LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TRONG DOANH NGHIỆP 3
1.1.Tổng quan về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 3
1.1.1.Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 3
1.1.2. Bản chất của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 4
1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 5
1.1.4. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. 6
1.1.5. Mục tiêu kế toán chi phí và giá thành trong doanh nghiệp. 7
1.1.6. Ý nghĩa của việc tiết kiệm chi phí phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. 7
1.1.7 .Vai trò nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 8
1.1.8. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 9
1.1.8.1. Phân loại chi phí sản xuất. 9
1.1.8.2. Phân loại giá thành. 12
1.2. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 13
1.2.1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. 13
1.2.1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. 13
1.2.1.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. 14
1.2.2 .Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm. 15
1.2.2.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm. 15
1.2.2.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm. 16
1.3. Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp. 19
1.3.1 Chứng từ và tài khoản sử dụng. 19
1.3.1.1. Chứng từ kế toán. 19
1.3.1.2. Tài khoản sử dụng. 19
1.3.2. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 22
1.3.2.1. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. 22
1.3.2.2. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 25
1.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong một số loại hình doanh nghiệp. 27
1.4.1. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn. 27
1.4.2. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng. 27
1.4.3. Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức. 28
1.4.4. Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục. 28
1.4.4.1. Tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có bán thành phẩm. 29
1.4.4.2. Tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thành phẩm. 29
1.4.5. Doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất kinh doanh phụ. 30
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CẤP NƯỚC YÊN BÁI 32
2.1. Khái quát chung về công ty Cấp nước Yên Bái. 32
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cấp nước Yên Bái . 32
2.1.1.1. Đặc điểm chung của Công ty .32
2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty .32
2.1.1.3. Nhiệm vụ của Công ty Cấp nước Yên Bái. 33
2.1.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây. 34
2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty Cấp nước Yên Bái. 35
2.1.2.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty Cấp nước Yên Bái. 35
2.1.2.2. Tổ chức sản xuất ở Công ty cấp nước Yên Bái. 35
2.1.2.3. Quy trình công nghệ sản xuất nước sạch. 36
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cấp nước Yên Bái 37
2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cấp nước Yên Bái. 37
2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty. 37
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cấp nước Yên Bái. 38
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty. 38
2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng nhân viên trong phòng kế toán. 39
2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty Cấp nước Yên Bái. 40
2.1.5.1. Các chính sách kế toán chung. 40
2.1.5.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản trong Công ty. 40
2.1.5.3 Hình thức sổ kế toán. 41
2.1.5.4 Hệ thống báo cáo kế toán. 42
2.1.5.5 Phần mềm kế toán. 42
2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cấp nước Yên Bái. 43
2.2.1. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất của Công ty Cấp nước Yên Bái 43
2.2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất của Công ty Cấp nước Yên Bái. 43
2.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 43
2.2.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 45
2.2.2.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. 45
2.2.2.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm. 45
2.2.3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 46
2.2.3.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. 46
2.2.3.2. Phương pháp tính giá thành 46
2.3. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nước sạch Quý III năm 2006 tại Công ty Cấp nước Yên Bái. 47
2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 47
2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 56
2.3.3. Chi phí sản xuất chung. 63
2.3.3.1. Chi phí nhân viên phân xưởng nước sạch 65
2.3.3.2 Chi phí vật liệu sản xuất nước sạch. 66
2.3.3.3. Chi phí công cụ sản xuất nước sạch. 68
2.3.3.4. Chi phí khấu hao tài sản cố định. 69
2.3.3.5. Chi phí dịch vụ mua ngoài nước sạch. 74
2.3.3.6. Chi phí bằng tiền khác nước sạch. 75
2.3.4. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 80
2.3.5. Tổng hợp chi phí sản xuất nước sạch và tính giá thành sản xuất ( giá thành công xưởng) của sản phẩm nước sạch. 80
2.3.5.1. Tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm nước sạch. 80
2.3.5.2.Tính giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) sản phẩm nước sạch. 82
PHẦN 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CẤP NƯỚC YÊN BÁI 84
3.1. Đánh giá chung về thực trạng công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cấp nước Yên Bái. 84
3.1.1. Ưu điểm 85
3.1.2 Nhược điểm. 87
3.2. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cấp nước Yên Bái. 88
3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cấp nước Yên Bái. 88
3.2.2. Một số đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cấp nước Yên Bái. 89
KẾT LUẬN 93
107 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2233 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cấp nước Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấp xuống mạng ống tiêu thụ nước (8).
