủ yếu là máy công cụ, thiết bị toàn bộ cho các nhà máy đường, xi măng, các trạm bơm cỡ lớn và các ngành công nghiệp khác như dầu khí, thuỷ lợi, điện lực, giao thông... Công ty có dây chuyền tạo phôi gang và thép chất lượng cao, sản xuất được nhiều mác gang và thép đặc biệt, cũng như một giàn thiết bị cỡ lớn có khả năng gia công chi tiết lớn mà không một nhà máy nào ở Việt Nam có thể làm được. Các sản phẩm chủ yếu của Công ty bao gồm:
- Máy công cụ: như máy tiện T630A,T18A, T14L..., máy khoan cần K525, máy bào ngang B365...
- Thép cán xây dựng từ (8 đến (24, thép góc các loại.
- Phụ tùng và các thiết bị công nghiệp.
Sản phẩm của Công ty được sản xuất chủ yếu theo hợp đồng kinh tế. Hàng năm, phòng Marketing tìm hiểu nhu cầu thị trường, phòng kinh doanh tìm kiếm hợp đồng làm cơ sở để đề ra kế hoạch sản xuất cho năm đó. Hợp đồng có thể là hợp đồng mua bán thông thường hoặc khách hàng đặt hàng Công ty sản xuất theo mẫu mã yêu cầu. Tuỳ theo thoả thuận có thể nguyên vật liệu chính do khách hàng mang đến (gọi là hợp đồng gia công phôi khách) hoặc là Công ty chịu hết chi phí sản xuất theo mẫu mã của khách hàng (gọi là hợp đồng gia công). Những sản phẩm gia công hoặc sản phẩm gia công phôi khách không cố định mà biến đổi liên tục đa dạng nhiều chủng loại, có thể phát sinh nhiều sản phẩm mới do khách hàng yêu cầu. Trước khi tiến hành sản xuất cần có thời gian cho phòng kỹ thuật nghiên cứu, thiết kế quy trình sản xuất sản phẩm theo đúng mẫu mã trong đơn đặt hàng. Do đó, trong thực tế các hợp đồng thường kéo dài trên dưới 1 năm. Đối với những khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm với số lượng nhỏ thì Công ty không ký kết hợp đồng. Đó là những sản phẩm thông dụng như máy tiện, máy khoan... Những trường hợp này chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong doanh số bán ra của Công ty.
Công ty Cơ khí Hà Nội tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với hai loại thuế suất là 5% và 10%.. Thuế suất 5% được áp dụng cho: Tất cả các loại sản phẩm do Công ty sản xuất, đại tu sửa chữa máy móc thiết bị, sản xuất, lắp đặt, hướng dẫn sử dụng toàn bộ thiết bị, thuế suất 10% được áp dụng cho: Gia công phôi khách cấp, vận chuyển bốc xếp.
Hiện nay, Công ty có hai hình thức tiêu thụ sau:
- Bán hàng trực tiếp: là hình thức tiêu thụ mà Công ty giao hàng cho khách hàng trực tiếp tại kho hay trực tiếp tại xưởng, phân xưởng không qua kho và khách hàng thanh toán ngay tiền hàng cho Công ty hoặc chấp nhận thanh toán trong thời gian quy định. ở Công ty Cơ khí Hà Nội bán trực tiếp không phân biệt bán buôn, bán lẻ vì các sản phẩm là các máy móc thiết bị thường có giá trị lớn. Mọi khách hàng có nhu cầu đều đến mua hàng trực tiếp tại Công ty và tự lo phương tiện vận chuyển nên việc giao hàng được thực hiện ngay tại Công ty.
- Bán hàng gửi đại lý: là hình thức mà Công ty xuất hàng bán cho các đại lý theo yêu cầu về số lượng, Công ty chỉ có một đại lý chính thức là hợp tác xã Quê hương đặt tại Thành phố HCM. Hiện nay, hợp tác xã Quê hương đóng vai trò như một cửa hàng trung gian giới thiệu và bán sản phẩm của Công ty. Hợp tác xã Quê hương bán đúng giá quy định của Công ty và được hưởng 2% hoa hồng tính trên doanh thu không thuế của số sản phẩm đã tiêu thụ. Ngoài ra hợp tác xã Quê hương còn đảm nhận các dịch vụ bảo hành, lắp đặt, hướng dẫn chạy thử cho các sản phẩm của Công ty và được hưởng toàn bộ doanh thu của dịch vụ này.
