Theo quy định tại nghị định 28CP ngày 28/3/1997 của chi phí về đổi mới quản lý tiền lương và thu nhập trong các công ty Nhà nước thì Nhà nước quản lý công ty thông qua định mức lao động, đơn giá tiền lương và tiêu thụ lương thực tế, thực hiện bình quâncủa công ty.
Để xác định đơn giá tiền lương phù hợp với điều kiện sản xuất xi măng kinh doanh thì cần thiết phải tính toán chi phí lao động sống hợp lí, ngày 10/4/1997 Bộ lao động thương binh xã hội đã ban hành thông số 14/LĐTBXH -TT, hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức lao động trong công ty Nhà nước.
Công ty xi măng Bút Sơn là một công ty Nhà nước sản xuất xi măng kinh doanh tự hạch toán.
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3062 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hình thức chế độ tiền lương, tiền thưởng ở công ty Xi măng Bút Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các đặc tính nổi bật sau :
Độ mịn cao
Hàm lượng C3S lớn
Lượng vôi tự do thấp
Hàm lượng kiềm thấp
Tốc độ phát triển cường độ nhanh cường độ cao hơn hẳn so với các xi măng khác cùng chủng loaị
Các sản phẩm của công ty PCB30 ,PC40 ,PC50 đã được cục tiêu chuẩn Việt Nam cấp tiêu chuẩn số TCVN 2682-1999 cho xi măng hỗn hợp PCB30
TCVN 6260-1997 cho xi măng PC40
Với một dây chuyền hiên đại ,cùng phân xưởng ngũ công nhân viên năng động nhiệt tình, sáng tạo chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng được nâng cao dần chiếm được uy tín trong lòng khách hàng.
III. Công nghệ sản xuất xi măng.
1. Giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất xi măng
Dây truyền sản xuất xi măng của công ty là kiểu lò quay phương pháp khô bao gồm các trang thiết bị hiện đại do các nước Tây Âu chế tạo, thuộc loại tiên tiến nhất hiện nay. Toàn bộ dây truyền sản xuất xi măng từ khâu tiếp nhận nguyên liệu, vật liệu đến khâu tiêu thụ sản phẩm cho khách hàng đều được điều khiển hoàn toàn tự động từ phòng điều khiển Công ty thông qua hệ thống máy tính và cáctủ PLC của hãng siemens (Cộng hoà liên bang Đức ).Việc thiết kế và cung cấp thiết bị giám sát lắp đặt và trợ giúp kĩ thuật do hãng technip-cle (cộng hoà Pháp )thực hiện. Ngoài ra công ty còn được trang bị các thiết bị lọc bụi ,sử lý nước thải, chống ồn tốt nhất phù hợp vối tiêu chuẩn châu Âu góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái.
Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất xi măng
Đá vôi
Đá sét
Phụ gia
Xỉ sắt
Than
Máy đập
Máy cán
Máy cán
Kho đồng nhất sơ bộ
Kho đồng nhất sơ bộ
Két chứa
Định lượng
Két chứa
Két chứa
Két chứa
Định lượng
Định lượng
Định lượng
Nghiền, sấy than
Hâm, sấy dầu
Thiết bị đồng nhất
Máy nghiền, sấy
Dầu
Lò nung Clinker
Thiết bị làm lạnh Clinker
Máy đập Clinker
Silo chứa ủ Clinker
Máy đóng bao
Xuất xi măng bao
Thạch cao
Máy đập
Phụ gia
Thạch cao
Máy đập
Phụ gia
Kho đồng nhất sơ bộ
_ Các bước công việc trong quy trình công nghệ
Công ty xi măng Bút Sơn là một trong những nhà máy có công nghệ hiện đại nhất Việt Nam hiện nay, do hãng Technip - Cle - Cộng hoà Pháp thiết kế công nghệ và cung cấp thiết bị. Lò quay, phương pháp khô được điều khiển hoàn toàn tự động từ phòng điều khiển Công ty qua hệ thống máy tính của hãng SIMENS (Cộng hoà liên bang Đức). Hệ thống giám sát và điều khiển vi tính cho phép vận hành các thiết bị một cách đồng bộ, an toàn. Các quá trình công nghệ được theo dõi và điều chỉnh chính xác, đảm bảo sản phẩm xuất xưởng đạt chất lượng cao và ổn định.
