Đề tài Hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C thực hiện

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C 3

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty A&C 3

1.1.1. Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C 3

1.1.2. Chi nhánh của công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C tại Hà Nội 5

1.2. Đặc điểm của công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C 5

1.2.1. Phương châm hoạt động 5

1.2.2. Chức năng hoạt động của A&C 6

1.2.3. Loại hình khách hàng 8

1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C 9

1.3.1. Bộ máy quản lí của công ty: 9

1.3.2. Bộ máy tổ chức của chi nhánh A&C tại Hà Nội 11

1.3.3. Mối quan hệ giữa công ty với chi nhánh tại Hà Nội 12

1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C 12

CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C 14

2.1. Kiểm soát chất lượng kiểm toán trong phạm vi toàn công ty A&C 14

2.1.1. Kiểm soát đội ngũ nhân viên kiểm toán 14

2.1.2. Kiểm soát khách hàng 19

2.1.3. Kiểm soát hồ sơ kiểm toán 21

2.2. Kiểm soát chất lượng đối với một cuộc kiểm toán 27

2.2.1. Kiểm soát chất lượng kiểm toán trong giai đoạn trước cuộc kiểm toán 27

2.2.2. Kiểm soát trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 36

2.2.3. Kiểm soát trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 38

 

CHƯƠNG 3NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C 45

3.1. Một số nhận xét về vấn đề kiểm soát chất lượng kiểm toán tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C 45

3.2. Những giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C 48

3.2.1. Tính tất yếu khách quan phải hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán 48

3.2.2. Những giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán tại công ty A&C 52

KẾT LUẬN 60

 

 

 

 

