Đề tài Hoàn thiện kế toán tiêu thụ kẹo Chew và xác định kết quả tiêu thụ kẹo Chew tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

- Cần xây dựng và phát triển các xí nghiệp chế biến nguyên liệu phục vụ cho ngành sản xuất bánh kẹo, tránh tình trạng những nguyên liệu cơ bản thì có trong nước, còn các nguyên liệu phụ và hương liệu thì lại phải nhập từ nước ngoài với giá cao, điều này không những gây khó khăn cho công ty mà còn gây lãng phí cho nền kinh tế quốc dân. Nếu thực hiện được điều này thì khả năng phát triển của công ty Hải Hà và sản phẩm mới nhiều tiềm năng như kẹo Chew là rất lớn, có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ với bánh kẹo nhập ngoại, tiết kiệm chi phí, nâng cao doanh thu và lợi nhuận, đóng góp một phần lớn vào thu nhập của nền kinh tế quốc nội.

- Chính phủ cần có các biện pháp hỗ trợ thuế đối với các mặt hàng thực phẩm khi tham gia vào thị trường xuất khẩu, nhất là những doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ như Hải Hà. Thực hiện ưu đãi thuế xuất nhập khẩu nguyên vật liệu để phục vụ cho việc sản xuất của ngành nói chung cũng như của Hải Hà nói riêng. Thêm vào đó, chính sách thuế cần được cải tiến theo hướng ổn định và công bằng. Việc cải cách thuế phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các vấn đề cắt giảm các mặt hàng thuế quan theo lộ trình đã định và giảm thiểu sự trùng lặp, cũng như thu thuế đối với các đơn vị kinh doanh.

 

doc49 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2062 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán tiêu thụ kẹo Chew và xác định kết quả tiêu thụ kẹo Chew tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.5.3. Hình thức kế toán tại Công ty Là một doanh nghiệp có qui mô lớn và yêu cầu quản lý cao nên Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán “Nhật ký chứng từ”. Sơ đồ 2.2. Hình thức tổ chức sổ Nhật ký chứng từ Chứng từ gốc và Các bảng phân bổ Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản Sổ kế toán chi tiết Nhật ký chứng từ Bảng kê Sổ cái Bảng tổng hợp kế toán chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Ghi định kỳ 1.5.4. Đặc điểm vận dụng chứng từ kế toán Kế toán tiền mặt và thanh toán: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng, biên lai thu tiền, bảng kiểm kê quỹ, Kế toán tiền gửi ngân hàng: Giấy báo Nợ, giấy báo Có, lệnh chi tiền, uỷ nhiệm chi, séc doanh nghiệp. Kế toán tiêu thụ: Hoá đơn bán hàng, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, hoá đơn cước tiền gửi, bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi, Kế toán TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, bảng tính khấu hao TSCĐ, Kế toán tiền lương: Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán BHXH, Kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ: Biên bản kiểm nhận vật tư, thành phẩm, phiếu nhập - xuất kho, thẻ kho, phiếu xuất vật tư theo hạn mức. Kế toán giá thành: Biểu tổng hợp chi phí theo yếu tố, bảng phân bổ lương và BHXH, bảng phân bổ vật liệu và CCDC, bảng phân bổ chi phí trả trước, bảng tính và phân bổ khấu hao. 1.5.5. Đặc điểm vận dụng Tài khoản kế toán Công ty sử dụng Hệ thống tài khoản kế toán của Bộ tài chính. Cụ thể: Kế toán tiền mặt và thanh toán, tiền gửi ngân hàng: TK 111, 112, 331, 131, 333, 136, 336, 141, 338, 311 Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ: TK 511, 512, 531, 532, 632, 911, 421 Kế toán TSCĐ: TK 211, 213, 214 Kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương: TK 334, 338 Kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ: TK 152, 153 Kế toán giá thành: TK 621, 622, 142, 335, 627, 154. ... 