Các bước tiến hành:
1). Chuẩn bị nguyên liệu: Các nguyên liệu chính dùng để sản xuất xi măng xi măng là đá vôi và đất sét. Ngoài ra còn sử dụng xỉ pyrite và đá silíc làm các nguyên liệu điều chỉnh.
- Đá vôi khai thác ở mỏ Hồng Sơn cách nhà máy 0,6 km bằng phương pháp khoan nổ mìn, sau đó được bốc xúc lên ôtô có tải trọng lớn (32 tấn) để vận chuyển tới máy đập đá vôi. Máy đấp đá vôi là loại IMPACT APPR 1822, có năng suất trung bình là 600 tấn/giờ. Sau khi được đập nhỏ, đá vôi sẽ được cân và vận chuyển bằng băng tải cao su về kho đồng nhất sơ bộ và được rải thành 2 đống, mỗi đống 16000 tấn, theo phương pháp rải đống CHEVRON và có mức độ đồng nhất là 8:1. Trong kho đồng nhất sơ bộ có máy đánh đống loại BAH 17,3-1,0-600 với năng suất rải là 600 tấn/giờ và hệ thống băng cào loại BKA 30.01.600 có năng suất từ 35-350 tấn/giờ.
- Đất sét khai thác ở mỏ Khả Phong cách nhà máy 9,5 km được vận chuyển bằng ô tô (20 tấn) tới máy cán răng 2 trục có năng suất 250 tấn/giờ. Sau đó, đất sét được cân và vận chuyển tới kho đồng nhất sơ bộ và rải thành 2 đống, mỗi đống 7000 tấn, theo phương pháp rải WINDROW với mức độ đồng nhất là 8:1. Hệ thống cầu rải BEDESCHI trong kho có năng suất rải 250 tấn/giờ và hệ thống cầu xúc loại BEL C150/14 có năng suất từ 15-150 tấn/giờ.
- Xỉ pyrite: Dùng xỉ pyrite của nhà máy Supe phốt phát lâm Thao và quặng sắt thay thế.
- Thạch cao: Mua Thạch cao của Lào, Thái Lan hoặc Trung Quốc.
2).Nghiền nguyên liệu và đồng nhất sơ bộ:
Các cầu xúc đá vôI, đất sét xỉ và đá si-líc có nhiệm vụ cấp liệu vào các két chứa của máy nghiền, Từ đó qua hệ thống cân định lượng vật liệu được cấp vào máy nghiền. Máy nghiền nguyên liệu là loạI máy nghiền có con lăn trục đứng hiện đạI PFEIFFER MPS 4750 có năng suất 320 tấn/giờ. Bột liệu đạt yêu cầu sẽ được vận chuyển tới si lô đồng nhất bột liệu, có sức chứa 20000 tấn bằng hệ thống máng khí động và gầu nâng. Si lô đồng nhất bột liệu làm việc theo nguyên tắc đồng nhất và tháo liên tục. Việc đồng nhất bột liệu được thực hiện trong quá trình tháo bột liệu ra khỏi si lô. Mức độ đồng nhất của si lô này là 10:1.
3). Nhiên liệu:
Lò được thiết kế để chạy 100% than antraxit, dầu MFO chỉ sử dụng trong quá trình sấy lò và chạy ban đầu. Than được sử dụng trong lò là loại hỗn hợp 40% than cám3 và 60% than cám 4a. Máy nghiền than là loại máy nghiền con lăn trục đứng PFEIFFER năng suất 30 tấn/giờ. Bột than mịn được chứa trong 2 két than mịn, 1 két để dùng cho lò, 1 két dùng cho calciner. Than mịn được cấp vào lò và calciner qua hệ thống cân định lượng SCHENK.
4). Hệ thống lò nung và thiết bị làm lạnh Clinker:
Lò nung của Công ty xi măng Bút Sơn có đường kính là 4,5 mét, chiều dài 72 mét, với hệ thống sấy sơ bộ 2 nhánh 5 tầng cùng hệ thống calciner, buồng trộn. Năng suất của lò là 4000 tấn clinker/ngày đêm. Lò được thiết kế sử dụng vòi đốt than đa kênh ROTAFLAM đốt 100% than antraxit, trong đó đốt tại calciner 60%, phần còn lại đốt trong lò.
Clinker sau khi ra khỏi lò được đổ vào thiết bị làm nguội kiểu ghi BMHSA được làm lạnh, đập sơ bộ. Clinker thu được sau thiết bị làm lạnh sẽ được vận chuyển tới 2 si lô để chứa và ủ clinker, có tổng sức chứa là 2x20.000 tấn. Bột tả hoặc clinker phế phẩm được đổ vào si lô bột tả có sức chứa 2.000 tấn, có thể rút đổ ra ngoài.
