Đề tài Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại Tổng công ty rau quả Việt Nam

Lời nói đầu.

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU. 1

I. Đặc điểm chung của hoạt động xuất khẩu hàng hoá. 1

1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế 1

2. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu. 1

3. Đặc điểm hàng hoá xuất khẩu. 2

4. Các hình thức xuất khẩu 3

5. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu trong xuất khẩu 3

6. Điều khoản về giá của hợp đồng xuất khẩu 4

II. Phương pháp kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá 5

1. Chứng từ kế toán sử dụng. 5

2. Tài khoản kế toán sử dụng 6

 3. Trình tự kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá . 6

 3.1. Kế toán xuất khẩu hàng hoá trực tiếp 6

 3. 2. Kế toán xuất khẩu tại đơn vị nhận uỷ thác 7

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM 10

I. Giới thiệu chung về Tổng công ty. 10

1. Qúa trình hình thành và phát triển của Tổng công ty. 10

2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 11

3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh 13

4. Tình hình kinh doanh xuất khẩu tại Tổng công ty. 15

5.Đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty. 15

6. Một số đặc điểm của công tác tổ chức kế toán tại Tổng công ty 15

7. Kết quả hoạt động kinh daonh của Tổng công ty trong những năm qua 17

II. Thực trạng kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại Tổng Công ty rau quả Việt nam. 19

 

1.Chứng từ sử dụng 19

2. Tài khoản sử dụng. 20

3. Trình tự hạch toán kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá. 20

 3.1. Xuất khẩu trực tiếp 20

 3.2. Xuất khẩu uỷ thác 24

PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM. 27

I - Đánh giá chung về công tác xuất khẩu hàng hoá . 27

1 - Những ưu điểm. 27

2- Những nhược điểm. 28

II - Các kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại Tổng Công ty rau quả Việt nam. 29

Kết luận.

 

 

 

