Việc tính khấu hao tài sản cố định ở Công ty cũng chưa thật sự chính xác. Thông thường từ đầu năm kế toán căn cứ vào tổng nguyên giá tài sản cố định rồi chia đều cho các tháng, tỷ lệ tính khấu hao của một số ít tài sản còn chưa chính xác theo quy định, một số tài sản cố định tăng giảm trong năm kế toán chưa phản ánh kịp thời.
Theo tôi nghĩ để quản lý tốt tài sản cố định kế toán cần phải theo dõi chặt chẽ, phản ánh kịp thời mọi trường hợp biến động tăng, giảm tài sản. Mỗi khi có tài sản cố định tăng thêm, Công ty phải thành lập ban nghiệm thu với đầy đủ mọi thành phần theo quy định, kiểm nhận tài sản cố định. Phải có đầy đủ hồ sơ như Biên bản giao nhận tài sản cố định, các bản sao tài liệu kỹ thuật, các hoá đơn, giấy vận chuyển, bốc dỡ. Phòng kế toán giữ lại để làm căn cứ tổ chức hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết tài sản cố định.
Trường hợp giảm tài sản cố định do chuyển thành công cụ, dụng cụ nhỏ thì kế toán cần căn cứ vào giá trị còn lại của tài sản để ghi các bút toán cho phù hợp. Nếu giá trị còn lại nhỏ, kế toán phân bổ hết vào chi phí kinh doanh; nếu giá trị còn lại lớn sẽ đưa vào chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của các năm tài chính có liên quan.
66 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm rau quả đóng hộp tại Công ty Rau Quả Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trường hợp này thì kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo. Cách này phù hợp với loại tổ chức sản xuất đơn chiếc, hàng loạt, mặt hàng thường xuyên thay đổi, chu kỳ sản xuất dài và riêng lẻ.
2-Các phương pháp tính giá thành sản phẩm:
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được của kế toán để tính giá thành thực tế của sản phẩm, công việc, lao phụ, dịch vụ đã hoàn thành theo khoản mục chi phí quy định và đúng kỳ tính giá thành.
Tuỳ theo đặc điểm của đối tượng tính giá thành với quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà kế toán vận dụng phương pháp tính giá thành sao cho hợp lý, phù hợp với đặc điểm, tính chất sản xuất, kinh doanh với đặc điểm tính chất sản phẩm với yều cầu quản lý doanh nghiệp và những quy định thống nhất của Nhà nước.
Hiện nay, để tính được giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
a- Phương pháp tính giá thành giản đơn.
Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí ssản xuất đã tập hợp được ( theo từng đối tượng tập hợp chi phí) trong kỳ và giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ để tính ra giá trị sản phẩm theo công thức:
Tổng GTSP = CPSXDD đầu kỳ + CPSX trong kỳ - CPSXDD cuối kỳ.
Giá thành Tổng giá thành
đơn vị =
sản phẩm Khối lượng sản phẩm hoàn thành
b- Phương pháp tính giá thành phân bước:
Phương pháp tính giá thành phân bước được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn (phân xưởng) chế biến liên tục kế tiếp nhau. Nửa thành phẩm giai đoạn trước là đối tượng tiếp tục chế biến ở giai đoạn sau.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp loại hình này có thể là thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng hoặc là nửa thành phẩm (NTP) ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối.
Để nhận biết về sự khác nhau giưã đối tượng tính giá thành nên phương pháp tính giá thành phân bước chia thành hai phương án tương ứng.
b1- Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm.
Theo phương pháp này, để tính được giá thành của thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng cần phải xác định nửa thành phẩm giai đoạn trước và chi phí của nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau cùng với các chi phí của giai đoạn sau để tính ra giá thành của nửa thành phẩm giai đoạn sau nữa; cứ như vậy tuần tự cho đến giai đoan cuối cùng thì tính được gia thành thành phẩm.
Có thể khái quát tình tự tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm.
