Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xây dựng Hà Thanh - Phú Thọ

Phần 1 Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng Hà Thanh - Phú Thọ 3

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng Hà Thanh - Phú Thọ 3

1.1.1. Giai đoạn từ khi thành lập năm 1990 đến năm 2003 3

1.1.2 Giai đoạn từ năm 2003 đến quý 2/2008 của công ty Cổ phần xây dựng Hà Thanh - Phú Thọ 3

1.1.3 Ngành nghề kinh doanh của Công ty 4

1.1.4 Đặc điểm của quy trình sản xuất thi công xây lắp của Công ty 5

1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh và phân cấp quản lý tài chính của Công ty 6

1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty 6

1.2.2 Phân cấp quản lý tài chính của Công ty 6

1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp 8

1.3.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp ảnh hưởng đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 8

1.3.2 Sự cần thiết và nhiệm vụ kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản 10

1.3.2.1 Sự cần thiết phải tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 10

1.3.2.2 Nhiệm vụ của công tác quản lý hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 11

1.4 Lý luận chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 11

1.4.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 11

1.4.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất 11

1.4.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 12

1.4.2 Giá thành sản phẩm xây lắp và các loại giá thành 15

1.4.2.1 Giá thành sản phẩm xây lắp 15

1.4.2.2 Các loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng 16

1.4.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 17

1.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp xây lắp trong điều kiện kế toán trên máy 18

1.5.1 Một số vấn đề chung về kế toán trên máy 18

1.6 Đặc điểm công tác kế toán tại công ty Cổ phần xây dựng Hà Thanh 19

1.6.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng Hà Thanh 19

Phần 2 Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng Hà Thanh - Phú Thọ 21

2.1. Hình thức kế toán và đặc điểm phần hành kế toán tại công ty 21

2.1.1 Hình thức kế toán tại Công ty 21

2.1.2 Đặc điểm phần hành kế toán tại Công ty 22

2.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phần xây dựng Hà Thanh 39

2.2.1 Kế toán chi phí sản xuất 39

2.2.1.1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất 39

2.2.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 39

2.2.1.3 Phương pháp tập hợp trực tiếp 39

2.2.1.4 Phương pháp phân bổ gián tiếp 40

2.3 Kế toán tập hợp chi phí trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản giá thành sản phẩm xây lắp theo quy định hiện nay . 40

2.3.1 Kế toán tập hợp chi phí vật liệu trực tiếp 41

2.3.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 41

2.3.3 Chi phí sử dụng máy thi công 42

2.3.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 46

2.4 Thực trạng hạch toán chi tiết chi phí sản xuất 47

2.4.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất xây lắp toàn doanh nghiệp 47

2.4.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 48

2.5. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 49

2.5.1 Đối tượng tính giá thành 49

2.5.2 Kỳ tính giá thành 50

2.5.3 Phương pháp tính giá thành 50

2.5.4 Kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp 51

Phần 3 Đánh giá thực trạng và phương hướng nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng Hà Thanh 52

