LỜI NÓI ĐẦU 1
Phần I. Cơ sở lý luận của công tác hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp sản xuất 3
I. Những vấn đề chung về vật liệu, công cụ dụng cụ 3
1. Khái niệm, đặc điểm chung về vật liệu, công cụ dụng cụ 3
2. Nhiệm vụ tổ chức quản lý hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ 3
3. Phân loại, tính giá vật liệu, công cụ dụng cụ 5
II. Hạch toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ 10
1. Phương pháp thẻ song song 10
2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 13
3. Phương pháp sổ số dư 15
III. Hạch toán tổng hợp vật liệu - công cụ dụng cụ 17
1. Khái niệm phương pháp hạch toán kê khai thường xuyên và phương pháp hạch toán kiểm kê định kỳ 17
2. Hạch toán tổng hợp vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên 18
3. Hạch toán tổng hợp vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ 24
4. Kế toán thừa, thiếu vật liệu khi kiểm kê tính giá lại NVL, CCDC 26
IV. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho 27
V. Tổ chức hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo các hình thức sổ kế toán 28
1. Hình thức nhật ký - chứng từ 28
2. Hình thức nhật ký - sổ cái 30
3. Hình thức nhật ký chung 30
4. Hình thức chứng từ - ghi sổ 31
Phần II. Thực trạng hạch toán vật liêu, công cụ dụng cụ tại công ty may Thăng Long 32
I. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty may Thăng Long 32
1. Lịch sử hình thành và phát triển 32
2. Tổ chức bộ máy quản lý 35
3. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 38
4. Tổ chức hạch toán kế toán tại công ty 40
II. Tổ chức hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty 48
1. Phân loại vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty may Thăng Long 48
2. Tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty May Thăng Long 49
3. Hạch toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty May Thăng Long 51
4. Hạch toán tổng hợp vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty May Thăng Long 57
Phần III. Kiến nghị đề xuất hoàn thiện công tác hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty May Thăng Long 68
I. Những nhận xét tổng quát về công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty May Thăng Long 68
II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty May Thăng Long 69
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
101 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2586 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân bổ dần
3. Hạch toán tổng hợp vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
3.1. Tài khoản sử dụng:
Phương pháp này không theo dõi thường xuyên liên tục về tình hình biến động của các loại nguyên vật liệu mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ. Do vậy các tài khoản 152, 153, 151 chỉ phản ánh số nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tồn đầu kỳ và cuối kỳ. Tình hình thu mua trong kỳ được hạch toán vào tài khoản 611 " Mua hàng".
* Kế toán kết cấu nội dung phản ánh của TK 151, 152, 153 theo phương pháp kiểm kê kế toán định kỳ như sau:
Bên nợ: Giá trị thực tế tồn kho cuối kỳ.
Bên có: Kết chuyển giá trị thực tế tồn kho đầu kỳ.
Dư nợ: Trị giá thực tế tồn kho.
+ TK 611 "Mua hàng".
Bên nợ: -Trị giá thực tế hàng hoá vật tư tồn kho đầu kỳ.
-Trị giá thực tế hàng hoá vật tư mua vào trong kỳ.
Bên có: -Trị giá hàng hoá vật tư tồn kho cuối kỳ theo kết quả kiểm kê.
-Trị giá thực tế nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ xuất trong kỳ.
-Trị giá hàng hoá gửi bán, nhưng chưa xác định là tiêu thụ trong kỳ.
-Trị giá vật tư, hàng hoá trả lại người bán hoặc được giảm giá.
TK 611 có 2 TK cấp 2: +TK 6111: Mua nguyên vật liệu.
+TK 6112: Mua hàng hoá.
3.2. Phương pháp hạch toán kế toán:
Có thể tóm tắt qui trình hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.6:
Sơ đồ hạch toán tổng hợp NVL, CCDC theo phương pháp kiểm kê định kỳ (Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ).
Phân bổ dần
Giá trị dụng cụ xuất dùng lớn
TK 1421
Đánh giá tăng vật liệu, dụng cụ
Thuế VAT được khấu trừ
Giá trị vật liệu, dụng cụ mua vào trong kỳ
TK133
Giảm giá được hưởng và giá trị hàng mua trả lại
Giá trị vật liệu, công cụ xuất dùng nhỏ
Giá trị thiếu hụt mất mát
Giá trị vật liệu, dụng cụ tồn cuối kỳ
TK 611
Nguồn vốn liên doanh, cấp phát, tặng thưởng...
