LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: Tiền lương và hình thức tiền lương theo sản phẩm 3
I. Khái niệm về tiền lương và tiền lương theo sản phẩm 3
1. Khái niệm về tiền lương 3
2. Bản chất của tiền lương 4
3. Vai trò của tiền lương và những nguyên tắc cơ bản 5
4. Những nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương 6
5. Khái niệm về tiền lương theo sản phẩm 10
II. Các điều kiện áp dụng hình thức tiền lương theo sản phẩm 11
1. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc 11
2. Công tác định mức có căn cứ khoa học 15
3. Công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm 18
III. Các chế độ trả lương theo sản phẩm 19
1. Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân 19
2. Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể 19
3. Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp 20
4. Chế độ trả lương khoán 21
5. Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng 21
6. Chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến 22
IV. Sự cần thiết phải hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Công ty Sứ Thanh Trì 22
Chương II: Phân tích thực trạng trả lương theo sản phẩm tại Công ty Sứ Thanh Trì 24
I. Đặc điểm của Công ty Sứ Thanh Trì ảnh hưởng đến tiền lương theo sản phẩm của Công ty 24
1. Quá trình hình thành, phát triển của Công ty 24
2. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất của Công ty 27
3. Đặc điểm của Công ty ảnh hưởng đến trả lương theo sản phẩm 28
3.1) Cơ cấu tổ chức quản lý 28
3.2) Hoạt động sản xuất sản phẩm và thị trường tiêu thụ 30
3.3) Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 32
3.4) Đặc điểm của máy móc thiết bị, nguyên vật liệu 35
3.5) Đặc điểm về đội ngũ lao động 38
II. Phân tích thực trạng trả lương theo sản phẩm tại Công ty 41
1. Quy mô trả lương theo sản phẩm 41
2. Phân tích điều kiện trả lương theo sản phẩm tại Công ty 43
2.1) Định mức lao động tại Công ty 43
2.2) Công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc 47
2.3) Công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm 48
2.4) Công tác giáo dục tinh thần trách nhiệm của người lao động 50
3. Phân tích các chế độ trả lương theo sản phẩm tại Công ty Sứ Thanh Trì 51
3.1) Quy chế trả lương theo sản phẩm tại Công ty 51
3.2) Các chế độ trả lương theo sản phẩm 52
3.3) Ưu – nhược điểm của chế độ trả lương theo sản phẩm 57
III. Đánh giá hiệu quả hình thức trả lương theo sản phẩm tại Công ty Sứ Thanh Trì 59
1. Ưu điểm
83 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Công ty Sứ Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hế độ cho người lao động theo chính sách, chế độ của nhà nước và qui chế của công ty.
Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị, qua đó giám sát các mặt tài chính của công ty. Cuối kỳ lập báo cáo tổng hợp xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phòng kinh doanh nội địa và xuất khẩu:Hai phòng này kết hợp với phòng KCS, giám đốc xí nghiệp sản xuất khuôn thực hiện việc xem xét hợp đồng và ký kết hợp đồng dưới sự phê duyệt của Giám Đốc công ty, lập đơn đặt hàng gửi phòng kế hoạch đầu tư, đồng thời quản lý tiền hàng, cơ sở vật chát mà công ty giao cho.
Phòng ké hoạch đầu tư: Là phòng tham mưu cho Giám Đốc Công Ty về công tác lập và tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty và triển khai công tác kinh doanh tại công ty.
Phòng kỹ thuật -KCS có chức năng giúp Giám Đốc công ty thực hiện quản lý kỹ thuật công nghệ sản xuất và thiết bị máy móc trong toàn công ty.
Xí nghiệp sản xuất khuôn cung cấp và sửa chữa khuôn cho nhà máy Sứ Thanh Trì theo đúng kế hoạch đã giao, đồng thời cung cấp cho nhà máy những khuôn mới để sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
Nhà máy sứ ThanhTrì thực hiện các kế hoạch sản xuất của phòng kế hoạch đầu tư đã lập, kiểm soát các quá trình sản xuất đảm bảo kế hoạch sản xuất hàng tháng, sản xuất thử nghiệm và bảo đảm chế độ công nghệ được duy trì.
Mỗi bộ phận trong công ty là một mắt xích quan trọng bảo đảm cho công ty hoạt động một cách nhịp nhàng thống nhất và đúng kế hoạch.