- Các dịch vụ kèm theo trong công tác tiêu thụ sản phẩm
Đối với những công trình lắp đặt toàn bộ thiết bị cho khách hàng, Công ty vừa sản xuất vừa cung cấp luôn dịch vụ lắp đặt, chạy thử, hướng dẫn sử dụng cho đến khi quyết toán nghiệm thu công trình. Thu về các hoạt động này cũng được tính vào doanh thu trong kỳ (TK 511) và tính thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp. Kế toán sẽ hạch toán doanh thu cho từng công đoạn bao gồm doanh thu của thành phẩm xuất kho tiêu thụ, doanh thu của dịch vụ lắp đặt, chạy thử. Nếu Công ty đảm nhận khâu vận chuyển theo yêu cầu của khách hàng thì mọi chi phí vận chuyển đến tận kho của khách hàng đều do khách hàng chịu và thanh toán cho Công ty. Công ty sẽ hạch toán khoản này vào TK 721 - Thu nhập bất thường. Công ty còn có một quầy giới thiệu sản phẩm ngay cổng ra vào của Công ty: số 24 đường Nguyễn Trãi. Khi có khách hàng muốn mua sản phẩm của quầy giới thiệu sản phẩm, trưởng quầy sẽ báo vào Công ty và khách hàng vào Công ty làm thủ tục mua hàng, kế toán viết hoá đơn giá trị gia tăng và khách hàng nhận sản phẩm ngay tại kho thành phẩm hoặc phân xưởng sản xuất (không qua kho). Do đó trường hợp này chính là phương thức tiêu thụ trực tiếp.
Tóm lại, bằng các phương thức bán hàng và phương thức thanh toán đa dạng, nhanh gọn, thuận tiện và các chính sách giá cả hợp lý, Công ty Cơ khí Hà Nội đã thu hút được số lượng lớn khách hàng trong nước cũng như nước ngoài. Là một bộ phận quan trọng, để góp phần vào mục tiêu chung của Công ty, công tác kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ thành phẩm nói riêng cũng được tổ chức phù hợp, khoa học kết hợp chặt chẽ với bộ phận kho trong việc tổ chức giao nhận hàng, đảm bảo thủ tục nhanh gọn, thuận tiện cho khách hàng và đơn giản cho công tác kế toán.
1. Chứng từ và tài khoản sử dụng trong hạch toán tiêu thụ thành phẩm
Là một doanh nghiệp sản xuất lớn, chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ nên khi tiêu thụ sản phẩm, để tiến hành thanh toán với khách hàng Công ty Cơ khí Hà Nội sử dụng Hoá đơn giá trị gia tăng . Hoá đơn giá trị gia tăng được lập theo đúng mẫu số 01 GTKT-311 do Nhà nước quy định và chỉ được viết trong trường hợp đã ghi nhận doanh thu tiêu thụ (khách hàng thanh toán ngay hoặc chấp nhận thanh toán cho số hàng mua đã ghi rõ trong hợp đồng). Hoá đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ các chỉ tiêu: tên hàng hoá dịch vụ, số lượng, giá bán chưa tính thuế giá trị gia tăng và tổng giá thanh toán... Mỗi hoá đơn được lập cho những sản phẩm dịch vụ có cùng thuế suất.
Hiện nay, Công ty đang thực hiện hình thức tính thẳng giảm giá vào đơn giá khi bán sản phẩm. Khi Công ty chấp nhận cho khách hàng hưởng giảm giá, kế toán tiêu thụ trừ luôn vào giá bán và chỉ ghi giá còn lại khách hàng phải thanh toán (giá không thuế) trên hoá đơn (cột đơn giá và thành tiền) cho từng loại sản phẩm. Dòng cộng tiền hàng ghi số tổng cộng của cột thành tiền. Dòng tiền thuế GTGT ghi số thuế GTGT đầu ra phải nộp của số hàng tiêu thụ (= dòng cộng tiền hàng * thuế suất). Cộng hai dòng trên ra dòng tổng cộng tiền thanh toán.
