Đề tài Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang

Lời mở đầu 1

Chương 1: Tổng quan về công ty Cổ phần VLXD Văn Giang 4

 I. Tổng quan về công ty Cổ phần VLXD Văn Giang 4

 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty . 4

 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất. 5

2.1 Điều kiện sản xuất và nguồn nhân lực 5 2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 6

 2.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh. 8

 II. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại 11

 1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. 11

 2. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho. 14

3. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty. 14

4. Chính sách kế toán chung áp dụng tại công ty. 15

5. Áp dụng chế độ kế toán. 16

Chương 2: Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả 19

 I. Khái quát chung về tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ. 19

 1.Khái niệm về hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 19

 2. Doanh thu, kết quả bán hàng. 20

 II. Quy trình hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ. 25 1. Đặc điểm tiêu thụ thành phẩm của công ty. 25

 2. Kế toán chi tiết tiêu thụ thành phẩm. 25

 2.1 Kế toán giá vốn hàng bán 28

 2.2 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý 36

 2.3 Kế toán doanh thu bán hàng 41

Chương 3: Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định . 48

 I. Đánh giá khái quát công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm 48

1. Đánh giá khái quát về tổ chức bộ máy kế toán. 48

 2. Đánh giá khái quát về hình thức kế toán . 49

 3. Đánh giá khái quát về việc sử dụng hệ thống chứng từ 49

 4. Đánh giá khái quát về vận dụng hê thống báo cáo kế toán 49

II. Giải pháp hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định. 50

 III. Điều kiện thực hiện các giải pháp 57

 1. Về tổ chức hoạt động của công ty 57

 2. Về tổ chức công tác kế toán tại công ty 57

Kết luận 62

 

 

