LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG ĐÒI HỎI THỰC TIỄN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3
I. Bản chất của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 3
1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất. 3
1.1. Bản chất kinh tế của chi phí sản xuất. 3
1.2. Phân loại chi phí sản xuất. 4
1.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: 8
1.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 8
1.3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 9
1.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung. 9
1.3.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất. 9
1.3.5. Kế toán phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. 9
2. Giá và các loại giá. 10
2.1. Khái niệm: 10
2.2. Các loại giá thành. 10
2.2.1. Giá thành kế hoạch. 10
2.2.2. Giá thành định mức. 11
3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 11
II. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. 12
1. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí 12
1.1. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu 12
1.2.Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 13
1.3. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất chung. 14
1.4. Phương pháp kế toán tổng hợp chi phí sản xuất. 15
2.3. Các phương pháp tính giá thành. 16
2.3.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn. 16
2.3.1.1.Phương pháp tính giá thành trực tiếp. 16
2.3.1.2. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. 17
2.3.2. Phương pháp tính giá thành phân bước. 17
2.3.2.1. Tính giá thành phân bước có tính đến nửa thành phẩm. 18
2.3.2.2. Phương án chỉ tính giá thành ở khâu cuối cùng. 18
2.3.3. Phương pháp tính giá thành theo hệ số. 19
2.3.4. Phương pháp tính giá thành bằng cách loại trừ CPSXSP phụ. 19
Chương II 20
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÍ CÔNG NGHIỆP 20
I. Tình hình đặc điểm chung của công ty cổ phần khí công nghiệp. 20
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần khí công nghiệp. 20
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty cổ phần khí công nghiệp 21
3. Đặc điểm tổ chức quản lí của công ty. 22
4. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty. 24
Sơ đồ: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty 24
II. Tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phảm tại công ty cổ phần khí công nghiệp. 26
1. Hạch toán ban đầu. 26
1.1. Hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp: 26
1.2. Hạch toán tiền lương và BHXH cho công nhân sản xuất trực tiếp. 29
1.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung. 29
1.4. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất. 30
2. Hạch toán tổng hợp. 31
2.1. Hạch toán nguyên vật liệu. 31
2.2. Hạch toán tiền lương và bảo hiểm xã hội cho công nhân trực tiếp sản xuất. 31
2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung. 32
2.4. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất. 34
3. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang. 35
4. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần khí công nghiệp. 36
4.1. Đối tượng tính giá. 36
4.2. Kì tính giá thành. 37
4.3.Phương pháp tính giá thành. 37
4.4. Trình tự tính giá thành. 37
CHƯƠNG III. 39
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÍ CÔNG NGHIỆP. 39
I. Đánh giá thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần khí công nghiệp. 39
1.Ưu điểm. 39
2. Những tồn tại cần khắc phục. 40
II. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần khí công nghiệp. 42
1.Nguyên tắc của việc hoàn thiện. 42
2. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần khí công nghiệp. 43
2.1. Hoàn thành hạch toán và quản lí nguyên vật liệu. 43
2.4.1. Hoàn thiện việc hạch toán phế liệu thu hồi. 44
2.2. Hoàn thiện kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội. 45
2.3. Hoàn thiện chi phí sản xuất chung. 46
2.4. Một số ý kiến đề xuất hoàn thiện khác. 48
2.54.1. Cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động 48
2.4.2. Đối với một bộ phận TSCĐ 49
2.4.3. Việc ứng dụng máy vi tính trong công tác kế toán. 50
3. Đánh giá các giải pháp của việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 50
KẾT LUẬN 52
55 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần khí công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i - dang cuối kỳ x trong thành
CPSX trong trước GĐi đoạn i giai đoạn i phẩm của GĐ
giá thành =
phẩm của GĐi Sản lượng của giai đoạn i
Sau đó căn cứ vào chi phí sản xuất trong thành phẩm của từng giai đoạn để tổng hợp song song từng khoản mục và tính giá thành của sản phẩm.