- Máy bơm từ trạm bơm tăng áp (10) hút nước sạch từ bể chứa (9) để bơm nước cấp cho dân cư ở khu vực đồi cao và dân cư ở khu nhà chung cư 3 tầng.
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất nước sạch của Công ty Cấp nước Yên Bái.
2.1.2.3. Quy trình công nghệ sản xuất nước sạch.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP NƯỚC MÁY
(Cụng ty cấp nước Yên Bái)
(1)
(2)
(3)
(5)
(6)
(8)
(9)
(11)
(7)
(4)
Dung dich
pha phốn
Nước rửa bể lọc
(10)
Ghi chỳ:
(1) Nguồn nước hồ Thác Bà
(2) Cụng trỡnh thu + Trạm bơm cấp I ( 03 máy bơm trục đứng)
(3) Bể lọc nhanh ( Lắng lọc kết hợp)
(4) Nhà hoỏ chất xử lý nước ( Khí Clo, phèn chua)
(5) Bể chứa nước sạch ( 2.000 m3)
(6) Trạm bơm cấp II ( 6 máy bơm)
(7) Đài nước (dự trữ nướcvà điều hoà nước)
(8) Mạng tiờu thụ ( Cỏc tuyến ống cấp I,cấp II thành phố Yờn Bỏi và thị trấn Yờn Bỡnh)
(9) Bể chứa (Phục vụ trạm bơm tăng áp )
(10) Trạm bơm tăng áp ( cục bộ ) (Cấp cho khu vực đồi cao , tập thể chung cư)
(11)Khu nhà chung cư 3 tầng
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cấp nước Yên Bái
2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cấp nước Yên Bái.
Giám đốc
Phó giám đốc
P.Tài chính kế toán
P. Tổ chức hành chính
P.Kế hoạch kỹ thuật
PXN
Đội QLSL
Đội TN
Đội KTBV
Đội
XL
2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty.
Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của công ty, người có quyền hành cao nhất trong tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo chế độ thủ truởng là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Pháp luật về hoạt động, tồn tại và phát triển của Công ty.
Phó giám đốc: Là người tham mưư trực tiếp cho Giám đốc, điều hàh một số lĩnh vực được Giám đốc phân công, uỷ quyền và thay mặt cho Giám đốc khi giám đốc đi vắng.
Phòng tài chính kế toán: Thu thập, phản ánh, xử lý các thông tin kinh tế phục vụ cho công tác quản lý.Ghi chép, phản ánh một cách chính xác, kịp thời, liên tục và hệ thống tình hình sử dụng các nguồn vốn,lập kế hoạch tài chính, chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, lỗ, lãi theo đúng chế độ kế toán.Ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị, tính toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị, theo dõi và thực hiện chế độ chính sách tiền lương, tiền thưởng đối với cán bộ công nhân viên trong đơn vị.
Phòng kế hoạch kỹ thuật: Lập kế hoạch sản xuất và thực hiện công tác tổ chức hoạt động sản suất có hiệu quả, kiểm tra và giám sát về kỹ thuật toàn bộ quy trình công nghệ thiết bị máy móc trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, tuyển chon và bố trí lao động trong sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tổ chức quản lý nhân sự, quản lý lao động tiền lương và thực hiện các chế độ chính sách về tiền lương, giải quyết các chế độ chính sách liên quan đến người lao động. Duy trì hế độ nội vụ và các công tác hành chính văn thư lưu trữ.