doc95 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1065 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông. Khi đồng ý bán hàng nhân viên Phòng kinh doanh lập hoá đơn GTGT kiểm phiếu xuất kho. Hoá đơn GTGT được lập thành 3 liên: Liên 1 (màu tím): dùng để lưu chuyển hoá đơn gốc do Phòng kinh doanh giữ và để theo dõi được số lượng thành phẩm xuất kho hàng ngày. Liên 2 (màu đỏ): giao cho khách hàng làm chứng từ đi đường và để ghi số đơn vị bán. Liên 3 (màu xanh): dùng để luân chuyển nội bộ và là căn cứ ghi sổ và kê khai thuế. Hoá đơn giá trị gia tăng HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT-3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG KT/2007B Liên 1: Lưu 0082829 Ngày 07 tháng 12 năm 2007 Đơn vị bán hàng: Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang Địa chỉ: Xã Phụng Công huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên Số tài khoản: Điện thoại: MS: 0900198271 Họ tên người mua hàng : Nguyễn Văn Long. Địa chỉ: xã Mễ Sở huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên Hình thức thanh toán: Tiền mặt STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1*2 1 Gạch xây 2 lỗ 1000 viên 8.721 570 4.970.970.000 2 Gạch lát nền 1000 viên 236 2.750 649.000.000 3 Gạch chống nóng 1000 viên 77,380 2.300 177.974.000 Cộng tiền hàng: 5.797.944.000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 579.794.400 Tổng cộng tiền thanh toán: 6.377.738 .400 Số tiền viết bằng chữ: Sáu tỷ ba trăm bẩy mươi bẩy triệu bẩy trăm ba tám ngàn bốn trăm đồng. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) (Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hoá đơn) Những tiêu thức cần thiết trên đã được in sẵn trên hoá đơn chỉ cần thiết ghi đầy đủ các thông tin để phục vụ yêu cầu của hạch toán chi tiết. Trên mỗi hoá đơn ghi đầy đủ tên khách hàng, địa chỉ, khối lượng và đơn giá từng loại thành phẩm bán ra, tổng tiền hàng, tiền thuế và tổng số tiền thanh toán. Có những tiêu thức cần theo dõi chi tiết nhưng chưa được in sẵn trên hoá đơn thì phải có thể ghi bổ sung để đáp ứng việc ghi sổ kế toán chi tiết. Ví dụ như: kho xuất hàng, chiết khấu thanh toán được hưởng ghi trên hoá đơn. Sau khi lập hoá đơn GTGT tuỳ vào hình thức thanh toán của khách hàng mà quá trình luân chuyển chứng từ khác nhau. Trường hợp nếu khách hàng có thể thanh toán ngay bằng tiền mặt. Sau khi Trưởng phòng kinh doanh ký duyệt hoá đơn GTGT khách hàng sẽ mang sanh Phòng tài chính - kế toán để nộp tiền. Lúc đó kế toán sẽ lập phiếu thu và thủ quỹ thu tiền. Hàng sẽ được chuyển cho khách hàng theo đúng hợp đồng. Thủ kho căn cứ vào hoá đơn xuất hàng cho khách hàng và ký nhận, khi hàng chuyển tới nơi khách hàng ký nhận số hàng. Kết thúc hoá đơn được chuyển về cho kế toán tiêu thụ hạch toán trên sổ sách và bảo quản lưu trữ. Cụ thể khách hàng Nguyễn Văn Long mua hàng theo hoá đơn GTGT ở trên thanh toán ngay bằng tiền mặt, kế toán thanh toán căn cứ lập phiếu thu như sau: Phiếu thu được lập thành 3 liên (liên 1 để lưu, liên 2 giao cho người nộp tiền, liên 3 giao cho thủ quỹ làm căn cứ ghi sổ). Đơn vị: Công ty CPVLXD Văn Giang Số phiếu: 90 Địa chỉ: Phụng Công – Văn Giang – Hưng Yên Tài khoản: 1111 Tài khoản đủ: 5112 PHIẾU THU Ngày 07 tháng 12 năm 2007 Người nộp: Ông Nguyễn Văn Long Địa chỉ: Mễ Sở - Văn Giang – Hưng Yên Về khoản: Thanh toán tiền hàng Số tiền: 6.377.738.400 Bằng chữ: Sáu tỷ ba trăm bẩy mươi bẩy triệu bẩy trăm ba mươi tám ngàn bốn trăm đồng chẵn. Kèm theo: 0 chứng từ gốc Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Sáu tỷ ba trăm bẩy mươi bẩy triệu bẩy trăm ba mươi tám ngàn bốn trăm đồng Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nộp