3.2. Hoạt động sản xuất sản phẩm và thị trường tiêu thụ:
- Hoạt động sản xuất sản phẩm:
Chiến lược sản xuất sản phẩm của công ty là chuyên sản xuất các sản phẩm sứ vệ sinh cao cấp để phục vụ nhu cầu thị trường. Công ty chọn hương sản xuất sản phẩm là phải đa dạng về mẫu mã, chủng loại, phong phú về màu sắc và phải đạt chất lượng cao. Hiện nay các sản phẩm của công ty đa dạng gồm nhiều chủng loại, mẫu mã phong phú, bao gồm:
Xí bệt, két nước các loại: 29 loại
Chậu các loại: 15 loại
Xí xổm
Tiểu treo
5. Các sản phẩm khác
Tuy nhiên để hoàn chỉnh sản phẩm của mình, công ty phải nhập một số san phẩm phụ như nắp xí bệt, vòi hoa sen...
Về màu sắc, hiện nay sản phẩm của công ty có rất nhiều màu sắc khác nhau rất đẹp:Trắng, Ngà, Hồng, cốm, Mận, Đen, Xanh nhạt, Xanh đậm. Với cơ cấu màu thì căn cứ vào nhu cầu, thị hiếu của khách hàng như sau:
Trắng: 70%
Cốm, Ngà, Hồng: 20%
Mận, Xanh nhạt: 5%
Đen, Xanh đậm: 5%
- Về thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty:
Đến nay thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty rộng khắp cả nước. Sản pẩm của công ty đã đạt tiêu chuẩn về chất lượng Châu Âu. Đây là một lợi thế của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế. Đó là sức mạnh để sản phẩm của công ty cạnh tranh với các sản phẩm vệ sinh trong nước và quốc tế.
Các sản phẩm sứ vệ sinh mang nhãn hiệu VIGLACERA của công ty hiện nay đang được tiêu thụ trong và ngoài nước. Đối với thị trường trong nước, với mạng lưới tiêu thụ rộng khắp 63 tỉnh thành trong cả nước sản phẩm của công ty có mặt trong hầu hết các cửa hàng vật liệu xây dựng, chiếm khoảng 30% thị phần trong cả nước.
Trong đó sản phẩm tiêu thụ tại thị trường tiêu thụ tại miền bắc chiếm khoảng 52,5%, miền trung chiếm khoảng 14,7% miền nam chiếm khoảng 24,5% tổng sản lượng tiêu thụ của công ty.
Với thị trường xuất khẩu, sản phẩm của công ty mới ở giai đoạn thăm dò, phát triển thị trường, do vậy sản lượng tiêu thụ ở thị trường này còn thấp, chỉ chiếm khoảng 8,1% tổng sản lượng tiêu thụ.
Hiện nay, sản phẩm sứ vệ sinh của công ty đã được người tiêu dùng ở các nước như ITALY, Ucraina, Nga chấp nhận. Doanh thu xuất khẩu hàng năm ngày một tăng (năm 1999 là 416.480 USD, năm 2000 là 476.075 USD, năm 2001 là 758.160 USD).
Năm 2001 công ty đã ký hợp đồng với Iraq trị giá 1,5 triệu USD, năm 2002 công ty đã ký hợp đồng với Hàn Quốc trị giá 1,2 triệu USD, năm 2003 ký hợp đồng với Mianma, dự kiến ký hợp đồng với Pháp vào đầu năm 2004. Đây là những thắng lợi quan trọng trong thị trường xuất khẩu của công ty.
Cùng với sự phát triển đó, ban lãnh đạo công ty đã đề ra mục tiêu phấn đấu tương lai của công ty và nâng cao hơn nữa sản lượng và chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã các mặt hàng, tăng cường hơn nữa công tác tiêu thụ trong nước và ngoài nước, xây dựng mối quan hệ: Công ty- đại lý – cửa hàng tiêu thụ, nâng cao uy tín mặt hàng của công ty trên thị trường trong và ngoài nước, mục tiêu phấn đấu đưa thị phần lên 40% đến năm 2005. Đồng thời mở rộng qui mô của công ty, tăng số lượng và chất lượng lao động, nâng cao mức thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty và có chiến lược thu hút nhân tài ở bên ngoài vào công ty.
