Phần mở đầu 1
Phần 1: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu trong các đơn vị kinh doanh xây lắp 3
1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp có ảnh hưởng đến kế toán vật liệu 3
1.1.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất. 3
1.1.2. Đặc điểm về chi phí, giá thành sản phẩm 4
1.2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại và tính giá vật liệu. 9
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm vật liệu. 9
1.2.2 Phân loại vật liệu 9
1.2.3 Tính giá vật liệu 10
1.3 Kế toán chi tiết vật liệu 13
1.3.1 Phương pháp thẻ song song 13
1.3.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 15
1.3.3 Phương pháp sổ số dư 17
1.4 Kế toán tổng hợp vật liệu 19
1.4.1 Khái niệm và tài khoản sử dụng. 19
1.4.2 Phương pháp kế toán các ngiệp vụ biến động tăng vật liệu. 20
1.4.3 Phương pháp kế toán các nghiệp vụ biến động giảm vật liệu. 24
Phần 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long 27
2.1 Tổng quan về công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long 27
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 27
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh 29
2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán. 33
2.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. 33
2.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán. 35
2.3 Thực trạng kế toán vật liệu tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long. 38
2.3.1 Kế toán chi tiết vật liệu tại kho. 40
2.3.2. Kế toán chi tiết vật liệu tại phòng kế toán. 61
2.4. Thực trạng kế toán tổng hợp vật liệu tại công ty CP Sông Đà Thăng Long 66
2.4.1 Kế toán các nghiệp vụ biến động tăng vật liệu tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long. 67
2.4.2. Kế toán các nghiệp vụ biến động giảm vật liệu tại công ty Cổ Phần Sông Đà Thăng Long. 70
Phần III: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long 81
3.1. Đánh giá khái quát tình hình kế toán vật liệu tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long 81
3.1.1 Về chứng từ sử dụng 81
3.1.2 Về tài khoản sử dụng 82
3.1.3 Về sổ sách sử dụng 83
3.1.4 Về báo cáo sử dụng 85
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán vật liệu tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long. 85
Kết luận 88
Danh mục tài liệu tham khảo 89
91 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
65% tổng số vốn điều lệ của công ty tán thành. Kiểm soát hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển của công ty, giải pháp phát triển thị trường, triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, thực hiện hợp đồng kinh tế, cơ cấu tổ chức, cơ cấu quản lý nội bộ công ty, mua bán cổ phiếu. Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác. Hiện nay Hội đồng quản trị của công ty có 5 thành viên là:
- Công TNHH Sông Đà 1: 01 (một) thành viên;
- Nhóm thể nhân phong phú: 01 (một) thành viên;
- Nhóm thể nhân CTy CP Sông Đà 6: 01 (một) thành viên;
-Nhóm thể nhân CTy THHH Sông Đà 1: 01 (một) thành viên;
-Thể nhân Ông Nguyễn Trí Dũng: 01 (một) thành viên;
Ban kiểm soát: Do đại hội cổ đông bầu ra, ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính trung thực hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép, lưu giữ chứng từ sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của công ty.
Tổng giám đốc điều hành: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm Tổng giám đốc có nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty, là người đại diện theo pháp luật của công ty, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. Thường xuyên báo cáo Hội đồng quản trị tình hình, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Các phó tổng giám đốc: Là những người giúp việc cho Tổng giám đốc, các phó Tổng giám đốc do Tổng giám đốc đề nghị và Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
Các phòng ban chức năng, các đơn vị sản xuất: Các phòng ban chức năng các đơn vị sản xuất có nhiệm vụ chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, từng đơn vị. Các trưởng phòng công ty, giám đốc các đơn vị trực thuộc công ty do Tổng giám đốc điều hành bổ nhiệm và miễn nhiệm (trước khi bổ nhiệm, miễn nhiệm phải có ý kiến phê duyệt bằng văn bản của Hội đồng quản trị) các phó phòng công ty, các phó giám đốc các đơn vị trực thuộc, đội trưởng sản xuất do Tổng giám đốc bổ nhiệm và miễn nhiệm. Biên chế từng phòng công ty do Tổng giám đốc quyết định theo phẩm cấp.