Giá trị vật liệu, dụng cụ tồn đầu kỳ chưa sử dụng
TK 111,112,331
TK 621,627,641,642
TK 138,334,821,642
TK 151,152,153
TK 412
TK 411
TK 111,112,331
TK 151,152,153
Sơ đồ 1.7:
Hạch toán tổng hợp VL, CCDC theo phương pháp kiểm kê định kỳ (Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp).
TK 151,152,153
Giá trị NVL, CCDC tồn đầu kỳ chưa sử dụng
TK 111,112,331,411
Giá trị VL, CCDC tăng thêm trong kỳ (tổng giá thanh toán)
TK611
TK 151,152,153
TK 111,112,331
Giá trị VL, CCDC tồn cuối kỳ
Giá thực tế VL, CCDC xuất dùng
Giảm giá hàng mua hàng mua trả lại
TK 621,627
4. Kế toán thừa, thiếu vật liệu khi kiểm kê tính giá lại NVL, CCDC:
4.1. Kế toán NVL, CCDC thừa, thiếu khi kiểm kê:
Kiểm kê NVL, CCDC là công việc thường được doanh nghiệp tiến hành định kỳ hoặc đột xuất và do ban kiểm kê tài sản của đơn vị tiến hành kiểm kê, nhằm xác định chính xác số lượng, chất lượng và giá trị của NVL, CCDC hiện có, kiểm tra tình hình bảo quản, nhập xuất và sử dụng vật liệu. Từ đó, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp thiếu hụt mất mát, hư hỏng vật tư hàng hoá. Mọi kết quả điều được phản ánh vào biên bản kiểm kê và đó là cơ sở để hạch toán và ghi sổ kế toán.
Sơ đồ 1.8:
Vật liệu thiếu chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý
Người phạm lỗi phải bồi thường
Vật liệu thiếu được tính vào chi phí KD
Vật liệu thiếu do cân đong, đo, đếm sai
TK 138
TK 111,334,1388
TK 642
TK 621,627,641,642
TK 152
Vật liệu thừa là của doanh nghiệp
TK 338 (3381)
Sơ đồ hạch toán vật liệu thừa, thiếu khi kiểm kê
TK 338
Vật liệu thừa chưa rõ
nguyên nhân
4.2. Tính giá lại NVL, CCDC:
Đánh giá lại vật tư, hàng hoá thường được thực hiện như đem vật tư, hàng hoá đi góp vốn liên doanh trong trường hợp Nhà nước quy định nhằm bảo tồn vốn kinh doanh khi có sự biến động lớn về giá cả.
Khi có quyết định của Nhà nước về đánh giá lại vật tư, hàng hoá, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê, đánh giá lại tài sản, kế toán phải xem xét giữa giá thực tế trên thị trường và giá thực tế ghi sổ để từ đó phản ánh số chênh leẹch do đánh giá lại và điều chỉnh cho phù hợp.
Căn cứ vào kết quả xử lý chênh lệch, đánh giá lại NVL tồn kho:
- Nếu chênh lệch tăng, ghi tăng nguồn vốn kinh doanh:
Nợ TK412
Có TK411
- Nếu chênh lệch giảm, ghi giảm nguồn vốn kinh doanh
Nợ TK411
Có TK412
IV. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc trích trước vào chi phí sản xuất kinh doanh phần trị giá bị giảm xuống thấp hơn so với trị giá ghi sổ kế toán của hàng tồn kho. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư sản phẩm hàng hoá tồn kho bị giảm giá, đồng thời cũng để phản ảnh đúng giá trị thực tế của hàng tồn kho của doanh nghiệp.
Kế toán sử dụng tài khoản 159 "Dự phòng giảm giá hàng tồn kho" để theo dõi tình hình trích lập vào hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Kết cấu và nội dung TK159
Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Bên Có: Trích lập dự phòng
Dư Có: Phản ánh số dự phòng giảm giá hàng tồn kho còn lại.
