LỜI MỞ ĐẦU.01
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.02
1. Lý luận chung về chi phí sản xuất.02
1.1. Nội dung và bản chất kinh tế của chi phí.02
1.2.Phân loại chi phí sản xuất .02
a. Phân loại yếu tố chi phí.03
b. Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.03
c. Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí.04
d. Phân loại chi phí theo quan hệ của chi phí với khối lượng sản phẩm công việc hoàn thành.04
1.3. Giá thành sản phẩm và các loại giá thành.05
1.3.1.Phân loại giá thành.05
a. Giá thành dự toán.
b. Giá thành kế hoạch công tác xây lắp.
c. Giá thành đấu thầu công tác xây lắp.
d. Giá thành hợp đồng công tác xây lắp.
e. Giá thành thực tế công tác xây lắp.
1.3.2-Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.07
1.3.3-Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính gia thành.08
1.3.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.09
1.4. Đối tượng tập hợp và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.09
1.4.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.09
1.4.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.10
a. Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp.10
b. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. 11
c. Kế toán tập hợp chi phí máy.12
d. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung.13
1.4.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuât.15
1.5. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.16
1.5.1. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang.16
a.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí của nguyên vật liệu chính hoặc nguyên vật liệu trực tiếp.16
b. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp sản lượng
hoàn thành tương đương.16
c. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức.16
1.5.2. Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp.17
1.5.3. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm. .17
a. Phương pháp tính giá thành giản đơn.18
b. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.18
e. Phương pháp tính giá thành theo định mức.19
phần II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC TÂY HỒ .20
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.20
2.2.Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.23
2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty.23
2.2.2. chức năng nhiệm vụ từng bộ phận.24
a. Ban giám đốc.24
b. Bộ máy quản lý chức năng.25
2.3. Tổ chức bộ máy kế toán.26
a. Bộ máy kế toán.26
b. Chức năng của từng bộ phận.27
2.4. Hình thức tổ chức kế toán tại Công ty cổ phần Kiến trúc Tây Hồ .29
a. Nhiệm vụ kế toán thường xuyên. .29
b. Tổ chức chứng từ tại công ty Kiến trúc Tây Hồ.30
c. Hệ thống tài khoản kế toán.32
d. Hệ thống báo cào tài chính tại công ty Kiến trúc Tây Hồ.34
2.5.Nội dung công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Kiến trúc Tây Hồ.35
2.5.1. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty.35
2.5.2. Nội dung kế toán chi phí tại Công ty Cổ phần Kiến trúc Tây Hồ.36
a. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.36
b. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.41
c . Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công.51
d. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung.55
2.5.3. Tổng hợp chi phí sản xuất và kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang.60
2.5.4.Tính giá thành sản phẩm.61
a. Đối tượng tính giá thành:.61
b. Kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành.62
c. Trình tự tính giá thành.62
Phần III: PHƯƠNG PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC TÂY HỒ
3.1 Nhận xét, đánh giá tình hình tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Kiến trúc Tây Hồ.65
a. Nguyên tắc chung trong hạch toán chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm.65
b. .Những ưu điểm trong công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm công ty cổ phần Kiến trúc Tây Hồ. .66
c. Những tồn tại trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty công ty cổ phần Kiến trúc Tây Hồ.70
3.2.Những phương hướng và giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty cổ phần Kiến trúc Tây Hồ.72
a.Đối với chi phí vật tư.72
b. Đối với chi phí nhân công (công nhân sản xuất tạp vụ, công nhân lái máy,.) công tác hạch toán cần thêm một số cong việc sau:.73
c. Đối với chi phí sản xuất chung.74
d. Đối với việc lập bảng tổng hợp chi phí cuối kỳ kế toán.75
e.Về phần mềm kế toán công ty sử dụng.75
f.Về hệ thống tài khoản công ty sử dụng.76
KẾTLUẬN.78
82 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Kiến trúc Tây Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u... nên để thuận lợi cho việc quản lý hạch toán tài sản cố định, kế toán TSCĐ cần phải sắp xếp theo từng nhóm theo đặc trưng nhất là quyền sở hữư, nguồn hình thành. Vì vậy kế toán TSCĐ của Công ty luôn theo sát tình hình biến động, tính khấu hao TSCĐ của từng tài sản, theo dõi chi tiết bằng thẻ TSCĐ để có được mức khấu hao đã chuyển thực tế vào các công trình, hay các bản thiết kế. Từ đó xác định được giá thành thành phẩm của Công ty sao cho thấp nhất để thu hút các hợp đồng kinh tế, các tổ chức mời thầu.