Giá thành của SP = Tổng chi phí sản xuất của từng giai đoạn
2.3.3. Phương pháp tính giá thành theo hệ số.
Phương pháp này được áp dụng đối với các trường hợp cùng quy trình sản xuất kinh doanh, sử dụng cùng các yếu tố hao phí và kết quả thu được có nhiều cấp, loại thứ hàng sản phẩm mà đối tượng tính giá thành là từng loại, từng thứ hạng sản phẩm.
Căn cứ vào đặc điểm kinh tế hoặc kỹ thuật của sản phẩm để quy định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số trong đó chọn loại sản phẩm có đặc trưng tiêu biểu nhất, có hệ số bằng 1.
Tổng sản lượng sản phẩm thực tế quy đổi ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn.
Tổng sản lượng SP quy đổi theo bằng tích của tổng sản lượng thực tế từng loại sản phẩm và hệ số gía thành của sản phẩm đó.
Giá thành từng loại sản phẩm:
Chi phí dở CPSXPS CPSXĐ Số lượng SP từng
Giá thành dang đầu kỳ + trong kỳ - cuối kỳ x loại đã quy đổi
từng loại =
SPSX Tổng sản lượng sản phẩm quy đổi
2.3.4. Phương pháp tính giá thành bằng cách loại trừ CPSXSP phụ.
Phương pháp này được áp dụng đối với doanh nghiệp mà ở đó có dùng một quy trình công nghệ sản xuất đồng thời thu được cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Giá thành thực tế của sản phẩm được tính như sau:
Giá thành CPSX dở CPSXPS CPSX dở CPSX
thực tế của SP = dang đầu kỳ + trong kỳ - dang cuối kỳ - SP phụ
Chương II
Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần khí công nghiệp
I. Tình hình đặc điểm chung của công ty cổ phần khí công nghiệp.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần khí công nghiệp.
Công ty cổ phần khí công nghiệp có trụ sở tại Đức Giang - Gia Lâm Hà Nội, là đơn vị tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháo nhân và chịu sự quản lý của thành phố Hà Nội. Tiền thân của công ty cổ phần khí công nghiệp là doanh nghiệp nhà nước với tên gọi nhà máy dưỡng khí Yên Viên, được thành lập vào năm 1960 thuộc cục khai khoáng hoá chất, có nhiệm vụ cung cấp dưỡng khí cho các ngành công nghiệp, y tế, quốc phòng...
Ngày 15 tháng 3 năm 1995công ty được đổi tên thành công ty cổ phần khí công nghiệp theo quyết định số 210 QĐ/TCCBĐT của Bộ Công Nghiệp.
Tháng 4 năm 1999, đáp ứng yêu cầu của Đảng và nhà nước về cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, công ty chính thức trở thành công ty cổ phần khí công nghiệp. Để hoàn thành đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty, nhằm nâng cao trình độ tay nghề cũng như trình độ chuyên môn, hàng năm công ty thường mở các khoá đào tạo chuyên môn, tổ chức các cuộc thi giữa các bộ phận trong công ty nhằm góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới công ty. Hiện nay công ty dã tiếp cận thị trường với hơn 10 loại sản phẩm bao gồm các sản phẩm về khí công nghiệp và các thiết bị áp lực, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đồng thời bảo toàn và phát triển được đồng vốn của mình.
Sau nhiều năm áp dụng chế độ hạch toán kinh tế độc lập, lấy thu bù chi, đảm bảo có lãi và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty dược thể hiện qua các chỉ tiêu năm 1999, 2000 như sau:
Đơn vị tính: nghìn đồng.
Chỉ tiêu
1999
2000
1. Doanh thu thuần
11.430.431.741
5.791.092.845
2. Giá vốn hàng bán
8.634.560.782
4.388.462.996
3. Lợi tức gộp
2.795.870.959
1.402.629.849
4. Chi phí bán hàng
228.529.690
5. Chi phí quản lý
1.366.931.501
872.815.095
6. Lợi tức thuần trước thuế
1.428.939.458
301.285.064
7. Thuế lợi tức phải nộp
357.234.684
75.321.266
8. Lợi tức sau thuế
1.071.704.774
225.963.798
9. Thu nhập bình quân
800.000
500.000
Như vậy ta thấy mọi chỉ tiêu năm 2000 đều giảm đi so với năm 1999 nhưng công ty vẫn làm ăn có lãi, nhưng không cao. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty.