5). Nghiền sơ bộ clinker và nghiền xi măng:
Clinker, thạch cao và phụ gia (nếu có) sẽ được vận chuyển lên két máy nghiền bằng hệ thống băng tải và gầu nâng. Từ két máy nghiền, clinker và phụ gia sẽ được đưa qua máy nghiền sơ bộ CKP 200 nhằm làm giảm kích thước và làm nứt vỡ cấu trúc để phù hợp với điều kiện làm việc của máy nghiền bi xi măng. Sau đó, clinker, phụ gia (đã qua nghiền sơ bộ) và thạch cao sẽ được cấp vào máy nghiền xi măng để nghiền mịn. Máy nghiền xi măng là loại máy nghiền bi 2 ngăn làm việc theo chu trình kín có phân ly trung gian kiểu O’SEPA. Xi măng bột được được vận chuyển tới 4 si lô chứa xi măng bột, có tổng sức chứa là 4 x 10.000 tấn, bằng hệ thống máng khí động và gầu nâng.
6). Đóng bao và xuất xi măng:
Từ đáy các si lô chứa, qua hệ thống cửa tháo, xi măng sẽ được vận chuyển tới các két chứa của các máy đóng bao hoặc các hệ thống xuất xi măng rời. Hệ thống xuất xi măng rời gồm 2 vòi xuất cho ô tô năng suất 100 tấn/giờ và 1 vòi xuất cho tầu hỏa năng suất 150 tấn/giờ. Hệ thống máy đóng bao gồm 4 chiếc máy đóng bao HAVER kiểu quay, 8 vòi với hệ thống cân điện tử, năng suất 100 tấn/ giờ. Các bao xi măng qua hệ thóng băng tải sẽ được vận chuyển tới các máng xuất xi măng bao xuống tàu hỏa và ô tô.
IV.Hình thức tổ chức sản xuất xi măng.
1. Hình thức tổ chức sản xuất xi măng ở công ty
Từng bộ phận đảm nhận phần công việc riêng theo chuyên môn hoá cao và cùng một mục đích thống nhất để đạt được hiệu quả chất lượng sản phẩm cao nhất. Tất cả các bộ phận đều được theo dõi và điều khiển thông qua phòng điều khiển Công ty. Hệ thống giám sát và điều khiển vi tính cho phép vận hành các thiết bị một cách đồng bộ và an toàn. Các quá trình công nghệ được theo dõi và điều chỉnh chính xác đảm bảo sản phẩm xuất xưởng đạt chất lượng ổn định.
SƠ Đồ 2:Hình Thức Tổ Chức Sản xuất xi măng.
Phòng điều hành trung tâm (24 người )
Khai thác
(114 người)
Nguyên liệu
(64 người)
Lò nung
(86 người)
(86ng (86 người)
Nghiền đóng bao (104 người)
2 .Kết cấu sản xuất xi măng của công ty:
Ngoài các bộ phận chính của công ty đã được chuyên môn hoá cao còn có các bộ phận phụ ,phụ trợ cho quá trình sản xuất xi măng bao gồm :
- Xưởng nước gồm 42 người cấp nước cho toàn bộ công ty trong sản xuất xi măng cũng như trong sinh hoạt.
- Xưỏng điện, tự động hoá : (gồm 99 người) đây là hai bộ phận rất quan trọng giúp cho sự thành công của công ty .
- Xưởng xây dựng sưởng sản xuất và vệ sinh công nghiệp gồm 18 người. Xưởng này luôn đảm bảo cho công nhân viên toàn công ty luôn có những điều kiện tốt nhất trong quá trình lao động.
Giữa các bộ phận chính ,phụ và phụ trợ luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau để cùng cấu thành nên một thể thống nhất cùng hướng tới một mục đích là ổn định chất lượng sản phẩm.
V.cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
1.Số cấp quản lý của công ty
Công ty xi măng Bút Sơn chịu sư chỉ đạo của hai cấp quản lý:
Sơ đồ 3: Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý
- Cấp quản lý tổng công ty quản lý điều hành trực tiếp về kinh doanh. trong đó ban hành một khung giá quy định và một số thị trường nhất định.
2. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý.