Hoá đơn GTGT được đánh số liên tục từ đầu đến cuối quyển, nếu ghi sai hoặc điều chỉnh phải huỷ ngay, không được sửa chữa, gạch xoá ngay trên hoá đơn nhưng vẫn lưu lại quyển gốc và viết hoá đơn khác liền kề. ở Công ty Cơ khí Hà Nội, Hoá đơn GTGT lập làm 3 liên (đặt giấy than viết một lần):
- Liên 1 (màu trắng): lưu lại quyển gốc (là căn cứ ghi sổ kế toán).
- Liên 2 (màu đỏ): giao cho khách hàng giữ (để làm căn cứ cho người mua vận chuyển hàng trên đường và khấu trừ thuế GTGT đầu vào).
- Liên 3 (màu xanh): giao cho thủ kho để ghi thẻ kho
Kế toán lập xong hoá đơn, trình kế toán trưởng và giám đốc Công ty ký. Người mua hàng, sau khi nhận đủ và kiểm tra hàng, ký nhận vào hoá đơn. Khi khách hàng thanh toán, kế toán tiêu thụ đóng dấu “Đã thu tiền” vào hoá đơn (liên đỏ và liên trắng).
Hoá đơn GTGT là căn cứ để thủ kho xuất kho thành phẩm, ghi thẻ kho, kế toán ghi Sổ chi tiết tiêu thụ, Bảng kê chi tiết tiêu thụ,Sổ chi tiết tài khoản 131.1, 131.2, sổ theo dõi công nợ.
Để phản ánh và giám đốc tình hình tiêu thụ thành phẩm một cách có năng suất và hiệu quả nhất, kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Cơ khí Hà Nội sử dụng các tài khoản sau:
- TK 511: Doanh thu bán hàng: phản ánh giá bán không thuế của tất cả các loại sản phẩm và những dịch vụ kèm theo (lắp đặt, chạy thử,...).
- TK 531: Hàng bán bị trả lại.
- TK 155: Thành phẩm.
- TK 157: Hàng chờ bán hoặc chờ sử dụng nội bộ.
- TK 632: Giá vốn hàng bán.
- TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp Nhà nước.
- TK 131: Phải thu của khách hàng (TK này được chi tiết thành 2 tiểu khoản)):
+ TK 131.1: Phải thu của khách hàng.
+ TK 131.2: Người mua ứng trước tiền hàng.
Ngoài ra, kế toán tiêu thụ thành phẩm còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như TK 111, 112...
Nội dung của các tài khoản trên cũng tương tự như đã nêu ở phần lý thuyết.
2. Trình tự hạch toán tiêu thụ thành phẩm
a> Hạch toán doanh thu theo phương thức tiêu thụ trực tiếp
Những khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm của Công ty tới phòng kinh doanh để làm thủ tục ban đầu cho việc mua bán. Khách hàng và Công ty sẽ thoả thuận cách thức mua bán, thanh toán và các khoản giảm giá hàng bán. Nếu khách hàng muốn mua chịu thì phải có biên bản thoả thuận và phải được giám đốc Công ty chấp nhận sau khi phòng kinh doanh xem xét khả năng thanh toán của khách hàng. Khi khách hàng đến lấy hàng, kế toán viết Hoá đơn GTGT, xin lệnh xuất kho của giám đốc Công ty làm căn cứ để thủ kho xuất kho thành phẩm, giao hàng cho khách ngay tại kho của Công ty hoặc tại phân xưởng không qua kho. Khách hàng sau khi kiểm nhận hàng sẽ thanh toán ngay hoặc chấp nhận thanh toán (một phần hay toàn bộ) cho Công ty và ký vào hoá đơn. Khi thành phẩm xuất kho giao cho khách hàng, Công ty coi như thành phẩm đã được tiêu thụ và hạch toán doanh thu bán hàng.
Tính vào phương thức tiêu thụ trực tiếp còn có trường hợp gia công và gia công phôi khách cấp. Cả hai trường hợp này đều phải ký kết hợp đồng, đều là sản xuất theo đơn đặt hàng nhưng ở trường hợp gia công, Công ty chịu mọi chi phí sản xuất còn ở trường hợp gia công phôi khách cấp, Công ty không phải chịu chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu chính do khách hàng mang tới. Cả hai trường hợp này, khách hàng đều phải ứng trước tiền hàng và khi thành phẩm xuất kho giao cho khách hàng, Công ty coi như thành phẩm đã được tiêu thụ và hạch toán doanh thu bán hàng.