Phòng Tổ chức – Hành chính: Quản lý theo chức năng nhiệm vụ đã được Tổng giảm đốc phê duyệt, cụ thể: Công tác tổ chức đào tạo, sắp xếp nhân lực. Công tác tiền lương, chế độ chính sách, BHXH, BHYT cho người lao động, công tác quản trị, hành chính đời sống, văn hoá.
Phòng Dự án đầu tư: Quản lý theo chức năng nhiệm vụ đã được Tổng giám đốc phê duyệt cụ thể: Trong công tác lập dự án đầu tư – chuẩn bị đầu tư, công tác tiếp thị đấu thầu. Giúp đỡ Tổng giám đốc trong công tác nghiên cứu các dự án đầu tư, công tác tiếp thị đấu thầu.
Phòng Kỹ thuật: Quản lý theo chức năng nhiệm vụ đã được Tổng Giám đốc phê duyệt, cụ thể: Công tác quản lý kỹ thuật công nghệ, quản lý bảo hộ lao động, công tác an toàn vệ sinh. Giúp Tổng giám đốc trong việc xây dựng mục tiên tiến độ, biện pháp thi công, quản lý chất lượng, quản lý xe máy thiết bị, sáng kiến cải tiến kỹ thuật và ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất.
Phòng Kinh tế - Kế hoạch: Quản lý theo chức năng nhiệm vụ đã được Tổng giám đốc phê duyệt, cụ thể: Trong công tác kinh tế, kế hoạch, quản lý hợp đồng kinh tế, quản lý việc thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý vật tư. Xây dựng và tham mưu cho Tổng giám đốc về quy định phân cấp quản lý, các quy chế quản lý kinh tế trong công ty.
Phòng Tài chính – Kế toán: quản lý theo chức năng nhiệm vụ đã được Tổng giám đốc phê duyệt, cụ thể: Công tác tài chính, kế toán, tín dụng, thông tin kinh tế và hạch toán kế toán theo đúng điều lệ tổ chức kế toán và pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước được cụ thể hoá trong điều lệ hoạt động của công ty và luật doanh nghiệp. Giúp Tổng giám đốc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính của công ty, đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Sau khi cổ phần sông ty có tám đội xây dựng một xưởng cửa và một ban quản lý công trình Văn Khê- Hà Đông.
2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán.
2.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Trong Công ty, phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty, thu thập, xử lý kiểm tra chứng từ các đơn vị trực thuộc (không có tổ chức kế toán riêng) tập trung về phòng tài chính – kế toán của công ty. Để phù hợp với các chức năng nhiệm vụ này, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:
Kế toán trưởng
Phó kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán ngân hàng
Kế toán nhật ký
chung
Kế toán thuế
Kế toán tiền lương
Kế toán tạm ứng
Thủ quỹ
Kế toán vật tư và TSCĐ
Kế toán đội xây dựng
Kế toán xưởng cửa
Sơ đồ 2.2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty CP Sông Đà Thăng Long
Từ sơ đồ trên cho thấy, Phòng kế toán của công ty gồm: Kế toán trưởng, phó kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán ngân hàng, kế toán tạm ứng, kế toán tiền lương và BHXH, kế toán vật tư và TSCĐ, kế toán thuế, kế toán Nhật ký chung, thủ quỹ. Mỗi kế toán đều có nhiệm vụ và chức năng riêng, cụ thể là:
Kế toán trưởng: giúp Tổng giám đốc công ty giám sát tài chính các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, tổ chức hướng dẫn pháp lệnh kế toán thống kê và điều lệ kế toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, chỉ đạo trực tiếp hoạt động của Phòng Tài chính – kế toán.
Phó kế toán trưởng: giúp tổng giám đốc và kế toán trưởng phân tích và tổng hợp tài chính của đơn vị, điều hành và giám sát công tác kế toán trong đơn vị.
Kế toán tổng hợp: tổng hợp số liệu, lập báo cáo quyết toán toàn đơn vị.
Kế toán tạm ứng: lập phiếu thu, chi theo dõi công nợ nội bộ, bên ngoài và việc tạm ứng, hoàn trả tạm ứng.
Kế toán ngân hàng: phụ trách công tác ngân hàng.
Kế toán tiền lương và BHXH: phụ trách tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ.