3.1 Những đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần xây dựng Hà Thanh 52

3.1.1 Ưu điểm 53

3.1.2 Những tồn tại cần khắc phục 54

3.2 Một số ý kiến nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng Hà Thanh 56

3.2.1 Ý kiến thứ nhất 56

3.2.2 Ý kiến thứ hai 58

3.2.3 Ý kiến thứ ba 58

3.2.4 Ý kiến thứ tư 59

3.2.5 Ý kiến thứ năm 59

 Kết luận 60

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xây dựng Hà Thanh - Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0101405355 phiếu xuất kho 20/03/2008 Nợ: 6210401 Số : PX : 01 Có: 152 Họ tên người nhận hàng: đường Văn Miếu - Vinh Tiền Địa chỉ (bộ phận): Lý do xuất kho: Xuất xi măng, thép cho Nguyễn Hồng Hiển phục vụ sản xuất công trình đường Văn Miếu - Vinh Tiền Xuất tại kho : Kho 1 Mã số KH:..... Tên KH: ............ Số TT Tên sản phẩm hàng hoá Mãsố Đ.v.t Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thưc xuất 1 Thép f10 0008 Kg 995,00 7.300,00 7.263.500 2 Thép Vis D20 0007 Kg 1.243,00 8.000,00 9.944.000 3 Thép Vis D8 0005 Kg 70,00 8.791,26 615.388 4 Xi măng Hải phòng PC 400 0001 Tấn 6,00 686.363,7 4.118.182 Cộng 21.941.070 Tổng giá trị : 21.941.070 Cộng thành tiền : Hai mươi mốt triệu chín trăm bốn mươi nghìn không trăm bảy mươi VND. Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ Kho - Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Trong công ty cổ phần xây dựng Hà Thanh, chi phí nhân công trực tiếp là khoản mục chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành. Hơn nữa, nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động cũng như nghĩa vụ của doanh nghiệp vụ của đơn vị đối với người lao động do đơn vị quản lý, sử dụng. Do vậy, hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công trực tiếp không chỉ góp phần vào việc tính toán hợp lý, chính xác giá thành công trình mà còn giúp quản lý tốt thời gian lao động và quỹ lương của công ty và động viên và khuyến khích người lao động. Chi phí nhân công trực tiếp của công ty gồm: +Tiền lương chính, lương phụ, BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất . +Tiền lương chính, phụ, BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân điều khiển máy thi công. + Tiền công phải trả cho lao động thuê ngoài theo hợp đồng ngắn hạn. Để tập hợp khoản mục này, kế toán công ty sử dụng TK622- Chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản này mở chi tiếp tài khoản cấp 2 cho từng công trình, hạng mục công trình. Cụ thể đối với công trình Đường Văn Miếu - Vinh Tiền sử dụng tài khoản 62220 và các tài khoản 334- phải trả công nhân viên, tài khoản 338- phải trả, phải nộp khác. *Hình thức trả lương của công ty được áp dụng đối với từng đối tượng: + Đối với lao động trực tiếp trong danh sách: Hình thức áp dụng trả lương là lương sản phẩm. Hàng tháng, ban kinh tế- Kế hoạch sản xuất cho các đội và hế hoạch chi phí nhân công theo đơn giá nhân công và khối lượng công trình được dự tính thực hiện trong tháng. Trong đó, đơn giá nhân công là đơn giá nội bộ do phong Kinh tế-kế hoạch lập dựa trên cơ sở đơn giá quy định của Nhà nước, sự biến động của thị trường và điều kiện thi công cụ thể. + Đối với lao động thuê ngoài: Thường là lao động được thuê tại địa điểm thi công công trình, thuê ngoài theo diện ngắn hạn hoặc hợp đồng thời vụ. Do vậy, BHXH, BHYT không trích cho công nhân theo tháng mà đã tính toán hợp lý trong đơn giá nhân công trả trực tiếp cho người lao động dựa trên “Hợp đồng kinh tế” và “Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành”. Đối với công trình đường Văn Miếu – Vinh Tiền, nhân công trực tiếp thi công trong danh sách chủ yếu là công nhân thuộc đội số 1. Để tính lương sản phẩm cho người lao động, kế toán căn cứ vào bảng chấm công, nhật trình sử dung máy thi công