Đề tài Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty cơ khí Quang Trung

Thị trường chủ yếu của công ty là ở miền Bắc và một số tỉnh miền Nam, với các bạn hàng là các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc các ngành giấy, mía, dệt. Trong vài năm gần đây, thị trường tiêu thụ của công ty có chiều hướng bị thu hẹp do các cơ sở công nghiệp trong nước thường chú trọng việc nhập khẩu các dây truyền, thiết kế theo kỹ thuật công nghệ cao của nước ngoài. Các sản phẩm truyền thống của công ty như dây truyền sản xuất giấy, ép mía bị cạnh tranh bởi các dây truyền công nghệ của một số nước như Thuỵ Điển, Tiệp Khắc, Trung Quốc, Ấn Độ, v.v. Điều này đòi hỏi công ty phải có những biện pháp kịp thời và hợp lý nhằm đổi mới sản xuất, nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao và đa dạng về mặt hàng thì mới có thể cạnh tranh tìm được chỗ đứng trên thị trường.

Công ty chỉ thực hiện một phương thức tiêu thụ duy nhất đó là phương thức tiêu thụ trực tiếp (theo các hình thức ứng trước tiền hàng, thanh toán tiền hàng ngay khi nhận hàng và thanh toán sau) khi hoàn thành việc gia công, chế tạo sản phẩm nhập kho, khách mua hàng sẽ đến nhận hàng trực tiếp từ kho thành phẩm của công ty.

 

doc95 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty cơ khí Quang Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến hành tổ chức, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ công nhân viên đồng thời đề ra những phương hướng, nhiệm vụ cụ thể cho quá trình sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường. Bằng nhiều chiến lược mới, việc sản xuất kinh doanh đã có những chuyển biến và đem lại hiệu quả. Hơn 40 năm hoạt động, trải qua bao thăng trầm, công ty cơ khí Quang Trung đã dần dần khẳng định vị thế của mình trong ngành sản xuất cơ khí Việt Nam. Phương hướng hoạt động của công ty là tiếp tục thay đổi và hoàn thiện cơ cấu quản lý, phương thức sản xuất, tìm kiếm bạn hàng liên doanh liên kết để đa dạng hoá các sản phẩm truyền thống, khai thác các khả năng hiện có của công ty nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận. Định hướng chiến lược của công ty là: “ Xây dựng Công ty cơ khí Quang Trung thành một trong những trung tâm chế tạo máy hàng đầu của Việt Nam ”. 2. Quy mô ngành nghề kinh doanh. Công ty cơ khí Quang Trung là một doanh nghiệp nhà nước có số vốn kinh doanh hiện tại khoảng 10 tỷ đồng, đội ngũ cán bộ công nhân viên là 260 người, nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp và một phần tự bổ sung. Hình thức hoạt động của công ty là sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ. Các sản phẩm và ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty bao gồm: + Thiết kế , chế tạo, lắp đặt, chuyển giao công nghệ dây chuyền sản xuất bột và giấy công suất đến 5000 tấn/năm. + Chế tạo, lắp đặt, sửa chữa nồi hơi các loại có công suất đến 25tấn/giờ, áp suất làm việc đến 22 kg/cm³. Bình áp lực dung tích đến 150m³. + Chế tạo các thiết bị phụ tùng đồng bộ phục vụ cho các ngành công nghiệp. + Chế tạo lắp đặt các kết cấu thép, nhà xưởng, kết cấu phi tiêu chuẩn. + Chế tạo các loại cầu trục, cổng trục. + Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật an toàn kiểm tra siêu âm, Xquang các thiết bị chịu áp lực, sửa chữa các loại đồng hồ đo áp suất theo uỷ quyền. + Sản xuất các loại bao bì các tông. + Sản xuất ống thép hàn các loại. 