Kế toán vật tư và TSCĐ: phụ trách về tình hình tăng giảm vật tư và tài sản trong đơn vị.
Kế toán thuế: làm nhiệm vụ theo dõi việc nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ của công ty với nhà nước.
Kế toán nhật ký chung: hàng ngày tập hợp số liệu để nghi sổ nhật ký chung để từ đó nghi sổ cái, cuối tháng cuối quý giúp kế toán tổng hợp lập báo cáo tài chính.
Thủ quỹ: giữ tiền mặt của công ty, hàng ngày lập bảng kê giao nhận chứng từ, xác nhận số tiền tồn quỹ cuối ngày.
Kế toán các đơn vị trực thuộc( kế toán đội xây dựng, kế toán xưởng sản xuất): tổng hợp toàn bộ chí phí phát sinh tại các công trình, theo dõi tính lương công nhân tại các công trình.
Chế độ kế toán áp dụng tại công ty theo quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài Chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp và theo QĐ 1864/1998/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp. Chế độ kế toán được công ty áp dụng là:
-Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 1/1 kết thúc 31/12
-Đơn vị sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam.
-Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi từ các đồng tiền khác: thu chi ngoại tệ hạch toán theo tỷ giá thực tế.
-Hệ thống tài khoản sử dụng: áp dụng theo chế độ kế toán hiện hành áp dụng cho tất cả các DN( quyết định số 15/QĐ/BTC), chuẩn mực kế toán Việt Nam, Tổng công ty hướng dẫn và cụ thể hoá thêm việc mở một số tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của ngành xây lắp.
2.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán.
Kế toán là công cụ không thể thiếu được trong hệ thống các công cụ quản lý kinh tế. Nó thực hiện nhiệm vụ thu thập xử lý, cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản, các hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị đồng thời giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị.
Để phù hợp với đặc điểm tổ chức, quy mô hoạt động và đặc điểm của ngành nghề đơn vị, công ty áp dụng hình thức kế toán là hình thức “Nhật ký chung”
Chứng từ gốc liên quan đến vật liệu
Sổ thẻ kế toán chi tiết vật liệu
Nhật ký chung
Báo cáo quỹ hàng ngày
Bảng tổng hợp nhập- xuất-tồn vật liệu
Sổ cái TK 152
Bảng cân đối số phát sinh
Bảng cân đối kế toán và các BCTC khác
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Sơ đồ 2.2.2: Sơ đồ kế toán nguyên vật liệu theo hình thức nhật ký chung tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long.
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc liên quan đến nhập xuất vật liệu( PNK, PXK, HĐ mua hàng…) đã được kiểm tra cần theo dõi chi tiết kế toán ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan(sổ chi tiết phải trả người bán, sổ chi tiết các khoản tạm ứng..), và phản ánh báo cáo quỹ tiền mặt hàng ngày đồng thời ghi vào sổ nhật ký chung. Căn cứ số liệu trên sổ nhật ký chung ghi vào sổ cái tài khoản có liên quan( sổ cái TK 152, 331,... ). Cuối tháng từ số liệu ở sổ kế toán chi tiết vật liệu lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật tư. Cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm cộng số liệu trên các sổ cái TK152 lập bảng cân đối số phát sinh đồng thời lập bản chi tiết số phát sinh, sau đó đối chiếu số liệu tổng hợp trên sổ cái và số liệu trên bảng tổng hợp để lập các báo cáo tài chính. Về nguyên tắc tổng phát sinh nợ và phát sinh có trên bảng cân đối kế toán phải bằng tổng số phát sinh bên nợ và bên có của nhật ký chung cùng kỳ.
Công ty sử dụng phần mềm kế toán là phần mềm kế toán ACCOUNTING SYSTEM của công ty phần mềm UNESCO. Điều này tạo đựơc một số thuận lợi trong việc thu thập thông tin kịp thời, nhanh chóng, đảm bảo sự tập trung thống nhất trong việc chỉ đạo công tác kế toán nói chung và trong kế toán vật liệu nói riêng. Trong phần mềm kế toán máy này doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp giá đơn vị bình quân tại thời điểm.
