Đề tài Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi huyện Kinh Môn - Hải Dương

Mục lục Trang

Lời nói đầu 1

Chương I. Những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất 3

I – Khái niệm, đặc điểm và nhiệm vụ hạch toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất. 3

II – Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu. 5

III – Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu 9

IV – Hạch toán tổng hợp tình hình biến động nguyên vật liệu. 14

V – Hình thức sổ kế toán áp dụng trong phần hành kế toán NVL 28

Chương II. Thực trạng hạch toán nguyên vật liệu tại xĩ nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi huyện Kinh Môn - Hải Dương 32

A – Tổng quan về xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi huyện Kinh Môn – Hải Dương. 32

I- Quá trình hình thành, phát triển của xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi Kinh Môn 32

II - Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp 34

III - Đặc điểm tổ chức bộ máy kế tuán của xí nghiệp 37

IV – Hình thức sổ kế toán áp dụng tại xí nghiệp 38

B – Thực trạng hạch toán nguyên vật liệu tại nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi huyện Kinh Môn – Hải Dương. 41

I - Đặc điểm và nhiệm vụ hạch toán nguyên vật liệu ở xí nghiệp 41

II – Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu tại xí nghiệp 41

III – Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại xí nghiệp 43

IV – Hạch toán tổng hợp tình hình biến động nguyên vật liệu 49

Chương III. Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại xĩ nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi huyện Kinh Môn - Hải Dương 57

1 - Đánh giá công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi huyện Kinh Môn – tỉnh hải Dương 57

2 – Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi huyện Kinh Môn – H D 58

3 – Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 62

4 – Phân tích tình hình thu mua và sử dụng nguyên vật liệu tại xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi Kinh Môn – Hải Dương. 63

5 - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp. 64

Kết luận 66

Tài liệu tham khảo

67

 