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của công ty. 3.1.Mô hình tổ chức bộ máy quản lý. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty cơ khí Quang Trung hiện nay theo cơ cấu trực tuyến - chức năng, bộ máy quản lý vận hành linh hoạt theo chế độ một thủ trưởng. Công việc quản trị kinh doanh được chia ra làm các phòng ban hình thành, nên những người lãnh đạo quản trị thực hiện một hay nhiều công việc theo phận sự chức trách được giao. Mô hình tổ chức của công ty được mô tả cụ thể theo sơ đồ sau: ( Sơ đồ 13) Sơ đồ 13: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý công ty cơ khí Quang Trung Giám đốc Chi nhánh miền Nam XN ống thép hàn Phòng Kế toán Văn phòng công ty PGĐ kỹ thuật PGĐ kinh doanh PGĐ sản xuất B ả o V ệ Phân xưởng thiết bị công nghiệp Phân xưởng thiết bị áp lực Phân xưởng gia công cơ khí Phòng Kế hoạch sản xuất Phòng kỹ thuật, KCS Xí nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Phòng tổ chức lao động 3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty a, Ban giám đốc. Đứng đầu ban giám đốc là giám đốc công ty, giúp việc cho ban giám đốc là 03 phó giám đốc và kế toán trưởng. Đ Giám đốc Là người đứng đầu công ty, do hội đồng quản trị của Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng giám đốc. Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước tổng công ty và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty. Ngoài việc uỷ quyền cho các phó giám đốc và kế toán trưởng, giám đốc còn có thể thực hiện chức năng chỉ huy, điều hành thông qua các trưởng phòng. Đ Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về chiến lược phát triển công nghệ, phân công cán bộ phụ trách kỹ thuật theo từng đơn đặt hàng, kiểm tra chỉ đạo về mặt kỹ thuật của các mặt hàng ĐPhó giám đốc sản xuất Là người tổ chức điều hành thực hiện kế hoạch sản xuất theo mục tiêu đã định, phân công công việc cho từng xưởng ĐPhó giám đốc kinh doanh kiêm giám đốc Xí nghiệp Kinh doanh Xuất nhập khẩu tổng hợp. Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty, phụ trách hoạt động xuất nhập khẩu, nguyên vật liệu đầu vào, nghiên cứu các vấn đề về thị trường. Đ Kế toán trưởng Giống như các doanh nghiệp khác, Kế toán trưởng của công ty đóng vai trò tham mưu, giúp việc cho giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động tài chính của toàn công ty, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về vấn đề tài chính của công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức hạch toán, lập báo cáo tài chính theo chế độ kế toán quy định, thực hiện và hướng dẫn thực hiện các văn bản mới về tài chính kế toán của nhà nước tại công ty và các chi nhánh, đồng thời chịu trách nhiệm về hoạt động của bộ máy kế toán của công ty. b. Các phòng ban chức năng của công ty. ăVăn phòng công ty Có nhiệm vụ tập hợp các văn bản, tài liệu trình ban giám đốc đồng thời theo lệnh của ban giám đốc xử lý truyền đạt thông tin đến các đối tượng chịu trách nhiệm thực hiện ngoài ra còn phụ trách lưu trữ hồ sơ quản lý con dấu, công tác quản trị mua sắm văn phòng phẩm, in ấn, công tác tạp vụ y tế, phương tiện công tác thanh tra, bảo vệ an ninh chính trị, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy... ăPhòng kế toán Phòng kế toán của công ty do kế toán trưởng tổ chức và quản lý điều hành có chức năng tham mưu cho giám đốc thực hiện công tác thống kê, hạch toán kinh tế, cung cấp đầy đủ các thông tin tài chính cần thiết nhằm giúp ban giám đốc đưa ra những phương án kinh doanh và đầu tư hiệu quả. ăPhòng kế hoạch sản xuất Có nhiệm vụ tìm kiếm, ký kết các hợp đồng kinh tế, lên kế hoạch về vật tư, đề ra nhiệm vụ cho từng phân xưởng, giám sát quá trình sản xuất. ăPhòng kỹ thuật, KCS Bộ phận phụ trách kỹ thuật có nhiệm vụ thiết kế và thiết kế lại các sản phẩm trong kế hoạch hoặc theo các hợp đồng kinh tế đáp ứng những nhu cầu kinh tế kỹ thuật của khách hàng. Bộ phận KCS phụ trách công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty, xây dựng các phương án công nghệ, chuẩn bị phương tiện đo kiểm đảm bảo chất lượng sản phẩm. ăPhòng tổ chức lao động Có nhiệm vụ giúp giám đốc công ty đưa ra các quyết định, quy chế về lao động tiền lương, tổ chức nhân sự và các vấn đề chính sách xã hội. ăPhòng bảo vệ Chịu trách nhiệm bảo vệ an toàn về tài sản, thiết bị vật tư trong công ty. Đặc điểm tổ chức sản xuất. Xuất phát từ đặc điểm các sản phẩm của công ty rất đa dạng về chủng loại vì sản xuất theo đơn đặt hàng rất nhiều nên công ty tổ chức các bộ phận sản xuất thực hiện các chức năng riêng biệt. + Xưởng Cơ khí là xưởng sản xuất chính, chuyên gia công các chi tiết lẻ rồi lắp ráp thành máy móc và các phụ tùng theo máy . + Xưởng Thiết bị áp lực là xưởng chuyên gia công sản phẩm áp lực. + Xưởng Thiết bị công nghiệp là xưởng chuyên gia công tạo hình cho sắt, thép, đồng, gang từ phôi sau đó hàn lại thành các sản phẩm kết cấu. 5. Đặc điểm công nghệ sản xuất. ă Đặc điểm công nghệ phân xưởng cơ khí. Tiện, phay, doa, bào, mài khoan, hàn Sắt, thép Phôi gang, đồng Cưa Lắp ráp thiết bị Chi tiết lẻ K H O Gang, Thép, Đồng vụn, dung dịch nguội, dầu mỡ ă Đặc điểm công nghệ phân xưởng Thiết bị áp lực . Sắt, thép tấm, than, que hàn, đất đèn, ô xi. Cắt, uốn, gò nóng, gò nguội, hàn điện, hàn hơi, doa lốc. Xỉ than, khói hàn, khí hàn Thử lạnh X-quang Siêu âm K H O Sản phẩm ă Đặc điểm công nghệ xưởng Thiết bị công nghiệp. Phôi Sắt, Thép, Gang, Đồng Bào, mài, giũa, tiện, gò KHO Hàn điện, hàn hơi Sắt ,thép, gang, đồng vụn 6. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty cơ khí Quang Trung. 6.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Mô hình kế toán áp dụng tại Công ty cơ khí Quang Trung là mô hình kế toán tập trung, tức là mọi hoạt động kế toán đều tập trung thực hiện tại phòng kế toán. Các phân xưởng tập hợp chứng từ ban đầu rồi chuyển về phòng kế toán của Công ty. Các chi nhánh hạch toán độc lập, cuối quý nộp báo cáo tài chính của chi nhánh mình để phòng kế toán của Công ty tổng hợp và lập các báo cáo chung về toàn công ty theo quy định của Nhà nước. Bộ máy kế toán của công ty có thể được mô tả theo sơ đồ sau : Sơ đồ 14: Mô hình bộ máy kế toán công ty cơ khí Quang Trung Kế Toán Trưởng Phó phòng Kế Toán Nhân viên kế toán 1 Nhân viên kế toán 2 Nhân viên kế toán 3 + Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm bao quát, Kế toán truởng có vị trí quan trọng không những trong chỉ đạo công tác kế toán mà cả trong lĩnh vực kinh doanh nói chung. Kế toán trưởng có chức năng tổ chức, kiểm tra công tác hạch toán kế toán phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh và điều hành hoạt động cụ thể của công ty đúng hệ thống kế toán tài chính. + Phó phòng kế toán : Phụ trách phần hành kế toán tổng hợp chi phí, giá