LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
1/ Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
1.1/ Khái niệm và bản chất
1.12/Phân loại chi phí sản xuất
2/ Gía thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm
2.1/ Khái niệm và bản chất
2.2 Phân loại giá thành sản phẩm
3/ Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
4/ Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
II/ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1/ Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tưọng tính giá thành sản phẩm
2/ Kế toán chi phí sản xuất
2.1/ Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.2/ Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
2.3/ Kế toán chi phí sản xuất chung
3/ Tổng hợp chi phí kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang
3.1/ Tổng hợp chi phí sản xuất
3.2/ Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang
4/ Tính giá thành sản phẩm
4.1/ Đối tượng tính giá thành sản phẩm
4.2/ Kỳ tính giá thành và đơn vị tính giá thành
4.3/ Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
4.3.1/Phương pháp tính giá thành giản đơn
4.3.2/Phương pháp tính giá thành theo hệ số
4.3.3/Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
4.3.4/Phương pháp tính gía thành theo định mức
PHẦN II Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy xi măng Lâm Nghiệp
I/ Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của Xí nghiệp
1/ Vài nét về nhà máy Xi măng Lâm Nghiệp
2/ Qúa trình hình thành và phát triển của Xí Nghiệp
3/ Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất Xi măng
4/ Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
II/ Đặc điểm công tác kế toán
1/ Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
2/ Nhiệm vụ bộ máy kế toán
3/ Hình thức kế toán
III/ Thực trạng tình hình kế toán, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Nhà máy xi măng Lâm nghiệp.
1/ Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm và kỳ tính giá thành.
2/ Kế toán chi phí sản xuất
2.1/ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.2/ Chi phí nhân công trực tiếp
2.3/ Chi phí sản xuất chung
3/ Tổng hợp chi phí sản xuất
4/ Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ
5/ Công tác tính giá thành sản phẩm Xi măng
5.1/ Phương pháp tính giá thành
PHẦN III Phương pháp hoàn thiẹn kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xi măng của Nhà Máy.
1/ Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy xi măng Lâm Nghiệp
2/ Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
KẾT LUẬN
59 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp xi măng Lâm nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông phản ánh riêng kết quả hoạt động sản xuất trong kỳ đó.
4.3.4. Phương pháp tính giá thành theo định mức:
Đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ ổn định, có hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí, dự toán chi phí tiên tiến hợp lý, chế độ quản lý định mức đã được kiện toàn và đi vào nề nếp thường xuyên thì tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức có tác dụng lớn trong việc kiểm tra tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí sản xuất, tình hình sử dụng hợp lý, tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất để có thể đề ra biện pháp kịp thời động viên mọi khả năng tiềm tàng hiện có, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo định mức được tiến hành theo các bước sau :
- Tính giá thành định mức của sản phẩm được căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật và dự toán chi phí sản xuất.
- Xác định số chênh lệch do thay đổi định mức khi có thay đổi định mức kinh tế kỹ thuật sản xuất sẽ dẫn đến thay đổi chi phí sản xuất định mức và giá thành định mức của sản phẩm. Bộ phận tính giá thành phải tính lại giá thành sản phẩm theo định mức mới. Số chênh lệch do thay đổi định mức bằng định mức cũ trừ đi định mức mới và được cộng (trừ) vào giá thành thực tế của sản phẩm đảm bảo cho giá thành thực tế phản ánh trung thực hợp lý.
- Xác định số chênh lệch do thoát ly định mức là chênh lệch giữa chi phí sản xuất thực tế phát sinh so với chi phí sản xuất định mức. Việc xác định số chênh lệch do thoát ly định mức được tiến hành theo những phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào từng khoản mục chi phí, song số chênh lệch do thoát ly định mức được xác định như sau :
Chênh lệch do
thoát ly định
mức
=
Chi phí thực tế
theo từng
khoản mục
-
Chi phí định mức
theo từng
khoản mục
- Tính giá thành thực tế của sản phẩm trên cơ sở giá thành định mức, số chênh lệch thoát ly so với định mức và số chênh lệch do định mức thay đổi, xác định giá thành thực tế của sản phẩm theo công thức:
Giá thành
thực
tế
=
Giá thành
định mức
±
Chênh lệch so
Thay đổi
định mức
±
Chênh lệch do
thoát ly
định mức
Phần II
Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy Xi măng Lâm Nghiệp
I/Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp
1/Vài nét về nhà máy Xi măng Lâm Nghiệp.