3.3. Đặc điểm về qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Đối với mỗi công ty, qui trình công nghệ là yếu tố cơ bản tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Mức độ chất lượng sản phẩm của công ty và năng suất lao động phụ thuộc trình độ hiện đại, cơ cấu, khả năng làm việc theo thời gian của máy móc thiết bị. Muốn sản phẩm có chất lượng, đủ khả năng cạnh tranh thì phải có công nghệ mới, hiện đại, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng va khả năng của công ty. Trong khi nguồn tài nguyên cạn kiệt, khan hiếm, đòi hỏi phải ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để đạt chất lượng cao với mức chi phí hợp lý.
Chiến lược sản xuất sản phẩm của công ty sứ Thanh Trì là sản xuất sản phẩm sứ vệ sinh cao cấp phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những mục tiêu chủ yếu của công ty để nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy công ty đã không ngừng thay đổi và nhập ngoại máy móc thiết bị hiện đại của nước ngoài từ các nước như Anh, Italy, Mỹ. Đây là những dây chuyền công nghệ rất hiện đại và đông bộ, có khả năng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về chất lượng cũng như số lượng ngày càng cao của thị trường. Tuy nhiên việc khai thác hết khả năng của máy móc hiện nay của công ty còn hạn chế rất nhiều chỉ đạt khoảng 75% công suất thiết kế.
Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống chất lượng ISO-9002, và hệ thống 5S của Nhật Bản nhằm đảo bảo chất lượng cho sản phẩm sứ của công ty.
Việc áp dụng công nghệ mới hiện nay của ITALY, nung một lần không hở .Trình độ công nghệ đạt tiêu chuẩn Châu Âu, có những ưu việt sau:
- Chu trình sản xuất ngắn.
- Dây chuyền tự động và cơ giới cao.
- Mặt bằng sản xuất gọn, chi phí xây dựng cơ bản nhỏ.
- Chí phí nguyên liệu thấp, giá thành hạ, hiệu quả kinh doanh cao.
- Chất lượng sản phẩm cao, mẫu mã đẹp.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Công ty Sứ Thanh Trì
( Trang sau )
Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm Công ty Sứ Thanh Trì
Loại bỏ
Chế tạo khuôn
Chế tạo men
Nhập kho
Đóng gói
Phân loại
Lò nung
Dán chữ
Phun men
Hoàn thiện
Sấy mộc
Tạo hình
Chế tạo hồ
Nhập NVL
Kiểm tra
Chế tạo hồ:
Các nguyên liệu thô ( đất sét, cao lanh, quarz, tràng thạch...) được nạp vào máy nghiền bi với tỉ lệ thích hợp của bài phối liệu cho từng loại sản phẩm vệ sinh. Vật liệu được nghiền trong men với thời gian từ 6 – 10 giờ để thành hồ, hồ lỏng được tháo vào bể chứa và được khuấy đều bởi các máy khuấy liên tục để tăng sự đồng nhất.
Tạo hình:
Sau khi đã tạo được hồ, hồ sẽ được chuyển lên băng chuyền của từng loại sản phẩm dẫn đến mỗi loại khuôn của dây chuyền đó, thông qua hệ thống máy ép, hồ sẽ được các máy ép thực hiện chu kỳ ép 13 – 16 lần/phút ( lực ép, chu kỳ ép được cài đặt theo chương trình làm việc tự động).
Sấy mộc:
Sản phẩm mộc tự động dẫn vào máy sấy đứng, máy sấy đứng được cấp nhiệt tự động, và nạp dỡ sản phẩm tự động. Độ ẩm còn lại của sản phẩm phải đạt tới 0% - 1% để đưa vào dây chuyền phun men.
Phun men:
Sản phẩm được tráng men bởi hệ thống tráng đĩa văng và sau đó đi vào các thiết bị dán chữ. Một dây chuyền được bố trí từ 3-5 máy in chữ.
Nung sản phẩm:
Sản phẩm sau khi phun men đựơc đưa máy chất tải để đưa lên các xe goòng, việc chất tải hoàn toàn được làm tự động. Sản phẩm ở các toa xe goòng được dẫn đến máy dỡ tải và được làm sạch để được đưa vào lò nung. Sản phẩm được nung trong lò với thời gian thích hợp do yêu cầu công nghệ.
Phân loại sản phẩm:
Sản phẩm sau khi đi qua lò nung với thời gian khoảng 30 phút đã được nung chín, sau đó được tự động qua bộ phận phân loại sản phẩm để lựa chon ra các loại sản phẩm qua màu sắc, kích cỡ, khối lượng. Sau đó công nhân phân loại và cho vào hộp, đóng gói và ghi ngày sản xuất.
