Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH PLASTIC VĨNH PHÚ 1
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú. 1
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú. 2
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, sản phẩm kinh doanh của Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú. 2
1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú. 2
1.2.3 Đặc điểm thị trường sản phẩm của Công ty, quan hệ của công ty với các bên liên quan 4
1.2.4 Hiệu quả hoạt động của công ty một số năm gần đây. 4
1.2.5 Phương hướng phát triển của của công ty. 6
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú. 6
1.3.1 Đặc điểm lao động và cơ cấu lao động trong công ty. 6
1.3.2 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty. 6
1.4. Tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú 9
1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán. 9
1.4.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán 10
* Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 10
* Tổ chức vận dụng chứng từ. 11
* Tổ chức vận dụng tài khoản. 11
* Tổ chức vận dụng sổ sách kế toán. 11
* Tổ chức vận dụng báo cáo tài chính. 13
Chương 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH PLASTIC VĨNH PHÚ 15
2.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú. 15
2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất. 15
2.1.2 Phân loại chi phí. 15
2.1.3 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 16
2.1.4 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú. 16
2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú. 17
2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . 17
2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 27
2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung. 34
2.3 Tổng hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú. 40
2.4 Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú. 42
2.4.1 Đánh giá sản phẩm dở dang. 42
2.4.2 Tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú 44
Chương 3 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH PLASTIC VĨNH PHÚ. 48
3.1 Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú. 48
3.1.1 Những ưu điểm. 48
3.1.2 Những tồn tại. 49
3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú. 50
3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú. 50
3.2.2 Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. 50
3.3 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú. 50
* Ý kiến 1. 50
* Ý kiến 2. 51
* Ý kiến 3. 51
* Ý kiến 4. 52
* Ý kiến 5. 53
* Ý kiến 6. 55
* Kết luận. 57
* Danh mục tài liệu tham khảo.
63 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặt ra như là một yêu cầu cơ bản để tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh trong công ty.
2.1.2. Phân loại chi phí.
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau. Phân loại chi phí sản xuất là nội dung quan trọng đầu tiên cần phải thực hiện để phục vụ cho việc tổ chức theo dõi, tập hợp chi phí sản xuất, để tính được giá thành sản phẩm và kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí phát sinh cũng như phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh. Việc phân loại chi phí sản xuất phải khoa học hợp lý, thuận tiện cho việc quản lý hạch toán chi phí sản xuất đáp ứng được yêu cầu của kế toán hạch toán chi phí, thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm , Công ty cũng lựa chọn cách phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mục đích và công dụng kinh tế; tức làchi phí được phân thành 3 loại:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí sản xuất chung.
Theo cách phân loại này sẽ giúp cho công ty dễ xác định được chi phí đã chi ra cho từng lĩnh vực hoạt động làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhanh cho từng lĩnh vực.
2.1.3. Đối tượng hạch toán chi phí.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của công ty, do công ty có một đặc tính riêng trong sản phẩm sản xuất là tấm thảm trải nền dùng để xuất khẩu đi các nước. Do vậy nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng là quan trọng, bởi vì trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì đối với doanh nghiệp là phải sản xuất ra các sản phẩm thị trườngcần chứ không sản xuất ra các sản phẩm mà mình có. Công ty có quy trình sản xuất sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu chính, kết thúc tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau, còn gọi là quy trình sản xuất liên sản phẩm, đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
2.1.4. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú.
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất của công ty được sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất để tập hợp và phân bổ cho từng đối tượng kế toán chi phí đã xác định do vậy công ty sử dụng phương pháp tập hợp trực tiếp theo phương pháp này các chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất nào thì hạch toán vào đối tượng chi phí đó. Do đó, có thể căn cứ vào chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng riêng biệt. Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên đảm bảo độ chính xác cao. Vì vậy, công ty đã sử dụng tối đa phương pháp này trong điều kiện cho phép .
Tuy nhiên trong một vài chi phí sản xuất trong công ty cũng phải thực hiện phân bổ theo phương pháp gián tiếp cụ thể: Chi trả lương cho chuyên gia trong công ty, khấu hao tài sản cố định
2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú.
2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ... sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ trong kỳ sản xuất kinh doanh. Chi phí nguyên vật liệu phải được tính theo giá thực tế khi xuất, sử dụng.
Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
Nguyên vật liệu trực tiếp của công ty bao gồm:
PVC: Bột Nhựa PVC nguyên chất
DOP: Dầu hoá dẻo
TIO2: Chất làm trắng
STABILIZER: Chất ổn định nhựa
PIGMENT: Bột màu
CaCO3: Bột đá
INK: Mực in
Medium: Dung môi
MEK: Metyl eeetyl ketone
TOLUENE:
ACETONE:
ST A CID: A cid stearic
SCRAP: Bột nhựa tái sinh
Paper pipe: ống giấy
Thủ tục xuất kho vật liệu dùng cho sản xuất: Căn cứ vào nhu cầu sử dụng ở xưởng sản xuất lệnh xuất vật tư có chứ ký của văn phòng xưởng, kế toán viết phiếu xuất kho vật liệu và chuyển xuống cho thủ kho, tại đây thủ kho sẽ xuất vật liệu theo số lượng trong phiếu xuất kho.
Cách tính giá thực tế của vật liệu xuất kho dùng cho sản xuất: Công ty sử dụng phần mềm kế toán, trong đăng ký chi tiết quản lý hàng tồn kho có các sự lựa chọn khác nhau, tại Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú lựa chọn việc tính trị giá của nguyên liệu, vật liệu tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập. Khi xuất kho công ty tính giá xuất theo giá đích danh cho vật tư tính giá trung bình.
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 6211 Chi phí NVL trực tiếp- Thảm trải nền PVC.
Quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Sau khi thủ kho chuyển phiếu xuất kho lên phòng kế toán, kế toán sẽ tiến hành kiểm tra lại đã đầy đủ thủ tục chưa (chữ ký trên phiếu xuất kho, lệnh xuất vật tư), kế toán sẽ nhập vào phần mềm kế toán các nội dung: Ngày, số chứng từ, diễn giải, mã tài khoản nợ, mã kho, mã hàng, số lượng... F4 thêm dòng, F8 xoá dòng, F5 xem phiếu nhập và lưu lại. Sau khi nhập xong phiếu xuất kho, máy sẽ tự động tính giá xuất theo phần mềm kế toán.
Các thao tác cơ bản làm việc với Accounting.
Mở chương trình:
Nháy đúp chuột vào biểu tượng của chương trình trên màm hình. (hình đầu con cáo). Trang bên.
bạn nhận được giao diện như sau:
Các thông tin cơ bản khi mở chương trình:
-Tên: Phải gõ đúng tên người dùng vào ô này
-Mật khẩu: Gõ đúng mật khẩu của chương trình vào ô này.
-Năm làm việc: Gõ năm tài chính đang thực hiện.
Sau khi nhập tên và mật khẩu thì giao diện sẽ được mở ra.
Màn hình giao diện Accounting thể hiện các dữ liệu:
Các phân hệ nghiệp vụ: Thể hiện tất cả các phần hành kế toán cần thực hiện. Bạn muốn chọn phần hành kế toán nào thì hãy đưa ô xanh đến phần hành kế toán đó bằng cách dùng mũi tên lên trên, xuống dưới trên bàn phím.
Ô bên cạnh thể hiện khi vào đến phân hệ nào thì sẽ có một menu để chọn phân hệ đó. Hiện tại đang thể hiện Kế toán tổng hợp: Thể hiện các báo cáo kế toán, hình thức sổ kế toán. Bạn muốn chọn báo cáo kế toán nào thì hãy đưa ô xanh đến báo cáo kế toán đó bằng cách dùng mũi tên lên trên, xuống dưới trên bàn phím.
Giao dịch: Thể hiện phiếu kế toán, và các bút toán kết chuyển. Bạn muốn chọn chương trình làm việc nào thì hãy đưa ô xanh đến chương trình bạn muốn chọn bằng cách dùng mũi tên lên trên, xuống dưới trên bàn phím.
F4: Thêm dòng
F5: Xem nội dung
F7: In chứng từ
F8: Xoá dòng
Ctrl T: Tìm kiếm
Ctrl L: Lưu lại
Ctrl M: Lập phiếu mới
Báo cáo tài chính: Báo cáo tài chinh và sổ kế toán tổng hợp.