Tên đơn vị: Xí nghiệp xi măng Lâm nghiệp
Trụ sở : thị trấn Bố hạ huyện Yên thế tỉnh Bắc giang
Nhà máy xi măng xi măng Lâm nghiệp được xây dưng từ năm 1978 trên đồi mồ xã Bố hạ huyện Yên thế tỉnh Bắc giang có diện tích mặt bằng 6 ha
Nhà máy nằm sát trục đường tỉnh lộ nối quốc lộ 1A từ thị trấn kép đi thị trấn Bố hạ huyện lỵ Yên thế ,từ đây có thể đi nhiều nơi khác thuộc Hà bắc ,Bắc thái ,Lạng sơn ,Hà nội. . . . ..bằng đường bộ ,đường sắt ,đường sông.
Dòng sông thương cách nhà máy khoảng 500mét,tại đây có thể xây dựng bến cảng nhà máy để có thể vận chuyển,bốc rỡ rất thuận lợi.
Xung quanh nhà máy có vành đai cây xanh do nhà máy trồng và cách khu dân cư từ 800-1000 mét,khí thải và bụi nhà máy sẽ được khử bằng hệ thống lọc bụi nên không ảnh hưởng tới môi trường sống dân cư.
Hiện nay nghành nghề kinh doanh chính của Xí Nghiệp là sản xuất Xi măng . Ngoài ra Xí Nghiệp còn sản xuất thêm một số sản phẩm phụ.
Trước kia xí nghiệp là một cơ quan nhà nước thuộc bộ Lâm nghiệp ,hiện nay xí nghiệp đã được cổ phần hoá và trực thuộc công ty cổ phần xây lắp công trình .
2/ Qúa trình hình thành và phát triển của Xí Nghiệp
Xí nghiệp xi măng Lâm Nghiệp được thành lập theo quyết định số 1586TC của bộ Lâm Nghiệp ký ngày 13/11/1979 với nhiệm vụ sản xuất xi măng phục vụ các công trình xây dựng của nghành lâm nghiệp và các nghành kinh tế khác .
Nhà máy có 244 cán bộ công nhân viên.
Một phân xưởng sản xuất xi măng với hai dây chuyền
Một phân xưởng cơ điện.
Một phòng kỹ thuật công nghệ .
Một phòng tổ chức hành chính.
Một phòng kế toán tài chính kinh doanh.
Với nâưng lực sản xuất như vậy nhưng do không đủ vốn đầu tư cho hai dây chuyền nên thực tế từ 1980-1987 Xí nghiệp chỉ sản xuất hơn 1000 tấn/năm mác tiêu chuẩn xi măng chỉ đạt PC20. Xong trong thời điểm này cũng như các doanh nghiệp khác từ ngày chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng XHCN , mặc dù xí nghiệp trực thuộc công ty xây dựng công trình Lâm Nghiệp quản lý . Nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh độc lập.
Trong điều kiện đất nước đổi mới nhu cầu về tiêu thụ Xi măng ngày càng lớn cho nên Xí Nghiệp đã không ngừng cải tiến công nghệ về chất lượng , số lượng Xi măng và để nâng cao năng suất lao động.
Năm 1991 Xí Nghiệp áp dụng đề tài 26A cải tạo và nâng cấp dây truyền thiết bị sản xuất xi măng với tổng vốn đầu tư là 1,49 tỷ để nâng sản lượng xi măng đạt tiêu chuẩn Mác PC30.
Trong thực tế từ khi áp dụng đề tài 26A sản lượng xi măng của Nhà Máy đã đạt 10000 tấn/năm chất lượng xi măng đã đạt PC30.
Với chất lượng và sản lượng ngày càng cao và có uy tín trên thị trường nên Xí Nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng mạng lưới ra nhiều tỉnh thành và nhiều người tiêu dùng chấp nhận.
Năm 2000 Xí Nghiệp chuyển sang công ty cổ phần và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể . Năm 2002 Xí Nghiệp lần đầu tiên đạt sản lượng tiêu thụ 21000 tấn/năm.
3/ Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất Xi Măng.