doc62 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gồm tất cả các yếu tố liên quan đến cuộc kiểm toán của năm, gồm các giấy tờ làm việc và các tài liệu khác do KTV thu thập được trong quá trình kiểm toán. Để đảm bảo sự thống nhất, dễ tra cứu, công ty có quy định rất cụ thể về các chỉ mục tham chiếu của từng phần hành, như trình bày ở bảng 1. Đồng thời, tất cả các kí hiệu tham chiếu được sử dụng đều phải được giải thích một cách rõ ràng. Bảng 2: Hệ thống các chỉ mục của hồ sơ kiểm toán năm Nội dung Ký hiệu Nội dung Ký hiệu Tiền A Phải trả CNV FF Đầu tư ngắn hạn B Phải trả nội bộ GG Phải thu khách hàng C Phải trả, phải nộp khác HH Trả trước người bán D Nợ DH II Phải thu nội bộ E CP phải trả JJ Phải thu khác F Nhận ký quỹ DH KK Hàng tồn kho G Nguồn vốn kinh doanh LL Tạm ứng H Chệnh lệch tỷ giá MM Chi phí trả trước I Các quỹ NN Tài sản chờ xử lý J Lợi nhuận chưa phân phối OO Thế chấp, kí cược, kí quỹ NH K Nguồn vốn đầu tư XDCB PP Tài sản cố định L Doanh thu QQ Đầu tư dài hạn M Các khoản giám trừ RR CP XDCB dở dang N Giá vốn SS Ký quỹ, ký cược DH O Chi phí bán hàng TT Vay AA Chi phí quản lý UU Nợ DH đến hạn trả BB Lợi tức hoạt động TC VV Phải trả người bán CC Lợi tức bất thường WW Người mua trả trước DD Các chỉ tiêu ngoài BCĐKT YY Thuế phải trả EE Các giấy tờ làm việc của các KTV đều được thiết kế theo mẫu của công ty. KTV sử dụng loại giấy nào để ghi chép cũng phù hợp với quy định của công ty về chức năng của từng loại giấy. Điều này đã đảm bảo tính khoa học trong trình bày, tính thống nhất trong công ty, tạo tác phong làm việc chuyên nghiệp, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện nay, công ty đang duy trì bốn loại giấy làm việc với công dụng khác nhau, cụ thể: Notes of Acc: loại giấy được sử dụng để ghi nhận xét của KTV về đặc điểm các tài khoản, HTKSNB và những kết luận của KTV về từng phần hành. Review notes: loại giấy được sử dụng để ghi những câu hỏi phỏng vấn của KTV đối với kế toán công ty khách hàng hoặc của nhóm trưởng đối với các trợ lý kiểm toán. WP A4: loại giấy được sử dụng để tổng hợp số liệu, kiểm tra chi tiết trong trường hợp không quá phức tạp WP A3: loại giấy được sử dụng để ghi chép số liệu trong trường hợp số liệu nhiều hoặc để kiểm tra chi tiết khi quy mô lớn PAJE: loại giấy được sử dụng để ghi các bút toán điều chỉnh Trong thực tế, do đặc thù khác nhau của từng khách hàng mà KTV cũng sử dụng các giấy tờ làm việc tự thu thập hoặc lập ra mà không theo mẫu quy định. Tuy vậy, các giấy tờ này vẫn đảm bảo dễ hiểu và được tham chiếu đầy đủ. Dù là theo mẫu quy định hay tự thiết kế, các giấy tờ làm việc của KTV trong một phần hành cụ thể vẫn phải đảm bảo đầy đủ, hợp lí làm cơ sở vững chắc cho kết luận của KTV. Như vậy, chất lượng kiểm toán của từng phần hành, từng khoản mục mới đạt được, từ đó mới đảm bảo chất lượng toàn bộ cuộc kiểm toán. Thông thường, các giấy tờ làm việc chủ yếu của KTV trong một phần hành bao gồm: Chương trình kiểm toán: là bảng tổng hợp các thủ tục kiểm toán chi tiết đối với từng phần hành. Đây là cơ sở để các trợ lý kiểm toán thực hiện tốt công việc của mình, và để các trưởng nhóm kiểm tra, giám sát công việc của các trợ lý kiểm toán. Bút toán điều chỉnh: dựa trên các bằng chứng thu thập được, KTV sẽ đề xuất các bút toán điều chỉnh để đảm bảo BCTC của khách hàng sẽ phản ánh trung thực tình hình tài chính của đơn vị Tờ ghi chú hệ thống: ghi chép các thông tin có liên quan đến đặc điểm tài khoản, HTKSNB đối với từng phần hành và nhận xét, kết luận của KTV về từng phần hành Tờ tổng hợp số liệu: phản ánh số dư của các tài khoản trên sổ sách của công ty khách hàng. Mọi số liệu phải