và hợp đồng làm khoán, các chứng từ này do kế toán đội tính toán và quản lý, được tổng hợp lại chuyển về phòng kế toán, kế toán tiền lương sẽ tính và lập bảng thanh toán lương và các khoản phụ cấp để làm căn cứ cuối tháng trả lương cho công nhân viên và tính chi phí nhân công trực tiếp. + Bảng chấm công được lập và chấm theo số ngày công sẽ làm căn cứ xác định số công nhân tính lương sản phẩm cho từng công nhân cuối tháng. + Nhật trình sử dụng xe máy thi công được lập theo dõi hoạt động của từng máy theo nội công việc ca máy thực hiện. - Hợp đồng làm khoán được lập giữa bên giao khoán và đội trưởng các đội thi công theo từng công việc và đơn giá khoán. Sau khi hợp đồng khoán được thực hiện xong sẽ có biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành do đội trưởng và cán bộ kỹ thuật xác định để làm căn cứ ghi sổ. Căn cứ vào hợp đồng làm khoán và biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành, kế toán xác định mức lương mà đội xây lắp được hưởng trong tháng. Tổng khối lượng công việc thực hiện trongtháng Đơn gía một khối lượng công việc Tổng số lương khoán = ì x Căn cứ vào bảng chấm công do đội gửi lên, kế toán xác định đơn giá một công và tiền lương mỗi công nhân được hưởng: Tổng số lương khoán Tổng số công Đơn giá một công = ————————— Lương khoán một công nhân Đơn giá một công Số công của mỗi công nhân = ì + Trên cơ sở đó kế toán lập bảng thanh toán lương cho từng đội xây lắp, căn cứ vào bảng thanh toán lương của các đội , kế toán lập Bảng tổng hợp, trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Ví dụ: Tính lương khoán tháng 03/2008 cho công nhân tổ 1 đội số 1. Căn cứ vào biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành, hợp đồng làm khoán số 3 (tháng 03/2008) và bảng chấm công của tổ gửi lên, xác định tổng số lương khoán là 12.714.000đ và số công nhân thực hiện là 390 công. Do đó 12.714.000 390 Đơn giá một công = = 32.600 đồng Vậy lương của Nguyễn Tiến Bằng (25 công) là: 32.600 ì 25 = 815.000 đồng Căn cứ trên lương tính được, kế toán lập bảng thanh toán lương tháng 03/2008 cho tổ xây lắp số 1. Căn cứ vào bảng phân bổ lương và BHXH, kế toán nhập liệu theo định khoản: Nợ TK 62220: 22.632.032 CóTK 14120: 20.648.500 CóTK 14120: 412.970 Có TK 3382 : 1.385.790 Có TK 3384: 184.772 Công ty căn cứ vào phiếu tạm ứng hoặc bảng tạm ứng để định khoản vào tài khoản 141 và chi tiết cho nó. Ngoài ra, kế toán công ty còn hạch toán vào tài khoản chi phí nhân công thuê đơn vị khác. Căn cứ vào hợp đồng tính số phải trả và định khoản: Nợ TK 622: 22.632.032 Có TK 3311: 22.632.032 - Kế toán chi phí sản xuất chung : Chi phí sản xuất gồm rất nhiều loại chi phí có tính chất khác nhau. Trong giá thành sản phẩm xây lắp khoản mục chi phí sản xuất chung có tỷ trọng tương đối lớn. Để đạt dược mục tiêu quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm thì một trong những điều kiện quan trọng là phải biết sử dụng và tiết kiệm chi phí sản xuất chung một cách hợp lý. Để tập hợp các loại chi phí thuộc khoản mục này, kế toán công ty sử dụng TK 627 - Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này được mở chi tiết 6TK cấp 2: TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272 - Chi phí vật liệu TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278 - Chi phí bằng tiền khác Mỗi tài khoản trên được mở cho từng công trình, hạng mục công trình khác nhau. Trong công ty có sự phân công lao động cụ thể nên phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chung là phương pháp trực tiếp, do đó công ty sử dụng phương pháp kế toán tương đối đơn giản vì không phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng. Việc hạch toán cụ thể đối với từng chi phí như sau: *Đối với chi phí nhân viên phân xưởng: Trong công ty toàn bộ các khoản tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương: BHYT, BHXH của nhân viên quản lý đội ( Đội trưởng, Phó đội trưởng, nhân viên kỹ thuật, kế toán đội) được hạch toán vào TK 6271. Ngoài ra kế toán còn hạch toán tiền ăn ca cho công nhân vào tài khoản này. Hình thức trả lương đối với nhân viên phân xưởng cũng là lương khoán theo sản phẩm, cụ thể theo hệ số lương khoán. Các khoản trích theo lương được tính theo tỷ lệ 5% BHXH và 1% BHYT nhân viên quản lý phải chịu tính theo lương cơ bản. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán tiến hành nhập dữ liệu theo định khoản: Nợ TK 6271 Có TK 141 Có TK 3383, 3382, 3384 Quy trình nhập liệu: Như đã trình bày ở phần kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Máy sẽ tự động nhập dữ liệu vào Sổ Nhật ký chung ( Biểu 4 ) , Sổ chi tiết TK 6271, Sổ cái TK 3382, 3383, 3384, Sổ cái và Sổ chi tiết TK 141. *Kế toán chi phí vật liệu: Chi phí vật liệu phục vụ cho hoạt động của đội bao gồm: tiền mua cótép, dây điện, công tơ, cầu dao, giây thép, thép lưới và các chi phí khác về vật liệu phục vụ cho hoạt động của đội xây lắp. Để tập hợp chi phí này công ty sử dụng TK 6272 – Chi phí vật liệu, được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Cụ thể đối với công trình cống Đường Văn Miếu - Vinh Tiền là TK 627215. Cuối tháng căn cứ vào các hóa đơn chứng từ thanh toán về khoản chi phí vật liệu phục hoạt động chung của đội, kế toán kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi nhập liệu theo định khoản Nợ TK 627 Có TK liên quan Quy trình nhập liệu đã đề cập ở phần kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Máy sẽ tự động nhập dữ liệu vào Sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 141, Sổ chi tiết TK 141, Sổ chi tiết TK 6272, Sổ cái TK 1331. *Chi phí dụng cụ sản xuất: Chi phí dụng cụ sản xuất của đội bao gồm: tiền mua dụng cụ như quạt thông gió, máy thủy chuẩn, máy bơm nước và các chi phí khác về dụng cụ phục vụ hoạt động chung của đội. Để tập hợp chi phí này kế toán sử dụng TK 6273 – Chi phí công cụ dụng cụ, được mở chi tiết cho từng công trình, hạng công trình. Cụ thể đối với công trình Cống Đường Văn Miếu - Vinh Tiền là TK 627316. Cuối tháng căn cứ vào hóa dơn chứng từ thanh toán về các khoản chi mua dụng cụ sản xuất phục hoạt động chung của đội và tiến hành nhập liệu. *Chi phí khấu hao TSCĐ Bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định như máy móc thiết bị phục vụ thi công công trình, như máy xúc, máy ủi, ô tô vận tải... và các máy móc phục vụ quản lý... Kế toán căn cứ vào các biên bản giao nhận tài sản do Nhà nước cấp, bên nhận thầu bàn giao và nhập vào may nguyên giá kèm theo mã số, số năm sử dụng của tài sản sau đó máy sẽ tự động tính khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng và cho phép in ra các sổ chi tiết TK 627420 ( Biểu 9 ) Bảng chi tiết phân bổ khấu hao, tổng hợp phân bổ khấu hao, sổ cái TK214. Công ty cổ phần XD Hà Thanh chi tiết phân bổ khấu hao -MTS : 0101405355 Tháng 03 năm 2008 Tên Số hiệu 2141 2142 2143 627410 Máy trộn bê tông 21130707-01 627410- CT Cáp quang 8.855.740 Ô tô Huyn đai 18k-4870 21140110-05 627410- CT cáp quang Cộng 8.855.740 67420 Máy trộn bê tôngTQ 21130707-02 627420- đường Văn Miếu – Vinh Tiền 80001856 Máy trộn bê tôngTQ 627420- đường Văn Miếu – Vinh Tiền I 80.001.856 Máy trộn bê tôngTQ 627420- đường Văn Miếu – Vinh Tiền I 80.001.856 Cộng 24.000.558 Công ty cổ phần xây dựng Hà Thanh Tổng hợp phân bổ khấu hao -MTS: 0101405355 Tháng 03/2008 Tài khoản ghi nợ và đối tượng sử dụng Tài khoản ghi có 2141 2412 2143 627410 627410 - CT cáp quang 8.855.740 Tổng cộng 8.855.740 627420 627420 - CT đường Văn Miếu - Vinh Tiền 21.428.568 Tổng cộng 21.428.568 623407 3.541.451 623407 - công