Trang
Lời mở đầu 1
Chương 1: Tổng quan chung và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Minh Hiền. 3
1.1. Quá trình thành lập và đặc điểm kinh doanh của công ty 3
1.1.1.Quá trình thành lập 3
1.1.2. Đặc điểm kinh doanh của công ty 5
1.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ kinh doanh của công ty TNHH Minh Hiền. 5
Sản xuất kinh doanh thực phẩm với ba loại sản phẩm chính là thịt lợn, thịt bò, thịt gà sạch. 5
1.1.2.2.Sản phẩm, hàng hoá 6
1.1.2.3.Thị trường 6
1.1.2.4. Nguồn nhân lực 7
1.2. Đặc điểm tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh 8
1.2.1. Đặc điểm quy trình công nghệ 8
1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất 9
1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 9
Chương 2: Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm tại công ty TNHH Minh Hiền. 12
2.1. Tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty. 12
2.2. Kết quả lợi nhuận của công ty qua các năm 13
2.3. Tình hình doanh thu 16
2.4. Tình hình chi phí 17
2.4.1. Giá thành sản xuất 17
2.4.2. Giá thành toàn bộ sản phẩm. 20
2.5. Tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty 22
2.5.1. Cơ cấu lợi nhuận trước thuế của công ty TNHH Minh Hiền 22
2.5.2. Về tỉ suất lợi nhuận 24
2.6. Định hướng hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm tới. 25
Kết luận 27
31 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Minh Hiền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lao động, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động.
Sản phẩm, hàng hoá
Công ty TNHH Minh Hiền từ khi thành lập đã trải qua gần 10 năm trưởng thành và phát triển, từng bước vươn lên là một trong những doanh nghiệp đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường trong nước và Thế Giới.
Công ty được quyền xuất khẩu trực tiếp, chuyên sản xuất các sản phẩm thực phẩm sạch có chất lượng cao theo đơn đặt hàng của khách hàng trong và ngoài nước.
Hiện nay, Công ty đang sản xuất và kinh doanh những mặt hàng chủ yếu sau:
Thịt lợn sạch
Thịt bò sạch
Gia cầm sạch
Thị trường
Lúc đầu, khi mới thành lập thị trường của công ty TNHH Minh Hiền chủ yếu là thị trường trong nước. Nhưng theo thời gian, cùng với sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên, thị trường của công ty ngày càng được mở rộng ra các nước khác như: Hồng Kông, Trung Quốc, Nga.
Hiện nay, công ty đã có quan hệ với nhiều nước trên thế giới, trong đó có những thị trường mạnh đầy tiềm năng: Nhật Bản, Mỹ,...
Công ty TNHH Minh Hiền luôn xác định vấn đề giữ vững thị trường là vấn đề sống còn, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Vì vậy, hiện nay công ty đã đề ra và đang thực hiện một chiến lược phát triển thị trường như sau:
- Đối với thị trường xuất khẩu: công ty đặc biệt chú trọng đến thị trường này vì đây là con đường phát triển lâu dài của công ty. Công ty đang xây dựng mạng lưới phân phối, nắm bắt thông tin giá cả; gắn việc sản xuất sản phẩm đầu ra với sản phẩm đầu vào và sản xuất kinh doanh nguyên phụ liệu để thúc đẩy sự phát triển của công ty.
- Đối với thị trường nội địa: Phát triển thị trường nội địa và tăng tỷ trọng nội địa hoá trong các đơn hàng xuất khẩu cũng là vấn đề được công ty quan tâm. Chính vì vậy, công ty TNHH Minh Hiền đã thành lập nhiều trung tâm kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá, mở rộng hệ thống bán buôn, bán lẻ tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố, địa phương trong cả nước. Công ty đã đa dạng hoá các hình thức tìm kiếm khách hàng: Tiếp khách hàng tại công ty, chào hàng giao dịch qua Internet, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Với chiến lược phát triển thị trường như trên, công ty TNHH Minh Hiền đã và đang mở rộng được mối quan hệ hợp tác với nhiều nước khác nhau trên thế giới.