1.5.6. Đặc điểm vận dụng sổ sách kế toán Các sổ sách sử dụng gồm: + Sổ tổng hợp: Nhật ký chứng từ, bảng kê, sổ cái. + Sổ chi tiết: Sổ chi tiết số 1 dùng theo dõi tiền vay (TK 311, TK 315, TK 341, TK 342, số tổng cộng ghi vào NKCT số 4); Sổ chi tiết số 2 dùng theo dõi thanh toán với người bán (Sổ này mở riêng cho từng người bán, cuối tháng ghi vào NKCT số 5); Sổ chi tiết số 3 dùng theo dõi doanh thu, sổ chi tiết số 4 dùng theo dõi thanh toán với khách hàng,) 1.5.7. Đặc điểm vận dụng hệ thống báo cáo kế toán Các loại báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính. Các loại báo cáo quản trị: Báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo nguồn vốn, báo cáo giá thành, báo cáo chi tiết chi phí bán hàng, PHẦN 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ Sản phẩm chính của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là bánh và kẹo, rất đa dạng, gồm nhiều loại khác nhau. Trong khuôn khổ của Chuyên đề thực tập tốt nghiệp, em xin phép chỉ trình bày một cách khái quát nhất về thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ của một loại sản phẩm là Kẹo Chew. 2.1. Đặc điểm của kẹo Chew và thị trường tiêu thụ kẹo Chew 2.1.1. Đặc điểm của kẹo Chew Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là doanh nghiệp có quy mô lớn, có truyền thống và uy tín trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo ở VN. Sản phẩm của công ty Hải Hà được người tiêu dùng bình chọn và đánh giá cao nhờ không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến bao bì mẫu mã. Để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, duy trì và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, công ty xác định cần phải đầu tư chiều sâu, đưa công nghệ tân tiến, thiết bị hiện đại vào sản xuất tạo ra sản phẩm mới, tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại. Trước đây sản phẩm của công ty sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu bình dân do điều kiện sống, mức thu nhập của người dân còn thấp. Đến nay, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, không chỉ ở các thành phố lớn mà ngay cả ở các tỉnh thành khác, thu nhập và mức sống đã khác rất nhiều. Đồng thời, hàng hoá tràn ngập và luôn có các sản phẩm bổ sung, thay thế; do đó, khách hàng ngày càng khắt khe hơn trong việc lựa chọn cho mình loại sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng. Nhận thức được điều đó, Hải Hà một mặt không ngừng giữ vững uy tín và thị phần của mình, một mặt luôn tìm công nghệ tạo ra sản phẩm mới nhằm thay đổi khẩu vị cho sản phẩm bánh kẹo. Việc đầu tư dây chuyền sản xuất kẹo Chew là một trong những chiến lược đổi mới sản phẩm của Công ty. Lâu nay, kẹo Chew hoa quả chưa từng được sản xuất ở Việt Nam, trên thị trường chi mới có một số lượng nhỏ nhập khẩu với giá bán rất cao, mặc dù ở Châu Âu nó đã xuất hiện từ rất lâu và được ưa chuộng. Việc đầu tư dây chuyền sản xuất kẹo Chew với một hệ thống chủng loại đa dạng phù hợp với chiến lược dài hạn của công ty, đó là chiến lược đa dạng hoá đồng tâm, tức là việc phát triển các sản phẩm mới dựa trên kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong ngành sản xuất bánh kẹo, tiêu thụ dựa trên những thị trường hiện tại của doanh nghiệp. Dây chuyền sản xuất kẹo Chew là dây chuyền công nghệ tiên tiến đạt tiêu chuẩn Châu Âu, bao gồm một số bộ phận chính như: Hệ thống nồi nấu, hệ thống làm nguội, máy quật kẹo, đùn kẹo, dây chuyền tạo hình, hầm lạnh, bảng điều khiển, hệ thống máy gói, thiết bị phù trợ, Với vốn đầu tư ban đầu khoảng 28 tỷ VNĐ, công suất của dây chuyền là 600kg/giờ. So với công nghệ hiện tại của công ty Hải Hà và các công ty sản xuất bánh kẹo trong nước thì dây chuyền sản xuất kẹo Chew có một số đặc tính nổi bật như: Hệ thống nồi nấu tự động khép kín, khâu hoà đường, cân trộn nguyên liệu tự động, do đó tiết kiệm được vật tư và hao tổn trên đường ống; Hệ thống phối trộn Galetin, hương liệu, phẩm mầu, axit tự động, đảm bảo về chất lượng và giảm tổn thất về mùi hương; Hệ thống máy quật chuyên dụng để sản xuất kẹo Chew có hàm lượng Gelatin cao tới 2%; Sử dụng máy đùn để tạo hình dòng kẹo trước khi đưa vào máy vuốt nhằm chống biến dạng của viên kẹo, chống co ngót trong quá trình sản xuất và bảo quản sản phẩm, phù hợp với điều kiện thời tiết nóng ẩm tại Việt Nam; Dây chuyền sử dụng các nguyên vật liệu thực phẩm, không dùng hoá chất độc hại và hệ thống tự động làm giảm tiêu hao nguyên vật liệu khô (khoảng 1%), do đó không gây ô nhiễm môi trường; Đây là dây chuyền sản xuất đồng bộ, bán tự động, tiết kiệm lao động và đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Sơ đồ 2.1.1. Quy trình công nghệ sản xuất kẹo Chew Đường kính, Glucoza, chất béo, sữa, Cân trộn tự động Thùng chứa Bơm Nấu Phối trộn gelatin, phụ liệu, hương liệu Làm lạnh Quật kẹo Ủ ấm, tạo tinh Ép đùn Tunel lạnh Bơm nhân (socola, mứt quả) Cắt - gói * Ưu thế nổi bật của kẹo Chew: Đây là loại kẹo mềm bơm nhân lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, mặc dù ở các nước Châu Âu nó đã có từ lâu và rất được ưa chuộng. Việc kẹo Chew xuất hiện như một sự thay đổi khẩu vị cho ngành sản xuất kẹo ở Việt Nam. Kẹo Chew là loại kẹo chất lượng cao, có vị ngọt dịu, không ngấy, độ mềm dẻo cao, độ béo thấp (tỷ lệ chất béo từ 3,5 – 7%), cảm giác khi ăn như nhai kẹo cao su, trạng thái kẹo mềm mịn, độ nhũ hoá tốt do bơ sữa được phối trộn trong quá trình nấu. Đó là sự khác biệt của kẹo Chew với các loại kẹo khác hiện nay. CHEW là từ viết tắt lấy từ tên Chewing Gum (kẹo cao su). Đây cũng là một ưu thế của sản phẩm, tên gọi ngắn gọn, ấn tượng mà lại dễ nhớ. Ngoài ra, kẹo Chew có vị chua và hương thơm của các loại hoa quả, Chocolate, Sữa, Caramel, Cùng với dây chuyền sản xuất kẹo Chew, công ty đã lựa chọn và đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, chủng loại sản phẩm đa dạng, phong phú như: Chew Dâu, Chew Cam, Chew Nho, Chew Bắp, Chew Đậu Đỏ, bao gồm 2 dòng khác nhau: Chew không nhân (còn gọi là Chew gối) và Chew có nhân (còn gọi là Chew xoắn). Qua các phân tích trên, ta thấy việc đưa sản phẩm kẹo Chew vào thị trường Việt Nam lúc này là rất thích hợp, phù hợp với tình hình sản xuất thực tế của công ty Hải Hà, phù hợp với nhu cầu bánh kẹo đang tăng cao và thị hiếu tiêu dùng mới của thị trường. Sản phẩm kẹo Chew xuất hiện đã tạo ra sự khác biệt rất rõ ràng so với các sản phẩm kẹo khác, đồng thời tạo ra một sắc thái mới cho ngành sản xuất kẹo ở Việt Nam. 2.1.2. Thị trường tiêu thụ kẹo Chew tại Công ty Dự án sản