Nguyên liệu chính sản xuất Xi măng bao gồm:
- Đá vôi Đồng Tiến
- Đất sét phù sa sông thương
- Than cám Antenxit
Các phụ gia
- Quặng địa Tô Mít
- Xỉ Phả Lại
- Thạch Cao
- Quặng Fe203
- Quặng Barium
Phục vụ cho đóng bao: Vỏ bao Xi Măng
Quy trình công nghệ có thể được tóm tắt như sau:
Xi măng của nhà máy được sản xuất bằng công nghệ lò đứng theo phương pháp thô gồm các công đoạn sau:
- Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu
- Công đoạn nung luyện Clinke
Đá vôi , Đất sét, Than và các phụ gia tổng hợp được cân bằng điện tử đặt dưới XiLô chứa định lượng chính xác theo tính toán trước rồi đưa vào bằng tải , gầu tải vào máy nghiền phối liệu
*Công đoạn nung luyện Ckinke
Bột liệu từ XiLô dự trữ được một vít định lượng theo xuống vít tải vận chuyển gần đến gầu tải để đưa vào Bunke chứa than để cung cấp bổ xung nhiên liệu cho lò bột phối liệu có chứa than từ Bunke chứa, được thả xuống máy trơn ẩm, và xuống máy vê viên.Viên liệu sau khi đã về phải đảm bảo kích thước từ 8- 10mm độ ẩm từ 12-14% cường độ > 2 kg/cm2. Bột phối liệu sau khi đã ve thành viên được chuyển tới lò nung mới bằng thiết bi tải liệu.
Lò nung Klinke mới có kích thứơc đường kính 2,2x8,5 m cấp gió cho lò nung đường kính 2,2x8,5 m với năng suất từ 5-6 tấn Klinke/ giờ được trang bị có lưu lượng 13.000m3/ giờ.
Klinke được tháo ra khỏi lò có kích thước tối đa là 50mm được băng tải tấm , vân chuyển vào máy kẹp hàm đập xuống kích thước < 20 mm .Tại đây được bố trí một hệ thống phun nước để lọc và khử bụi .
Sau khi ra lò Klinke được chứa vào kho có cầu trụ , vận chuyển đến các khoang
chứa . Thạch cao và phụ gia Xi măng phải khống chế kích thước < 20mm được gầu tải chuyển đến các Bunke chứa, cùng dây truyền với Bunke chứa Klinke thạch cao và Bunke được cấp liệu sung đặt trước các Xilô đảm nhiệm và chút xuống một dây tải truyền vào máy nghiền Xi măng .
Xi măng phải nghiền đến độ mịn đến lượng sót sàng 4900 lỗ/cm2 chỉ còn 10-12%, và được vít tải gầu tải chuyển đến Xilô chưa có sức chứa khoảng 300 tấn .
4/ Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh .
Xí nghiệp xi măng Lâm nghiệp hoạt động theo điều lệ của công ty cổ phần không ngừng phát triển mở rộng khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh sử dụng tối đa các nguồn lực và sử dụng vốn có hiệu quả ,cải thiện điều kiện việc làm để nâng cao mức sống cho cán bộ công nhân viên ,đảm bảo lợi ích cho cổ đông và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước .
*Cơ cấu tổ chức sản xuất của xí nghiệp hiện nay có hai phân xưởng
1phân xưởng sản xuất xi măng
1 phân xưởng cơ điện
* Cơ cấu tổ chức của các phân xưởng như sau
phân xưởng xi măng
. tổ chức chuẩn bị nguyên liệu,nhiên liệu ,phối liệu
. tổ sản xuất xi măng (chia làm ba ca)
. bộ phận quản lý và phục vụ
phân xưởng cơ điện
. tổ vận hành
. tổ sửa chữa
. bộ phận quản lý và phục vụ
Xuất phát từ phương hướng nhiẹm vụ sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp và điều hành quản lý các lĩnh vực hoạt động trong Xí Nghiệp , trên cơ sở lao động hiện có , trình độ chuyên môn kỹ thuật và trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý . Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành ở Xí nghiệp hiện nay đã được Xí nghiệp phê duyệt như sau :
Tổng số cán bộ công nhân viên là 258 người
Lãnh đạo Xí nghiệp là : giám đốc và phó giám đốc giúp việc cho giám đốc
Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ .
+ Phòng kế toán tài chính kinh doanh
+ Phòng kỹ thuật công nghệ
+ Phòng tổ chức hành chính
+Phòng bảo vệ chuyên trách
+Xưởng cơ điện
+Xưởng Xi măng
Theo cơ cấu của Xí nghiệp giữa chánh phó giám đốc và các phòng ban có quan hệ mật thiết với nhau . Thông qua quyền hạn của Xí nghiệp.
Mô hình quản lý
Giám đốc
Phó giám đốc
Phụ trách kỹ thuật
Công nghệ
Phó giám đốc
Phụ trách sảnxuất
Ban bảo
Vệ
Phòng tổ chức HC
Phòng kế toán
TCKD
Xưởng cơ
điện
Phòng kỹ Thuật CN
Phân xưởng
Xi măng
II/ Đặc điểm công tác kế toán công ty.
Kế toán tổ chức theo hình thức tập trung.Phòng kế toán thực hiện toàn bộ công tác hạch toán từng khâu ,từng bộ phận được phân công cụ thể trong phòng có liên quan tới các phòng ban phân xưởng tại bộ phận hướng dẫn theo biểu mẫu và chứng từ hợp lý của kế toán . Do quy mô sản xuất chưa lớn ,nên tổ chức kế toán được tổ chức gọn nhẹ phù hợp với tình hình thực tế của Xí nghiệp, xong vẫn đảm bảo hoàn thành công tác kế toán .
Như vậy tổ chức hoạt đọng của bộ máy kế toán bao gồm rất nhiều khâu có quan hệ mật thiết với nhau được sắp xếp theo một trinhf tự nhất định . ở Xí nghiệp sắp xếp theo hình thức tập trung , toàn bộ công tác Kế toán được thực hiện ở phòng công tác kế toán tài chính kinh doanh tức là toàn bộ số liệu các phòng ban phân xưởng phát sinh đều được thu thập về phòng kế toán , thông qua chứng từ.
Tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Trưởng phòng KTTC
Phó phòng Kế toán Kế toán Kế toán Bộphận
-Tổng hợp vật tư Tiêu thụ tscđ kho
-KT thanh toán nguyên liệu Công nợ Tổng hợp cphí quỹ
-Công nợ phải trả phải thu KT ngân hàng
2/Nhiệm vụ bộ máy kế toán .
Căn cứ vào nhiệm vụ kế hoạch năm và phương hướng dài hạn lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho từng tháng , quý , năm trình giám đốc , và giám đốc tổ chức thực hiện .
Tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư mới
Ký kết hợp đồng cung cấp tiêu thụ
Tham gia xây dựng và xây dựng lại các định mức kinh tế kỹ thuật
Nghiên cứu thị trường nhằm cung cấp kịp thời các sản phẩm mà thị trường đòi hỏi
Tổ chức hạch toán kế toán và quản lý tín dụng của Xí Nghiệp.
Lập kế hoạch tổ chức tháng ,quý, năm.
Tình hình công tác kế toán , kịp thời chính xác ,quản lý chặt chẽ tổ chức tín dụng và nguồn vốn .
Đề xuất các giải pháp công nợ, luân chuyển
Tổ chức phân tích các hoạt động kinh tế tháng , quý , năm để tìm ra các biện pháp kịp thời để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh
Thực hiện chế độ báo cáo thống kê quyết toán theo quy định
Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước .
Tổ chức quản lý và lưu trữ toàn bộ hồ sơ tài liệu , chứng từ và các báo cáo thống kê , quyết toán liên quan đến công tác quản lý .
Có trách nhiệm tham mưu giúp giám đốc đánh giá đúng đắn tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp . Phát hiện những lãng phí thiệt hại xảy ra và những việc làm không có hiệu quả , những trì trệ trong sản xuất kinh doanh . Để có biện pháp khắc phục đảm hiệu quả hoạt động của công ty .
3/ Hình thức Kế toán .
Là một đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh một mặt hàng có quy mô nhỏ . Xí nghiệp đã áp dụng hình thức kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Việc ghi sổ đã được thể hiện trên hai loại sổ kế toán tổng hợp
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Mọi nghĩa vụ kinh tế phát sinh trước khi được ghi vào sổ cái được ghi vào chứng từ ghi sổ , số liệu của chứng từ ghi sổ là cơ sở để ghi vào sổ kế toán .