1.1.2.4. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một yếu tố mang tính quyết định trong quá trình sản xuất nhất là đối với các công ty trong lĩnh vực dệt thực phẩm. Đồng thời, nó cũng là một trong những động lực quan trọng đảm bảo cho công ty không ngừng phát triển và đứng vững trên thị trường. Công ty TNHH Minh Hiền hiện nay có một đội ngũ nguồn nhân lực mạnh và có chất lượng cao. Đây cũng chính là một trong những nhân tố giúp công ty ngày càng lớn mạnh.
Do đặc thù của công việc đòi hỏi sự cẩn thận,cần nhiều đến lao động cơ bắp nên lao động nam trong công ty chiếm số lượng lớn hơn lao động nữ.
Trình độ của nguồn nhân lực của công ty là khá cao.
Thu nhập bình quân của nhân viên trong công ty cũng từng bước được nâng cao. Thu nhập bình quân của nhân viên trong công ty năm 2007 tăng 17,541% so với năm 2006.
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Thu nhập bình quân (người/tháng)
716.000
842.000
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán công ty TNHH Minh Hiền)
Các chính sách phúc lợi, đãi ngộ và đào tạo người lao động được thực hiện theo đúng pháp luật và điều lệ của công ty. Người lao động được ký hợp đồng lao động theo điều 27 Bộ luật lao động và thông tư 21/LĐTBXH ngày 12/10/1996 của Bộ Lao động thương binh xã hội. Trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo điều 10 Nghị định 198/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ.
Công ty luôn quan tâm đến việc đào tạo cán bộ, nâng cao tay nghề cho người lao động. Hiện nay, công ty TNHH Minh Hiền đang khuyến khích công nhân kỹ thuật nâng cao tay nghề.
1.2. Đặc điểm tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh
1.2.1. Đặc điểm quy trình công nghệ
Quy trình công nghệ sản xuất chế biến là một quy trình sản xuất, chế biến liên tục và không phân bước rõ ràng, chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ, sản phẩm là kết quả chế biến của nhiều công đoạn. Thời gian đưa nguyên vật liệu vào sản xuất đến khi nhập kho khá nhanh. Ta có thể khái quát quy trình công nghệ này theo sơ đồ sau:
Kiểm nghiệm
Nhập kho
Giết mổ
Lọc thịt và chế biến
Đóng gói, làm lạnh
NVL
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến phức tạp kiểu liên tục theo một trình tự nhất định là từ giết mổ - lọc thịt và chế biến – đóng gói,làm lạnh – kiểm nghiệm - nhập kho.
1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất
Để đáp ứng nhu cầu của quy trình công nghệ, công ty tổ chức một xưởng chính bao gồm ba phân xưởng:
+Phân xưởng giết mổ gồm những công việc: làm sạch lợn, gia cầm,giết thịt, cạo lông rồi mổ.
+Phân xưởng lọc thịt và chế biến bao gồm lọc ra thành những phần khác nhau của lợn, gia cầm để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và với từng loại thị trường khác nhau.
+Phân xưởng đóng gói và làm lạnh gồm những công việc: đóng gói các sản phẩm đã hoàn thành ở khâu lọc và chế biến, sau đó mới đưa vào kho để lạnh để bảo quản.
1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Tổng số công nhân viên của công ty là 96 trong đó nhân viên quản lý là 23 gồm có Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng, các trưởng phòng. Ngoài phòng Giám đốc, Phó giám đốc thì công ty có 4 phòng ban và 3 phân xưởng. Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng tài chính kế toán
Phòng kinh doanh
Phòng xuất khẩu
Ban bảo vệ
Xưởng đóng gói, làm lạnh
Xưởng lọc và chế biến
Xưởng giết mổ
Khối sản xuất
Phòng kiểm nghiệm
- Giám đốc: là người chịu trách nhiệm điều hành chung toàn công ty và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về hoạt động kinh tế của công ty.
- Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, thay mặt Giám đốc điều hành những mảng do Giám đốc giao phó và trực tiếp điều hành đối với phòng xuất khẩu, phòng kế toán tài vụ và phòng kinh doanh.
- Phòng kế hoạch kinh doanh do trưởng phòng điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty về hàng nhập ngoại, hàng mua và hàng bán.