Sổ nhật ký chung: In sổ nhật ký chung
Sổ cái tài khoản: In sổ cái các tài khoản
Sổ quỹ tiền mặt tiền gửi: In sổ quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
Sổ theo dõi chi ti’ết ngoại tệ: In sổ theo dõi ngoại tệ
Bảng kê thuế GTGT mua vào: In bảng kê thuế GTGT hàng hoá, dịch vụ mua vào
Bảng kê thuế GTGT bán ra: In bảng kê thuế GTGT hàng hoá, dịch vụ bán ra
Bảng cân đối tài khoản: In bảng cân đối tài khoản
Bảng cân đôi kế toán: In bảng cân đối kế toán
Kết quả hoạt động kinh doanh: In báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Lưu chuyển tiền tệ: In báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thuyết minh báo cáo tài chính; In thuyết minh báo cáo tài chính
Báo cáo quản trị
Bảng tổng hợp theo dõi đối tượng: In các bảng tổng hợp theo dõi đối tượng (công nợ) của các tài khoản
Sổ theo dõi chi tiết đối tượng (công nợ): In các sổ theo dõi chi tiết đôi tượng (công nợ) của các tài khoản
Sổ theo dõi chi tiết đối tượng theo HĐKT: In sổ theo dõi chi tiết đối tượng theo hợp đồng kinh tế
Bảng tổng hợp hàng hoá tồn kho; In các bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho các tài khoản, các kho
Sổ chi tiết vật liệu, hàng hoá: In các sổ chi tiết nguyên vật liệu, hàng hoá
Bảng tổng hợp doanh thu bán hàng: In báo cáo tổng hợp doanh thu bán hàng
Sổ chi tiết doanh thu: In sổ chi tiết doanh thu bán hàng
Bảng tổng hợp chi phí cho một sản phẩm: In bảng tổng hợp chi phí cho một sản phẩm
Bảng tổng hợp tài sản cố định: In bảng tổng hợp tài sản cố định
Bảng tổng hơp công cụ dụng cụ: In bảng tổng hợp công cụ dụng cụ
Để thực hiện hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì bạn cần làm các thao tác sau:
-Chọn tháng làm việc:
+Vào các phân hệ nghiệp vụ: Đưa ô xanh đến “Hệ thống”.
+Ô bên cạnh sẽ thể hiện phân hệ nghiệp vụ bạn chọn sau đó chọn giao dịch.
+Ô giao dịch: Đưa ô xanh đến tháng làm việc chọn tháng 11 và bấm nhận.
-Để nhập phiếu nhập kho:
+Chọn các phân hệ nghiệp vụ: Đưa ô xanh đến hàng, vật tư thành phẩm tồn kho.
+Ô bên cạnh sẽ thể hiện phân hệ nghiệp vụ bạn chọn sau đó chọn giao dịch.
+Ô giao dịch: Đưa ô xanh đến phiếu nhập kho
Chọn mới: Enter
Ngày chứng từ: 03/11/2007 Enter
Số chứng từ: 65 Enter
Diễn giải: Nhập kho nguyên liệu sản xuất thảm trải nên PVC tháng 11 năm 2007 Enter
Mã tài khoản Có: 331- Phải trả cho người bán- Công ty KOREA CHEMICAL CC
Mã kho: 1- Kho nguyên liệu Enter
Tỷ giá VND: 16.100 Enter
Cột mã hàng: 001- Bột nhựa PVC-PVC Resin Enter
Cột đơn vị tính: Chọn Kg Enter
Số lượng:1.000 Enter
Đơn giá: 0,94 USD Enter
Khi nhập đủ các thông tin cần thiết máy sẽ tự thực hiện việc tính trị giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho
-Để nhập phiếu xuất kho:
+Chọn các phân hệ nghiệp vụ: Đưa ô xanh đến Hàng, vật tư thành phẩm tồn kho.
+Ô bên cạnh sẽ tự thể hiện phân hệ nghiệp vụ bạn chọn sau đó chọn giao dịch.
+Ô giao dịch: Đưa ô xanh đến phiếu xuất kho.
