LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3
I. TỔNG QUÁT VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3
1. Tổng quát về báo cáo tài chính 3
1.1. Khái niệm về kiểm toán Báo cáo tài chính. 3
1.2. Chức năng và phương pháp của kiểm toán Báo cáo tài chính 4
2. Đối tượng và phương pháp tiếp cận kiểm toán Báo cáo tài chính. 6
2.1. Phân chia theo khoản mục 6
2.2. Phân chia theo chu trình 7
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA DOANH THU ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẤN ĐỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 7
1. Doanh thu và phương pháp ghi nhận doanh thu 7
1.1. Khái niệm về doanh thu 7
1.2. Phân loại doanh thu 8
1.3. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu 10
1.4. Nguyên tắc hạch toán doanh thu 12
Sơ đồ 1.2: Hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 14
2. Kiểm toán doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính. 14
2.1. Ý nghĩa kiểm toán doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính 14
2.2. Mục tiêu kiểm toán doanh thu 15
3. Quy trình kiểm toán doanh thu 17
3.1. Lập kế hoạch kiểm toán 18
3.1.1. Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán 19
3.1.2. Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng 20
3.1.3. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. 21
3.1.4. Thực hiện thủ tục phân tích 22
3.1.5. Đánh giá trọng yếu và rủi ro 23
3.1.6. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát. 25
3.1.7. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và thiết kế chương trình kiểm toán 27
3.2. Thực hiện kiểm toán đối với khoản mục doanh thu 27
3.2.1. Thử nghiệm kiểm soát liên quan đến khoản mục doanh thu 27
3.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu 29
3.2.3. Thực hiện kiểm tra chi tiết với doanh thu 31
3.3. Kết thúc kiểm toán. 38
3.3.1. Các sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán có thể ảnh hưởng đến BCKT 38
3.3.2. Lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý 39
PHẦN II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ở VAE 42
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (VAE) 42
1. Lịch sử hình thành và phát triển 42
1.1. Quá trình phát triển 42
1.1.1. Địa bàn hoạt động của công ty 42
1.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật 43
1.1.3. Đối tượng khách hàng của công ty 43
1.1.4. Mục tiêu phát triển 43
1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty 44
2. Đặc điển quản lý công ty 45
2.1. Đội ngũ nhân viên 45
2.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động tại công ty 45
3. Quy trình kiểm toán tại Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam 48
3.1. Công tác chuẩn bị kiểm toán 48
3.2. Thu thập thông tin 49
3.2.1. Những điểm chính cần nắm bắt về khách hàng (thể hiện trên giấy tờ làm việc số A100) 49
3.2.2. Tóm tắt cuộc họp với khách hàng trước khi kiểm toán ( Thể hiện trên giấy tờ làm việc số A200) 49
3.2.3. Đánh giá rủi ro và trọng yếu (thể hiện trên giấy tờ làm việc số A300) 49
3.2.4.Thực hiện thủ tục phân tích (thể hiện trên giấy tờ làm việc số A400, A500) 50
3.3. Kế hoạch kiểm toán 50
3.4. Thực hiện kiểm toán và lập báo cáo sơ bộ 51
3.5. Soát xét báo cáo kiểm toán 51
3.6. Phát hành báo cáo chính thức 51
3.7. Các công việc sau khi phát hành báo cáo kiểm toán tài chính 52
II. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM 57
1. Công tác chuẩn bị kiểm toán 57
1.1. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. 57
1.2. Lựa chọn đội ngũ nhân viên 57
1.3. Lập và thoả thuận hợp đồng kinh tế. 58
2. Lập kế hoạch kiểm toán 60
2.1. Tìm hiểu về khách hàng 60
2.2. Phân tích soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ 63
2.2.1. Tìm hiểu về môi trường kiểm soát của khách hàng 63
2.2.2. Soát xét hệ thống kế toán của công ty. 64
2.3. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp 68
3. Kế hoạch và nội dung kiểm toán 72
3.1. Nhóm kiểm toán. 72
3.2. Kế hoạch và phân công công việc 72
3.3. Kiểm tra chi tiết doanh thu 74
3.3.1. Kiểm tra chi tiết tại Công ty Gold 74
3.3.2. Kiểm tra chi tiết doanh thu tại công ty Sun 81
4. Kết thúc kiểu toán 93
PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU CỦA VAE 96
I. VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY 96
1.1. Ưu điểm 96
1.2. Những vấn để tồn tại. 97
II. ĐỐI VỚI VIỆC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU DO CÔNG TY VAE THỰC HIỆN 98
1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 98
1.1. Ưu điểm 98
1.2. Những vấn đề tồn tại 99
2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 100
2.1. Ưu điểm 100
2.2. Vấn đề tồn tại 101
3. Kết thúc kiểm toán 101
3.1. Ưu điểm 101
3.2. Vấn đề tồn tại 102
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TẠI VAE 102
1. Tính tất yếu phải hoàn thiện chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu. 102
2. Việc mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. 104
3. Thực hiện phân tích doanh thu 104
4. Các chính sách của nhà nước ảnh hưởng đến kiểm toán khoản mục doanh thu. 106
5. Với hiệp hội Kiểm toán viên Việt Nam (VNCPA) 107
KẾT LUẬN 108
PHỤ LỤC 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
117 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2231 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g bộ giúp kiểm toán viên thu ngắn được thời gian tiến hành nâng cao được hiệu quả kiểm toán.