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty cổ phần khí công nghiệp
Đúng với tên gọi của mình, công ty sản xuất các loại khí công nghiệp, ngoài ra còn sản xuất các thiết bị áp lực. Vì vậy quy trình công nghệ sản xuất của công ty với những sản phẩm khác nhau là khác nhau, quy trình công nghệ sản xuất khí khác với quy trình công nghệ sản xuất các thiết bị áp lực.
Có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty như sau:
Đầu vào (Khí)
Nạp thành phẩm
Lọc khí
Phân ly khí
Giãn khí
Nén khí
Sơ đồ Quy trình sản xuất khí
NVL
Sơn
Cuốn
Hàn, ghép
Kiểm tra
Cắt
Thành phẩm
Sơ đồ Quy trình sản xuất thiết bị áp lực
Từ sơ đồ trên ta thấy quy trình sản xuất các sản phẩm tại công ty là hoàn toàn khác nhau, chúng đốc lập riêng biệt do đó chi phí tiêu hao ở từng quy trình là khác nhau. Và cho dù ở bất cứ quy trình sản xuất nào việc giảm chi phí cũng dẫn tới việc tăng kết quả và ngược lại. Do đó công ty luôn tìm biện pháp để giảm chi phí đến mức thấp nhất trong những điều kiện có thể.
3. Đặc điểm tổ chức quản lí của công ty.
Bộ máy quản lí của công ty được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, khép kín, thống nhất từ giám đốc tới các phòng ban, phân xưởng.
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của công ty.
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Khối hành chính
Khối phân xưởng
Phòng
TM
Phòng kinh tế
Phòng kĩ thuật
Phòng TC-HC
PX khí
PX TBAL
PX cơ điện
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận được tóm tắt như sau:
Hội đồng quản trị gồm 5 người, một hội đồng quản trị kiêm giám đốc công ty, một phó chủ tịch và 3 thành viên. Hội đồng quản trị là bộ phận phải chịu trách nhiệm cao nhất trong công ty về những sai phạm trong quản lí, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho công ty đồng thời phải chịu trách nhiệm trước tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty.
Ban giám đốc gồm 3 người trong đó có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc là phó giám đốc kĩ thuật và phó giám đốc kinh doanh. Họ thay mặt hội đồng quản trị tổ chức quản lí điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty thông qua việc giám sát các phòng ban, phân xưởng. Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc có nhiệm vụ cố vấn, tham mưu cho giám đốc điều hành công việc sản xuất kinh doanh của công ty.
Phòng kinh tế bao gồm phòng kế toán và phòng kế hoạch.
Phòng kế toán có 5 người, có chức năng tổ chức, theo dõi tình hình tài chính của công ty. Bảo đảm hạch toán đúng đắn, theo dõi sát sao sự vận động tiền hàng của công ty. Ngoài ra còn làm nhiệm vụ thanh toán lương, thưởng, chi trả cổ tức cho công nhân viên và các cổ đông, giúp người lao động ổn định cuộc sống, yên tâm công tác.
Phòng kế hoạch gồm 9 người do trưởng phòng phụ trách có nhiệm vụ vạch ra các kế hoạch sản xuất và các vấn đề có liên quan đến chất lượng sản phẩm.
Phòng thương mại do phó giám đốc kinh doanh kiêm trưởng phòng điều hành có trách nhiệm theo dõi việc tiêu thụ ssản phẩm, gồm tổ vận chuyển và bộ phận bán hàng.
Phòng kĩ thuật do phó giám đốc kĩ thuật kiêm trưởng phòng kĩ thuật trực tiếp quản lí. Phòng này có nhiệm vụ nghiên cứu cải tiến kĩ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn lao động.
Phòng tổ chức hành chính phụ trách các công việc tuyển chọn lao động, giải quyết các chế độ lao động, phụ trách chung về hành chính và một số công việc có liên quan khác.
