Đề tài Hoàn thiện kiểm toán doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kế toán Kiểm toán Tư vấn Việt Nam thực hiện

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN DOANH THU 3

1.1. Đặc điểm của doanh thu với vấn đề kiểm soát và kiểm toán 3

1.1.1. Khái niệm và phân loại doanh thu 3

1.1.2. Kiểm soát doanh thu với kiểm toán tài chính 6

1.2. Kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính 13

1.2.1. Cơ sở pháp lý và mục tiêu của kiểm toán doanh thu 13

1.2.2. Quy trình kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính 18

PHẦN II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KẾ TOÁN KIỂM TOÁN TƯ VẤN VIỆT NAM 42

2.1 Khái quát chung về Công ty Kế toán Kiểm toán Tư vấn Việt Nam 42

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Kế toán Kiểm toán Tư vấn Việt Nam 42

2.1.2. Đặc điểm về tổ chức hoạt động của Công ty Kế toán Kiểm toán Tư vấn Việt Nam 43

2.1.3 Hệ thống tổ chức quản lý của Công ty Kế toán Kiểm toán Tư vấn Việt Nam 47

2.1.4 Đặc điểm hoạt động kiểm toán tại Công ty Kế toán Kiểm toán Tư vấn Việt Nam 50

2.2 Thực tiễn kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kế toán Kiểm toán Tư vấn Việt Nam 53

2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán doanh thu 53

2.2.2 Thực hiện kiểm toán doanh thu 62

2.2.3 Kết thúc kiểm toán doanh thu 79

2.3. Nhận xét về kiểm toán doanh thu do Công ty Kế toán Kiểm toán Tư vấn Việt Nam thực hiện 82

PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KẾ TOÁN KIỂM TOÁN TƯ VẤN VIỆT NAM THỰC HIỆN 86

3.1 Tính tất yếu của hoàn thiện kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính 86

3.2 Định hướng và yêu cầu hoàn thiện 88

3.3 Giải pháp hoàn thiện kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kế toán Kiểm toán Tư vấn Việt Nam thực hiện 89

3.4 Một số kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp hoàn thiện kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính 100

3.4.1 Về phía Nhà nước 100

3.4.2 Về phía các hiệp hội kế toán kiểm toán 101

3.4.3 Về phía các công ty kiểm toán 101

3.4.4 Về phía các kiểm toán viên của công ty kiểm toán 102

 