đảm bảo được đối chiếu với nhiều nguồn số liệu khác nhau. Tờ kiểm tra chi tiết: phản ánh các thủ tục kiểm toán chi tiết mà các KTV thực hiện nhằm thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán để đưa ra ý kiến đánh giá về BCTC của công ty khách hàng. Tuy nhiên, để đảm bảo tính logic, các giấy tờ này không thể để tùy tiện, lộn xộn mà phải được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Trình tự sắp xếp giấy tờ làm việc cũng như loại giấy tương ứng được sử dụng trong một phần hành cụ thể được quy định như bảng 3. Tất cả các quy định trên đã tạo sự nhất quán trong các hồ sơ kiểm toán, thuận lợi cho công tác kiểm tra, soát xét nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán. Bảng 3: Trình tự sắp xếp giấy tờ làm việc Stt Nội dung Loại giấy Tham chiếu 1 Chương trình kiểm toán 2 Mô tả tóm tắt công việc thực hiện (từng bước phải tham chiếu đến WP liên quan) Notes of Acc C 3 Mô tả + Mô tả về đặc điểm tài khoản, quy trình hạch toán + Mô tả HTKSNB Notes of Acc Notes of Acc N1 N2 4 Các vấn đề tồn tại và nhận xét, đánh giá, kết luận, của KTV (phải tham chiếu đến WP liên quan) Notes of Acc N3 5 Các nội dung cần lưu ý, cần thực hiện đợt kiểm toán kết thúc năm (phải tham chiếu đến WP liên quan) Notes of Acc N4 6 Các bút toán điều chỉnh (phải tham chiếu đến WP liên quan) PAJE P 7 Ghi nhận vấn đề và giải thích (phải tham chiếu đến WP liên quan) + Của cá nhân + Yêu cầu của trưởng nhóm Review notes Review notes R1 R2 8 Danh mục tham chiếu WP Review notes R3 9 Các giấy làm việc (phải tham chiếu đến WP liên quan) + Ảnh hưởng điều chỉnh + Tổng hợp số liệu + Các giấy tờ chi tiết (tham chiếu theo hình cây) WP A4 WP A3, A4 WP A3, A4 …(tờ này khi phát hành báo cáo sẽ in ra) 0 1 1.1 1.1.1 (5) Làm đợt sơ bộ: Cần ghi chú lại các nội dung cần làm đợt kết thúc năm (8) Nếu có nhiều WP và tham chiếu phức tạp thì bắt buộc phải lập tờ này (số lượng WP của phần hành từ 20 trang trở lên) Mặt khác, trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán hồ sơ kiểm toán, cụ thể là các giấy tờ làm việc của các thành viên trong đoàn kiểm toán được giám sát chặt chẽ. Việc soát xét này thực hiện ở cả ba cấp trưởng nhóm kiểm toán, KTV điều hành và BGĐ. Thông thường, trong khi thực hiện kiểm toán, các giấy tờ làm việc chủ yếu được soát xét bởi trưởng nhóm kiểm toán. Trong giai đoạn lập BCKT, hồ sơ làm việc của đoàn kiểm toán sẽ được soát xét bởi KTV điều hành và ban giám đốc. Có thể tóm tắt việc phân cấp soát xét theo sơ đồ sau: Sơ đồ 3: Trình tự tham gia soát xét giấy tờ làm việc Trợ lý kiểm toán BGĐ KTV điều hành KTV chính Trưởng nhóm Ghi chép giấy tờ làm việc Soát xét giấy tờ làm việc Bên cạnh đó, định kì hàng năm công ty thành lập các ban kiểm soát nhằm soát xét lại các hồ sơ kiểm toán. Đây là hình thức kiểm tra, đánh giá lại chất lượng các cuộc kiểm toán đã được thực hiện trong năm của công ty. Khi tiến hành một cuộc kiểm soát hồ sơ kiểm toán, BGĐ sẽ thành lập một ban kiểm soát bao gồm những KTV có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và kinh nghiệm từ các phòng nghiệp vụ trong công ty. Sau khi thành lập, ban kiểm soát sẽ lựa chọn các hồ sơ kiểm toán để kiểm tra. Việc lựa chọn hồ sơ kiểm tra sẽ tiến hành theo tiêu thức chọn mẫu và dựa vào các tiêu chuẩn sau: Độ lớn của hồ sơ trên phương diện quỹ thời gian và các phí kiểm toán Phòng nghiệp vụ thực hiện (ít nhất mỗi phòng phải có nột hồ sơ được kiểm tra một năm) Lĩnh vực hoạt động của khách hàng Hồ sơ thực hiện cùng với một công ty khác Khách hàng mới Loại hình doanh nghiệp Khách hàng bị mất vì một lí do khác ngoài lí do khách hàng không thường xuyên. Việc lựa chọn các hồ sơ phải đảm bảo có thể kiểm tra chất lượng trên một tập mẫu là đại diện cho tất cả các hồ sơ mà công ty đã thực hiện trong năm. Khi đó, người phụ trách hồ sơ kiểm toán được chọn sẽ gửi hồ sơ về cho ban kiểm soát. Sau đó, ban kiểm soát sẽ bắt đầu tiến hành kiểm tra, đánh giá các hồ sơ kiểm toán. Quan điểm đánh giá chất lượng kiểm toán nói chung và chất lượng hồ sơ kiểm toán nói riêng được thực hiện thông qua đánh giá chất lượng sản phẩm của từng giai đoạn thực hiện cuộc kiểm toán, bao gồm đánh giá kế hoạch kiểm toán, đánh giá hồ sơ kiểm toán, đánh giá BCKT và đánh giá việc kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện cuộc kiểm toán. Khi hoàn thành, ban kiểm soát sẽ lập báo cáo soát xét gửi ban giám đốc. Thực hiện soát xét hồ sơ kiểm toán thường xuyên giúp công ty không những đánh giá năng lực của các nhân viên mà còn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hồ sơ kiểm toán để nâng cao chất lượng kiểm toán. Đồng thời, đây là biện pháp thúc đẩy các nhân viên kiểm toán thực hiện tốt các cuộc kiểm toán trong năm, nhằm tránh những nhận xét không tốt của ban kiểm soát. 2.2. Kiểm soát chất lượng đối với một cuộc kiểm toán Bên cạnh những quy định chung trong phạm vi toàn công ty để KSCLKT, A&C cũng xây dựng và thực hiện quy trình kiểm soát cụ thể cho từng cuộc kiểm toán. A&C cho rằng chỉ có khẳng định chất lượng qua từng cuộc kiểm toán cụ thể mới tạo được niềm tin cho công chúng về chất lượng các dịch vụ do công ty cung cấp. Trong từng cuộc kiểm toán, việc kiểm soát thực hiện ở cả ba giai đoạn: kiểm soát trước kiểm toán, kiểm soát trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm soát sau khi thực hiện kiểm toán. Để minh họa xin lấy ví dụ cuộc kiểm toán BCTC của công ty ABC từ ngày 1/4/2006 đến ngày 6/4/2006 cho năm tài chính 2005 do chi nhánh công ty tại Hà Nội thực hiện. 2.2.1. Kiểm soát chất lượng kiểm toán trong giai đoạn trước cuộc kiểm toán Thực chất, giai đoạn trước cuộc kiểm toán là giai đoạn thực hiện những công việc chuẩn bị cho cuộc kiểm toán từ khi tìm hiểu khách hàng, kí hợp đồng kiểm toán và xây dựng kế hoạch kiểm toán. Đây là giai đoạn hết sức quan trọng, quyết định lớn đến thành công của cuộc kiểm toán. Qúa trình kiểm soát trước cuộc kiểm toán sẽ giúp cho quá trình chuẩn bị đi đúng hướng, tạo tiền đề thuận lợi cho thực hiện kiểm toán. Công việc của giai đoạn này chủ yếu bao gồm: Kiểm soát khách hàng tức xem xét khả năng tiếp tục, duy trì, chấp nhận kiểm toán khách hàng Như đã phân tích ở trên, việc kiểm soát khách hàng có vai trò rất quan trọng nhằm KSCLKT. Kiểm soát tốt khách hàng sẽ giúp công ty tránh được những rủi ro và bất lợi nghiêm trọng, phương hại đến niềm tin của công chúng dành cho các dịch vụ do công ty cung cấp. Kiểm soát khách hàng là quá trình thu thập thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh và nghĩa vụ pháp lí của khách hàng nhằm xem xét có thể tiếp tục thực hiện kiểm toán với khách hàng hoặc chấp nhận kiểm toán với khách hàng mới. Những thông tin thu thập được cùng những nhận xét của người khảo sát sẽ được trình bày trong “Báo cáo khảo sát tình hình doanh nghiệp”. Đối với công ty ABC, việc khảo sát khách hàng do chị Nguyễn Lan Phương- trưởng phòng nghiệp vụ 2 thực hiện, bao gồm các thông tin chủ yếu như trình bày trong biểu số 2. Kiểm soát việc lập kế hoạch kiểm toán: Trước khi thực hiện hợp đồng kiểm toán, công ty xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng thể chỉ rõ nội dung, mục tiêu, phạm vi của cuộc kiểm toán và những bố trí về con người, phương tiện thực hiện kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán là cơ sở để kiểm soát cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán cũng được gửi cho khách hàng nhằm phối hợp cùng công ty kiểm soát cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể đối với công ty ABC như trình bày ở biểu số 3. Biểu số 2: Báo cáo khảo sát tình hình doanh nghiệp (công ty xăng dầu ABC) Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C BÁO CÁO KHẢO SÁT TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP Tóm lược tình hình khách hàng : Tên doanh nghiệp: Công ty xăng dầu ABC Loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh: kinh doanh xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu, khí gas hóa lỏng và các dịch vụ khác. HTKSNB và tổ chức công tác kế toán HTKSNB Có quy chế hoạt động chung toàn công ty Có ban kiểm soát KTV tiền nhiệm: công ty kiểm toán XYZ Tổ chức công tác kế toán Bộ máy kế toán Hình thức kế toán: tập chung Tổ chức nhân sự: + Kế toán trưởng: 10 năm công tác + Số lượng nhân viên: 6 người, trong đó 4 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính kế toán, 2 người tốt nghiệp trung cấp. Sổ sách kế toán: Hình thức chứng từ ghi sổ Đầy đủ sổ kế toán tổng hợp và chi tiết Chứng từ kế toán: Đầy đủ, hình thức tốt Chứng từ thu, chi bình quân tháng: 152; hóa đơn bán hàng bình quân: 65 Hệ thống báo cáo: Đã được lập đầy đủ, trừ không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ ………… Một số thông tin về báo cáo tài chính: Tổng tài sản: 87.938.542.162 Trong đó: - Tài sản lưu động + Khoản phải thu: 24.633.203.999 + Hàng tồn kho: 26.761.483.416 - Tài sản cố định: 11.999.226.948 Tổng nguồn vốn: 87.938.542.162 Trong đó: - Vay ngắn hạn: 51.237.794.940 - Vay dài hạn: 2.403.640.000 3. Kết quả hoạt động kinh doanh: - Doanh thu: 1.050.139.877.822 - Gía vốn hàng bán: 1.011.767.826.651 - Chi phí bán hàng và quản lí: 32.975.096.805 - Thu nhập tài chính:187.611.318 - Thu nhập bất thường: 221.187.885 - Tổng lãi/ lỗ: 5.805.753.569 ……. Kết luận và đề xuất của người khảo sát: Nhận xét chung: quy mô công ty lớn, công việc không quá phức tạp, có khả năng kiểm toán Đánh gía rủi ro trong kiểm soát: Bình thường. Chú ý đến doanh thu và hàng tồn kho Đề xuất kế hoạch kiểm toán Thời gian: làm việc tại doanh nghiệp: 06 ngày; tổng hợp báo cáo: 03 ngày Nhân sự: 5 người Biểu số 3: Kế hoạch kiểm toán tổng thể Công ty kiểm toán và tư vấn A&C KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TỔNG THỂ Phòng nghiệp vụ: 2 Khách hàng: Công ty xăng dầu ABC Năm tài chính: 2005 Thời gian: Thời gian kiểm tra tại doanh nghiệp (ngày) Thời gian tổng hợp tại công ty (ngày) Thời gian phát hành báo cáo chính thức 1/4/2006 đến 6/4/2006 7/4/2006 đến 9/4/2006 20/4/2006 II. Nhận sự: Thành phần Họ và tên Giám đốc/ Phó giám đốc chỉ đạo Nguyễn Thị Hồng Thanh Kiểm toán viên điều hành Nguyễn Lan Phương Trưởng nhóm kiểm toán Nguyễn Đắc Hiếu Kiểm toán viên Nguyễn Mạnh Đức Cao Thu Huyền Trợ lý kiểm toán Trịnh Khánh Ngọc Bùi Huy Quang III. Phạm vi cuộc kiểm toán Thực hiện kiểm toán cho năm tài chính 2005 Phát hành BCKT và thư quản lý (nếu có) IV. Trang thiết bị: tự chuẩn bị V. Phương tiện đi lại: khách hàng đưa đón Người duyệt Người lập (kí tên) (kí tên) Kiểm soát nhóm kiểm toán thực hiện kiểm toán công ty khách hàng: Sau khi hợp đồng kiểm toán giữa công ty và ABC được kí kết, A&C sẽ tiến hành lựa chọn nhóm kiểm toán thực hiện kiểm toán. Công việc này cũng được kiểm soát rất chặt chẽ bởi chính nhóm kiểm toán là người trực tiếp thực hiện kiểm toán, trực tiếp quyết định đến chất lượng cuộc kiểm toán. Nhóm kiểm toán phải đảm bảo có ít nhất một KTV có chứng chỉ CPA, đủ khả năng hướng dẫn, giám sát các trợ lý kiểm toán. Nhóm kiểm toán thực hiện công