MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 3
PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 5
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ NHIỆM VỤ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 5
1. Thành phẩm và phương pháp tính giá thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp 5
2. tiêu thụ thành phẩm và các phương pháp tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp 7
II. KẾ TOÁN CHI TIẾT THÀNH PHẨM 9
1. Phương pháp thẻ song song 9
2.Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 10
3. Phương pháp sổ số dư 11
III. KẾ TOÁN TỔNG HỢP THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN 12
1. Khái niệm và tài khoản sử dụng 12
2. kế toán tổng hợp thành phẩm 13
3. Kế toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm 15
IV. KẾ TOÁN TỔNG HỢP THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ 26
1. Khái niệm và khoản sử dụng 26
2. Kế toán tổng hợp thành phẩm 26
3. Kế toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm 28
PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY KỸ NGHỆ THỰC PHẨM 19/5 32
I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY KỸ NGHỆ THỰC PHẨM 19/5 CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM 32
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 32
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 34
II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ BỘ SỔ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY KỸ NGHỆ THỰC PHẨM 19/5 37
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 37
2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán ở Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 40
III. KẾ TOÁN CHI TIẾT THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY KỸ NGHỆ THỰC PHẨM 19/5 42
IV. KẾ TOÁN TỔNG HỢP THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY KỸ NGHỆ THỰC PHẨM 19/5 48
V. KẾ TOÁN TỔNG HỢP TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY KỸ NGHỆ THỰC PHẨN 19/5 50
1. Các hình thức tiêu thụ hàng hoá tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 50
2. trình tự theo dõi tiêu thụ tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 51
3. kế toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm 51
4. Trình tự tổ chức bộ sổ kế toán tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 55
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM 67
I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY KỸ NGHỆ THỰC PHẨM 19/5 67
1. Ưu điểm: 67
2. Nhược điểm 67
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY KỸ NGHỆ THỰC PHẨM 19/5 68
1. Giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán biến động thành phẩm tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 68
2. Giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm 69
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT 78
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 79
79 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưởn
Nợ tài khoản 33311 – Thuế VAT trả lại cho khách hàng theo số giảm giá khách hàng được hưởng
Có tài khoản 111, 112 – Xuất tiền trả cho người mua
Có tài khoản 131 – Trừ vào số tiền phải thu ở người mua
Có tài khoản 3388 – Số giảm giá chấp nhận nhưng chưa thanh toán
d/ Trường hợp phát sinh hàng bán bị trả lại do các nguyên nhân khác nhau (vi phạm hợp đồng, hàng không đúng chủng loại quy cách…)
Phản ánh trị giá vốn của hàng bán bị trả lại (chỉ ghi trong trường hợp đã xử lý, bồi thường, bán thu bằng tiền, tính vào chi phí bán hàng… Trường hợp nhập kho hay đang gửi tại kho người mua thì không ghi).