3.4. Đặc điểm của máy móc thiết bị, nguyên vật liệu:
3.4.1. Máy móc thiết bị:
Máy móc thiết bị là điều kiện tiên quyết, là tiền đề cơ bản trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
Năm 1994 công ty đã nhập máy móc thiết bị công nghệ hiện đại của Italyvới công suất thiết kế là 75000 sản phẩm/năm. Dây chuyền đã đi vào hoạt động và đã cho được kết quả đáng kể.
Tháng 5/1996 và tháng 4/1997 công ty đã thực hiện 2 lần đầu tư cải tạo và mở rộng dây chuyền sản xuất với máy móc thiết bị rất hiện đại.
Hiện nay, công ty đã có các loại máy móc thiết bị hiện đại, có tính tự động hóa cao như:
Nguyên liệu: Có máy nghiền bi, hệ thống bơm đổ rót, hệ thống sàng khử từ đạt tiêu chuẩn Châu Âu.
Tạo hình: Có hãng két MCO28E2, hãng chậu LVA110V2, băng ASTB, băng bệt LBRE3, băng BCC60 được nhập từ Italy.
Lò nung: Có lò nung tuynel và lò nung Shuttel đều nhập từ Italy với công nghệ tương đối hiện đại.
Phương pháp nung một lần không hở.
Phun men áp lực cao.
Thay men frit bằng men sống.
Máy nghiền bi.
Máy bơm bùn.
3.4.2. Nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu dùng để sản xuất sứ vệ sinh bao gồm nguyên vật liệu dùng sản xuất hồ và nguyên liệu dùng để chế tạo men.
Nguyên vật liệu dùng để chế tạo hồ bao gồm: Đất sét, cao lanh, quarz, tràng thạch. Nguyên liệu này chủ yếu được khai thác trong nước do một số nhà cung cấp cung ứng: Đất sét lấy ở Hải Dương, Cao lanh và quarz lấy ở Yên Bái.
Nguyên vật liệu dùng để chế tạo men bao gồm: Cao lanh, Tràng thạch, quarz, CaCO3.ZnO, thuỷ tinh lỏng, chất chống vữa, bột màu, thạch cao. Nguyên liệu dùng để chế tạo men vừa nhập ngoại vừa sử dụng từ các nhà cung ứng trong nước như: Cao lanh ở Yên Bái, quarz ở Thanh Hoá, feldspar nhập của ấn Độ hoặc sử dụng ở Phú Thọ, kẽm nhập từ Trung Quốc, mầu công nghiệp nhập chủ yếu của Nhật, Đài loan và của Anh.
Trước khi nhập vào kho của công ty các loại nguyên liệu đều phải qua sự kiểm tra của phòng kỹ thuật-KCS theo các thông số đã được thoả thuận trước với nhà cung ứng nhằm đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất. Việc xuất nguyên vật liệu cho sản xuất phụ thuộc vào định mức tiêu hao vật tư và kế hoạch sản xuất sản phẩm.
Định mức tiêu hao vật tư ( Tính cho 1kg sứ )
Stt
Tên vật tư
Đơn vị tính
Định mức
I.
NVL chính
kg
1.
Cao lanh
-
0,3
2.
Feldspar
-
0.495
3.
Thạch anh
-
0.135
4.
Đất sét
-
0.57
5.
BaCO3
-
0.0009
6.
Men
-
0.101
II.
Vật liệu phụ
Kg
1.
Bi nghiền
-
0.0033
2.
Thạch cao
-
0.13
III.
Nguyên liệu
Kg
1.
Gas
-
0.258
2.
Dầu hoả
-
0.777
3.5. Đặc điểm của đội ngũ lao động:
Lực lượng lao động của công ty là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định quá trình snả xuất. Khi còn trong thời kỳ kinh tế bao cấp, Các công ty đều có bộ máy cồng kềnh, hoạt động kếm hiệu quả. Bởi vậy khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiệm vụ đầu tiên và đặc biệt quan trọng của công ty là cố gắng sắp xếp lại bộ máy tổ chức và lực lượng lao động sao cho phù hợp với thiết bị công nghệ mới và cơ chế làm việc mới sao cho có hiệu quả kinh tế cao nhất, giảm chi phí tới mức thấp nhất về lao động trong giá thành sản phẩm, góp phần đẩy mạnh sản xuất kinh doanh để có thể cạnh tranh được trong cơ chế thị trường như hiện nay.