Phân xưởng sản xuất nước:Có nhiệm vụ sản xuất và phân phối, cung cấp nước máy tới khách hàng sử dụng. Thực hiện các công đoạn trong quy trình công nghệ sản suất, sử dụng máy móc thiết bị và bảo trì ,bảo dưỡng máy móc thiết bị hoạt động liên tục, cung cấp nước đủ số lượng và đảm bảo chất lượng theo quy định, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm.
Đội quản lý sản lượng - Đội thu ngân: Điều tiết phân phối nước cho khách hàng, đọc chỉ số đồng hồ đo nước tiêu thụ và tổ chức thu tiền sử dụng nước kịp thời đầy đủ.
Đội kiểm tra bảo vệ: có chức năng bảo vệ cơ quan, kiểm tra bảo vệ tuyến mạng, kịp thời phát hiện hỏng hóc,dò rỉ đường ống để báo cáo sửa chữa kịp thời nhằm hạn chế thất thoát. Kiểm tra việc thực hiện hợp đồng cung cấp nước giữa công ty và khách hàng.
Đôị xây lắp: Là bộ phận sản xuất phụ của Công ty chuyên thi công, xây lắp hệ thống đường ống cấp nước, mở rộng thị trường tiêu thụ nước máy.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cấp nước Yên Bái.
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.
Công ty cấp nước Yên Bái là đơn vị sản xuất kinh doanh có quy không lớn, xuất phát từ yêu cầu tổ chức sản xuất, yêu cầu quản lý và trình độ quản lý. Đồng thời để phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hoạt động tập trung. Do đó, Công ty cấp nước Yên Bái đã lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Theo hình thức tổ chức này thì toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán, ngoài ra còn bố trí các nhân viên kế toán tại các phân xưởng làm nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện hạch toán ban đầu, thu nhập, kiểm tra chứng từ, số liệu về phòng kế toán tập trung của công ty.
* Sơ đồ bộ máy kế toán.
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp
Kế toán tiền mặt, công nợ
Kế toán ngân hàng, tiền lương
Kế toán vật tư, tài sản cố định
Thủ quỹ, thủ kho
2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng nhân viên trong phòng kế toán.
Kế toán trưởng: Là người thay mặt Nhà nước thực hiện chức năng giám sát tài chính, các họat động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm về tài chính trước Giám đốc.
Là người phụ trách điều hành chung mọi công tác, mọi họat động kế toán của công ty. Là người giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiệ các hoạt động liên quan đến tài chín, công tác kế toán của đơn vị, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, phân tích số liệu, hướng dẫn, đôn đốc các nhân viên kế toán trong phòng.
Kế toán trưởng là người trực tiếp ký vào báo cáo các thông tin kế toán cho Giám đốc và cơ quan chủ quản, là người chịu trách nhiệm trước tất cả các phần hành kế toán của Công ty, là một kế toán tổng hợp.
Kế toán tiền mặt, công nợ: Là người có nhiệm vụ hàng ngày lập phiếu thu, chi tiền mặt, phản ánh tình hình thu, chi và tồn quỹ tiền mặt, thường xuyên đối chiếu tồn quỹ tiền mặt thực tế với sổ sách phát hiện thừa, thiếu và xử lý kịp thời trong việc quản lý và sử dụng quỹ tiền mặt.
Cuối tháng kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ lên bảng kê phân loại và vào sổ sách kế toán. Đồng thời theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả khác.
Kế toán ngân hàng, tiền lương: Theo dõi các nghiệp vụ thanh toán với ngân hàng căn cứ vào giấy báo nợ, báo có, các bảng kê của ngân hàng theo dõi phản ánh vào sổ sách kế toán.
Theo dõi tình hình sử dụng lao động và qũy tiền lương của đơn vị, hàng tháng phải tiến hành tính toán tổng số tiền lương phải trả công nhân viên trong Công ty và các khoản trích theo luơng theo đúng tỷ lệ quy định chung như : BHXH, BHYT, KPCĐ. Cuối tháng, cuối quý tiến hành tổng hợp phân bổ lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân viên trong toàn Công ty.