Hàng ngày, căn cứ vào Hoá đơn giá trị gia tăng, kế toán tiêu thụ vào Sổ chi tiết tiêu thụ. Sổ chi tiết tiêu thụ chỉ theo dõi doanh thu bán hàng, hình thức thanh toán, thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp cho tất cả các loại sản phẩm (không theo dõi giá vốn hàng bán) và là sổ quyển, dùng cho cả năm, theo dõi chi tiết từng tháng trên một số trang sổ.
Các ví dụ minh hoạ:
+ Trường hợp Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí mua 2 máy tiện T18A theo đơn giá là 16.300.000, tổng giá thanh toán 34.230.000 (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng 5%) theo Hợp đồng số 423/01, Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí thanh toán bằng tiền mặt (đã viết phiếu thu và thu tiền vào quỹ), đồng thời mua chịu 1 máy TP16 theo đơn giá là 5.900.000, thuế giá trị gia tăng 5%, tổng gía thanh toán là 6.195.000, kế toán viết hoá đơn giá trị gia tăng số 60215 ngày 6/10 cho số hàng trên như sau:
hoá đơn (gtgt) Mẫu số: 01 GTKT-3LL
Liên 3: (Dùng để thanh toán) GH/01-B
Ngày 6 tháng 10 năm 2001
N0 60215
Đơn vị bán hàng: Công ty Cơ khí Hà Nội
0 1 0 0 1 0 0 1 7 4 1
Địa chỉ:24 Nguyễn Trãi. Số tài khoản:............................
Điện thoại:.....................................MS
Họ tên người mua hàng:.....................................................................
Đơn vị: Công ty Vật liệu điện và dụng cụ cơ khí
Địa chỉ:...........................................Số tài khoản:............................
Hình thức thanh toán: Tiền mặt.MS
STT
Tên hàng hoá,dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1´2
1
Máy tiện T18A
cái
02
16300000
32600000
2
Máy TP16
cái
01
5900000
5900000
Còn nợ 6.195.000
Cộng tiền hàng: 38500000
Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 1925000
Tổng cộng tiền thanh toán: 40425000
Số tiền viết bằng chữ: Bốn mươi triệu bốn trăm hai năm nghìn đồng
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Đồng thời kế toán hạch toán vào sổ chi tiết tiêu thụ theo định khoản:
Nợ TK 111: 34.230.000
Có TK 511: 32.600.000
Có TK 3331: 1.630.000
Nợ TK 1311: 6195000
Có TK 511: 5900000
Có TK 3331: 295000
+ Trường hợp nhận gia công phôi khách cho khách hàng, kế toán hạch toán theo đúng như quy định. Ví dụ:
Công ty Đường Lam Sơn gia công phôi khách hai mâm cặp theo Hợp đồng số 250/01, đã ứng trước 10.500.000 ngày 16/05/01, nhận hàng ngày 12/10 theo Hoá đơn số 60252 theo tổng giá thanh toán là 56.100.000 (bao gồm cả thuế GTGT 10%)Công ty Cơ khí Hà Nội vận chuyển hàng đến kho cho Công ty Đường Lam Sơn và Công ty Đường Lam Sơn phải thanh toán toàn bộ chi phí vận chuyển bốc dỡ cho Công ty Cơ khí Hà Nội là 451000 ( bao gồm cả thuế giá trị gia tăng). Số tiền còn lại (sau khi trừ ứng trước) được thanh toán bằng chuyển khoản (đã nhận được giấy báo có của Ngân hàng), kế toán lập hoá đơn như sau:
hoá đơn (gtgt) Mẫu số: 01 GTKT-3LL
Liên 3: (Dùng để thanh toán) GH/01-B
Ngày 12 tháng 10 năm 2001
N0 60252
Đơn vị bán hàng: Công ty Cơ khí Hà Nội
0 1 0 0 1 0 0 1 7 4 1
Địa chỉ:24 Nguyễn Trãi. Số tài khoản:............................
Điện thoại:.....................................MS
Họ tên người mua hàng: Trần Văn Linh
Đơn vị: Công ty Đường Lam Sơn
Địa chỉ:..........................................Số tài khoản:............................
