Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Tam Kim

Lời nói đầu . . .1

Phần I. Tổng quan về công ty cổ phần Tam kim. . . .2

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty. . 2

 1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty .3

1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty. .5

 1.2.1 Ban giám đốc của công ty . .6

 1.2.2 Các phòng ban của công ty .8

1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. .10

 1.3.1 Các phân xưởng sản xuất chính .10

 1.3.2 Các phân xưởng sản xuất phụ 12

1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. .12

 1.4.1 Đặc điểm bộ máy kế toán .13

 1.4.2 Tổ chức bộ máy kế toán .13

 1.4.3 Sơ đồ tổ chức hệ thống kế toán của công ty . .15

1.5 Tình hình vận dụng chế độ kế toán tại công ty. .15

 1.5.1 Chế độ kế toán và chính sách kế toán áp dụng .15

 1.5.2 Tình hình vận dụng chế độ chứng từ, sổ sách kế toán 16

Phần II. Thực trạng kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Tam Kim .17

 2.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh tác động đến công tác kế toán chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. . .17

 2.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty. . . 18

 2.3 Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất. . . .18

 2.4 Kế toán chi phí sản xuất. . . .19

 2.4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . 19

 2.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp .24

 2.4.3 Kế toán chi phí sản xuất chung . 28

 2.4.4 Hạch toán phân bổ chi phí sản xuất phụ cho các đối tượng .34

 2.4.5 Tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm .37

 2.5 Thực trạng công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty. . . 40

 2.5.1 Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm. 40

 2.5.2 Kỳ tính giá thành và đơn vị sản lượng tính giá thành sản phẩm .41

 2.5.3 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ . 41

 2.5.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm.42

Phần III. Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phần Tam Kim. . 45

 3.1 Một số nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . .45

 3.1.1 Ưu điểm . 45

 3.1.2 Nhược điểm . .46

 3.2 Yêu cầu của việc hoàn thiện về công tác kế toán . . .46

 3.2.1 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty . .47

Kết luận. . .50

Mục lục . .

 