Đối với hạch toán kế toán trên máy quan trọng nhất là khâu thu thập, xử lý, phân loại chứng từ và định khoản kế toán.
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra kế toán nhập dữ liệu vào máy theo các định khoản có liên quan đến TK 152. Với phiếu nhập kho kế toán nhấn vào biểu tượng nhập hàng trên phần mềm kế toán sau đó kê khai các thông tin liên quan tới hàng nhập, với phiếu xuất kế toán nhấn vào biểu tượng xuất hàng và chọn các thông tin thích hợp liên quan đến lô hàng xuất, giá xuất kho do máy tự tính theo phương pháp bình quân tại thời điểm.
Phần mềm kế toán máy mà công ty Sông Đà Thăng Long đang sử dụng được cài đặt các chế độ kế toán áp dụng cho tất cả các DN theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006.
Nói chung khi sử dụng phần mềm kế toán sẽ rất thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí đồng thời độ chính xác cao, đảm bảo tính thống nhất trong hạch toán vì các thông tin đều do máy tự xử lý.
2.3 Thực trạng kế toán vật liệu tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long.
Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long là doanh nghiệp kinh doanh xây lắp nên vật liệu sử dụng có những đặc thù riêng. Khi thực hiện thi công bất cứ một công trình nào dù là công trình lớn hay công trình nhỏ thì đều phải sử dụng khối lượng lớn nguyên vật liệu với nhiều chủng loại khác nhau quy cách phong phú đa dạng. Những nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình thi công của công ty phong phú và đa dạng ở chỗ nó là sản phẩm của nhiều ngành khác nhau.
Chẳng hạn có sản phẩm của ngành công nghiệp như: xi măng, sắt, thép…có những sản phẩm của ngành lâm nghiệp như: gỗ, tre, nứa…có những sản phẩm của ngành khai thác như: cát, đá, sỏi…. Những vật liệu này có thể đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến là tuỳ vào yêu cầu của công việc. Khối lượng vật liệu sử dụng cũng khác nhau có loại phải sử dụng với khối lượng lớn nhiều quy cách. Ví dụ như chỉ tính riêng một loại vật liệu như xi măng gồm rất nhiều chủng loại như : xi măng Hoàng Thạch, xi măng Bỉm Sơn, xi măng Kim Đỉnh; thép thì có: thép thái nguyên, thép úc…; cho đến các loại cát, gạch, đá, tre, gỗ…
Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là kinh doanh xây lắp, bên cạnh đó công ty còn tham gia sản xuất kinh doanh vào các lĩnh vực khác trong đó phải kể đến sản xuất công nghiệp. Hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của công ty đang ngày càng mở rộng.
Để tiến hành quản lý vật liệu và định khoản vào máy công ty mã hoá vật liệu theo từng nhóm với số hiệu riêng, ta có thể nhận thấy điều này qua bảng danh điểm vật liệu sau:
Sổ danh điểm vật liệu
Tài khoản
Mã nhóm
Mã vật tư
Tên quy cách vật tư
Đơn vị tính
152
01
Xi măng
Kg
152
01
010006
XM Kim Đỉnh PVB30
Kg
152
01
010007
XM Long Thọ PC30
Kg
152
01
010009
Xi măng Kim Đỉnh PC40
Kg
152
02B
Thép cửa nhựa mới
152
02B
020062
Thép gia cường PZ 76
Thanh
152
02B
020071
Thép gia cường SF 78
Kg
152
02B
020073
Thép gia cường JT 61
Kg
152
11
Gạch
152
11
110026
Gạch 6 lỗ 200
Viên
152
11
110027
Gạch 6 lỗ 200(1/2)
Viên
152
11
110038
Gạch 6 lỗ to
Viên
152
14
Tôn
152
14
140007
Tôn lợp
Mét
152
16
Kính
152
16
160001