Giá thành NTP1
Chi phí chế biến giai đoạn 1
CPNVLTT( NVL chính)
GĐ1(PX1) +
Chi phí NTP1
Chi phí chế biến giai đoạn2
Giá thành NTP 2
GĐ2(PX2) + +
n-1
Chi phí
NTP n-1
C. phí chế biến giai đoạn n
Giá thành thành phẩm
GĐn(PXn) +
Việc kết chuyển tuần tự chi phí giai đoạn trước sang giai đoạn sau có thể được tiến hành theo sổ tổng hợp hoặc tính riêng từng khoản mục hình thành nên hai cách kết chuyển chi phí: Kết chuyển trình tự tổng hợp và kết chuyển tuần tự từng khoản mục. Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế biến liên tục. Đối tượng tính gia thành ở giai đoạn công nghệ là nửa thành phẩm và ở giai đoạn công nghệ cuối cùng là thành phẩm hoàn thành.
b2. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm:
Trong trường hợp này, đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm ở bước công nghệ cuối cùng. Do vậy chỉ cần tính toán xác định phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn trong thành phẩm. Sau đó tổng cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn trong thành phẩm ta được giá thành thành phẩm. Cụ thể các bước tính toán như sau:
- Tính chi phí sản xuất từng giai đoạn trong thành phẩm (theo từng khoản mục): CPSXDD đầu kỳ + CPSX trong kỳ
CPSX giai đoạn i = x Thành phẩm
SPHT giai đoạn i + SPLD giai đoạn i
Tuỳ theo phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở của kỳ áp dụng trong doanh nghiệp mà sản phẩm làm dở phải quy đổi theo mức độ hoàn thành hay không. Sau đó tổng cộng chi phí sản xuất của từng giai đoạn ta được giá thành phành phẩm.
Giá thành thành phẩm = CPSX giai đoạn i
Có thể khái quát tình tự giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm như sau:
CPSX giai đoạn 1 theo thành phẩm
CPSX giai đoạn 1 theo khoản mục
Giá thành thành phẩm
G.đoạn 1( PX1)
CPSX giai đoạn 2 trong thành phẩm
CPSX giai đoạn 2 theo khoản mục
G.đoạn 2( PX2)
CPSXgiai đoạn n trong thành phẩm
CPSX giai đoạn n theo khoản mục
G.đoạn n( PXn)
phần II
Thực trạng về kế toán chi phí và tính
giá thành sản phẩm tại công ty Rau quả Hà Tĩnh
I- Đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của Công ty rau quả Hà tĩnh :
1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Rau Quả Hà Tĩnh.
Từ một đội trồng rừng chống cát bay ven biển, được thành lập ở những năm đầu của thập niên 60 thế kỷ trước. Trực thuộc Ty lâm nghiệp Hà Tĩnh với nhiệm vụ trồng phi lao chống cát bay ở các xã Kỳ Phương, Kỳ Lợi huyện Kỳ Anh - dọc bờ biển Đèo Ngang. Năm 1967- Đội trồng rừng chống cát bay được giao thêm nhiệm vụ trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc vùng trung du huyện Kỳ Anh.
Ngày 20 tháng 2 năm 1970, Đội trồng rừng được đổi tên thành Lâm trường Kỳ Anh. Nhiệm vụ chủ yếu là trồng, bảo vệ rừng và khai thác lâm sản.
Năm 1992 theo Quyết định số 26, Lâm trường đươc chuyển thành doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số 388/ HĐBT, Thông báo số 1905 ngày 20/10/1992 của Bộ N0&PTNT, Quyết định số 1114 của UBND tỉnh Hà Tĩnh ngày 20/10/1992.
Đến năm 1999 căn cứ vào xét duyệt đề nghị của Hội đồng quản trị. Tổng công ty Rau Quả Việt Nam, Tờ trình số 05/ RQ/TCCB-CV ngày 04 tháng 01 năm 1999 và đề nghị của Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ. Quyết định thành lập số 09/1999/QĐ/BNN-TCCB ngày 13 tháng 01 năm 1999 của Bộ NN & PTNT về việc tiếp nhận Lâm trường Kỳ Anh là một thành viên của Tổng công ty Rau Quả Việt Nam với tên gọi là Công ty Rau Quả Hà Tĩnh, tên giao dịch quốc tế VEGETEXCO HA TINH.
a. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty:
- Trồng cây ăn quả, bảo vệ rừng, sản xuất kinh doanh nông - lâm kết hợp.