Kế toán vật tư và theo dõi tài sản cố định: hàng ngày viết phiếu nhập, xuất vật tư, tính toán giá trị xuất, nhập vật tư, lập đầy đủ các chứng từ làm cơ sở ghi sổ kế toán. Tính toán và phân bổ chi phí vật tư vào chi phí sản xuất.
Hàng tháng hoặc quý tiến hành trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, đồng thời theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định của đơn vị theo quy định.
Thủ kho, thủ quỹ: Chịu trách nhiệm thu, chi tiền mặt, xuất nhập kho khi có đủ chứng từ hoá đơn hợp lý, hợp lệ.Hàng ngày vào sổ quỹ, thẻ kho, báo cáo kho quỹ. Định kỳ khoá sổ đối chiếu số tiền thực tế tại quỹ với kế toán tiền mặt, cân đối, đối chiếu kho vật tư để phát hiện thừa, thiếu.
2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty Cấp nước Yên Bái.
2.1.5.1. Các chính sách kế toán chung.
- Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng: Hiện nay Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài Chính.
-Niên độ kế toán: là 1 năm tài chính tính theo lịch dương bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12.
-Phương pháp kế toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Kỳ hạch toán: hạch toán theo quý.
- Phương pháp tính trị giá vốn xuất kho: theo phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền.
- Các loại thuế phải nộp: thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế môn bài và thuế đất.
2.1.5.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản trong C-ông ty.
Hệ thống chứng từ.
Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của Công ty, cơ cấu tổ chức bộ máy và cũng như trình độ của nhân viên kế toán, Công ty đã vận dụng hệ thống chứng từ sau: Hoá đơn mua hàng, bán hàng,Phiếu nhập xuất kho NVL, CCDC, Bảng tính khấu hao TSCĐ, Bảng tính giá thành sản phẩm, Bảng thanh toán lương
Hệ thống tài khoản kế toán.
Công ty Cấp nước Yên Bái đang áp dụng hệ thống tài khoản “Chế độ kế toán doanh nghiệp” ban hành theo Quyết định số:15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài Chính. Các tài khoản kế toán sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thàn sản phẩm bao gồm:
Số hiệu tài khoản
Tên tài khoản
Số hiệu
tài khoản
Tên tài khoản
111
Tiền mặt
334
Phải trả người lao động
112
Tiền gửi ngân hàng
341
Vay dài hạn
131
Phải thu của khách hàng
411
Nguồn vốn kinh doanh
133
Thuế GTGT được khấu trừ
414
Quỹ đầu tư phát triển
136
Phải thu nội bộ
415
Quỹ dự phòng tài chính
138
Phải thu khác
421
Lợi nhuận chưa phân phối
152
Nguyên liệu, vật liệu
431
Quỹ khen thưởng phúc lợi
153
Công cụ, dụng cụ
511
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
154
Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
515
Doanh thu hoạt động tài chính
141
Tạm ứng
621
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
211
Tài sản cố định hữu hình
622
Chi phí nhân công trực tiếp
212
Tài sản cố định thuê tài chính
627
Chi phí sản xuất chung
213
Tài sản cố định vô hình
632
Giá vốn hàng bán
214
Hao mòn tài sản cố định
641
Chi phí bán hàng
228
Đầu tư dài hạn khác
642
Chi phí quản lý doanh nghiệp
241
Xây dựng cơ bản dở dang
711
Thu nhập khác
242
Chi phí trả trước dài hạn
811
Chi phí khác
311
Vay ngắn hạn
821
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
331
Phải trả cho người bán
911
Xác định kết quả kinh doanh
333
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Và các tài khoản khác có liên quan: 142, 451, 452, 335......
2.1.5.3. Hình thức sổ kế toán.
- Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của Công ty cũng như trình độ của nhân viên kế toán, Công ty Cấp nước Yên Bái chọn áp dụng hình thức kế toán: Nhật ký chung.
Hình thức Nhật ký chung bao gồm các loại sổ: Sổ nhật ký chung, Sổ nhật ký đặc biệt, Sổ cái, Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
* Trình tự ghi chép sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung.