doc73 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2215 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi huyện Kinh Môn - Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h giá tăng Đánh giá giảm * Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ tăng, giảm vật liệu trong các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp . Đối với doanh nghiệp tính thuế giá trị giá tăng theo phương pháp trực tiếp , do phần thuế VAT được tính vào giá thực tế vật liệu nên khi mua ngoài, kế toán ghi: Nợ TK 152 (chi tiết vật liệu) : Giá thực tế vật liệu mua ngoà( kể cả thuế GTGT) Có TK 331, 111, 112, 311… - Các khoản chiết khấu mua hàng, giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại: Nợ TK liên quan ( 331, 111, 112, 1388…) Có TK 152 Sơ đồ: Hạch toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên (Tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp ) TK 331,111, 112,141,311 TK 152 TK 621 Tăng do mua ngoài Xuất để chế tạo sản phẩm TK 627,641,642.. Tổng giá thanh toán TK 151,411, 222… Xuất cho nhu cầu khác ở PX, xuất phục vụ Vật liệu tăng do các bán hàng, quản lý XDCB nguyên nhân khác 4.1.2 – Phương pháp kiểm kê định kỳ . Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật liệu không theo dõi phản ánh trên tài khoản 152, giá trị của hàng hoá mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi phản ánh trên một tài khoản riêng: TK 611- Mua hàng. Phương pháp kiểm kê định kỳ: Là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ của vật liệu trên sổ sách tổng hợp và từ đó tính ra giá trị của vật liệu đã xuất trong kỳ. Trị giá vật liệu Xuất kho = Tổng giá trị vật liệu nhập kho ± Chênh lệch trị giá vật liệu tồn kho cuối kỳ và đầu kỳ Công tác kiểm kê vật liệu được tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán để xác định trị giá vật liệu tồn kho thực tế làm căn cứ ghi sổ kế toán kho để xác định giá vật liệu xuất kho trong kỳ làm căn cứ ghi sổ kế toán, TK 611-Mua hàng. Như vậy khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản 152 chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ). Phương pháp kiểm kê định kỳ thường áp dụng ở các đơn vị có nhiều chủng loại vật tư, với qui cách, mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp, vật tư xuất dùng hoặc bán thường xuyên. Phương pháp kiểm kê định kỳ vật tư tồn kho có ưu điểm là đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán. 4.1.2.1 - Tài khoản sử dụng : Phương pháp kiểm kê định kỳ không phản ánh thường xuyên liên tục tình hình nhập, xuất vật tư, hàng hoá ở các tài khoản hàng tồn kho (152, 153,156…). Các tài khoản này chỉ phản ánh trị giá vật tư , hàng hoá tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ . Hàng ngày việc nhập hàng được phản ánh ở TK 611- Mua hàng, cuối kỳ kiểm kê hàng tồn kho , sử dụng công thức cân đối để tính trị giá hàng xuất kho . Trị giá vốn thực tế vật tư hàng hoá = xuất kho Trị giá vốn thực tế vật tư + hàng hoá tồn đầu kỳ Trị giá vốn thực tế vật tư hàng hoá nhập trong kỳ Trị giá vốn _ thực tế vật tư hàng hoá tồn cuối kỳ Như vậy , khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ , tài khoản 152 chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ) - Tài khoản 611- Mua hàng : Dùng để theo dõi tình hình thu mua tăng, giảm, nguyên vật liệu , dụng cụ, …theo giá thực tế (giá mua và chi phí thu mua) Bên nợ: Phản ánh giá thực tế nguyên, vật liệu , hàng hoá tồn kho đầu kỳ và tăng thêm trong kỳ. Bên Có : Phản ánh giá thực tế nguyên, vật liệu , hàng hoá xuất dùng , xuất bán, thiếu hụt …trong kỳ và tồn kho cuối kỳ. TK 611 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành 2 tiểu khoản : 6111- Mua nguyên , vật liệu 6112- Mua hàng hoá. - Tài khoản 152- nguyên, vật liệu : Dùng để phản ánh giá thực tế nguyên, vật liệu tồn kho, chi tiết theo từng loại . Bên Nợ : Giá thực tế vật liệu tồn kho cuối kỳ Bên Có : Kết chuyển giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ Dư Nợ : Giá thực tế vật liệu tồn kho - Tài khoản 151: hàng mua đi đường : Dùng để phản ánh trị giá số hàng mua (đã thuộc sở hữu của đơn vị ) nhưng đang đi đường hay đang gửi tại kho người bán , chi tiết theo từng loại hàng, từng người bán . Bên Nợ: Giá thực tế hàng đang