Công ty đã có những biện pháp đổi mới về kỹ thuật công nghệ, tổ chức lại lao động, đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho cán bộ công nhân viên, có kế hoạch cải tiến phương pháp lao động để người lao động làm việc có hiệu quả hơn. Mặt khác công ty cũng rất chú ý đến việc sắp xếp kiện toàn bộ máy sản xuất, các bộ phận công việc trong các phân xưởng.
Năm 2002 số lượng lao động của công ty là 460 người. Đến cuối năm 2003 số lượng lao động là 510 người, với số lượng lao động trực tiếp đã tăng lên 342 người trong khi lao động phục vụ giảm xuống còn 63 người. Như vậy công ty đã chú trong đến việc cải tiến lại lực lượng lao động, đặc biệt là công nhân sản xuất, tăng công nhân sản xuất trực tiếp, giảm lao động phụ trong công ty. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động và chi phí cũng như doanh thu của công ty. Tuy nhiên chất lượng lao động trong công ty hiện nay còn rất hạn chế, đặc biệt là lao động trực tiếp tại công ty, chủ yếu là thợ bậc 3, bậc 4, bậc 5, còn thợ bậc 6, bậc 7 trong công ty là rất ít, cả công ty chỉ có một vài người. Số liệu cụ thể trong năm 2002, 2003 được thống kê như sau:
Số lượng và chất lượng lao động của công ty năm 2002, 2003.
Trình độ
chuyên môn
Năm 2002
Năm 2003
Số người
%
Số người
%
Tổng số LĐ
460
100
510
100
I. LĐ gián tiếp
92
20
105
20,6
1. Đại học
64
69,5
70
66,7
2. Cao đẳng
8
8,7
15
14,8
3. Trung cấp
20
21,8
20
19,1
II. LĐ trực tiếp
282
61,3
342
67
1. LĐ sản xuất
266
94,3
329
96,2
2. LĐ cơ khí
16
5,7
13
3,8
III. LĐ phục vụ
86
18,7
63
12,4
Nguồn: Phòng tổ chức lao động
Qua bảng số lượng lao động trên ta thấy, năm 2003 so với năm 2002 thì số lượng lao động trong toàn công ty tăng lên 50 người trong đó lao động trực tiếp tăng lên là 60 người, lao động gián tiếp tăng lên 13 người, lao dộng phục vụ giảm đi 23 người, như vậy ta thấy rằng trong các năm qua công ty đã có chủ trương tăng số lượng lao động trực tiếp và giảm số lượng lao động gián tiếp và lao động phục vụ. Tuy nhiên ta thấy răng số lượng lao động gián tiếp trong công ty là vẫn còn rất cao, năm 2002 tỉ lệ này chiếm 20% nhưng đến năm 2003 tỉ lệ này lại chiếm 20,6% như vậy là lực lượng lao động gián tiếp tại công ty là còn rất cao, ảnh hưởng đến chi phí lao động, theo tôi công ty nên xem xét lại số lượng lao động này để có sự điều chỉnh cho phù hợp hơn nữa, mặt khác tỉ lệ lao động gián tiếp có trình độ cao đẳng và trung cấp vẫn còn nhiều chiếm 30,5% năm 2002 và chiếm 33,9 % trong năm 2003, điều này cũng lam ảnh hưởng đến công tác trả lương tại công ty.
Về chất lượng lao động trực tiếp tại công ty ta có sự phản ánh qua bảng sau:
Bảng tổng hợp về công nhân sản xuất tại công ty năm 2003
Ngành nghề
Tổng số
Giới tính
Trình độ
Trình độ tay nghề
Nam
Nữ
ĐH
CĐ,TC
B3
B4
B5
B6
B7
I. CNKT
342
1. CNSX Sứ VS
329
310
19
18
20
103
98
69
59
2. CN Cơ khí
7
5
2
3
4
3
2
1
1
3.CN Cơ giới
6
6
0
1
5
4
1
1
II. CN khác
63
1. Bốc xếp
25
20
5
2
17
4
3
1
2.Tiêu thụ SP
38
25
13
2
7
15
3
7
10
3
Tổng cộng
405
366
39
24
38
142
108
81
71
3
Nguồn : Tự thiết kế
Từ bảng tổng hợp trên ta thấy do đặc điểm của công ty là sản suất, công việc đòi hỏi người lao động bắt buộc phải có sức khoẻ, do đó người lao động trong công ty chủ yếu la nam giới, chiếm 90,37% điều này là hợp lý, chỉ có một số công việc như dán chữ hay lau chùi sản phẩm là công việc dành cho lao động nữ nên số lượng lao động nữ chiếm tỉ lệ rất nhỏ.