xuất kẹo Chew đi vào hoạt động đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của công ty trong hơn hai năm qua, đảm bảo đạt và vượt mức kế hoạch, sản lượng sản xuất đảm bảo mức doanh thu/1 tấn sản phẩm như dự kiến. Sản phẩm kẹo Chew tuy mới xuất hiện ở Việt Nam nhưng đã có sức hấp dẫn lớn đối với người tiêu dùng. Thông thường, chỉ đến các dịp Lễ, Tết thì lượng tiêu thụ kẹo mới đáng kể; nhưng riêng với kẹo Chew, do đặc điểm là dễ ăn, không ngấy, ngọt dịu nên sản lượng tiêu thụ giữa các thời kỳ chênh lệch không đáng kể. Nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán, hầu hết các gia đình đều có dùng sản phẩm kẹo Chew của Hải Hà. Điều đó cho thấy, kẹo Chew đã có chỗ đứng trong ngành bánh kẹo của cả nước. Theo thống kê hiện nay, có hơn 80 mặt hàng thực phẩm của Việt Nam đã được tập đoàn Albertsons đưa vào hệ thống siêu thị của Mỹ (Albertsons là hệ thống siêu thị lớn thứ hai ở Mỹ), trong đó có cả kẹo Chew của Hải Hà. Đây cũng là một thành công lớn của công ty Hải Hà, vì sản phẩm mới không những được ưa chuộng trong nước mà còn đạt tiêu chuẩn khắt khe của thị trường nước ngoài, nhất là thị trường khó tính như Mỹ. Năm 2006 mức tiêu thụ bình quân đầu người tại Việt Nam là 2,5 kg/người/năm. Tổng sản lượng bánh kẹo tiêu thụ của cả nước là 10.000 tấn/năm. Trong đó sản xuất trong nước chiếm 70%, nhập khẩu 30%. Thị phần của Hải Hà chiếm khoảng 10% cả nước. Đến năm 2007, mức tiêu thụ bình quân đầu người là 3,5 kg/người/năm. Tổng sản lượng của Công ty Hải Hà từ 11.500 tấn/năm, sau khi đầu tư thêm dây chuyền sản xuất kẹo Chew, sản lượng của Công ty tăng lên đến 14.879 tấn/năm, chiếm trên 13% thị phần cả nước. Khi Công ty đầu tư thêm dây chuyền sản xuất kẹo Chew gối, công suất hiện nay tăng lên gấp đôi, tức là khoảng 30.000 tấn/năm, điều này hứa hẹn một kết quả tốt hơn cho việc sản xuất kẹo Chew năm 2008. Đây là một kết quả rất tốt mà dây chuyền sản xuất kẹo Chew mang lại cho Công ty. Bảng 2.1.1. Một số kết quả kinh doanh năm 2007 Sản phẩm Chỉ tiêu ĐVT Kẹo Chew Kẹo cứng Kẹo mềm Bánh Sản lượng sản xuất Tấn 2254 2599 4335 3825 % Sản lượng sản xuất % 13,21 15,23 25,42 22,42 Doanh thu Tỷ 50,5 49,4 90,2 67,8 % Doanh thu % 15,89 14,95 27,29 20,51 Lợi nhuận Tỷ 2,4 0,4 1,1 0,6 % Lợi nhuận % 46,15 7,7 21,15 11,54 Ta thấy sản lượng sản xuất kẹo Chew là ít nhất (chỉ chiếm 13,21%) so với các loại khác. Với sản lượng sản xuất là 2.254 tấn, doanh thu kẹo Chew năm 2007 đạt 50,5 tỷ, chiếm 15,89% tổng doanh thu của công ty. Trong khi đó, kẹo cứng có sản lượng sản xuất là 2.599 tấn, cao hơn sản phẩm kẹo Chew, nhưng lại có doanh thu thấp hơn (49,4 tỷ), chiếm 14,95% tổng doanh thu. Sản phẩm bánh ngọt có sản lượng sản xuất là 3.825 tấn, chiếm 22,4% tổng sản lượng, cao hơn sản lượng của kẹo Chew rất nhiều nhưng doanh thu chỉ đạt 67,8 tỷ, tương đương 20,51% tổng doanh thu. Và sản lượng sản xuất của kẹo mềm là cao nhất (4.335 tấn), doanh thu là 90,2 tỷ. Xét về lợi nhuận: Sản phẩm kẹo Chew có sản lượng sản xuất nhỏ nhất nhưng lại có mức lợi nhuận cao nhất (chiếm 2,4 tỷ), tương đương với 46,15% tổng lợi nhuận. Trong khi đó, sản phẩm kẹo mềm (90,2 tỷ tương đương với 27,29% tổng doanh thu) hay bánh ngọt (67,8 tỷ tương đương với 20,51% tổng doanh thu), đều rất cao và cao hơn sản phẩm kẹo Chew nhưng mức lợi nhuận lại chỉ đạt 1,1 tỷ (tương đương với 21,15% tổng lợi nhuận), tức là chỉ bằng gần một