Sơ đồ 1.9:
Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
TK721
TK159
TK642
Hoàn nhập dự phòng vào cuối niên độ kế toán
Trích lập DFGG HTK cho năm sau
Lập DFGG HTK cho niên độ kế toán sau đồng thời với việc hoàn nhập dự phòng
V. Tổ chức hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ theo các hình thức sổ kế toán
Hình thức tổ chức sổ kế toán là hình thức kết hợp các loại sổ kế toán khác nhau về chức năng ghi chép, về kết cấu, nội dung phản ánh theo một trình tự hạch toán nhất định trên cơ sở của chứng từ gốc. Theo chế độ kế toán hiện hành của Bộ Tài chính ban hành, ở nước ta hiện nay, có bốn hình thức sổ kế toán là: Hình thức nhật ký - Sổ cái, Nhật ký chung, Nhật ký chứng từ, Chứng từ ghi sổ.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng đơn vị để lựa chọn hình thức sổ cho phù hợp.
1. Hình thức Nhật ký - Chứng từ:
Quy trình hạch toán được thể hiện qua sơ đồ:
Sơ đồ 1.10:
Chứng từ gốc
Sổ chi tiết số 2
NKCT số 1,2,4
Bảng phân bổ NVL, CCDC số 2
NKCT số 5
Bảng kê số 3
Bảng kê số 4,5,6
Sổ cái TK 152
NKCT số 7
Báo cáo
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
2. Hình thức nhật ký - Sổ cái:
Sơ đồ hạch toán: Sơ đồ 1.11
Bảng phân bổ nguyên vật liệu, CCDC
Chứng từ gốc
Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu, CCDC
Nhật ký
sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu, CCDC
Báo cáo
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
3. Hình thức Nhật ký chung:
Sơ đồ 1.12
Bảng cân đối tài khoản
Sổ cái TK152,153
Bảng phân bổ NVL, CCDC
Nhật ký chung
Báo cáo
Bảng tổng hợp chi tiết NVL, CCDC
Nhật ký mua hàng
Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Chứng từ gốc
4. Hình thức Chứng từ - ghi sổ:
Sơ đồ 1.13
Bảng phân bổ NVL, CCDC
Chứng từ gốc
Sổ kế toán chi tiết NVL, CCDC
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết NVL, CCDC
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK152,153
Bảng cân đối tài khoản
Sổ cái TK152,153
Báo cáo
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Phần II
Thực trạng hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ
tại công ty may thăng long
I. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty may Thăng Long
Tên gọi: Công ty may Thăng Long
Tên giao dịch quốc tế: Thăng Long Gament export Company
Tên viết tắt: Thaloga
Trụ sở công ty: 250 phố Minh Khai quận Hai Bà Trưng TP Hà Nội.
1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty may Thăng Long (Thaloga) là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam, được thành lập vào ngày 8/5/1958 do Bộ ngoại thương ra quyết định thành lập, mang tên công ty may mặc xuất khẩu thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm.
Công ty ra đời trong bối cảnh miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ mới khôi phục và cải tạo nền kinh tế, nên việc ra đời của công ty lúc bấy giờ có ý nghĩa rất quan trọng cả về kinh tế lẫn chính trị, là bước ngoặt lịch sử lớn vì đây là Công ty may mặc xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam.
Tổng số cán bộ nhân viên đầu tiên của Công ty là 28 người, trụ sở đặt tại số nhà 15 phố Cao Bá Quát. Sản phẩm ban đầu chỉ là áo sơ mi, pi fama, măng to nam. Thị trường chính là Liên Xô (cũ), Đức.
Tháng 9/1958 do sản xuất phát triển Công ty phải chuyển về 40 Hùng Vương, nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu nên bộ phận đóng gói, đóng hòm phải chuyển về 17 Chả Cá và Cửa Đông.
Buổi đầu mới thành lập, đi vào sản xuất Công ty găp không ít khó khăn, tuy nhiên với quyết tâm và sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ Đảng cùng với sự ra đời của tổ chức công đoàn và chi đoàn thanh niên, đến ngày 15/12/1958 Công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch đầu tiên của mình với tổng sản lượng là 391.129 sản phẩm, so với chỉ tiêu kế hoạch đạt 112,8%, giá trị tổng sản lượng tăng 840.882
Bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 1 (1961-1965) Công ty đã có bước biến chuyển lớn là việc chuyển địa đIểm làm việc về 250 phố Minh Khai, cơ sở khang trang hiện nay của công ty, tất cả các bộ phận đều tập trung về đây thống nhất thành một mối. Thị trường tiêu thụ được mở rộng thêm sang cả Mông Cổ và Tiệp Khắc.
Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước Công ty gặp không ít khó khăn. Các đơn vị sản xuất phân tán, vật tư, nguyên vật liệu sản xuất thiếu, nhưng ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể cán bộ nhân viên đã không ngừng khắc phục, từng bước tháo gỡ khó khăn nên năm 1966 vẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch là 62000 sản phẩm. Song do tình hình chiến tranh ác liệt năm 1972 công ty chỉ đạt 67.7% chỉ tiêu kế hoạch với 2.084.643 sản phẩm.
Sau khi hiệp định Pari được ký kết (1973), công ty lại gấp rút bước vào khắc phục khó khăn để phát triển sản xuất và có những bước tiến đáng kể cụ thể là:
Năm 1973: Gía trị tổng sản lượng đạt 5.696.900 đồng đạt 100,77%
Năm 1974: Tổng sản lượng đạt 5.005.608 sản phẩm, giá trị tổng sản lượng đạt 6.596.036 đồng đạt 102,28%.
Năm 1975: Tổng sản lượng lên tới 6.476.926 sản phẩm, giá t rị tổng sản lượng 7.725.598 đồng đạt 102.27% so với kế hoạch.
Trong những năm tiếp theo xí nghiệp luôn hoàn thành kế hoạch vượt mức trên giao. Thị trường được mở rộng cùng với uy tín của xí nghiệp sản phẩm Công ty có mặt ở hầu hết các nước XHCN.
Năm 1990, khi cơ chế tập trung bao cấp được xoá bỏ, các doanh nghiệp bước vào cơ chế thị trường tiến hành mạnh mẽ công cuộc đổi mới. Công ty may Thăng Long cũng nằm trong cơn lốc đó. Lúc này Đông Âu và hệ thống các nước XHCN tan rã, Công ty mất đi thị trường lớn. Trước những vấn đề đó công ty đã quyết định đầu tư thêm máy móc thiết bị , sắp xếp lại sản xuất. đẩy mạnh tiếp thị, tìm kiếm thị trường mới tập trung vào các nước Tâu Âu, Nhật Bản và chú ý tới thị trường may nội địa.
Với những thành tựu đó năm 1991 Công ty may Thăng Long là đơn vị đầu tiên trong ngành may mặc được Nhà nước cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp. Tạo ra được thế chủ động cho công ty, tiết kiệm được chi phí , tiếp cận chủ động với các thị trường nước ngoài.
Đến nay hơn 40 năm hình thành và phát triển, Công ty đã có sáng tạo hàng trăm mẫu mã đẹp đế sản xuất và bán trong thị trường nội địa, đạt doanh thu hàng FOB (hàng xuất khẩu trực tiếp) 80% tổng doanh thu với nhiều mặt hàng đa dạng. Sản phẩm của Công ty đã có mặt tại 30 quốc gia trên Thế Giơí như Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, CHLB Đức. Điều đó khẳng định được tên tuổi và chỗ đứng của công ty trên thị trường trong và ngoài nước.
Đầu năm 2000 Công ty may Thăng Long đã nhận được chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002, được người tiêu dùng trong nước bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao.
* Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
ã Lĩnh vực kinh doanh:
Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, Công ty đã vươn lên là một trong những doanh nghiệp đứng đầu của ngành dệt may Việt Nam.
Nhiệm vụ chính của Công ty là gia công hàng may mặc xuất khẩu. Ngoài ra Công ty còn tiến hành tổ chức sản xuất hàng xuất khẩu, hàng nội địa, gia công, hàng thêu mài cho các tập thể cá nhân. Công ty đã đáp ứng được nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, mang lại cho Ngân sách nhà nước một lượng ngoại tệ lớn nhờ xuất khẩu các mặt hàng sản xuất.