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ dùng để đăng ký các chứng từ ghi sổ đã lập theo thứ tự thời gian
Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp các nghĩa vụ kinh tế phát sinh theo các tài khoản .
Sổ kế toán chi tiết bao gồm các loại sổ cho các tài khoản phản ánh các tài sản vật tư. Thành phẩm , các tài khoản thanh toán công nợ
Trình tự ghi rõ:
Căn cứ vào chứng từ gốc lập ra các chứng từ ghi rõ quan hệ đối ứng của nghĩa vụ.
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ đã lập đánh số thứ tự và đăng ký chứng từ ghi sổ
Các nghĩa vụ kinh tế cần ghi vào sổ kế toán chi tiết , căn cứ vào các chứng từ ,
kèm theo các chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ chi tiết có liên quan .
Cuối tháng căn cứ vào các số liệu ở các sổ chi tiết kế lập các bảng chi tiết số phát sinh .
Cuối tháng căn cứ vào các số liệu ở các sổ chi tiết kế lập các bảng đối chiếu số phát sinh tài khoản .
Đối chiếu số liệu ở bảng đối chiếu số phát sinh các tìa khoản với số liệu ở bảng chi tiết với số phát sinh và số cộng với số đầu kỳ chứng từ ghi sổ .
Căn cứ vào số liệu ở bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản và số liệu ở bảng chi tiết tiến hành lập cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác
Có thể tóm tắt sơ đồ như sau:
Sơ đồ hình thức kế toán chừng từ ghi sổ
Sổ (thẻ) hạch
Toán chi tiết
Chứng từ gốc
(BảngtổnghợpCTG)
1
Sổ quỹ
2
Chừng từ ghi sổ
3
Sổđăng ký
CTGS
Sổ cái
Bảng tổng hợp
Chi tiết
9 10
6
Bảng cân đối tài khoản
7
Báo cáo kế toán
Giải thích:
Ghi hàng ngày
Đối chiếu
Ghi hàng ngày
III/ Thực trạng tình hình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1/ Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất , đối tượng tính giá thành sản phẩm và kỳ tính giá thành sản phẩm.
+ Đối tượng tập hợp chi phí
Việc xác định tập hợp chi phí sản xuất ở Xí nghiệp xi măng được xác định trên cơ sở tổ chức sản xuất , đặc điểm sản phẩm và điều kiện hạch toán . Đối với sản phẩm xi măng được tổ chức trên một dây truyền và trực tiếp quản lý phân xưởng xi măng , ngoài ra có phâm xưởng dây truyền và tổ phụ trợ.
+ Đối tượng tính giá thành , kỳ tính giá thành .
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong công tác tính giá thành sản phẩm . Trong Xí nghiệp xi măng Lâm nghiệp đối tượng tính giá thành sản phẩm là Xi măng và Clanke đã hoàn thành.Từ đối tượng tính giá thành đó kế toán căn cứ để tổ chức các bảng tính giá thành sản phẩm . ở Xí nghiệp Xi măng Lâm nghiệp kế toán tính giá thành theo phương pháp giản đơn .
Để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm thì kế toán của Xí nghiệp phải xác định kỳ tính giá thành . ỏ Xí nghiệp ximăng Lâm nghiệp kỳ tính giá thành sản phẩm được xác định hàng tháng .
2 Kế toán chi phí sản xuất .
Chi phí sản xuất là những chi phí có quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm tại Xí nghiệp xi măng Lâm Nghiệp.Hiện nay chi phí sản xuất được tính theo ba khoản mục. Theo chế độ hiện hành như sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Việc chi phí sản xuất được tiến hành theo trình tự sau :
2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .
Nguyên vật liệu trực tiếp là những cơ sở cấu thành thực thể chính của sản phẩm ở Xí nghiệp hiện nay , nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm :
- Đá vôi - Quặng sắt
- Đất sét - Đá đen
- Than - Xỉ
- Thạch cao - Điện năng
- Dầu bôi trơn - Bao bì
Với sản phẩm Xi măng , chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tương đối lớn trong cấu thành sản phẩm khoảng 60%
Qúa trình luân chuyển vật tư từ khi nhập mua cho đến khi xuất NVL để tạo ra sản phẩm . Vật tư mua , được chuyển thẳng vào kho của Xí nghiệp tại đây thủ kho có trách nhiệm kiểm theo đúng Hợp đồng mua bán đã ký , kế toán căn cứ vào hoá đơn bán hàng và biên bản giao nhận vật tư đối chiếu với số lượng thành tiền làm thủ tục nhập kho
- Nguyên tắc xuất dùng
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và nhu cầu thực tế , định mức tiêu hao tiêu hao nguyên vật liệu thông qua phàng kỹ thuật công nghệ , có bộ phận KCS trực tiếp đi theo các ca sản xuất để cân các loại nguyên vật liệu cho phân xưởng sản xuất theo định mức kinh tế kỹ thuật của Xí nghiệp và theo từng công đoạn của sản phẩm. Kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào tiêu hao thực tế KCS đă ghi được và cộng với phần trăm hao hụt cho phép cân đối với số lượng sản phẩm sản xuất ra trong tháng , tập hợp cuối tháng viết phiếu xuất một lần , còn các loại vật liệu phụ , phụ tùng thay thế công cụ dụng cụ , dựa vào nhu cầu sửa chữa và dự trữ đã được giám đốc phê duyệt để sửa chữa thiết bị máy móc phân xưởng cơ điện và phân xưởng Xi măng.
Phiếu xuất kho được chia thành hai liên.
Một liên lưu lại cho phòng kế toán để lưu lại sổ sách
Một liên chuyển vào thủ kho và thẻ kho ,sau đó lại chuyển cho kế toán lưu vào chứng từ .
- Chứng từ sử dụng trong kế toán nguyên vật liệu trực tiếp
+ Hoá đơn GTGT
+ Phiếu nhập kho
+ Phiếu xuất kho
+ Thẻ kho
+ Bảng kê chi tiết NVL trực tiếp
+ Chứng từ ghi sổ
+ Sổ cái
+ Bảng trị giá NVL xuất kho
- Tài khoản sử dụng và trình tự hạch toán
- Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kêa toán của Xí ngiệp sử dụng TK152 “ Nguyên vật liệu “ và các TK chi tiết ; TK 621 “ Chi phí NVL trực tiếp “ TK 111 ” Tiền mặt “ TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang “ 331 “ phải trả cho người bán “ 112 “ Tiền ngân hàng” . . . . . ..
- Quy trình hạch toán cụ thể như sau:
+ Khi xuất kho nguyên vật liệu đưa vào để tạo sản phẩm kế toán ghi bút toán:
Nợ TK 621(chi tiết cho từng loại sản phẩm):
Có TK152: Giá trị xuất kho.
- Nếu mua nguyên vật liệu chuyển thẳng vào bộ phận sản xuất không qua nhập kho kế toán ghi bút toán:
+ Nếu NVL thuộc diện được khấu trừ thuế VAT kế toán ghi bút toán:
Nợ TK621(chi tiết cho từng loại sản phẩm):
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào
Có TK 111,112,331: Giá mua thực tế
+ Nếu NVL thuộc diện không được khấu trừ thuế VAT kế toán ghi bút toán:
Nợ TK 621(chi tiết cho từng loại sản phẩm):
Có TK 111,112...: Tổng giá trị mua thực tế
+ Nếu phát sinh chi phí NVL mua chuyển thẳng vào bộ phận sản xuất không qua nhập kho kế toán ghi bút toán:
Nợ TK 621(chi tiết cho từng loại sản phẩm):
Nợ TK133: Thuế GTGT đầu vào
Có TK111,112,331: Tổng chi phí phát sinh khâu mua
+ Cuối kỳ sử dụng không hết NVL nhập lại kho hoặc thu hồi phế liệu kế toán ghi bút toán:
Nợ TK 152: Giá trị NVL thu hồi
Có TK 621:
+Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL vào TK tính giá thành kế toán ghi bút toán:
Nợ TK 154:
Có TK 621: chi phí phát sinh trong kỳ
VD:
- Mua Thạch Cao về nhập kho:
Nợ TK 152 13.044.410,28
Nợ TK 133 1.304.441,028
Có TK 331 14.348.851,31
Khi XN Thanh toán cho nhà cung ứng:
Nợ TK 331 14.348.851,31
Có TK 111 14.348.851,31
Xuất NVL chế tạo sản phẩm
Nợ TK 621 316.615.307
Có TK 152 316.615.307
+ Căn cứ vào phiếu nhập kho , phiếu xuất kho , hàng tháng kế toán tiến hành lập Bảng kê NVL . Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ được kế toán ghi trình tự theo thời gian , ghi rõ nội dung các nghiệp vụ các TK đối ứng và số tiền phát sinh trong tháng sau đó kế toán lập lên chứng từ ghi sổ , Chứng từ ghi sổ là căn cứ để lập lên các sổ cái , Xí nghiệp có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ , tính hợp pháp , hợp lệ của chứng từ gốc trước khi tổng hợp xử lý để lập chứng từ ghi sổ .