Khối phân xưởng được chia làm 3 phân xưởng: 2 phân xưởng sản xuất chính là phân xưởng sản xuất khí , phân xưởng thiết bị áp lực và phân xưởng cơ điện thực hiện theo đúng chức năng và tên gọi của mình.
Việc phân cấp quản lí theo kiểu trực tuyến từ trên xuống giúp cho các bộ phận hoạt động nhịp nhàng ăn khớp, sản xuất không bị gián đoạn, đạt hiệu quả cao, phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty.
4. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
Lựa chọn được một hình thức tổ chức công tác kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lí của công ty đóng một vai trò quan trọng. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó công ty sử dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Theo hình thức này công ty chỉ bố trí một phòng kế toán, mọi công việc về kế toán của công ty đều được thực hiện tại đâytừ khâu thu nhận thông tin, xử lí thông tin cho đến tổng hợp thông tin trên báo cáo tài chính. Hình thức này giúp cho việc theo dõi tình hình tài chính của công ty chính xác nhờ thông tin kế toán cung cấp một cách chính xác, kịp thời.
Sơ đồ: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Kế toán tổng hợp
Kế toán trưởng
Kế toán t.h CF, tính giá thành
Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán công nợ
Kế toán TSCĐ, vật tư
Kế toán tiền lương,
BHXH
Nhiệm vụ, chức năng của từng cán bộ trong bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau:
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp là người chịu trách nhiệm tổng hợp ghi chép các số liệu, thực hiện các ngiệp vụ hạch toán cuối cùng, xác định kết quả kinh doanh của công ty để vào sổ kế toán tổg hợp, đồng thời phân tích các kết quả kinh doanh đạt được giúp giám đốc lựa chọn phương án kinh doanh và đầu tư có hiệu quả cao. là người đôn đốc, kiểm tra việc hạch toán của các kế toán viên, giám sát tình hình sử dụng vốn và nội dung hạch toán toàn công ty.
Kế toán TSCĐ và vật tư, theo dõi sự vận động tăng giảm của vật tư, TSCĐ của công ty, hàng ngày lấy phiếu nhập kho, xuất kho tại kho đối chiếu với thủ kho để ghi sổ, đồng thời hàng tháng trích khấu hao TSCĐ, báo nợ toàn bộ số vật tư xuất cho các phân xưởg sản xuất trong tháng rồi chuyển số liệu cho kế toán chi phí và tính giá thành để lên tài khoản 621 vào cuối tháng.
Kế toán tiền lương, BHXH làm nhiệm vụ chấm lương và bảo hiểm đồng thời tiến hành phát lương cho cán bộ công nhân viên. Cuối tháng chuyển số liệu cho kế toán chi phí và tính giá thành để lên tài khoản 622.
Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán công nợ kiêm kế toán bán hàng, thực hiện việc ghi chép theo dõi tình hình bán hàng và thanh toán các khoản nợ của công ty đồng thời quản lí sự vận động của khối lượng tiền, lập phiếu thu, phiếu chi tiền mặt gửi cho kế toán tổng hợp để xác định hiệu quả kinh doanh.
Kế toán chi phí và tính giá thành lấy số liệu từ các phân xưởng, cùng với kế toán TSCĐ và vật tư đối chiếu thẻ kho để tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho công tác tính giá thành.
Thủ quĩ là người quản lí tiền mặt của công ty, thu, chi tiền mặt theo chứng từ, cuối ngày lập báo cáo quĩ.
Việc bố trí, sắp xếp nhân sự ở phòng kế toán như vậy đã tạo cho bộ máy kế toán của công ty hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp.
Để phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, hiện nay công sử dụng hình thức ghi sổ kế toán là hình thức nhật kí chứng từ. Hình thức này đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ giữa kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp để đảm bảo cung cấp thông tin nhanh, chính xác. Hình thức, kết cấu sổ cũng như hệ thống kế toán mà công ty sử dụng nói chung đều theo đúng quy định của bộ tài chính. Hiện nay công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Trình tự ghi sổ của công ty được thể hiện bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật kí chứng từ.