nửa mức lợi nhuận của sản phẩm kẹo Chew. Như vậy, nếu so sánh hiệu quả của sản phẩm kẹo Chew so với các sản phẩm khác trong doanh nghiệp thì sản phẩm kẹo Chew có hiệu quả hơn hẳn, thể hiện ở lượng sản xuất nhỏ nhưng lợi nhuận mang lại rất cao. Một trong những nguyên nhân giải thích cho vấn đề này là ở chỗ, ngoài những ưu thế mà kẹo Chew mang lại cho người tiêu dùng thì các sản phẩm khác của công ty đã có mặt trên thị trường từ lâu, nhưng thị trường chủ yếu lại là những người tiêu dùng có mức thu nhập trung bình và thấp. Chính vì thế, giá bán không cao, trong khi lượng sản xuất ra là lớn. Bên cạnh đó, các sản phẩm này được sản xuất trên các thiết bị dây chuyền lạc hậu, mức độ hao phí nguyên vật liệu là lớn, mức độ tự động chưa cao, phải sử dụng nhiều nhân công, vì vậy, chi phí sản xuất lớn, chất lượng sản phẩm không đồng đều. Trong khi đó, sản phẩm kẹo Chew sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, mức độ tự động cao, lãng phí ít nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp sản xuất, giá bán đang áp dụng là cao (do sự khác biệt hoá sản phẩm). Từ khi kẹo Chew được đưa vào thị trường đến nay, tuy đã sản xuất với công suất tối đa nhưng vẫn không đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của thị trường, đặc biệt là trong dịp lễ Tết, Trung thu, Ta có thể thấy sự tăng trưởng của kẹo Chew qua sơ đồ dưới đây. Sản phẩm kẹo Chew là thị trường đầy tiềm năng, vị thế cạnh tranh mạnh, mức độ tăng trưởng cao. Khi mà trong nước hiện nay chỉ có Công ty bánh kẹo Hải Hà là đang sản xuất loại sản phẩm này, có thể nói kẹo Chew là sản phẩm đầy sức hấp dẫn và đang có lợi thế lớn trong ngành bánh kẹo. Đây là một bước đi đúng đắn trong kế hoạch đầu tư mở rộng sản phẩm của Công ty. Với 2 dòng sản phẩm chính là kẹo Chew nhân (Chew xoắn) và Chew không nhân (Chew gối), kẹo Chew hiện nay tiêu thụ rất tốt và có thể nói, năm 2006 và 2007 vừa qua, kẹo Chew gần như là sản phẩm tiêu thụ chính của công ty. Tuy sản lượng sản xuất ra nhỏ hơn so với các sản phẩm khác nhưng đem về cho công ty tỷ lệ lợi nhuận cao nhất. Tuy không có nhiều khác biệt nhưng tỷ lệ tiêu thụ giữa 2 loại chênh lệch đáng kể, kẹo Chew gối chiếm 85% sản lượng, còn Chew nhân chỉ chiếm 15%. Đó cũng một phần là do kẹo Chew gối được đưa vào thị trường trước kẹo Chew nhân nên quen thuộc hơn, gây ấn tượng hơn. Khi mới bắt đầu vào dự án, kẹo Chew đã được xác định để trở thành sản phẩm chủ lực của công ty. Khi thị trường kẹo bánh trong cả nước thì kẹo Chew được đưa vào thị trường, mang nhiều lợi thế và nét đặc trưng, do đó đã rất được ưa chuộng. Do đó, việc tiêu thụ bánh kẹo của cả công ty có nhiều sự biến động, cả về số lượng sản xuất, số lượng tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận. Ta có thể thấy tỷ trọng tiêu thụ kẹo Chew trong tổng sản lượng tiêu thụ các mặt hàng khác như sau: Bảng 2.1.2. Tỷ trọng tiêu thụ kẹo Chew so với các loại sản phẩm khác (Năm 2007) Loại Sản lượng tiêu thụ (tấn) Tỷ lệ (%) Kẹo Chew (gối + xoắn) 3600 24 Kẹo Xốp 2975,9 20 Kẹo Que 744 5 Kẹo Cứng 1500 10 Bánh quy 3124,7 21 Kem xốp 1893 12 Chíp 1041,6 8 Tổng 14879,3 100 Tuy mới ra thị trường hai năm nhưng kẹo Chew đã chiếm một tỷ trọng lớn trong tiêu thụ. Đó có thể là do công tác tiêu thụ tốt, do kẹo hợp với khẩu vị của đa số người tiêu dùng. Bảng 2.1.3. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ kẹo Chew – 2006 STT Chỉ tiêu SLSX (kg) SLTT (kg) 1 Kẹo Chew gối Cam 125.463,450 125.324,430 2 Kẹo Chew gối Nho 616.908,600 614.686,065 3 Kẹo Chew gối Dâu 202.998,600 201.027,748 4 Kẹo Chew gối Sữa 95.010,300 94.218,010 5 Kẹo Chew gối Chuối 34.782,300 33.516,650 6 Kẹo Chew gối Bạc hà 20.380,500 19.180,680 7 Kẹo Chew gối Bắp 106.400,700 97.051,000 8 Kẹo Chew gối tổng hợp 350g 623,000 623,000 9 Kẹo Chew gối Taro 339.437,700 335.325,125 10 Kẹo Chew gối Calcibone hộp 2.141,100 2.141,100 11 Kẹo Chew xoắn nhân Cam 33.726,250 33.183,250 12 Kẹo Chew xoắn nhân Cam cân 3.360,000 3.360,000 13 Kẹo Chew xoắn nhân Dâu 64.844,000 64.789,125 14 Kẹo Chew xoắn nhân Dâu cân 6.632,000 6.550,800 15 Kẹo Chew xoắn nhân Chuối 19.357,500 19.298,385 16 Kẹo Chew xoắn nhân Chuối cân 6.296,000 6.240,000 17 Kẹo Chew xoắn nhân Nho 80.943,850 80.193,125 18 Kẹo Chew xoắn nhân Nho cân 19.984,000 19.976,000 19 Kẹo Chew xoắn nhân Chocolate 53.287,500 53.198,130 20 Kẹo Chew xoắn nhân Chocolate cân 8.608,000 8.608,000 21 Kẹo Chew xoắn nhân Tổng hợp 400g 192.720,000 190.813,197 22 Kẹo Chew gối Tổng hợp 375g 127.579,500 120.257,130 23 Kẹo Chew xoắn nhân Bắp 15.367,500 14.628,250 24 Kẹo Chew xoắn nhân Tổng hợp 603,000 603,000 25 Kẹo Chew xoắn nhân Taro 33.510,000 32.205,500 26 Kẹo Chew gối 300g 2.079,000 2.079,000 27 Kẹo Chew gối tổng hợp lọ 1.886,400 1.823,300 Tổng 2.254.124,750 2.174.000,000 Bảng 2.1.4. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ kẹo Chew – 2007 STT Chỉ tiêu SLSX (kg) SLTT (kg) 1 Kẹo Chew gối Cam 86.484,7 83.198,7 2 Kẹo Chew gối Nho 556.964,1 547.281,9 3 Kẹo Chew gối Nho lọ 300g 52.320 4.825 4 Kẹo Chew gối Dâu 127.017,2 123.098,8 5 Kẹo Chew gối Sữa 52.085 59.747,5 6 Kẹo Chew gối Chuối 6.696,3 6.695,3 7 Kẹo Chew gối bạc hà 6.637,3 7.179 8 Kẹo Chew gối Bắp 156.088,8 159.208 9 Kẹo Chew gối Taro 634.636,8 630.852,6 10 Kẹo Chew đậu gối 341.289,9 329.255,7 11 Kẹo Chew gối Tổng hợp 375g 101.383,5 304.025 12 Kẹo Chew gối Tổng hợp 350g 101.869,7 108.048 13 Kẹo Chew gối tổng hợp lọ 300g 976 850 14 Kẹo Chew xoắn nhân đậu 62.020,5 49.957,2 15 Kẹo Chew xoắn nhân Cam 38.452 65.992 16 Kẹo Chew xoắn nhân Dâu 76.253 5.948,1 17 Kẹo Chew xoắn nhân Chuối 4.937,5 105.120,7 18 Kẹo Chew xoắn nhân Nho 109.107 48.899 19 Kẹo Chew xoắn nhân Socola 52.974,5 418.567,6 20 Kẹo Chew xoắn nhân tổng hợp 400g 447.139 414.994,6 21 Kẹo Chew xoắn nhân Bắp 66.069 67.129 22 Kẹo Chew xoắn nhân Taro 196.470 201.644 23 Kẹo Chew nhân Tổng Hợp lọ 300g 24.293 25.622,6 Tổng 3.805.000 3.600.000 Trong việc phát triển thị trường, có một điểm mà tất cả các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng tiêu thụ trực tiếp đều quan tâm, lưu ý, đó là thói quen, tập quán tiêu dùng. Ở mỗi khu vực địa lý khác nhau, do điều kiện tự nhiên, lối sống văn hoá khác nhau nên đặc điểm tiêu dùng cũng khác nhau. Đối với sản phẩm kẹo, tại thị trường Việt Nam thì có thể phân chia thành 3 thị trường chính: thị trường miền Bắc, thị trường miền Nam và thị trường miền Trung. Không những thế, sự khác biệt về mức sống giữa các vùng thành thị và nông thôn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong tiêu dùng. Qua những phân tích và kết quả kinh doanh mà công ty có được trong nhiều năm, qua những báo cáo của nhân viên thị trường của công ty và những thu thập từ ý kiến khách hàng, từ các đại lý, có thể đưa ra một số đặc tính tiêu thụ của từng vùng