1.1.3. Đối tượng khách hàng của công ty
Đối tượng khách hàng của công ty rất đa dạng, được phân chia theo từng loại hình dịch vụ:
Kiểm toán tài chính: gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp liên doanh và doanh ngiệp 100% vốn nuớc ngoài), các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp 1999, hợp tác xã hoạt động theo luật hợp tác xã.
Kiểm toán dự án: các dự án do chính phủ hoặc do các tổ chức quốc tế tài trợ, dự án xoá đói giảm nghèo
Kiểm toán các công trình xây dựng cơ bản: các công trình xây dựng hoàn thành của các doanh nghiệp, của các bộ ban ngành, của ban cơ yếu chính phủ.
1.1.4. Mục tiêu phát triển
Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam được thành lập nhằm đảm bảo các mục tiêu sau:
Không ngừng nâng cao lợi ích hợp pháp của cổ đông: là một công ty cổ phần mục tiêu này được xem là một trong những mục tiêu cơ bản cho sự hình thành và phát triển công ty.
Tăng cường tích luỹ phát triển ngành nghề kinh doanh, dịch vụ: trong điều kiên cạnh tranh ngày càng nhiều như hiện nay thì việc mở rộng nganh nghề kinh doanh và đảm bảo chất lượng của các dịch vụ cung cấp là một trong những nhân tố cần được quan tâm hàng đầu.
Góp phần làm trong sạch nền tài chính quốc gia: đầy là một trong những mục tiêu mang tầm vĩ mô nhiều hơn, công ty với những dịch vụ cung cấp của mình sẽ giúp cho Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trở lên trong sạch là một công cụ đắc lực để nhà nước quản lý nền kinh tế, dựa vào kết quả thực hiện nhà nước đưa ra những chính sách phù hợp.
1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty
Chức năng nhiệm vụ của công ty đã được xác định rất rõ trong giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty. Cụ thể công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ chuyên ngành lĩnh vực kế toán, tài chính, kiểm toán, đánh giá tài sản, tư vấn tài chính, thuế, đầu tư, báo cáo quyết toán vốn đầu tư, bên cạnh đó thì công ty cũng là cơ quan đầu tiên thông qua công tác kế toán giúp khách hàng thiết lập một hệ thống qui trình kiểm soát nội bộ hợp lý trên cơ sở, công ty sẽ thường xuyên cập nhật những thông tin giúp khách hàng thực hiện kịp thời chính xác các văn bản qui phạm pháp luật của Nhà nước. Bảy dịch vụ chính của công ty đăng ký theo giấy phép kinh doanh là:
Dịch vụ kiểm toán, kế toán tư vấn thuế
Dịch vụ kiểm toán xây dựng cơ bản
Dịch vụ kiểm toán dự án
Dịch vụ định giá tài sản, định giá tài sản vốn góp kinh doanh
Dịch vụ tư vấn kinh doanh
Dịch vụ tư vấn đầu tư
Dịch vụ chuyển đổi Báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế (phục vụ cho việc hợp nhất báo cáo với công ty mẹ)
2. Đặc điển quản lý công ty
2.1. Đội ngũ nhân viên
Công ty có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và năng lực được đào tạo chuyên nghiệp tại các trường đại học trong và ngoài nước, từng làm việc và giữ những chức vụ quan trọng tại các công ty kiểm toán uy tín ở Việt Nam (như VACO). Hiện tại công ty có khoảng 100 nhân viên được đào tạo cơ bản trong các lĩnh vực: tư vấn kiểm toán BCTC, kiểm toán quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kiểm toán và định giá tài sản, vốn góp liên doanh, cổ phần hóa, thuế và đầu tư. Trong năm 2005 công ty đã đăng ký hành nghề cho 10 kiểm toán viên trong tổng số 100 nhân viên của công ty, trong các năm tới số lượng nhân viên có chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề sẽ tăng lên đáng kể do những nhân viên đủ điều kiện sẽ được công ty tạo điều kiện thi chứng chỉ CPA.