- Kế toán tài vụ đảm nhiệm chức năng hạch toán kế toán, tạo vốn trong sản xuất và kinh doanh. Từ đó giúp giám đốc thấy rõ mọi hoạt động kinh tế của công ty hạch toán từng loại mặt hàng, từng loại sản phẩm.
- Phòng xuất khẩu: thăm dò, tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước, hàng ngày nắm bắt được tỷ giá hối đoái để điều hành các mặt hàng xuất khẩu và nhanh chóng triển khai các hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết.
- Phòng tổ chức hành chính: có một cơ cấu tổ chức hợp lý, phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các phòng ban, hợp lý giữa các công việc hành nghề cấp bậc.
- Phòng kỹ thuật kiểm nghiệm: có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với tất cả các loại hàng kể cả hàng mua về, hàng tự sản xuất đảm bảo chất lượng đúng theo tiêu chuẩn. Đồng thời nghiên cứu các mặt hàng mới, mẫu mã mới...
- Khối sản xuất: gồm phân xưởng giết mổ, phân xưởng lọc thịt và chế biến, phân xưởng đóng gói và làm lạnh, các phân xưởng này thực hiện việc sản xuất các mặt hàng do phòng kế hoạch giao cho.
Chương 2
Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm tại
công ty TNHH Minh Hiền.
2.1. Tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty.
Bảng 2.1: Cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh
ĐVT:trđ
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
2007/2006
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
I. Tổng VKD
10088,3
100
13740,26
100
3651,96
36,2
1. Vốn cố định
3319,1
32,9
4891,5
35,6
1572,4
47,37
2. Vốn lưu động
- HTK
6769,2
2471,6
67,1
24,5
8848,76
2352,96
64,4
17,12
2079,6
-118,64
30,7
-4,8
II. Tổng NVKD
10088,3
100
13740,26
100
3651,96
36,2
1. VCSH
1015,89
10,07
2583,17
18,8
1567,28
154,28
2. Vốn vay
- Vay ngắn hạn
- Vay dài hạn
9072,41
6264,83
2807,58
89,93
62,1
27,83
11157,09
9302,16
1854,93
81,2
67,7
13,5
2084,68
3038,16
-952,65
22,98
48,5
-33,93
(Nguồn :Số liệu từ báo cáo tài chính năm 2006 -2007,
Phòng tài chính kể toán)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy vốn lưu động của công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh, cụ thể năm 2006 vốn lưu động chiếm 67,1%, năm 2007 chiếm 64,4% trong tổng vốn kinh doanh . Vốn lưu động năm 2007 so với năm 2006 tăng 30,7% do nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh và có những sự biến động về giá cả vật tư, hàng hoá. Vốn cố định năm 2007 so với năm 2006 tăng 47,37% do công ty đã đầu tư thêm tài sản cố định mới. Mức phát triển của công ty tăng nhanh, cụ thể tổng vốn kinh doanh bình quân của công ty năm 2007 so với năm 2006 tăng 36,2%. Công ty là một doanh nghiệp sản xuất chế biến nhưng vốn cố định chỉ chiếm 35,6% năm 2007 điều đó có nghĩa là đầu tư dài hạn và mua sắm TSCĐ của công ty còn bị hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới công ty nên đầu tư thêm trang thiết bị máy móc, công nghệ để tạo điều kiện sản xuất tốt hơn và để cân đối lại nguồn vốn của công ty.
Nguồn vốn kinh doanh của công ty được hình thành từ hai nguồn chủ yếu là vốn chủ sở hữu và vốn vay. Đối với doanh nghiệp Tư nhân thì vốn chủ sở hữu chính là vốn của chủ doanh nghiệp, và nguồn vốn chủ sở hữu đó có thể bổ sung thêm khi công ty làm ăn có lãi. Ta thấy vốn chủ sở hữu năm 2007 tăng so với năm 2006 là 154,28% điều đó có nghĩa là công ty đã chú trọng tăng phần vốn chủ sở hữu. Nhưng tỷ lệ vốn vay lại chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh, cụ thể là năm 2006 vốn vay chiếm 89,93%; năm 2007 chiếm 81,2% trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Năm 2007 so với năm 2006 tăng 22,98%.Với lượng vốn vay chiếm tỷ trọng lớn đã hạn chế tính tự chủ tài chính của công ty và luôn đặt công ty trước áp lực phải trả nợ nhất là nợ ngắn hạn lớn và đang tăng lên.