Ngày 30/11/2007 xuất 185.300kg bột nhựa PVC-PVC Resin cho sản xuất, việc lập phiếu xuất kho, tính giá trị xuất kho và kế toán chi phí nguyên vật liệu bột nhựa PVC được thực hiện như sau: (Trang bên)
Chọn mới: Enter
Ngày chứng từ: 30/11/2007 Enter
Số chứng từ: 110 Enter
Diễn giải: Xuất nguyên liệu sản xuất thảm trải nền PVC tháng 11 năm 2007 Enter
Mã tài khoản Nợ: 6211- Chi phí NVL trực tiếp- Thảm trải nền PVC Enter
Mã kho: 1- Kho nguyên liệu Enter
Cột mã hàng: 001- Bột nhựa PVC- PVC Resin Enter (Tab)
Cột đơn vị tính: Chọn Kg Enter (Tab)
Số lượng: 185300Enter (Tab)
Bấm F4- Thêm dòng; F8- Xóa dòng; F5- Xem phiếu nhập
Sau khi kế toán đã nhập đủ các thông tin cần thiết trên phiếu xuất kho và lưu lại. Máy sẽ tự động tính trị giá xuất kho cho số lượng bột nhựa PVC thực tế xuất kho.
Màn hình giao diện chi tiết Phiếu xuất kho thể hiện như sau:
Mới: Khi chọn phiếu xuất kho mới.
In chứng từ: Nếu cần in chứng từ ra giấy.
Sửa chứng từ: Nếu cần sửa chứng từ hiện tại.
Xoá chứng từ: Xoá chứng từ hiện tại.
Xem: Xem toàn bộ phiếu xuất.
Lọc: Muốn xem mã hàng nào đưa ô xanh đến mã hàng đó.
Quay ra: Khi kết thúc quy trình.
Khi kết thúc quá trình nhập liệu cho chi phí NVL trực tiếp. Hết tháng kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang bên Nợ của tài khoản 154.
Bảng tính giá nguyên liệu, vật liệu xuất dùng cho sản xuất tháng 11/2007 như sau:
Vật liệu xuất dùng
Tấm Nilon
Giấy in
Tên vật liệu
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
PVC
185.300
2.765.929.166
94.712,52
1.308.532.011
105.487,48
1.457.397.155
DOP
57.411
1.788.281.480
25.332,07
682.242.073
41.067,93
1.106.039.407
TIO2
6.725
194.999.754
0
8.600,00
194.999.754
STABILIZER
3.800
144.768.866
1.526,93
58.171.513
2.273,07
86.597.353
PIGMENT
143
11.873.580
40,62
3.372.419
102,38
8.501.161
CaCO3
60.500
54.027.915
74.350,00
54.027.915
Cộng
4.749.498.270
2.001.215.984
1.568.612.367
Vật liệu xuất cho in hoa
INK
4.400
266.313.683
Medium
7.200
238.882.320
MEK
6.560
163.217.967
TOLUENE
6.920
143.118.356
Cộng
777.109.670
Vật liệu xuất cho tấm lót
ST ACID
2.000
38.179.195
SCRAP
499.200
3.556.420.471
CaCO3
402.010
133.357.000
Cộng
3.727.956.666
Cộng NVLC
9.096.436.291
NVL phụ
583.370.303
Tổng NVL
9.679.806.594
Màn hình giao diện Sổ cái tài khoản 621 được thể hiện như sau: (Trang bên).
2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc như: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn).
Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh.
Đây là tiền công phải trả cho người lao động tham gia trực tiếp sản xuất kinh doanh của công ty. Về nguyên tắc tiền lương được quản lý chặt chẽ và chỉ theo đúng mục đích gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh.
Tài khoản sử dụng: Để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp kế sử dụng tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp
Để phản ánh tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng tài khoản 334- Phải trả công nhân viên và tài khoản 338- Phải trả phải nộp khác (tài khoản cấp hai 3383- Bảo hiểm xã hội).
Hình thức trả lương: Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú áp dụng hình thức trả lương theo thời gian đối với cả công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên văn phòng.
Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức tiền lương theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động. Theo hình thức này, tiền lương thời gian, tiền lương phải trả được tính bằng thời gian làm việc thực tế nhân với mức lương thời gian.
Thời gian làm việc thực tế tại công ty căn cứ vào bảng chấm công. Tại công ty có máy chấm công tự động, ai đi làm thì chỉ cần cầm thẻ của mình và cắm vào máy, và khi nào kết thúc ngày làm việc cũng cầm thẻ đó và cắm vào máy. Máy sẽ tự động tính thời gian làm việc của từng người theo từng giờ làm việc thực tế. Và căn cứ vào bảng chấm công đó phòng tổ chức sẽ tính lương cho từng người theo thời gian làm việc thực tế trên bảng chấm công và được thể hiện trên bảng lương.