- Kế toán thanh toán: Phải theo dõi chính xác, kịp thời tình hình thanh toán các khoản phải thu, phải trả. Để có được sự chính xác đòi hỏi kế toán phải theo dõi chi tiết từng đối tượng phải thu, phải trả, liên tục đối chiếu, kiểm tra, đôn đốc việc thanh toán của các đơn vị kịp thời cũng như phải trả các khoản đến kỳ hạn phải thanh toán. Phải đối chiếu theo định kỳ hoặc cuối tháng từng khoản nợ khoản thu phát sinh, số đã thu, số còn phải thu, số đã thanh toán, số còn phải trả. Khi cần thiết phải xác nhận với khách hàng bằng văn bản đối với các khách hàng có quan hệ giao dịch mua bán thường xuyên và có số nợ, phải trả lớn. Chính vì vậy thông qua các mối quan hệ thanh toán, có thể đánh giá tình hình tài chính và chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tốt Công ty sẽ ít chiếm dụng vốn của người khác, ngược lại sẽ tồn tại tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, dẫn đến nợ kéo dài.
- Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội(BHXH): Kế toán tiền lương và BHXH phải quản lý lao động về mặt số lượng để nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động trong công ty về mặt số lượng và chất lượng từ đó làm căn cứ tính lương tính thưởng. Để tổng hợp kết quả lao động, tại mỗi phòng, mỗi đơn vị thi công kế toán phải có sổ chi tiết để thanh toán tiền công tiền lương, các khoản phụ cấp và trợ cấp cho người lao động, hàng tháng kế toán phải lập bảng thanh toán tiền lương cho từng đơn vị thi công từng phòng. Trên bảng thanh toán lương cần phải ghi rõ các khoản phụ cấp, các khoản khấu trừ số tiền người lao động được lĩnh. Bảng thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội, dựa vào đây cũng đánh giá được hoạt động của công ty, và là một nhân tố quan trọng trong quá trình tái sản xuất sản phẩm.
-Thủ quỹ: Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm quản lý về nhập, xuất quỹ tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý tại quỹ. Hàng ngày thủ quỹ phải thường xuyên kiểm kê số tiền tồn quỹ thực tế, tiến hành đối chiếu với số tiền tồn ở sổ quỹ, sổ kế toán. Nếu có chênh lệch thủ quỹ phải kết hợp với kế toán để tìm ra nguyên nhân của phần chênh lệch đó đưa ra kiến nghị biện pháp giải quyết. Để tránh sự chênh lệch trên thủ quỹ phải kiểm tra mọi khoản thu và chi tiền mặt, phiếu thu, chi phải có chữ ký của người thu người nhận, người cho phép nhập xuất quỹ. Sau khi đã thu tiền thủ quỹ đóng dấu đã thu tiền hoặc đã chi tiền vào chứng từ. Cuối ngày thủ quỹ căn cứ vào chứng từ thu, chi để ghi vào sổ quỹ và lập báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ thu, chi để chuyển cho kế toán tiền mặt. Đòi hỏi mọi khâu trong quá trình làm việc của thủ quỹ phải cẩn thận, chính xác, thủ quỹ phải trung thực, ghi chép đầy đủ tránh thiếu sót và nhầm lẫn.
2.4. Hình thức kế toán tại Công ty.
Hiện nay hình thức kế toán mà Công ty áp dụng là chứng từ ghi sổ. Hình thức này dễ phát hiện sai sót, tập trung được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ khâu thiết kế đến bàn giao công trình cho đội thi công. Mọi hoạt động kinh tế phát sinh đều được ghi trên chứng từ gốc sau đó phân loại ghi vào chứng từ ghi sổ trước khi ghi vào sổ cái các tài khoản.
a. Các nghiệp vụ kế toán làm thường xuyên.
(1) Căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra tiến hành phân loại tổng hợp lập chứng từ ghi sổ.
(2) Các chứng từ liên quan tới tiền mặt, tiền gửi ngân hàng thủ quỹ ghi vào sổ quỹ kèm theo chứng từ thu, chi cho kế toán tổng hợp số liệ lập chứng từ ghi sổ.
(3) Căn cứ vào số liệu, chứng từ ghi sổ vào sổ cái các tài khoản liên quan.