2.2. Kết quả lợi nhuận của công ty qua các năm
Bảng 2.2 : Kết quả hoạt đông kinh doanh năm 2006-2007
Đvt : trđ
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
So sánh 2007/2006
Chênh lệch
Tốc độ tăng (%)
1.Tổng doanh thu
20.830
21.091
261
12,5
2.Các khoản giảm trừ doanh thu
0
0
0
0
3.Doanh thu thuần
Trong đó : xuất khẩu
20.830.
4.891
21.091
5.008
261
117
12,5
2,4
4.Giá vốn hàng bán
17.994
19.138
1.144
6,36
5.Lợi tức gộp
2.836
1.953
-883
-31,15
6.Chi phí bán hàng
523
407
-116
-22,16
7.Chi phí QLDN
2.263
1.432
-831
-36,71
8.Lợi tức thuần từ
HĐKD
50
114
64
125,49
9.Lợi tức HĐTC
- Chi phí HĐTC
- Thu nhập HĐTC
31
0
31
50
0
50
19
60,6
10.Lợi tức BT
- Chi phí BT
- Thu nhập BT
0
0
0
- 79
886
807
-79
11.Tổng lợi tức trước thuế
82
84
2
3,61
12.Thuế lợi tức TNDN
23
24
1
3.61
13. Lợi tức sau thuế
59
61
2
3,61
14. Thu nhập BQ
716 ngđ/tháng
842 ngđ/tháng
126
17,541
15. CNTTSX(người)
70
70
0
0
(Nguồn :Số liệu từ báo cáo tài chính năm 2006 -2007,Phòng tài chính kể toán)
Qua số liệu trên, ta thấy doanh thu thuần tăng mạnh, cụ thể năm 2007 so với năm 2006 tăng 12,5 % (từ 20.830 triệu lên 21.090 triệu ). Doanh thu về hàng xuất khẩu tăng 2,4 % so với năm 2006, đồng thời doanh thu về tiêu thụ hàng hoá trong nước cũng tăng mạnh.Tổng doanh thu tăng mạnh vì công ty không những biết chú trọng thị trường nước ngoài mà còn rất nỗ lực tại thị trường trong nước. Chất lượng, mẫu mã hàng hoá luôn được thay đổi và nâng cao đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng nên giá trị hàng bán bị trả lại không có. Đây cũng là một yếu tố làm tăng doanh thu thuần của doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán năm 2007 tăng so với năm 2006 là 6,36 %, nguyên nhân do tổng chi phí nguyên vật liệu năm 2007 là 16.961 triệu còn năm 2006 là 15.044 triệu đồng. Chi phí nguyên vật liệu tăng do nhiều nguyên nhân như là sự biến động của giá cả, quản lý vật tư chưa được chặt chẽ. Do đó giá vốn hàng bán lớn cho dù doanh thu thuần tăng cao nhưng lợi tức gộp năm 2007 so với năm 2006 giảm 31,15 %.
Muốn tăng được lợi nhuận thì công ty phải tìm mọi cách làm tăng doanh thu và giảm thiểu các khoản chi phí. Năm 2007 công ty đã đạt được điều đó, mặc dù lợi tức gộp năm 2007 thấp hơn năm 2006 nhưng lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2007 so với năm 2006 tăng 125,49% do công ty đã giảm được đáng kể chi phí bán hàng và CPQLDN. CPBH năm 2007 so với năm 2006 giảm 22,16% còn CPQLDN năm 2007 so với năm 2006 giảm 36,71%. Điều đó thể hiện công ty đã chú trọng đến việc tổ chức quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh công ty còn góp vốn liên doanh đầu tư nên thu hút được lợi tức từ hoạt động tài chính bổ sung thêm vào nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2007. Lợi tức HĐTC năm 2007 so với năm 2006 tăng 60,6%. Hoạt động bất thường năm 2007 bị âm do chi phí bất thường lớn hơn thu nhập bất thường. Do chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định lớn. Tuy vậy lợi tức trước thuế năm 2007 so với năm 2006 vẫn tăng 3,61%. Công ty TNHH Minh Hiền thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với Nhà Nước. Lợi tức sau thuế năm 2007 tăng so với năm 2006 là 3,61%. Đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện.