Kính an toàn 10.38mm
M2
152
16
160002
Kính an toàn 6.38mm
M2
152
18
Cát
152
18
180002
Cát vàng
M3
152
18
180003
Cát đúc
M3
152
18
180004
Cát xây
M3
152
18
180005
Cát nền
M3
152
20
Đá
152
20
200004
Đá cắt
Viên
152
20
200005
Đá 1*2
M3
152
26
Que hàn
152
26
260005
Que hàn
Kg
…
…
…
…
…
Như vậy vật liệu theo cách phân loại của công ty được hiểu là:
Nguyên vật liệu không được chia thành vật liệu chính, vật liệu phụ mà gọi chung là vật liệu chính. Đây là đối tượng lao động chủ yếu của công ty, là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên sản phẩm xây dựng cơ bản. Nó bao gồm hầu hết các loại vật liệu mà công ty sử dụng: xi măng, cát, đá, ghạch, ngói, vôi, gỗ….trong mỗi loại lại được chia làm nhiều nhóm. ví dụ:
sXi măng có: Xi măng Kim Đỉnh PC30
Xi măng Long Thọ PC30
Xi măng Kim Đỉnh PC40
s Cát có các loại như: Cát vàng, cát đúc, cát nền…
sNhiên liệu: ở công ty chủ yếu là các loại xăng dầu để vận hành máy thi công và xe cộ như
Dầu Therima
Dầu FO
Dầu cũng được phân chia thành nhiều nhóm như: dầu nhờn, dầu thải, dầu phanh…
sPhụ tùng thay thế: là các chi tiết phụ tùng của các loại máy móc và phụ tùng thay thế của các loại xe ôtô như mũi khoan, săm lốp ôtô…
sPhế liệu thu hồi: phế liệu của công ty bao gồm những đoạn thép thừa, vỏ bao xi măng…
2.3.1 Kế toán chi tiết vật liệu tại kho.
Cơ chế kinh doanh hiện nay và đặc điểm của ngành XDCB đã tác động rất lớn đến kế toán vật liệu ở các doanh nghiệp xây lắp nói chung và công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long nói riêng. Thực tế ở công ty CP Sông Đà Thăng Long bộ phận quản lý vật tư trực thuộc phòng kinh tế kế hoạch. Do đặc thù của ngành xây lắp nên kho vật tư thường được tổ chức ngay tại nơi công trình thi công. Công ty có lĩnh vực kinh doanh chính là kinh doanh xây lắp, bên cạnh đó sản xuất công nghiệp đang ngày càng phát triển và khối lượng vật tư tương đối lớn chính vì vậy mà công ty hiện tại có hai kho vật tư là kho công trình Huế và kho xưởng cửa UPVC tại Hà Nội.
Công ty sử dụng phương pháp sổ số dư để hạch toán chi tiết vật liệu. Đây là phương pháp được sử dụng trong các doanh nghiệp có khối lượng nghiệp vụ nhập xuất vật liệu lớn và thích hợp khi sử dụng phần mềm kế toán.
Kế toán tình hình nhập xuất vật liệu liên quan đến nhiều loại chứng từ kế toán khác nhau, bao gồm những chứng từ có tính chất bắt buộc lẫn những chứng từ có tính chất hướng dẫn hoặc tự lập. Tuy nhiên dù là chứng từ gì cũng phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố cơ bản, tuân thủ chặt chẽ trình tự lập, phê duyệt và luân chuyển chứng từ để phục vụ cho yêu cầu quản lý ở các bộ phận có liên quan và yêu cầu ghi sổ kiểm tra của kế toán.
Chứng từ liên quan đến nhập xuất nguyên vật liệu bao gồm các loại:
-Phiếu nhập kho
-Phiếu xuất kho
-Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
-Phiếu xuất vật tư theo hạn mức
-Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
-Bảng phân bổ vật liệu sử dụng
…
Ví dụ 1:
Ngày 7/1 năm 2007 nhập vật tư của công ty cổ phần Minh Hằng địa chỉ 122 Trường Chinh-TP Huế theo HĐGTGT số 7746. Số lượng vật tư nhập cụ thể là xi măng Kim Đỉnh 25.000kg, sắt phi 6LD 5118 kg, sắt phi 8LD 4338,3 kg, sắt phi 20LD 31.769,716 kg.