tiền (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Trường hợp nếu khách hàng thoả thuận thanh toán chậm. Sau khi khách hàng đề nghị, nhân viên Phòng kinh doanh đối chiếu số dư nợ tối đa và thực hiện một số thủ tục, nếu chấp nhận bán hàng Phòng kinh doanh lập hoá đơn GTGT, khách hàng ký nhận nợ, tiếp đó khách hàng sẽ được chuyển hàng theo đúng hợp đồng. Thủ kho căn cứ vào hoá đơn xuất hàng và ký nhận số lượng thực xuất sau đó chuyển tiếp về phòng tài chính kế toán để kế toán tiêu thụ ghi sổ và theo dõi các khoản phải thu. Từ các chứng từ gốc kế toán hạch toán trên hệ thống tài khoản và sổ sách có liên quan. Tài khoản sử dụng: Trên cơ sở tuân theo chế độ và chuẩn mực kế toán Việt Nam, Phòng kế toán lựa chọn các tài khoản hạch toán quá trình tiêu thụ thành phẩm phù hợp với đặc điểm và quy mô hoạt động của công ty. Tài khoản sử dụng trong quá trình hạch toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm: TK511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK5111: Doanh thu bán hàng hoá TK5112: Doanh thu bán thành phẩm TK5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ TK5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá Kết thúc quá trình luân chuyển chứng từ, hoá đơn GTGT được chuyển về cho kế toán tiêu thụ để ghi chép, bảo quản và lưu trữ. Khi nhận được hoá đơn GTGT kế toán căn cứ vào số liệu trên hoá đơn cập nhật thông tin lên máy vi tính (nhập ngày tháng, nghiệp vụ phát sinh, mã khách hàng, mã sản phẩm xuất bán, số lượng, đơn giá, mã kho sản phẩm, hình thức thanh toán,..) Sau đó tuỳ theo hình thức thanh toán của khách hàng kế toán tiến hành định khoản luôn. Cụ thể trường hợp hoá đơn GTGT số 82829 của ông Nguyễn Văn Long mua hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt kế toán sẽ định khoản: Nợ TK1111: 6.377.738.400 Có TK5112: 5.797.944.000 Có TK3331: 579.794.400 b. Chiết khấu thương mại: Để khuyến khích các doanh nghiệp là khách hàng thường xuyên của công ty, Công ty có chủ trương trích thưởng cho các đại lý, doanh nghiệp, các cá nhân và đơn vị đã tiêu thụ sản phẩm của công ty với khối lượng lớn trong thời gian nhất định. Khoản trích thưởng này kế toán hạch toán vào tài khoản 521-chiết khấu thương mại. Công ty trích thưởng cho các doanh nghiệp bằng tiền mặt. Khi có nghiệp vụ phát sinh kế toán sẽ định khoản: Nợ TK521- Chiết khấu thương mại Có TK111- Tiền mặt Trong tháng 12 năm 2007 do công ty không có khoản trích thưởng nào cho các doanh nghiệp và cuối tháng kế toán cũng tiến hành kết chuyển khoản chiết khấu thương mại ghi giảm doanh thu theo định khoản: Nợ TK511- Doanh thu Có TK521- Chiết khấu thương mại c. Hạch toán thuế GTGT đầu ra Công ty áp dụng phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ, các sản phẩm của công ty thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 10% trên cơ sở doanh thu hàng hoá bán ra. Thuế GTGT được tính theo công thức: Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu chịu thuế x Thuế suất Cùng với hạch toán doanh thu kế toán phản ánh thuế GTGT đầu ra của sản phẩm tiêu thụ từ chứng từ gốc và hoá đơn GTGT kế toán nhập thông tin vào máy tính sau đó lấy số thuế và hạch toán lên số cái TK3331- Thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ. Doanh thu là nguồn vốn để doanh nghiệp bù đắp những chi phí sản xuất kinh doanh bỏ ra trong hoạt động kinh doanh. Những căn cứ để công ty dự báo doanh thu bán hàng đó là căn cứ vào tình hình thực tế của thị trường, khả năng chiếm lĩnh thị trường và dựa vào thực hiện kế hoạch của năm trước. Công ty sử dụng TK511- Doanh thu bán hàng để phản ánh doanh thu bán hàng trong kỳ theo giá bán ghi trên hoá đơn bán