2.3. Tình hình doanh thu
Bảng 2.3 : Tình hình doanh thu năm 2006-2007 công ty TNHH Minh Hiền
Đvt : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
So sánh
Giá trị
Tỷ trọng(%)
Giá trị
Tỷ trọng(%)
Chênh lệch
Tốc độ tăng (%)
1.Doanh thu tiêu thụ hh, sản phẩm
- Xuất khẩu
20.830
4.891
99,85
23,46
21.091
5.008
96,1
22,82
261
117
12,5
2,4
2.Doanh thu HĐTC
31
0,15
50
0,228
19
61,29
3.Doanh thu HĐBT
0
0
806
3,672
806
Tổng doanh thu
20.861
100
21.947
100
1.086
5,21
(Nguồn :Số liệu từ báo cáo tài chính năm 2006 -2007,
Phòng tài chính kể toán)
Trong tổng doanh thu của công ty đạt được thì doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 99,85% năm 2006 và 96,1% năm 2007. Điều đó cho thấy khối lượng lớn sản phẩm của công ty được tiêu thụ trên thị trường và đây cũng là hoạt động mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho công ty. Ngoài hoạt động tiêu thụ trong nước, công ty còn xúc tiến xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Doanh thu hàng xuất khẩu năm 2006 chiếm 23,46%, năm 2007 chiếm 22,82% trong tổng doanh thu tiêu thụ hàng hoá. Chính vì doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá chiếm tỷ trọng cao như vậy mà công ty phải tìm mọi biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ tăng doanh thu.
Doanh thu HĐTC chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu nhưng cũng góp phần làm tăng doanh thu của công ty. Năm 2006 doanh thu HĐTC chiếm 0,15% và tăng lên 0,228% trong tổng doanh thu vào năm 2007. Doanh thu HĐTC năm 2007 tăng so với năm 2006 là 61,29%. HĐTC của công ty cũng thể hiện sự năng động, sự nhanh nhạy nắm bắt cơ hội để tìm kiếm lợi nhuận góp phần tăng doanh thu nhập cho công ty. Do vậy để HĐTC chiếm tỷ trọng cao hơn nữa công ty cần phải nắm bắt xu thế của nền kinh tế và phải biết đầu tư góp vốn, tận dụng vốn có hiệu quả. Doanh thu hoạt động bất thường năm 2007 so với 2006 tăng là 806 trđ. Tuy hoạt động bất thường không mang tính chất thường xuyên nhưng nó cũng đóng góp một phần không nhỏ vào tổng doanh thu của công ty nếu như doanh thu của nó lớn.
Nhìn chung ta thấy tổng doanh thu năm 2007 so với năm 2006 tăng là 5,21%.
Qua đây ta thấy được tầm quan trọng của doanh thu, doanh thu là một nhân tố rất quan trọng quyết định lợi nhuận của công ty trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. Doanh thu tỷ lệ thuận với lợi nhuận, doanh thu càng cao thì khả năng lợi nhuận thu được của công ty cao.