Nợ tài khoản 1388 – Quyết định cá nhân bồi thường
Nợ tài khoản 334 – Quyết định trừ vào lương
Nợ tài khoản 711 – Tính vào chi phí khác
Nợ tài khoản 111, 112 – Bán phế liệu thu bằng tiền
Có tài khoản 632 – Giá vốn hàng bị trả lại đã xử lý
Phản ánh doanh thu và thuế VAT của số hàng bán bị trả lại
Nợ tài khoản 531 – Doanh thu của hàng bị trả lại
Nợ tài khoản 33311 – VAT trả lại cho khách hàng tính theo số doanh thu của hàng bị trả lại
Có tài khoản 111, 112 – Xuất tiền trả cho khách hàng
Có tài khoản 131 – Trừ vào số tiền phải thu của khách
3.1.3. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ các khoản giảm giá, chiết khấu bán hàng, doanh thu của hàng bán bị trả lại vào tổng doanh thu bán hàng trong kỳ
- Kết chuyển chiết khấu bán hàng
Nợ tài khoản 511
Có tài khoản 521 – Kết chuyển chiết khấu bán hàng
- Kết chuyển doanh thu hàng bị trả lại
Nợ tài khoản 511
Có tài khoản 531 – Doanh thu hàng bị trả lại
- Kết chuyển giảm giá hàng bán
Nợ tài khoản 511
Có tài khoản 532 – Kết chuyển số giảm giá hàng bán
Đồng thời kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ
Nợ tài khoản 511
Có tài khoản 911
3.1.4. Cuối kỳ, để xác định giá vốn hàng bán, kế toán ghi các bút toán kết chuyển như sau
- Giá thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành nhập kho, gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp
Nợ tài khoản 632
Có tài khoản 631
- Giá trị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ chưa tiêu thụ cuối kỳ
Nợ tài khoản 157 – Thành phẩm gửi bán chưa tiêu thụ
Nợ tài khoản 155 – Thành phẩm tồn kho
Có tài khoản 632 – Giá vốn thành phẩm chưa tiêu thụ cuối kỳ
- Kết chuyển giá vốn hàng bán đã xác định là tiêu thụ để xác định kết quả
Nợ tài khoản 911
Có tài khoản 632
3.2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp
Đối với các doanh nghiệp này, việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến giá vốn hàng bán, giá vốn hàng tồn kho, giá vốn hàng đang gửi bán giống như các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ (mục 2 – phần IV). Đối với việc hạch toán doanh thu và các khoản liên quan đến doanh thu lại được tiến hành như các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên (mục 3.2 – phần III)
Phần II: Thực trạng kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
I. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 có ảnh hưởng đến kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 – Sơn Tây – Hà Tây trực thuộc Tổng công ty mía đường I, thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công ty được thành lập ngày 27- 11-1968 với tên gọi ban đầu là Nhà máy đường 19/5 đóng trên địa bàn xã Trung Hưng – Thị xã Sơn Tây – Tỉnh Hà Tây.
Nhà máy đường 19/5 được thành lập trong thời gian cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đang ở vào thời kỳ ác liệt nhất, nhu cầu đường glucoza phục vụ cho chiến trường rất lớn, trong khi đó việc vận chuyển nhập glucoza từ Trung Quốc về rất khó khăn. Do vậy, nhiệm vụ chủ yếu của nhà máy lúc bấy giờ là sản xuất hai loại đường
- Glucoza bột (tiêm) phục vụ ngành y tế.
- Glucoza nước (đường nha) cung cấp cho ngành công nghiệp thực phẩm.
Trang thiết bị sản xuất của nhà máy lúc bấy giờ hoàn toàn do Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa tài trợ, lắp đặt, với hai dây truyền sản xuất đường glucoza đã tương đối lạc hậu (công nghệ thuỷ phân axit). Tuy nhiên đây lại là nhà máy đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam sản xuất đường glucoza. Do điều kiện chiến tranh, nhà máy không được xây mới mà máy móc thiết bị được lắp đặt, sản xuất ngay tại trường cấp III Sơn Tây và trường sư phạm tỉnh Sơn Tây (cũ).
Nhà máy đi vào hoạt động với công suất ban đầu là 600 tấn đường glucoza/ năm, với số công nhân lao động là 265 người.
Đến năm 1977 nhà máy đương 19/5 sát nhập với nhà máy đạm đổi tên thành Xí nghiệp liên hiệp thực phẩm 19/5. Số lao động tăng lên 585 người. Thời kỳ này xí nghiệp có lắp thêm hai dây chuyền sản xuất mì chính và một số sản phẩm khác.
Năm 1987, hoạt động của xí nghiệp đã bước sang một giai đoạn mới: Cùng với sự chuyển mình của toàn bộ nền kinh tế đất nước, xí nghiệp được chủ động sản xuất kinh doanh và việc hạch toán cũng hoàn toàn độc lập.