hàng, tài khoản này cũng phản ánh các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán khi đã tính toán xác định doanh thu thuần kết chuyển sang TK911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. CÔNG TY CP VÂT LIỆU XÂY DỰNG VĂN GIANG SỔ CÁI TK 511 Số đầu dư năm Nợ Có Ghi có các TK đối ứng Nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 . Tháng 12 Cộng TK 911 9.486.161.000 Cộng phát sinh Nợ 9.486.161.000 Cộng phát sinh Có 9.486.161.000 Số dư cuối kỳ Người lập biểu Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng CÔNG TY CP VÂT LIỆU XÂY DỰNG VĂN GIANG SỔ CÁI TK 641 Số đầu dư năm Nợ Có Ghi có các TK đối ứng Nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 . Tháng 12 Cộng TK 214 3.500.000 TK 334 14.189.000 TK 338 5.850.000 TK 111 1.051.000 Cộng phát sinh Nợ 25.890.000 Cộng phát sinh Có 25.890.000 Số dư cuối kỳ Người lập biểu Kế toán tổng hợp Kế toán CÔNG TY CP VÂT LIỆU XÂY DỰNG VĂN GIANG SỔ CÁI TK 642 Số đầu dư năm Nợ Có Ghi có các TK đối ứng Nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 . Tháng 12 Cộng TK 214 6.450.000 TK 334 14.997.000 TK 338 2.604.000 TK 111 2.153.400 Cộng phát sinh Nợ 27.350.000 Cộng phát sinh Có 27.350.000 Số dư cuối kỳ Người lập biểu Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng CÔNG TY CP VÂT LIỆU XÂY DỰNG VĂN GIANG SỔ CÁI TK 911 Số đầu dư năm Nợ Có Ghi có các TK đối ứng Nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 . Tháng 12 Cộng TK 632 9.240.456.000 TK 641 25.890.000 TK 642 27.350.000 TK 821(1) 3.250.000 TK 421 189.215.000 Cộng phát sinh Nợ 9.486.161.000 Cộng phát sinh Có 9.486.161.000 Số dư cuối kỳ Người lập biểu Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng CÔNG TY CP VÂT LIỆU XÂY DỰNG VĂN GIANG SỔ CÁI TK 421 Số đầu dư năm Nợ Có 375.000.000 Ghi có các TK đối ứng Nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 . Tháng 12 Cộng TK 418 382.000.000 TK 431 43.000.000 Cộng phát sinh Nợ 425.000.000 Cộng phát sinh Có 215.014.000 Số dư cuối kỳ Có 165.014.000 Người lập biểu Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Kết quả kinh doanh là thành quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ. Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang là một đơn vị hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình.Chính vì vậy việc hạch toán chính xác lãi, lỗ là vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết. Đó sẽ là cơ sở để Công ty cổ phần vật liệu xây dựng có hướng phát triển và đầu tư phù hợp. Kế toán sử dụng TK911- Xác định kết quả kinh doanh và TK421- Lợi nhuận chưa phân phối, để hạch toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . Căn cứ vào chứng từ gốc, bảng kê, bảng phân bổ, Cuối kỳ kế toán kết chuyển doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN để xác định kết quả kinh doanh, ghi vào nhật ký chứng từ số 8. Tháng 12 năm 2007, kế toán kết chuyển các khoản doanh thu và chi phí vào TK 911 như sau: Kết chuyển doanh thu thuần: Nợ TK 511: 9.486.161.000 Có TK 911: 9.486.161.000 Kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 911: 9.240.456.000 Có TK 632: 9.240.456.000 Kết chuyển chi phí bán hàng: Nợ TK 911: 25.890.000 Có TK 641: 25.890.000 Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 911: 27.350.000 Có TK 642: 27.350.000 Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: Nợ TK 911: 53.890.200 Có TK 8211: 53.890.200 Kế toán xác định được lãi tháng 12/2007 là: Tổng Có TK 911 - Tổng Nợ TK 911 = 138.574.800 định khoản: Nợ TK 911: 138.574.800 Có TK 421: 138.574.800 CÔNG TY CP VÂT LIỆU XÂY DỰNG VĂN GIANG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH Tháng 12/2007 STT Chỉ tiêu