doc52 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại Tổng công ty rau quả Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, nhà hàng. Kinh doanh vận tải, kho, cảng và giao nhận. Dịch vụ tư vấn đầu tư phát triển ngành rau, hoa, quả Sản xuất, chế tạo các sản phẩm cơ khí, thiết bị, phụ tùng, máy móc phục vụ chuyên ngành rau quả và gia dụng. Xuất khẩu trực tiếp rau quả tươi, rau quả chế biến, hoa và cây cảnh, gia vị, giống rau quả, nông lâm hải sản, thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ và hàng hoá tiêu dùng. Nhập khẩu trực tiếp rau hoa quả, giống rau hoa quả, thực phẩm, máy móc, vật tư, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên nhiên vật liệu, hoá chất và hàng tiêu dùng. Những hoạt động kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty: Gồm 4 khối b.1) Khối công nghiệp: gồm 15 nhà máy chế biến Sản phẩm đóng hộp, sản phẩm lạnh, sản phẩm sấy khô, sản phẩm muối và dầm dấm như: rau, quả, dưa chuột, nấm mỡ, thịt cá... Gia vị: ớt, tỏi, gừng, nghệ, quế, tiêu... Nước quả cô đặc: Xoài, chuối, dứa, đu đủ... Bao bì hộp kim loại, hòm gỗ, hộp carton... b.2) Khối nông nghiệp: Tổng công ty có 6 nông trường với 40000 ha đất canh tác trên toàn quốc.Các nông trường này trồng rất nhiều loại cây công nghiệp và nông nghiệp như: dứa, chanh, chuối, lạc,cao su, cà phê... và chăn nuôi gia súc như trâu, bò, lợn nhập khẩu,gia cầm... b.3) Khối xuất - nhập khẩu: Tổng công ty có 3 công ty xuất nhập khẩu ở: Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Quả tươi: chuối, dứa, cam, bưởi, vải và các loại quả nhiệt đới khác . Rau tươi: bắp cải, cà rốt, cà chua, dưa chuột... Gia vị : hạt tiêu, tỏi, ớt... Sản phẩm đóng hộp, đông lạnh. Hoa tươi và cây cảnh . Các sản phẩm nông nghiệp khác như: lạc, vừng, chè, cà phê, cao su... Các mặt hàng nhập khẩu: Vật tư nông nghiệp: phân bón, thuốc trừ sâu, hạt giống rau. Vật tư công nghiệp: sắt tấm, hộp rỗng, lọ thuỷ tinh, carton, thực phẩm và đường. Máy móc thiết bị cho các nhà máy chế biến. Các loại hoá chất khác. b.4) Khối nghiên cứu khoa học và đào tạo: Tổng công ty có một viện nghiên cứu rau quả và nhiều trạm thực nghiệm chuyên nghiên cứu các giống mới, sản phẩm mới,cải tiến bao bì nhãn hiệu. Khối này chuyên cung cấp các thông tin kinh tế và đào tạo các cán bộ khoa học, kỹ thuật. (*) Sản phẩm chủ lực của Tổng công ty hiện nay: + Rau hoa quả tươi: Bắp cải, khoai tây, hành tây, cà rốt, dưa hấu, tỏi, gừng, nghệ... Chuối tiêu, vải Xu hào, súp lơ, tỏi tây, đậu quả, cà chua, dưa chuột, nấm hương... Hoa lay ơn, loa kèn, phong lan Thị trường chính: Liên bang Nga, một số nước châu á như Nhật Bản + Đồ hộp, nước quả, đông lạnh: Dứa, dưa chuột, vải, chôm chôm, xoài, thanh long, đu đủ, chuối, ổi, na, ngô, rau, đậu... Nước giải khát hoa quả tự nhiên và rau quả đông lạnh khác Thị trường chính là: Liên bang Nga, Tây Bắc âu, Đông âu, Mỹ, Nhật, Trung quốc và một số nước á , úC + Rau qủa sấy, muối: Chuối sấy, nhân hạt điều, dưa chuột, nấm muối... Thị trường chính: Liên bang Nga, Nhật, Mỹ và một số nước Bắc mỹ + Gia vị: - Hạt tiêu, ốt, tỏi, gừng, nghệ, quế, hồi, giềng... Thị trường chính: Châu Phi, Liên bang Nga, Trung Đông và một số nước khác. + Giống rau: Hạt rau muống, cải các loại, tỏi củ, các loại giống rau, đậu, gia vị nhiệt đới khác. Thị trường chính: Châu Phi, Châu á , Châu Mỹ la tinh... + Nông sản khác: Cao su, cà phê, gạo, lạc, vừng... Thị trường chính: Trung Quốc, Mông Cổ. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý kinh doanh của Tổng công ty : (Sơ đồ 3) Bộ máy tổ chức quản lý được tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, có sự phân quyền rõ ràng để đảm bảo tính chủ động trong kinh doanh của các thành viên của Tổng công ty. Cơ cấu tổ chức được xây dựng dựa trên chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp theo hình thức phải đi sau chức năng để làm cơ sở chỗ dựa cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ máy tổ chức của Tổng công ty bao gồm : Hội đồng quản trị ( HĐQT): Có 5 thành viên do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm trong đó có chủ tịch HĐQT, một thành viên kiêm Tổng giám đốc, một thành viên kiêm trưởng Ban kiểm soát và hai thành viên kiêm nhiệm là các chuyên gia về ngành kinh tế – kĩ thuật, kinh tế tài chính, quản trị kinh doanh, pháp luật. HĐQT thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ Nhà nước giao. Ban kiểm soát : có 5 thành viên, một thành viên làm trưởng ban một thành viên là chuyên viên kế toán một thành viên do Đại hội đại biểu công nhân viên chức giới thiệu, một thành viên do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn giới thiệu, một thành viên do Tổng cục trưởng Tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp giới thiệu. Ban kiểm soát giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động của Tổng công ty. Tổng giám đốc: là đại diện pháp nhân của Tổng công ty, là người có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty. Tổng giám đốc cùng chủ tịch HĐQT ký nhận vốn (kể cả nợ), đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của nhà nước để quản lý, sử dụng theo mục tiêu nhiệm vụ nhà nước giao cho Tổng công ty. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước Nhà nước và pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty. Các Phó tổng giám đốc: là người giúp Tổng giám đóc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo sự phân công của Tổng giám đốc, được chủ động giải quyết công việc theo nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ đã được Tổng giám đốc phân công thực hiện. + Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất : là người giúp việc cho Tổng giám đốc phụ trách quản lý về mặt sản xuất của các nhà máy, nông trường, xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật. + Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh: là ngưòi giúp việc cho Tổng giám đốc, phụ trách toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty. + Phó tổng giám đốc phụ trách phía Nam: là người phụ trách cả về sản xuất và kinh doanh các mặt hàng, tìm tòi, nghiên cứu thị trường sao cho các sản phẩm của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, tìm hướng đi kinh doanh đúng đắn cho doanh nghiệp. Kế toán trưởng: giúp Tổng giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính hoặc có liên quan tới tài chính, công tác kế toán, thống kê của Tổng công ty, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Văn phòng và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng công ty: có chức năng tham mưu, giúp việc HĐQT và Tổng giám đổc trong quản lý, điều hành công việc. * Các phòng quản lý: + Phòng tổ chức: quản lý lao động và tiền lương. + Phòng kế toán tài chính: thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, quản lý vốn, các khoản với ngân hàng, cấp phát vốn theo yêu cầu kinh doanh. + Phòng quản lý sản xuất kinh doanh: lập kế hoạch điều hành sản xuất kinh doanh, quản lý máy móc, thiết bị, quản lý xuất nhập khẩu chung của các đơn vị trực thuộc . + Văn phòng: có chức năng phục vụ các hoạt động sinh hoạt của Tổng công ty như: điều động phương tiện, văn thư, tiếp khách... + Phòng tư vấn và đầu tư phát triển: tư vấn cho các đơn vị trực thuộc về các dự án sản xuất chế biến kinh doanh rau quả . + Phòng xúc tiến thương mại: phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường . + Trung tâm KCS: có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá của Tổng công ty trước khi đưa ra thị trường. * Các phòng kinh doanh: + Phòng XNK I: tiến hành công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở khu vực Châu á. + Phòng XNK II : tiến hành khảo sát, nghiên cứu thị trường,tìm kiếm đối tác kinh doanh, thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở khu vực Châu Âu. + Phòng XNK III: tiến hành khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường, đáp ứng nhu cầu khách hàng và thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ở khu vực Châu Mỹ. + Phòng kinh doanh tổng hợp IV: thực hiện kinh doanh dịch vụ như xây lắp, sửa chữa các thiết bị cơ điện phục vụ cho ngành rau quả . + Phòng kinh doanh tổng hợp V: hoạt động kinh doanh tổng hợp nội địa và dịch vụ cơ điện . + Phòng kinh doanh dịch vụ điện cơ VI. + Phòng kinh doanh dịch vụ điện cơ VII. + Cơ quan đại diện tại Moscow và Philadelphia. + Các đơn vị thành viên và công ty liên doanh Tình hình kinh doanh xuất khẩu tại Tổng công ty. Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu năm 2001 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu: 75 000 000 USD Bằng 24% so với thực hiện năm 2000. Xuất khẩu Nhập khẩu + Thực hiện 40 000 000 USD 35.000 000 USD + % Kế hoạch so với năm 2000 58,9% 0,86% Hoạt động xuất khẩu ở Văn phòng Tổng công ty rau quả đóng vai trò chủ đạo.Năm 2001 với quyết tâm và sự cố gắng, Tổng công ty đã có sự tăng trưởng khá về kim ngạch XNK đạt 75 000 000 USD tăng 24% và nhập khẩu đã giảm 0,86% so với năm 2000. Kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm một phần lớn trong doanh thu hàng năm của cơ quan.Tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch nhìn chung năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu rau quả đã tăng so với mức tăng trưởng xuất khẩu rau quả trong cả nước. Điều này khẳng định đường lối phát triển của Tổng công ty là đẩy mạnh xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm mũi nhọn. Đặc điểm hoạt động xuất khẩu ở Tổng công ty. Tổng công ty rau quả là doanh nghiệp được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất giống rau quả, chế biến rau quả, thịt, thuỷ sản, kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản...Với một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như rau quả tươi, rau quả hộp đông lạnh, rau quả sấy, muối, gia vị các loại, lương thực... Hiện nay, cơ quan Văn phòng bán hàng xuất khẩu chủ yếu theo hình thức bán hàng giao thẳng. Khi ký được hợp đồng xuất khẩu Tổng công ty tiến hành thu mua các nông sản phẩm của các đơn vị, cá nhân ở trong cũng như ngoài Tổng công ty. Đến ngày giao hàng các đơn vị vận chuyển hàng đến cảng sau đó tiến hành giao hàng cho phía nước ngoài , giá bán thường là gía FOB, hoặc giá CIF. Chi phí vận chuyển và chi phí kho bãi có thể do doanh nghiệp hoặc bên bán phải trả tuỳ theo hợp đồng. Tổng công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân và điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu và được Nhà nước cấp giấy phép. Về phương thức thanh toán, đối với khách hàng quen biết và tin cậy, hình thức thanh toán hợp đồng xuất khẩu sẽ là L/C. Ngoài ra Tổng công ty có thể áp dụng thanh toán bằng cách ghi sổ. 6. Một số đặc điểm của công tác tổ chức hoạt động kế toán tại Tổng công ty . Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng công ty : (Sơ đồ 4) Phòng kế toán tài chính là một bộ phận nghiệp vụ kế toán tham mưu giúp giám đốc điều hành quản lý các hoạt động kinh tế, tính toán kinh tế, thường xuyên kiểm tra thanh lý các hợp đồng, cung cấp thông tin cho giám đốc ra các quyết định về các hoạt động đầu tư kinh doanh, hoạt động dài hạn, ra kế hoạch hàng năm cho các phòng nghiệp vụ, đảm bảo quyền chủ động tài chính trong sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nhà nước giao. Bộ máy kế toán của Tổng công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Phòng kế toán gồm 11 người với các nhiệm vụ cụ thể: + Kế toán trưởng: phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Tổng công ty về mọi hoạt động tài chính kế toán của Tổng công ty, giúp Tổng giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính hoặc có liên quan đến tài chính, thống kê kế toán. + Phó phòng thứ nhất: giúp kế toán trưởng và phụ trách về kế toán tài chính tổng hợp toàn Tổng công ty. + Phó phòng thứ hai: giúp kế toán trưởng và phụ trách về kế toán tài chính của văn phòng Tổng công ty. + Kế toán hàng hoá : thực hiện viết phiếu xuất, nhập kho, kiểm tra bộ chứng từ hoàn chỉnh để đảm bảo công tác khấu trừ thuế, định kỳ thực báo cáo kiểm kê. + Kế toán thanh toán tiền Việt nam, tiền gửi ngân hàng và tài sản cố định. + Kế toán ngoại tệ. + Kế toán công nợ, thông tin tài chính, internet. + Thủ quĩ . + Kế toán quản lý các doanh nghiệp phía Bắc.. + Kế toán quản lý các doanh nghiệp phía Nam. + Kế toán quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. b) Hình thức tổ chức kế toán Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý bộ máy kế toán của Tổng công ty, hình thức kế toán được áp dụng tại Tổng công ty rau quả là hình thức Nhật ký chung trên máy vi tính. Theo hình thức này, thì trình tự ghi sổ kế toán được trình bày như sau: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Sổ,thẻ hạch toán chi tiết Chứng từ gốc ( 1) (1) Nhật ký chuyên dùng Nhật ký chung (1) (7) (5) Sổ cái (3) (2) (8) Bảng tổng hợp chi tiết (4) Bảng cân đối tài khoản (9) Báo cáo kế toán (6) (6) 1, 2, 3 : Ghi hàng ngày (Hoặc định kỳ). 4, 5, 6 : Ghi cuối tháng. 7, 8, 9 : Đối chiếu, kiểm tra. c). Niên độ kế toán, phương phấp tính thuế GTGT, phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho : Tổng Công ty áp dụng niên độ kế toán là tháng, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, tính giá hàng tồn kho cuối kỳ theo giá thực tế, giá hạch toán được xác định theo phơơng pháp bình quân gia quyền. 7. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty trong những năm qua. Tổng công ty rau quả được thành lập từ năm 1988 đến nay đã gần tròn 14 năm trưởng thành và phát triển. Quá trình hoạt động của công ty trong suốt 14 năm qua đã gặp không ít những khó khăn trở ngại do các nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan, nhưng ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên của Tổng công ty đã nỗ lực tìm tòi, phấn đấu, luôn luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch của Bộ Thương Mại giao cho. Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước. Sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty trong những năm gần đây: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Thực hiện % HTKH Thực hiện % HTKH Thực hiện % HTKH - Tổng doanh thu (triệu đồng) 987.543 .279 112 1.023.538 130 1.120.000 16 - Các khoản nộp Ngân sách (triệu đồng) 38.985 102 45.095 104 55.800 16 - Lợi nhuận trước thuế (triệu đồng) 6.530 114 7.348 119 8.400 16 - Thu nhập bình quân đầu người 597.890 18 624.000 22 686.400 10 Tổng công ty rau quả hiện là một trong những doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh xuất nhập khẩu đạt hiệu quả của ngành XNK ở Việt Nam với tổng số lao động hơn 10 000 người, với số vốn sản xuất - kinh doanh đến nay đạt 56.000.000.000 đồng. Với hệ thống các chi nhánh, xí