Cơ cấu quản lý theo kiểu trực tuyến mỗi cấp dưới chỉ nhận mệnh lệnh và chịu sự quản lý trực tiếp của một cấp trên duy nhất .Sự thống nhất trong mệnh lệnh của công ty là điều kiện được đặt nên hàng đầu nếu cấp trên có sự sai lầm thì cấp trên phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với công ty vì vậy cán bộ công ty đòi hỏi phải là những người có chuyên sâu về nhiều lĩnh vực như kinh doanh, kĩ thuật sản xuất xi măng,...
3. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý.
- Giám đốc: chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động về đầu tư xây dựng cơ bản và sản xuất xi măng kinh doanh của công ty .Là đại diện pháp nhân của công ty xi măng Bút Sơn trước pháp luật . Chịu trách nhiệm về tổ chức và hoạt động của công ty trong lĩnh vực hành chính quản trị đảm bảo chính xác kịp thời các văn bản đi và đến, đảm bảo nguyên tắc bảo mật, chỉ đạo việc tổ chức sản xuất xi măng kinh doanh, trực tiếp chỉ đạo các công tác tuyển dụng lao động.
- Phó giám đốc sản xuất xi măng: chịu trách nhiệm về tổ chức chỉ dạo điều hành sản xuất xi măng đảm bảo năng xuất thiết bị ,chất lượng sản phẩm và an toàn trong sản xuất xi măng. Chỉ đạo về công tác duy tu bảo dưỡng dây chuyền sản xuất xi măng và việc nhập vật tư ,xây dựng các định mức vật tư kĩ thuật cho sản xuất xi măng. Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Phòng kĩ thuật sản xuất xi măng ,phòng thí nghiệm KCS, phòng điều hành Công ty.
Các phân xưởng khai thác,lò nung ,nghiền đóng bao, xưởng sửa chữa sưởng sản xuất , vệ sinh công nghiệp.
- Phó giám đốc cơ điện: chỉ đạo các đơn vị thuộc lĩnh vực cơ khí ,điện , điện tử ,tự động hoá. Chỉ đạo xây dựng và tổ chức các kế hoạch sửa chữa lớn, các quy trình bảo dưỡng máy móc thiết bị điện .
- Phó giám đốc tiêu thụ chịu trách nhiệm tổ chức mạng lưới tiêu thụ của công ty nghiên cứu thị trường tiêu thụ, giá cả và thị hiếu người tiêu dùng trên cơ sở khung giá của tổng công ty quy định .Phụ trách trực tiếp phòng tiêu thụ các chi nhánh tiêu thụ sản phẩm.
- Phó giám đốc công ty bao bì chịu trách nhiệm hoàn thành tốt việc chỉ đạo sản xuất xi măng cung cấp đầy đủ vỏ bao cho phân xưởng nghiền đóng bao. Tiến hành cung cấp vỏ bao các loại khác ra thị trường phục vụ nhu cầu dân sinh.
- Phòng tiêu thụ quản lí theo dõi lượng hàng xuất ,thời hạn hợp đồng ,thực hiện đúng các hợp đồng đã kí kết ,lập báo cáo tiêu thụ theo từng thời gian.Điều tra nắm bắt tình hình thị trường về giá cả ,cước phí vận chuyển, hướng phát triển thị trường ,nhu cầu thị trường, giải quyết các khiếu lại của khách hàng.
- Phòng kĩ thuật sản xuất xi măng quản lí chuyên sâu về kĩ thuật công nghệ sản xuất xi măng, quản lí các thông số chỉ tiêu công nghệ cho từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất xi măng. Phân tích nguyên liệu vào, tính toán phối liệu để đẩm bảo chất lượng .Xác định mức tiêu hao và chỉ tiêu chất lượng đối với nguyên nhiên liệu, thực hiên kế hoạch sửa chữa lớn.
- Phòng KCS phân tích lấy mẫu nguyên vật liệu ,clinker và xi măng để kiểm tra theo đúng tiêu chuẩn chất lượng, độ nén ép, độ giãn nở ,thời gian đông kết và độ mịn. Tổ chức giám định khi khách hành có khiếu nại.
- Phòng tổ chức lao động quản lí hồ sơ nhân sự của cán bộ công nhân viên trong công ty ,phân tích cơ cấu theo nghành ngề, độ tuổi, rình độ, nghiệp vụ, phục vụ cho công tác bố trí sắp xếp lao động. Quản lí công tác định mức lao động, các hình thức trả lương lao động, phân phối tiền lương, thưởng đảm bảo hợp lí công bằng tạo điều kiện sử dụng hợp lí thời gian lao động. Xây dựng kế hoạch đào tạo tuyển dụng hàng năm .