ciệc của mình dưới sự giám sát, hướng dẫn chặt chẽ bởi một KTV điều hành. Tính độc lập, khách quan của nhóm kiểm toán cũng được kiểm soát rất chặt chẽ. Các KTV được phân công thực hiện kiểm toán phải trả lời các câu hỏi liên quan đến tính độc lập của mình với khách hàng. Bảng 4: Câu hỏi đánh giá tính độc lập của kiểm toán viên Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN Họ tên KTV: Nguyễn Đắc Hiếu Phòng nghiệp vụ: 2 Khách hàng: Công ty xăng dầu ABC Stt Câu hỏi Có Không 1 Kiểm toán viên có góp vốn cổ phần trong công ty khách hàng không? x 2 Kiểm toán viên có vay vốn khách hàng không? x 3 Kiểm toán viên có là cổ đông chi phối của công ty khách hàng không? x 4 Kiểm toán viên có cho khách hàng vay vốn không? x 5 Kiểm toán viên có cung cấp nguyên vật liệu hay dịch vụ cho khách hàng không? x 6 Kiểm toán viên có ký kết hợp đồng gia công chế tạo sản phẩm với công ty khách hàng không? x 7 KTV có làm đại lý bán hàng cho công ty khách hàng không? x 8 KTV có qan hệ họ hàng thân thuộc với những người trong bộ máy quản lý của công ty khách hàng không? x 9 KTV có làm dịch vụ trực tiếp ghi sổ kế toán, giữ sổ kế toán và lập báo cáo tài chính cho công ty khách hàng không? x 10 Kết luận: KTV sẽ tham gia kiểm toán đã đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp về tính độc lập? x Sau khi nhận thấy không có bất cứ tình huống nào dẫn đến vi phạm tính độc lập, các KTV sẽ làm bản cam kết về tính độc lập. Biểu số 4: Bản cam kết về tính độc lập của kiểm toán viên Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C BẢN CAM KẾT VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN - Kính gửi bà: Nguyễn Thị Hồng Thanh- Giám đốc chi nhánh Hà Nội công ty kiểm toán và tư vấn A&C - Chúng tôi gồm: Nguyễn Đắc Hiếu Kiểm toán viên- Nhóm trưởng Nguyễn Mạnh Đức Kiểm toán viên Cao Thu Huyền Kiểm toán viên Trịnh Khánh Ngọc Trợ lý kiểm toán Bùi Huy Quang Trợ lý kiểm toán sẽ thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm 2005 của công ty xăng dầu ABC từ ngày 1/4/2006 đến ngày 6/4/2006. Trên cơ sở am hiểu sâu sắc các quy định và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán về tính độc lập, chúng tôi cam kết không có bất cứ tình huống nào ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên cũng như của công ty kiểm toán và tư vấn A&C đối với khách hàng ABC. Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2006 (kí tên) (kí tên) (kí tên) (kí tên) (kí tên) Bùi Huy Quang Trịnh Khánh Ngọc Cao Thu Huyền Nguyễn Mạnh Đức Nguyễn Đắc Hiếu Kiểm soát trong thiết kế chương trình kiểm toán Thông thường, chương trình kiểm toán cho từng phần hành đã được công ty thiết kế sẵn, chuẩn mực nhằm hướng dẫn cho các KTV và các trợ lý kiểm toán thực hiện tốt kiểm toán phần hành được giao; ví dụ như chương trình kiểm toán TK 141- Tạm ứng như sau: Biểu số 5: Chương trình kiểm toán TK 141- Tạm ứng Tìm hiểu quy trình, đặc điểm, nội dung tài khoản và chính sách kế toán Tìm hiểu HTKSNB và quy trình tạm ứng Tổng hợp số liệu đối chiếu với sổ cái, báo cáo kiểm toán năm trước Thu thập chi tiết các khoản tạm ứng theo đối tượng đối chiếu với biên bản đối chiếu công nợ tạm ứng Kiểm tra danh sách dư nợ tạm ứng xem có đối tượng dư nợ lâu ngày hoặc không phải nhân viên của đơn vị Chọn mẫu…. đối tượng nhận tạm ứng để kiểm tra chi tiết tới chứng từ gốc theo quy trình từ lúc nhận tạm ứng đến lúc hoàn ứng. Kết luận Tuy nhiên, đối với một số phần hành, chương trình kiểm toán sẽ được thiết kế cụ thể theo đặc điểm của khách hàng. Thông thường, đó là những phần hành được đánh giá có ảnh hưởng lớn đến báo cáo tài chính của khách hàng và có khả năng tồn tại rủi ro cao. Những