Đứng trước những thách thức mới của nền kinh tế thị trường, cùng với sự lạc hậu về công nghệ sản xuât, máy móc thiết bị lại bị hư hỏng nhiều, cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Tuy nguồn vốn còn hạn hẹp, nhưng xí nghiệp đã mạnh dạn đầu tư thêm dây chuyền công nghệ mới và tổ chức sản xuất thêm mặt hàng bánh kẹo để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp. Vào thời điểm này, công suất dây chuyền sản xuất đường glucoza đạt 1600 tấn/năm (trong đó 1500 tấn đường glucoza nước, 100 tấn đường glucoza bột) và dây chuyền sản xuất bánh kẹo cũng đạt 1000 tấn/năm.
Số lượng lao động của xí nghiệp trong giai đoạn này giảm xuống còn 450 người.
Theo nghị định 338 của Thủ tướng Chính phủ, quyết định 02 ngày 06.01.1993 của Bộ công nghiệp: Xí nghiệp liên hiệp thực phẩm 19/5 được thành lập lại với tổng số vốn được giao là 5.700.000.000 đồng.
Để hoà nhập được trong cơ chế thị trường đảm bảo sự tồn tại và phát triển là một trong những mong muốn không dễ gì đạt được, nhất là một doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm. Song, với sự cố gắng, nỗ lực, sự đoàn kết nhất trí của toàn thể cán bộ công nhân viên, cùng với đội ngũ cán bộ quản lý vững vàng về nghiệp vụ chuyên môn, am hiểu về thông tin, kiến thức kinh tế thị trường, trong những năm qua, bước đầu Xí nghiệp đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình.
Ghi nhận những kết quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngày 14/11/1994, Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) đã ra quyết định số1513-NN/TCCB/QĐ đổi tên Xí nghiệp liên hiệp thực phẩm 19/5 thành Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5.
Trong bối cảnh hiện nay, công ty xác định phải coi trọng sản xuất mặt hàng truyền thống và thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. Ngoài việc sản xuất đường glucoza, công ty còn sản xuất thêm các loại bánh kẹo, nước giải khác, in bao bì với nhiều chủng loại, tăng khả năng cạnh tranh. Công ty thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp lại lao động, sát nhập lại các phòng ban cho hợp lý. Bên cạnh đó, công ty tập trung chiều sâu, cải tiến máy móc thiết bị, tăng cường các biện pháp quản lý, nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời, cũng tiến hành sửa chữa, tự tạo, xây dựng mới cơ sở hạ tầng: nhà xưởng, kho bảo quản nguyên vật liệu, kho thành phẩm.
Tổng mức đầu tư vào bánh kẹo là gần 1,5 tỷ đồng. Công ty đã sản xuất mặt hàng bánh kẹo với nhiều chủng loại đa dạng phong phú trên dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến. Hiện nay, công suất bánh kẹo hàng năm là trên 2000 tấn, mặt hàng này được thị trường chấp nhận và có nhiều bạn hàng cộng tác.
Sản phẩm của Công ty đã có chỗ đứng ở một số tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hoá, Thái Bình, Vinh, Quảng Ninh, Cao Bằng, Hoà Bình…
Sau những cố gằng nỗ lực của Công ty, trong những năm gần đây, kết quả sản xuất kinh doanh đạt được như sau.
Bảng 1: Một số kết quả sản xuất kinh doanh của CTKNTP 19/5
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2000
2001
2002
Tổng doanh thu
triệu đồng
21.927
28.033
27.691
Số LĐ bình quân
người
398
390
360
Nộp ngân sách
triệu đồng
341
352
384
Nhìn chung, trong hơn 30 năm kể từ ngày thành lập cho đến nay, Công ty đã trải qua nhiều giai đoạn xây dựng và phát triển. Từ những năm đất nước còn chiến tranh cho đến khi hoà bình lập lại, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng Công ty vẫn từng bước đi lên, khắc phục mọi khó khăn bằng nhiều biện pháp quản lý có hiệu quả, tự khẳng định mình. Công ty đã làm tốt công tác bảo toàn vốn trong sản xuất kinh doanh, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín với khách hàng, tạo chỗ đứng trên thị trường.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được bố trí theo cơ cấu quản lý tổ chức quản lý trực tuyến chức năng, cơ cấu quản lý này có:
- Ưu điểm: Phản ánh logic các chức năng của Công ty, phản ánh được mức độ chuyên môn hoá cao, dễ đào tạo, dễ kiểm soát.