- Phòng kế toán thống kê thực hiện công tác kế toán thống kê thông tin kinh tế, hạch toán kinh tế theo quy định của nhà nước. Quản lí nghiêm ngặt việc sử dụng, cấp phát hoá đơn chứng từ các loại phiếu chuyển tiền .
Cập nhập ghi chép các số liệu tình hình biến động tài sản ,nguồn vốn. Tính toán nộp ngân sách ,các quỹ các khoản tiền vay,công nợ phải thu. Thống kê tổng hợp vật tư , phụ tùng,bán thành phẩm. Kiểm tra việc phân phối tiền lương, thưởng, kiểm kê tài sản, đánh giá lại tài sản.
- Phòng kế hoạch quản lí kế hoạch sản xuất xi măng, kinh doanh, xây dựng cơ bản ,sửa chữa lớn, tổng hợp thống kê mua sắm vật tư .Tổ chức giám sát việc thực hiện các kế hoạch sản xuất xi măng kinh doanh.
Nhận xét:
Về quá trình hình thành phát triển: Nhà máy xi măng Bút Sơn đi vào hoạt động có một ý nghĩa to lớn nó đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày một nhiều của nước ta hiện nay.
Về công nghệ: Nhà máy có công nghệ hiện đại nhất Việt Nam hiện nay, toàn bộ quy trình được điều khiển qua phòng điều khiển Công ty.
Về hình thức sản xuất xi măng và kết cấu sản xuất xi măng: Hình thức sản xuất xi măng hợp lý vi nhà máy có quy mô lớn, kết cấu quản lý có các bộ phận còn kồng kềnh.
Về cơ cấu tổ chức bộ phận quản lý: Theo kiểu trực tuyến chức năng.
Biểu 1: Kết quả hoạt động sản xuất xi măng kinh doanh của công ty vài năm qua.
Năm
Chỉ tiêu
Đ. vị
1999
2000
KH
TH
KH
TH
Giá trị tổng sản lượng
1000đ
966000
972000
1.000000
1164000
Tổng doanh thu
1000đ
450.000
458.098
500.000
682.084
Nộp ngân sách
1000đ
20.000
24.640
32.000
36.750
Lợi nhuận
1000đ
-140
-122
-160
-135
Tổng quỹ lương
1000đ
20196000
19356944
21864000
20568000
Thu nhập bình quân
1000đ
1189
1200
1220
1250
Trong những năm qua công ty đã ký kết hợp đồng bán xi măng cho nhiều công ty xây dựng và trực tiếp bán tại các sưởng sản xuất xây dựng như các cống, các trạm bơm tưới tiêu nước ở các huyện Tam Nông, Hạ Hoà, Thanh Ba, Thanh Thuỷ... thu về cho công ty hàng trăm tỷ đồng. Đội khai thác đá Hồng Sơn hàng năm khai thác hàng nghìn m3 đá cung cấp phục vụ chophân xưởng nghiền nguyên liệu. Năm1999 phân xưởng đã khai thác được 3155m3 đá, năm2000 phân xưởng khai thác được 3768m3 đá.
Phòng tiêu thụ hàng năm kí kết các hợp dồng tiêu thụ sản phẩm với các cong ty xây dựng xây dựng những trạm bơm có giá trị hàng tỷ đồng, như trạm bơm nước ở Thanh thuỷ có giá trị 300 triệu đồng. Hệ thống kênh mương cống nước ở hạ hoà trị giá 1.350.000 triệu đồng...
VI. Đặc điểm về lao động và tình hình sử dụng nguồn nhân lực của công ty xi măng Bút Sơn
1. Đặc điểm về lao động.
Qua biểu cơ cấu lao động của công ty (trang bên).
Cho ta thấy số lao động nam chiếm tỷ lệ cao hơn lao động nữ, tỷ lệ CB quản lý kinh tế 22,5%, CBKT 5,625%, công nhân 68,125%. Tỷ lệ này biểu hiện sự chênh lệch lớn giữa công nhân với CB quản lý. Sở dĩ như thế vì đây là công ty xây dựng thuỷ lợi vì thế cơ cấu lao động của công ty tập chung nhiều lao động là đúng. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tuyển chọn, đào tạo cũng như công tác trả công lao động của công ty. Công tác tuyển chọn, đào tạo CBCNV của công ty có xu hướng tập trung nghiêng về tuyển chọn CBKT là chính.