trình đường Võ Miếu 3.541.451 Tổng cộng 3.541.451 6424 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ 13.748.332 Tổng cộng 13.748.332 Tổng cộng 50.146.081 Tổng số đối tượng sử dụng : 8 Ngày 31 tháng 03 năm 2008 Người lập biểu Kế toán trưởng *Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm chi phí điện nước, chi phí thuê máy thi công, chi phí sửa chữa nhỏ ... và các chi phí dịch vụ mua ngoài khác. Chi phí cho công trình nào thì hạch toán cho công trình đó. Đối với chi phí sửa chữa nhỏ là loại chi phí không được công ty lập dự toán trước và chi phí này không quá lớn. Do đó, khi phát sinh kế toán căn cứ vào số tiền ghi trong biên lai thanh toán để ghi sổ. Đối với chi phí khác, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán liên quan để tiến hành định khoản và nhập vào máy. Riêng đối với chi phí thuê máy thi công công ty tiến hành thuê máy của đơn vị bên ngoài khi công ty không đủ hoặc không có loại máy đố kế toán căn cứ vào hợp đồng kinh tế giữa hai bên và biên bảng nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành để tiến hành nhập liệu. Công ty sử dụng TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài, để hạch toán loại chi phí này. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình hạng mục công trình. Công trình đường Văn Miếu – Vinh Tiền, kế toán mở TK 627725. Cuối tháng đội trưởng xây lắp tập hợp các chứng từ, hóa đơn thanh toán với người cung cấp dịch vụ về Phòng Tài chính – Kế toán. Sau khi kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ này kế toán tiến hành nhập liệu vào máy theo định khoản: Nợ TK 6277 Có TK 141, 3311... Quy trình nhập liệu đã được đề cập ở phần kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Máy tự động kết chuyển số liệu vào sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 141, Sổ chi tiết TK 141, Sổ chi tiết TK 6277, Sổ chi tiết TK 331 *Chi phí bằng tiền khác: Công ty sử dụng TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác để phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí kể trên bao gồm: Chi phí đi công tác của công nhân viên, chi phí tiếp khách, chi phí giao dịch và các chi phí khác như tiền chi trả tiền điện thoại, tiền thuê trụ sở, thuê kho bãi... Đối với các khoản chi phí này kế toán quản lý và ghi sổ dựa trên các chứng từ do kế toán đội thu thập và chuyển đến như: Vé tàu xe, máy bay của công nhân viên trong công ty đi công tác, phiếu chi tiếp khác, chi phí cho nghiệm thu công trình kế toán nhập số liệu vào máy theo định khoản: Nợ TK 6278 Có TK 141 Quy trình nhập cũng đã được đề cập ở trên, máy sẽ tự động kết chuyển số liệu vào Sổ Nhật ký chung, Sổ chi tiết TK 6278, Sô cái TK 141, Sổ chi tiết TK 141. - Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất cuối kỳ. Để tập hợp chi phí sản xuất thi công và tính giá thành sản phẩm cuối kỳ, công ty sử dụng TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Cụ thể, công trình Đường Văn Miếu Vinh Tiền, tài khoản chi tiết được mở để tập hợp chi phí sản xuất cuối kỳ là TK 15420 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Công trình Đường Văn Miếu - Vinh Tiền Do áp dụng công nghệ tin học vào công tác hạch toán nên giúp cho kế toán tổng hợp chi phí một cách dễ dàng nhanh chóng, thuận tiện và chính xác. Để tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất, kế toán nhập vào máy theo định khoản: Nợ TK 154 Có TK 621, 622, 627 Cụ thể, như kết chuyển chi phí công trình cống Đường Văn Miếu - Vinh Tiền: Máy tự động cập nhật số liệu vào các Sổ Nhật ký chung (Biểu 4), Sổ cái TK 154, Sổ chi tiết TK 15420, Sổ cái TK 621, 622, 627, Sổ chi tiết TK 62116, 62220, 627215, 627316, 627420, 627725, 627820. - Đánh gía sản phẩm làm dở cuối kỳ. Để tính được khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ đòi hỏi phải xác định được chi phí thực tế cho khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ. Thông thường kế toán tiến hành đánh gía sản phẩm làm dở cuối quý, xong đối với nhứng công trình có thời điểm thanh toán và bàn giao không trùng với kỳ tính giá thành, kế toán vẫn tiến hành đánh gía sản phẩm làm dở vào thời điểm thanh toán. Đối với công ty việc hạch toán sản phẩm xây dựng hoàn thành là theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý, kỳ tính gía thành xây dựng hoàn thành là cuối quý nên để xác định được thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành trong quý, phải tính được khối lượng xây lắp dở dang cuối quý. Khối lượng xây lắp dơ dang cuối quý là khối lượng xây lắp chưa đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy đinh và được xác định bằng phương pháp kiểm kê ( Biểu 10 ) Cuối quý phòng Kinh tế - kế hoạch cùng với kỹ thuật viên công trình, chỉ huy công trình tiến hành kiểm kê xác định khối lượng xây lắp dỡ dang cuối kỳ cho từng công trình. Bộ phận kế toán ghi nhận được “Bản kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang” cuối kỳ từ Phòng Kinh tế – kế hoạch gửi sang sẽ tiến hành xác định khối lượng xây lắp dỡ dang cuối kỳ theo công thức: Giá trị dự toán của khối lượng dỡ dang cuối kỳ == Khối lượng dở dang XX Đơn giá dự toán Từ đó kế toán xác định chi phí thực tế khối lượng xây lắp dỡ dang cuối kỳ theo công thức: CP thực tế khối lượng xây lắp dỡ dang cuối kỳ += CP thực tế KLXL dơ dang đầu kỳ ++ Chi phí thực tế của KLXL phát sinh trong kỳ xX Giá trị dự toán của KLXL dỡ dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành Giá trị dự toán KLXL hoàn thành bàn giao trong kỳ ++ Giá trị dự toán của KLXL dỡ dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành - Kế toán giá thành sản phẩm xây lắp + Đối tượng tính giá thành Xuất phát đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản của ngành xây lắp và tình hình thực tế của công ty, đối tượng tính giá thành cũng đồng thời là đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Giá thành sản phẩm xây lắp cũng được tính cho từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Kỳ tính giá thành của công ty thông thường là theo quý. Xong tuỳ thuộc vào thời điểm bàn giao công trình, hạng mục công trình đã quy định trong hợp đồng mà công ty có hể tính giá thành sản phẩm khác nhau - Phương pháp tính giá thành sản phẩm Công ty sử dụng chủ yếu 2 phương pháp : Phương pháp trực tiếp và phương pháp tính giá thành theo đơn đăt hàng . Tuỳ từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và phương thức thanh toán công ty lựa chọn phương pháp phù hợp. Đối với phương thức thanh toán là từng công đoan thi công thì công ty sử dụng phương phấp trực tiếp. Còn nếu công ty thanh toán theo từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao thì công ty sẽ sử dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng để tính giá thành. - Tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần xây dựng Hà Thanh Sau khi tập hợp chi phí sản xuất, kết chuyển sang TK 154 và chi phí thực tế khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ tính được, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm hoàn thành bàn giao theo công thức sau: Giá thành thực tế KLXL hoàn thành bàn giao = CP thực tế KLXL dở dang đầu kỳ + CP thực tế KLXL phát sinh trong kỳ - CP thực tế KLXL dở dang cuối kỳ Ví dụ: Đối với công trình đường Văn Miếu – Vinh Tiền Giá thành thực tế KLXL hoàn thành bàn giao = 2.472.034.784+1.905.325.015-3.115.752.857= 4061606942 Để phản ánh giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành, kế toán sử dụng TK 632 – Giá vốn hàng bán, tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Cụ thể, CT đường Văn Miếu – Vinh Tiền là tài khoản 6320401. Việc tính giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành được thể hiện trên bảng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quý I/2008 (Biểu sau) Máy tự động cập nhật số liệu vào các Sổ Nhật ký chung (Biểu 4), sổ cái TK154, 632, Sổ chi tiết TK15420, sổ chi tiết TK63217 2.