- Công nghiệp chế biến: chế biến rau quả và các sản phẩm nông lâm nghiệp.
- Kinh doanh nhà hành, khách sạn và du lịch sinh thái.
- Nhập khẩu giống rau quả, giống cây lâm nghiệp, thiết bị vật tư nguyên liệu, hoá chất phục vụ cho sản xuất của Công ty.
Công ty đặt trụ sở tại Khu công nghiệp Vũng áng - Cách trung tâm Thị trấn Kỳ anh khoảng 10 Km về phía Nam. Nằm sát đường quốc lộ 1A. Đây là vị trí thuận lợi về giao thông và là nơi Trung tâm của nguồn nguyên liệu rộng lớn, với bán kính trên 60 Km; Tổng điện tích đất sử dụng là: 10.000 m2, cơ sở vật chất bao gồm: Hệ thống nhà làm việc khoảng 1.200 m2, 01 nhà kho 100 m2, nhà máy chế biến Rau Quả vừa xây dựng xong với diện tích 2000m2, 01 vườn ươm giống dứa 10.000 m2, một khách sạn tại Đèo Ngang với diện tích kinh doanh 3.000 m2, 01 cửa hàng xăng đầu tại ngã ba cảng Vũng áng... Tổng số lao động của Công ty đến thời điểm ngày 31 tháng 03/2005: 373 người, trong đó bộ phận quản lý hành chính: 20 người, số lao đồng dài hạn 132 người, còn lại do đặc thù của Công ty nên hợp đồng lao động theo thời vụ. Trong tổng số lao động thì lực lượng lao động trẻ chiếm đại bộ phận.
Tổng số vốn sản xuất kinh doanh năm 2003 là 20.600 triệu đồng; năm 2004: 21.000 triệu đồng (tăng 1,019%). Nguồn vốn cố định qua các năm đều tăng (tốc độ phát triển bình quân 113%), số vốn cố định đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh. Đó là nhu cầu tất yếu cho sự phát triển lâu dài của Công ty. Vốn lưu động của Công ty được phát triển và bảo toàn có hiệu quả. Vốn xây dựng cơ bản hàng năm được dùng xây dựng cơ sở vật chất như: Xây dựng nhà máy, tu sửa nhà cửa, xây dựng các công trình như vườn ươm giống. ..
Đặc biệt năm 2004 do mở rộng quy mô sản xuất: mở rộng dự án vùng dứa hàng hoá nên cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng một số công trình như: Xây dựng đường điện hạ thế vào Trung tâm vùng sản xuất dứa nguyên liệu, một vườn ươm giống dứa 10.000 m2 .
b. Tình hình tài chính của Công ty:
* Nguyên giá tài sản cố định của Công ty ngày 31 tháng 12 năm 2004 là: 7.196.788.204 đồng.
Trong đó:
Vật kiến trúc: 6.060.653.807.
Máy móc thiết bị:1.136.134.397.