Mã số Số tiền 1 Doanh thu bán hàng 01 9.486.161.000 2 Các khoản giảm trừ 02 3 Doanh thu thuần 10 9.486.161.000 4 Giá vốn hàng bán 11 9.240.456.000 5 Lợi nhuận gộp 20 245.705.000 6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 7 Chi phí tài chính 22 8 Chi phí bán hàng 24 25.890.000 9 Chi phí quản lý DN 25 27.350.000 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 30 192.465.000 11 Thu nhập khác 40 12 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 192.465.000 13 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 53.890.200 14 Lợi nhuận sau thuế 60 138.574.800 CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VĂN GIANG Hạch toán kế toán là một công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế tài chính, trong đó kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ảnh hưởng lớn đến mục tiêu lợi nhuận của công ty. Do vậy đổi mới và hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng là một nhu cầu tất yếu trong công tác điều hành hoạt động của mỗi công ty. Cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất kinh doanh cạnh tranh và phát triển, do vậy muốn đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp thực hiện hạch toán kinh doanh phải có lãi. Là một công cụ quan trọng trong công tác quản lý kinh tế tài chính, đổi mới và hoàn thiện tổ chức công tác kế toán là một nhu cầu cần thiết của công tác quản lý, là tiền đề quan trọng cho công tác điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ là công việc rất cần thiết nhằm góp phần tăng doanh thu và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn để thấy được những gì đã làm được cần phát huy và phát hiện những gì chưa làm được thì cần phải cố gắng khắc phục để hoàn thiện. I. Đánh giá khái quát công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang. 1. Đánh giá khái quát về tổ chức bộ máy kế toán. Xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang đã lựa chọn hình thức kế toán phù hợp với yêu cầu của công việc, phù hợp với chuyên môn của từng người. Công tác kế toán của công ty được tổ chức quy củ có kế hoạch, sắp xếp và chỉ đạo từ trên xuống dưới, đặc biệt là theo phân cấp của phòng kế toán. Công ty hạch toán tiêu thụ sản phẩm nghiêm chỉnh chấp hành hệ thống sổ sách kế toán do Bộ tài chính ban hành. Về ưu điểm: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả ở công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang được tiến hành tương đối hoàn chỉnh. Đối với khâu tổ chức hạch toán ban đầu. Các chứng từ ban đầu đều phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên cơ sổ pháp lý của nghiệp vụ. Các chứng từ đều sử dụng đúng mẫu của Bộ tài chính ban hành, những thông tin kinh tế, những nội dung kinh tế phát sinh đều được ghi chép đầy đủ vào chứng từ. Các chứng từ đều được kiểm tra giám sát chặt chẽ, hoàn chỉnh và xử lý kịp thời. Việc luân chuyển chứng từ tương đối tốt, các chứng từ được phân loại hệ thống hoá theo các nghiệp vụ, theo trình tự thời gian trước khi đi vào khâu lưu trữ. Đối với công tác tổ chức sổ kế toán. Công ty đã áp dụng chương trình phần mềm kế toán trên máy lên giảm bớt được khối lượng công việc ghi chép trên sổ sách, đảm bảo cung cấp số liệu nhanh chóng, chính xác. Công ty đã áp dụng hình thức sổ kế toán “Nhật ký chứng từ” tuy nhiên hình thức sổ cũng được kế toán công ty thay đổi cải tiến sao cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty. Nói chung hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh là nội dung quan trọng trong công tác kế toán của công ty. Nó liên quan đến khoản thu nhập thực tế và phần phải nộp cho ngân sách nhà nước đồng thời nó phản ánh sự vân động của