thành, xác định kết quả tiêu thụ, kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, thanh toán với người bán, tài sản cố định. + Nhân viên kế toán 1 : Phụ trách phần hành kế toán vật tư, kiêm phần hành kế toán tiền mặt. + Nhân viên kế toán 2 : Phụ trách phần tiêu thụ, kiêm phần hành phải thu khách hàng, tiền gửi ngân hàng, vay ngắn hạn, dài hạn. + Nhân viên kế toán 3 : Kiêm thủ quỹ có nhiệm vụ theo dõi quản lý lượng tiền mặt có tại doanh nghiệp theo số thu, chi từng ngày, đồng thời theo dõi tạm ứng, các khoản phải thu, phải trả khác. 6.2 . Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán Hình thức sổ sách công ty đang áp dụng là hình thức sổ Nhật Ký Chứng Từ, hình thức này trình tự ghi sổ kế toán được khái quát như sau: Sơ đồ 15 : Hạch toán kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ tại công ty cơ khí Quang Trung Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ Cái Bảng kê Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Ghi chú : II. hạch toán tiêu thụ thành phẩm tai công ty cơ khí Quang Trung Đặc điểm và yêu cầu quản lý thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm tại công ty cơ khí Quang Trung. Đặc điểm thành phẩm và tổ chức quản lý thành phẩm Đặc điểm và phân loại thành phẩm Sản phẩm mà công ty sản xuất ra và tiêu thụ chỉ bao gồm thành phẩm mà không có bán thành phẩm. Sản phẩm sản xuất của công ty không phải là đồ tiêu dùng hàng ngày mà là những sản phẩm chuyên dùng trong ngành công nghiệp, xây dựng và có giá trị lớn bao gồm 3 loại: + Sản phẩm cơ khí : máy nghiền giấy, máy xeo giấy, các loại phụ tùng, thiết bị cho ngành giấy, phương tiện chuyển tải như băng truyền, gầu tải ,vít tải.. + Sản phẩm áp lực : lò hơi hạ áp, thiết bị công nghệ dạng bình, bồn cho các ngành thực phẩm, ngành giấy, ngành giày da.. + Sản phẩm kết cấu : sản phẩm, chi tiết hình ống, các loại dầm, lăng, khung thép, các loại cột, các loại bình bồn chứa.. Ngoài ra công ty còn sản xuất các máy móc chuyên dùng theo đơn đặt hàng như máy tách cát, gầu khoan, gầu vét ... Về chất lượng sản phẩm sản xuất: đảm bảo độ chính xác, tiêu chuẩn kỹ thuật cao của mọi sản phẩm do đó cũng đảm bảo sự an toàn cho khách hàng trong vận chuyển và sử dụng. Về số lượng sản phẩm tiêu thụ: xuất phát từ chỗ đang tạo được lòng tin đối với khách hàng nên với các sản phẩm mà các công ty khác cùng hoạt động trong lĩnh vực cơ khí cũng chế tạo được thì công ty cơ khí Quang Trung đang từng bước tăng được thị phần của mình, ngoài ra có những sản phẩm gần như là độc quyền sản xuất của công ty (nồi hơi các loại) thì số lượng sản phẩm tiêu thụ nhiều nhưng đôi khi vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Tổ chức quản lý thành phẩm Để tránh mất mát, hư hỏng, tránh được những tổn thất lớn có thể xảy ra thì yêu cầu quản lý thành phẩm đối với mọi doanh nghiệp là việc làm quan trọng và cần thiết. Công tác quản lý thành phẩm ở công ty cơ khí Quang Trung được thực hiện ở nhiều bộ phận trên cả hai mặt là số lượng và chất lượng: Phòng kế hoạch: giám sát tình hình sản xuất, đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch sản xuất. Phòng KCS: kiểm tra chất lượng sản phẩm thông qua các tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi đưa sản phẩm vào nhập kho. Kho thành phẩm: là nơi tiếp nhận thành phẩm từ sản xuất và chuẩn bị cho lưu thông, cũng là nơi mà số lượng thành phẩm dễ bị sai lệch vì vậy thủ kho phải ghi chép đầy đủ và kiểm tra số lượng thành phẩm nhập, xuất, tồn từng loại thành phẩm. Cuối tháng phải tiến hành đối chiếu, kiểm kê giữa kho và phòng kế toán bảo đảm tính hợp lý của công việc. Phòng kế toán: thường xuyên kiểm tra, giám sát số thành phẩm nhập, xuất, tồn, phản ánh các nghiệp vụ trên hệ thống sổ một cách chính xác, đầy đủ, cung cấp thông tin kịp thời cho lãnh đạo. Kế toán phải theo dõi thành phẩm cả về mặt giá trị và hiện vật. Phòng bảo vệ: là bộ phận cuối cùng quản lý thành phẩm trước khi ra khỏi công ty, khách hàng sau khi mua muốn vận chuyển hàng về đơn vị của mình thì phải xuất trình ở phòng bảo vệ hoá đơn của số hàng đã mua hoặc nếu chưa có hoá đơn thì phải có giấy xác nhận của Trưởng phòng kế hoạch mới được phép đưa ra khỏi cổng công ty. Đặc điểm tiêu thụ và tổ chức quản lý tiêu thụ Đặc điểm hoạt động tiêu thụ Trước đây trong cơ chế kinh tế tập trung, sản phẩm của công ty được sản xuất theo kế hoạch của nhà nước, các sản phẩm hoàn thành được nhà nước bao cấp về đầu ra (đưa xuống các cơ sở công nghiệp địa phương theo chỉ tiêu). Những năm gần đây, khi nước ta chuyển sang cơ chế kinh tế mới, phải đối mặt với những quy luật gay gắt của nền kinh tế thị trường, công ty gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm do phải tự tìm kiếm thị trường, không còn sự bao cấp của nhà nước. Thị trường chủ yếu của công ty là ở miền Bắc và một số tỉnh miền Nam, với các bạn hàng là các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc các ngành giấy, mía, dệt... Trong vài năm gần đây, thị trường tiêu thụ của công ty có chiều hướng bị thu hẹp do các cơ sở công nghiệp trong nước thường chú trọng việc nhập khẩu các dây truyền, thiết kế theo kỹ thuật công nghệ cao của nước ngoài. Các sản phẩm truyền thống của công ty như dây truyền sản xuất giấy, ép mía bị cạnh tranh bởi các dây truyền công nghệ của một số nước như Thuỵ Điển, Tiệp Khắc, Trung Quốc, ấn Độ, v..v.. Điều này đòi hỏi công ty phải có những biện pháp kịp thời và hợp lý nhằm đổi mới sản xuất, nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao và đa dạng về mặt hàng thì mới có thể cạnh tranh tìm được chỗ đứng trên thị trường. Công ty chỉ thực hiện một phương thức tiêu thụ duy nhất đó là phương thức tiêu thụ trực tiếp (theo các hình thức ứng trước tiền hàng, thanh toán tiền hàng ngay khi nhận hàng và thanh toán sau) khi hoàn thành việc gia công, chế tạo sản phẩm nhập kho, khách mua hàng sẽ đến nhận hàng trực tiếp từ kho thành phẩm của công ty. Tổ chức quản lý tiêu thụ Quản lý tốt khâu tiêu thụ là một yêu cầu xuất phát từ tình hình thực tế của các doanh nghiệp. Có quản lý tốt khâu tiêu thụ thì doanh nghiệp mới hoàn thành được kế hoạch tiêu thụ của mình. Yêu cầu của việc quản lý tiêu thụ mà công ty đặt ra, đã và đang thực hiện là: + Quản lý chặt chẽ về khối lượng, chất lượng, chủng loại mặt hàng cũng như chi phí phát sinh cho từng loại mặt hàng. + Tính đúng, tính đủ và hợp lý giá thành thực tế từng loại thành phẩm, từ đó xác định giá bán cho phù hợp. + Thống nhất cách tính giá hàng hóa xuất kho để phản ánh giá trị của hàng hóa trong sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và sổ hạch toán nghiệp vụ ở kho một cách hợp lý nhằm quản lý chặt chẽ thành phẩm, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán, đồng thời vẫn đảm bảo đúng giá trị thực tế của