Căn cứ vào bảng lương kế toán sẽ phản ánh tiền lương phải trả cho công nhân viên và tiền lương phải trả cho chuyên gia theo hợp đồng ký kết. Lập phiếu chi, chi trả lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty, và chi trả lương cho chuyên gia.
Phản ánh tiền lương phải trả cho công nhân viên trong phần mềm kế toán.Ví dụ để phản ánh và hạch toán nghiệp vụ kế toán, ngày 30/11/2007 trích 176.344.747 đồng tiền lương tháng 11/2007 của công nhân viên. Kế toán vào các phân hệ chọn kế toán công nợ phải trả khi đó ô bên cạnh sẽ hiện kế toán công nợ phải trả, sang ô giao dịch chọn phiếu kế toán chọn mới điền các nội dung: Ngày (30/11/07), số chứng từ (87), diễn giải (Trích lương tháng 11/07 của CNV), tài khoản (622), phát sinh nợ (176.344.747), sau đó lưu lại và quay ra
Hiện nay các khoản tiền lương, tiền công phát sinh trong kỳ kế toán đều tập hợp vào tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp và tài khoản 642- chi phí quản lý doanh nghiệp. Kế toán không tách riêng tiền lương, tiền công của người lao động tham gia trực tiếp sản xuất vào tài khoản 622- chi phí nhân công trực tiêp và tiền lương, tiền công của nhân viên quản lý phân xưởng, chuyên gia người Hàn Quốc không được phản ánh vào tài khoản 6271- Lương nhân viên quản lý phân xưởng. Các khoản tiền lương, tiền công cho bộ phận văn phòng kế toán phản ánh vào tài khoản 642- chi phí quản lý doanh nghiệp. Việc hạch toán về lương và các khoản trích theo lương là chưa được hợp lý và đúng chế độ kế toán hiện hành.
Màn hình giao diện phiếu kế toán trích lương tháng 11/2007 thể hiện như sau:
Muốn lập phiếu chi cho phần mềm. Ví dụ thanh toán tiền lương tháng 10/2007 cho CNV với số tiền 227.264.191 đồng. Kế toán vào các phân hệ nghiệp vụ chọn kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, khi đó ô bên cạnh sẽ hiện kế toán tiền mặt , tiền gửi ngân hàng, sang ô giao dịch chọn phiếu chi chọn mới trong phiếu chi có các nội dung: Ngày chứng từ (08/11/2007), số chứng từ (5), diễn giải (Thanh toán tiền lương tháng 10/07 cho CNV), tài khoản có (1111), số tiền (227.264.191), sau đó lưu lại và quay ra.
Màn hình giao diện phiếu chi tiền lương tháng 10/2007 bằng tiền mặt thể hiện như sau:
Màn hình giao diện Sổ cái Tài khoản 334 thể hiện như sau:
Các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT công ty trích 17% tiền lương của công nhân viên tính vào chi phí sản xuất và 6% tiền lương của công nhân viên thu từ cán bộ công nhân viên trong công ty.
Lập phiếu thu BHXH, BHYT của công nhân viên trong công ty. Ví dụ để phản ánh và hạch toán về thu BHXH, BHYT của công nhân trong công ty tháng 10/2007. Kế toán thực hiện như sau: Kế toán vào các phân hệ nghiệp vụ chọn kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, khi đó ô bên cạnh sẽ hiện kế toán tiền mặt , tiền gửi ngân hàng, sang ô giao dịch chọn phiếu thu trong phiếu chi có các nội dung: Ngày chứng từ (08/11/07), số chứng từ (4), diễn giải (Thu BHXH, BHYT 6% tiền lương tháng 10/07 cho CNV), mã tài khoản có (338), số tiền (6.957.600), sau đó lưu lại và quay ra.
Phản ánh các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT phải trả cho công nhân viên) trong phần mềm kế toán. Ví dụ để phản ánh và hạch toán các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT phải trả cho công nhân viên). Kế toán thực hiện các công việc sau. Kế toán vào các phân hệ nghiệp vụ chọn kế toán công nợ phải trả khi đó ô bên cạnh sẽ hiện kế toán công nợ phải trả, sang ô giao dịch chọn phiếu kế toán chọn mới điền các nội dung: Ngày (30/11/07), số chứng từ (88), diễn giải (Trích BHXH, BHYT 17% lương tháng 4/07 của CNV), tài khoản (622), phát sinh nợ (19.628.200), sau đó lưu lại và quay ra...