(4) Chứng từ phản ánh kinh tế hoạt động cần quản lý chi tiết cụ thể kế toán ghi sổ chi tiết có liên quan.
(5) Cuối tháng căn cứ vào số liệu kế toán chi tiết lập bảng chi tiết số phát sinh.
(6) Sau đó đối chiếu số phát sinh và bản đối chiếu số phát sinh.
(7) Căn cứ vào số liệu ở bảng cân đối số phát sinh và bảng chi tiết số phát sinh lập bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính.
Trình tự kế toán của Công ty Kiến trúc Tây Hồ
Chứng từ gốc
(2) (4)
(1)
Bảng tổng hợp chứng từ
Sổ kế toán chi tiết
Sổ quỹ
Chứng từ nghi sổ
(1)
(3)
Sổ cái các tài khoản
(5)
Bảng chi tiết số phát sinh
Bảng đối chiếu số phát sinh
(6)
(7) (7)
Bảng CĐKT và các báo cáo
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Ghi đối chiếu
b.Tổ chức chứng từ tại Công ty Kiến Trúc Tây Hồ.
Mỗi một nội dung kinh tế, kế toán bộ phận trực tiếp lập chứng từ, mỗi một chứng từ mà kế toán Công ty lập thường có 3 liên và được đưa đến từng bộ phận liên quan. Liên gốc luôn được giữ lại gọi là liên gốc, những liên còn lại thì tuỳ từng nội dung kinh tế mà được luân chuyển đến bộ phận cần thiết. Chứng từ mà kế toán lập đó phải có đầy đủ các yếu tố theo mẫu quy định và có đầy đủ chữ ký. Sau đó chuyển cho từng phần hành, bộ phận liên quan để dựa vào đó làm như phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, xuất kho...Từ đó kế toán từng bộ phận phải kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp và hợp lý của chứng từ, như chữ ký của người có liên quan sau khi kiểm tra thì kế toán sẽ dựa vào đó để lập định khoản kế toán ghi sổ kế toán. Sau khi hoàn tất toàn bộ kế toán bao gồm việc ghi sổ, kiểm tra, đối chiếu khoá sổ và cung cấp số liệu báo cáo tài chính của Công ty. Công ty sẽ sắp xếp phân loại, lập danh mục sổ kế toán lưu trữ ở bộ phận kế toán và kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm tổ chức công việc bảo quản. Những chứng từ chính được công ty áp dụng trong hệ thống danh mục chứng từ như là:
- Chứng từ hàng tồn kho dùng để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn thể hiện qua:
Phiếu xuất kho – Mẫu số 01 VT
Phiếu nhập kho- Mẫu số - 02 VT
Biên bản kểm kê kho – Mẫu số 08 VT
Thẻ kho – Mẫu số 06 VT
Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ – Mẫu số 07 VT
Trình tự luân chuyển chứng từ hàng tồn kho: Người mua vật tư nhận hoá đơn tài chính ở đơn vị mua, mang về nộp cho phòng kế toán, kế toán vào sổ chi tiết, sau đó vào sổ tổng hợp để theo dõi vật tư . Kho xuất vật tư kế toán viết phiếu xuất kho thành 3 liên, liên một lưu lại, liên thứ 2 giao cho kế toán công trình, liên thứ 3 người nhận vật tư sau đó chuyển lên kế toán tổng hợp. Định kỳ cuối tháng kế toán kiểm kê kho xác định vật tư tồn kho, giá trị xuất kho là nhập trước xuất trước.
- Lưu chuyển chứng từ lao động tiền lương do Công ty thực hiện theo chế độ giao khoán quỹ lương của đơn vị chủ quản theo từng năm kế hoạch có sự phê duyệt của các cơ quan chức năng. Căn cứ vào bảng chấm công của các bộ phận . Kế toán toán tiền lương trên cơ sở doanh thu, chi phí thực tế tính ra tiền lương của từng bộ phận. Kế toán tiền lương lập bảng lương của từng bộ phận.
Bảng chấm công – Mẫu số 01 LĐTL
Bảng thanh toán lương – Mẫu số 02 LĐTL
Bảng thanh toán tiền lương – Mẫu số 05 LĐTL
- Bán hàng có chứng từ: Hóa đơn thuế GTGT (sản phẩm chịu thuế suất 10%).