Để chứng minh doanh thu tăng làm lợi nhuận tăng em dựa vào bảng 2.3 để tính
- Giá vốn hàng bán năm 2006 / Doanh thu thuần năm 2006 là :
17994/ 20830 = 0,86
- Doanh thu thuần năm 2007 x tỷ trọng GVHB / DTT năm 2006 ta có kết quả như sau:
21091 x 0,86 = 18.138,3 triệu đồng
- Doanh thu tăng làm lợi nhuận tăng là
21091 – 18138,3 = 2952,7 triệu đồng
2.4. Tình hình chi phí
2.4.1. Giá thành sản xuất
Bảng 2.4 : Giá thành sản xuất
đvt : trđ
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
So sánh
Giá trị
Tỷ trọng(%)
Giá trị
Tỷ trọng(%)
Chênh lệch (+/-)
Tỷ lệ (%)
Tổng doanh thu
20.830
21.091
261
12,5
1.Chi phí NVL
15.045
83,6
16.715
87,34
1.670
11,1
2.Chi phí nhân công
2.033
11,3
2.131
11,13
98
4,83
3.Chi phí KHTSCĐ
555
3,09
200
1,05
-355
- 63,96
4.Chi phí DV mua ngoài
361
2,004
91
0,48
-270
-74,79
5.Giá thành sản xuất
17.994
100
19.137
100
1.143
6,36
(Nguồn :Số liệu từ báo cáo tài chính năm 2006 -2007,
Phòng tài chính kể toán)
Qua bảng phân tích trên ta thấy, chi phí sản xuất của công ty năm 2007 tăng 1143 trđ so với năm 2006, tương ứng với tốc độ tăng 6,36%. Trong đó tỷ trọng về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản xuất.Cụ thể, năm 2006 chiếm 83,6%, năm 2007 chiếm 87,34%, năm 2007 so với 2006 tăng là 11,1%. Vì công ty chuyên sản xuất kinh doanh thực phẩm sạch, nguyên vật liệu đối với công ty có tầm quan trọng quyết định đến chất lượng và mẫu mã của sản phẩm. Do đó để tìm được một nguồn NVL thường xuyên liên tục đáp ứng được đầy đủ nhu cầu sản xuất là một vấn đề rất quan trọng. Trong những năm vừa qua do quy mô sản xuất của công ty tăng đồng thời có sự biến động về giá cả NVL, đẩy chi phí NVL của công ty tăng lên cao khiến giá thành đơn vị và chi phí NVL trên mỗi đvsp năm 2007 sẽ tăng cao hơn so với năm 2006. Mặc dù tốc độ doanh thu tăng nhanh song với tốc độ chi phí tăng cũng nhanh nên khiến cho lợi nhuận của công ty chưa đạt hiệu quả cao. Chi phí dịch vụ mua ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá thành sản xuất, năm 2006 chiếm tỷ trọng 2,004% và năm 2007 chiếm 0,48%, Năm 2007 so với 2006 giảm 74,79%. Chi phí nhân công năm 2007 tăng so với năm 2006 là 98 trđ tương ứng với tốc độ tăng 4,83%. Do quy mô sản xuất mở rộng nên số lượng lao động tăng lên. Về chi phí KHTSCĐ năm 2007 giảm 355 trđ tương ứng với tốc độ giảm 63,69%. Nguyên nhân do công ty thanh lý bớt TSCĐ cũ làm giảm chi phí khấu hao tài sản cố định.
Với tốc độ gia tăng chi phí như hiện nay, mặc dù công ty đã cố gắng giảm yếu tố chi phí khác nhưng cũng không bù lại được sự gia tăng quá nhanh chi phí NVL, NVL chiếm tỷ trọng cao trong chi phí, nên việc tăng chi phí NVL cũng đồng nghĩa với việc tăng giá thành sản phẩm, sẽ kéo lợi nhuận của công ty thấp. Do đó công ty phải có sự phối kết hợp quản lý chặt chẽ ngay từ đầu vào, tiết kiệm những lãnh phí không cần thiết, hạn chế sự gia tăng về chi phí NVL, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Để lợi nhuận của công ty ngày càng tăng cao.
Qua phân tích trên ta thấy GTSX tăng làm giảm lợi nhuận. Để làm rõ vấn đề đó em dựa vào bảng 2.4 để tính
- Tỷ trọng GVHB / DTT năm 2006 là
17994 / 20830 = 0,86
- Tỷ trọng GVHB / DTT năm 2007 là
19137 / 21091 = 0,91
- GTSX năm 2007 tăng :
0,91 – 0,86 = 0,05
- Do giá thành sản xuất tăng làm lợi nhuận giảm là
0,05 x 21091 = 1.054,55 triệu đồng
Qua bảng phân tích trên ta thấy rõ chi phí tỷ lệ nghịch với lợi nhuận, chi phí càng cao thì lợi nhuận càng giảm và ngược lại. Do đó công ty cần phải có những chiến lược xây dựng kế hoạch chi phí lâu dài đúng với định mức để nâng cao lợi nhuận trong tương lai.