doc53 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Tam Kim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân xưởng sản xuất. Công ty có 4 phân xưởng sản xuất chính, mỗi phân xưởng có tính chất sản xuất khác nhau, quy trình công nghệ cũng khác nhau đảm nhận chức năng riêng có được giao. Ngoài 4 phân xưởng sản xuất chính còn có 1 phân xưởng phụ có nhiệm vụ phục vụ cho 4 phân xưởng sản xuất chính và một tổ xe tải (phòng Vật tư). Như vậy, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất cụ thể của Công ty là: Phân xưởng chế tạo máy biến áp (phân xưởng Biến áp); Phân xưởng cơ khí; Phân xưởng sửa chữa điện; Phân xưởng cáp nhôm; Phân xưởng cơ điện (phân xưởng phụ); Tổ xe tải (phòng Vật tư). Cuối tháng căn cứ vào các chi phí sản xuất đã tập hợp được kế toán lập bảng kê số 4. Từ bảng kê số 4 và các chứng từ có liên quan để lập Nhật ký chứng từ số 7 của từng tháng. 2.4 Kế toán chi phí sản xuất. 2.4.1 Kế toán chi phí NVL trực tiếp. Công ty có nhiều loại nguyên vật liệu dùng cho sản xuất mà chi phí nguyên vật liệu lại chiếm tỷ trọng lớn 72% -74% trong giá thành sản phẩm (trong đó nguyên vật liệu chính chiếm 90% -92%, còn vật liệu phụ chỉ chiếm 8% - 10%), nên việc hạch toán chính xác đầy đủ chi phí này hết sức quan trọng. Một số nguyên vật liệu chính của Nhà máy: Sắt các loại; Thép các loại; Tôn Silic các loại; Dây điện từ; Dầu biến thế. Để quản lý chặt chẽ tình hình tăng giảm NVL, CCDC, kế toán tiến hành theo dõi thường xuyên giá trị nhập – xuất – tồn kho NVL. Đối với kế toán chi phí NVL, kế toán sử dụng giá thực tế chứ không sử dụng giá hạch toán. Do Công ty sử dụng nhiều loại NVL, số lần mua nhiều, khối lượng lớn, thông thường chi phí thu mua do người bán chịu, còn một số trường hợp khác chi phí vận chuyển lại do tổ xe tải thuộc phòng vật tư đảm nhận, cuối tháng mới tập hợp chi phí và tính ra giá thành thực tế NVL nhập kho, mà trong tháng NVL mua về lại thường được xuất sử dụng ngay. Do vậy kế toán đã dùng giá hoá đơn để theo dõi tình hình nhập xuất vật liệu trên sổ chi tiết. Cuối tháng căn cứ vào hệ số giá chênh lệch giữa giá thực tế với giá hoá đơn để xác định giá thực tế vật liệu xuất dùng trong tháng. Giá thực tế xuất dùng = Giá hoá đơn x Hệ số giá Bắt đầu từ tháng 3 năm 2007 kế toán lại không tiến hành tính hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hoá đơn để tính giá trị thực tế NVL xuất dùng, mà giá trị NVL xuất dùng trong tháng được tính theo công thức sau: Giá trị thực tế NVL = Giá trị NVL tồn đầu kỳ + Giá trị NVL phát sinh trong kỳ xuất dùng trong kỳ Giá trị NVL tồn cuối kỳ Sau khi xác định được giá thực tế NVL xuất dùng, kế toán tiến hành tập hợp chi phí NVL theo từng phân xưởng. Tại Nhà máy chế tạo thiết bị điện vì chi phí CCDC dùng cho phân xưởng tương đối ít nên khi tập hợp chi phí kế toán tiến hành phân bổ và cộng luôn chi phí CCDC vào chi phí NVL trực tiếp, kế toán tiến hành phân bổ chi phí CCDC như sau: Tổng chi phí công cụ - dụng cụ dùng cho PX MBA Hệ số phân bổ (H) = Tiền lương của công nhân phân xưởng chế tạo Công cụ-dụng cụ phân bổ cho MBA = (H x Tiền lương khoán từng máy) Các chứng từ được sử dụng để thực hiện kế toán chi phí NVL trực tiếp như: phiếu dự trù vật tư theo định mức, phiếu nhập xuất kho vật tư, các bảng kê, bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ và các chứng từ có liên quan khác. Kế toán sử dụng TK 621: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp. Quy trình thực hiện kế toán chi phí NVL trực tiếp như sau: Khi xuất kho vật tư: Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch SX trong tháng (kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các