Biểu1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trong 3 năm gần đây:
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
2002
2003
2004
1
Giá trị tổng SL
Tr. đồng
8.500
13.000
15.000
2
Tổng số vốn SX
Tr. đồng
15.600
20.600
21.000
3
Doanh thu
Tr.đồng
7.500
9.600
12.500
4
Nộp ngân sách
Tr. đồng
150
260
350
5
Lợi nhuận
Tr. đồng
100
190
230
Qua biểu tổng hợp các chỉ tiêu thực hiện 3 năm trên phần nào đã nói lên được sự cố gắng của tập thể CBCNV phấn đấu cho sự tồn tại và phát triển của Công ty trong quá trình chuyển đổi cơ chế. Kết quả trên khẳng định: trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, công ty Rau Quả Hà Tĩnh đã và đang từng bước khẳng định được vị trí của mình. Với sự phấn đấu nổ lực của tập thể Công ty đã nắm bắt kịp thời nhu cầu và diễn biến của thị trường. Sản phẩm của công ty sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, tăng tích luỹ và phát triển sản xuất, nâng cao uy tín trên thị trường. Năm 2001 được sự đầu tư của quỹ hỗ trợ phát triển Trung ương và địa phương cho vay vốn đầu tư theo luận chứng kỹ thuật triển khai xây dựng nhà máy chế biến Rau quả với công suất 15.000 tấn /năm. Mặt hàng chế biến chủ yếu là dứa và một số rau quả khác mà nguồn nguyên liệu chủ yếu trên địa bàn huyện Kỳ Anh. Nhà máy hoàn thành đi vào hoạt động đã góp phần nâng tổng số doanh thu hàng năm của Công ty cùng với các lĩnh vực kinh doanh khác như khai thác gỗ, nhựa thông và trồng rừng, một phần doanh thu từ khách sạn - nhà hàng...
Qua quá trình hoạt động, tuy có nhiều khó khăn và hạn chế như: Nguồn vốn eo hẹp; hầu hết vốn kinh doanh đều phải vay Ngân hàng với lãi suất tương đối cao, công suất máy móc thiết bị thấp, chưa đồng bộ, sản phẩm mang tính thời vụ; mặt khác đứng trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế: từ quản lý hành chính quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước... Thế nhưng, Công ty đã đi vào ổn định, doanh thu ngày càng cao, trả được lãi và một phần nợ gốc cho Ngân hàng, đóng góp nghĩa vụ ngân sách cho Nhà nước đầy đủ, đảm bảo mức lương bình quân cho người lao động đạt 840.000 đồng/ người/ tháng trở lên.
2- Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý của Công ty:
a- Đặc điểm tổ chức sản xuất:
Công ty Rau Quả Hà Tĩnh là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, có con dấu riêng, tài khoản riêng, có đầy đủ tư cách Pháp nhân. Nhiệm vụ chính là trồng, bảo vệ và khai thác rừng, trồng dứa nguyên liệu và sản xuất dứa hộp, rau quả xuất khẩu. Ngoài ra Công ty còn mở rộng các dịch vụ như kinh doanh khách sạn nhà hàng, du lịch sinh thái, kinh doanh xăng đầu. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là: Rừng trồng, ươm cây giống, khai thác gỗ thông, nhựa thông, gỗ tròn các loại, chế biến dứa đóng hộp... Quá trình sản xuất mang tính thời vụ rõ rệt. Có những thời điểm sản lượng thu mua vượt quá khả năng sản xuất của Công ty nên Công ty phải thuê thêm lực lượng lao động hợp đồng theo thời vụ.
Thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong tỉnh và các tỉnh bạn, chưa có thị trường truyền thống. Sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu dựa vào chỉ tiêu do Tổng công ty phân cấp và xuất ra nước ngoài cũng thông qua Tổng Công ty. Xuất phát từ những đặc điểm, tình hình của quá trình sản xuất, để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được thường xuyên liên tục, Công ty đã phải bố trí cơ cấu sản xuất hợp lý. Cụ thể:
Tổ khai thác thu mua đặt dưới sự chỉ đạo của phòng Kế hoạch với nhiệm vụ khai thác, tìm kiếm nguồn hàng cung cấp cho quá trình sản xuất; tổ thu mua khai thác này được đặt rải rác tại các vùng nguyên liệu và được hưởng lương sản phẩm trên số nguyên liệu khai thác thu mua được trong tháng.
Đội bảo vệ rừng đặt dưới sự chỉ đạo của Phòng kế hoạch SXKD (bộ phận Lâm nghiệp). Tăng cường công tác bảo vệ rừng thông qua việc xây dựng các tiểu khu. Mỗi tiểu khu biên chế từ 1-3 người có trách nhiệm bảo vệ rừng trong phạm vi địa bàn được giao quản lý.