- Nhược điểm: Bộ máy cồng kềnh khó kiểm soát tạo sự cứng nhắc, tầm nhìn hẹp, khó phối hợp các chức năng
Phòng
kinh doanh
Phòng
tài chính kế toán
Phòng
kế hoạch đầu tư
Phòng
công đoàn
Phòng
tổ chức hành chính
Phòng
kỹ thuật KCS
Giám đốc
Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 là một doanh nghiệp Nhà nước tự hạch toán sản xuất kinh doanh, cơ cấu bộ máy của Công ty được tổ chức theo một cấp.
Sơ đồ 8: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
PX
cơ điện
PX bánh
PX
Kẹo III
PX kẹo
II
PX kẹo
I
PX đường nước
PX đường bột
Ban giám đốc Công ty gồm ba người: một Giám đốc và hai phó Giám đốc:
- Giám đốc: là người điều hành và đứng đầu bộ máy quản lý của Công ty, chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý của Công ty. Ngoài việc uỷ quuyền cho các Phó giám đốc, Giám đốc còn chỉ đạo công tác thi đua, kỷ luật, chế độ trong Công ty.
- Phó giám đốc kỹ thuật: có nhiệm vụ giúp Giám đốc phụ trách tình hình sản xuất, điều độ sản xuất, chỉ đạo trực tiếp các phân xưởng sản xuất.
- Phó giám đốc kinh doanh: có nhiệm vụ giúp Giám đốc phụ trách về tình hình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh thông suốt, phụ trách cung ứng vật liệu và tiêu thụ sản phẩm.
Các phòng ban chức năng (gồm trưởng, phó phòng và nhân viên)
- Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ hạch toán hoạt động sản xuất kinh doanh, thanh quyết toán với Nhà nước.
- Phòng kế hoạch đầu tư: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất và kế hoạch đầu tư của Công ty.
- Phòng tổ chức – hành chính: có nhiệm vụ thanh quyết toán quỹ lương quản lý, điều phối hoạt động trong sản xuất, hướng dẫn khách hàng đến giao dịch quan hệ công tác với Công ty, nhận phát thư, báo chí cho các phòng ban, làm thủ tục hành chính cho Công ty.
- Phòng kỹ thuật KCS: có nhiệm vụ phụ trách kỹ thuật sản xuất, kiểm tra giám sát chất lượng quy cách sản phẩm trên cơ sở các thông số kỹ thuật theo quy định.
- Phòng công đoàn: có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc về hoạt động phong trào văn hoá, thể thao, chế độ đãi ngộ, quyền lợi của người lao động.
- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ tiêu thụ những sản phẩm do Công ty sản xuất ra, chủ động tìm nguồn vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, quản lý kho tàng và các phương tiện vận chuyển của Công ty.
- Các phân xưởng: các quản đốc phân xưởng có nhiệm vụ tổ chức, thực hiện các kế hoặch sản xuất Công ty giao cho, đơn vị chịu trách nhiệm về mọi mặt tình hình sản xuất của Công ty như: số lượng sản xuất sản phẩm, tiền lương cho công nhân thuộc đơn vị mình quản lý, đáp ứng yêu cầu sản xuất theo đúng kế hoạch được giao.
+ Phân xưởng glucoza bột: có nhiệm vụ sản xuất đường glucoza phục vụ cho y tế, tiêu dùng.
+ Phân xưởng glucoza nước: có nhiệm vụ sản xuất đường nha phục vụ cho sản xuất bánh kẹo của Công ty và các Công ty đường, bánh kẹo khác.