đơn đặt hàng và dự kiến SX dự phòng) để lên kế hoạch mua vật tư phục vụ SX. Phân xưởng nào được giao nhiệm vụ chế tạo loại máy nào thì dự trù vật tư theo định mức vật tư của loại máy đó. Trường hợp loại máy chế tạo theo đơn đặt hàng chưa có định mức vật tư thì kỹ sư thiết kế phòng Kỹ thuật lập dự trù vật tư. Giả sử: Tháng 6/2007 Phân xưởng Chế tạo máy biến áp nhận lệnh sản xuất từ phòng Kế hoạch điều độ chế tạo 10 máy biến áp loại 250kVA – 10/0,4kV, Mã số 40311 – 01 -:- 10. Do loại máy này chế tạo theo đơn đặt hàng nên chưa có định mức vật tư, Quản đốc phân xưởng giao cho kỹ sư thiết kế phòng Kỹ thuật lập dự trù vật tư như sau (Mẫu phiếu dự trù vật tư): DỰ TRÙ VẬT TƯ Chế tạo 10 máy biến áp 250kVA – 10/0,4kV – Mã số: 040311-01 -:- 10 TT Tên nhãn hiệu Mã ĐVT Số lượng Đơn Thành Quy cách Số Yêu cầu Thực xuất giá (đồng) tiền (đồng) 1 Tôn silic loại d 0,35 Kg 4500 4500 18.000 81.000.000 Cộng: 4.500 4.500 18.000 81.000.000 Sau khi lập được dự trù vật tư thì quản đốc phân xưởng trình lên Phó Giám đốc Kỹ thuật duyệt, sau đó căn cứ vào dự trù vật tư đã có đầy đủ chữ ký được duyệt, thống kê vật tư viết phiếu xuất kho vật tư Trên phiếu có ghi rõ đối tượng sử dụng cụ thể xuất dùng cho PX nào và cho loại máy nào, ghi rõ số lượng, chủng loại vật tưđể làm cơ sở cho kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành tiến hành phân loại cho từng sản phẩm cụ thể. Các phiếu xuất kho được chuyển đến phòng Tài chính kế toán, kế toán vật tư ghi vào phiếu xuất đơn giá của từng loại NVL (theo giá tri thực tế NVL xuất dùng trong kỳ). Căn cứ vào các hoá đơn, phiếu xuất kho và các chứng từ hợp lệ khác kế toán tiến hành phân loại hoá đơn theo từng TK như TK 152.1: “NVL chính” ; TK 152.2: “NVL phụ”; TK 152.3: “Nhiên liệu” TK 153: “CCDC”. Từ các phiếu này kế toán ghi vào sổ chi tiết NVL. Cuối tháng, kế toán NVL tổng hợp lại lập được bảng kê số 3 “Bảng tính giá thành thực tế NVL, CCDC” và bảng phân bổ số 2 “Bảng phân bổ NVL, CCDC” và giao một liên phiếu xuất kho cho kế toán tập hợp CP và tính giá thành sản phẩm. Cuối tháng căn cứ vào “Bảng phân bổ NVL, CCDC” kế toán ghi vào bảng kê số 4 “Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng sử dụng”, và Nhật ký chứng từ số 7 để tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và lập sổ Cái TK 621: “Chi phí NVL trực tiếp” Đơn vị: Công ty cổ phần Tam Kim Sổ cái TK 621 Năm 2007 Số dư đầu năm Nợ Có 0 0 Đơn vị tính: Đồng Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng ... Tháng 6 ... Cộng TK 152 18,325,168,000 210,788,962,152 Cộng số phát sinh Nợ 18,325,168,000 210,788,962,152 Cộng số phát sinh Có 18,325,168,000 210,788,962,152 Số dư cuối kỳ Nợ Có Ví dụ: Tháng 6/2007 Tập hợp các phiếu xuất kho NVL dùng cho sản xuất 10 MBA 250kVA-10/0,4kV ta được: - Vật liệu chính (TK 152.1) Tôn Silic :87,193,000 Dầu biến thế :74,061,150 Dây điện từ :92,690,000 Thép :16,560,000 Cộng :270,504,150(đ) - Vật liệu phụ (TK 152.2) Giấy cách điện :9,140,200 Băng cách điện :4,508,000 Que hàn :5,751,000 Thiếc hàn : 506,000 Đồng đỏ : 800,000 Cộng :20,705,200(đ) Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là , 270,504,150 + 20,705,200 = 291,209,350(đ) Chi phí NVL tập hợp cho phân xưởng biến áp là: 8.074.757.059đ (theo Bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ, kế toán ghi: Nợ TK 621: “621: Phân xưởng biến áp”: 8.074.757.059 Có TK 152: 8.074.757.059 Chi phí công cụ dụng cụ tập hợp được là: 3.455.000đ (theo Bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ, kế toán ghi: Nợ TK 627: “627.3: Phân xưởng biến áp”: 6,900,000 Có TK 153: 6,900,000 Tiền