Tổ vận chuyển làm nhiệm vụ vận chuyển nguyên liệu từ vùng nguyên liệu về Công ty, về nhà máy và vận chuyển thành phẩm của Công ty đi giao cho khách hàng.v.v.
Công ty có 4 phòng ban bao gồm: Phòng tổ chức hành chính, Phòng kế hoạch SXKD Lâm nghiệp, Phòng kế hoạch SXKD Nông nghiệp, Phòng Tài chính kế toán. Mỗi phòng có nhiệm vụ riêng và hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc công ty.
b. Đặc điểm quy trình công nghệ:
Do tính chất đặc thù: Công ty Rau quả Hà Tĩnh là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mang tính tổng hợp nên mỗi loại hình sản phẩm có một quy trình công nghệ riêng biệt.
Ví dụ:
* Trồng rừng: Nhân giống => ươm cây con => trồng rừng => chăm sóc, bảo vệ.
* Trồng dứa nguyên liệu:
Làm đất => Mua giống => trồng => chăm sóc bảo vệ => Thu hoạch
* Khai thác gỗ tròn và nhựa thông:
Đây là loại sản phẩm chủ yếu có giá trị tổng sản lượng chiếm tỉ trọng lớn. Gỗ tròn và nhựa thông là loại sản phẩm có khối lượng và kích cỡ lớn, cồng kềnh; việc bảo quản và bốc xếp khó khăn, chủ yếu là để ngoài trời nên thời gian để ở kho kéo dài dễ bị mất phẩm cấp. Có thể khái quát quy trình công nghệ về sản xuất gỗ và nhựa thông như sau:
Nguyên liệu
Phân loại nguyên liệu
Nhập kho bảo quản
Tiêu thụ
Nguyên liệu và phân loại nguyên liệu dùng cho sản xuất chủ yếu là gỗ, nhựa thông được khai thác, thu mua vận chuyển về nhập kho công ty. Căn cứ hoá đơn mua hàng của khách hàng và phiếu nhập kho của tổ khai thác để nhập theo chủng loại, tuỳ tính chất từng loại nguyên liệu mà phân loại bảo quản cho phù hợp.
* Quy trình chế biến dứa hộp xuất khẩu:
Dứa quả sau khi thu hoạch => Cho vào máy đục lõi, gọt vỏ => Gọt bỏ đầu và đuôi => Nhổ mắt dứa => Cắt khoanh theo yêu cầu => Phân loại theo độ chín => Xử lý chần qua nước nóng => Đóng hộp = Nấu dung dịch đổ vào hộp => Đóng hộp (ghép mí) => Bỏ vào sọt xử lý thanh trùng từ 20 đến 30 phút ở nhiệt độ 100oC => Dán nhãn, hoàn chỉnh sản phẩm.
Nguyên liệu dùng chủ yếu trong chế biến dứa đóng hộp là dứa chín và các loại dung dịch bảo quản.
c. Đặc điểm tổ chức quản lý và phân cấp quản lý:
Công ty rau quả Hà Tĩnh là một đơn vị hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, là doanh nghiệp sản xuất nông -lâm kết hợp, chế biến rau qủa xuất khẩu. Bộ máy quản lý của công ty đơn giản, gọn nhẹ chủ yếu tập trung đầu tư cho khâu sản xuất kinh doanh trực tiếp. Số lượng cán bộ công nhân viên chức quản lý hành chính bao gồm 18 người: Trong đó bộ phận chỉ đạo sản xuất kinh doanh chiếm 6 người, số còn lại là Ban Giám đốc, các phòng ban liên quan. Cụ thể bộ máy quản lý của công ty được thể hiện như sau:
Đứng đầu Công ty là Giám đốc, chịu trách nhiệm phụ trách chung, chỉ đạo toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, là người đại diện ký kết hợp đồng kinh tế và là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Giám đốc Công ty do Tổng công ty Rau quả Việt Nam bổ và miễn nhiệm.