Tiền mặt: Các chứng từ liên quan như; phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng do kế toán tổng hợp lập, thủ quỹ theo dõi trên sổ quĩ tiền mặt, tiền gửi do kế toán ngân hàng theo dõi trên sổ tiền gửi ngân hàng.
Phiếu thu – Mẫu số 01 TT
Phiếu chi – Mẫu số 02 TT
- Tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ theo dõi thông qua mở thẻ tài sản.
Toàn bộ chứng từ của từng bộ phận đều được luân chuyển, và lưu chữ thông qua phòng kế toán và kế toán tổng hợp lưu trữ các chứng từ này thời gian bảo quản là 20 năm.
c. Hệ thống tài khoản kế toán.
Theo quyết định số 1864/1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 của Bộ tài chính, hệ thống tài khoản kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp bao gồm 72 tài khoản tổng hợp trong bảng cân đối kế toán và 8 tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán. Về cơ bản tên gọi, ký hiệu nội dung các tài khoản này nhất quán với hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp khác mà theo quyết định 1141 TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành(đã sửa đổi, bổ sung). Theo quyết định hiện hành, để kế toán hàng tồn kho trong xây lắp, kế toán chỉ áp dụng kê khai thường xuyên mà không dùng phương pháp kiểm kê định kỳ.Vì vậy hệ thống tài khoản trong Công ty cũng như doanh nghệp xây lắp khác có một số đặc biệt so với từng loại tài khoản so với tài khoản chung.
TK 111: Tiền mặt
TK 112 : Tiền gửi ngân hàng.
TK 113: Tiền đang chuyển
TK 131: Phải thu của khách hàng
TK 133 : Thuế giá trị gia tăng đầu vào
TK: 3331 : Thuế giá trị gia tăng đầu ra.
TK 156: Hàng tồn kho
TK 141: Tạm ứng
TK 154: Chi phí sản xuất dở dang
TK 632: Giá vốn hàng bán
TK 211 : Nguyên giá TSCĐ
TK 241: Khấu hao TSCĐ
TK 311: Vay ngắn hạn
TK 331: Phải trả nhà cung cấp
TK 315: Nợ dài hạn đến hạn trả.
TK 3331: Thuế giá trị gia tăng đầu ra
TK 333: Các khoản phải trả, phải nộp nhà nước.
TK 334: Phải trả công nhân viên
TK 3383: Bảo hiểm xã hội
TK 341: Nợ dài hạn
TK 411: Nguồn vốn kinh doanh
TK: 414 Quỹ phát triển kinh doanh
TK 421: Lãi chưa phân phối
Chi phí hoạt động kinh doanh:
TK 621: Chi phí nguyên vật liệu
TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
TK 6212: Chi phí nguyên vật liệu phụ.
TK 622: Lương công nhân viên trực tiếp sản xuất
TK 623: Chi phí máy thi công.
TK 627: Chi phí sản xuất chung.
Doanh thu
TK 511: Doanh thu bán hàng
TK 632 : Giá vốn hàng bán
TK 911: Kết quả hoạt động kinh doanh.
d. Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Kiến trúc Tây Hồ
Kế toán trưởng của Công ty lập báo cáo tài chính theo đúng quy định hiện hành. Phải đảm bảo trung thực chính xác dựa trên số liệu thực, báo cáo tài chính(BCTC) là cơ sở để phân tích hoạt động kinh tế, phân tích đánh giá thực trong tài chính của Công ty, tình hình kết quả kinh doanh của công ty trong kỳ báo cáo, và là cơ sở để xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh của Công ty trong kỳ sau. Là cơ sở đưa ra những quyết định trong công tác điều hành quản lý và chỉ đạo của Công ty, thu hút quyết định của các nhà đầu tư. Báo cáo tài chính được nộp cho chi cục thuế quận Tây Hồ,và được lập theo năm, sau một năm sẽ được chi cục thuế quyết toán vào quý I của năm kế tiếp.
Báo cáo tài chính bao gồm:
- Bảng cân đối tài khoản.
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo kết quả kinh doanh.
- Bảng lưu chuyển tiền tệ.
Để báo cáo tài chính hoàn thiện thì Công ty luôn có những báo cáo khác để bổ sung và làm rõ báo cáo trên như:
Bảng cân đối tài khoản.
Bảng kê khai chi tiết khấu hao TSCĐ.
Bảng kê tăng, giảm TSCĐ.
2.5. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kiến trúc Tây Hồ.