Chứng từng kế toán
Sổ ,thẻ kế toán chi tiết
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ nhật ký chung
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Hàng ngày
Cuối tháng
Đối chiếu
2.1.5.4 Hệ thống báo cáo kế toán.
Công ty áp dụng chế độ báo cáo theo Quyết định số:15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài Chính. Bao gồm 4 mẫu báo cáo bắt buộc.
- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 – DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN
- Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 – DN
2.1.5.5 Phần mềm kế toán.
Công ty sử dụng phần mềm kế toán BRAVO vì vậy trình tự ghi sổ và lập các báo cáo được thực hiện nhanh, đơn giản, giảm được khối lượng công việc.
2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cấp nước Yên Bái.
2.2.1. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất của công ty Cấp nước Yên Bái
2.2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất của Công ty Cấp nước Yên Bái.
Công ty Cấp nước Yên Bái với đặc thù vừa sản xuất nước sạch vừa lắp đặt hệ thống đường ống cung cấp nước phục vụ sinh hoạt của nhân dân, các cơ quan và phục vụ sản xuất cho các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Yên Bái và thị trấn Yên Bình.
Hoạt động sản xuất của Công ty bao gồm sản xuất chính là sản xuất nước sạch và sản xuất phụ là lắp đặt hệ thống đường ống cung cấp nước do đó chi phí sản xuất được tập hợp riêng cho từng sản phẩm ( sản phẩm nước sạch và sản phẩm lắp đặt). Chi phí phát sinh phục vụ cho sản xuất sản phẩm nào thì được tập hợp và phân bổ cho sản phẩm đó.
2.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty.
Phân loại chi phí sản xuất.
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm để thuận tiện trong việc tính giá thành sản xuất, chi phí sản xuất được phân loại theo khoản mục chi phí. Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Công ty Cấp nước Yên Bái áp dụng theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Giá thành sản xuất sản phẩm( giá thành công xưởng) bao gồm 3 khoản mục chi phí: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Trên cơ sở căn cứ vào hệ thống tài khoản do Bộ tài chính ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài Chính công ty đã tiến hành mở các tài khoản chi tiết cho từng loại đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và từng đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Với đặc thù của Công ty vừa sản xuất nước sạch phục vụ nhu cầu của nhân dân, khối cơ quan, và các doanhh nghiệp khác trên địa bàn Thành phố Yên Bái và Thị trấn Yên Bình vừa lắp đặt hệ thống đường ống nước Công ty tiến hành phân loại chi phí sản xuất thành 2 loại:
+ Chi phí sản xuất nước sạch.
+ Chi phí sản xuất lắp đặt.
Vì vậy, các tài khoản tập hợp chi phí cũng được chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp ( 621 )
- TK 6211“ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sản xuất nước sạch”
- TK 6212 “ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp lắp đặt ”
+ Chi phí nhân công trực tiếp ( 622 )
- TK 6221“ Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất nước sạch”
- TK 6222 “ Chi phí nhân công trực tiếp lắp đặt ”
+ Chi phí sản xuất chung ( 627 )
- TK 6271 “ Chi phí sản xuất chung nước sạch”
TK 62711 “ Chi phí nhân viên phân xưởng nước sạch”
TK 62712 “ Chi phí vật liệu nước sạch”
TK 62713 “ Chi phí dụng cụ sản xuất nước sạch”
TK 62714 “ Chi phí khấu hao TSCĐ nước sạch”
TK 62717 “ Chi phí dịch vụ mua ngoài nước sạch”
TK 62718 “ Chi phí bằng tiền khác nước sạch”
TK 6272 “ Chi phí sản xuất chung lắp đặt”
TK 62721 “ Chi phí nhân viên phân xưởng lắp đặt”
TK 62722 “ Chi phí vật liệu lắp đặt”
TK 62723 “ Chi phí dụng cụ lắp đặt”
TK 62724 “ Chi phí khấu hao TSCĐ lắp đặt”
TK 62727 “ Chi phí dịch vụ mua ngoài lắp đặt”
TK 62728 “ Chi phí bằng tiền khác lắp đặt”
Phân loại giá thành.