Biểu 2: Cơ cấu lao động
Năm
Chỉ tiêu
2001
Số lượng
% so với tổng số
Tổng số lao động :
Nam
Nữ
1100
781
319
100
71%
29%
Cán bộ quản lý kinh tế
48
4,36%
Cán bộ kỹ thuật
175
15,9%
Đoàn thể
6
0,5%
Lái xe các loại,áp tải
271
24,6%
Công nhân
634
57,6%
Trong năm 2001 tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty hiện có 1100 người, trong đó 319 người là nữ chiếm 29%.
Thực trạng trình độ văn hoá của cán bộ công nhân viên năm 2001:
Bao gồm : Chức vụ Số người hệ số
Giám đốc 1 6,03
Phó giám đốc,kế toán trưởng 5 5,26
Quản lý phòng ban 42 4,1
Chuyên viên,kĩ sư chính 42 3,82
Chuyen viên,kĩ sư 65 2,98
Cao đẳng ,trung cấp 68 2,3
Nhân viên các loại 190 1,63_2,1
Công nhân bậc 2/7 10 1,75
Công nhân bậc 3/7 80 1,83
Công nhân bậc 4/7 155 2,17
Công nhân bậc 5/7 230 2,65
Công nhân bậc 6/7 100 3,23
Công nhân bậc 7/7 7 3,94
Công nhân lái xe 15 1,7 _ 2,73
Công nhân lái xe mỏ 53 2,3 _ 3,73
Công nhân lái xe xúc ủi 38 2,17 _3,73.
Hệ số bình quân 2.6035
Tổng số công nhân :1100 người.
2. Phương pháp xác định thời gian lao động
Quỹ thời gian lao động được tính như sau :
Thời gian theo lịch trong năm (Tn) = 365 hoặc 366 ngày
Thời gian chế độ (Tcđ) = Tn-(52*2 chủ nhật &thứ bẩy +8 ngày lễ)
Thời gian hiệu quả(Thq) =Tcđ -T.phép-T.ốm –T.học.
Trong đó Thq bình quân của nam là 245 ngày
Thq bình quân của nữ là 225 ngày.
Hệ thống trả công lao động của công ty xây dựng dựa trên hình thức trả lương theo sản phẩm (đối với công nhân, theo thời gian đối với CB khối văn phòng).
2.1.Tuổi đời và trình độ văn hoá.
Cơ cấu lao động chưa phản ánh đầy đủ được những đặc điểm lao động mà còn có những yếu tố khác như tuổi đời, trình độ văn hoá, thâm niên nghề nghiệp.
2.2. Tình hình sử dụng nguồn nhân lực của công ty.
Việc sử dụng nguồn nhân lực có hợp lý hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc trả công lao động. Nêu việc sử dụng nguồn nhân lực hợp lí sẽ khai thác được khả năng lao động, đánh được chính xác sức lao động, tạo điều kiện cho việc sắp xếp hệ số lương, mức lương phù hợp. Ngược lại nó sẽ tạo ra sự bất công bằng trong công tác trả công lao động, người làm nhiều hưởng ít, người làm ít hưởng nhiều. Tình hình sử dụng nguồn nhân của công ty được thông qua biểu sau.
Biểu 3: Tình hình sử dụng nguồn nhân lực của công ty
TT
Tên phòng ban
Số lượng
Thực tế bố trí
Số trái ngành đào tạo
Đúng ngành ĐT
Trái ngành ĐT
Ngành ĐT
Yêu cầu công việc
Phòng TC - HC
12
12
0
0
0
Phòng kế toán
18
16
2
CNVH & SCM bơm cử nhân kinh tế
Thủ kho- thủ quỹ
Kế toán viên
Phòng kỹ thuật
32
32
0
0
0
Phòng vật tư
67
67
0
0
0
Đội khai thác Trị Quân
97
76
21
CN khoan đá nổ mìn
Thủ kho
Đội cơ điện
84
82
2
Đánh máy chữ CN hàn 5/7
Thợ điện
Phòng tiêu thụ
234
195
39
CN Điện SC ôtô máy kéo
Marketing
Xưởng xe máy
184
142
42
NV khí tài CN tiện
CN xây lắp điện
Lái máy
Xuởng lò nung
69
66
3
máy CN rèn
TC chế tạo
Cn dộng lực
Xưởng bao gói
31
29
2
TC kế toán
TC điện
Bao gói
Đội cơ giới
265
265
0
0
0
Tổng số
1100
-
-
Qua tình hình sử dụng nguồn nhân lực của công ty, ta thấy tình hình sử dụng nguồn nhân lực của công ty ương đối hợp lí, ngành đào tạo phù hợp với công việc yêu cầu. Các phòng ban cũng như các phân xưởng do cơ chế hoạt động để phù hợp với quá trình làm việc và sản xuất xi măng mà có một số ít người ngược chuyển qua và làm các công việc trái với ngành đào tạo.
3. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật và máy móc thiết bị.
Do đặc điểm của công ty – là công ty sản suất xi măng mang tính đặc thù Nên đòi hỏi máy móc thiết bị đầy đủ và hiện đại để phục vụ cho công việc khai thác và xây dựng các sưởng sản xuất . Trong những năm qua công ty đã luôn đổi mới trang bị máy móc và nâng cấp trang thiết Theo thống kê tài sản của công ty năm 1999. Biểu 4 :Tình hình trang thiết bị của công ty.
TT
Tên thiết bị
Số lượng
Hãng sản xuất
Máy đập
3
Bedeschi
Kho nguyên liệu thô
6
MVT, Bedeschi
Nghiền nguyên liệu
1
Pfeiffer
Đồng nhất bột liệu
1
BMh
Hệ thống lò
4
Technip – Cle, BMH
Quạt công nghệ
3
ABB – Solyvent
Nghiền than
1
Pfeiffer
Silo
2
Nghiền xi măng
3
Technip – Cle
Máy đóng bao
5
Haver
4. Các đặc điểm khác.
4.1. Công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc.
ở các phòng ban mỗi nhân viên được bố trí một bàn làm việc trong phòng. Trong mỗi phòng được trang bị đầy đủ bàn ghế tủ làm việc, điều hoà, quạt, đèn... và được bố trí ở từng vị trí phù hợp.
ở các tổ phân xưởng sản xuất xi măng có các máy móc thiết bị dầy đủ và có điều kiện ăn ở hợp lý. Có khu tập thể cho CBCNV có gia đình ở xa.
4.2. Điều kiện làm việc.
Công ty xây dựng trên một khu đất rộng, thoáng nên tiếp xúc nhiều với ánh sáng tự nhiên. Còn đối với các tổ phân xưởng sản xuất xi măng tuy thường xuyên phải đi làm các sưởng sản xuất nhưng cũng luôn tạo ra được các chỗ ăn nghỉ hợp lí cho CBCNV.
Về tiếng ồn: công ty xây dựng gần đường tầu nên mỗi khi tàu đi qua cũng gây nhiều tiếng ồn, tuy nhiên công ty đã có nhiều biện pháp chống ồn.
- Về chất lượng sưởng sản xuất ; là công ty xây dựng các sưởng sản xuất thuỷ lợi phục vụ lâu năm vì thế chất lượng sưởng sản xuất luôn được đặt lên hàng đầu. Công ty được sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tặng nhiều bằng khen và giấy khen. Đó cũng là nhờ vào sự nhiệt tình công tác của CBCNV trong công ty.
B - Thực trạng công tác trả tiền lương, tiền thưởng ở công ty xi măng Bút Sơn.
I. Công tác xác định quỹ tiền lương của công ty.
Theo quy định tại nghị định 28CP ngày 28/3/1997 của chi phí về đổi mới quản lý tiền lương và thu nhập trong các công ty Nhà nước thì Nhà nước quản lý công ty thông qua định mức lao động, đơn giá tiền lương và tiêu thụ lương thực tế, thực hiện bình quâncủa công ty.
Để xác định đơn giá tiền lương phù hợp với điều kiện sản xuất xi măng kinh doanh thì cần thiết phải tính toán chi phí lao động sống hợp lí, ngày 10/4/1997 Bộ lao động thương binh xã hội đã ban hành thông số 14/LĐTBXH -TT, hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức lao động trong công ty Nhà nước.
Công ty xi măng Bút Sơn là một công ty Nhà nước sản xuất xi măng kinh doanh tự hạch toán.
Và công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Nên phụ thuộc nhiều vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhà nước và của tỉnh khác với các công ty sản xuất xi măng hàng hoá bình thường, do đó quỹ tiền lương của công ty dựa vào giá trị sản lượng và doanh thu của công ty.
VTH = ĐG x DT
Trong đó:
VTH: Quỹ tiền lương thực hiện.
ĐG: Đơn giá tiền lương.
GT: Doanh thu.