đi đường cuối kỳ Bên Có : Kết chuyển giá thực tế hàng đang đi đường đầu kỳ Dư Nợ : Gía thực tế hàng đang đi đường 4.1.2.2 - Phương pháp hạch toán : - Đầu kỳ kết chuyển giá trị hàng tồn kho theo từng loại Nợ TK 611 (6111) Có TK 152: Nguyên , vật liệu tồn kho Có TK 151: Hàng đi đường (vật liệu đi đường) - Trong kỳ , căn cứ vào hoá đơn mua hàng (với doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ ): Nợ TK 611(6111) Giá thực tế vật liệu thu mua Nợ TK 133(1331) Thuế VAT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331… - Các nghiệp vụ khác làm tăng vật liệu trong kỳ: Nợ TK 611(6111) Có TK 411 Nhận góp vốn liên doanh, cấp phát, tặng thưởng Có TK 311, 336, 338 Tăng do đi vay Có TK 128 Nhận lại góp vốn liên doanh ngắn hạn Có TK 222 Nhận lại góp vốn liên doanh dài hạn … - Số chiết khấu mua hàng, giảm giá hàng mua, , hàng mua trả lại trong kỳ (với doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ -nếu có ): Nợ TK 331, 111, 112 : Số chiết khấu mua hàng, giảm giá, hàng mua trả lại Có TK 133(1331) Thuế VAT không được khấu trừ Có TK 611 (6111) Trị giá thực tế - Cuối kỳ , căn cứ vào biên bản kiểm kê vật liệu tồn kho và biên bản sử lý số mất mát , thiếu hụt, ghi: Nợ TK 152 Nguyên , vật liệu tồn kho cuối kỳ Nợ TK 151 Hàng đi đường cuối kỳ Nợ TK 138, 334 Số cá nhân phải bồi thường Nợ TK1381 Số thiếu hụt chờ xử lý Nợ TK 642 Số thiếu trong định mức Có TK 611(6111) Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ và thiếu hụt - Giá trị nguyên, vật liệu tính vào chi phí sản xuất được xác định bằng cách lấy tổng số phát sinh bên Nợ TK611 trừ đi số phát sinh bên Có (bao gồm số tồn đầu kỳ , số mất mát, số trả lại, chiết khấu mua hàng, giảm giá hàng mua…) rồi phân bổ cho các đối tượng sử dụng (dựa vào định mức sử dụng hoặc tỷ lệ sử dụng . Nợ TK liên quan(621, 627,641,642) Có TK 611(6111) Sơ đồ: Hạch toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ (Tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ) TK 151,152, TK 111,112,331 TK 138,334,642.. TK 111,112,331 TK 151,152, TK 611 DĐK : Giá trị vật liệu, Giá trị vật liệu, tồn đầu kỳ, chưa sử dụng tồn cuối kỳ Giá trị vật liệu, Chiết khấu, giảm giá Mua vào trong kỳ được hưởng và giá trị hàng TK 711 TK 411 TK 1331 trả lại Thuế VAT Được khấu trừ Giá trị Nhận góp vốn liên doanh thiếu hụt mất mát cấp phát, tặng thưởng… TK 621,627,641,642 TK 1421 TK 311,336,338 G.trị D.cụ phân bổ Vay cá nhân, đơn vị xuất dùng lớn dần và đối tượng khác Giá trị vật liệu, công cụ Đánh giá tăng dụng cụ nhỏ vật liệu, - Với doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, đối với vật liệu mua ngoài, giá thực tế gồm cả thuế VAT đầu vào , kế toán ghi: Nợ TK 611(6111) Giá thực tế vật liệu mua ngoài . Có TK liên quan (331, 111, 112…) : Tổng giá thanh toán (kể cả thuế VAT, thuế nhập khẩu) - Các khoản chiết khấu mua hàng, giảm giá hàng mua và hàng mua trả lại (nếu có): Nợ TK 331, 111, 112… Có TK 611( 6111) - Các nghiệp vụ khác phát sinh ở thời điểm đầu kỳ , trong kỳ, cuối kỳ hạch toán tương tự như doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ để tính thuế giá trị gia tăng. Sơ đồ: Hạch toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ (Tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp) TK 151,152,153 TK 111,112,331 TK 151,152,153 TK 611 DĐK :Giá trị vật liệu, dụng cụ Giá trị vật liệu, dụng cụ tồn đầu kỳ, chưa sử dụng tồn cuối kỳ TK 111,112,331, 411 Giá trị vật liệu, dụng cụ Chiết khấu, giảm giá tăng thêm trong kỳ hàng bị trả lại TK 621,627.. (tổng giá thanh toán) Giá thực tế vật liệu dụng cụ xuất dùng Hình thức sổ kế toán áp dụng trong phần hành kế toán NVL Sơ đồ: trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 5.2 - Sơ đồ: trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ gốc Nhật ký - Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ: trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Chứng từ gốc Sổ Nhật ký đặc biệt Sổ Nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu Sơ đồ: trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ. Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Thẻ và sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Chương II Thực trạng hạch toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi huyện Kinh Môn - hảI dương A - Tổng quan về Xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi huyện Kinh Môn - Hải Dương. I - Quá trình hình thành, phát triển của Xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi KinhMôn Khi nền kinh tế của nước ta đang đà phát triển trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá . Nhưng nông nghiệp vẫn chiếm một ưu thế quan trọng và ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Các sản phẩm nôngnghiệp không những đã đáp ứng đủ cho tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài, mà điển hình là nước ta đã xuất khẩu gạo với số lượng lớn thứ ba thế giới. Để phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp thì yếu tố về nước là không thể thiếu được mà xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi là đơn vị chuyển trách vận hành khai thác hệ thống thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp Bước sang năm 1997 Chính phủ có quyết định chia tách các Tỉnh, Huyện đế xiết chặt bộ máy quản lý cho chặt chẽ hơn . Vì vậy ngày 01/7/1997 Xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi Kinh môn được chia tách từ Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Kim Môn thành hai Xí nghiệp là Kinh môn và Kim thành trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương. Và chính thức đi vào hoạt động . Xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi Kinh môn là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích và theo sự quản lý của Nhà nước . Tư tháng 6 năm 2003 trở về trước xí nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 đến nay xí nghiệp là thành viên của Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Hải Dương hoạt động theo hình thức Công ty mẹ Công ty con với nhiệm vụ vận hành và khai thác hệ thống thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp, đồng thời khảo sát, thiết kế, lập thủ tục sửa chữa công trình nhỏ trong phạm vi quản lý của Xí nghiệp. Văn phòng Xí nghiệp đặt tại thị trấn Kinh môn huyện Kinh môn tỉnh Hải Dương. *- Quá trình phát triển của Xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi Kinh môn (từ năm 1997 đến nay) Ban đầu mới được chia tách Xí nghiệp có số lượng cán bộ công nhân viên còn hạn hẹp, máy móc thì cũ rão, kênh mương toàn là kênh đất đã bị bồi lắng và sạt lở nhiều. Đứng trước những khó khăn đó toàn thể cán bộ công nhân viên Xí nghiệp đã đồng tâm cùng nhau lỗ lực vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Năm 1998 - 2000 Xí nghiệp đã xây mới được hai trạm bơm tiêu úng là trạm bơm Quảng trí và trạm bơm Vụng chủ với công suất 2500m3/h đã đưa vào sử dụng đạt hiểu quả cao. Hàng năm đội ngũ công nhân sửa chữa của Xí nghiệp đã duy tu, sửa chữa, thay thể những máy đã cũ dão đến nay đảm bảo các máy hoạt động tốt. Năm 2001 - 2002 Xí nghiệp đã kiên cố hoá được hệ thống kênh cấp 1 Đồng quan bến với số vốn gần trục tỷ đồng, bên cạnh đó hệ thống kênh cấp 2 và 3 đã đang từng bước được hoàn thiện, phấn đấu đến năm 2010 kiên cố hoá xong toàn bộ hệ thống kênh mương trong toàn huyện. Năm 2002 Xí nghiệp xây mới được trạm bơm tiêu An phụ phục vụ tiêu cho toàn bộ hệ thống khu Bắc An Phụ . Đến nay Xí nghiệp đã có được đội ngũ cán bộ công nhân viên là 105 người. Trong đó : Đại học : 13 người. Trung cấp : 07 người. Công nhân bậc 5 : 46 người. Công nhân bậc 4: 14 người. Còn lại là công nhân bậc 3 trở xuống là : 25 người. II - Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp. 2.1 - Chức năng: Xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi là một doanh nghiệp trực thuộc Công ty khai thác công trình thủy lợi Hải Dương. Chức năng chính là kinh doanh là cung cấp nước cho các xã và hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trong toàn huyện. 