Để đáp ứng nhu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu yêu cầu xây dựng giá cả hành hoá hợp lý. Theo phạm vi phát sinh chi phí giá thành sản phẩm ở Công ty Cấp nước Yên Bái được chia thành giá thành sản xuất ( giá thành công xưởng) và giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ).
Giá thành sản xuất ( giá thành công xưởng): phản ánh những chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất nước sạch tại Phân xưởng nước và những chi phí phát sinh liên quan đến lắp đặt hệ thống đường ống cấp nước bao gồm: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Giá thành tiêu thụ ( giá thành toàn bộ): phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất ( chi phí sản xuất – Phân xưởng nước), tiêu thụ nước ( chi phí bán hàng) và quản lý công ty ( chi phí quản lý doanh nghiệp).
Do vậy, giá thành tiêu thụ ( giá thành toàn bộ) của Công ty Cấp nước Yên Bái được xác định theo công thức.
Giá thành toàn bộ
=
Giá thành sản xuất
+
Chi phí bán hàng
+
Chi phí quản lý doanh nghiệp
2.2.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
2.2.2.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
Công ty cấp nước Yên Bái vừa sản xuất kinh doanh nước sạch vừa lắp đặt hệ thống đường ống cung cấp nước. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, khả năng và trình độ của các các cán bộ, nhân viên kế toán và yêu cầu quản lý chi phí, yêu cầu tính giá thành sản phẩm của Công ty đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của Công ty được chia thành hai loại:
+ Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của sản phẩm nước sạch: Là toàn bộ những chi phí phát sinh tại Phân xưởng sản xuất nước sạch.
+ Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của sản phẩm lắp đặt: Là từng hạng mục xây lắp bao gồm các hợp đồng xây dựng và lắp đặt hệ thống đường ống cung cấp nước cho nhân dân , các cơ quan, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác trên địa bàn Thành phố Yên Bái và Thị trấn Yên Bình.
2.2.2.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Để xác định đối tượng tính giá thành hợp lý cần phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, chu kỳ sản xuất sản phẩm, tính chất của sản phẩm và trình độ quản lý của Công ty.Công ty cấp nước Yên Bái với đặc điểm tổ chức sản xuất giản đơn nên đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm ( sản phẩm nước sạch và sản phẩm lắp đặt)
+ Đối tượng tính giá thành của sản phẩm nước sạch: Là sản lượng nước sạch tiêu thụ.
+ Đối tượng tính giá thành của sản phẩm lắp đặt: Là các hợp đồng xây dựng và lắp đặt đường ống cung cấp nước theo nhu cầu sử dụng nước của nhân dân, các cơ quan, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác.
2.2.3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
2.2.3.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất được Công ty sử dụng để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất đã xác định ( Phân xưởng nước và các hạng mục công trình ).
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất được Công ty áp dụng là phương pháp trực tiếp ( hay còn gọi là phương pháp giản đơn). Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất riêng biệt. Do đó ngay từ khâu hạch toán ban đầu, chi phí sản xuất phát sinh được phản ánh riêng cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trên chứng từ ban đầu để căn cứ vào chứng từ thực hiện hạch toán trực tiếp chi phí sản xuất cho từng đối tượng riêng biệt.Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên đảm bảo mức độ chính xác cao.
Thực chất khi vận dụng phương pháp hạch toán chi phí trực tiếp trong công tác kế toán hàng ngày, chính là việc kế toán mở các sổ ( hoặc thẻ ) chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định ( Phân xưởng nước, bộ phận bán hàng, bộ phận văn phòng Công ty ) phản ánh các chi phí phát sinh có liên quan đến từng đối tượng. Hàng tháng tập hợp chi phí sản xuất theo từng đối tượng.