2.4.2. Giá thành toàn bộ sản phẩm.
Bảng 2.5 : Bảng giá thành toàn bộ năm 2006-2007
ĐVT : triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
So sánh
Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
1.
Doanh thu thuần
20.830
21.091
261
12,5
2.
GVHB
+Trong đó :NVL
17.994
15.045
19.137
16.715
1.143
1.670
6,36
11,1
3.
Chi phí bán hàng
523
467
-116
- 22,16
4.
Chi phí QLDN
2.263
1432
-831
- 36,71
5.
Giá thành toàn bộ
20780
21036
256
1,23
(Nguồn :Số liệu từ báo cáo tài chính năm 2006 -2007,
Phòng tài chính kể toán)
Giá thành toàn bộ của sản phẩm là một trong những nhân tố có liên quan chặt chẽ tới doanh thu và lợi nhuận của công ty. Chi phí có quan hệ ngược lại với lợi nhuận.Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, trị số của chỉ tiêu này tăng hoặc giảm sẽ làm cho lợi nhuận giảm hoặc tăng một lượng tương ứng. Nhìn vào bảng phân tích chi phí hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Minh Hiền ta thấy:
Doanh thu thuần năm 2007 so với năm 2006 tăng là 12,5%. Nếu so sánh tốc độ tăng doanh thu với tốc độ tăng giá thành toàn bộ thì tốc độ tăng doanh thu cao khá nhiều tốc độ tăng giá thành toàn bộ, cụ thể tốc độ tăng doanh thu là 12,5%, còn tốc độ tăng giá thành toàn bộ 1,23%. Điều đó cho thấy công ty có chú trọng giảm giá thành toàn bộ, tốc độ tăng lợi nhuận còn bị hạn chế. Hoạt động sản xuất của công ty là có lãi, nhưng với tốc độ tăng giá thành tiêu thụ như hiện nay thì nó sẽ có khả năng tăng nhanh bằng hoặc có thể hơn tốc độ tăng doanh thu. Lúc đó lợi nhuận của công ty sẽ thấp thậm chí là không có lãi. Lý do tăng giá thành chính vẫn là chi phí NVL cao, chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá thành sản phẩm. Do vậy công ty cần điều chỉnh, quản lý chặt chẽ NVL để giảm giá thành sản xuất. Về chi phí BH +CPQLDN năm 2007 so với 2006 giảm đáng kể , ta thấy việc giảm hai chi phí này rất quan trọng đối với vấn đề tăng lợi nhuận. Qua bảng phân tích HĐKD của công ty ta thấy, năm 2007 công ty đã chứng tỏ được điều này, chi phí giảm 947 trđ (tính gộp hai chi phí BH+CPQLDN). Do giảm được chi phí này nên lợi nhuận của công ty năm 2007 so với năm 2006 tăng lên. Để làm rõ hơn về giảm CPBH + CPQLDN làm lợi nhuận tăng, em dựa vào bảng 2.5 để tính.
- Năm 2006 tỷ trọng CPBH+CPQLDN / DTT là :
2786 / 20830 = 0,119
- Năm 2007 tỷ trọng CPBH+CPQLDN / DTT là :
1899 / 21091 = 0,09
- Năm 2007 công ty đã tiết kiệm được chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghịêp :
0,08 – 0,119 = - 0,039
- Do tiết kiệm được CPBH+CPQLDN nên lợi nhuận tăng :
0,039 x 21091 = 822,55 triệu đồng.
Bên cạnh đó năng suất lao động là một yếu tố quan trọng góp phần tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Năng suất lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận. Tại công ty TNHH Minh Hiền, năng suất lao động ngày một tăng cao song bên cạnh đó tốc độ tăng lương cho công nhân viên khá cao. Công ty cần điều chỉnh mức độ tăng lương cho phù hợp với tăng năng suất lao động để tạo nhiều lợi nhuận hơn nữa cho ty.