2.2 - Nhiệm vụ: Phục vụ tưới tiêu cho sản xuất, dân sinh và các ngành kinh tế khác. Khách hàng chủ yếu là các xã và các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trong toàn huyện . Song song với việc khai thác chiều sâu có hiệu quả xí nghiệp còn lập các quy hoạch, thiết kế kỹ thuật kênh cấp 3 cho các xã và hợp tác xã trong huyện. Ngoài những chức năng, nhiệm vụ trên. Vào mùa mưa úng xí nghiệp còn phải lập các phương án phòng chống úng lụt để khi xẩy ra sự cố có thể xử lý kịp thời. Máy móc phải được kiểm tra phục vụ chu đáo, vật tư được mua đầy đủ nhập kho để chuản bị khi úng xẩy ra. Vì là ngành quan trọng hàng đầu nên khi có mưa úng tất cả các công tác chống úng cứu lúa, hoa màu phải được đặt lên hàng đầu. Ngành điện phải điều tiết 24/24 giờ để dảm bảo có điện phục vụ kịp thời cho nông nghiệp. - Bộ máy quản lý của xí nghiệp được tổ chức sắp xếp như sau: 2.2.1- Ban giám đốc: Đứng đầu là giám đốc Xí nghiệp là người lãnh đạo cao nhất chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của xí nghiệp. Dưới Giám đốc là 2 Phó giám đốc chịu trách nhiệm quản lý chung, giúp việc Giám đốc và đồng thời chuyên sâu theo từng mặt. + Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật. + Phó giám đốc phụ trách kế hoạch. 2.2.2 - Hệ thống các phòng ban nghiệp vụ chức năng. - Tổ Hành chính - Lao động : Tham mưu giúp Giám đốc quản lý hồ sơ, lao động, tổ chức quản lý cân đối, phân phối bậc lương, tiền thưởng, khuyến khích vật chất, giải quyết kịp thời đúng chế độ chính sách về mọi quyền lợi cho người lao động như : Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nghỉ phép , ốm đau, thai sản... , quản lý điều động phương tiện đi lại của Xí nghiệp,tổ chức hội nghị, tiếp khách, văn thư, báo chí. - Tổ Kỹ thuật - Kế hoạch - Vật tư : Tham mưu giúp Giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật. Khảo sát, thiết kế các công trình kênh mương, lậpc ác thủ tục thanh toán nạo vét hợp các hợp tác xã. Lập kế hoạch; Lập hợp đồng kinh tế và phối hợp với các tổ để làm thanh lý hợp đồng với các xã và hợp tác xã ; điều tra diện tích; Theo dõi điện năng tưới tiêu của xí nghiệp. Theo dõi sửa chữa máy móc, công trình, cung cấp vật tư về kho Xí nghiệp , điều xuất vật tư xuống các cụm trạm. - Tổ Tài vụ - Kế toán : Tham mưu giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán thông tin kinh tế và hạch toán kế toán ở xí nghiệp. Chịu trách nhiệm về vấn đề tài chính, lập hệ thống sổ sách, theo dõi tình hình tài sản, sử dụng vốn, kết quả hoạt động kinh doanh. Phối hợp với các tổ thanh toán các chứng từ với khách hàng . Lập quyết toán hàng quý gửi về công ty. 2.2.3 - Các cụm trạm trực thuộc : Các cụm trạm này có nhiệm vụ cung cấp nước cho các xã và các hợp tác xã theo chỉ đạo của xí nghiệp. Chịu trách nhiệm trước xí nghiệp về các mặt hoạt động như : Công tác đưa nước, công tác bơm nước,công tác quan rlý vật tư trang thiết bị,công tác tiết kiệm điện năng, nạo vét kênh mương. SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ XÍ NGHIỆP KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI HUYỆN KINH MÔN – TỈNH HẢI DƯƠNG Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Tổ Tài vụ - KT Tổ TK – KH - VT Tổ HC – LĐ Cụm Tam Lưu Cụm Quảng Trí Cụm Đèo Gai Cụm Quan Bến Cụm Kênh Than Cụm Thất Hùng III - Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp. Xí nghiệp khai thác công trình thuỷ huyện Kinh Môn là doanh nghiệp công ích có quy mô không lớn, căn cứ vào yêu cầu quản lý, trình độ nhân viên và thực tế làm việc Xí nghiệp áp dụng tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Xí nghiệp có một tổ Kế toán tài vụ gồm 2 kế toán và 1 thủ quỹ - thủ kho được bố trí theo sơ đồ sau: SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN XÍ NGHIỆP KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI HUYỆN KINH MÔN – TỈNH HẢI DƯƠNG Kế toán Thủ quỹ -Thủ kho Tổ trưởng tổ tài vụ Kế toán (kế toán trưởng) * Tổ tài vụ - Kế toán : Gồm 03 người : - Tổ trưởng tổ Tài vụ - Kế toán ( Kế toán trưởng ): Trực tiếp chỉ đạo về mặtnghiệp vụ, giám sát theo dõi các hoạt động trong phòng kế toán, là người trợ lý đắc lực cho Giám đốc xí nghiệp trong việc kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi tổ chức kế toán. Tổng hợp các số liệu, vào sổ chi tiết, sổ cái và lậpc ác báo cáo như : Bảng cân đối các tài khoản, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, Lưu chuyển tiền tệ ... để hình thành báo cáo quyết toán Quý, năm . - Một kế toán làm nhiệm vụ theo dõi ghi chép các phần hành kế toán chi tiết : Kế toán tài sản cố định – nguyên vật liệu, theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu, tính toán và phân bổ nguyên vật