lương khoán của 10 MBA là : 18,000,000(đ) theo báo cáo lương khoán cho từng máy của phân xưởng biến áp Dựa vào “Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội ” tiền lương của công nhân phân xưởng biến áp là : 2,444,824,000(đ) Từ đó ta xác định được chi phí CCDC phân bổ cho 10 MBA 250kVA-10/0,4kV: Công cụ- dụng cụ phân bổ cho10 MBA 250kVA-10/0,4kV 6,900,000 = x 18,000,000đ = 50,801(đ) 2,444,824,000 Chi phí NVL trực tiếp tập hợp để chế tạo 10 MBA: 2,444,824,000(đ) Chi phí công cụ dụng cụ phân bổ để chế tạo 10 MBA: 50,801(đ) Tổng cộng là : 291,209,350 + 50,801 = 291,260,151(đ) 2.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Đặc điểm chi phí: Hiện nay tại Công ty cổ phần Tam Kim công nhân trực tiếp sản xuất hưởng theo lương khoán sản phẩm (từng loại sản phẩm, từng bước công việc trong quy trình công nghệ sản xuất). Chi phí tiền lương của công nhân do được giao khoán đến từng máy nên được tập hợp trực tiếp cho từng máy, sau đó tập hợp cho từng phân xưởng. Trong điều kiện tự động hoá của Công ty còn hạn chế, tất cả các bước công việc đều do con người trực tiếp đứng máy điều khiển, vận hành. Do vậy việc hạch toán đúng và đủ chi phí này có quyết định lớn đến việc tính toán hợp lý lương khoán, trả lương một cách kịp thời thoả đáng sẽ là điều kiện khuyến khích người lao động hăng say sản xuất hơn. Các chứng từ kế toán sử dụng: tại Công ty công tác kế toán nhân công trực tiếp được thực hiện dựa vào các chứng từ như: bảng chấm công, bảng báo cáo lương khoán, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, và các chứng từ có liên quan khác. Tài khoản sử dụng để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp là TK 622: “Chi phí nhân công trực tiếp”. Quy trình thực hiện kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Tuỳ thuộc vào nhu cầu lao động của từng người, từng bước công việc mà các nhân viên phân xưởng bố trí lao động một cách hợp lý. Số lao động này được chia thành các tổ sản xuất, mỗi tổ có một tổ trưởng chịu trách nhiệm trước phân xưởng về các công việc do tổ mình thực hiện. Dựa vào khối lượng công việc được giao tổ trưởng sản xuất đôn đốc công nhân trong tổ thực hiện phần việc của mình, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu kỹ thuật; Đồng thời theo dõi tình hình lao động của từng công nhân trong tổ để làm căn cứ cho thống kê phân xưởng lên bảng chấm công, cuối tháng thống kê phân xưởng tổng hợp các bảng chấm công gửi lên phòng Tổ chức lao động và tập hợp các phiếu nghỉ hưởng BHXH (nghỉ ốm), gửi lên phòng Tài chính kế toán. Tại phòng Tổ chức lao động, cán bộ định mức căn cứ vào định mức lao động đã được tiêu chuẩn hoá cho các công việc phù hợp với điều kiện của Công ty để duyệt công cho phân xưởng, sau đó tính ra tổng số tiền lương khoán phân xưởng được hưởng trong tháng. Từ bảng duyệt công và tổng số tiền được duyệt trên, thống kê phân xưởng theo dõi chi tiết từng bước công việc, từng loại máy mà các phân xưởng đang sản xuất. Mỗi bước công việc do công nhân nào đảm nhận, số giờ công của từng người làm, để tính ra số tiền người đó được hưởng. Sau đó thống kê phải lập báo cáo tiền lương khoán của từng máy gửi lên phòng Tài chính kế toán, lấy đó làm căn cứ để đối chiếu với bảng thanh toán lương. BÁO CÁO LƯƠNG KHOÁN CHO TỪNG MÁY CỦA PHÂN XƯỞNG BIẾN ÁP Tháng 6 năm 2007 TT Mã máy Số lượng (cái) Thành tiền (đồng) 1 040311 01-n 250kVA-10/0,4kV 10 18,000,000 2 040312 01-n 160kVA-10/0,4kV 02 4,100,000 3 040313 01-n 100kVA-10/0,4kV 02 2,800,000 Sau khi lập được bảng thanh toán lương, kế toán tiến hành tính hệ số giữa tiền lương vượt khoán với tiền lương thời gian và