như sau: Bảng 2.1.5. Đặc tính tiêu dùng của từng vùng thị trường Khu vực Đặc tính tiêu dùng 1. Miền Bắc Không ưa ngọt quá, thích mua theo gói, quan tâm đến hình thức bao bì, mẫu mã. 2. Miền Trung ít quan tâm đến mẫu mã, bao bì. Thích mua lẻ theo chiếc hoặc theo cân, ưa thích ngọt đậm, có vị cay. 3. Miền Nam Quan tâm tới số lượng kẹo trong một gói. Quan tâm đến bao bì. Thích vị ngọt và hương vị trái cây. 4. Thành phố, thị xã Quan tâm tới nhãn hiệu sản phẩm, hình thức, mẫu mã. Không quan tâm nhiều đến giá cả. Không ưa ngọt quá. 5. Nông thôn, miền núi Thích mua với giá rẻ, ít quan tâm tới nhãn hiệu. Từ những thị hiếu về tiêu dùng đó, công ty đã có những thay đổi về chính sách sản phẩm, về giá cả và hương vị phù hợp với từng vùng thị trường, tuy gặp nhiều khó khăn về phương tiện vận chuyển và chi phí. Với thị trường miền Trung và miền Nam, hiện nay công ty đang cố gắng để tạo ra các loại kẹo Chew mới có hương vị phù hợp. Bảng 2.1.6. Sản lượng tiêu thụ kẹo Chew ở từng vùng thị trường Đơn vị: Tấn Năm Vùng 2006 2007 Mức độ phát triển (07/06) Miền Bắc 1.400 2.100 1,5 Miền Trung 274 500 1,8 Miền Nam 500 1.000 2 Tổng 2.174 3.600 1,66 Năm 2006, tổng sản lượng tiêu thụ là 2.174 tấn, trong đó miền Bắc chiếm 1.400 tấn, miền Trung là 274 tấn, còn thị trường miền Nam rộng hơn, với 500 tấn. Đến năm 2007, sản phẩm kẹo Chew được phổ biến rộng rãi và có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, trên các vùng thị trường của Hải Hà. Kẹo Chew được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, được bày bán ở tất cả các siêu thị trong địa bàn HN. Tổng sản lượng là 3.600 tấn (tăng so với 2006 là 1,66 lần), trong đó thị trường miền Bắc tăng 1,5 lần (2.100 tấn) còn thị trường miền Nam thì tăng gấp đôi (1.000 tấn). Việc tỷ trọng tiêu thụ của kẹo Chew ở miền Bắc giảm dần là do sản lượng tiêu thụ tại thị trường miền Nam và miền Trung tăng lên. Điều đó cho thấy thị trường của kẹo Chew đã được mở rộng ở các vùng, miền khác nhau, khẳng định sự cố gắng tìm hiểu và phân đoạn thị trường của công ty trong việc quảng bá sản phẩm mới. Tuy nhiên, sự tăng lên ở hai vùng thị trường này là không đáng kể, đó là vì người tiêu dùng ở miền Trung và miền Nam có thị hiếu tiêu dùng khác người miền Bắc, thêm vào đó là khí hậu nóng bức hơn, khẩu vị cũng khác nên công ty chưa kịp thay đổi và chưa kịp tạo ra khẩu vị mới để phù hợp với các thị trường đó. * Đánh giá khái quát hoạt động tiêu thụ kẹo Chew tại Công ty Từ khi kẹo Chew được tiêu thụ trên thị trường đã bộc lộ cả những mặt tốt và chưa tốt mà công ty cần xem xét điều chỉnh. Để cho việc tiêu thụ được tốt hơn nữa, chúng ta cần phân tích một số nguyên nhân dẫn tới kết quả trong hai năm hoạt động vừa qua. Mặt mạnh của kẹo Chew là: Kẹo Chew ra đời cung cấp cho thị trường bánh kẹo loại sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu tiêu dùng mới, có sức hấp dẫn lớn đối với người mua; Bao bì và mẫu mã sản phẩm đẹp, đa dạng, màu sắc hài hoà, không gây cảm giác rối mắt cho người mua. Viên kẹo cũng không dùng nhiều phẩm màu và không có nhiều màu sắc loè loẹt, đem đến cảm giác an toàn cho người tiêu dùng; Sản phẩm sản xuất ra luôn được tiêu thụ hết, không có sản phẩm ứ đọng hay tồn kho; Cung cấp kẹo kịp thời, nhanh chóng phục vụ cho nhu cầu của khách hàng, cho các đại lý và người bán lẻ, đảm bảo tốc độ cung ứng; Tình hình tiêu thụ kẹo Chew rất ổn định, rất tốt và trên diện rộng, đặc biệt là ở thị trường miền Bắc (tuy ở thị trường miền Nam và miền Trung còn chưa phát triển). 