Trong đó chất lượng lao động của công ty là tương đối thấp, lao động có trình độ đại học chỉ có 24 người chiếm 5,9%, trình độ cao đẳng và trung cấp chỉ có 38 người chiếm 9,38% như vậy đội ngũ lao động tại công ty có trình độ ĐH, CĐ là còn rất ít so với tổng số lao động trong toàn công ty, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc cũng như năng suất công việc, từ đó làm ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động tại công ty do việc kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng như việc theo dõi người lao động trong quá trình làm việc tại công ty, dễ xảy ra tình trạng không theo dõi được toàn bộ người lao động, làm cho họ rơi vào tình trạng làm việc thiếu tự giác chạy theo số lượng sản phẩm mà không quan tâm nhiều đến chất lượng hoặc làm lãng phí nguyên vật liệu.
Đặc biệt về trình độ tay nghề người lao động của công ty còn rất thấp, lao động có trình độ tay nghề bậc 3,bậc 4 chiếm đến 61,73%; lao động bậc 5 chiếm 20%; Còn lao động bậc 6, bậc 7 chỉ chiếm 18,27%, đặc biệt lao động bậc 7 của công nhân sản xuất chỉ có 3 người chiếm 0,74%. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động tại công ty cũng như ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Từ đó làm ảnh hưởng tới tiền lương theo sản phẩm của người lao động, do đó trong thời gian tới công ty cần phải có biện pháp để nâng cao trình đọ tay nghề cho người lao động tại công ty, cần tổ chức các cuộc thi tay nghề cho người lao động tại công ty đồng thời phải gửi đi học ở lớp học nâng cao tay nghề do tổng công ty tổ chức để cố chất lượng cao hơn.
II) Phân tích thực trạng hình thức trả lương theo sản phẩm tại công ty sứ Thanh Trì:
1. Qui mô trả lương theo sản phẩm tại công ty:
Do đặc điểm của công ty là sản xuất ra sản phẩm có tính chất dễ kiểm tra về số lượng, do đó người lao động hưởng lương theo sản phẩm là rất lớn, chủ yếu người lao động của công ty đều hưởng lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân và hưởng lương theo sản phẩm ttập thể, về thời gian làm việc của các tổ trong công ty thì tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng tổ mà thời gian làm việc là khác nhau, tổ làm việc ít nhất là một ca theo giờ hành chính, còn tổ làm việc nhiều nhất là 3 ca như tổ nghiền men, tổ đổ rót. Qui mô trả lương sản phẩm được tổng hợp qua bảng sau:
Qui mô trả lương theo sản phẩm tại công ty giai đoạn 2001- 2003
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm
2003/2001
2001
2002
2003
I. Tổng số LĐ
Người
615
460
510
0,83
1. Số hưởng lương SP
-
438
368
405
0,92
2. % so với tổng số
%
71,2
80
79,41
II. Quĩ lương công ty
Triệu
739.230
678.960
762.960
1,03
1. Qũi lương SF
-
526.476
543.168
605.880
1,15
2. % so với toàn công ty
%
71.22
80
79,41
III. Tổng TG LV trong ngày
Giờ
24
32
32
1,33
1. TG làm lương SP
-
16
24
24
1,5
2. % so TGLV trong ngày
%
66,67
75
75
Trong đó: Quĩ lương sản phẩm = Quĩ lương toàn công ty- Quĩ lương lao động quản lý- quĩ lương thuê ngoài.
Từ bảng kết quả trên ta thấy qui mô trả lương theo sản phẩm tại công ty có sự biến động không đồng đều, năm 2002 số lượng này bị giảm xuống chỉ còn 368 lao động, nguyên nhân là do số lượng lao động trong công ty giảm xuống, tuy nhiên vẫn chiếm 80% trong tổng số lao động trong năm đó; Đến năm 2003số lượng lao động theo sản phẩm lại tăng lên 405 người nhưng chỉ bằng 0,92 lần so với năm 2001, nhưng chiếm tỉ lệ cao hơn (79,41%) so với năm 2001. Như vậy ta thấy có sự hợp lý trong việc điều chỉnh lực lượng lao động trong công ty trong một vài năm vừa qua.