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phần xây dựng Hà Thanh. 2.2.1. Kế toán chi phí sản xuất. 2.2.1.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất . Đối tượng kế toán chi phí là phạm vi, giới hạn mà các chi phí cần phải tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Xác định kế toán là khâu đầu tiên, quan trọng của tổ chức hạch toán quá trình sản xuất. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thực chất là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí hay xác định nơi phát sinh chi phí và nơi gánh chịu chi phí. Để xác định đối tượng tập hợp chi phí phù hợp cần phải dựa vào căn cứ sau: - Đặc điểm và công dụng của chi phí . - Đặc điểm, tính chất sản xuất của đơn vị (ví dụ phân xưởng, tổ, đội...) - Loại hình sản xuất đơn chiếc hay hàng loạt. - Quy trình công nghệ sản xuất. - Yêu cầu về trình độ hạch toán. Đối với xây dựng cơ bản là hoạt động phát sinh nhiều chi phí , quy trình sản xuất phức tạp và sản phẩm mang tính đơn chiếc, có quy mô lớn và tính lâu dài. Mỗi công trình lại bao gồm nhiều hạng mục công trình, sản xuất theo đơn đặt hàng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất được chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình. Ngoài ra, tuỳ theo công việc cụ thể có thể tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng hay giai đoạn công việc hoàn thành. 2.2.1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất : Tuỳ theo đặc điểm của loại chi phí là chỉ liên quan đến một đối tượng tập hợp chi phí hay nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà kế toán có thể sử dụng một trong hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp tập hợp trực tiếp hay phương pháp phân bổ gián tiếp. 2.2.1.3. Phương pháp tập hợp trực tiếp : Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng khi các chi phí phát sinh chỉ liên quan trực tiếp đến một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Phương pháp tập hợp: Chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng nào thì tiến hành tập hợp chi phí đó, tức là kế toán lấy số liệu ở chứng từ gốc liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và ghi thẳng cho đối tượng đó mà không cần tính toán phân bổ. 2.2.1.4. Phương pháp phân bổ gián tiếp : Điều kiện áp dụng: Phương pháp này chỉ áp dụng khi phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng được. Phương pháp phân bổ: Khi các chi phí liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất chi tất cả đối tượng chịu chi phí liên quan, sau đó sẽ tiến hành phân bổ cho từng đối tượng theo công thức: Ci : Chi phí sản xuất cho đối tượng thứ i : Tổng chi phí sản xuất : Tổng đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ 2.3. Kế toán tập hợp chi phí trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản Giá thành sản phẩm xây lắp theo quy định hiện nay gồm bốn khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. Chi phí này phù hợp với cách phân loại chi phí xây lắp theo khoản mục. Vì vậy, việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp sẽ lần lượt theo bốn khoản mục này. Trong các doanh nghiệp xây lắp do đặc thù về kinh tế tổ chức quản lý và kỹ thuật nên hình thức kế toán hàng tồn kho được áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên. Sau đây, em xin được trình bày phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương pháp kê khai thường xuyên : 2.