liệu xuất dùng cho các đối tượng đồng thời có trách nhiệm tổng hợp tình hình nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu, tăng giảm và trích khấu hao tài sản cố định. Kế toán thanh toán vốn bằng tiền theo dõi các khoản phải thu phải chi, công nợ nghĩa vụ với nhà nước, tính toán phân bổ lương, bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp. Chịu trách nhiệm thanh toán kịp thời theo dõi sát sao các khoản nợ, đẩy mạnh công tác thanh toán nhằm thu hồi vốn nhanh, tăng tốc độ luân chuyển vốn. Kế toán tổng hợp hàng ngày tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .Lập bảng tổng hợp thu thuỷ lợi phí với các xã,hợp tác xã trong toàn huyện; Lập các chứng từ kế toán, theo dõi vật tư nhập xuất tại xí nghiệp, quản lý quỹ tiền mặt tại xí nghiệp, đối chiếu với thủ quỹ hàng ngày; Theo dõi các khoản tiền gửi, lãi tiền gửi, hàng tháng đối chiếu số dư tiền gửi với ngân hàng. - Một thủ quỹ - thủ kho : Thu chi tiền mặt khi có các chứng từ kế toán chuyển sang, quản lý tiền mặt tại quỹ xí nghiệp, vào sổ sách và đối chiếu với kế toán hàng ngày ; Phát lương và phụ cấp cho cán bộ công nhân viên toàn Xí nghiệp; Nhập và xuất vật tư cho các trạm. IV- Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Xí nghiệp - Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi là một doanh nghiệp hoạt động công ích, phục vụ nhu cầu nước cho dân sinh và các ngành kinh tế khác. Với đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý như trên với quy mô nhỏ, địa bàn hoạt động tập trung do vậy tổ chức bộ máy kế toán được áp dụng theo hình thức kế toán tập trung. Mọi công việc kế toán đều được tập trung thực hiện tại Tổ kế toán của Xí nghiệp. Ban đầu lập các chứng từ gốc, chứng từ kế toán , bảng tổng hợp chứng từ, kế toán, sổ quỹ, sổ chi tiết - chứng từ ghi sổ - sổ cái sau đó lập các báo cáo quyết toán quý, năm. Việc tổ chức công tác kế toán theo hình thức trên giúp cho lãnh đạo xí nghiệp nắm bắt được kịp thời toàn bộ thông tin về hoạt động kinh tế của đơn vị từ đó thực hiện sự kiểm tra chỉ đạo công tác kế toán được thống nhất chặt chẽ, tổng hợp số liệu và thông tin kịp thời, tạo điều kiện phân công lao động, nâng cao trình độ chuyên môn hoá toàn xí nghiệp. * Hình thức tổ chức sổ kế toán. Căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, căn cứ vào trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán, điều kiện trang bị phương tiện tính toán, xí nghiệp áp dụng hình thức kế toán : Chứng từ ghi sổ, theo quy định của chế độ kế toán do Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành số 1141 ngày 01/11/1995 - TC/QĐ/ CĐKT. Và hạch toán nguyên liệu, vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Chứng từ kế toán : Xí nghiệp áp dụng chế độ chứng từ kế toán do Bộ Tài Chính ban hành gồm : Hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc như : Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, Hợp đồng kinh tế, Thanh lý hợp đồng, Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương, Phiếu thu, Phiếu chi.... Hệ thống chứng từ hướng dẫn như : Giấy đề nghị thanh toán; Giấy đề nghị tạm ứng; Giấy xin cấp vật tư... - Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại đơn vị : TK 511 : Đối với doanh thu TK 152 : Nguyên liệu, vật liệu TK 156 : Đối với hàng nhập kho. TK 334,338: Đối với tiền lương và các khoản trích theo lương. TK 111,112: Đối với thanh toán bằng tiền. TK 131,331: Theo dõi công nợ. TK 211,214: Theo dõi TSCĐ. TK 621 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. TK 627: Chi phí sản xuất chung . TK 632: Giá vốn hàng bán. TK 641 : Chi phí bán hàng TK 642: Chi phí quản lý xí nghiệp. TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký CTGS Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Xí nghiệp hiện nay đã có máy vi tính nhưng vẫn chưa có phần mềm kế toán máy, các mẫu sổ cái, sổ chi tiết, báo cáo kế toán vẫn phải lập bằng phương pháp thủ công. B - Thực trạng hạch toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi Kinh Môn- tỉnh Hải dương. I - Đặc điểm và nhiệm vụ hạch toán nguyên vật liệu ở xí nghiệp. 