thành phẩm. + Theo dõi chặt chẽ từng thể thức thanh toán, kiểm tra chặt chẽ các loại chứng từ với từng khách hàng. + Thường xuyên đôn đốc việc thanh toán tiền hàng, thu hồi vốn nhanh để tiếp tục chu trình sản xuất tiếp theo. + Xác định đúng doanh thu bán hàng để từ đó tính đúng số thuế phải nộp cho ngân sách nhà nước, trên cơ sở xác định đúng đắn kết quả tiêu thụ ban lãnh đạo công ty sẽ nắm được thực trạng quá trình tiêu thụ thành phẩm do đó kịp thời có những điều chỉnh hợp lý nhằm hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hạch toán giá vốn hàng bán. Phương pháp xác định trị giá vốn của thành phẩm tiêu thụ. Công ty Cơ khí Quang Trung có hai nhóm chủng loại sản phẩm như sau: Nhóm 1: gồm các phụ tùng linh kiện thay thế, sửa chữa thiết bị cho các ngành sản xuất khác. Công ty chỉ tiến hành làm khi có đơn đặt hàng. Nhìn chung hoạt động này ít diễn ra trong kỳ, giá vốn hàng bán của loại này chính bằng giá thành công xưởng thực tế. Nhóm 2: Các sản phẩm được sản xuất hàng loạt theo kế hoạch. Hoạt động này diễn ra thường xuyên trong kỳ và là hoạt động chủ yếu của công ty. Vì vậy trong phạm vi bài viết em chỉ đề cập đến loại sản phẩm này. Tại công ty Cơ khí Quang Trung trị giá thành phẩm nhập kho được xác định là giá thành công xưởng thực tế, đơn giá của thành phẩm xuất kho được tính theo phương pháp giá thực tế bình quân cả kỳ dự trữ. Do đó phải đến cuối kỳ, doanh nghiệp mới tính được giá thực tế của thành phẩm tiêu thụ. Như vậy, trong tháng kế toán tiêu thụ chỉ theo dõi được thành phẩm xuất bán về mặt hiện vật. Việc hạch toán giá vốn hàng bán được thực hiện vào cuối kỳ sau khi tổng hợp được số lượng từng loại thành phẩm tiêu thụ trong kỳ và tính ra được giá đơn vị bình quân của mỗi loại thành phẩm. Giá thực tế Số lượng Giá đơn vị TP (i) xuất bán = TP (i) xuất bán x bình quân trong tháng trong tháng cả kỳ dự trữ Giá đơn vị Giá thực tế TP (i) tồn đầu tháng + Giá thực tế TP (i) nhập trong tháng bình quân cả kỳ = ________________________________________ dự trữ TP (i) Số lượng TP (i) tồn đầu tháng + Số lượng TP (i) nhập trong tháng Phương pháp hạch toán. Khi có nghiệp vụ bán hàng xảy ra, căn cứ vào hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng đã được giám đốc phê duyệt, phụ trách phòng kế hoạch lập hoá đơn GTGT. Hoá đơn GTGT được đánh số liên tục từ đầu đến cuối quyển. Nếu ghi sai phải huỷ bỏ nhưng vẫn lưu tại quyển gốc, không được sửa chữa, gạch xoá ngay trên hoá đơn và viết hoá đơn khác liền kề. Tại công ty hoá đơn GTGT lập làm 3 liên (đặt giấy than viết một lần). Liên 1(màu tím): lưu tại quyển gốc, do phòng kế hoạch giữ. Liên 2(màu đỏ): giao cho khách hàng để làm căn cứ vận chuyển trên đường và khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Liên 3(màu xanh): giao cho thủ kho để làm căn cứ xuất kho thành phẩm, ghi phiếu xuất kho, ghi thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán để ghi sổ và làm thủ tục thanh toán. Dưới đây là ví dụ minh hoạ cho trường hợp công ty bán cho nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ – Thái Nguyên 10 chiếc nồi hơi: Biểu số 1 Hoá đơn GTGT Liên 3 (dùng để thanh toán) Ngày 23 tháng 12 năm 2002 Đơn vị bán hàng: Công ty cơ khí Quang Trung Địa chỉ: 360 đường Giải Phóng- quận Thanh Xuân -Hà Nội Điện thoại: 8643993 Số tài khoản: Mã số thuế: 0100102083-1 Họ tên người mua hàng: Phạm Văn Đức Đơn vị: Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ-Thái Nguyên Địa chỉ: Số tài khoản: Mã số thuế: Hình thức thanh toán: Tiền mặt STT Tên hàng hoá dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 1 Nồi hơi đốt điện loại 1000kg cái 10 2.850.000 28.500.000 Cộng tiền hàng: 28.500.000 Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 1.425.