2.5.1. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty KTTH.
Dựa trên nguyên tắc chung của kế toán tập hợp chi phí giá thành sản phẩm, hay quy định riêng của kế toán xây lắp, trong Công ty Kiến trúc Tây Hồ phân các chi phí theo từng loại chi phí có đặc điểm riêng, tính chất công việc riêng để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí tính trên công trình hay HMCT từ khi khởi công xây dựng cho đến khi hoàn thành bàn giao. Đối với đơn đặt hàng sửa chữa nhà cửa cho bên ngoài thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng từ lúc khởi công cho đến khi kết thúc. Chủ yếu công ty cũng phân loại chi phí theo các yếu tố chi phí như sau:
Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí máy thi công.
Chi phí sản xuất chung.
Để có được giá thành sản phẩm chính xác thì kế toán từng bộ phận của Công ty đều phải theo dõi chính xác các yếu tố phát sinh trên cơ sở đó cuối kỳ tập hợp chi phí sản xuất và đối chiếu với kế toán tổng hợp. ở Công ty thường khoán theo công trình cho đội thi công, song Công ty luân theo dõi các chi phí chung của công trình, từng phát sinh thuộc công trình hay HMCT. Công ty có rất nhiều công trình cùng xây dựng trong một thời điểm khác nhau, nhưng công trình em chọn trong chuyên đề thực tập của mình là công trình…….Công trình này hiện đã được đưa vào sử dụng trong năm 2004. Các chi phí thực hiện để xây dựng công trình trên được kế toán tập hợp chính xác để hoàn thành kế hoạch xây dựng theo bản thoả thuận. Trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp em chọn công trình “ Xây dựng và sửa chữa trường THCS Nguyễn Công Trứ”, trong đó em chỉ đi sâu vào tính chi phí và giá thành công trình xây dựng mới nhà 4 tầng trong hợp đồng trên. Công trình này kéo dài trong 7 tháng từ tháng 2/2004 đến hết tháng 8 năm 2004 thì hoàn thành và bàn giao. Chi phí công trình được cụ thể theo từng bước trong phần sau.
2.5.2.Nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Kiến trúc Tây Hồ.
a. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Công ty Kiến trúc Tây Hồ có kế toán sản xuất riêng, nên mọi tập hợp chi phí của từng công trình, HMCT được kế toán tập hợp chi tiết theo từng sổ riêng và sổ chung của công trình hay HMCT. Do mỗi một công trình đều được hoạch định theo dự toán trước nên nguyên vật liệu mua đều được sử dụng hết theo định kỳ đã định, hầu như không có lượng vật tư thừa. Vật tư mua thường được đưa thẳng ra công trường vì tại Công ty không có kho chứa vật tư, các đội thi công quản lý khối lượng vật liệu đã xuất cho mình kiểm tra mức độ hoàn thành theo định mức đã định. Thường thì chi phí vật tư chiếm khoảng từ 60%-80% tổng chi phí cho một công trình hay HMCT.
Giá trị thực tế của vật tư
=
Giá mua theo hoá đơn
+
Chi phí vận chuyển bốc dỡ
Căn cứ vào kế hoạch tiến độ thi công của công trình, HMCT và nhu cầu thực tế của vật liệu sử dụng cho quá trình thi công, các đội phải làm giấy xin phép tạm ứng gửi lên giám đốc, giám đốc duyệt tạm ứng cho các đội. Trên cơ sở giấy xin phép tạm ứng, kế toán tiền mặt lập phiếu chi. Phiếu chi được lập thành 3 liên, liên 1 lưu; liên 2: người xin tạm ứng giữ, liên 3: chuyển cho thủ quỹ để thủ quỹ ghi tiền vào sổ quỹ và chi tiền, sau đó chuyển cho kế toán tiền mặt. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty được tập hợp trực tiếp cho từng công trình, kế toán thực hiện phương pháp tính theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Khi mua vật tư về công trường, nhân viên kế toán của đội vào sổ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu, sau đó vào sổ chi tiết nguyên vật liệu căn cứ vào hoá đơn. Thủ kho của công trường cùng nhân viên phụ trách mua vật tư tiến hành kiểm tra số lượng, chất lượng vật tư và xác nhận vào bảng theo dõi chi tiết vật tư. Khi xuất nguyên vật liệu dùng cho công trình hay HMCT kế toán ghi:
Nợ TK: 621 Giá trị vật tư thực tế xuất dùng
Có TK 141,331,111,112…
bảng theo dõi chi tiết vật tư
Công trình: Trường PTTH Nguyễn Công Trứ
Hạng mục: Xây mới nhà 4 tầng
Tháng 8/2004
Đơn vị tính: Đồng
TT
Chứng từ
Tên vật tư
Đơn vị bán
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
SH
NT
...