tài sản, tiền vốn của công ty trong sản xuất kinh doanh. Nhược điểm: Cùng với sự phát triển nhanh của khoa hoc kỹ thuật, nhu cầu ngày càng cao về thu thập, xử lý thông tin nhanh nhạy để có những quyết định kịp thời, phù hợp. Mặc dù đội ngũ cán bộ và nhân viên phòng kế toán Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang đã nhận thấy ưu điểm và hiệu quả của việc ứng dụng máy vi tính nhưng tốc độ và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán chưa cao. Trong công tác kế toán tuy kinh nghiệm làm việc là ưu thế quan trọng xong biết kết hợp với công nghệ thông tin như sử dụng phần mềm kế toán đem lại những lợi ích hết sức thiết thực, không những tận dụng được kinh nghiệm hạch toán kế toán tích luỹ mà còn đẩy nhanh quá trình xử lý thông tin, đồng thời tính chính xác cao do có sự liên kết, chuyển đổi số liệu để đối chiếu so sánh giữa các báo cáo khác nhau. 2. Đánh giá khái quát về hình thức kế toán áp dụng tại công ty. Ưu điểm: Công ty sử dụng hình thức nhật ký chứng từ, hình thức này có độ chính xác cao, quy trình luân chuyển chứng từ chặt chẽ, số liệu trên sổ có tính đối chiếu cao, phản ánh trung thực và có tác dụng kiểm tra chéo các bộ phận, không thất thoát tài sản, giúp lãnh đạo trong điều hành sản xuất. Nhược điểm: Hình thức kế toán này phức tạp, tốn nhiều công sức hơn so với các hình thức khác. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi chuyển sang xử lý công tác kế toán trên máy vi tính thì hình thức này lại càng trở lên phức tạp và khó áp dụng. 3. Đánh giá khái quát về việc sử dụng hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán. Ưu điểm: Hệ thống sổ sách của công ty tương đối đầy đủ và được lập theo đúng mẫu quy định hiện hành. Các chứng từ được cập nhật thường xuyên liên tục, chính xác về mặt số lượng và giá trị theo đúng nguyên tắc hạch toán của phương pháp kê khai thường xuyên. Nhược điểm: Hệ thống chứng từ sổ sách còn rườm rà, phản ánh chưa đầy đủ được các thông tin cần thiết và không phù hợp, chưa tiện ích với việc thực hiện xử lý thông tin trên máy vi tính. 4. Đánh giá khái quát về vận dụng hệ thống báo cáo kế toán của công ty. Ưu điểm: Công ty đã thực hiện đúng chế độ báo cáo, đúng mẫu quy định của Bộ tài chính và thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo thống kê kế toán. Số liệu trong báo cáo mang tính chính xác tương đối cao. Nhược điểm: Một số báo cáo phục vụ công tác quản trị của doanh nghiệp, chất lượng chưa cao. Vì vậy dẫn đến việc điều hành sản xuất của Ban lãnh đạo công ty đôi lúc bị hạn chế, chưa đạt hiệu quả tối ưu. II. Giải pháp hoàn hiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang. Bên cạnh những thành tích đạt được, công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty vẫn còn một số tồn tại mà công ty có khả năng cải tiến và hoàn thiện nhằm đáp ứng hơn nữa yêu cầu quản lý. Phương hướng hoàn thiện quá trình hạch toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty là tổ chức công tác kế toán, tổ chức trình tự và cách thức ghi chép sổ sách sao cho việc đối chiếu, kiểm tra đơn giản, nhanh gọn nhất mà vẫn đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ chính xác. Ngoài ra để quá trình tiêu thụ diễn ra hiệu quả, lưu chuyển sản phẩm nhanh, thu hồi vốn nhanh. Đảm bảo cho công ty làm ăn có lãi thì không chỉ cần có hệ thống hoàn chỉnh mà nó còn đồi hỏi phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan trong toàn công ty. Thị trường của công ty chủ yếu là thị trường trong nước. Những tồn tại hạn chế đã gây cản trở nhiều đến công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. Đó cũng là trăn trở của công ty trên con đường tìm kiếm các