2.2. Phương pháp xác định giá kẹo Chew và các phương thức tiêu thụ kẹo Chew tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 2.2.1. Phương pháp xác định giá kẹo Chew tại Công ty Giá vốn của kẹo Chew được phản ánh vào TK 632, là toàn bộ giá thành công xưởng thực tế của sản phẩm xuất bán. 2.2.2. Các phương thức tiêu thụ kẹo Chew tại Công ty Do Công ty sử dụng hệ thống kênh phân phối là kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối gián tiếp (Cấp 1), kênh phân phối gián tiếp (Cấp 2), nên theo phương thức tiêu thụ này, kết quả tiêu thụ của Công ty đạt được là rất khả quan. Bảng 2.2.1. Kết quả sản lượng tiêu thụ theo phương thức bán Đơn vị: Tấn Phương thức bán 2006 2007 SL % SL % Tổng sản lượng 13.765,7 100 14.879,3 100 1. Phân phối trực tiếp 1.376,5 10 1.487,9 10 2. Phân phối qua người bán lẻ 825,9 6 744 5 3. Phân phối qua các đại lý 11.563,3 84 12.647,4 85 Như vậy, ta thấy tỷ trọng tiêu thụ của các hình thức phân phối có sự thay đổi, làm cho sản lượng cũng thay đổi qua các năm. Kênh phân phối trực tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng sản lượng tiêu thụ, tức là người tiêu dùng đến cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty tại số 25 Trương Định để trực tiếp mua hàng. Đến năm 2006 và năm 2007 thì khách hàng không còn đến mua ở cửa hàng của công ty nhiều như những năm trước, tuy nhiên sự phát triển của các hệ thống siêu thị lại làm cho sản lượng tiêu thụ theo phương thức này không hề thuyên giảm mà ổn định ở mức 10% sản lượng tiêu thụ. Phương thức phân phối gián tiếp cấp 1 (tức là qua người bán lẻ) thì giảm hẳn tính đến nay. Đó là do tính không thuận lợi của phương thức phân phối này. Thay vào đó là việc bán hàng qua các cấp đại lý của công ty, năm 2007 tăng lên đến 85% (tương ứng với 12.647,4 tấn). 2.3. Kế toán chi tiết tiêu thụ kẹo Chew tại Công ty - Hạch toán doanh thu bán hàng: Việc tổ chức chi tiết kế toán doanh thu tiêu thụ phải được tiến hành riêng thành doanh thu tiêu thụ ra bên ngoài và doanh thu tiêu thụ nội bộ và thành các khoản doanh thu tương ứng. Đối với số doanh thu bán hàng ra ngoài được phản ánh tổng hợp trên TK 511 "Doanh thu bán hàng". Tài khoản này phản ánh giá trị của sản phẩm, hàng hoá, lao vụ dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán đã cung cấp cho khách hàng (doanh thu đã thực hiện: hoặc thu tiền ngay, hoặc được người mua chấp nhận thanh toán), cũng như các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ để xác định doanh thu thuần kết chuyển sang TK 911 "xác định kết quả" để tính lãi, lỗ về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc ghi sổ được tiến hành trên sổ chi tiết bán hàng. Ngoài ra Công ty còn sử dụng tài khoản 512, 515 để hạch toán doanh thu bán hàng nội bộ và doanh thu hoạt động tài chính. - Hạch toán giá vốn hàng bán. Căn cứ vào các chứng từ gốc và các bảng kê từ cửa hàng gửi lên, Phòng Kế toán Công ty sẽ tiến hành ghi chép vào các sổ kế toán có liên quan. Giá vốn hàng bán được theo dõi trên tài khoản 632. Cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh. Khi phát hành hoá đơn bán hàng nhân viên bán hàng cập nhật các thông số trên hoá đơn và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6394.doc
Tài liệu liên quan