doc112 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kiểm toán doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kế toán Kiểm toán Tư vấn Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òn trợ giúp khách hàng trong các dịch vụ và giải pháp tin học như áp dụng các phần mềm kế toán, thiết lập mạng quản lý doanh nghiệp, hệ thống quản lý khách hàng có hiệu quả. Ba là, Doanh thu và khách hàng: hiện nay, AACC được đánh giá là một trong những Công ty Kế toán, Kiểm toán có doanh thu cao trong hơn 80 công ty kế toán, kiểm toán đang hoạt động tại Việt Nam. Theo thống kê số liệu năm 2004, xét theo cơ cấu các dịch vụ thì doanh thu từ hoạt động kiểm toán chiếm khoảng 20%, từ hoạt động tư vấn thuế chiếm 50%, hoạt động tư vấn đầu tư là 15% còn lại là các dịch vụ khác. Xét theo khách hàng thì doanh thu từ doanh nghiệp nước ngoài chiếm khoảng 30%, 70% còn lại là các doanh nghiệp trong nước. Phần lớn những khách hàng là công ty liên doanh với nước ngoài hoặc có vốn nước ngoài 100% nên tỷ trọng doanh thu từ các khách hàng nước ngoài chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Doanh thu của AACC từ khi hoạt động cho đến nay và tỷ lệ doanh thu theo cơ cấu dịch vụ và khách hàng năm 2004 được thể hiện theo sơ đồ sau: Biểu đồ 1: Doanh thu của AACC qua các năm Biểu đồ 2: Doanh thu của AACC theo cơ cấu dịch vụ năm 2004 Biểu đồ 3: Doanh thu của AACC theo khách hàng năm 2004 Phần lớn khách hàng của Công ty là các Công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài. Đó là các doanh nghiệp lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Australia,… Hiện nay, mạng lưới khách hàng của Công ty đã ổn định và ngày càng phát triển với các khách hàng lớn như: Procter&Gamble Việt Nam, Suzuki Việt Nam, Mercedes Benz Việt Nam, Daihatsu VietIndo Automotive, Colgate-Pamolive, Viausteel, Austnam….Đặc điểm khách hàng của AACC là các Công ty nước ngoài luôn đòi hỏi các dịch vụ chất lượng cao, khả năng xử lý công việc linh hoạt, thông minh. Đồng thời do tính chất đặc điểm nghiêm túc của công việc nên AACC xây dựng cho mình một môi trường làm việc năng động, yêu cầu về trình độ nhân viên và cách thức xử lý công việc đạt hiệu quả cao nhất. Bốn là, Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp: nhân viên chuyên nghiệp của AACC phải giỏi tiếng Anh và còn có thể thông thạo một ngôn ngữ khác như Trung, Nhật, Pháp… vì AACC hiểu rằng ngôn ngữ là yếu tố cơ bản đầu tiên mà nhân viên tự trang bị cho mình. Nhân viên AACC phải có kiến thức trên nhiều lĩnh vực và tập trung cao vào kế toán, kiểm toán, thuế và kinh doanh. Với tính chất công việc, nhân viên phải học cách làm việc độc lập với cường độ cao và chủ động tìm kiếm, họp mặt khách hàng, giải quyết các công việc phát sinh một cách nhanh gọn và có hiệu quả. Hiện nay, hơn 80% nhân viên của AACC được trang bị máy tính xách tay để phục vụ cho công tác. Các dịch vụ phục vụ cho công tác như sách tham khảo, hệ thống tra cứu văn bản pháp luật, hệ thống mạng internet được trang bị đầy đủ và cập nhật thường xuyên. 2.1.3 Hệ thống tổ chức quản lý của Công ty Kế toán Kiểm toán Việt Nam Hiện nay AACC có trụ sở chính tại Hà Nội và chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Văn phòng tại Hà Nội: 1A-B8- Tập thể Đại học Ngoại Thương, 125 Chùa Láng, Hà Nội. Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: 59 Hoàng Sa, Phường Đa Kao, Quận 01, Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại Văn phòng tại Đồng Nai của Công ty đã được sáp nhập với Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống tổ chức quản lý của AACC được thể hiện qua sơ đồ sau. Sơ đồ 3: Hệ thống tổ chức quản lý của AACC NHÓM I Trưởng nhóm Nhân viên NHÓM III Trưởng nhóm Nhân viên NHÓM IV Trưởng nhóm Nhân viên NHÓM II Trưởng nhóm Nhân viên NHÓM VII Trưởng nhóm Nhân viên NHÓM VI Trưởng nhóm Nhân viên NHÓM V Trưởng nhóm Nhân viên Văn phòng Hà Nội Ban giám đốc Chuyên viên quản lý cao cấp Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh Văn phòng Đồng Nai Ghi chú: : Phân công trực tiếp : Soát xét Ban Giám đốc của Công ty, Là bộ phân lãnh đạo, chuyên giải quyết các vấn đề quan trọng của Công ty. BGĐ xem xét và đưa ra các đường hướng phát triển chung của Công ty, điều hành các bộ phận chi nhánh trong hệ thống tổ chức. Các thành viên trong ban giám đốc luôn thảo luận bàn bạc với các chuyên gia cao cấp và hội đồng cố vấn về các vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty. Chuyên viên quản lý cao cấp, Có nhiệm vụ soát xét các hoạt động của tất cả các chi nhánh trên toàn quốc. Các chuyên viên quản lý cao cấp luôn tư vấn cho các văn phòng trong hoạt động đặc biệt là tư vấn hoạt động cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các hoạt động liên doanh liên kết và các dự án quốc tế lớn. Đồng thời, trợ giúp Ban giám đốc trong công tác quản lý toàn bộ hoạt động của Công ty. Nhóm hoạt động bao gồm trưởng nhóm và bộ phận nhân viên, Trưởng nhóm là các kiểm toán viên hoặc nhân viên tư vấn có kinh nghiệm. Trưởng nhóm vừa phải kiểm tra soát xét chất lượng hoạt động của từng nhân viên vừa phải tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động lên cấp cao. Nhân viên của AACC ngoài các yêu cầu về chuyên môn cần thiết thì luôn phải đáp ứng đầy đủ các quy định chung của Công ty như tham dự chương trình đào tạo hàng năm của AACC tại Tp. Hồ Chí Minh, làm việc ít nhất hai năm tại Tp. Hồ Chí Minh, tham gia đào tạo thảo luận chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm trong Công ty. Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo ngoài Công ty cũng thường xuyên được thực hiện: Tham gia các khoá học ACCA (3 năm): tại Việt Nam và Singapore, tham gia khoá học đào tạo và thi tuyển CPA Việt Nam và các khoá học về kinh tế tài chính, chứng khoán…có liên quan tới hoạt động thiết thực của Công ty. Văn phòng chính tại Hà Nội có cơ cấu tổ chức như sau: Sơ đồ 4: Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý tại Hà Nội Văn phòng Hà Nội Phòng Kiểm toán Phòng Tư vấn Phòng Hành chính Kiểm toán viên Trợ lý kiểm toán Nhóm chuyên viên Nhóm trợ giúp Bộ phận nhân sự Bộ phận kế toán Phòng Kiểm toán, Thực hiện kiểm toán cho các khách hàng tại các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng… Với sự kết hợp của KTV và các trợ lý kiểm toán hoạt động kiểm toán luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng khu vực miền Bắc. Hiện nay, khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất nên hoạt động kiểm toán tập trung vào mảng lớn như kiểm toán Hàng tồn kho hay kiểm toán Doanh thu. Phòng Tư vấn, Nhóm chuyên viên là đội ngũ cung cấp các dịch vụ tư vấn thuế, tư vấn đầu tư tài chính cho các doanh nghiệp. Cùng với sự hỗ trợ của các nhóm trợ giúp, nhóm chuyên viên sẽ đáp ứng đầy đủ dịch vụ cho các khách hàng. Bộ phận Hành chính, Một bộ phận trong bộ phận hành chính tổng hợp làm các công việc hành chính, bộ phận còn lại quản lý công tác kế toán trong công ty. Do đặc điểm của Công ty, chủ yếu các khách hàng tập trung ở khu vực miền Nam nên chi nhánh tại Tp.Hồ Chí Minh có số lượng nhân viên lớn nhất, các dịch vụ cung cấp nhiều hơn các nơi khác do đó doanh thu cũng chiếm tỷ lệ cao. 2.1.4 Đặc điểm hoạt động kiểm toán tại Công ty Kế toán Kiểm toán Tư vấn Việt Nam Là doanh nghiệp mới bước vào lĩnh vực kiểm toán nhưng AACC cũng đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc tăng cường cung cấp các dịch vụ cho thị trường. Với các hoạt động của mình AACC luôn liên kết với các Công ty kiểm toán khác trong ngành để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm như VACO hay A&C. Hiện nay, được sự trợ giúp của VACO, AACC cũng đã áp dụng chương trình Kiểm toán AS/2 trong các hoạt động. Đây là chương trình kiểm toán do hãng Deloitte Touche Tohmatsu trợ giúp cho VACO trong quá trình hoạt động. Mặc dù không thể sử dụng toàn bộ chương trình này trong hoạt động kiểm toán song AACC luôn tự tìm ra những phần hành phù hợp với Công ty. Trước mỗi cuộc kiểm toán, các chương trình kiểm toán được lên kế hoạch rõ ràng, các bước thực hiện công việc được xác định đến từng thành viên trong đoàn kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán, các trợ lý kiểm toán và KTV hoạt động độc lập, sau đó báo cáo kết quả cho trưởng nhóm kiểm toán để tổng hợp và lập các báo cáo. Hồ sơ kiểm toán được thiết lập và có quy định lưu trữ nhằm bảo đảm cho việc kiểm soát và tra cứu được thuận lợi. Hồ sơ kiểm toán được quy định là cặp màu đỏ, hồ sơ về các hoạt động tư vấn được quy định màu đen, và màu xanh là các chương trình đào tạo. Trong mỗi hồ sơ, các file kiểm toán được đánh số cụ thể như sau: (Xem Phụ lục số 01) Số 1000: Kế hoạch kiểm toán Số 2000: Báo cáo kiểm toán Số 3000: Hoạt động quản lý Số 4000: Kiểm soát Số 5000: Thử nghiệm kiểm toán_Tài sản Số 6000: Thử nghiệm kiểm toán_ Khoản phải trả Số 7000: Thử nghiệm kiểm toán_ Nguồn vốn Số 8000: Thử nghiệm kiểm toán_ Báo cáo thu nhập Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào, doanh thu luôn là yếu tố sống còn nên hoạt động kiểm toán doanh thu luôn được thực hiện chi tiết. Việc lập báo cáo về kiểm toán doanh thu phải được tổng hợp từ rất nhiều các phần hành khác nhau nên đòi hỏi các kiểm toán viên có kinh nghiệm thực hiện. Các file về kiểm toán doanh thu được quy định trong hồ sơ kiểm toán và đánh số chỉ mục 8100. Để có thể thực hiện kiểm toán có hiệu quả, AACC đã thiết lập cho mình một hệ thống kiểm soát nội bộ ngay trong Công ty. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong AACC bao gồm các yếu tố như sau: Một là, Môi trường kiểm soát: phản ánh sắc thái của Công ty chi phối tới ý thức kiểm soát của các thành viên trong đơn vị là nền tảng vững chắc của kiểm soát nội bộ. Môi truờng kiểm soát được thiết lập dựa vào triết lý và phong cách điều hành của các nhà quản lý; cơ sở đạo đức và chuyên môn nghề nghiệp; cách thức phân định quyền hạn và trách nhiệm và chính sách nhân sự của Công ty. Hai là, Đánh giá rủi ro: ban giám đốc và các chuyên viên quản lý cao cấp luôn quan tâm đến những rủi ro ảnh hưởng đến mục tiêu của Công ty. Giới hạn rủi ro ở mức thấp nhất sẽ mang lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Công ty. AACC luôn thực hiện nhận dạng và đánh giá rủi ro nhằm kiểm soát nó một cách có hiệu quả cho Công ty. Ba là, Hoạt động kiểm soát: là các chính sách thủ tục mà AACC áp dụng đảm bảo cho các hoạt động của Công ty được thực hiện đầy đủ. Các hoạt động kiểm soát tại AACC bao gồm phân tách trách nhiệm cụ thể, kiểm soát quá trình xử lý thông tin, kiểm soát vật chất và việc kiểm tra soát xét giữa các cá nhân để nâng cao hiệu quả của các hoạt động. Bốn là, Thông tin và truyền thông: do có nhiều chi nhánh trên toàn quốc và các khách hàng cũng không tập trung nên hoạt động truyền thông được thực hiện chặt chẽ tại AACC. Các hoạt động luôn được báo cáo về văn phòng chính của Công ty để kiểm soát công việc được thuận lợi và rõ ràng Năm là, Giám sát: là công việc của các chuyên viên quản lý cấp cao và Ban giám đốc Công ty. Việc kết hợp này tạo ra được sự kiểm soát thường xuyên trong công việc. Việc giám sát này cũng được sự kết hợp của các nhân tố bên ngoài như khách hàng hay nhà cung cấp. Trong hệ thống kiểm soát nội bộ tại AACC bộ máy kế toán được thiết lập nhằm kiểm soát các hoạt động kinh doanh của Công ty như lập báo cáo kế toán, đưa ra kế hoạch hoạt động và dự toán chi phí cho các hoạt động của Công ty. Với số lượng công việc và sổ sách sử dụng không quá lớn, Công ty đã lựa chọn hình thức kế toán ghi sổ là Nhật kí chung. Hình thức này giúp cho kế toán có thể nắm vững các hoạt động kinh doanh của Công ty theo thời gian và theo sự việc kinh tế phát sinh. Ngoài ra bộ máy kế toán được sử dụng các phần mềm chuyên dụng nên việc xử lý các nghiệp vụ kế toán được thực hiện kịp thời và đầy đủ. 2.2 Thực tiễn kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kế toán Kiểm toán Tư vấn Việt Nam 2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán doanh thu Kiểm toán doanh thu được áp dụng cho toàn bộ các khách hàng của AACC. Để kiểm toán khoản mục một cách đầy đủ cần thực hiện đối với nhiều loại khách hàng khác nhau của Công ty. Trong Luận văn này em đề cập tới hai khách hàng của AACC là Công ty A chuyên về sản xuất kinh doanh và Công ty B chuyên về cung cấp dịch vụ cho thị trường. Đặc điểm hai khách hàng như sau: Công ty A là Công ty liên doanh được thành lập tại Việt Nam theo Giấy phép đầu tư do Uỷ ban nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp. Hoạt động chính của Công ty là gia công và cung cấp tôn cuộn, thép tấm và các sản phẩm bằng thép. Là doanh nghiệp liên doanh giữa Việt Nam và Nhật Bản trong đó Bên Việt Nam góp 40% vốn pháp định; Bên Nhật Bản góp 55% và 5% còn lại là do một cá nhân người Singapore góp. Công ty A là khách hàng thường xuyên của AACC trong một số năm thực hiện kiểm toán BCTC. Công ty B là Công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo cho thị trường trong nước theo Quyết định của Uỷ Ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Doanh thu từ dịch vụ quảng cáo được thực hiện thông qua tivi, báo, đài phát thanh và doanh thu từ hoạt động sản xuất không đáng kể. Là khách hàng mới của AACC nên việc thực hiện kiểm toán có nhiều bước chi tiết hơn đối với Công ty A. Tại Công ty, lập kế hoạch kiểm toán doanh thu bao gồm hai bước cơ bản: chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán và lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. Chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán, bao gồm các bước công việc được thực hiện như gửi thư chào hàng cho khách hàng; yêu cầu khách hàng cung cấp BCTC và báo cáo của BGĐ về cam kết và cơ sở mà BGĐ áp dụng trong việc lập BCTC. Sau khi hai khách hàng chấp nhận và ký vào thư chào hàng, AACC gửi thông báo đến khách hàng yêu cầu chuẩn bị tài liệu kế toán cần thiết cho việc thực hiện kiểm toán. Trước khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV cần thực hiện một số công việc sau: Đánh giá rủi ro có thể gặp phải đối với hai khách hàng; thảo luận và ký kết hợp đồng kiểm toán; lựa chọn đội ngũ KTV thực hiện. Một là, Đánh giá rủi ro trong việc chấp nhận kiểm toán: mục đích của việc đánh giá này là nhằm quyết định có nên thực hiện kiểm toán đối với khách hàng hay không, từ đó đưa ra mức rủi ro phù hợp khi chấp nhận kiểm toán. Mức rủi ro có thể được phân loại khác nhau như thấp, trung bình, cao hoặc rất cao. Đánh giá rủi ro này được thực hiện thông qua việc thu thập các tài liệu liên quan đến quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Nội dung đánh giá tập trung vào tính độc lập khả năng hoạt động liên tục và tranh chấp lợi ích với các bên liên quan. Sau khi tiến hành đánh giá, KTV lập biên bản đánh giá về khách hàng và đưa ra quyết định có thể chấp nhận ký kết hợp đồng kiểm toán hay không. Đối với khách hàng là Công ty A, KTV xem xét hồ sơ kiểm toán của những năm trước và giả định hoạt động liên tục hay những tranh chấp Công ty đang liên quan. Đối với khách hàng là Công ty B, KTV cần có đầy đủ thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh trong thời kỳ gần đây, cơ cấu tổ chức của Công ty