Ngày 11/1/2007 xuất vật tư theo yêu cầu của đội xây dựng số 8 để thi công đúc cọc tại kho số 1 CT TTTM phong phú plaza Huế với số lượng là:
-Sắt Phi 6LD: 5.118 kg
-Sắt phi 8LD: 4338,3 kg
-Sắt phi 20 LD: 31.679,716 kg (trong yêu cầu cung cấp vật tư là 45.705,67 kg)
Ngày 12/1/2007 xuất kho 25.000 kg xi măng Kim Đỉnh và 14.025,96 kg sắt phi 20 LD cho đội XD số 8 để thi công đúc cọc( bổ sung số vật tư chưa cấp đủ theo yêu cầu của ban chỉ huy công trình Huế)
Ngày 15/1/2007 nhập 99,96 m2 kính an toàn 10.38mm trong suốt của công ty kính Long Thành theo hoá đơn số 13760, đã thanh toán bằng tiền mặt.
Ngày 16/1/2007 Xuất 99,96 m2 kính an toàn 10.38mm trong suốt để thi công công trình nhà Anh Lâm Sài Gòn.
Trường hợp nhập vật liệu:
Công trình xây dựng TTTM phong phú plaza Huế đã đi vào giai đoạn hai, khi bắt đầu triển khai phương án thi công công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long đã ký hợp đồng nhập vật tư với công ty cổ phần Minh Hằng TP Huế, nội dung hợp đồng tóm tắt như sau:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
-------***-------
Hợp đồng kinh tế
Số: 05/2006/HĐKT-CN-KTKH
Căn cứ pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 của Hội đồng nhà nước ban hành.
Căn cứ nghị định số 17?HĐBT ngày 16/1/1990 của HĐ Bộ trưởng ban hành điều lệ và chế độ hợp đồng kinh tế.
Hôm nay, ngày 20/4/2006 tại văn phòng công ty cổ phần Vinh Hằng chúng tôi gồm có:
Bên A (Bên mua): Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long
Địa chỉ: Toà nhà Sông Đà Cầu Giấy ngõ 165 Quan Hoa- Cầu Giấy- HN
ĐT: 04.767 2547 Fax: 04 767 2547
Mã số thuế: 0102993571-001
Tài khoản VN số: 20510000116276 tại Ngân hang đầu tư và phát triển Cầu Giấy.
Do Ông: Nguyễn Trí Dũng Chức vụ: TGĐ làm đại diện.
Bên bán: Công ty cổ phần Vinh Hằng
Địa chỉ: 122 Trường Chinh- Thuỷ An- TP Huế
Điện thoại: 054.826.638 Fax: 054.810 205
Mã số thuế: 3300361965
Tài khoản VN số: 55110000001735- Tại ngân hàng đầu tư và phát triển Thừa Thiên Huế.
Do ông: Nguyễn Văn Vinh chức vụ: Giám đốc làm đại diện.
Sau khi bàn bạc hai bên đã thống nhất với các điều khoản
Điều I: Tên, quy cách số lượng hàng hoá
Bên A đồng ý mua của bên B số mặt hàng cụ thể:
Thép xây dựng từ phi 6-32 và xi măng các loại.
Tiêu chuẩn: theo tiêu chuẩn CLVN 1651-1985.
Số lượng: theo từng đơn hang.
Giá cả: theo từng thời điểm khi bên A có đơn hàng.
Điều II: Phương thức giao nhận bốc xếp
Phương thức giao nhận: Thép cây theo barem chuẩn, thép cuộn qua cân, xi măng đóng gói bao 50Kg của nhà sx.
Địa điểm giao: Tại công trình Phon Phú Plaza Huế
Chi phí vận chuyển do bên B chịu.
Điều III: Phương thức thanh toán
Đơn giá thanh toán là giá trị ghi trên hoá đơn GTGT, trên cơ sở báo giá của bên B được bên A chấp nhận tại từng thời điểm.
Hình thức thanh toán: chuyển khoản qua ngân hàng.
…
Điều IV: Trách nhiệm các bên
Điều V: Những cam kết chung
Điều VI: Giải quyết chanh chấp
Điều 7: Thời hạn và hiệu lực hợp đồng.
Đại diện bên A Đại diện bên B
Ký tên, đóng dấu Ký tên, đóng dấu
(Hợp đồng mua vật tư với công ty kính Long Thành được lập tương tự.)
Khi cần cung cấp vật tư cho thi công công trình Ban chỉ huy công trình sẽ gửi giấy đề nghị cung cấp vật tư.
Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa VN
CT: TTTM Phong Phú Plaza Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Giấy đề nghị cấp vật tư
Kính gửi: Tổng Giám đốc Công ty
BCH công trình
Để phục vụ cho công trình: TTTM Phong Phú Plaza
Tôi đề nghị được cấp vật tư với nội dung sau:
STT
Tên, chủng loại vật tư
ĐVT
Số lượng
Duyệt
1
2
3
4
Xi măng Kim Đỉnh
Sắt phi 6 LD
Sắt phi 8 LD
Sắt phi 20 LD
Kg
Kg
Kg
Kg
25.000
5118
4338,3
45.705,67
Huế, ngày 6 tháng 1 năm 2007
KT Tổng GĐ Ban kỹ thuật BCH công trình
Tương tự như vậy xưởng cửa Hà Nội cũng gửi giấy yêu cầu cung cấp vật tư khi cần vật tư thi công.
Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa VN
CT: TTTM Phong Phú Plaza Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Giấy đề nghị cấp vật tư
Kính gửi: Tổng Giám đốc Công ty
Xưởng cửa Hà Nội
Để phục vụ cho : Lắp đặt công trình nhà Anh Lâm Sài Gòn
Tôi đề nghị được cấp vật tư với nội dung sau:
STT
Tên, chủng loại vật tư
ĐVT
Số lượng
Duyệt
1
Kính an toàn 10.83mm trong suốt
M2
99,96
Ngày 14 tháng 1 năm 2007
KT Tổng GĐ Ban kỹ thuật Giám đốc xưởng
Nhận được yêu cầu cung cấp vật tư có xác nhận của ban kỹ thuật và những người có trách nhiệm liên quan. Người phụ trách vật tư báo với thủ kho để kiểm tra xem trong kho còn đủ vật liệu để xuất không. Trường hợp trong kho không đủ vật liệu người phụ trách vật tư tiến hành gửi đơn hàng mua vật tư tới nhà cung cấp. Vật tư của công ty chủ yếu là mua ngoài thủ tục nhập kho được thực hiện theo trình tự sau:
Khi vật liệu được vận chuyển về kho người giao hàng chuyển hoá đơn cho người phụ trách vật tư .
Hóa đơn
giá trị gia tăng
Liên 2: Giao khách hàng
Ngày 7 tháng 1 năm 2007
Mẫu số: 01 GTKT-3LL
LM/2006B
0007746
Đơn vị bán hàng:…Công ty CP Minh Hằng……………………………………………
Địa chỉ:…122 Trường Chinh TP Huế………………………………………………….
Số tài khoản:……5511000101735( Ngân hàng đầu tư và phát triển Huế)…………….
Điện thoại:(054) 826638-Fax: 054(810205)..MS:…3300361965…………………….
Họ tên người mua hàng:………………………………………………………
Tên đơn vị: Công ty Cổ Phần Sông Đà Thăng Long
Địa chỉ: Tòa nhà Sông Đà 165 đường Cầu Giấy Phường Dịch Vọng Cầu Giấy HN
Số tài khoản:…………………………………………………………………
Hình thức thanh toán: ………CK……MS: …0102993571………………
STT
Tên hàng hóa DV
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
2
3
Sắt phi 6 LD
Sắt phi 8 LD
Sắt phi 20 LD
Kg
Kg
Kg
5.118
4338,3
31.769,716
8.000
8.000
7904,762
40.944.000
34.706.400
250.420.612
Cộng tiền hàng 326.071.012
Thuế suất : 5%
Tiền thuế GTGT:
16.303.551
Tổng cộng tiền thanh toán
342.374.563
Số tiền viết bằng chữ: Ba trăm bốn hai triệu ba trăm bảy tư nghìn năm trăm sáu ba nghìn đồng chẵn.
Người mua hàng
( Ký, ghi rõ họ tên)
Người bán hàng
( Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
( Ký, đóng dấu)
Hóa đơn
giá trị gia tăng
Liên 2: Giao khách hàng
Ngày 15 tháng 1 năm 2007
Mẫu số: 01 GTKT-3LL
LM/2006B
0013760
Đơn vị bán hàng:…Công ty TNHH Kính Long Thành….
Địa chỉ:… ………………………………………………….