giải pháp của tiến trình tiêu thụ hiện nay. Để góp phần giải quyết những vấn đề nổi cộm trên, Với sự nhận thức của cá nhân em qua một thời gian thực tập tại công ty, mặc dù thời gian có hạn và kiến thức thực tế còn hạn chế, em xin mạnh dạn đề đạt một số biện pháp để góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. * Biện pháp thứ nhất: Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất và có sự ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm: nó góp phần thúc đẩy hay kìm hãm công tác tiêu thụ sản phẩm. Chất lượng sản phẩm tốt không chỉ thu hút khách hàng mà còn tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao giá bán sản phẩm một cách hợp lý mà vẫn thu hút được khách hàng. Ngược lại chất lượng sản phẩm thấp thì việc tiêu thụ sẽ khó khăn và ngay cả khi giá bán rẻ vẫn không được người tiêu dùng chấp nhận.Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩm là vũ khí sắc bén có thể dễ dàng chiến thắng các đối thủ cạnh tranh. Ý thức được điều đó, nên hiện nay các nhà sản xuất luôn cố gắng sao cho sản phẩm của mình ngày một tốt hơn. Vì thế diễn ra một sự chạy đua cạnh tranh rất quyết liệt giữa những nhà sản xuất. Để nâng cao chất lượng sản phẩm trong điều kiện hiện nay của công ty, công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau: Sửa chữa bảo dưỡng máy móc trang thiết bị: Mặc dù máy móc thiết bị của công ty hiện nay tương đối hiện đại, đáp ứng được yêu cầu về mặt số lượng và đảm bảo về chất lượng nhưng không thể chỉ biết khai thác mà không quan tâm đến việc duy trì và nâng cao năng lực sản xuất của máy móc thiết bị nhằm đảm bảo cho sản xuất được liên tục, sản phẩm sản xuất chất lượng ngày một cao và không có phế phẩm. Muốn vậy công ty cần đặt ra các định mức kỹ thuật về nguyên liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, dụng cụ sửa chữa, thời gian sửa chữa, bảo dưỡng. Ngoài ra công ty cần đảm bảo tốt chế độ bảo dưỡng máy móc thiết bị theo đúng yêu cầu kỹ thuật và thực trạng của máy móc thiết bị. Công tác bảo dưỡng này cần được gắn liền với từng phân xưởng sử dụng máy và gắn liền với lợi ích vật chất của công nhân bảo dưỡng máy móc thiết bị. Làm tốt công tác bảo dưỡng này vừa đảm bảo duy trì năng lực sản xuất của máy móc thiết bị góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm vừa hạn chế sự hỏng hóc, tiết kiệm chi phí sửa chữa. Nâng cao năng lực, trình độ tay nghề của công nhân sản xuất. Công nhân sản xuất là người trực tiếp vận hành máy móc thiết bị, cho nên ngay cả trong điều kiện sản xuất tự động hoá thì máy móc thiết bị vẫn chịu sự chi phối của người điều hành. Hiện nay công ty có một đội ngũ công nhân với tay nghề vững chắc. Nhưng trong điều kiện đòi hỏi phải nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa, thì chất lượng của lao động sống không phải chỉ dừng ở đó, mà cần thiết phải tốt hơn. Để thực hiện các điều kiện đó có thể áp dụng các hình thức như: Mở lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật ngắn hạn. Tổ chức các buổi hội thảo rút kinh nghiệm, báo cáo kinh nghiệm trong phạm vi từng phân xưởng cũng như trong toàn bộ công ty. Huấn luyện kỹ thuật, rút kinh nghiệm trực tiếp trên máy móc thiết bị phương tiện sản xuất. Tổ chức các hội thi tay nghề để công nhân tự phấn đấu, học hỏi nâng cao tay nghề tích luỹ kinh nghiệm sản xuất. Bên cạnh đó, việc quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện giúp đỡ những công nhân có điều kiện hoàn cảnh khó khăn cũng là việc làm cần thiết để công nhân tập trung vào sản xuất. * Biện pháp thứ 2: Tổ chức điều tra nghiên cứu thị trường. Thị trường là nơi đưa sản phẩm ra tiêu thụ, là nơi giao lưu giữa người mua và người bán. Vì vậy tiêu thụ và thị trường tiêu thụ phải gắn liền với nhau. Sản phẩm tiêu thụ nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào mức độ chấp nhận của thị trường, phụ thuộc vào điều tra nghiên cứu thị trường của công ty. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường công ty mới có thể tổ chức sản xuất, tiêu thụ theo phương châm bán ra những sản phẩm thị trường cần chứ không phải chỉ bán sản phẩm mình có. Thời gian qua công tác điều tra nghiên cứu thị trường hầu như chưa được quan tâm đến. Cho nên muốn thực hiện tốt công tác này trước hết nó phải là hoạt động thường xuyên chính thức của công ty. Khi nghiên cứu thị trường cần phải điều tra nghiên cứu cả thị trường đầu ra và thị trường đầu vào. Công ty cần quan hệ chặt chẽ với các cơ quan thông tin thị trường, đặt các loại sách báo tạp chí kinh tế rất phong phú hiện nay để bổ sung các thông tin cần thiết mà nhân viên của công ty chưa kịp hoặc chưa có khả năng thu thập. Cùng với việc điều tra thị trường qua sách báo tạp chí, công ty cần tăng cường điều tra trực tiếp người tiêu dùng trên diện rộng. Công việc này đòi hỏi phải có thời gian và sự đầu tư hợp lý cũng như tinh thần ý thức trách nhiệm của nhân viên điều tra thị trường. Công ty có thể tiến hành theo cách.cử nhân viên điều tra thị trường một số vùng thị trường tiêu thụ mạnh sản phẩm của công ty và một số vùng trọng điểm dân cư nhưng tiêu thụ được ít sản phẩm để điều tra trực tiếp người tiêu dùng, tổ chức các đợt trưng cầu ý kiến của người tiêu dùng thông qua các đại lý, các cửa hàng bán lẻ . Các ý kiến đóng góp của người tiêu dung sẽ được tập hợp về phòng kế hoạch để các nhân viên thị trường phân loại xử lý. * Biện pháp thứ 3: Xây dựng một chiến lược quảng cáo tổng hợp. Quảng cáo là một vấn đề có tính chất chiến lược, nó thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tiêu thụ sản phẩm. Quảng cáo giới thiệu sản phẩm sẽ mang đến cho khách hàng những thông tin cô đọng đặc trưng nhất về sản phẩm để khách hàng có thể so sánh với những sản phẩm khác, trước khi đi đến quyết định mua sản phẩm nào. Đối với sản phẩm mới quảng cáo sẽ giúp cho khách hàng làm quen với sản phẩm, thấy được tính ưu việt của nó từ đó khơi dậy những nhu cầu mới để khách hàng tìm đến với doanh nghiệp. Đó là tầm quan trọng của quảng cáo, ngày nay chính là thời đại bùng nổ quảng cáo, doanh nghiệp nào cũng muốn giới thiệu về mình, muốn khách hàng biết đến sản phẩm của mình và mua sản phẩm của mình nhiều hơn. Vì thế công ty không thể chìm đi trong không khí nóng bỏng đó, mà cần phải khuyếch trương danh tiếng của mình hơn nữa nhằm tạo uy tín với khách hàng đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Quảng cáo có muôn vàn cách khách nhau và có thể đòi hỏi những khoản chi phí tương đối lớn. Vấn đề là quảng cáo phải sao cho có hiệu quả, tiết kiệm được chi phí. Công ty có thể lựa chọn hình thức quảng cáo trên báo chí, trên đài phát thanh, đài truyền hình hoặc thông qua các bài viết, hình ảnh giới thiệu về công ty nhằm đưa tới khách hàng thông tin về sự tồn tại và phát triển của công ty, địa chỉ hiện tại cũng như phương thức làm ăn của công ty. Hàng năm công ty nên tham gia vào các hội chợ, triển lãm. Những đợt triển lãm này là cơ hội của công ty thực hiện được nhiều mục đích: quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, nắm bắt được các thông tin từ phía người tiêu dùng, học tập kinh nghiệm bán hàng của các đơn vị bạn, tranh thủ tìm kiếm khách hàng * Biện pháp thứ 4: Tăng cường và áp dụng các biện pháp kinh tế tài chính có tính chất đòn bẩy thúc đẩ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6460.doc
Tài liệu liên quan