lương khoán theo công thức: Lương vượt khoán H = Lương thời gian và lương khoán Căn cứ vào hệ số này kế toán tính lương cho từng công nhân. Ví dụ: Tháng 6/2007 có tiền lương thời gian và lương khoán của công nhân sản xuất là 561.994.950đ, còn tiền lương vượt khoán là 258.125.000đ, thì hệ số tính được là: 258,125,000 H = = 0.46 561,994,950 Tính lương cho một công nhân phân xưởng biến áp như sau: Tiền lương khoán của công nhân A là: 450,000(đ) Tiền lương vượt khoán: 450,000 x 0.46 = 207,000đ Tổng thu nhập của công nhân A được hưởng trong tháng là: 450,000 + 207,000 = 657,000(đ) Tiền lương của công nhân trực tiếp khác được tính tương tự: Tổng thu nhập = Tiền lương khoán + Tiền lương vượt khoán Cuối tháng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH là 15%, BHYT là 2% và KPCĐ là 2% trên tiền lương cơ bản), căn cứ vào các bảng thanh toán lương của các phân xưởng, phòng, ban để lập “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”. Rồi từ các bảng thanh toán lương, “Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội”, ghi vào bảng kê số 4: “Tập hợp chi phí sản xuất theo các phân xưởng sử dụng”, và bảng Nhật ký chứng từ số 7 để kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, sau đó lập sổ Cái TK 622: “Chi phí nhân công trực tiếp” Đơn vị: Công ty cổ phần Tam Kim. Sổ cái TK 622 NĂM 2007 Số dư đầu năm Nợ Có 0 0 Đơn vị tính: Đồng Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này Tháng 1 Tháng 2 ... Tháng 6 ... Cộng TK 334 2,216,357,714 17,602,866,991 TK 338.2 44,327,154 352,057,337 TK 338.3 51,338,634 522,026,996 TK 338.4 6,845,148 69,603,492 Cộng số phát sinh Nợ 2,318,868,650 18,546,554,816 Cộng số phát sinh Có 2,318,868,650 18,546,554,816 cuối Số dư Nợ kỳ Nợ Có Ví dụ: Tháng 6/2007: Tiền lương cơ bản của PX Biến áp là: 240,512,000(đ), còn tổng tiền lương của cả phân xưởng Biến áp là:1,725,383,000(đ) ta tính các khoản trích theo lương của phân xưởng Biến áp như sau: - Phần trích BHXH là 15% trên tiền lương cơ bản: 240,512,000 x 15% = 36,076,800(đ). Phần trích BHYT là 2% trên tiền lương cơ bản: 240,512,000 x 2% = 4,810,240(đ). Phần trích KPCĐ là 2% trên tổng tiền lương: 1,725,383,000 x 2% =34,507,660(đ). Tổng cộng TK 338 = 36,076,800 +4,810,240 +34,507,660 = 75,394,700(đ) Tổng cộng lương và các khoản phải trả khác ( cộng Có TK 334): 1,725,383,000(đ) Từ đó kế toán hạch toán vào TK 622 như sau: Nợ TK 622: (622 phân xưởng biến áp) 1,800,777,700 Có TK 334: 1,725,383,000 Có TK 338: 75,394,700 2.4.3 Kế toán chi phí sản xuất chung. Đặc điểm chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất nằm ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Tại Công ty cổ phần Tam Kim chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng; Chi phí công cụ-dụng cụ; Chi phí khấu hao TSCĐ; Chi phí dịch vụ mua ngoài; Chi phí bằng tiền khác. Ngoài ra chi phí sản xuất chung còn bao gồm phần phục vụ của đơn vị sản xuất phụ. Tất cả các chi phí chung được tập hợp vào TK 627 và được ghi vào bảng kê số 4. Chi phí sản xuất chung được kế toán tập hợp trực tiếp cho từng phân xưởng sau đó mới phân bổ cho đối tượng tính giá thành. Chứng từ sử dụng: kế toán sử dụng các chứng từ như: bảng phân bổ tiền lương và BHXH, các phiếu xuất kho, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, các hoá đơn và các chứng từ có liên quan khác. Tài khoản sử dụng: Để tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán Công ty sử dụng TK 627: “Chi phí sản xuất chung”. Quy trình thực hiện kế toán chi phí sản xuất chung: + Chi phí nhân viên phân xưởng: Nhân viên phân xưởng gồm: Quản đốc, phó quản đốc, thủ kho, kỹ thuật