Hiện nay công ty đang sản xuất và kinh doanh các mặt hàng chủ yếu sau:
Quần áo bò
áo sơ mi bò mài
áo sơ mi cao cấp
áo jaxket
áo khoác các loại
Quần áo trẻ em
Ngoài ra Công ty còn có các cơ sở sản xuất nhựa và kinh doanh kho ngoại quan, phục vụ ngành dệt may Việt Nam đóng tại Hải Phòng với tổng vốn là 16 tỷ đồng (nộp ngân sách là 12 tỷ đồng), công ty có một năng lực sản xuất dồi dào khoảng 5.000.000 sản phẩm/năm.
ã Thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Nhu cầu xã hội ngày càng phát triển, con người từ chỗ nhu cầu chỉ là ăn no mặc ấm, chuyển sang ăn ngon mặc đẹp. Nắm bắt được nhu cầu đó của thị trường, Công ty đã tiến hành đầu tư thêm các trang thiết bị máy móc hiện đại để sản xuất các mặt hàng trong và cao cấp. Sản phẩm của Công ty được thiết kế đẹp, hợp kiểu dáng và thị hiếu của người tiêu dùng nên thị trường tiêu thụ của Công ty khá rộng lớn. Có thể chia thành 2 khu vực chủ yếu sau:
Thị trường nội điạ: Sản phẩm sản xuất cho thị trường nội địa bao giờ cũng được công ty nghiên cứu, xem xét nhu cầu thị hiếu sau đó mới thiết kế mẫu và tổ chức sản xuất. Sản phẩm chủ yếu là: quần âu, áo sơ mi cao cấp, quần áo bò, quần áo trẻ em. Với kiểu dáng phù hợp nên được người tiêu dùng ưa thích và được bình chọn hàng năm là hàng Việt Nam chất lượng cao.
Thị trường xuất khẩu: Sản phẩm xuất khẩu của Công ty chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 80% tổng giá trị sản xuất) với thị trường tiêu thụ khá rộng rãi ( khoảng 30 nước trên thế giới). Nhờ các dây chuyền hiện đại như máy móc bổ túi tự động, hệ thống thiết kế mẫu bằng máy vi tính. nên chiếm được nhiều tình cảm củ nhiều loại khách hàng, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng. Công ty có thể nhận may theo từng đơn đặt hàng hoặc tự sản xuất theo từng thị hiếu của từng quốc gia khác nhau.
* M ột số chỉ tiêu tài chính trong những năm gần đây:
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
1. Tổng doanh thu
Triệu đồng
86.168
97.126
111.808
2. Kim ngạch xuất khẩu
Triệu đồng
27
29.7
31
3. Giá trị tổng sản lượng
Triệu đồng
69.702
76.570
82.675
4. Tổng lợi nhuận trước thuế
Triệu đồng
1.408
1.627
1.616
5. Nộp ngân sách
Triệu đồng
2.473
2.874
3.369
6. Vốn cố định
trong đó ngân sách cấp
Triệu đồng
Triệu đồng
12.393
8.000
12.393
8.000
12.393
8.000
7. Vốn lưu động
trong đó ngân sách cấp
Triệu đồng
Triệu đồng
3.922
3.680
4.422
4.180
4.972
4.744
8. Lực lượng lao động
Triệu đồng
1.930
2.003
2.300
9. Thu nhập binh quân
Đ/ng/tháng
855.000
920.000
1.018.000
2. Tổ chức bộ máy quản lý:
Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất công nghiệp có qui mô lớn, tính chất hoạt động kinh doanh rất phức tạp đòi hỏi công tác quản lý phảI khoa học. Bộ máy quản lý của Công ty được chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới, và được tổ chức theo 2 cấp ( cấp Công ty và cấp xí nghiệp)
Ban giám đốc: là người đứng đầu bộ máy của Công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước về toàn bộ hoạt động của Công ty mình, chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý các bộ phận của Công ty.
Giám đốc điều hành nội chính: Nhiệm vụ giúp cho Tổng giám đốc biết về các mặt đời sống công nhân viên và đIều hành xí nghiệp dịch vụ đời sống,
Giám đốc đIều hành sản xuất: Nhiệm vụ giúp cho Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các phòng ban chức năng.
Văn phòng tổng hợp: Có nhiệm vụ quản lý về mặt quân số, mặt tổ chức của Công ty, tham mưu cho Tổng giám dốc về mặt tổ chức.