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 29.925.000 Số tiền bằng chữ: (Hai mươi chín triệu chín trăm hai mươi lăm nghìn đồng chẵn) Người mua hàng Ký, Họ tên Kế toán trưởng Ký, Họ tên Thủ trưởng đơn vị Ký, Đóng dấu ở kho, nhận được liên 3 Hoá đơn GTGT và phiếu xuất kho do phòng kế hoạch lập, thủ kho cho xuất kho thành phẩm, sau khi xuất kho thủ kho ghi vào phiếu xuất kho và thẻ kho theo số lượng hàng được bán, (thẻ kho do thủ kho mở hàng tháng để theo dõi số lượng Nhập, Xuất, Tồn từng loại thành phẩm trong kho). Sau khi ghi vào thẻ kho, thủ kho chuyển hoá đơn GTGT và phiếu xuất kho lên phòng kế toán. Tại phòng kế toán, căn cứ vào chứng từ nhập, xuất thành phẩm mà thủ kho gửi lên, kế toán vào Sổ chi tiết thành phẩm theo trình tự thời gian (Biểu số 2). Đây là sổ theo dõi từng loại thành phẩm trên các chỉ tiêu Nhập, Xuất, Tồn về cả hai mặt số lượng và giá trị. Mỗi loại sản phẩm được mở một trang. Trong tháng cột Xuất chỉ được phản ánh về mặt số lượng. Cuối tháng, trên sổ chi tiết thành phẩm kế toán tính ra giá đơn vị bình quân của thành phẩm xuất bán trong tháng theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ: Giá đơn vị 32.310.000 + 92.582.000 bình quân tháng 12 = _____________________ = 2.270.763,6 đ Nồi hơi đốt điện loại 1000kg 15 + 40 Sau khi tính ra giá vốn đơn vị thành phẩm xuất bán trong tháng, kế toán ghi vào các phiếu xuất kho (cho cột Đơn giá, Thành tiền) và sổ chi tiết thành phẩm (cho cột Đơn giá và Thành tiền của cột Xuất), đồng thời tính ra số liệu trên cột Tồn và dòng tổng cộng. Căn cứ vào Sổ chi tiết thành phẩm, kế toán lập bảng kê số 8 (Biểu số 3) . Trên mỗi dòng của bảng kê phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho từng loại thành phẩm trong công ty theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị. Cuối tháng, căn cứ vào Bảng kê số 8 kế toán vào Nhật ký chứng từ số 8 cho cột ghi Có TK 155 (Biểu số 17) Từ Nhật ký chứng từ số 8 kế toán tổng hợp số liệu để ghi sổ Cái TK 632 “ Giá vốn hàng bán” Biểu số 4 sổ cái TK 632- Giá vốn hàng bán Năm 2002 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có cácTK đối ứng với Nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 .... Tháng 12 Cộng 155 199.941.500 Tổng phát sinh Nợ 199.941.500 Tổng phát sinh Có 199.941.500 Dư Nợ Dư Có Hạch toán doanh thu tiêu thụ. Công ty cơ khí Quang Trung chỉ thực hiện một phương thức tiêu thụ duy nhất đó là phương thức tiêu thụ trực tiếp, trong đó kế toán phản ánh các nghiệp vụ bán hàng chi tiết theo các hình thức thanh toán sau: + Khách hàng đã ứng trước tiền hàng. + Chấp nhận thanh toán sau. + Thu tiền ngay. Trong đó hình thức bán hàng chấp nhận thanh toán sau được sử dụng chủ yếu đối với những khách hàng thường xuyên vì xuất phát từ đặc điểm thành phẩm tiêu thụ có giá trị lớn thường từ vài triệu đến vài chục triệu do đó việc thu tiền ngay sẽ gây khó khăn cho bạn hàng, chỉ với những khách hàng mới thì công ty mới áp dụng hình thức thu tiền ngay. Phương pháp hạch toán doanh thu tiêu thụ. Khi có các