và toàn bộ tài liệu liên quan đến hoạt động mà kế toán áp dụng. Hai là, Thảo luận và ký kết hợp đồng kiểm toán: sau khi đánh giá rủi ro trong việc chấp nhận kiểm toán, nếu AACC thấy rủi ro thực hiện kiểm toán là hợp lý sẽ tiến hành thảo luận và ký kết hợp đồng kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán được ký kết giữa đại diện của AACC là Ông Hà Quốc Khánh - Tổng giám đốc và Giám đốc điều hành của hai khách hàng trên. Việc ký kết hợp đồng kiểm toán được thực hiện nhằm bảo vệ quyền lợi cho cả khách hàng và AACC. Ba là, Lựa chọn đội ngũ KTV, đội ngũ KTV đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện kiểm toán đối với từng khách hàng. Trước khi tiến hành kiểm toán, KTV phải có bản cam kết về tính độc lập của mình khi thực hiện kiểm toán đối với từng khách hàng. Đối với Công ty A, là khách hàng thường xuyên của AACC nên việc kiểm toán được thực hiện bởi nhóm KTV năm trước. Đối với Công ty B, là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên nên cần lựa chọn nhóm kiểm toán mới để thực hiện. Cần chú ý trong việc lựa chọn KTV bởi mỗi khách hàng có đặc điểm hoạt động kinh doanh khác nhau nên KTV có hiểu biết rõ về lĩnh vực hoạt động của khách hàng là rất thuận lợi cho thực hiện công việc. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát, lập kế hoạch kiểm toán tổng quát được thực hiện theo Chuẩn Mực Kiểm toán Việt Nam số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán. Mục tiêu của lập kế hoạch kiểm toán nhằm bảo đảm bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán nhằm phát hiện ra những vấn đề tiềm ẩn và cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng hạn. Công việc trong bước này bao gồm thu thập những thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của khách hàng các thông tin này giúp KTV có được những nét khái quát nhất về khách hàng kiểm toán. Một là, Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng: tìm hiểu ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng giúp cho KTV có thể nắm được những khái quát về khách hàng đó. Đồng thời, KTV có thể nhận biết được phương hướng cần chú trọng trong việc lập kế hoạch kiểm toán nhằm đưa cuộc kiểm toán đi đúng hướng và đạt hiệu quả. Công ty A Với đặc điểm là một doanh nghiệp liên doanh giữa Việt Nam và Nhật Bản cung cấp sản phẩm chính là các sản phẩm về thép cho thị trường trong và ngoài nước. Doanh thu của Công ty chủ yếu là doanh thu xuất khẩu chiếm 60%, doanh thu nội địa chiếm 36%, doanh thu dịch vụ chiếm 2% còn lại là doanh thu khác như doanh thu phế liệu, phế phẩm. Hoạt động sản xuất kinh doanh là ngành nghề chủ yếu của Công ty A nên khi tiến hành kiểm toán doanh thu tập trung phần lớn vào doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh của Công ty A được thể hiện như sơ đồ sau: Sơ đồ 5: Quy trình thực hiện sản xuất tại Công ty A Nhận hợp đồng của khách hàng Ký hợp đồng bán hàng Mua nguyên vật liệu, vật tư, phụ tùng Lập kế hoạch sản xuất Theo dõi hàng nhập kho, làm thủ tục lưu kho Lập lệnh sản xuất Xuất nguyên liệu vật tư, phụ tùng Triển khai sản xuất Giao cho khách hàng Công ty B Là doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ quảng cáo cho khách hàng. Thị trường cung cấp dịch vụ của Công ty B tập trung ở khu vực miền Nam chủ yếu là các khách hàng có nhu cầu quảng cáo. Doanh thu của Công ty gồm quảng cáo trên ti vi chiếm 68%, trên báo chí 31% còn lại 1% là trên đài. Quy trình cung cấp dịch vụ của Công ty B được thể hiện trên sơ đồ sau: Sơ đồ 6: Quy trình cung cấp dịch vụ của Công ty B Nhận đơn đặt hàng của khách giao Thực hiện dịch vụ quảng cáo cho khách Kiểm soát chất lượng dịch vụ cung cấp Hoàn thành dịch vụ và ghi nhận doanh thu Hai là, Thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát: thủ tục phân tích