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỉ trọng lớn trong công tác xây lắp. Do vậy, việc hạch toán chính xác chi phí nguyên vật liệu có ý nghĩa quan trọng để xác định lượng tiêu hao vật chất trong xản xuất cũng như tính chính xác hợp lý của giá thành công tác xây lắp. Trong hạch toán chi phí nguyên vật liêu trực tiếp cần chú ý: - Nguyên vật liệu sử dụng cho xây dựng công trình, hạng mục công trình nào thì tính trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó trên cơ sở những chứng từ gốc liên quan, theo số lượng thực tế đã sử dụng và giá thành thực tế xuất kho. - Trong điều kiện vật tư không thể xác định cụ thể cho từng công trình, hạng mục công trình thì tập hợp chung cuối kỳ hạch toán tiến hành phân bổ theo tiêu thức hợp lý: Có thể tỉ lệ với định mức tiêu hao... - Cuối kỳ hoặc khi công trình hoàn thành phải kiểm kê vật liệu chưa sử dụng hết ở các công trường, bộ phận sản xuất để tính số vật liệu thực tế sử dụng cho công trình, đồng thời phải đúng số liệu thu hồi ( nếu có) theo từng đối tượng công trình. - Kế toán phải sử dụng triệt để hệ thống định mức tiêu hao vật liệu áp dụng trong xây dựng cơ bản và phải tác động tích cực để không ngừng hoàn thiện hệ thống định mức đó. Để phản ánh chi phí nguyên vật liêu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản TK621- “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, từng khối lượng xây lắp, các giai đoạn quy ước đạt điểm dừng kỹ thuật có dự toán riêng. TK621 không có số dư cuối kỳ. 2.3.2 Kế toán tập hợp Chi phí nhân công trực tiếp : Trong tổng giá thành sản phẩm khoản chi phí nhân công cũng là một khoản chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Việc tiết kiệm chi phí nhân công góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ thấp giá thành. Trong điều kiện kế toán trên máy, chứng từ phát sinh liên quan đến phần hành tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp (như bảng tính lương, bảng chấm công, bảng thanh toán lương, hợp đồng giao khoán, giấy thanh toán tạm ứng...) Sau khi được luân chuyển qua các bộ phận kế toán liên quan, cuối cùng chuyển về bộ phận chịu trách nhiệm nhập liệu, sau khi tiến hành nhập liệu, số liệu trên chứng từ sẽ được máy cập nhật ngay vào các sổ kế toán liên quan như (sổ cái các tài khoản TK622, TK334, sổ chi tiết TK622... và được lưu trữ dưới hình thức tệp in. Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp TK334 TK622 TK154 K/c CPNC Lương, phụ cấp phải trả CN TK335 Trích trước tiền lương nghỉ phép TK111 Tiền công trả cho NC thuê ngoài TK141(1413)) Thanh toán TƯ TƯ KLXL nội bộ TK111,112 2.3.3. Chi phí sử dụng máy thi công: Máy thi công là các loại xe máy sử dụng trực tiếp để thi công xây lắp các công trình như: Máy trộn bê tông, cần cẩu, máy đào xúc đất, máy ủi, ô tô vận chuyển đất đá ở công trường... các loại máy thi công doanh nghiệp có thể tự trang bị hoặc thuê ngoài. Để phản ánh chi phí sử dụng máy thi công, kế toán sử dụng TK623 “ Chi phí sử dụng máy thi công”. TK này dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công phục vụ trực tiếp cho xây lắp và chỉ sử dụng để hạch toán đối với những doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình theo phương pháp thi công hỗn hợp vừa thủ công, vừa kết hợp bằng máy.Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp hoàn toàn bằng máy thi công thì không sử dụng tài khoản này mà doanh nghiệp hạch toán chi phí xây lắp trực tiếp vào các tài khoản TK621, 622, 627. Không hạch toán vào tài khoản này các khoản trích theo lương phải trả cho công nhân sử dụng máy thi công. TK623 có 6 TK cấp 2: +TK6231 “Chi phí nhân công sử dụng máy thi công” +TK6232 “Chi phí vật liệu” +TK6233 “Chi phí dụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6395.doc
Tài liệu liên quan