ở đây đơn giá tiền lương được đưa ra để xác định số tiền lương trên 1.000 doanh thu. Đơn giá được xây dựng từ quỹ tiền lương kế hoạch (VKH). Và doanh thu kế hoạch (DTKH).
Phương pháp xác định quỹ tiền lương của công ty được tiến hành theo các bước sau:
* Một là xác định qũy tiền lương tối thiểu của đơn vị.
Quỹ tiền lương tối thiểu là căn cứ đóng BHXH vì theo quy định của Nhà nước ít nhất công ty công ty phải đảm bảo lương tối thiểu và đóng được BHXH cho người lao động.
Mức lương tối thiểu của đơn vị được xá định với giới hạn dưới là mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định và giới hạn trên được tính theo công thức.
TLmin DN = TLmin(1+Kđc).
Trong đó:
TLmin DN : Là tiền lương tối thiểu mđược tính theo mức độ tối đa của công ty. đây là giới hạn trên của khung lương tối thiểu của công ty.
TLmin : Mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Kđc: hệ số điều chỉnh tăng thêm của công ty.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất xi măng, kinh doanhvà kế hoạch thu thập trong năm đã thông qua đại hội công nhân viên chức công ty sẽ cân đối hệ số điều chỉnh Kđc.Tổng quỹ lương chung.
áp dụng công thứctính tổng chi tiền lương của cả năm.
ồ VC = Vkh+Vpc+Vbs+Vtg
Trong đó:
Vkh: Quỹ lương đẻ xây dựng đơn giá
Vpc: phụ cấp đặc biệt cho một số đối tượng không tính trong đơn giá
Vbs : quỹ lương bổ xung trả cho người lao động không tham gia sản xuất xi măng
Vtg: Quỹ lương làm thêm giờ
Vkh = (Lđb*Tlmin*(Hcb +Hpc)+Vvc ) *12 tháng
Lđb số lao động định biên.
Tlmin mức lương tối thiểu trong khung quy định.
Hcb hệ số cấp bậc bình quân
Hpc hệ số phụ cấp được tính trong đơn giá tiền lương bình quân
Vvc Quỹ tiền lương bộ máy gián tiếp mà chưa tính trong Lđb
Lđb số lao động định biên của công ty xi măng Bút Sơn 1100 người
Tlmin Giới hạn khung là 210000 đ
Giới hạn tối đa được tính theo công thức
Tlmin= 210000đ (1+kđc)
Kđc là hệ số điều chỉnh tăng thêm =k1+k2
K1=0,1 hệ số điều chỉnh vùng
K2=1,2 hệ số điều chỉnh nghành
Tlmin =210000đ*(1+0,1+1,2) = 483000đ/tháng
Vậy Tlmin nằm trong khoảng 210000đ đến 483000đ
Công ty chọn mức Tlmin là 450000đ
- Hcb hệ số cấp bậc bình quân của công ty được xác định là 2,6035
- Hpc hệ số phụ cấp bao gồm:phụ cấp độc hại,phụ cấp khu vực,phụ cấp làm đêm ,phụ cấp chức vụ trách nhiệm.
Phụ cấp khu vực =0,2Tlmin
Phụ cấp độc hại hệ số 3 = 0,3Tlmin công ty xi măng bút Sơn có 456 người Hpcbq=456*0,3/1100 = 0,1244
Phụ cấp chức vụ bao gồm :
Trưởng các đơn vị 32 người mức 0,4
Phó đơn vị 75 người mức 0,3
Trưởng ca,phân xưởng trưởng 76 người mức 0,2
Tổ trưởng 86 người mức 0,1
Hpcbq =((32*0,4)+(75*0,3)+(76*0,2)+(86*0,1))/1100=0,0537
Phụ cấp làm đêm
Số lao động sản xuất xi măng=400/690
Mức phụ cấp 40%*lương cấp bậc và phụ cấp =(400*0,4*(2,6035+0,0537))/1100 =0,3865
Cộng các khoản phụ cấp(a+b+c+d)
Hpc =(0,2+0,1244+0,0537+0,3865) =0,7646
- Vvc Quỹ tiền lương bộ máy gián tiếp
Số lao động gián tiếp 412 người mức Tlmin là 450000đ
Tổng hệ số=(1*6,03)+(4*5,26)+(42*4,1)+(42*3,82)+(65*2,98)+(68*2,3)+(70*1,63) +(120*2,07) =107231
Hệ số lương cấp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện hình thức chế độ tiền lương , tiền thưởng ở công ty Xi măng Bút Sơn.doc