Màn hình giao diện phiếu kế toán trích BHXH, BHYT thể hiện như sau:
Màn hình giao diện Sổ cái tài khoản 338 thể hiện như sau:
Do là công ty có vốn 100% vốn nước ngoài nên khoản KPCĐ công ty không trích cho công nhân viên, kế toán không hạch toán khoản trích KPCĐ.
Ngoài tiền lương và các khoản trích theo lương công ty còn có các khoản phụ cấp khác cho người lao động (tai nạn lao động, trợ cấp thôi việc...), ăn ca cho người lao động, ăn ca cho chuyên gia, tiền thưởng cho các ngày lễ tết cho người lao động để khuyến khích năng lực làm việc cho người lao động. Các khoản ăn ca, công bốc xếp hàng, tiền thưởng... Chi trực tiếp bằng tiền kế toán sẽ tiến hành lập phiếu chi được phản ánh vào bên Có của tài khoản 1111- Tiền mặt tiền Việt Nam. Và tài khoản đối ứng là vào bên Nợ của tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp.
Khi đã tính hết các khoản về chi phí nhân công trực tiếp, cuối tháng kế toán cũng kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang tài khoản bên Nợ của tài khoản 154.
Màn hình giao diện Sổ cái của tài khoản 622 được thể hiện:
2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung.
Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được hạch toán chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất:
Tài khoản 627 có 6 tài khoản cấp 2.
6271: Chi phí nhân viên phân xưởng.
6272: Chi phí vật liệu.
6273: Chi phí dụng cụ sản xuất.
6274: Chi phí khấu hao TSCĐ.
6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
6278: Chi phí bằng tiền khác.
Gồm các khoản chi phí chung phát sinh ở phân xưởng như: Chi phí vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài bảo dưỡng dây truyền công nghệ, chi phí dịch vụ mua ngoài: Thanh toán điện sản xuất, thanh toán tiền nước, điện thoại, và các chi phí khác...
Khấu hao thiết bị nhà xưởng: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng.
-Nguyên giá nhà xưởng: 8.622.000.000 đồng
Thời gian sử dụng: 15 năm
-Nguyên giá máy móc thiết bị: 59.847.379.320 đồng
Thời gian sử dụng: 10 năm
Vậy mức khấu hao bình quân cho 1 năm của thiết bị và nhà xưởng là:
Mức khấu hao bình quân năm =
Giá trị phải khấu hao
Số năm sử dụng
Khấu hao nhà xưởng =
8.622.000.000
= 574.800.000 đ
15
Khấu hao máy móc thiết bị =
59.847.379.320
= 5.984.737.932 đ
10
Mức khấu hao bình quân tháng =
Mức khấu hao bình quân năm
12 tháng
Khấu hao nhà xưởng =
574.800.000
= 47.900.000 đ
12
Khấu hao máy móc thiết bị =
5.984.737.932
= 498.728.161 đ
12
Mức trích khấu hao tháng 1/2007 của công ty:
= 47.900.000 + 498.728.161
= 546.628.161 đ
Màn hình giao diện của Sổ cái tài khoản 214 được thể hiện như sau:
Việc phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định cho sản phẩm trong tháng, công ty tính tất cho sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng. Đến cuối tháng sau khi có số lượng thành phẩm nhập kho, kế toán kết chuyển chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác sang tài khoản 154 và phân bổ cho sản phẩm hoàn thành nhập kho theo số lượng sản phẩm đã được quy chuẩn.
Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung.
Tài khoản 627 công ty sử dụng 3 tài khoản cấp 2, đó là:
6272- Chi phí vật liệu.
6274- Chi phí khấu hao tài sản cố định.
6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài bảo dưỡng dây truyền công nghệ.
62771- Chi phí dịch vụ mua ngoài điện sản xuất.
62772- Chi phí dịch vụ mua ngoài khác bằng tiền.
Quy trình hạch toán chi phí sản xuất chung.