Phòng kỹ thuật đầu tư: Có nhiệm vụ quản lý phác thảo, tạo mẫu các mã hàng theo đơn đặt hàng của khách hàng và nhu cầu Công ty,
Phòng KCS: Có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi đưa vào nhập kho thành phẩm.
Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ đưa đơn hàng vào sản xuất và lập kế hoạch sản xuất cho kịp thời.
Phòng thị trường: Có nhiệm vụ nghiên cứu, tìm kiếm thị trường tham mưu cho BGĐ về phương hướng sản xuất và chiến lược thị trường.
Phòng kế toán tài vụ: Chịu trách nhiệm trong quản lý sản xuất kinh doanh về mặt số lượng và giá trị phân tích tổng hợp để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh.
Cửa hàng dịch vụ ( 250 Minh Khai) : Làm công tác dịch vụ phục vụ thêm cho đời sống CBCNV trong Công ty và tiêu thụ hàng tồn.
Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm: (39 Ngô Quyền) : Giới thiệu và bán sản phẩm, làm công tác tiếp thị, đồng thời là nơi tiếp thu ý kiến đóng góp của người tiêu dùng,
Cửa hàng thời trang: Các mẫu ở đây được thiết kế riêng mang tích chất giới thiệu sản phẩm.
Phòng kho: Bao gồm kho nguyên vật liệu, kho thành phẩm, nơi bảo quản đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất.
Các phòng chức năng không trực tiếp chỉ đạo đến các xí nghiệp, nhưng có nhiệm vụ theo dõi hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện tiến độ sản xuất.
Cấp xí nghiệp: Đứng đầu là giám đốc xí nghiệp. Ngoài ra còn có các tổ chức sản
xuất, nhân viên tiền lương, thống kê, cấp phát nguyên liệu.
Ngoài xí nghiệp may chính công ty còn tổ chức bộ phận sản xuất kinh doanh phụ như: Xí nghiệp phụ trợ và cửa hàng kinh doanh.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty may thăng long
3. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh:
Công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất v à gia công các mặt hàng may mặc theo quy trình công nghệ liên tục( gồm cắt, may, là, đóng gói, nhập kho) với các loại máy móc chuyên dụng và số lượng sản phẩm tương đối lớn được chế biến từ nguyên liệu chính là vải.
Tính chất sản xuất của các loại hàng trong Công ty là sản xuất phức tạp kiểu liên tục, loại hàng sản xuất hàng loạt, chu kỳ sản xuất ngắn, quy mô lớn. Công ty tổ chức thành 8 xí nghiệp chính. Mỗi xí nghiệp lại chia thành nhiều bộ phận phù hợp với yêu cầu quy trình công nghệ: Văn phòng xí nghiệp, Tổ kiểm tra chất lượng sản phẩm, tổ cắt, tổ may, tổ hoàn thành, tổ bảo quản.
Trong 8 xí nghiệp có xí nghiệp 6 mới được thành lập năm 1999. Ngoài xưởng may chính công ty còn tổ chức bộ phận sản xuất kinh doanh như: xí nghiệp phụ trợ và cửa hàng thời trang.
Nguyên liệu chính là vải tại bộ phận cắt: được trải, đánh số cắt thành các chi tiết, bộ phận sản phẩm. Theo yêu cầu thiết kế có thể thêu, sau đó chuyển cho bộ phận may sử dụng phụ liệu như khóa, cúc, chỉ ráp thành phẩm. Chuyển giặt, mài tẩy( nếu cần thiết), sản phẩm hoàn thành qua giai đoạn là được đóng gói nhập kho thành phẩm.
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Nguyên vật liệu
Cắt
Thêu
May
Nhập kho
Đóng gói
Là
Giặt, mài, tẩy
công ty
XN
V
XN
IV
XN
VI
Tổ Hoàn thiện
PX
Mài
PX
Thêu
Tổ May
Tổ Cắt
VĂN PHòNG XN
May
HP
CH
TT
XN
III
xn
II
xn
I
May
NH
XN
PT
Tổ Đóng gói
Tổ kiểm tra chất lượng sản phẩm
Kho
* Sơ đồ mô hình tổ chức sản xuất của công ty
Tương ứng với quy trình công nghệ, mỗi tổ chịu trách nhiệm về công đoạn của mình dưới sự kiểm tra của tổ kiểm tra chất lượng sản phẩm, tổ này lại chịu trách nhiệm trước phòng KCS của công ty.