phần hành này đã được người thực hiện khảo sát về khách hàng lưu ý trong “Báo cáo khảo sát tình hình doanh nghiệp”. Công việc này được thực hiện bởi KTV điều hành và nhóm trưởng nhóm kiểm toán trên cơ sở chương trình kiểm toán chuẩn của công ty và đặc điểm thực tế của khách hàng. Ví dụ, về chương trình kiểm toán hàng tồn kho, khoản mục được đánh giá có khả năng rủi ro cao, của công ty xăng dầu ABC như sau: Biểu số 6: Chương trình kiểm toán hàng tồn kho Tìm hiểu đặc điểm tài khoản và HTKSNB Tổng hợp số liệu HTK từ cân đối phát sinh Tổng hợp số liệu chi tiết nguyên vật liệu từ sổ cái, đối chiếu cân đối tài khoản Tổng hợp phát sinh Tổng hợp đối ứng Kiểm tra nhập kho nguyên vật liệu Thu thập báo cáo nhập- xuất- tồn NVL đối chiếu số liệu với sổ cái Kiểm tra phát sinh CP SXKD Tổng hợp đối ứng CP SXKD từ sổ cái Tổng hợp phát sinh hàng hóa Tổng hợp đối ứng xăng dầu Kiểm tra nhập kho xăng dầu (tháng 12) Tổng hợp đối ứng dầu mỡ Kiểm tra nhập kho dầu mỡ (tháng 12) Tổng hợp đối ứng ga và phụ kiện Kiểm tra nhập kho ga và phụ kiện (tháng 12) Tổng hợp đối ứng hàng hóa khác Kiểm tra giá xăng dầu, dầu mỡ, ga, phụ kiện Thu thập báo cáo nhập- xuất- tồn hàng hóa đối chiếu với sổ cái Tổng hợp kết quả kiểm kê xăng dầu và đối chiếu với tài khoản trên báo cáo nhập- xuất- tồn Thu thập báo cáo nhập-xuất- tồn dầu mỡ (chi tiết theo mặt hàng) đối chiếu với nhập-xuất- tồn hàng hóa Tổng hợp kết quả kiểm kê dầu mỡ (chọn mẫu theo mặt hàng) và đối chiếu với báo cáo nhập-xuất-tồn dầu mỡ Thu thập báo cáo nhập-xuất-tồn ga và phụ kiện (chi tiết theo mặt hàng) và đối chiếu với báo cáo nhập-xuất tồn hàng hóa Tổng hợp kết quả kiểm kê ga và phụ kiện (theo mặt hàng) và đối chiếu với thống kê trên báo cáo nhập-xuất-tồn Đối chiếu biên bản kiểm kê tổng hợp với biên bản kiểm kê chi tiết tại từng cửa hàng Kết luận 2.2.2. Kiểm soát trong giai đoạn thực hiện kiểm toán Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, công việc kiểm soát chủ yếu được thực hiện bởi nhóm trưởng đối với các thành viên trong đoàn kiểm toán thông qua giấy tờ làm việc của họ cũng như thái độ và tiến độ làm việc; và của KTV điều hành đối với nhóm kiểm toán thông qua kế hoạch kiểm toán tổng quát. Phương thức KSCLKT trong giai đoạn này thực hiện dưới hình thức: Hướng dẫn: đảm bảo các trợ lí kiểm toán được hướng dẫn một cách cụ thể về công việc được giao; hoặc đoàn kiểm toán được giải thích chi tiết về các vấn đề phát sinh bởi KTV điều hành hoặc ban giám đốc. Giám sát: trưởng nhóm đảm bảo các thành viên thực hiện đúng công việc được giao; KTV điều hành và BGĐ đảm bảo cuộc kiểm toán được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra và tuân thủ các chuẩn mực và quy định hành nghề. Soát xét lại: đảm bảo các thành viên thực hiện tốt công việc, bằng chứng thu thập được là đầy đủ để đưa ra ý kiến kiểm toán Trong quá trình thực hiện kiểm toán BCTC của công ty ABC, sự kiểm soát của nhóm trưởng và của KTV điều hành thể hiện ở một số tình huống cụ thể sau: Khi xem xét bảng tổng hợp công nợ phải thu khách hàng, anh Hiếu- nhóm trưởng nhận thấy có hai đối tượng có số dư nợ lớn và rất lâu và có xu hướng tăng lên, cụ thể: Tên công ty SD 1/1/2005 SD 31/12/2005 Công ty XY 1.818.568.168 2.427.551.319 Công ty MN 2.818.839.733 2.453.246.153 Mặc khác, anh Hiếu cũng thu thập được công văn số 33/XD ngày 27/4/2005 của BGĐ công ty ABC về việc chỉ đạo phòng TCKT và phòng KD tích cực thu hồi công nợ từ hai đối tượng trên và nếu tiếp tục bán hàng phải có ý kiến chỉ đạo của giám đốc công ty. Khi anh Hiếu yêu cầu được cung cấp các văn bản có liên quan đến việc tiếp tục bán hàng cho các đối tượng trên thì kế toán giải