Căn cứ vào các chứng từ phát sinh chi phí kế toán tập hợp vào bên Nợ của tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung. Khi phát sinh các nghiệp vụ chi tiền, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc (hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng thông thường, giấy biên nhận, phiếu đề nghị mua vật tư), kế toán sẽ lập phiếu chi cho phần mềm kế toán. Các nghiệp phát sinh trực tiếp chi tiền kế toán sẽ hạch toán và bên Có tài 1111- Tiền mặt tiền Việt Nam, vào bên Nợ tài khoản 6272- chi phí vật liệu (Nếu mua nguyên vật liệu), Nợ tài khoản 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài bảo dưỡng dây truyền công nghệ (Nếu sửa chữa bảo dưỡng máy móc cho sản xuất). Nợ tài khoản 62772- Chi phí dịch vụ mua ngoài khác bằng tiền (Nếu phát sinh các nghiệp vụ khác bằng tiền). Màn hình giao hiện thể hiện trang bên.
Màn hình giao diện của phiếu chi tiền mặt được thể hiện như sau:
Chi phí khấu hao tài sản cố định. Căn cứ vào mức trích khấu hao hàng tháng tính cho sản xuất sản phẩm kế toán sẽ phản ánh vào bên Có tài khoản 214- Hao mòn tài sản cố định và bên Nợ tài khoản 6274- Chi phí khấu hao tài sản cố định.
Chi phí dịch vụ mua ngoài điện sản xuất: Căn cứ vào chỉ số điện do Sở điện lực Phú Thọ thông báo số tiền phải nộp trong tháng kế toán sẽ phản ánh vào bên Có tài khoản 331- Phải trả cho người bán và bên Nợ tài khoản 62771- Chi phí dịch vụ mua ngoài điện sản xuất.
Các khoản dịch vụ mua ngoài về vật tư đặc chủng do phải đặt từ bên Hàn Quốc đem sang phương thức thành toán tiền mua vật tư bằng ngoại tệ, kế toán căn cứ vào phiếu báo văn phòng xưởng đặt hàng hạch toán vào bên Có tài khoản 331- Phải trả cho người bán, bên có tài khoản 413- chênh lệch tỷ giá (khi phát sinh số chênh lệch về tỷ giá) và bên Nợ tài khoản 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài bảo dưỡng dây truyền công nghệ.
Các khoản sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị có phát sinh chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, kế toán căn cứ vào chứng từ sửa chữa tài sản cố định phát sinh trong tháng hạch toán vào bên Có tài khoản 331- Phải trả cho người bán và bên Nợ tài khoản 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài bảo dưỡng dây truyền công nghệ.
Sau khi phản ánh tất các bút toán phát sinh trong tháng, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ tài khoản 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và bên Có tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung.
Màn hình Sổ cái tài khoản 627 được thể hiện như sau:
2.3. Tổng hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Plastic Vĩnh Phú.
Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chi tiết 1541.
Quy trình hạch toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.
Sau khi đã nhập hết các số liệu vào phần mềm kế toán, kế toán sẽ tiến hành kết chuyển các tài khoản 621, 622, 627 sang tài khoản 154 bằng cách: Vào các phân hệ nghiệp vụ chọn kế toán tổng hợp chọn giao dịch chọn danh mục các bút toán kết chuyển tự động, F4 tạo các bút toán kết chuyển, F8 xoá các bút toán đã kết chuyển, khi đã tao được danh mục các bút toán kết chuyển tự động ta tiền hành đánh dấu các bút toán cần kết chuyển bằng phím cách và Enter khi đó máy sẽ tự kết chuyển và tính toán.
Khi tạo các bút toán Bấm F4 điền các chỉ tiêu: Số thứ tự (900), nội dung ( Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp), Tài khoản Nợ (1541- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang), tài khoản Có (6211- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp), sau khi tạo được bút toán kết chuyển cho tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tiếp tục tạo bút toán cho tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp bằng cách bấm phím F4: Số thứ tự (901), nội dung (Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp), Tài khoản Nợ (1541- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang), tài khoản Có (622- Chi phí nhân công trực tiếp), sau khi tạo được bút toán kết chuyển cho tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp, tiếp tục tạo bút toán cho tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung bằng cách bấm phím F4: Số thứ tự (902), nội dung (Kết chuyển sản xuất chung), Tài khoản Nợ (1541- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang), tài khoản Có (627- Chi phí sản xuất chung), sau đó đánh dấu 3 bút toán vừa kết chuyển sang tài khoản 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang bằng phím cách và Enter.
Trên thực tề công tác kế toán của công ty không kết chuyển từng tài khoản như vậy, mà kế toán đã tạo sẵn các bút toán kết chuyển ngay từ đầu niên độ kế toán và khi kết chuyển thì kế toán sẽ kết chuyển để xác định được luôn các báo cáo tài chính c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6429.doc