4. Tổ chức hạch toán kế toán tại công ty
4.1.Tổ chức bộ máy kế toán.
Bộ máy kế toán ở Công ty may Thăng Long được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Phòng kế toán của Công ty thực hiện toàn bộ các công tác kế toán, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra công tác thu nhập và xử lý các thông tin kế toán, thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán và chế độ quản lý tài chính.
Nhiệm vụ của bộ máy kế toán ở công ty may Thăng Long là thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán, ghi chép các kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Lập báo cáo tài chính, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ , chính xác, giúp BGĐ ra quyết định đúng đắn.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau:
Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm chung toàn bộ công tác kế toán của công ty. Theo dõi quản lý và tổ chức điều hành công tác kế toán.
Kế toán tổng hợp : Là người tập hợp số liệu để ghi vào sổ tổng hợp. Sau đó lập các báo cáo tài chính, đồng thời là người giúp việc chính cho kế toán trưởng.
Kế toán nguyên vật liệu, CCDC: Phụ trách TK152,153 hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song. Cuối tháng cộng số liệu, lập báo cáo vật liệu tồn kho. Cuối quý lên bảng kê “ Nhập – Xuất - Tồn”
Kế toán công nợ: Theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả trong Công ty và giữa Công ty với khách hàng. Phụ trách các TK 131, 136, 138, 141, 331, 333, 336, 338 ghi sổ chi tiết cho từng đối tượng. Cuối tháng lập Nhật ký- Chứng từ số 5,10 và bảng kê số 11.
Kế toán TSCĐ và nguồn vốn: Phụ trách các TK211, 214, 411, 414, 415, 416, 441.
Phân loại TSCĐ hiện có của Công ty và tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính. Cuối tháng lập bảng phân bổ số 3, Nhật ký chứng từ số 9.
Kế toán tiền lương và các khoản phí: Phụ trách các tài khoản 334, 338 (3382, 3383, 3384), 627, 641, 642. Hàng tháng căn cứ vào sản lượng của mỗi xí nghiệp và đơn giá tiền lương được hưởng để tính ra quỹ lương của từng xí nghiệp. Căn cứ vào tổng sản lượng của các xí nghiệp và hệ số lương gián tiếp để tính ra quỹ lương của bộ phận gián tiếp. Cuối tháng lập bảng thanh toán tiền lương, lập bảng phân bổ số 1 và bảng tổng hợp chi phí.
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Hàng tháng tổng hợp số liệu từ báo cáo của các xí nghiệp gửi lên, lập báo cáo nguyên vật liệu vào sổ chi tiết TK621, tổng hợp phần chế biến thành phẩm vào báo cáo tổng hợp chế biến. Nhận số liệu từ các bộ phận kế toán khác đưa vào giá thành, tính gía thành sản phẩm theo phương pháp hệ số. Lập bảng kê số 4 và NKCT số 7.
Kế toán tiêu thụ thành phẩm: Theo dõi tình hình nhập xuất thành phẩm, ghi sổ chi tiết TK155, cuối tháng lập bảng kê 11,bảng kê số 8, ghi sổ các TK có liên quan.
Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của Công ty hàng ngày căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để nhập hoặc xuất quỹ. Ghi sổ quỹ thu- chi cuối ngày đối chiếu với kế toán tiền mặt.
Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: Viết phiếu thu, chi phát hành séc, uỷ nhiệm chi. Hàng tháng lập kế hoạch tiền mặt gửi lên cho ngân hàng có quan hệ giao dịch. Quản lý các TK 111,112,413 và các sổ chi tiết của nó. Cuối tháng lập NKCT số 1,2 và bảng kê 1,2, NKCT số 4.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Nhân viên hạch toán tại các xí nghiệp
Kế toán giá thành
Kế toán tổng hợp
Kế toán tiêu thụ
Kế toán công nợ
Kế toán tiền lương
Kế toán
TSCĐ
Kế toán
NVL
Kế toán thanh toán
Các nhân viên hạch toán thống kê tại các xí nghiệp thành viên và các bộ phận trực thuộc, hàng tháng thực hiện nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu thập kiểm tra chứng từ, ghi chép vào sổ sách các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (vật liệu, chủng loại, số lượng, số lượng thành phẩm cắt ra), định kỳ chuyển các chứng từ cùng các báo cáo đó về phòng kế toán của công ty.