Hình thức thanh toán: TGNH MS
STT
Tên hàng hoá,dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1´2
1
Mâm cặp
cái
02
25.500.000
51.000.000
2
Vận chuyển
410.000
Đã ứng trước 10500000
Cộng tiền hàng: 51.410.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 5.141.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 56.551.000
Số tiền viết bằng chữ: Năm sáu triệu năm trăm năm mốt ngàn đồng
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Kế toán ghi nhận doanh thu cho số tiền hàng ứng trước:
Nợ TK 1312: 10.500.000
Có TK 511: 9.545.455
Có TK 3331: 954.545
Đồng thời ghi nhận doanh thu cho số tiền hàng đã thanh toán bằng chuyển khoản:
Nợ TK 112: 46.051.000
Có TK 511: 41.454.545
Có TK 721: 410.000
Có TK 3331: 4.186.455
+ Trường hợp trong tháng phát sinh nghiệp vụ điều chỉnh hoá đơn ngay trong tháng do quyết toán, nghiệm thu những công trình gia công, lắp đặt toàn bộ cho khách hàng kế toán căn cứ vào biên bản nghiệm thu, xác định lại doanh thu thực tế và viết hoá đơn điều chỉnh, đồng thời ghi đỏ lên Sổ chi tiết tiêu thụ.
Ví dụ: Ngày 15/10/2001 kế toán viết Hoá đơn số 60248 điều chỉnh cho hoá đơn số 60160 sau khi nghiệm thu công trình, tính ra doanh thu lắp đặt chạy thử thực tế 2 trục chính T6P16 theo giá không thuế cho Công ty Đường Tuyên Quang là 72.000.000, VAT 5% là 3.500.000 lớn hơn doanh thu dự toán là 2100000 và cộng thêm vào số nợ của Công ty Đường Tuyên Quang. Khi đó Hoá đơn số 60248 viết theo doanh thu thực tế và ghi rõ đây là hoá đơn điều chỉnh cho Hoá đơn số 60160.
hoá đơn (gtgt) Mẫu số: 01 GTKT-3LL
Liên 3: (Dùng để thanh toán) GH/01-B
Ngày 15 tháng 10 năm 2001
N0 60248
Đơn vị bán hàng: Công ty Cơ khí Hà Nội
0 1 0 0 1 0 0 1 7 4 1
Địa chỉ:24 Nguyễn Trãi. Số tài khoản:............................
Điện thoại:......................................MS
Họ tên người mua hàng: Phạm Văn Minh
Đơn vị: Công ty Đường Tuyên Quang
Địa chỉ:...........................................Số tài khoản:............................
Hình thức thanh toán: Nợ MS
STT
Tên hàng hoá,dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1´2
1
Trục chính T6P16
cái
02
36.000.000
72.000.000
(Điều chỉnh hoá đơn số 60160)
Cộng tiền hàng: 72.000.000
Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 3.600.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 75.600.000
Số tiền viết bằng chữ: Bẩy năm triệu sáu trăm ngàn đồng
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Trên Sổ chi tiết tiêu thụ ghi có hai bút toán:
- Bút toán xoá hoá đơn cũ (ghi đỏ giá trị dự toán là 73500000), kế toán ghi:
Nợ TK 1311: 73500000
Có TK 511: 70000000
Có TK 3331: 3500000
- Bút toán ghi hoá đơn mới:
Nợ TK 1311: 75600000
Có TK 511: 72000000
Có TK 3331: 3600000
Việc vừa phản ánh chi tiết nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm theo thứ tự hoá đơn phát sinh, vừa định khoản cho từng nghiệp vụ trên cùng một trang sổ là ưu điểm rất hay của Sổ chi tiết tiêu thụ. Nhìn vào đó các nhà quản trị có thể biết được những thông tin về tiêu thụ vừa chi tiết cho từng hoá đơn, vừa tổng hợp theo từng phương thức thanh toán, từ đó mà sẽ có những chính sách thích hợp và hiệu quả, đẩy mạnh hơn nữa công tác tiêu thụ trong tháng sau. Cũng nhờ ưu điểm của Sổ chi tiết tiêu thụ, kế toán tiêu thụ có thể dễ dàng phát hiện ra những hoá đơn bị bỏ sót và thuận lợi cho việc tính đúng thuế GTGT đầu ra phải nộp trong tháng. Sổ này còn dùng để đối chiếu doanh thu, công nợ với các Bảng kê hoá đơn hàng hoá bán ra và Sổ chi tiết tài khoản 131.1, Sổ chi tiết tài khoản 131.2 và cuối tháng là căn cứ để hạch toán vào nhật ký chứng từ số 8, Sổ cái các tài khoản 111, 112, 131...