thẻ kho
Ngày 05/1/2003
Đơn vị : XN xi măng Lâm Nghiệp
Tên vật tư : Đá Đen
Đơn vị tính (Tấn) Gía 37.004,85
Chứng từ
Trích yếu
Số lượng
Kế toán ký
Số
Ngày
Tháng 1/2003
Nhập
Xuất
Tồn
01
05/1
Nhập Đá Đen
203
175
28
+ Xí nghiệp tính đơn giá thực tế xuất kho theo đơn giá bình quân .
Trị giá thực tế Trị giá thực tế
Đơn giá NVL tồn đầu kỳ + NVL nhập trong kỳ
bình quân =
Số lượng NVL Số lượng NVL nhập
Tồn đầu kỳ + trong kỳ
VD: Đá Hộc
Ta tính giá trị thực tế xuất kho của Đá Hộc
143.022.947 + 31.427.900
= = 32.955,67
4.351,5 + 942
Qua quá trình tính toán ta có bảng giá thực tế xuất kho của NVL sau:
Bảng trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho (1- 2003)
Số 12
Danh mục
Khối lượng
Đơn giá
Thành phần
Đơn vị (đồng)
Thạch Cao
33
395.258,16
13.044.410,28
Đá Hộc
1.490
32.955,67
49.103.948,3
Than Cám
450
361.904,7
Xỉ Phả Lại
130
118.333,44
15.383.347,2
Đất
430
8.970,79
3.857.439,7
Quặng Fe2O3
83
113.640
9.432.120
Đá Đen
130
35.551,32
4.621.671,6
Vỏ Bao
33.500
1.783,97
59.762.995
Tổng
316.615.307
Vậy tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất sản phẩm Xi Măng trong tháng 1- 2003 là : 316.615.307 số tổng cộng này kế toán ghi bảng phân bổ nguyên vật liệu .
Căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên vật liệu sau khi kiểm tra tính hợp lệ , kế toán tiến hành phân loại , tổng hợp và phân nguyên vật liệu chính tham gia trực tiếp vào sản xuất sản xuất sản phẩm theo từng địa điểm phát sinh cụ thể . Toàn bộ tính toán và phân bổ kế toán thể hiện trên (bảng số 1)
Để theo dõi khoản chi phí nguyên vật liệu , kế toán công ty sử dụng tài khoản 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Bên nợ: giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm
Bên có : Gía trị nguyên vật liệu xuất dùng không hết
TK 621 không có số dư
Ngoài ra công ty còn mở tài khoản TK 152- chi phí nguyên vật liệu
Tài khoản này để theo dõi tăng giảm , tồn kho các loại nguyên vật liệu của doanh nghiệp theo giá thực tế
Kết cấu TK152
Bên nợ Gía trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm
Bên có phán ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm giảm nguyên vật liệu
Bảng 1
Bảng phân bổ nguyên vật liệu
trực tiếp tháng1/2003
Đơn vị : XN xi măng Lâm Nghiệp
số 15
STT
TK ghi có
TK ghi nợ
TK 152
........
Cộng
1
2
3
1
TK 621 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
316.615.307
Cộng
316.615.307
Kế toán trưởng Người lập bảng
( Ký ,họ tên)
+ Căn cứ vào số liệu, Kế toán định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm
Xuất kho
Nợ TK 621 316.615.307
Có TK 152 316.615.307
Đồng thời kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang TK 154
Nợ TK 154 316.615.307
Có TK 621 316.615.307
Do sử dụng hình thức kế toán tập trung và sản phẩm sản xuất chính là Xi măng , nên kế toán vật liệu căn cứ vào chứng từ và số đã định khoản ghi vào bảng kê , và chứng từ ghi sổ gửi cho kế toán tổng hợp vào sổ cái và lên bảng đối chiếu số phát sinh
Căn cứ vào số phiếu xuất kho của nguyên vật liệu chính tham gia vào quá trình sản xuất Xi măng kế toán tiến hành phân loại và phân bổ xác định các địa điểm phát sinh cụ thể .