4.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ:
Với đặc điểm tổ chức sản xuất và kinh doanh của Công ty may Thăng Long, để công tác kế toán được hoàn tất các chức năng và giám sát đựơc quá trình hình thành và vận động của Tài sản.
Các chứng từ phát sinh của Công ty được thực hiện song song trên hai hướng là ghi sổ và nhập vào máy vi tính Công ty đã đăng ký sử dụng các chứng từ sau trong hệ thống chứng từ kế toán thống nhất do Bộ tài chính ban hành.
* Lao động tiền lương:
Bảng chấm công
Bảng thanh toán tiền lương.
Bảng thanh toán BHXH.
Phiếu nghỉ lương BHXH
Bảng thanh toán tiền thưởng
Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành.
* Hàng tồn kho.
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Phiếu xuất kiêm vận chuyển nội bộ.
Phiếu xuất vật tư theo hạn mức
Phiếu báo vật tư, sản phẩm, hàng hoá.
Thẻ kho
* Bán hàng.
Hoá đơn bán hàng,
Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho
Hóa đơn kiêm vận chuyển nội bộ,
Hoá đơn GTGT
Hoá đơn dịch vụ
Hóa đơn khối lượng XDCB hoàn thành
Hoá đơn cho thuê nhà, phiếu mua hàng
Bảng thanh toán hàng gửi đại lý, thẻ quầy hàng.
* Tiền tệ
Phiếu thu- chi
Giấy đề nghị tạm ứng
Giấy thanh toán tiền tạm ứng
Biên lai thu tiền, bảng kiểm kê quỹ
* Tài sản cố định:
Biên bản giao nhận TSCĐ
Biên bản đánh giá TSCĐ
Thẻ TSCĐ
Biên bản giao nhận sửa chữa lớn hoàn thành
Những chứng từ trên là căn cứ để ghi sổ kế toán của công ty.
4.3. Tổ chức tài khoản kế toán:
Công ty đã đăng ký sử dụng hệ thống tài khoản thống nhất của Bộ tài chính ban hành theo quyết định 1141 QĐ/TC/CĐKT ngày 1/11/1995. Một số tài khoản mà Công ty mở chi tiết nhằm theo dõi phần hạch toán cụ thể:
TK112: Tiền gửi ngân hàng
- TK1121: Tiền gửi ngân hàng- VNĐ
- TK1122: Tiền gửi ngân hàng- USD
TK131: Phải thu của khách hàng
- TK 1311: Phải thu của khách hàng( xuất khẩu)
- TK 1312: Phải thu của khách hàng( nội địa đấu thầu)
- TK 1313: Phải thu của khách hàng(nhựa)
TK133: Thuế GTGT được khấu trừ.
- TK 1331.11: Thuế GTGT được khấu trừ của NLC( hàng may)
- TK 1331.12: Thuế GTGT được khấu trừ của NLC( hàng nhựa)
- TK 1331.2: Thuế GTGT được khấu trừ của VLP( hàng may)
- TK 1331.3: Thuế GTGT được khấu trừ của VLP( hàng nhựa)
- TK 1331.4: Thuế GTGT được khấu trừ của VLP( xăng dầu)
- TK 1331.5: Thuế GTGT được khấu trừ của VLP( phụ tùng)
- TK 1331.6: Thuế GTGT được khấu trừ của VLP( văn phòng)
- TK 1331.7: Thuế GTGT được khấu trừ của VLP( bao bì)
- TK 1331.8: Thuế GTGT được khấu trừ của VLP( phế liệu hoá chất)
- TK 1331.9: Thuế GTGT được khấu trừ của VLP( công cụ dụng cụ)
- TK1332: Thuế GTGT được khấu trừ VLP( tài sản cố định)
TK 136 : Phải thu nội bộ
- TK1361: Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc( trung tâm)
- TK1362: Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc( cửa hàng)
TK152:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3392.doc