KTV áp dụng trong bước này là thu thập BCTC của khách hàng trong một vài năm gần đây để tiến hành phân tích. Việc phân tích tổng quát này giúp KTV có thể nhận biết được những thay đổi đáng kể trong hoạt động kinh doanh của khách hàng. Phương pháp phân tích chủ yếu là phân tích dọc (phân tích các tỷ suất) trên khoản mục doanh thu theo lợi nhuận và giá vốn của một vài năm gần đây. Cuối cùng là so sánh sự biến đổi đó xem có sự khác thường nào có thể xảy ra trong kỳ hạch toán. Công ty A Phân tích tổng hợp doanh thu của Công ty A qua một số năm gần đây, KTV có được số liệu tổng hợp như sau: Bảng số 2.1: Phân tích doanh thu của Công ty A Đơn vị: Nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2004 Chênh lệch Nhận xét +/- % Doanh thu 287,606,861 235,757,956 51,848,905 22% Giá vốn 261,082,725 207,617,761 56,464,964 25% Lãi gộp 26,395,164 28,084,776 (1,689,612) - 6% Lợi nhuận trước thuế 14,550,543 17,987,260 (3,436,717) - 2% (Nguồn: Báo cáo doanh thu hàng năm của Công ty A) Qua việc phân tích tổng hợp doanh thu của hai năm, doanh thu của năm 2005 tăng cao hơn so với năm 2004 là 22%. KTV đưa ra nhận xét tốc độ tăng doanh thu chậm hơn giá vốn (22% < 25%) và lợi nhuận trước thuế năm 2005 thấp hơn năm 2004 là 2%. Nguyên nhân của việc tăng chậm hơn của doanh thu so với giá vốn theo KTV đánh giá có thể do các khoản giảm trừ doanh thu năm 2005 lớn hơn so với năm 2004 hoặc chi phí sản xuất sản phẩm tăng do điều kiện giá cả của thị trường đầu vào. Từ đó định hướng cho KTV trong việc kiểm tra các nghiệp vụ liên quan đến khoản giảm trừ doanh thu hoặc xem xét giá của thị trường đầu vào của Công ty trong kỳ. Công ty B Là khách hàng năm đầu tiên của AACC nên việc phân tích tổng hợp được thực hiện chi tiết hơn đối với các khách hàng cũ. Ngoài việc tổng hợp doanh thu như đối với Công ty A, KTV còn thực hiện đối chiếu với một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quảng cáo trong ngành. Số liệu của B so với một số doanh nghiệp được tổng hợp trong bảng sau: Bảng số 2.2: So sánh Công ty B với một số doanh nghiệp dịch vụ trong ngành năm 2003 Đơn vị: Nghìn đồng Doanh thu Giá vốn Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu 1. Timesco 1,594,172 1,264,005 156,998 9,85% 2. B 1,010,537 961,284 123,564 12,22% 3. A&C 2,428,350 2,225,694 146,318 6,03% 4. VTV 958,036 673,268 159,741 16,67% (Nguồn: Báo cáo doanh thu ngành dịch vụ năm 2003) Sau khi thu thập được bảng số liệu về tình hình kinh doanh của khách hàng B trong năm 2003, KTV kết luận rằng Công ty B là một trong những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực quảng cáo. Doanh thu cũng như tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu khá cao so với các doanh nghiệp trong cùng ngành (đạt 12,22% năm 2003, đứng thứ 2 sau Công ty VTV). Sau tính toán được tỷ lệ lợi nhuận trước thuế so với doanh thu, KTV lập biểu đồ so sánh các chỉ tiêu trên. Thông qua biểu đồ này càng thể hiện rõ được mối quan hệ giữa chỉ tiêu về doanh thu so với các nhân tố khác trong Công ty B với một số doanh nghiệp trong cùng ngành. Trong đó, chỉ tiêu về doanh thu so với lợi nhuận được các doanh nghiệp rất quan tâm bởi đây là một chỉ tiêu quan trọng thể hiện khả năng tạo lơi nhuận của doanh nghiệp. Đây chỉ là một phần trích yếu của báo cáo doanh thu ngành dịch vụ năm 2003, tuy nhiện cũng thể hiện được chỗ đứng của Công ty B trong ngành. Biểu đồ 4 : Tỷ lệ các chỉ tiêu của Công ty B với các doanh nghiệp trong cùng ngành năm 2003. Biểu đồ này cùng với thông tin về Công ty sẽ được lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán chung về Công ty B. Qua việc phân tích trên, KTV đưa ra nhận xét Công ty B là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thị trường với doanh thu hàng năm tương đối cao. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả trong một số năm gần đây do nhu cầu thị trường về quảng cáo đang có xu hướng tăng mạnh. Ba là, Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng: đánh giá được hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ là một trong những công việc quan trọng trong lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. Đối với khoản mục doanh thu, KTV có thể đưa ra hệ thống câu hỏi nhằm đánh giá cách thức tổ chức quản lý doanh thu trong doanh nghiệp. Công ty A Việc kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục doanh thu được thể hiện trong các giấy tờ làm việc của KTV. Do là khách hàng cũ của doanh nghiệp nên giấy tờ này được lưu trong hồ sơ kiểm toán của khách hàng từ những năm trước. Tuy nhiên khi xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, KTV vẫn phải lưu lại trong hồ sơ kiểm toán năm. KTV ghi nhận được những thông tin sau: Bảng số 2.3: Trích hồ sơ kiểm toán tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ VIETNAM ACCOUNTING AUDITING CONSULTING COMPANY Khách hàng: Công ty A Người lập: 5320: (1/1) Kỳ kết thúc: 31/12/2005 Ngày: Nội dung: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ Mục tiêu: Tìm hiểu hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ Thực hiện: Tìm hiểu hệ thống kế toán áp dụng đối với khoản mục doanh thu 1.Phương pháp ghi nhận doanh thu - Quy trình của nghiệp vụ bán hàng: Khách hàng Þ Đơn đặt hàng Þ Sản xuất Þ Thành phẩm Þ Khách hàng Dựa trên đơn đặt hàng với khách hàng, Công ty giao hàng cho khách hàng theo đúng ngày trên đơn đặt hàng. Kế toán ghi nhận doanh thu và giá vốn theo phương pháp bình quân gia quyền. Khi xuất hàng cho khách: nếu là hàng gia công cho khách thì ghi nhập, xuất hàng đều có biên bản giao nhận hàng (không có phiếu xuất kho); nếu là hàng sản xuất để bán thì dùng hoá đơn và đơn đặt hàng thay thế cho phiếu xuất kho; nếu là hàng xuất khẩu thì có hoá đơn, đơn đặt hàng, tờ khai hải quan, biên bản giao nhận hàng. - Hạch toán doanh thu: Công ty ghi sổ kế toán theo phương pháp Nhật ký chung, niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng là đồng Việt Nam. Doanh thu được theo dõi trên các tài khoản sau: Doanh thu xuất khẩu: TK 51121; Doanh thu nội địa: 51122; Doanh thu gia công: TK 5113; Doanh thu bán thứ phẩm: TK 5115; Doanh thu bán phế liệu: TK 5116; Doanh thu nội bộ: TK 5122. 2. Hình thức thanh toán Hình thức thanh toán ngay khi giao nhận COD (Cash on delivery) nên hình thức thanh toán thường qua ngân hàng hoặc thanh toán trực tiếp. Thời gian thanh toán nhanh nên Công ty không trích lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi. 3. Chính sách tín dụng Công ty không có chính sách tín dụng chung cho toàn bộ khách hàng, với từng khách hàng việc áp dụng chính sách tín dụng được BGĐ quyết định riêng. Công ty không có chính sách chiết khấu cho khách hàng. 4. Ghi nhận tỷ giá áp dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp trong khu chế xuất. Đối với Công ty A, việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm xem xét trong niên độ kế toán hiện hành Công ty có những thay đổi gì trong cơ cấu tổ chức, cách thực hoạt động ảnh hưởng đến công tác kế toán. Công ty B Là khách hàng mới nên việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ là rất quan trọng. Việc tìm hiểu này được thực hiện thông qua một bảng hỏi đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ trong Công ty. Bảng hỏi được thiết kế như sau: Bảng số 2.4: Trích hồ sơ kiểm toán tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty B VIETNAM ACCOUNTING AUDITING CONSULTING COMPANY Khách hàng: Công ty B Người lập: 5320:1/1 Kỳ kết thúc: 31/12/2005 Ngày: Nội dung: ĐÁNH GIÁ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36385.doc
Tài liệu liên quan