2.5. Tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty
2.5.1. Cơ cấu lợi nhuận trước thuế của công ty TNHH Minh Hiền
Bảng 2.6: Cơ cấu lợi nhuận trước thuế của công ty TNHH Minh Hiền
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
So sánh 2007/2006
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
CL (+/-)
Tỷ lệ (%)
1.Lợi nhuận HĐKD
50.339.845
61,77%
113.515.556
134,41%
63.175.711
125,49
2.Lợi nhuận HĐTC
31.170.278
38,23%
50.059.466
59,28%
18.889.188
60,6
3.Lợi nhuận HĐBT
0
0
- 79.122.384
-93,69%
-79.122.384
0
Tổng lợi nhuận
81.510.123
100%
84.452.638
100%
2.942.515
3,61
(Nguồn :Số liệu từ báo cáo tài chính năm 2006 -2007,
Phòng tài chính kể toán)
Qua bảng trên ta thấy lợi nhuận trước thuế năm 2007 so với năm 2006 tăng là 3,61%. Trong đó lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lợi nhuận. Năm 2006 lợi nhuận là 50.339.845 đồng đến năm 2007 tăng 113.515.556 đồng.Tỷ trọng lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 chiếm 134,41% tăng so với năm 2006 là 63.175.711 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 125,49%. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao vì doanh thu từ hoạt động này cao, nó là hoạt động chủ yếu của công ty.
Lợi nhuận HĐTC chiếm tỷ trọng 59,28% năm 2007 so với năm 2006 tăng 60,6% vì ngoài sản xuất kinh doanh công ty còn tham gia liên doanh, góp vốn với các công ty khác nên hoạt động này ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận.
Về lợi nhuận HĐBT cũng ảnh hưởng nhiều tới lợi nhuận trước thuế của công ty, năm 2006 công ty không thu được lợi nhuận bất thường nhưng năm 2007 lợi nhuận HĐBT bị âm do chi phí của hoạt động này quá lớn so với thu nhập. Chính vì vậy đã làm cho tổng lợi nhuận trước thuế giảm xuống đáng kể.
Doanh thu càng cao thì chắc chắn sẽ kéo theo lợi nhuận tăng.Tuy vậy lợi nhuận từ hoạt động SXKD cao nhưng tổng lợi nhuận trước thuế của công ty còn thấp, tăng không đáng kể. Tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng lợi nhuận ( tốc độ tăng doanh thu là 12,5% ; còn tốc độ tăng lợi nhuận là 3,61%). Điều đó cho thấy chi phí HĐKD của công ty là quá lớn. Cho dù doanh thu có tăng cao bao nhiêu nhưng nếu không khống chế được chi phí thì lợi nhuận thu được sẽ không cao thậm chí có thể lỗ. Ta thấy tốc độ tăng giá vốn hàng bán khá cao, mà nguyên nhân gây ra sự gia tăng nhanh chóng về giá vốn hàng bán là do chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng quá cao, còn các chi phí khác như chi phí KHTSCĐ, CPNC, chi phí khác chỉ chiếm một tỷ trọng nhất định trong giá vốn hàng bán. Mặc dù CPBH+CPQLDN năm 2007 đã giảm so với năm 2006 nhưng lợi nhuận cũng còn bị hạn chế. Qua đó ta thấy nhân tố giá thành sản xuất tác động đến lợi nhuận như thế nào. Nhân tố chi phí có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi.Trị số của chỉ tiêu này tăng hoặc giảm sẽ làm cho lợi nhuận tăng hoặc giảm một lượng tương ứng. Vì vậy công ty cần phải chú trọng nhiều hơn nữa khống chế tăng chi phí nhất là chi phí NVL để HĐKD của công ty ngày càng có hiệu quả.
Qua bảng lợi nhuận trên của công ty TNHH Minh Hiền ta thấy công ty rất có nhiều khả năng tăng lợi nhuận nếu biết tập trung khai thác thế mạnh của mình là tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm và kết hợp với các hoạt động khác như HĐTC để chớp cơ hội thu lợi nhuận tối đa.
2.5.2. Về tỉ suất lợi nhuận
Bảng 2.7 : Tỷ suất lợi nhuận của công ty TNHH Minh Hiền Năm 2006 – 2007
Đvt :triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K-325 (tong quan).doc