2.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động tại công ty
Công ty có khách hàng rộng phân bố trên địa bàn cả nước, nên ngoài trụ sở chính ở Hà Nội thì công ty còn mở thêm các văn phòng đại diện ở các tỉnh, tuy nhiên khi có hợp đồng thì nhân viên đều được điều động từ trụ sở chính vì thế mà doanh thu cũng như chi phí được theo dõi và tập hợp tập trung. Mô hình tổ chức của công ty có thể khái quát như sau:
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty cổ phần VAE
Hội đồng quản trị
Tổng Giám đốc
Văn phòng ĐD
Phó tổng GĐ
Phó tổng GĐ
Hội đồng KH
PhòngNV1
PhòngNV2
Phòng NV3
Phòng TH
Hà Giang
Sơn La
TP
Hồ Chí Minh
Kế Toán
HC
Tư vấn
QT
vốn ĐT
KT
BC-TC
Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam có chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau:
Hội đồng quản trị (HĐQT): Bao gồm 3 thành viên đứng đầu là Chủ tịch hội đồng quản trị và hai Phó Chủ tịch, có nhiệm vụ quyết định chiến luợc phát triển của Công ty, kiến nghị loại cổ phần và số cổ phần của từng loại được quyền chào bán, quyết định phương án đầu tư, giải pháp phát triển thị trường, mua sắm trang thiết bị mới, tiếp thị quảng cáo, ứng dụng công nghệ thông qua các hoạt động mua bán, cho vay và hoạt động khác có giá trị từ 10 đến 60% tổng giá trị tài sản được ghi sổ trong kỳ hạch toán của doanh nghiệp.
Tổng Giám đốc (Hiện tại ở công ty VAE Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc): Là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụ được giao.
Phó Tổng Giám đốc: Là người giúp việc cho Tổng Giám đốc có nhiệm vụ thực thi các quyết định của Tổng Giám đốc, đồng thời tiến hành tham mưu cho Giám đốc xây dựng những chính sách trong Công ty, trực tiếp tiến hành điều hành các phòng nghiệp vụ của Công ty.
Các văn phòng đại diện: Chịu trách nhiệm tìm hiểu thị trường tại các tỉnh đặt văn phòng đại diện, trực tiếp xúc tiến và tiếp cân với khách hàng tại khu vực này để tiến hành chào hàng, giới thiệu năng lực của Công ty tới những đơn vị có nhu cầu.
Các phòng nghiệp vụ (phòng NV1, phòng NV2, phòng NV3): Có chức năng tìm hiểu khách hàng trực tiếp thực hiện các hợp đồng cung cấp dịch vụ đã được ký kết bao gồm: dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính, dịch vụ kiểm toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, dịch vụ tư vấn.
Phòng hành chính tổng hợp: Bao gồm hai bộ phận là bộ phận kế toán và bộ phận hành chính như lễ tân, lái xe. Bộ phận kế toán có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ của Công ty đặc điểm bộ máy kế toán là tương đối đơn giản, phù hợp với đặc điểm của loại hình doanh nghiệp là chỉ cung cấp dịch vụ đơn thuần. Bộ máy kế toán bao gồm một kế toán trưởng, một kế toán tổng hợp một kế toán thanh toán và một kế toán quỹ. Bộ phận hành chính đảm bảo cho hoạt động giao dịch của công ty hiệu quả hơn.
Ngoài ra công ty còn có hội đồng khoa học: Bộ phận này tuy không tham gia trực tiếp vào quá trình kinh doanh của Công ty nhưng giữ một vai trò hết sức quan trọng, tham mưu cho HĐQT và BGĐ Công ty trong việc lựa chọn và đưa ra những quyết định kinh doanh, bên cạnh đó hội đồng khoa học còn tham gia vào việc cải tiến quy trình công nghệ hoạt động của Công ty, tiến hành xây dựng và đào tạo đội ngũ nhân KTV đủ về số lượng đảm bảo về chất lượng cho ông ty thông qua các hình thức là các buổi thảo luận.