thích là không có. Trước tình hình đó, anh Hiếu nhắc nhở anh Đức- KTV thực hiện kiểm toán phần hành doanh thu, phải kiểm tra chi tiết việc bán hành và thanh toán trong năm 2005 của hai khách hàng trên. Bên cạnh đó, khi xem xét một hợp đồng mua bán anh Hiếu nhận thấy có điều khoản phạt nếu chậm trả tiền hàng theo thời hạn ghi trên hợp đồng. Vì vậy, anh lưu ý chị Ngọc, thực hiện kiểm toán TK 515- doanh thu HĐTC, kiểm tra có khoản thu lãi quá hạn với hai khách hàng trên không và một số khách hàng có số dư công nợ lớn khác. Do hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu nên hoạt động kinh doanh của ABC mang nhiều nét đặc thù. Gía bán xăng dầu do quy định của nhà nước. Thực tế, trong năm 2005, nhà nước đã có bốn lần điều chỉnh giá: ba lần tăng giá và một lần giảm giá. Bên cạnh hoạt động bán hàng cho các đơn vị có nhu cầu, ABC cũng thực hiện bán hàng cho nhà nước làm nguồn dự trữ quốc gia. Vì thế, anh Hiếu rất lưu ý anh Đức, thực hiện kiểm toán phần hành doanh thu, phải kiểm tra giá bán trong năm sau các lần thay đổi giá. Đồng thời, anh Đức cần chú ý xem xét doanh thu bán hàng dự trữ quốc gia. Phần hành vốn bằng tiền được giao cho anh Quang- trợ lý kiểm toán thực hiện trong hai ngày. Sau, đó, giấy tờ làm việc của anh Quang được chuyển về cho anh Hiếu soát xét. Khi xem xét giấy tờ làm việc của anh Quang, anh Hiếu nhận thấy việc sắp xếp giấy tờ làm việc logic, các kí hiệu tham chiếu đầy đủ, được giải thích rõ ràng, nhưng một số thủ tục cần thiết chưa đươc thực hiện. Ví dụ, chưa đánh giá lại số dư tiền mặt và tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ theo tỉ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm 31/12/2005; thủ tục kiểm tra cut-off chưa được thực hiện; hoặc anh Quang kết luận: “ Có trường hợp số dư cuối ngày trên sổ quỹ của đơn vị âm” nhưng chưa thấy có bằng chứng cho nhận xét này. Để đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán, anh Hiếu yêu cầu anh Quang thực hiện bổ sung thủ tục đánh giá ngoại tệ, kiểm tra cut-off và photo trang sổ quỹ có số dư cuối ngày âm. Qúa trình hướng dẫn, giám sát và soát xét trên không thể hiện trên các giấy tờ làm việc của nhóm kiểm toán. Đây chỉ là hoạt động tác nghiệp linh hoạt của các KTV nhằm đưa ra một sản phẩm có chất lượng cao là BCKT. 2.2.3. Kiểm soát trong giai đoạn kết thúc kiểm toán Kiểm soát trong phát hành báo cáo kiểm toán BCKT là sản phẩm cuối cùng của quá trình kiểm toán. Nó phản ánh kết quả làm việc của nhóm kiểm toán. Đối với những người sử dụng kết qủa kiểm toán thì BCKT là tài liệu duy nhất mà họ sử dụng. Chính vì lí do đó, việc kiểm soát chất lượng BCKT là không thể thiếu được trong quy trình kiểm soát hoạt động kiểm toán. Quy trình phát hành BCKT, như sơ đồ 4, được công ty kiểm soát rất chặt chẽ nhằm đảm bảo cho các BCKT phát hành là chuẩn mực, không có sai sót, đáp ứng được yêu cầu của những người sử dụng. Sơ đồ 4: Quy trình phát hành báo cáo kiểm toán Gửi khách hàng dự thảo Hồ sơ báo cáo chuyển soát xét Tổng hợp báo cáo Nhận ý kiến phản hồi từ khách hàng Gửi bản in chính thức Hoàn tất và lưu vào hồ sơ khách hàng Hoàn tất điều chỉnh báo cáo Kiểm tra bản in báo cáo trước khi phát hành chính thức Đối với cuộc kiểm toán công ty ABC, sau thời gian kiểm tra tại doanh nghiệp, anh Hiếu sẽ tổng hợp giấy tờ làm việc của các thành viên trong đoàn kiểm toán để soạn thảo BCKT. Nếu có bất cứ vướng mắc nào anh Hiếu sẽ liên lạc với các KTV thực hiện phần hành đó để được giải thích thỏa đáng. Sau đó, anh Hiếu sẽ chuyển hồ sơ kiểm toán và dự thảo BCKT cho chị Phương- KTV điều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0392.doc
Tài liệu liên quan