Chứng từ gốc
Bảng kê
Nhật kí chứng từ
Sổ chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi phí
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu
II. Tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phảm tại công ty cổ phần khí công nghiệp.
1. Hạch toán ban đầu.
1.1. Hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp:
Khi có nhu cầu về nhập vật tư, bộ phận cung ứng tham khảo giá thị trường rồi lập báo giá và đưa lên giám đốc, kế toán trưởng duyệt sau đó mua nguyên vật liệu về nhập kho. Tại công ty vật liệu nhập kho được phản ánh theo giá thực tế. Giá của vật liệu xuất trong kì được tính theo phương pháp bình quân gia quyền, nghĩa là căn cứ vào giá thực tế vật liệu tồn đầu kì và nhập trong kì, kế toán xác định giá bình quân một đơn vị vật liệu. Căn cứ vào lượng vật liệu trong kì và giá đơn vị bình quân để xác định giá thực tế của vật liệu xuất trong kì.
Đơn giá mua Trị giá thực tế vật liệu tồn kho + Trị giá thực tế vật liệu nhập trong kì
=
bình quân Khối lượng vật liệu tồn đầu kì + Khối lượng vật liệu nhập trong kì
Trị giá thực tế vật liệu xuất dùng
x
Khối lượng vật liệu xuất dùng
Đơn giá mua bình quân
=
ở công ty cổ phần khí công nghiệp việc xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất đều căn cứ vào nhiệm vụ và kế hoạch sản xuất, có nghĩa là khi có nhu cầu về vật tư, bộ phận lĩnh lập phiếu lĩnh các loại nguyên vật liệu dựa trên kế hoạch sản xuất trong tháng, đem qua phòng kế hoạch duyệt rồi đưa lên phòng kế toán lập phiếu xuất kho, xuống kho lĩnh vật tư.
Phiếu xuất kho
Số: 102
Nợ:
Có:
Ngày 3 tháng 7 năm 2000
Họ và tên người nhận hàng: Chị Vân- PXTBAL. Lý do xuất kho: SX nồi hơi.
Xuất tại kho: Chị Liên.
Stt
Mặt hàng
ĐVT
Số yêu cầu
Thực xuất
Đơn giá
Thành tiền
1
Thép CT3 8 ly
kg
500
500
6900
3.450.000
2
Que hàn CT3 3,2 ly
kg
25
25
9000
225000
3
Đá mài
viên
45
45
7000
315.000
4
Đá cắt
viên
40
40
7500
300000
Cộng
4.290.000
Viết bằng chữ: Bốn triệu hai trăm chín mươi nghìn đồng chẵn.
Người nhận Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Kí tên Kí tên Kí tên Kí tên
Cuối tháng, căn cứ vào các phiếu xuất kho cho các phân xưởng để sản xuất mỗi loại sản phẩm, kế toán vật tư tính giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong tháng của từng phân xưởng được thể hiện trên " Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ"
Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Tháng 7 năm 2000
Stt
Ghi có TK
Đối tượng sử dụng(Ghi Nợ TK)
TK152
TK153
1.
TK 621" CPNVLTT"
186.711.600
PX khí
1.152.000
PX TBAL
185.559.600
2.
TK 627" CP vật liệu PX"
32.242.621
7.852.183
PX khí
30.117.225
7.505.069
PX TBAL
2.125.396
347.114
3.
TK 641" CP vật liệu bán hàng"
180.004
14.459.952
4.
TK 642" CP vật liệu quản lí"
203.418
509.418
Đồng thời căn cứ vào bảng phân bổ này kế toán lên bảng kê số 3 và nhật kí chứng từ có liên quan để theo dõi vật liệu, công cụ dụng cụ tại mỗi phân xưởng trong tháng.