Một Phó giám đốc phụ trách chỉ đạo sản xuất kinh doanh lâm nghiệp và các hoạt động khác.
Một Phó giám đốc phụ trách chỉ đạo sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
Phó giám đốc do Giám đốc tuyển chọn và báo cáo lên Tổng công ty Rau quả Việt Nam ra quyết định bổ nhiệm.
Ban giám đốc tất cả đều có trình độ đại học và có kinh nghiệm chỉ đạo mọi hoạt động của Công ty.
Các phòng ban chức năng thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc trong quá trình sản xuất kinh doanh và đặt dưới sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của Ban giám đốc.
Phòng Tổ chức hành chính:
Có nhiệm vụ giúp giám đốc về công tác tổ chức, quản lý nhân sự, bố trí sắp xếp, tuyển chọn công nhân.
Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, xét duyệt bình bầu thi đua khen thưởng, bảo vệ tài sản của Công ty.
Tổ chức thi tay nghề để không ngừng nâng cao năng suất lao động.
Tham mưu giúp ban Giám đốc trong việc bố trí, tuyển dụng cán bộ công nhân viên.
Phòng Kế hoạch sản xuất kinh doanh lâm nghiệp:
Chịu trách nhiệm chỉ đạo mũi ươm giống lâm nghiệp, bảo vệ khai thác rừng. Khai thác và chế biến gỗ, sản phẩm lâm nghiệp.
Kiến nghị đề xuất các giải pháp khai thác, tròng rừng tái sinh với Ban giám đốc.
Thực hiện các dự án cải tạo đất trống đồi trọc.
Phòng Kế hoạch sản xuất kinh doanh nông nghiệp:
Đảm nhiệm những vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp, tham mưu, đề xuất hướng giải quyết cho Ban lãnh đạo trong lĩnh vực nông nghiệp.
Chịu trách nhiệm chỉ đạo mũi ươm giống dứa, cây ăn quả khác và kinh doanh phụ.
Phòng Tài chính kế toán:
Giúp giám đốc quản lý kinh doanh, theo dõi hoạt động sản suất của Công ty dưới hình thái tiền tệ là công cụ quan trọng trong khâu quản lý kinh tế. Tổng hợp đánh giá mọi hoạt động kinh tế, thực hiện đúng pháp lệnh kế toán thống kê.
Tham mưu đắc lực cho lãnh đạo công ty thông qua việc mua sắm, nhập xuất vật tư - thiết bị, tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản sản phẩm, tình hình tiêu thụ, kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình công nợ.
Tham gia với các phòng ban liên quan, xây dựng định mức kinh tế, tính toán hiệu quả từng khâu sản xuất kinh doanh, giúp Ban Giám đốc đưa ra quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh.
Quản lý các loại tài sản được Giám đốc giao phó.
Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty như sau:
giám đốc
phó giám đốc
phụ trách chỉ đạo
SXKD nông nghiệp
phó giám đốc
phụ trách chỉ đạo
SXKD lâm nghiệp.
Phòng TC
Hành chính
Phòng
Tài chính
Kế toán
Phòng KH SXKD.Nông. Nghiệp
Phòng KH SXKD
Lâm nghiệp
Tổ khai thác
Nhà máy CB rau quả
Vườn ươm giống
Đội bảo vệ rừng
Tổ SX phụ
Tổ
thu mua
Tổ vận chuyển
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy và hình thức kế toán:
a. Nhiệm vụ của Phòng kế toán:
- Giúp giám đốc quản lý kinh doanh, theo dõi hoạt động sản suất của Công ty dưới hình thái tiền tệ là công cụ quan trọng trong khâu quản lý kinh tế. Tổng hợp đánh giá mọi hoạt động kinh tế, thực hiện đúng pháp lệnh kế toán thống kê.
-Tổ chức ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở công ty, các khâu công tác các phòng nhằm lập dầy đủ, chính xác, kịp thời các chứng từ trong quá trình sản xuất
- Tổ chức lưu chuyển chứng từ một cách khoa học, hợp lý.