Về tình hình quĩ lương của công ty, về tuyệt đối đã tăng lên 23,73 triệu và gấp 1,03 lần, trong đó quĩ lương theo sản phẩm của công ty tăng lên 79,404 triệu và gấp 1,15 lần so với năm 2001. Điều này cho thấy tiền lương của công ty có sự tiến bộ, tuy nhiên tăng vẫn chưa cao.
Về thời gian làm việc của công ty hiện tại, đối với công nhân sản xuất hiện đang làm 3 ca trong một ngày và làm cả chủ nhật, so với thời tổng thời gian làm việc của công ty chiếm 75% và gấp 1,5 lần so với năm 2001.
2. Phân tích điều kiện trả lương theo sản phẩm tại công ty sứ Thanh Trì:
2.1. Định mức lao động tại công ty:
Việc định mức lao động hiện nay của công ty đang áp dụng cả hai phương pháp là phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích. Tuy nhiên việc định mức tại công ty hiện nay được làm chưa tốt, cán bộ định mức lao động hiện tại của công ty do chưa được đào tạo qua lớp định mức, không sử dụng phương pháp phân tích bằng chụp ảnh bấm giờ một cách chính xác mà chủ yếu dựa trên các kinh nghiệm tích luỹ được và các số liệu thu thập được từ các năm trước và bảng kế hoạch thực hiện trong năm nay của công ty để tiến hành định mức cho các công việc điển hình, chính vì vậy mà mức hiện nay của công ty là chưa phù hợp:
Qua việc tiến hành phỏng vấn qua 30 người tại tổ đổ rót và tổ nghiền men thu được ý kiến của người lao động như sau về tình hình mức lao động tại công ty:
1. Tại tổ đổ rót : Có 17 người
Số người đánh giá mức cao:12 người
Số người đánh giá mức trung bình: 5 người
Số người đánh giá mức thấp: 0
2. Tại tổ nghiền men: Có 13 người
Số người đánh giá mức cao: 9 người
Số người đánh giá mức trung bình: 4 người
Số người đánh giá mức thấp: 0
Qui trình xây dựng mức tại công ty sứ Thanh Trì:
Bước 1:
Cán bộ phòng kỹ thuật _ KCS phân chia dây chuyền công nghệ theo các giai đoạn công nghệ, số lượng lao động và mức độ phức tạp của giai đoạn công nghệ đó. Tập hợp các loại sản phẩm có qui trình công nghệ giống nhau hay tương tự nhau vào một nhóm.
Khi có mẫu đặt hàng của khách, cán bộ phòng kỹ thuật - KCS phân tích kỹ thuật rồi phân chia thành các giai đoạn công nghệ của sản phẩm đó.
Để xác định mức độ phức tạp của các sản phẩm, các cán bộ định mức kết hợp với cán bộ kỹ thuật dựa trên những kinh nghiệm thức tế và yêu cầu kỹ thuật của ngành gốm sứ. Hệ số qui đổi dựa trên lấy sản phẩm bệt là sản phẩm có hệ số bằng 1, các sản phẩm khác được qui đổi theo hệ số khác nhau.
Bước 2:
Cán bộ định mức bấm giờ hao phí thời gian sản xuất ra một sản phẩm của từng bộ phận và tính đơn giá cho từng bộ phận. Nhưng trên thực tế thì cán bộ định mức không trực tiếp xuống các phân xưởng để tiến hành bấm giờ một cách cẩn thận, chính xác mà việc bấm giờ chủ yếu do kinh nghiệm của họ bởi vì cán bộ định mức chủ yếu là các công nhân lành nghề làm.
Bước 3: Định mức sản phẩm/ca làm việc dựa vào thời gian hao phí của một sản phẩm và thời gian ca làm việc.
VD : Với sản phẩm két VI15 trong bộ phận đổ rót.
Sản phẩm két VI15: Hao phí thời gianlà 0,242 giờ.
Hao phí (phút): 0,242*60 = 14,52 phút/sp
14,25
8 X 60
Số sản phẩm/ca: = 33 SP/ca
Bước 4: Lập kế hoạch sản phẩm năm, định biên lao động, kế hoạch quĩ lương, đơn giá tiền lương kế hoạch.
Căn cứ vào kết quả kinh doanh năm trước, các định mức kỹ thuật đợc ban hành để lập kế hoạch năm nay, rồi định biên lao động cho các phân xưởng, bộ phận phòng ban.