nghiệp trên khắp các thành phố lớn và địa phương trong phạm vi toàn quốc, đáp ứng tốt nhu cầu xuất khẩu và nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước. II. thực trạng kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại Tổng Công ty rau quả việt nam. Xuất khẩu hàng hoá là việc chuyển hàng hoá trong nước ra nước ngoài nhằm thu về một khoản tiền nhất định thông qua hợp đồng ngoại thương. Tổng Công ty rau quả chủ yếu tiến hành xuất khẩu các sản phẩm hàng hoá được sản xuất, gia công chế biến trong nước dưới hai hình thức: xuất khẩu trực tiếp và nhận uỷ thác xuất khẩu. Nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá thường sử dụng điều kiện giao hàng là điều kiện FOB trên cả hai phương thức xuất khẩu: xuất khẩu theo nghị định thư và phương thức tự cân đối. Theo điều kiện này công ty tiến hành thu thập toàn bộ các chi phí giao dịch cho tới khi hàng hoá được xếp lên tầu giao cho người vận tải và tiến hành xác định doanh thu cho hàng bán. Trong quá trình xuất khẩu công ty sử dụng nhiều phương thức thanh toán trong đó phổ biến nhất là phương thức tín dụng chứng từ (L/C). 1- Chứng từ sử dụng: Hợp đồng mua bán, Hoá đơn thương mại, Vận đơn, Giấy chứng nhận xuất xứ, Giấy chứng nhận bảo hiểm, Phiếu xuất kho, Giấy báo nợ, giấy báo có, Phiếu thu chi tiền mặt, Hoá đơn GTGT. 2- Tài khoản sử dụng. Để hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá kế toán sử dụng các tài khoản tổng hợp và các tài khoản chi tiết để theo dõi các nghiệp vụ kinh tế một cách cụ thể: Tài khoản 511 - Doanh thu: phản ánh doanh thu cung ứng hàng hoá + TK 5111 : Doanh thu bán hàng + TK 5113 : Doanh thu xuất khẩu uỷ thác. Tài khoản 156 - hàng hoá: tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các loại hàng hoá để xuất khẩu. Tài khoản 131 - phải thu khách hàng: phản ánh số phải thu của khách hàng về việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ và phản ánh số phải trả cho người mua về số tiền hàng do người mua ứng trước. Tài khoản 131 được mở và theo dõi cho từng đối tượng khách hàng. Tài khoản 632 - giá vốn hàng bán: phản ánh trị giá vốn của hàng được xác định tiêu thụ trong kỳ. Tài khoản 138 - Phải thu khác: phản ánh các khoản thu trong quan hệ thanh toán với bên giao uỷ thác và các khoản phải thu khác Tài khoản 138 được mở chi tiết cho từng đối tượng trong quan hệ uỷ thác xuất khẩu, phản ánh các quan hệ thu chi hộ và thanh toán bù trừ với từng đối tượng giao uỷ thác. Tài khoản 338 - Phải trả khác: phản ánh các khoản phải trả trong quan hệ thanh toán với bên giao uỷ thác và các khoản phải trả khác. Tài khoản 338 được mở theo dõi cho từng đối tượng giao uỷ thác, phản ánh các khoản thu hộ bên giao uỷ thác và việc thanh toán bù trừ với các khoản chi hộ, hoa hồng uỷ thác vv... Các tài khoản về thu nhập chi phí được hạch toán riêng cho từng nghiệp vụ xuất khẩu để xác định kết quả kinh doanh cho từng thương vụ. Các tài khoản loại này cuối kỳ đều không có số dư nhưng khi theo dõi chi tiết cho từng thương vụ thì cuối kỳ các tài khoản chi tiết này vẫn có thể có số dư cuối kỳ để phản ánh tiến độ thực hiện thương vụ đó. Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản khác như: TK 1111, 1121, 1122 (chi tiết tiền gửi ở từng ngân hàng), 133, 641, 642, 003 vv... 3- Trình tự hạch toán xuất khẩu hàng hoá: 3.1). Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp.( Sơ đồ 5) Tổng công ty rau quả chủ yếu xuất khẩu hàng theo phương thức chuyển hàng từ kho của bên bán ra thẳng cảng xuất khẩu, không qua kho nên Tổng công ty không sử dụng TK 157 - Hàng gửi bán mà chỉ sử dụng TK 156 - Hàng hoá. Sau khi ký kết hợp đồng xuất khẩu, Tổng công ty làm thủ tục xuất khẩu và thanh toán tiền hàng. Phương thức thanh toán chủ yếu là thư tín dụng.Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể Tổng công ty sẽ xuất hàng theo giá FOB hoặc giá CIF. + Trường hợp xuất hàng theo giá CIF : Theo giá này người bán phải trả các phí tổn và cước phí cần thiết để đưa hàng đến cảng quy định, ngoài ra người bán phải mua bảo hiểm hàng hoá để tránh cho người mua bị rủi ro, mất mát hoặc hư hại trong quá trình vận chuyển. Ví dụ 1 : Ngày 05/04/02 Tổng công ty rau quả Việt Nam xuất sang Triều Tiên 18.000 lọ dưa chuột dầm giấm đóng lọ, giá mua là 140.000.000, giá bán 14.000USD CIF SAMJIN. Bên Triều Tiên đề nghị thanh toán như sau : - Ngày 05/04/02 trả ngay 10% trị giá hóa đơn là 1400USD, tỷ giá ngày 05/04 là 15.235 đồng/USD. - Ngày 15/04/02 Khi đại diện của Tổng công ty xuất trình bộ chứng từ giao hàng gồm : + Bản chính vận đơn, giấy bảo hiểm + Giấy chứng nhận chất lượng. + Bảng kê chi tiết, giấy chứng nhận xuất xứ. + Hoá đơn thương mại. Bên Triều Tiên thanh toán nốt số tiền còn lại là 12.600USD, tỷ giá ngày15/04 là 15.240 đồng/ USD. + Các chi phí trong nước là 1.200.000đồng + Các chi phí vận chuyển lô hàng là 120USD + Mua bảo hiểm là 100USD Tổng công ty chịu 1% thuế xuất khẩu trên tổng doanh thu, mọi khoản thuế, chi phí vận chuyển trong nước, tiền bảo hiểm, chi phí vận chuyển bốc dỡ ở nước ngoài do Tổng công ty chịu. Trình tự hạch toán : (Sơ đồ 6 ) 1a) Ngày 05/04 kế toán hạch toán doanh thu lô hàng xuất khẩu sang Triều Tiên theo tỷ giá ngày 05/04 là 15.235 USD Nợ TK 131 (1312) : 213.290.000 (14 000 x 15 235) Có TK 511 : 191.961.000 Có TK 33311 : 21.329.000 1b) Đồng thời kết chuyển trị giá hàng đã xuất : Nợ TK 632 : 140.000.000 Có TK 156 : 140.000.000 Khi bên Triều Tiên thanh toán tiền lần 1 Tổng công ty hạch toán theo tỷ giá ngày 05/04 là 15.235 USD Nợ TK 112 (1122) : 21.329.000 (1 400 x 15 235) Có TK 131(1312) : 21.329.000 (1 400 x 15 235) Chi phí vận chuyển và mua bảo hiểm : Nợ TK 641 : 3.352.800 (220 x 15.240) Có TK 112 (1122) : 3.352.800 (220 x 15.240) Các chi phí trong nước chi bằng tiền mặt : Nợ TK 641 : 1.200.000 Có TK 111 : 1.200.000 Ngày 15/04 nhận nốt tiền hàng bên mua thanh toán, kế toán hạch toán theo tỷ giá thực tế ngày 15/04 là 15.240 USD: Nợ TK 112 (1122) : 192.024.000 (12 600 x 15 240) Có TK 131(1312) : 191.961.000 (12 600 x 15 235) Có TK 413 : 63.000 Khi tính thuế xuất khẩu phải nộp, kế toán ghi : Nợ TK 511 : 213.290.000 Có TK 333 (3333) : 2.132.900 + Trường hợp xuất khẩu theo giá FOB. Người bán hoàn thành nghĩa vụ khi hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định. Người mua phải chịu mọi phí tổn và rủi ro về mất mát hoặc hư hại hàng kể từ lúc nhận hàng của bên bán tại cảng. Kế toán hạch toán như nhau : 1a) Khi hàng được chuyển thẳng ra cảng xuất, hoàn thành các thủ tục hải quan và bốc xếp xong lên phương tiện vận chuyển Tổng công ty đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, hàng xác định là đã tiêu thụ, kế toán căn cứ vào hoá đơn, Vận đơn hạch toán doanh thu và tiền bán hàng phải thu của bên nhập. Nợ TK 131 : Phải thu của khách hàng (Tỷ giá thực tế ) Có TK 511 : Doanh thu xuất khẩu ( Tỷ giá thực tế ) Có TK 33311 : Thuế giá trị gia tăng phải nộp. 1b) Đồng thời ghi bút toán kết chuyển trị giá mua của hàng đã xuất : Nợ TK 632 Có TK 156 1c) Các chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng từ kho ra cảng người nhận, kế toán hạch toán vào tài khoản 111, 112 và vào sổ theo dõi chi phí TK 641 Nợ TK 641 Nợ TK 133 Có TK 111,112 Khi Tổng công ty nhận được giấy báo có của ngân hàng về thanh toán hàng xuất khẩu: + Nếu tỷ giá tại thời điểm thanh toán lớn hơn tại thời