- Vận dụng đúng hệ thống tài khoản thống nhất
- Lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán,tổ chức bộ máy kế toán thích hợp với đặc điểm, tính chất và qui mô hoạt động của công ty.
- Lựa chọn hình thức kế toán phù hợp với khả năng, trình độ với đội ngũ nhân viên kế toán hiện có.
- Có kế hoạch sử dụng các phương tiện kỷ thuật, tính toán nhằm cung cấp thông tin kinh tế kịp thời, chính xác cho công tác quản trị của Công ty.
-Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ , nhân viên trong phòng.
- Thực hiện chế độ báo cáo kế toán theo đúng qui định.
- Xuất trình các loại hồ sơ chứng từ tài chính thuộc lĩnh vực quản lý cho các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán khi được các cơ quan chức năng yêu cầu.
b. Tổ chức bộ máy kế toán:
Việc tổ chức bộ máy hợp lý với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ góp phần đem lại hiệu quả thiết thực.
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung và được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Trưởng phòng
kế toán
Phó phòng
kế toán
.
Kế toán chi phí SX và tính GTSP
Kế toán tiền lương BHXH
TSCĐ-CCDC
Kế toán thanh toán,công nợ.
Kế toán vật tư và dịch vụ.
c. Phân công nhiệm vụ cụ thể:
1 - Nguyễn Thị Tĩnh: Trưởng phòng kế toán.
Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Đại học.
Chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo quý, năm đồng thời theo dõi Tài khoản 632, TK 635, TK 641, TK 642, TK 711, TK 811, TK 911.
2 - Nguyễn Thanh Phong: Phó phòng kế toán.
Trình độ: Trung cấp Tài chính kế toán.
Đảm nhiệm phần Báo cáo nhanh hàng tháng. Đồng thời theo dõi các tài khoản 133, TK 138, TK 161, TK 461, TK 241, TK 441, TK 511, TK 111, TK 112, TK 131, TK 141. Theo dõi tình hình tài chính ở bộ phận nhà nghỉ, xăng dầu và vườn ươm.
3 - Nguyễn Thị Thu Hoà: Kế toán viên.
Trình độ chuyên môn: Trung cấp Tài chính kế toan.
Được phân công theo dõi tài khoản 152, TK 153, TK 155, TK 211, TK 213, TK 214, TK 334, TK 338, TK 621, TK 622, TK 627, TK 331. Tổ chức lưu giữ hồ sơ tài chính và các văn bản có liên quan.
4 - Phùng Thị Quý: Kế toán viên.
Trình độ chuyên môn: Trung cấp Tài chính kế toan.
Có trách nhiệm thống kê theo dõi thuế và các khoản phải nộp. Lập báo cáo thuế, tự hạch toán giá thành thành phẩm. Theo dõi tình hình tài chính ở khu vực nhà máy chế biến rau quả.
5 - Chu Thị Hiền: : Kế toán viên.
Trình độ chuyên môn: Trung cấp Tài chính kế toan.
Phần hành công việc được giao là tổng hợp chứng từ, xem xét các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đối chiếu với chuẩn mực kế toán.
6 - Trần Thị Thu:
Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt theo nguyên tắc tài chính. Kiểm tra rà soát tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ trước khi xuất tiền ra khỏi quỹ. Cuối ngày, tháng, quí phải đối chiếu sổ quỹ với kế toán.
d . Hình thức tổ chức ghi sổ kế toán:
- Hình thức kế toán thực chất là hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán bao gồm số lượng các loại sổ chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, sổ cái, mối quan hệ kiểm tra đối chiếu giữa các loại sổ kế toán, trình tự và phương pháp ghi chép các sổ kế toán và việc tổng hợp số liệu để báo cáo từ các các chứng từ kế toán theo một trình tự và phương pháp ghi chép thích hợp nhất định .