Các nghiệp vụ trên được phản ánh trên sổ chi tiết tiêu thụ như sau:
Sổ chi tiết tiêu thụ
Tháng 10/2001
Tuy nhiên sổ chi tiết tiêu thụ không phản ánh được tổng doanh thu của từng thành phẩm xuất bán trong tháng vì sổ chỉ theo dõi doanh thu của từng hoá đơn bán hàng. Do đó, kế toán mở sổ theo dõi doanh thu của từng loại thành phẩm trên Bảng kê chi tiết tiêu thụ. Đây là sổ tờ rời, vừa phản ánh chi tiết tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm, vừa phản ánh doanh thu,giá vốn trong tháng của từng loại thành phẩm. Cách hạch toán doanh thu trên Bảng kê chi tiết tiêu thụ như sau:
- Căn cứ vào Hoá đơn GTGT, kế toán ghi cột số lượng thành phẩm tiêu thụ và cột doanh thu (doanh thu không thuế của từng loại thành phẩm tiêu thụ). Cuối tháng căn cứ vào giá thành thành phẩm nhập kho trong kỳ trên Sổ thương phẩm và Bảng kê chi tiết tiêu thụ tháng trước, kế toán tính ra giá vốn thành phẩm xuất kho trong kỳ theo công thức giá bình quân cả kỳ dự trữ và xác định lãi của từng loại thành phẩm tiêu thụ trong kỳ.
Đến cuối tháng, cột doanh thu, cột lãi (lỗ) sẽ là căn cứ để đánh giá tình hình tiêu thụ đối với từng mặt hàng trong tháng, xem xét sản phẩm nào có khả năng tiêu thụ cao và có doanh thu lớn, cung cấp số liệu cho phòng kinh doanh để đánh giá nhu cầu thị trường đối với mỗi loại sản phẩm. Số tổng cộng cuối tháng của cột doanh thu, giá vốn trên Bảng kê chi tiết tiêu thụ chính là chỉ tiêu giá vốn, doanh thu thuần trong tháng. Số tổng cộng cuối tháng của cột doanh thu, giá vốn đối với 6 hạng mục sản phẩm là căn cứ để vào cột doanh thu, giá vốn trên Báo cáo tiêu thụ tổng quát. Đây cũng là cơ sở để định khoản trên NKCT số 8.
Bảng kê chi tiết tiêu thụ
Tháng 10/2001
b> Hạch toán doanh thu theo phương thức bán hàng qua đại lý
Đối với đại lý bán theo đúng giá quy định của Công ty, dạng này chỉ có duy nhất là HTX Quê Hương và có hình thức tiêu thụ sau:
HTX Quê Hương đề nghị Công ty gửi hàng vào để giới thiệu sản phẩm hoặc gửi bán, Công ty sẽ xuất thành phẩm từ kho thành phẩm sang kho hàng gửi bán trong Thành phố HCM. Căn cứ vào đề nghị của đại lý và Lệnh điều động nội bộ, kế toán lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là căn cứ để thành phẩm được xuất từ kho thành phẩm để chuyển đến kho của đại lý. Trên phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ cũng không ghi giá tiền của thành phẩm và không có giá trị thanh toán, được kế toán tiêu thụ lập thành 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần):
- Liên 1: lưu tại quyển gốc
- Liên 2: giao cho đại lý
- Liên 3: dùng để lưu chuyển nội bộ
Căn cứ vào phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, hàng ngày kế toán hạch toán số lượng của số hàng xuất gửi đại lý, cuối tháng khi kế toán xác định được giá trị thành phẩm xuất ra đại lý, kế toán hạch toán giá vốn của số hàng này trên Bảng kê số 10 và bảng kê chi tiết tiêu thụ. Khi đại lý tiêu thụ được thành phẩm và báo về Công ty thì kế toá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0549.doc