......
...
...
...
...
...
...
...
9
1125
27/8/04
Xi măng
Tấn
Tấn
30
815.000
24.450.000
...
......
...
...
...
...
...
...
...
Căn cứ vào thẻ chi tiết kế chi phí cho từng công trình, HMCT kế toán chi tiết từng nguyên liệu phục vụ cho quá trình xây lắp như: gạch, đá, cát vàng, sắt thép…
Bảng kê chi tiết vật tư chính
Công trình: Trường PTTH Nguyễn Công Trứ
Hạng mục: Xây mới nhà 4 tầng
Tháng 8/2004
Đơn vị tính: Đồng
Loại vật tư: xi măng
TT
Chứng từ
Đơnvị bán
Đơnvị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
SH
NT
1
1/8/2004
H. Thạch
tấn
25
847.000
8.175.000
2
18/8/2004
C.ty Hưng Thịnh
tấn
87
847.000
3.689.000
...
...
...
...
...
...
...
...
9
1125
27/8/2004
Chingfon
tấn
30
815.000
4.450.000
...
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
X
171
40.562.000
Căn cứ vào bảng kê chi tiết vật tư, kế toán lập bảng tổng hợp vật tư cho một công trình.
bảng tổng hợp vật tư
Công trình: Trường PTTH Nguyễn Công Trứ
Hạng mục: Xây mới nhà 4 tầng
Tháng 8/2004
Đơn vị tính: Đồng
TT
Tên vật tư
Đơn vị tính
Số lượng
Thành tiền
1
Xi măng
tấn
171
40.562.000
2
Gạch
Xe
165
15.265.000
3
Bê tông
M3
11.375
22.456.000
4
Thép xoắn
Cây
357
19.345.000
...
...
...
...
...
Vật tư đội chi
8.235.987
Cộng
131.188.987
Căn cứ vào bảng tổng hợp vật tư sử dụng cho từng công trình, kế toán tổng hợp lập bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.
Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
Công trình: Trường PTTH Nguyễn Công Trứ
Hạng mục: Xây mới nhà 4 tầng
Tháng 8/2004
Đơn vị tính: Đồng
STT
Nơi sử dụng
Ghi có TK
Tổng
Chi tiết ra công trình
Nhà xây 4 tầng
Nhà thể chất
....
A
TK 152
...
1
Xi măng
40.562.000
17.866.000
...
2
Gạch
15.265.000
15.564.000
...
3
Bê tông tươi
22.456.000
13.345.000
...
4
Thép Xoắn
19.345.000
11.023.000
...
...
...
...
...
Cộng (A)
131.188.987
139.776.117
...
B
TK 153
8.235.987
9.156.117
...
Số liệu trên bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu là căn cứ để kế toán tổng hợp vào sổ chi tiết chi phí sản xuất cho từng công trình.
Sau khi khớp số liệu giữa bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và sổ cái, sổ chi tiết TK 621, kế toán tổng hợp kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào TK 154. Trong sổ cái TK 621 được thể hiện cả chi phí cho máy thi công là những chi phí nguyên liệu cho máy chạy như dầu chạy máy, Mogas..
Sổ kế toán chi tiết TK 621
Công trình: Trường PTTH Nguyễn Công Trứ
Ngày 31 tháng 8 năm 2004
Đơn vị: Đồng
Cứng từ
Nội dung
TK đối ứng
Số tiền phát sinh
Số cộng dồn
SH
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư
X
1/8/04
Xi măng
1121
25.750.000
2/8/04
Gạch
141
4.895.000
3/8/04
Bê tông tươi
141
9.726.000
…
…
…
…
20/8/04
Thép Xoắn
141
17.500.000
...
...
...
...
...