Số tài khoản:……6211000258169( Ngân hàng đầu tư và phát triển)…………….
Điện thoại:(04) 8548096-Fax: 04(8548096)..MS:…2577039166…………………….
Họ tên người mua hàng:………………………………………………………
Tên đơn vị: Công ty Cổ Phần Sông Đà Thăng Long
Địa chỉ: Tòa nhà Sông Đà 165 đường Cầu Giấy Phường Dịch Vọng Cầu Giấy HN
Số tài khoản:…………………………………………………………………
Hình thức thanh toán: ………TM……MS: …0102993571………………
STT
Tên hàng hóa DV
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Kính an toàn 10.38mm trong suốt
M2
99,96
241.000
24.090.360
Cộng tiền 24.090.360
Thuế suất : 10%
Tiền thuế GTGT:
2.409.036
Tổng cộng tiền thanh toán
26.499.396
Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi sáu triệu bốn trăm chín chín nghìn ba trăm chín sáu đồng chẵn.
Người mua hàng
( Ký, ghi rõ họ tên)
Người bán hàng
( Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
( Ký, đóng dấu)
Nhận được hàng và hoá đơn GTGT đại diện phòng kĩ thuật cùng thủ kho kiểm tra quy cách, chất lượng, số lượng vật tư. Sau khi kiểm tra tiến hành lập biên bản bàn giao vật tư. Biên bản này do bộ phận quản lý vật tư lập có đầy đủ các yếu tố như: tên công ty, ngày tháng bàn giao, họ tên những người liên quan( thủ kho, người giao hàng, đại diện phòng kỹ thuật):
Cột 2: Tên quy cách. Chủng loại vật tư.
Cột 3: Đơn vị tính
Cột 4: Số lượng
Cột 5: Chất lượng vật tư
Cột 6: ghi chú
Công ty CP Sông Đà Thăng Long Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
CT: TTTM Phong Phú Plaza Huế Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Biên Bản bàn giao vật tư
Hôm nay ngày 7 tháng 1 năm 2007 tại công trình TTTM Phong Phú Plaza chúng tôi gồm có:
A -Đại diện bên giao
1 . Ông ( Bà): …Nguyễn Thị Sương Chức vụ: ..Nhân Viên…
2. Ông ( Bà) :…………………... Chức vụ:………………
B -Đại diện bên nhận
1 .Ông (Bà): …Phạm Văn Quảng Chức vụ:..Thủ kho….
2. Ông( bà):…………………….. Chức vụ:…………….
C -Đại diện người kiểm tra:
1 . Ông ( Bà):..Trần Nguyên Dũng… Chức vụ: Kỹ thuật
2. Ông (Bà):…………………… Chức vụ:……………
Cùng nhau tiến hành bàn giao các chủng loại vật tư hàng hoá như sau:
STT
Tên chủng loại
ĐVT
Số lượng
Chất lượng
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
1
2
3
Sắt phi 6 LD
Sắt phi 8 LD
Sắt phi 20 LD
Kg
Kg
Kg
5.118
4338,3
31.679,716
Tốt
Tốt
Tốt
Kết luận:
Đại diện bên giao Người kiểm tra Đại diện bên nhận
Công ty CP Sông Đà Thăng Long Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
CT: Xưởng cửa UPVC Hà Nội Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Biên Bản bàn giao vật tư
Hôm nay ngày 15 tháng 1 năm 2007 tại kho xưởng cửa UPVC Hà Nội chúng tôi gồm có:
A -Đại diện bên giao
1 . Ông ( Bà): …Nguyễn Anh Đức Chức vụ: ..Nhân Viên…
2. Ông ( Bà) :…………………... Chức vụ:………………
B -Đại diện bên nhận
1 .Ông (Bà): …Lê Hồng Thắm Chức vụ:..Thủ kho….
2. Ông( bà):…………………….. Chức vụ:…………….
C -Đại diện người kiểm tra:
1 . Ông ( Bà):..Trần Văn Nhân… Chức vụ: Kỹ thuật
2. Ông (Bà):…………………… Chức vụ:……………
Cùng nhau tiến hành bàn giao các chủng loại vật tư hàng hoá như sau:
STT
Tên chủng loại
ĐVT
Số lượng
Chất lượng
Ghi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36723.doc