2.2.3.2 Phương pháp tính giá thành
Công ty cấp nước Yên Bái với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn chỉ sản xuất ra một sản phẩm duy nhất là nước sạch nên công ty áp dụng phương pháp tính giá trực tiếp ( còn gọi là phương pháp giản đơn ).
Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính bằng cách trược tiếp lấy số chi phí sản xuất cộng ( + ) hoặc trừ ( - ) số chênh lệch giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ so với cuối kỳ chia ( / ) số lượng sản phẩm hoàn thành.
Sản phẩm nước sạch: của Công ty với đặc thù sản xuất ra bao nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu không có sản phẩm dở dang nên tổng giá thành sản phẩm nước sạch bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ ( điều đó có nghĩa là toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ hạch toán đều được tập hợp và phân bổ hết vào giá thành sản phẩm nước sạch).
Sản phẩm xây lắp: sản phẩm dở dang là các công trình xây dựng trạm bơm, hệ thống tuyến ống cấp I, II nên việc hạch toán chi phí sản xuất phải bao gồm cả chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
Tổng
giá thành
sản phẩm hoàn thành
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuât
phát sinh trong kỳ
(đã trừ các khoản
thu hồi ghi giảm chi phí)
-
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
2.3. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nước sạch Quý III năm 2006 tại Công ty Cấp nước Yên Bái.
2.3.1. Kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật, liệu trực tiếp bao gồm: chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ mà Công ty xuất dùng trực tiếp cho sản xuất nước sạch.
Nguyên vật liệu chính cho sản phẩm nước sạch gồm: Điện, Clo lỏng, chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm.
Vật liệu phụ gồm: Dầu, mỡ các loại được dùng để bôi trơn hệ thống máy bơm ở Phân xưởng sản xuất nước. Chi phí vật liệu phụ rất nhỏ so với chi phí nguyên liệu, vật liệu chính do đó được hạch toán vào chi phí sản xuất chung “TK 62712 - Chi phí vật liệu nước sạch”.
Clo lỏng sử dụng cho sản xuất nước sạch.
Với đặc điểm Công ty có ít danh điểm nguyên vật liệu Công ty Cấp nước Yên Bái kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song. Phương pháp này rất đơn giản trong khâu ghi chép, đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót, đồng thời cung cấp thông tin nhập, xuất và tồn kho của từng loại nguyên vật liệu kịp thời, chính xác. Theo phương pháp này, Thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu để ghi “Thẻ kho”. Kế toán nguyên vật liệu cũng dựa trên chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu để ghi số lượng và tính thành tiền nguyên vật liệu nhập, xuất vào “ Thẻ kế toán chi tiết vật liệu”( mở tương ứng theo thẻ kho). Cuối kỳ, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên “ Thẻ kế toán chi tiết vật liệu” với “ Thẻ kho” tương ứng do Thủ kho chuyển đến, đồng thời từ “ Sổ kế toán chi tiết vật liệu” kế toán lấy số liệu ghi vào “ Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu” theo từng loại nguyên vật liệu để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp nhập xuất nguyên vật liệu.
Tại Công ty Cấp nước Yên Bái, Clo lỏng sử dụng cho sản xuất nước sạch thường là Công ty trực tiếp đi mua từ Công ty hoá chất Việt Trì và mua bao nhiêu thì xuất dùng hết bấy nhiêu. Khi mua về căn cứ vào biên bản kiểm nghiệm và phiếu nhập kho kế toán ghi giá thực tế của vật liệu nhập kho.
Vật liệu nhập kho
=
Giá mua theo hoá đơn
( không bao gồm thuế GTGT)
+
Chi phí vận chuyển bỗc dỡ
Trích hoá đơn mua Clo của Công ty tháng 7 năm 2006.
Hoá đơn Mẫu số: 01 GTKT - 3LL
Giá trị gia tăng BU/ 2006B
Liên 2: Giao cho khách hàng 0089025
Ngày 05 tháng 07 năm 2006
Đơn vị bán hàng: Công ty Hoá chất Việt Trì.
Địa chỉ: Việt Trì - Phú Thọ.