31/8/04
K/c chi phí vật tư trực tiếp vào giá thành sản phẩm
154
358.345.287
K/c chi phí vật tư chạy máy thi công
154
3.126.000
Cộng
X
361.471.287
361.471.287
Sổ chi tiết tk 621
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Công trình: Trường PTTH Nguyễn Công Trứ
Hạng mục: Xây mới nhà 4 tầng
Ngày 31 tháng 8/2004
Đơn vị tính: Đồng
Chứng từ
Nội dung
TK đối ứng
Số tiền phát sinh
Số cộng dồn
SH
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư
X
1/8/04
Xi măng
1121
15.125.000
15.125.000
2/8/04
Gạch
141
2.598.000
17.723.000
3/8/04
Bê tông tươi
141
5.124.000
22.847.000
…
…
…
…
…
…
…
20/8/04
Thép Xoắn
141
9.075.000
31.922.000
31/8/04
Chi dầu chạy máy
851.000
...
...
...
...
...
...
...
...
31/8/04
K/c chi phí vật tư trực tiếp vào giá thành sản phẩm
154
131.188.987
K/c chi phí vật tư chạy máy thi công
154
1.135.000
Cộng
X
132.323.987
132.323.987
b. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp tại công ty chiếm khoảng 10% trong tổng giá thành sản phẩm. Đó là khoản tiền lương phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp thi công công trình. Công ty đặc biệt chú trọng đến chất lượng của công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp không chỉ vì nó ảnh hưởng đến sự chính xác của giá thành sản phẩm mà nó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người lao động, đến việc tính lương và trả lương cho công nhân.Ngoài công nhân trong biên chế, công ty còn sử dụng lao động phổ thông ngắn hạn ( từ 3 tháng đến 1 năm) để thực hiện thi công công trình theo kế hoạch, những công nhân này được ký kết hợp đồng do chủ nhiệm công trình nhận khoán trên cơ sở đó để tính nhân công từng công trình.
Chi phí nhân công tại công ty cổ phần Kiến trúc Tây Hồ bao gồm: lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp trích theo lương cho số công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình xây lắp (công nhân trực tiếp xây lắp và công nhân vận chuyển khuân vác, công nhân chuẩn bị cho thi công, công nhân thu dọn công trường).Trong trường hợp công nhân lái và phụ máy là do công ty trực tiếp trả lương. Tiền lương phải trả cũng hạch toán vào TK 622 nhưng hạch toán riêng vào khoản mục chi phí máy thi công. Chi phí máy thi công trực tiếp tại công ty không bao gồm lương của đội trưởng, thủ kho và các nhân viên kế toán tại đội. Tiền lương của các cán bộ này hạch toán vào chi phí sản xuất chung.
Công ty cổ phần Kiến trúc Tây Hồ áp dụng hai hình thức trả lương: trả lương theo thời gian và trả lương khoán theo sản phẩm.
* Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng cho số cán bộ gián tiếp trên công ty và bộ phận quản lý gián tiếp tại các đội và các công nhân tạp vụ trên công trường.
Hình thức lương sản phẩm áp dụng cho công nhân trực tiếp tham gia vào thi công và được giao khoán theo hợp đồng khoán.
Chi phí nhân công trực tiếp chiếm khoảng 30% tổng chi phí của công ty. Chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán theo từng công trình, hạng mục công trình.
Tiền lương phải trả cho CNV trong tháng
=
Mức lương ngày theo cấp bậc
X
Số ngày làm việc trong tháng
* Đối với hình thức trả lương sản phẩm: Được áp dụng cho bộ phận trực tiếp thi công công trình, là những công việc có định phí lao động được khoán theo các hợp động làm khoản, căn cứ dựa vào các bảng chấm công ở tổ tiến hành thi công. Hàng ngày, tổ trưởng các tổ tiến hành theo dõi tình hình lao động của công nhân và chấm công vào bảng chấm công.
Khi kết thúc hợp đồng làm khoán, nhân viên kỹ thuật và chỉ huy công trường tiến hành kiểm tra khối lượng và chất lượng công việc. Sau đó, xác nhận vào hợp đồng làm khoán. Thông thường tại công ty cổ phần Kiến trúc Tây Hồ hầu như không có trường hợp không hoàn thành hợp đồng. Đồng thời, đội trưởng tiến hành chia lương cho các tổ viên, trong đó phân biệt số đơn giá tiền lương cho tổ trưởng, đơn giá tiền công cho thợ và đơn giá công phụ căn cứ vào khối lượng công việc và đơn giá tiền công cho một đơn vị khối lượng đối với một công việc làm khoán nhất định được áp dụng theo công thức sau.