chứng từ chứng tỏ thành phẩm đã được tiêu thụ như hoá đơn GTGT, đồng thời với việc phản ánh giá vốn hàng bán, kế toán ghi nhận doanh thu tiêu thụ. Hàng ngày, căn cứ vào các hoá đơn GTGT kế toán ghi sổ chi tiết bán hàng (Biểu số 5), sổ được mở để theo dõi tình hình tiêu thụ thành phẩm trong tháng, sổ ghi theo trình tự thời gian phát sinh nghiệp vụ. Mỗi loại thành phẩm mở một trang sổ. Để theo dõi chặt chẽ quá trình tiêu thụ thì kế toán cần phải quản lý tốt việc thanh toán của khách hàng. Có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau mà tuỳ theo điều kiện của từng khách hàng mà khách hàng áp dụng những phương thức phù hợp. Các chứng từ như phiếu thu, bảng kê nộp séc, uỷ nhiệm chi... là các chứng từ phản ánh việc thanh toán của khách hàng. + Đối với trường hợp bán hàng thu tiền ngay, sau khi nhận hoá đơn GTGT, khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt, kế toán lập phiếu thu (Biểu số 6). Phiếu thu được lập làm 2 liên: 1 liên giao cho khách hàng, 1 liên lưu tại công ty. Dưới đây là phiếu thu mà kế toán lập tại ngày 25/12/2002 khi công ty lương thực Hải Dương mua một máy nghiền và thanh toán ngay bằng tiền mặt Biểu số 6 Phiếu thu Ngày 25 tháng 12 năm 2002 Họ tên người nộp tiền: Nguyễn Thục Anh. Địa chỉ: công ty lương thực Hải Dương. Lý do nộp: thanh toán tiền mua hàng. Số tiền: 16.276.000đ (Viết bằng chữ: mười sáu triệu hai trăm bảy mươi sáu nghìn đồng chẵn). Ngày 25 tháng 12 năm 2002 Thủ trưởng đơn vị ( Ký, đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký, Họ tên) Người lập phiếu ( Ký, Họ tên) Thủ quỹ (Ký, Họ tên) Người nộp (Ký, Họ tên) Căn cứ vào phiếu thu, kế toán ghi sổ chi tiết tiền mặt, cuối ngày lên Bảng kê số 1 cho cột ghi Có TK 511, TK 3331. + Nếu khách hàng thanh toán bằng séc thì chứng từ ban đầu là bảng kê nộp séc (Biểu số 7). Khi công ty thu được séc phải nộp vào ngân hàng mà công ty mở tài khoản chậm nhất là 10 ngày sau khi nhận séc. Khi nhận séc, kế toán phải ghi bảng kê nộp séc. Bảng kê nộp séc được lập làm hai liên: 1 liên lưu tại công ty, 1 liên do ngân hàng giữ. Biểu số 7 bảng kê nộp séc Ngày 9 tháng 12 năm 2002 Phần do ngân hàng ghi Đơn vị nộp séc: Công ty cơ khí Quang Trung TK Nợ Tại: ngân hàng công thương Đống Đa- Hà Nội TK Có Số hiệu tài khoản: 710A-00154 STT Số séc TK ghi Nợ trên séc Đơn vị phát hành séc Số tiền 1 0392136 36110110562 Công ty Sơn Hà 7.500.000 Cộng 7.500.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Bảy triệu năm trăm nghìn đồng chẵn. Đơn vị nộp séc Ngân hàng bên bán nhận Ngân hàng bên mua nhận Khi ngân hàng nhận tiền chuyển vào tài khoản của công ty, ngân hàng sẽ gửi giấy báo Có về công ty. Sau khi nhận giấy báo Có kế toán phản ánh vào sổ chi tiết tiền gửi, cuối ngày lên Bảng kê số 2 cho cột ghi Có TK 511, Có TK 3331. + Nếu khách hàng thanh toán bằng uỷ nhiệm chi (Biểu số 8), khi nhận được tiền của ngân hàng bên mua chuyển đến, ngân hàng mà công ty mở tài khoản sẽ gửi uỷ nhiệm chi về công ty. Biểu số 8 Uỷ nhiệm chi Chuyển khoản, chuyển tiền, thư điện. Số: Tên đơn vị trả tiền: nhà máy giấy Vạn Điểm Lập ngày: Số tài khoản: Phần do ngân hàng ghi Tại ngân hàng: TK Nợ: Tên đơn vị nhận tiền: công ty cơ khí Quang Trung TK Có: Tk: 710A-00154 Số tiền (bằng số): Tại ngân hàng công thương Đống Đa- Hà Nội. 10.000.000 đ Số tiề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37157.doc
Tài liệu liên quan