bảng kê số 3
Tính giá thành thực tế vật liệu và công cụ dụng cụ( TK152,TK 153)
Tháng 7 năm 2000
Chỉ tiêu
TK 152- NVL
TK 153- CCDC
I. Số dư đầu tháng
1.444.086.824
153.869.774
II. Số phát sinh trong tháng
316.059.200
30.610.600
Ghi Có TK 111
237.950.000
Ghi Có TK331
278.109.200
30.610.600
III. Cộng số dư đầu tháng và số phát sinh trong tháng
1.760.146.024
184.480.374
IV. Xuất dùng trong tháng
219.337.643
21.821.553
V. Tồn kho cuối tháng
1.540.808.381
162.658.821
Cuối tháng cộng các nhật kí chứng từ, bảng kê, sổ chi tiết, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các nhật kí chứng từ với bảng kê, sổ chi tiết liên quan lấy số liệu tổng cộng của nhật kí chứng từ để ghi sổ cái( theo tài khoản liên quan). Căn cứ số chi tiết để lập bảng tổng hợp các chi tiết.
1.2. Hạch toán tiền lương và BHXH cho công nhân sản xuất trực tiếp.
Tuỳ theo dặc điểm hoạt động sản xuất, tính chất công việc và trình độ quản lí mà việc tính trả lương theo các hình thức khác nhau. Hiện nay tại công ty cổ phần khí công nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho cả bộ phận gián tiếp và sản xuất trực tiếp. Chứng từ để hạch toán được sử dụng ở đây bao gồm " bảng chấm công". Bảng này được lập riêng cho từng phòng ban, phân xưởng...trong đó ghi rõ ngày làm việc, nghỉ việc của từng người lao động do trưởng phòng, quản đốc phân xưởng trục tiếp theo dõi, để nơi công khai cho các thành viên theo dõi, giám sát thời gian lao động của mình. Cuối tháng bảng chấm công được dùng để tổng hợp thời gian lao động, tính lương cho từng bộ phận được thể hiện trên "bảng thanh toán lương"( biểu số 4). Cuối tháng căn cứ vào "bảng thanh toán lương" kế toán phân bổ tiền lương và các khoản tính trích theo lương vào chi phí liên quan được thể hiện trên " Bảng phân bổ tiền lương và BHXH"( biểu số 5).
bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Tháng 7 năm 2000
STT
Ghi Có TK
Ghi Nợ TK
TK 334
TK 338- phải trả, phải nộp khác
Tổng cộng
KPCĐ
BHXH
Cộng Có TK338
TK 622 ( Khí)
74.701.178
3.397.600
11.538.750
14.936.350
89.637.528
TK 622 ( TBAL)
19.983.820
19.983.820
TK 627 ( Khí)
27.665.231
27.665.231
TK 627 ( TBAL)
4.359.868
4.359.868
TK 641 ( DVTM)
4.739.760
4.739.760
TK 642 (NVQL )
38.430.119
38.430.119
Cộng
169.879.976
3.397.600
11.538.750
14.936.350
89.637.528
Ngày 5 tháng 7 năm 2000
Người lập bảng Kế toán trưởng
1.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung tại công ty cổ phần khí công nghiệp được tập hợp từ các chứng từ liên quan như " Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ", "Bảng phân bổ tiền lương và BHXH", " Bảng phân bổ nguyên vật liệu, CCDC" và các phiếu chi có liên quan.
Phiếu chi
Ngày 15 tháng 7 năm 2000
Nợ:
Có:
Họ tên: Trần Thị Ngọ- PX khí.
Lí do mua: Hội nghị phân xưởng.
Số tiền: 500.000đ.
Viết bằng chữ: Năm trăm nghìn đồng chẵn.
Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nhận tiền
Đối với chi phí khấu hao TSCĐ: Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn dần, phần giá trị hao mòn này được chuyển dần vào giá trị sản phẩm làm ra dưới hình thức trích khấu hao. Để theo dõi tình hình hiện có và biến động TSCĐ, kế toán công ty sử dụng tài khoản 214. Chi phí khấu hao TSCĐ được hạch toán trực tiếp vào bên Nợ của TK 627 được lấy từ " Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ"( Biểu số 6). Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ này để lấy số liệu vào "sổ theo dõi chi tiết TSCĐ" (Biểu số 7). Sổ này dùng để theo dõi chi tiết từng loại TSCĐ ở từng nơi sử dụng, về nguyên giá, giá trị còn lại, số khấu hao đã trích.