Số tài khoản:. MST: 2600108217.
Họ và tên người mua hàng: Nguyễn Văn An.
Tên đơn vị: Công ty Cấp nước Yên Bái.
Địa chỉ: Đường Nguyễn Phúc – Thành phố Yên Bái.
Hình thức thanh toán: TM.
TT
Tên hàng hoá dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Clo lỏng
Kg
470
9.587
4.505.890
2
Chi phí v/c kiểm định bình Clo
Bình
10
940.000
Cộng tiền hàng: 5.445.890
Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT 272.295
Tổng cộng tiền thanh toán: 5.718.185
Số viết bằng chữ: Năm triệu bảy trăm mười tám nghìn một trăm tám mươi năm đồng.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Khi nhận được Clo lỏng thì thủ kho kiểm tra về số lượng và chất lượng nguyên vật liệu đã mua có khớp đúng với Hợp đồng và Hoá đơn không, sau đó thủ kho căn cứ vào Hoá đơn và Phiếu nhập kho để ghi các “Thẻ kho” và “ Thẻ kế toán chi tiết vật liệu” ( được mở tương ứng với từng thẻ kho).
Trích phiếu nhập kho nguyên vật liệu (Clo lỏng) của Công ty.
Công ty cấp nước yên bái Mẫu số S03a- DN
167 Nguyễn Phúc- TP Yên Bái-Tỉnh Yên Bái (Ban hành theo QĐ Số 15/2003/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 05 tháng 07 năm 2006
NGƯỜI NHẬP: NGUYỄN VĂN AN
Đơn vị: Công ty cấp nước Yên bái.
Nội dung: nhập Clo lỏng theo HĐ 0089025 ngày 05/07/2006
Nhập tại kho: Công ty
TT
Tên hàng hoá dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Clo lỏng
Kg
470
11.587
5.445.890
Cộng tiền hàng: 5.445.890
Tiền thuế GTGT 272.295
Tổng tiền 5.718.185
Số viết bằng chữ: Năm triệu bảy trăm mười tám nghìn một trăm tám mươi năm đồng.
Lập phiếu Nhập kho Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Căn cứ vào Hoá đơn và Phiếu nhập kho kế toán nguyên vật liệu nhập dữ liệu vào máy và định khoản nghiệp vụ phát sinh.
Số chứng từ: 230
Ngày 05 tháng 07 năm 2006
Diễn giải: Mua Clo lỏng của Công ty Hoá chất Việt Trì thanh toán bằng mặt.
Định khoản.
Nợ TK 1521 5.445.890
Nợ TK 1331 272.295
Có TK 111 5.718.185
Việc xuất dùng nguyên liệu, vật liệu của Công ty là theo nhu cầu sản xuất của Phân xưởng nước. Phân xưởng nước căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất của mình sẽ tính khối lượng nguyên liệu, vật tư cần xuất phục vụ cho sản xuất nước sạch.
Khi có nhu cầu về nguyên vật liệu dùng cho sản xuất, Quản đốc Phân xưởng nước viết giấy đề nghị xin lĩnh nguyên liệu, vật liệu gửi lên phòng Kế hoạch xem xét sau đó ký gửi cho phòng Kế toán. Phòng kế toán kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ. Lúc đó Kế toán nguyên vật liệu viết Phiếu xuất kho và được Kế toán trưởng, Giám đốc hoặc phó Giám đốc ký duyệt.
Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu được tính theo giá bình quân gia quyền:
Cách tính như sau:
Trị giá vật liệu xuất kho = Đơn gía bình quân x Số lượng vật liệu xuất dùng
Trong đó:
Đơn giá bình quân
=
Trị giá VL tồn đầu kỳ
+
Trị giá VL mua vào trong kỳ
Số lượng VL tồn đầu kỳ
+
Số lượng VL mua vào trong kỳ
Tại Công ty Cấp nước Yên Bái với đặc thù của nguyên liệu, vật liệu trực tiếp tham gia sản xuất nước sạch (Clo lỏng) là thời gian bảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3307.doc