điểm ký vận đơn: Nợ TK 1122 : Số tiền thu được ( ngoại tệ x tỷ giá thực tế ) Có TK 131 : Phải thu của khách hàng Có TK 413 : Chênh lệch tỷ giá + Nếu tỷ giá tại thời điểm thanh toán nhỏ hơn tại thời điểm ký vận đơn: Nợ TK 1122 : Số tiền thu được( ngoại tệ x tỷ giá thực tế) Nợ TK 413 : Chênh lệch tỷ giá Có TK 131 : Phải thu của khách hàng. Tổng công ty phải nộp thuế xuất khẩu với thuế suất 1% trên doanh thu xuất khẩu, hàng tháng cùng Cục thuế lập tờ khai nộp thuế và cuối tháng quyết toán lại số thuế phải nộp : Nợ TK 511 Có TK 333 (3333) Khi nộp thuế kế toán ghi : Nợ TK 333 (3333) Có TK 111,112 Ví dụ 2 : Ngày 29/04/ 2002 Tổng Công ty Rau quả Việt nam xuất sang Hy Lạp 1 lô hàng dứa hộp theo Invoice 01/VE/PRO trị giá lô hàng 165.750.000. Trị giá bán 14.100USD. Chi phí vận chuyển và các phụ phí đã thanh toán bằng tiền mặt là 2 000 000. Ngày 07/05 /02 Tổng công ty nhận được giấy báo có của ngân hàng về số hàng thu được bằng ngoại tệ. Ngân hàng nước ngoài Bankers, Credit Suisse Geneva thanh toán số tiền trên bằng cách ghi vào tài khoản của Tổng công ty tại Ngân hàng ngoại thương Việtnam. Tỷ giá thực tế ngày 30/04/02 là 15 250, Tỷ giá ngày 07/05/02 là 15 256. Trình tự hạch toán : (Sơ đồ 7) 1a) Ngày 30/04 hàng xác định là đã tiêu thụ, kế toán hạch toán doanh thu và tiền phải thu của khách hàng theo tỷ giá ngày 30/04 là 15 250: Nợ TK 131(1312) : 215.025.000 (14100 x 15 250) Có TK 511 : 193.522.500 Có TK 33311 : 21.502.500 1b) Đồng thời kết chuyển trị giá mua số hàng đã tiêu thụ : Nợ TK 632 : 165.750.000 Có TK 156 : 165.750.000 1c) Căn cứ vào phiếu chi đã thanh toán bằng tiền mặt, kế toán ghi : Nợ TK 641 : 2.000.000 Có TK 111 : 2.000.000 Ngày 07/05 nhận được giấy báo có của Ngân hàng về số tiền khách hàng thanh toán, kế toán hạch toán theo tỷ giá ngày 07/05 là 15 256 : Nợ TK 112(1122) : 215.109.600 (14100 x 15 256) Có TK 131(1312) : 215.025.000 (14100 x 15 250) Có TK 413 : 84.600 Khi tính thuế XK phải nộp 1% trên doanh số, căn cứ vào Hoá đơn bán hàng kế toán ghi : Nợ TK 511 : 215.025.000 Có TK 333 (3333) : 2.150.250 Khi nộp thuế xuất khẩu bằng tiền mặt kế toán ghi : Nợ TK 333 (3333) : 2.150.250 Có TK 111 : 2.150.250 3.2) Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu uỷ thác (Sơ đồ 8) Khi Tổng công ty nhận uỷ thác xuất khẩu thì số hàng này vẫn thuộc quyền sở hữu của bên giao uỷ thác, Tổng công ty bán hàng theo giá thoả thuận giữa 2 bên. Khi thu được tiền Tổng công ty phải trả tiền cho bên gửi hàng và được hưởng hoa hồng 1% trên giá bán, đồng thời Tổng công ty phải chịu thuế VAT là 10% trên hoa hồng được hưởng. Tất cả các khâu từ vận chuyển bốc dỡ, xếp hàng lên tàu đều do bên uỷ thác. Chứng từ được sử dụng trong kế toán hoạt động nhận uỷ thác xuất khẩu ngoài một số chứng từ đã kể trên còn có hợp đồng nhận uỷ thác xuất khẩu, hoá đơn thanh toán tiền hàng... Tài khoản được sử dụng: TK 131(1312) Phải thu của khách hàng nước ngoài, TK 138 (1388): Phải thu của đơn vị giao uỷ thác và một số tài khoản khác. Trình tự hạch toán hoạt động nhận uỷ thác xuất khẩu như sau Khi xuất hàng giao cho khách : Nợ TK 131 (1312) Trị giá hàng xuất khẩu phải thu. Có TK 138 (1388) Nhận được giấy báo có của ngân hàng Nợ TK 111,112 Số tiền phải thu của khách hàng. Có TK 131 (1312) Đồng thời tiến hành đòi tiền hoa hồng và các khoản đã chi hộ đơn vị giao uỷ thác: Nợ TK 138 (1388) : Phải thu đơn vị giao uỷ thác. Có TK 511(5113) : Các khoản chi hộ và hoa hồng. Có TK 333 (3331) : Thuế VAT trên hoa hồng. Khi xuất tiền chuyển trả đơn vị giao uỷ thác: Nợ TK 138 (1388) : Số tiền phải trả đơn vị giao uỷ thác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0065.doc
Tài liệu liên quan