+ Phân xưởng kẹo I: sản xuất kẹo gôm
+ Phân xưởng kẹo II: có nhiệm vụ sản xuất nhiều loại kẹo như kẹo vừng, kẹo socola mềm.
+ Phân xưởng kẹo III: có nhiệm vụ sản xuất các loại kẹo cứng và kẹo cứng nhân trên hệ thống gói gối như: kẹo socola, kẹo nhân đậu xanh, kẹo nhân cam, nhân dứa.
+ Phân xưởng bánh: với dây chuyền hiện đại, phân xưởng bánh có nhiệm vụ sản xuất các loại bánh như: bánh cây dừa, bánh quy kem, bánh bông cúc, bánh cam.
+ Phân xưởng cơ điện: đây là bộ phận sản xuất phụ nhưng phân xưởng cơ điện đã giúp các phân xưởng sản xuất chính hoạt động liên tục. Phân xưởng có nhiệm vụ cung cấp điện, hơi, nước, khí nén và sửa chữa thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển cho Công ty.
II. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán tiền mặt, lương, các khoản trích
Kế toán TGNH huy động vốn
Kế toán tiêu thụ,
kết quả kinh doanh
Kế toán chi phí giá thành thống kê
Kế toán vật tư tài sản cố định
Thủ
quỹ
Sơ đồ 9: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Công ty tổ chức bộ máy kế toán của mình theo hình thức tập trung vì quy mô sản xuất của Công ty là quy mô trung bình. Phòng kế toán tài chính chịu sự lãnh đạo của Giám đốc.
Phòng tài chính kế toán chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, công tác tài chính và công tác thống kê trong toàn Công ty.
1.1. Kế toán trưởng
Vai trò của kế toán trưởng là người giúp Giám đốc Công ty thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tài chính ở doanh nghiệp đồng thời thực hiện việc kiểm tra kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính ở doanh nghiệp. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc.
Chức trách nhiệm vụ của kế toán trưởng:
- Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán ở Công ty.
- Tổ chức hướng dẫn thực hiện ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính của Công ty.
- Tổ chức thực hiện kiểm tra các chế độ, thể lệ kế toán, các chính sách chế độ, kinh tế tài chính trong doanh nghiệp.
- Tổ chức hướng dẫn cho các nhân viên kế toán, công nhân viên khác trong doanh nghiệp thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ về kế toán và kiểm tra việc thực hiện chế độ.
- Chấp hành nghiêm mệnh lệnh kiểm tra kế toán của các cơ quan có thẩm quyền, cung cấp tài liệu, giải thích và trả lời câu hỏi phục vụ công tác kiểm tra kế toán, ký biên bản kiểm tra, tổ chức thực hiện các kiến nghị đã ghi trong biên bản kiểm tra.
- Tổ chức và chứng kiến việc bàn giao công việc của cán bộ, nhân viên kế toán, thủ kho, thủ quỹ mỗi khi có sự thuyên chuyển thay đổi.
- Tổ chức kiểm kê tài sản, chuẩn bị đầy đủ và kịp thời các thủ tục, tài liệu cần thiết cho việc xử lý kết quả kiểm kê, kiểm tra việc giả quyết và xử lý kết quả kiểm kê.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên kế toán.
- Tổ chức phân tích các hoạt động kinh tế, tài chính trong doanh nghiệp nhằm đánh giá đúng tình hình có những kiến nghị nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
- Tham gia nghiên cứu cải tiến tổ chức sản xuất, kinh doanh.
- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện kế hoặch sản xuất - kỹ thuật - tài chính của doanh nghiệp.
- Báo cáo một cách kịp thời, chính xác và đúng đắn với Giám đốc doanh nghiệp, với cơ quan quản lý cấp trên (Công ty mía đường I), cơ quan pháp luật về những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế, tài chính - kế toán cũng như những quy định mà Nhà nước và doanh nghiệp đã ban hành.