1.4. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất.
Sau khi hạch toán, tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 154 nhằm phục vụ cho việc tính giá thành.
Tài khoản 621 được tổng hợp từ " Bảng phân bổ NVL, CCDC".
Tài khoản 622 được tổng hợp từ " Bảng phân bổ tiền lương và BHXH".
Tài khoản 627 được tổng hợp từ " Bảng phân bổ NVL, CCDC", "Bảng phân bổ tiền lương và BHXH", "Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ" và các phiếu chi có liên quan.
2. Hạch toán tổng hợp.
2.1. Hạch toán nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất kinh doanh nhất định , có bao gồm nhiều loại khác nhau và được chia thành ba loại chủ yếu: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu.
Nguyên vật liệu chính là những nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất nó sẽ cấu thành cơ sở vật chất chủ yếu của sản phẩm. Vì sản phẩm của công ty là các mặt hàng cơ khí nên nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất là các loại thép và các loại bán thành phẩm mua ngoài như thép CT3 8 ly để sản xuất nồi hơi, thép CT3 2 ly, ống inox các loại để sản xuất bình khí nén, bán thành phẩm mua ngoài như van an toàn, đồng hồ áp lực, van xả đáy, dầu cầu inox...
Vật liệu phụ là những loại có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất, được kết hợp với nguyên vật liệu chính làm thay đổi hình dáng, màu sắc của sản phẩm góp phần làm tăng chất lượng sản phẩm. Tại công ty cổ phần khí công nghiệp vật liệu phụ bao gồm que hàn inox, que hàn các loại, sơn bả, sơn trắng, sơn chống rỉ...
Nhiên liệu là những thứ dùng để cung cấp nhiệt năng trong quá trình sản xuất kinh doanh như xăng, dầu, than..
Căn cứ vào chứng từ, sổ sách liên quan kế toán tập hợp vào tài khoản có liên quan:
Nợ TK 621
Có TK 152
Trong trường hợp khách hàng có yêu cầu về các sản phẩm thiết bị apá lực có quy cách phẩm chất khác với những sản phẩm mà công ty đang sản xuất thì kế toán sẽ tập hợp chi phí nguyên vật liệu tương tự như với sản phẩm, tức là chi phí liên quan đến đơn đặt hàng nào thì tập hợp chi phí cho đơn đặt hàng đó, còn nếu chi phí liên quan đến nhiều đơn thì kế toán tiến hành phân bổ theo nguyên vật liệu chính tiêu hao.
2.2. Hạch toán tiền lương và bảo hiểm xã hội cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp trong các doanh nghiệp sản xuất là một công việc phức tạp trong việc tập hợp chi phí sản xuất, bởi vì cách trả thù lao cho ngươig lao động thường không thống nhất, có thể trả theo thời gian làm việc, có thể theo sản phẩm sản xuất ra kết hợp với chế độ phụ cấp, tiền thưởng...Hiện nay công ty cổ phần khí công nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho cả bộ phận trực tiếp sản xuất và bộ phận gián tiếp.
Hình thức trả lương theo thời gian được công ty cổ phần khí công nghiệp áp dụng cho người lao động theo thời gian làm việc, theo ngành nghề và trình độ kĩ thuật chuyên môn của người lao động. Tuỳ theo ngành nghề cụ thể mà có tháng lương riêng trong mỗi thnág lương lại tuỳ theo trình độ kĩ thuật chuyên môn mà chia làm các bậc lương khác nhau với những mức lương nhất định. Lao động trực tiếp tại công ty được hưởng lương theo số ngày lao động và được xác định như sau:
Mức lương Mức lương tháng theo cấp bậc
=
ngày Số ngày làm việc trong tháng (26 ngày)
Tiền lương phải Mức lương Số ngày làm việc
trả trong tháng = một ngày X thực tế trong tháng
Trong đó mức lương tháng theo cấp bậc được xác định bằng cách lấy lương tối thiểu nhân với hệ số cấp bậc nhân với hệ số điều chỉnh lương do công ty quy định được phép của bộ lao động thương binh xã hội tuỳ theo bậc lương của mỗi công nhân.