1.1 - Đặc điểm hạch toán nguyên vật liệu Một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh mà gắn liền vào các hoạt động đó là những máy bơm nước hợp thành 1 dây chuyền sản xuất, cho ra những sản phẩm chính là diện tích tưới tiêu nước . Một dây chuyền sản xuất như vậy đã hình thành được những nguyên vật liệu như: Áp tô mát các loại, các chủng loại vòng bi, dầu AK, mỡ YC2, mỡ 90, cáp các loại, khởi động từ , gioong các loại, bu lông ... Như vậy vật liệu ở đây với nhiều chủng loại, mẫu mã đa dạng. Vì thế Xí nghiệp phải chú trọng vào việc mua sắm và dự trữ cho nguyên vật liệu phục vụ tưới tiêu. 1.2 - Nhiệm vụ hạch toán Nguyên vật liệu. Để cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác thông tin cho công tác quản lý NVL phục vụ cho công tác tưới, tiêu nước cho nông nghiệp và cung cấp nước cho dân sinh. Kế toán NVL phải thực hiện được các nhiêm vụ chủ yếu sau: - Ghi chép, tính toán , phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời số lượng, chấtlượng và giá thành thực tế của NVL nhập kho. - Tập hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng và giá trị NVL xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao NVL. - Phân bổ hợp lý giá trị NVL sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh. - Phản ánh chính xác số lượng và giá trị NVL tồn kho, phát hiện kịp thời NVL thiếu, thừa, ứ đọng , kém phẩm chất để doanh nghiệp có biẹn pháp xử lý kịp thời, hạn chế đến mức tố đa thiệt hại có thể sảy ra. II - Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu tại xí nghiệp. 2.1 - Phân loại NVL tại xí nghiệp + Nguyên vật liệu chính Một dây chuyền sản xuất là những máy bơm nước, vật liệu chính: áp tô mát các loại, các chủng loại vòng bi, khởi động từ, trục bơm, ống bơm .v.v cho ra những sản phẩm chính là diện tích tưới tiêu nước + Nguyên vật liệu phụ. gồm các loại hóa chất thử mặn nước. + Nhiên liệu. Là loại vật liệu dùng để bảo dưỡng , sửa chữa động cơ máy móc thiết bị của các trạm bơm như: dầu AK 15, dầu điêren, dầu biến thế , mỡ YC2, mỡ 90 ... + Phụ tùng thay thế. là các chi tiết phụ tùng của các loại máy móc thiết bị như : Gioong các loại, khớp nối, trục nối , ty van các loại ... - Đánh giá nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu của Xí nghiệp được nhập chủ yếu từ nguồn mua ngoài. Nguyên vật liệu mua ngoài được Xí nghiệp đánh giá theo giá thực tế. - Đối với nguyên vật liệu nhập trong kỳ: + Đối với nguyên vật liệu mua ngoài: Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho là giá mua ghi trên hoá đơn cộng chi phí thu mua thực tế. + Đối với phế liệu thu hồi: Trị giá thực tế nhập kho là giá ước tính có thể sử dụng được (giá thị trường tại thời điểm đó). Căn cứ theo tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp và lượng vật tư cần dùng cho sản xuất chủ yếu trong năm Xí nghiệp áp dụng 1 cách tính giá vật liệu duy nhất đó là những vật liệu thực tế khi nhập kho được tính như sau: Giá thực tế nhập kho của vật liệu mua ngoài = Giá mua ghi trên hóa đơn + Chi phí thu mua thực tế Đối với nguyên vật liệu xuất trong kỳ: Nguyên vật liệu xuất kho chủ yếu dùng cho sản xuất, một số phế liệu được bán ra ngoài. + Khi xuất dùng vật liệu, ngoài nhiệm vụ của kế toán phải tính toán chính xác giá thực tế của vật liệu xuất kho cho các nhu cầu, các đối tượng khác nhau. phương pháp xuất kho đang áp dụng theo phương pháp tính theo giá thực tế nhập trước, xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất. Nói cách khác là giá thực tế của vật liệu mua trước sẽ được dùng làm giá để tính giá thực tế của vật liệu mua trước. Do vậy giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số vật liệu mua vào sau cùng. III – Hạch toán chi tiết Nguyên vật liệu tại Xí nghiệp 3.1 - Chứng từ kế toán sử dụng Để phản ánh kịp thời đầy đủ, chính xác tình hình nhập, xuất vật liệu là cơ sở để tiến hành ghi chép trên thẻ kho và trên các sổ sách kế toán Xí nghiệp áp dụng chế độ chứng từ kế toán do Bộ Tài Chính ban hành gồm : Hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc như : Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, Hợp đồng kinh tế, Thanh lý hợp đồng, Bảng chấm công, Bảng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện kế toán Nguyên vật liệu tại Xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi huyện Kinh Môn - Hải Dương.doc
Tài liệu liên quan