1.2. Kế toán trưởng trực tiếp chỉ đạo năm kế toán viên và một thủ quỹ. Các bộ phận kế toán đều do kế toán trưởng phân công phân nhiệm
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán theo sơ đồ bộ máy kế toán đã minh hoạ, cụ thể như sau:
1.2.1. Kế toán tiền mặt, lương và các khoản trích theo lương có nhiệm vụ:
- Ghi chép phản ánh số hiện có và tình hình biến động của tiền mặt, lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Tính lương và bảo hiểm xã hội phải trả cho người lao động trong Công ty.
- Ghi chép kế toán tổng hợp, tiền lương quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn, phân bổ tiền lương, bảo hiểm, kinh phí.
1.2.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng và huy động vốn có nhiệm vụ:
- Giúp kế toán trưởng xây dựng, quản lý kế hoặch tài chính của doanh nghiệp.
- Ghi chép phản ánh sự biến động của tổng số tiền gửi ngân hàng, số vốn huy động.
- Ghi chép tổng hợp các khoản vay, các khoản công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu.
- Lập các báo cáo về các khoản công nợ, về các nguồn vốn.
1.2.3. Kế toán vật tư tài sản cố định có nhiệm vụ:
- Ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết tài sản cố định, cung cụ dụng cụ tồn kho, nguyên vật liệu tồn kho.
- Tính kế hoạch khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ, dụng cụ, tính trị giá vốn, vật liệu xuất kho.
- Lập các báo cáo kế toán nội bộ về tăng giảm tài sản cố định, báo cáo nguyên vật liệu tồn kho.
- Theo dõi tài sản cố định và công cụ dụng cụ đang sử dụng ở các bộ phận trong doanh nghiệp.
1.2.4. Kế toán chi phí, giá thành, thống kê:
- Ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết chi phí sản xuất trực tiếp phát sinh trong kỳ và tính giá thành sản xuất sản phẩm, đánh giá sản phẩm dở dang.
- Ghi chép kế toán quản trị chi phí sản xuất trực tiếp và tính giá thành sản xuất của từng loại sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm.
- Lập các báo cáo nội bộ yêu cầu quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm.
1.2.5. Kế toán tiêu thụ, kết quả kinh doanh:
- Ghi chép kế toán tổng hợp thành phẩm tồn kho.
- Ghi chép phản ánh doanh thu bán hàng và các khoản điều chỉnh doanh thu.
- Ghi chép phản ánh và theo dõi thanh toán thuế giá trị gia tăng.
- Ghi chép tổng hợp và kế toán chi tiết bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Lập các báo cáo nội bộ về tình hình thực hiện kế hoặch chi phí bán hàng, chi phí quản lý, về kết quả kinh doanh của từng nhóm hàng, mặt hàng tiêu thụ chủ yếu, báo cáo về thành phẩm tồn kho.
1.2.6. Thủ quỹ có nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Đối chiếu, so sánh số tiền tồn quỹ cuối ngày với kế toán tiền mặt sao cho khớp đúng.
- Cùng kế toán tiền gửi ngân hàng đem tiền đến ngân hàng gửi hoặc rút tiền gửi từ ngân hàng về.
- Chịu trách nhiệm chi lương, thưởng và các khoản chi khác cho các phòng ban phân xưởng.
2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán ở Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 tổ chức bộ sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ.
2.1. Đặc điểm của hình thức nhật ký - chứng từ
Hình thức này xuất hiện ở Liên bang Xô Viết (cũ) từ năm 1957 đến năm 1970 được áp dụng rộng rãi.
Hình thức nhật ký chứng từ có những đặc điểm sau:
- Kết hợp trình tự ghi sổ theo trật tự thời gian với trình tự ghi sổ phân loại theo hệ thống các nghiệp vụ kinh tế cùng loại phát sinh vào sổ kế toán tổng hợp riêng biệt gọi là sổ Nhật ký - chứng từ. Sổ này vừa là sổ nhật ký của các nghiệp vụ cùng loại, vừa là chứng từ ghi sổ để ghi sổ cái cuối tháng (số tổng cộng cuối tháng ở nhật ký - chứng từ là định khoản kế toán để ghi sổ cái)
Người ta lấy bên Có của tài khoản kế toán làm tiêu thức để phân loại các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh hay nói cách khác là nhật ký - chứng từ được mở cho bên Có của tài khoản kế toán để ghi các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến bên Có của tài khoản này theo trật tự thời gian phát sinh của chúng trong suốt tháng.