Tiền lương phải trả cho CNV trong tháng
=
Khối lượng công việc hoàn thành trong tháng
X
Đơn giá tiền lương theo thoả thuận
* Đối với bộ phận tạp vụ, đội trưởng làm hợp đồng theo tháng trong đó ghi rõ tiền lương được hưởng một ngày theo ngày và chấm công để tính ngày làm việc trong tháng.
Cuối tháng, đối với bộ phận lao động trực tiếp, đội trưởng tập hợp lại các hợp đồng làm khoán và bảng chấm công để tính xem một công nhân hưởng tổng cộng là bao nhiêu (một công nhân có thể thực hiện một hay nhiều hợp đồng). Trong trường hợp cuối tháng vẫn chưa hết hạn làm hợp đồng khoán, các đội trưởng cùng cán bộ kỹ thuật xác định giai đoạn công trình để tính ra lương cho công nhân (đối với bộ phận lao động tạp vụ, kế toán căn cứ vào bảng chấm công để xác định số công được hưởng và tính ra tiền lương của bộ phận này).
Sau khi tính lương xong cho tổng số lao động trong đội, đội trưởng lập bảng tổng hợp lương cho từng công nhân theo từng tổ, trong đó ghi số công của từng người và tiền lương của người đó.
bảng tổng hợp lương
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất
Công trình: Trường PTTH Nguyễn Công Trứ
Hạng mục: Xây mới nhà 4 tầng
Tháng 8/2004
STT
Họ và tên
Số công
Số tiền lương
1
Nguyễn Anh Dũng
26
950.000
2
Bùi Văn Chiến
21,5
1.100.000
3
Hoàng Văn Thông
21
730.000
4
Trần Đình Hạnh
26
839.880
5
Lại Quốc Hưng
31,5
808.380
...
...
...
...
Cộng
245
6.145.000
Sau đó, đội trưởng hoặc nhân viên kế toán đội gửi lên phòng kế toán các hợp đồng làm khoán, bảng chấm công và bảng tổng hợp tiền lương. Kế toán tiền lương đối chiếu chúng để lập bảng thanh toán lương cho từng tổ theo từng công trình.
bảng thanh toán lương
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất
Công trình: Trường PTTH Nguyễn Công Trứ
Hạng mục: Xây mới nhà 4 tầng
Tháng 8/2004
Đội 1: Xây
Họ tên
Bậc lương
Lương sản phẩm
Lương thời gian
Ngoài giờ
Phụ cấp
Tổng số
Tạm ứng kỳ I
Khấu trừ 6%
Kỳ II được lĩnh
Số SP
Số tiền
Số công
Số tiền
Số công
Số tiền
Nguyễn Anh Dũng
26
950.000
-
-
-
-
-
950.000
400.000
57.000
493.000
Bùi Văn Chiến
24
1.100.000
-
-
-
-
-
1.100.000
500.000
66.000
534.000
Hoàng Văn Thông
22,5
808.380
-
-
7.5
168.500
-
808.380
246.000
48.503
513.877
….
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
278,5
6.145.000
18,5
518.500
6.663.500
2.000.000
369.000
3.776.000
Đồng thời, kế toán tiền lương lập bảng tổng hợp tiền lương cho từng công trình (đội 1 và nhiều đội khác tham gia xây dựng công trình).:
Tổng hợp lương tháng
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất
Công trình: Trường PTTH Nguyễn Công Trứ
Hạng mục: Xây mới nhà 4 tầng
Tháng 8/2004
TT
Tổ nhóm
Họ tên tổ trưởng
Số công
Thành tiền
Trích 6% khấu trừ
Còn lại được lĩnh
Trích 19% tính vào chi phí
1
Xây
Nguyễn Anh Dũng
218
6145.000
368.700
4.608.750
1.167.550
2
Nề
Bùi Văn Chiến
198
4.350.000
261.000
3.262.500
826.500
3
Lát
Hoàng Văn Thông
251
5.723.200
343.392
4.883.416
496.392
4
Sơn
Trần Đình Hạnh
20
627.000
37.620
470.250
119.130
5
Mộc
Lại Quốc Hưng
212
5.942.500
356.550
4.456.875
1.129.075
...
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
47.294.210
2.837.652
35.470.658
8.985.899
Số liệu trên bảng phân bổ tiền lương là căn cứ để kế toán ghi bút toán tính lương vào tờ chứng từ gốc quy định của công ty. Dựa trên chứng từ gốc đó, kế toán v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0946.doc