viên phân xưởng... cũng như nhân viên quản lý doanh nghiệp, quản đốc phân xưởng được hưởng lương thời gian và còn được hưởng một khoản phụ cấp trách nhiệm và tiền thưởng năng suất lao động (tiền lương trả thêm). Việc tính toán lương của nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên quản lý doanh nghiệp cũng được phản ánh trên bảng thanh toán lương, căn cứ là bảng chấm công, mức độ hoàn thành công việc, chức vụ trình độ chuyên môn của mỗi người. Ví dụ: Tháng 6/2007: Ông B Quản đốc PX MBA có mức lương cơ bản là: 1,200,000đ có số ngày đi làm là: 26 công, phụ cấp trách nhiệm là: 90,000đ. Căn cứ văn bản số 81/TBĐ-TCLĐ ngày 02/2/1999 của Công ty về việc bổ sung, sửa đổi quy chế trả lương đối với CBCNV Nhà máy thì ông B là kỹ sư có hệ số vượt mức là: 1,48 (trung cấp:1,36; tương đương trung cấp:1,34; nhân viên khác:1,26...) cách tính lương của ông B như sau: Tiền lương được hưởng = (1,200,000 x 1,48) + 90,000 = 1,866,000(đ) Căn cứ Quy định tạm thời việc phân phối và trả lương hàng tháng đối với CBCNV Công ty số 180/TBĐ-TCLĐ ngày 07/11/1998. Trong tháng phân xưởng Biến áp xét điểm hoàn thành kế hoạch đạt 107 điểm = 11 tương ứng với hệ số thành tích của ông Chín kỹ sư được xếp loại A là: 1.71; Hệ số chung tháng 6/2007 toàn Công ty là: 0.45. Tiền thưởng năng suất lao động: 1,866,000 x 1.71 x 0.45 = 1,435,887(đ) Tiền phụ cấp trách nhiệm: 90,000(đ) Tiền ăn ca: 26 công x 10,000đ = 260,000(đ) Tổng thu nhập của ông B tháng 6/2007 là: 1,866,000 + 1,435,887 +90,000đ + 260,000đ = 3,651,887(đ) Các khoản khấu trừ: + Tiền điện, nước: 100,000(đ) + BHYT, BHXH: 204,000(đ) Tổng cộng các khoản khấu trừ: 304,000(đ) Số tiền ông B được lĩnh là: 3,651,887 - 304,000 = 3,347,887(đ) Khi tính cho các nhân viên quản lý phân xưởng còn lại thì lưu ý ai có phụ cấp thì cộng tiền phụ cấp, ai không có thì không cộng tiền phụ cấp trách nhiệm, còn cách tính thì tương tự như trên. Sau đó tổng hợp bảng thanh toán lương tổ văn phòng phân xưởng chế tạo MBA. Cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ số 1 để lên bảng kê số 4, và Nhật ký chứng từ số 7, kế toán ghi: Nợ TK 627: " 627.1 phân xưởng biến áp" 50.831.294 Có TK 334: 48.584.181 Có TK 338: 2.247.113 + Chi phí khấu hao TSCĐ: Đối tượng tính khấu hao TSCĐ ở Công ty đang áp dụng là từng TSCĐ ở mỗi bộ phận sử dụng. TSCĐ được kế toán phân theo nhóm để quản lý như sau: Nhóm Nhà cửa dùng trong sản xuất; Nhóm vật kiến trúc; Nhóm máy móc thiết bị dùng trong sản xuất; Nhóm phương tiện vận tải; Nhóm thiết bị dụng cụ quản lý. TSCĐ được phản ánh theo nguyên giá trừ (-) khấu hao luỹ kế. Khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng, khấu hao TSCĐ tính theo thời gian sử dụng ước tính phù hợp với Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính. Hàng tháng kế toán TSCĐ căn cứ vào mức khấu hao trích hàng năm của từng loại TSCĐ đã đăng ký sử dụng để tính ra mức khấu hao hàng tháng, công thức tính như sau: Khấu hao Nguyên giá TSCĐ tài sản cố định = ( năm) Năm đăng ký sử dụng Khấu hao Khấu hao TSCĐ năm tài sản cố định = ( tháng) 12 Cuối tháng kế toán tập hợp, tổng cộng khấu hao toàn bộ TSCĐ của PX, sau đó tập hợp lập "Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định" Ví dụ :Phân xưởng chế tạo máy biến áp sử dụng các loại máy tiện, bào, phay, máy cắt tôn, máy quấn dây... Hàng tháng kế toán căn cứ vào giá trị còn lại và thời gian sử dụng ước tính của từng loại TSCĐ để tính khấu hao cho từng loại TSCĐ đang sử dụng ở phân xưởng mà vẫn còn giá trị còn lại. Còn đối với những TSCĐ hiện vẫn đang dùng nhưng đã trích hết khấu hao (giá trị còn lại bằng 0) thì không trích khấu