2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng. Tại công ty cổ phần khí công nghiệp, chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản:
Chi phí nhân viên phân xưởng cho quản đốc, phó quản đốc, lao công... bao gồm tiền lương, phụ cấp, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỉ lệ với tiền lương phát sinh... chi phí này được phân bổ cho các sản phẩm theo tỉ lệ nhất định.
Chi phí vật liệu xuất dùng để phục vụ ở phân xưởng như giấy bút, văn phòng phẩm...
Chi phí về dụng cụ sản xuất dùng để phục vụ ở phân xưởng như xà phòng, khẩu trang, găng tay, khăn mặt... được tập hợp trên cơ sở các phiếu xuất kho vật liệu và công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất tại phân xưởng.
Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm những chi phí như chi phí điện, thuê ngoài sửa chữa máy móc... được tập hợp dựa vào hoá đơn tiền điện, các hoá đơn thuê ngoài sửa chữa được phân bổ cho từng sản phẩm.
Chi phí nhân viên phân xưởng được tập hợp và phân bổ như đã trình bày ở phần chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí bằng tiền khác như chi phí hội nghị phân xưởng vào cuối tháng, chi phí cho nhân viên bảo vệ trông xe... tập hợp trên cơ sở các phiếu chi, ví dụ như hàng tháng công ty thường tổ chức cho các phân xưởng hội nghị tổng kết thi đua khen thuưởng và được công ty trích cho khoản tiền nhất định.
Chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh số khấu hao TSCĐ của các phân xưởng như máy móc, thiết bị, kho tàng... TSCĐ của công ty cổ phần khí công nghiệp tại các phân xưởng rất đa dạnggồm các loại máy móc, thiết bị, nhà xưởng có giá trị lớn. Trong quá trình sử dụng các TSCĐ này bị hao mòn dần, phần giá trị hao mòn này được chuyển dần vào giá trị sản phẩm làm ra dưới hình thức rích khấu hao. Để theo dõi tình hình hiện có và biến động TSCĐ, kế toán công ty sử dụng tài khoản 214 - hao mòn TSCĐ. Chi phí khấu hao TSCĐ đựơc hạch toán trực tiếp vào bên nợ tài khoản 627 và được theo dõi trên sổ theo dõi chi tiết TSCĐ ( biểu số 6)
Phương pháp trích khấu hao được sử dụng ở công ty cổ phần khí công nghiệp là phương pháp bình quân.
Nguyên giá TSCĐ
Mức khấu hao một năm =
Thời gian sử dụng
Mức khấu hao một năm
Mức khấu hao một tháng =
12 tháng
Mức khấu hao Mức khấu Mức khấu Mức khấu
phải trích = hao đã trích + hao tăng - hao giảm
tháng này tháng trước trong tháng trong tháng
Cuối tháng căn cứ vào " Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ " ( biểu số 7 ) kế toán vào sổ theo dõi TSCĐ và lên tài khoản 627.
Nợ TK 627
Có TK 334, 152, 153, 214, 111...
Cuối tháng, kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung thông qua các chứng từ có liên quan như " Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ ", " Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ", " Bảng phân bổ nguyên vật liệu, CCDC " và các phiếu chi có liên quan. Do chi phí sản xuất chung có nhiều loại sản phẩm trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Khi tính giá thành, kế toán giá thành sẽ tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng rồi tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm chịu chi phí theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
CFSXC phân bổ Tổng CFSXC CFNVLTT
= x
cho từng sản phẩm Tổng CFNVLTT của từng SP
2.4. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất.
Sau khi đã hạch toán, tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung đồng thời phân bổ chi phí sản xuất chung như trên, các chi phí sản xuất đều được tập hợp vào bên nợ tài khoản 154 nhằm phục vụ cho việc tính giá thành. Cuối kì kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung vào tài khoản tính giá thành ( chi tiết cho từng sản phẩm )
Nợ TK 154
Có TK 621
Có TK 622
Có TK 627
Tài khoản 621
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0373.doc