Các sản phẩm khác được qui đổi dựa trên hệ số của sản phẩm bệt.
Stt
Tên sản phẩm bệt
Hệ số qui đổi
1.
Bệt
1
2.
Két + Nắp
0,65
3.
Chậu
0,75
4.
Chân
0,5
5.
Sản phẩm khác
0,55
Nguồn: Phòng kỹ thuật - KCS
Tổng quĩ lương tháng
Tổng sản lượng bệt qui đổi
Đơn giá tiền lương kế hoạch =
Sau đó phân bổ đơn giá cho các sản phẩm dựa vào hệ số qui đổi của từng loại.
Tính đơn giá chi tiết cho từng loại sản phẩm dựa vào đơn giá vừa phân bổ
Đơn giá trả trực tiếp cho cán bộ công nhân viên ( 75% đơn giá kế hoạch )
Đơn giá tiền lương được sử dụng như sau:
60% đơn giá tiền lương trả cho công nhân công nghệ
10% trả cho công nhân phục vụ
30% trả cho cán bộ quản lý
Qua quá trình định mức tại công ty ta thấy công ty đã có áp dụng phương pháp phân tích vào công tác định mức, có sự kết hợp giữa phương pháp so sánh điển hình và phương pháp phân tích khảo sát, tuy nhiên trong công tác định mức tại công ty còn tồn tại một số nhược điểm, làm ảnh hưởng đến không phù hợp đối với người lao dộng là:
- Do việc tiến hành khảo sát bấm giờ các bước công việc tiến hành chưa triệt để theo thời gian đã qui định.
- Do tiến hành khảo sát dựa trên kinh nghiệm, không chú ý đến các nhân tố ảnh hưởng tới công tác định mức như nhân tố về tâm sinh lý người lao động, yếu tố kinh tế, xã hội.
- Trước khi tiến hành định mức không có sự sắp xếp lại quá trình sản xuất cho phù hợp để hạn chế loại bỏ các thao tác không cần thiết, giảm thời gian lãng phí trong quá trình làm việc ở thời kỳ trước.
- Việc phân chia các bước công việc điển hình chưa chính xác, chủ yếu dựa trên hệ số qui đổi theo sản phẩm bệt.
- Trong quá trình tiến hành định mức không có sự thảo luận với người lao động về mức qui định, mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của mìnhvà công suất thiết kế của máy móc thiết bị hiện đại.
Chính từ các nguyên nhân trên đẫn đến tại công ty mức hiện nay là cao hơn so với khả năng thực hiện, khiến người lao động phải làm thêm giờ để hoàn thành mức của mình.
Định mức hao phí thời gian và đơn giá của một số sản phẩm
Stt
Bộ phận/SP
Hao phí (giờ)
Đơn giá SP (đ/sp)
I.
Nguyên liệu
1.
Bệt VI1T
0,059
285
2.
Két VI15
0,07
335
3.
Xí xổm ST 4
0,038
184
II.
Đổ rót
1.
Bệt VI1T
0,894
5160
2.
Két VI15
0,242
1396
3.
Xí xổm ST4
0,333
1621
III.
Nghiền men
1.
Bệt VI1T
0,037
196
2.
Két VI15
0,033
176
3.
Xí xổm ST4
0,022
118
IV.
Kiểm tra mộc
1.
Bệt VI15
0,102
541
2.
Két VI15
0,057
299
3.
Xí xổm ST4
0,031
166
2.2. Công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc:
Tổ chức phục vụ nơi làm việc là khâu đầu tiên quan trọng đồng thời diễn ra trong suốt quá trình sản xuất ra sản phẩm.
Do đặc điểm của công ty là sản xuất theo dây chuyền công nghệ nên công ty không chú ý nhiều đến việc tổ chức nơi làm việc, chủ yếu tổ chức nơi làm việc do người lao động tự sắp xếp cho hợp lý, dưới sự hướng dẫn của tổ trưởng và qui định về số lượng lao động trong tổ đó . Điều này cũng có ưu điểm là kích thích khả năng sáng tạo của người lao động, tuy nhiên như vậy cũng có nhược điểm là nếu việc bố trí của người lao động hợp lý thì điều này sẽ làm tăng năng suất lao động, còn ngược lại sẽ làm giảm năng suất lao động và khó tìm được biện pháp tổ chức lại nơi làm việc cho hợp lý.
Công tác phục vụ nơi làm v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Q0045.doc