+ Toàn bộ việc xác định số phát sinh của nguyên vật liệu chính được thể hiện trên Bảng kê chi tiết tài khoản 621 (Bảng số 2).
(Bảngsố2)
Bảng kê chi tiết tài khoản 621
Ngày 30 tháng 1 năm 2003
(Đơn vị tínhVNĐ)
Đơn vị : XN xi măng Lâm Nghiệp Số 11
Chứng từ
Ngày Số
Nội dung
Ghi nợ
TK621
Ghi có TK
152
Xuất NVL phục vụ sx
1/1
- Thạch Cao
13.044.410,28
4/1
- Đá Hộc
49.103.948,3
1/1
- Than Cám
161.409.497
14/1
- Xỉ Phả Lại
15.383.347,2
18/1
- Đất
3.857.439,7
29/1
- Quặng Fe2O3
9.432.120
8/1
- Đá Đen
4.621.671,6
25/1
- Vỏ Bao
59.762.995
Tổng
316.615.307
316.615.307
Ghi có
TK621
Ghi nợ các TK
154
30/1
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp , tính giá thành sản phẩm
316.615.307
316.615.307
Người lập biểu
(Ký, Họ tên)
+ Thông qua toàn bộ chứng từ ghi sổ lập trong tháng ,kế toán lập Chứng từ ghi sổ để quản lý chặt chẽ , và kiểm tra , đối chiếu với số liệu ở sổ cái . Các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi trên sổ theo đúng trình tự thời gian phát sinh nghiệp vụ, phát sinh trước và phát sinh sau . sau khi lập xong kế toán vào sổ này để lấy số hiệu và ngày tháng .
Toàn bộ số liệu kế toán thể hiện trên bảng chứng từ ghi sổ . (Bảng số 3).
Bảng 3
Chứng từ ghi sổ
Số 17
TK 621 Ngày 30 tháng 1 năm 2003
Kèm theo .......................... Chứng từ gốc
Trích yếu
Số hiệu TK
Nợ Có
Số tiền
Nợ Có
Xuất nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
621 152
316.615.307
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm
154 621
316.615.307
Cộng
316.615.307
Kế toán trưởng Người lập biểu
(Ký , Họ tên) (Ký , Họ tên)
+ Từ trình tự ghi sổ , hàng ngày ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh , căn cứ vào chứng từ kế toán đã lập để ghi vào sổ cái sau đó ghi vào sổ kế toán chi tiết.
Sổ cái
TK 621 “ nvl Chính “
Từ ngày 01/1 đến 30/1 năm 2002
Ngày tháng
ghi sổ
Chứng từ
ghi sổ
Diễn giải
Số phát sinh
Số
Ngày
Nợ
Có
Xuất nguyên vật liệu chính , phục vụ cho hoạt động sx Ximăng
316.615.307
30/1
Tổng
316.615.307
2.2 Chi phí nhân công trực tiếp
Nội dung của chi phí nhân công trực tiếp ở Xí nghiệp xi măng Lâm Nghiệp , bao gồm tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm và công nhân phụ trợ như
Tiền lương của phân xưởng Cơ Điện
Tiền lương của Kỹ thuật công nghệ và phân xưởng Xi măng
Toàn bộ tiền lương của Xí nghiệp nói chung cũng như của công nhân sản xuất trực tiếp đều trả theo sản phẩm hoàn thành . Bao gồm thành phẩm và sản phẩm dở dang.
*Chứng từ sử dụng: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp sử dụng:
-Bảng chấm công: Mẫu số 01- LĐTL(BB).
-Bảng thanh toán tiền lương: Mẫu số 02 - LĐTL(BB).
-Phiếu nghỉ hưởng BHXH: Mẫu số 03 - (BB).
-Bảng thanh toán BHXH.
-Bảng thanh toán tiền lương.
-Phiếu xác nhận sản phẩm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37046.doc