- Có thể kết hợp được phần kế toán chi tiết với kế toán tổng hợp ngay trong các nhật ký - chứng từ, song xu hướng chung là không nên kết hợp, vì nếu kết hợp sẽ làm cho kết cấu mẫu sổ phức tạp.
- Không cần lập bảng cân đối tài khoản cuối tháng vì có thể kiểm tra tính chính xác của việc ghi tài khoản cấp I ngay trong sổ tổng cộng cuối tháng của các nhật ký - chứng từ.
2.2. Trình tự hệ thống hoá thông tin kế toán theo hình thức nhật ký - chứng từ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại
Bảng kê và
các bảng phân bố
Các nhật ký chứng từ
Sổ cái
Bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác
Chứng từ gốc
Báo cáo quỹ hàng ngày
Sổ kế toán chi tiết
Bảng chi tiết số phát sinh
Ghi chú
Ghi cuối tháng
Đối chiếu sổ luân chuyển
Ghi hàng ngày
Sơ đồ 10: hình thức kế toán nhật ký chứng từ
2.3. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Doanh nghiệp mở những Nhật ký chứng từ sau:
- Nhật ký chứng từ số 1
- Nhật ký chứng từ số 2
- Nhật ký chứng từ số 5
- Nhật ký chứng từ số 6
- Nhật ký chứng từ số 7
- Nhật ký chứng từ số 8
- Nhật ký chứng từ số 9
- Nhật ký chứng từ số 10
- Nhật ký chứng từ số 11
Công việc sổ sách của Công ty vừa được thực hiện thủ công bằng tay và bằng máy tính cầm tay đồng thời cũng được thực hiện trên cửa sổ Windows với bảng tính Excel do quy mô của Công ty chỉ ở mức trung bình và số lượng công việc cần thực hiện ở mức độ vừa phải.
Công ty tổ chức thực hiện công tác kế toán của mình theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
III. Kế toán chi tiết thành phẩm tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 thực hiện kế toán chi tiết thành phẩm với phương pháp thẻ song song.
Kế toán thành phẩm của Công ty theo dõi sự biến động của thành phẩm thông qua thẻ kho (thẻ này có nội dung tương ứng với thẻ kho mở ở kho nhưng theo dõi cả mặt giá trị của thành phẩm).
- Đầu kỳ: Kế toán chuyển số dư cuối kỳ ở thẻ kho mở kỳ trước sang số dư đầu kỳ ở thẻ kho mở kỳ này.
- Trong kỳ: Kế toán ghi giảm thành phẩm xuất kho (bán, giao đại lý hay tiêu thụ nội bộ) tương ứng với số thực xuất trên các phiếu xuất kho cho từng danh điểm hàng hoá.
- Cuối kỳ:
+ Sau khi nhập kho thành phẩm kế toán lập bảng tính giá thành phẩm và đơn vị thành phẩm.
+ Thực hiện việc đối chiếu, kiểm kê thành phẩm thực có trong kho để xác định số dư cuối kỳ trên thẻ kho.
+ Kế toán tổng hợp các thẻ kho để vào bảng kê số 8 (bảng kê xuất nhập thành phẩm).
Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty sử dụng thẻ kho có kết cấu tương tự như sổ kế toán chi tiết và bảng kê số 8 thay cho bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật liệu.