hao nữa. Cụ thể tháng 6/2007 kế toán trích khấu hao cho máy cắt tôn qB 123(có kế hoạch khấu hao năm là: 30,986,000đ) như sau:  30,986,000 = 2,582,167(đ) 12 12 Tương tự cách tính trên kế toán tính được khấu hao của các loại TSCĐ còn lại. Cuối tháng kế toán tập hợp, tổng cộng khấu hao toàn bộ TSCĐ của PX biến áp là: 396,414,290(đ). Các PX khác cũng được tính tương tự. Sau đó tập hợp lại và lập được bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng 6 năm 2007 TT Nơi sử dụng Giá trị còn lại (đồng) Toàn Doanh nghiệp Năm sử dụng Khấu hao (đồng) 1 Tổng số tài sản cố định 50,626,792,351 TK 627:Chi phí KHTSCĐ 612,497,133 PX Máy biến áp 396,414,290 PX Cơ khí 31,273,659 PX sửa chữa điện 153,796,213 PX Cáp nhôm 20,501,272 PX Cơ điện 10,511,699 TK 642: Chi phí QLDN 37,575,216 2 Tổng khấu hao 650,072,349 Kế toán ghi ; Nợ TK 627: (627.4 phân xưởng biến áp): 396,414,290 Có TK 214: 396,414,290 + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí này ở Công ty chủ yếu là các chi phí về tiền điện, tiền nước phải trả cho công ty kinh doanh nước sạch Hà Nam; Ngoài ra nếu có chi phí phát sinh tiền sửa chữa TSCĐ mà thuê ngoài cũng được hạch toán vào chi phí này. Công ty dùng công tơ đo điện và công tơ đo nước để theo dõi lượng điện, nước Công ty đã thực dùng. Từ đó làm căn cứ để thanh toán tiền điện nước cho nơi cung cấp. Còn việc phân bổ tiền điện nước cho bộ phận văn phòng, phân xưởng... dựa trên tỷ lệ % do phòng kế hoạch tính. Tỷ lệ này căn cứ vào công suất máy móc, thiết bị của mỗi nơi sử dụng. Khoản chi phí tiền điện nước phản ánh trên nhật ký chứng từ số 2 vì Công ty dùng tiền gửi ngân hàng để trả. Ví dụ trong tháng 6/2007 căn cứ vào Nhật ký chứng từ số 2 có tổng số tiền Công ty phải trả về tiền điện, nước sử dụng cho sản xuất trực tiếp là: 370,291,763(đ), kế toán hạch toán : Nợ TK 627: 370,291,763 Có TK 112: 370,291,763 Tiền điện nước khi phân bổ kế toán áp dụng tiêu thức sau: Tiền điện, nước phải trả trong tháng H = Tổng tiền lương phải trả các phân xưởng Cụ thể: Tiền điện nước phân bổ = Tiền lương của công nhân x H cho phân xưởng MBA phân xưởng MBA Áp dụng công thức trên ta có: 370,291,763 H = = 0,15 2,468,611,753 Tiền điện, nước tính cho PX MBA: 1,725,383,000 x 0,15 = 258,807,450(đ), kế toán định khoản: Nợ TK 627: ( phân xưởng chế tạo) 258,807,450 Có TK 112: 258,807,450 + Chi phí bằng tiền khác: Chi phí bằng tiền khác là những khoản chi phí phát sinh trực tiếp ở các phân xưởng (ngoài các chi phí đã nêu ở trên) như chi phí giao dịch, phô tô, in ấn tài liệu... Chi phí phát sinh được phản ánh trên sổ kế toán định khoản: Nợ TK 627:(Phân xưởng chế tạo ) 195,796,113 Có TK 111: 195,796,113 Riêng đối với chi phí thiệt hại trong sản xuất theo quy định hiện hành không hạch toán vào giá thành SP, nếu có chi phí này thì hạch toán vào TK 811 hoặc TK 138 (138.8). Đối với Công ty thì thiệt hại ngừng sản xuất nguyên nhân khách quan chủ yếu là do mất điện, nhưng trước khi mất điện Công ty đều được Chi nhánh điện huyện Duy Tiên báo trước. Vì vậy Công ty tổ chức làm bù cho đủ số ngày ngừng sản xuất. Cuối tháng căn cứ vào các chứng từ liên quan đến các sổ (thẻ) kế toán chi tiết mà ghi trực tiếp vào các sổ thẻ có liên quan, tổng hợp làm căn cứ lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng TK để đối chiếu với sổ Cái. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành căn cứ vào chứng từ gốc, các bảng phân bổ tổng hợp và lập sổ tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất. 2.4.4 Hạch toán, phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh phụ cho các đối tượng: Hàng tháng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của phân xưởng Cơ điện và Tổ xe tải. Căn cứ để tính giá thành là báo cáo giờ công thực hiện phục vụ của phân xưởng Cơ điện cho các phân xưởng khác và số tấn/km mà Tổ xe tải phục vụ các phân xưởng và vận chuyển vật liệu. Phương pháp tập hợp CPSX của bộ phận sản xuất phụ. TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA PHÂN XƯỞNG CƠ ĐIỆN VÀ TỔ XE Tháng 6 năm 2007 TK Đối tượng tập hợp chi phí PX Cơ điện Tổ xe Tổng cộng 621 Nguyên vật liệu trực tiếp: 51,202,986 15,291,000 66,493,986 152 Nguyên vật liệu 51,202,986 15,290,000 66,493,986 622 Chi phí NC trực tiếp: 160,357,798 42,262,352 202,647,150 334 Tiền lương 150,237,446 40,126,352 190,363,798 338 Bảo hiểm 10,120,352 2,136,000 12,283,352 627 Chi phí sản xuất chung: 58,428,255 10,117,209 68,545,464 112 Tiền điện 17,786,023 17,786,023 214 Khấu hao TSCĐ 10,511,699 10,511,699 153 Công cụ, dụng cụ 2,082,214 2,082,214 334 Tiền lương 25,816,263 9,620,317 35,436,580 338 Bảo hiểm 2,232,056 496,892 2,728,948 Cộng: 269,989,039 67,670,561 337,659,600 Trong đó: Tiền điện phân bổ cho PX Cơ điện cũng được phân bổ như các PX sản xuất chính. Sau khi tiến hành tập hợp chi phí sản xuất phân xưởng sản xuất phụ (Cơ điện), kế toán tiến hành phân bổ chi phí phục vụ cho PX chính theo công thức: Đối với phân xưởng Cơ điện: Hệ số = Tổng chi phí = đ/giờ công phân bổ Tổng giờ công phục vụ Đối với Tổ xe tải: Hệ số = Tổng chi phí = đ/tấn/km phân bổ Tổng số tấn/km phục vụ Sau đó tính chi phí phục vụ của PX Cơ điện và tổ xe tải cho các PX chính: Chi phí của PX Cơ điện = Số giờ công x Hệ số (phục vụ các PX chính) phục vụ phân bổ Chi phí của tổ xe tải (phục vụ = Số tấn/km x Hệ số các PX chính và vận chuyển VL) phục vụ phân bổ Cụ thể trong tháng 6 năm 2007 chi phí thực tế mà phân xưởng Cơ điện phục vụ cho phân xưởng Biến áp là: 33,087 x 2120.6 = 70,162,797(đ) Cách tính chi phí của phân xưởng Cơ điện phục vụ các phân xưởng khác cũng tính tương tự như bảng biểu này. BÁO CÁO TÌNH HÌNH PHỤC VỤ CỦA PHÂN XƯỞNG CƠ ĐIỆN ĐỐI VỚI CÁC PHÂN XƯỞNG CHÍNH Tháng 6 năm 2007 TT Đối tượng sử dụng Giờ công phục vụ Thành tiền (đồng) 1 PX chế tạo MBA 33,087 70,162,797 2 PX Cơ khí 34,855 73,911,945 3 PX S/c điện 15,455 32,773,178 4 PX Cáp nhôm 43,923 93,141,137 Cộng: 127,320 269,989,056 Tháng 6/2007 Tổ xe tải phục vụ toàn Công ty tổng cộng là: 20,118 tấn/km với tổng số chi phí vận chuyển là: 67,670,561(đ). Trong đó tổ xe tải phục vụ phân xưởng chế tạo máy biến áp là: 6.725 tấn/km. Giá trị Tổ xe tải phục vụ phân xưởng MBA là: 6,275 x 3363.7 = 21,107,217(đ) Tổ xe tải phục vụ các phân xưởng khác cũng tính tương tự. Ngoài ra tổ xe còn vận chuyển nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu mua về phục vụ sản xuất sản phẩm của Công ty cách tính cho các nguyên vật liệu cũng tương tự như trên . kế toán tổng chi phí trong tháng mà phân xưởng Cơ điện và tổ xe tải phục vụ phân xưởng máy biến áp là: 70,162,797 + 21,107,217 =91,270,014(đ). Sau khi xác định được chi tiết các chi phí sản xuất chung, cuối tháng kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất, kế toán căn cứ vào bảng tập hợp chi phí sản xuất, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng tính và phân bổ KHTSCĐcác chứng từ liên quan khác để vào bảng kê số 4 và Nhật ký chứng từ số 7 và lập sổ Cái TK 627 Đơn vị: Công ty cổ phần Tam Kim Sổ cái TK 627 Năm 2007 Số dư đầu năm Nợ Có 0 0 Đơn vị tính: Đồng Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này Tháng 1 Tháng 2 ... Tháng 6 ... Cộng TK 111.1 195,796,113 3,588,842

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6628.doc
Tài liệu liên quan