Việc vận dụng hình thức sổ kế toán nào tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể của doanh nghiệp, quy mô nền sản xuất xã hội ngày càng cao làm cho hình thức kế toán cũng phát triển và hoàn thiện. Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh, trình độ năng lực chuyên môn thực tế, Công ty rau quả Hà Tĩnh đã áp dụng hình thức: Chứng từ ghi sổ.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thưc chứng từ ghi sổ ở
Công ty rau quả Hà tĩnh như sau:
Chứng từ gốc
(1) (1)
Bảng tổng hợp chứng từ gốc.
Sổ (thẻ) chi
Tiết TK
(1)
(2)
Bảng tổng hợp chứng từ gốc.
Chứng từ -
ghi sổ.
(3a)
(5)
(3b)
Sổ cái.
Bảng tổng hợp chứng từ gốc.
(4) (6)
(7)
Bảng cân đối
Tài khoản.
(7) (8)
(8)
Báo cáo
kế toán.
Ghi chú: Các ký hiệu và thứ tự ghi sổ.
1, 2, 3a, 3b, 4: Ghi thường xuyên trong kỳ báo cáo.
5, 7, 8: Ghi ngày cuối kỳ.
6, 7: Đối chiếu số liệu cuối kỳ.
II - thực trạng về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm dứa đóng hộp tại công ty Rau Quả Hà Tĩnh:
Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dứa đóng hộp tại Công ty Rau Quả Hà Tĩnh:
Chứng từ gốc
Sổ chi phí
sản xuất TK621
Chứng từ ghi sổ TK154
Bảng tổng hợp
chứng từ
chi phí sản xuất
chung
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK627
Sổ chi phí
sản xuất TK622
Sổ chi phí
sản xuất TK627
Phân loại chứng từ
Bảng tổng hợp
chứng từ chi phí
nhân công
trực tiếp
Bảng tổng hợp
chứng từ
chi phí xuất
nguyên vật liệu
Chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK622
Sổ cái TK621
Sổ cái TK154
Bảng tính giá thành
A - Hạch toán chi phí sản xuất:
*- Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất:
Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là một công việc đầu tiên của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất liên quan trực tiếp tới việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Vì vậy xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, phù hợp với yêu cầu quản lý chi phí sản xuất có ý nghĩa quan trọng trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Công ty Rau Quả Hà Tĩnh rất được coi trọng và quan tâm đúng mức công tác xác định đối tượng, tập hợp chi phí sản xuất. Sản phẩm của Công ty là Dứa đóng hộp.
Quy trình công nghệ chế biến dứa đóng hộp là quy trình phức tạp, liên tục trải qua nhiều bước công nghệ. Xuất phát từ đặc điểm đó Công ty tổ chức sản xuất trong phân xưởng thành từng tổ phù hợp yêu cầu quy trình công nghệ sản xuất. Tuy nhiên do đặc điểm công nghệ sản xuất sản phẩm là mỗi giai đoạn công nghệ không tạo ra một loại bán thành phẩm cụ thể nhập kho hoặc có thể bán ra ngoài, nên Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí tại bộ phận chế biến là cả quá trình công nghệ sản xuất. Kế toán không cần tính giá thành bán thành phẩm hoàn thành trong từng giai đoạn mà chỉ tính giá thành thành phẩm hoàn thành bằng cách tổng hợp chi phí nguyên, vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong các giai đoạn.
Do đặc điểm của sản xuất dứa là theo mùa vụ thu hoạch, thời gian tham khảo cũng như những điều kiện khác. Trong khuôn khổ chuyên đề này tôi xin được trình bày nội dung số liệu tại thời điểm quý III năm 2004.
Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được tập hợp theo các chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung.
Tổng chi phí toàn Công ty được kế toán tổng hợp bao gồm toàn bộ sau đó trừ chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất bất thường mà Công ty đã làm.
Tuần tự tiến hành tập hợp chi phí như sau:
1 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: (Tài khoản sử dụng TK 621):
Chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho dứa đóng hộp chủ yếu là dứa, đường, a xít, vỏ hộp, nước dịch, dung môi, nhãn, nước rửa, nhãn, băng dính,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5143.doc