Đơn vị: Công ty KNTP 19/5
phiếu nhập kho
Mẫu số: 01-VT
QĐ số: 1141 TC/QĐ/CDKT
Ngày 31 tháng 1 năm 2004
Ngày 1 - 11 - 1995 của BTC
Số: 84
Nợ 1552
Có 154
Họ, tên người giao hàng: Chị Thu - Phân xưởng đường nước
Theo ........ Số ........... ngày .......... tháng ......... năm ........ của ....................
Nhập tại kho: Thành phẩm
Số
Tên, nhãn hiệu, quy cách
Mã
Đơn
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
TT
phẩm chất vật tư
số
vị
Theo
Thực nhập
(sản phẩm, hàng hoá)
tính
chứng từ
A
B
C
D
1
2
3
4
Nha 2 sao
0
kg
97055,4
Cộng tiền hàng :
Thuế suất GTGT: 0 % Tiền thuế GTGT: 0
Tổng cộng tiền thanh toán:
Số tiền bằng chữ: Bốn triệu bốn trăm mười sáu nghìn đồng chẵn
Nhập ngày 31 tháng 1 năm 2004
Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Chu Nguyên Minh Thu Văn Hiệu Nguyễn T Nga Nguyễn Văn Hồng
Bảng 2: Mẫu phiếu nhập kho thành phẩm tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
bảng tính giá
sản phẩm : nha 2 sao
tháng 1 năm 2004
Đơn vị tính : kg
Số lượng : 97055,4
ĐVT : Đồng
Khoản mục giá thành
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
188.994.086
72.806.798
62.806.798
1.942
750
647
Cộng
324.107.682
3339
Người lập biểu Kế toán trưởng
Chu Thị Thu Phương Nguyễn Thị Nga
Bảng 3: Mẫu bảng tính giá thành phẩm tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Đơn vị: Công ty KNTP 19/5
phiếu Xuất kho
Mẫu số: 02-VT
Địa chỉ: Sơn Tây - Hà Tây
QĐ số: 1141 TC/QĐ/CDKT
Ngày 26 tháng 1 năm 2004
Ngày 1 - 11 - 1995 của BTC
Số: 106
Nợ 632
Có 1552
Họ, tên người giao hàng: Phí Thị Phương Lê địa chỉ (bộ phận) Phòng kinh doanh
Lý do xuất kho: Giao hàng cho LD Hải Hà Kotobuki
Xuất tại kho: Thành phẩm
Số
Tên, nhãn hiệu, quy cách
Mã
Đơn
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
TT
phẩm chất vật tư
số
vị
Yêu cầu
Thực xuất
(sản phẩm, hàng hoá)
tính
A
B
C
D
1
2
3
4
Nha 2 sao
2
kg
2560
2560
3576
9154560
Cộng
9154560
Cộng thành tiền (bằng chữ): Chín triệu một trăm năm mươi tư nghìn năm trăm sáu mươi đồng
Nhập ngày 26 tháng 1 năm 2004
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho
Nguyễn Văn Hồng Nguyễn T Nga Chu Nguyên PTP Lê Văn Hiệu
Bảng 4: Mẫu phiếu xuất kho thành phẩm tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Đơn vị: Công ty KNTP 19/5
thẻ kho
Số thẻ kho: 8415
Kho: Thành phẩm
Mã số VT: 06
Tên VT . NT: Nha 2 sao ĐVT: kg
Tài khoản VT: 1555
chứng từ
Diễn giải
Đơn
Nhập kho
Xuất kho
Tồn kho
Số
Ngày
Tài khoản
giá
Số lượng
Giá trị
Số
lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
đối ứng
(đồng)
(đồng)
(đồng)
(đồng)
A
B
C
D
E
1
2
3
4
5
6
1
Dư đầu kỳ
3576
33835,2
121016754
106
26
632
Xuất bán - Hải Hà Kotobuki
3576
2560
9154560
84
31
154
Nhập kho
3
97055,4
324107682
Cộng
97055,4
324107682
94450
321199559
36440,6
123924877
Bảng 5: Mẫu thẻ kho thành phẩm tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Phòng KT - TC
Bảng kê số 8
Bảng kê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0493.doc