Bên cạnh đó công ty luôn duy trì cho mình một số lượng cộng tác viên để đảm bảo cho hoạt động của mình diễn ra liên tục thường xuyên, đặc biệt là trong giai đoạn mùa vụ đối với các hợp đồng liên quan đến định giá tài sản.
3. Quy trình kiểm toán tại Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam
Quy trình kiểm toán chung bao gồm các bước là: Chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán, tại Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam quy trình này được thực hiện bao gồm các bước cụ thể sau:
Công tác chuẩn bị kiểm toán.
Thu thập thông tin chung.
Lập kế hoạch kiểm toán.
Thực hiện kiểm toán và tổng hợp tài liệu lập báo cáo.
Soát xét báo cáo kiểm toán .
Phát hành báo cáo chính thức.
Các công việc sau khi phát hành báo cáo.
Trong quá trình thực hiện thì từng bước của quy trình được thể hiện cụ thể như sau:
3.1. Công tác chuẩn bị kiểm toán
Tại Công ty VAE bắt đầu bằng việc tiếp nhận khách hàng, công ty đã sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau để thu hút khách hàng: Công ty cung cấp dịch vụ cho tất cả các khách hàng với các hình thức sở hữu khác nhau từ những doanh nghiệp nhà nước đến doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các hợp tác xã và dự án sử dụng vốn ODA. Phát triển khách hàng thông qua việc giới thiệu hồ sơ năng lực của công ty đến cho khách hàng, thông qua các mối quan hệ xem xét khách hàng đang cần dịch vụ nào doanh nghiệp có khả năng đáp ứng hay không, có thể tiến hành tư vấn cho khách hàng sử dụng loại dịch vụ thích hợp nhất trong hoàn cảnh của khách hàng. Sau khi đã được khách hàng chấp nhận hai bên tiến hành họp bàn về những dịch vụ được cung cấp, hai bên sẽ tiến hành ký kết hơp đồng và Công ty sẽ tiến hành chỉ định nhóm Kiểm toán.
3.2. Thu thập thông tin
Sau khi ký kết hợp đồng, kiểm toán viên của Công ty sẽ tiến hành tìm hiểu các thông tin khái quát về khách hàng, những thông tin này sẽ được lưu trong các giấy tờ làm việc của KTV, bao gồm:
3.2.1. Những điểm chính cần nắm bắt về khách hàng (thể hiện trên giấy tờ làm việc số A100)
Đặc điểm mang tính lịch sử của khách hàng như công ty được thành lập theo quyết định nào, do đâu cấp, số lượng các thành viên góp vốn và số vốn góp.
Thông tin về cơ cấu tổ chức của khách hàng: Bao gồm tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, các thành viên BGĐ, Kế toán trưởng, các đơn vị thành viên. Những thông tin liên quan đến chức năng nhiệm vụ của khách hàng theo đăng ký kinh doanh và trên thực tế, số lượng và trình độ cán bộ công nhân viên.
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng: Thu thập các thông tin liên quan đến loại hình kinh doanh của doanh nghiệp, các sản phẩn chính nhà cung cấp chính các khách hàng chính cũng như là đối thủ canh tranh trên thị trường.
3.2.2. Tóm tắt cuộc họp với khách hàng trước khi kiểm toán ( Thể hiện trên giấy tờ làm việc số A200)
Hai bên cử đại diện tham gia cuộc họp với nội dung là để xác định những yêu cầu cụ thể của khách hàng, từ đó đại diện VAE sẽ đưa ra ý kiến của mình để hai bên đi đến thống nhất và ghi chép vào kết luận cuộc họp.
3.2.3. Đánh giá rủi ro và trọng yếu (thể hiện trên giấy tờ làm việc số A300)
Xem xét các sai sót tiềm tàng liên quan đến ngành nghề kinh doanh của khách hàng có thể ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính .
Xem xét các giải pháp mà doanh nghiệp áp dụng để hạn chế các rủi ro tiềm tàng trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp: hệ thống các chính sách nhằm giảm bởt những rủi ro trong kinh doanh. Từ đó kiểm toán viên đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát của khách hàng ở mức cao thấp hay trung bình.
Các khoản mục có quy phát sinh và số dư lớn sẽ được KTV tiến hành xem xét và lưu ý trên giấy làm việc.
3.2.4.Thực hiện thủ tục phân tích (thể hiện trên giấy tờ làm việc số A400, A500)
Xem xét số liệu BCTC mới nhất của khách hàng một cách sơ bộ để đảm bảo: phù hợp với những hiểu biết ban đầu của KTV không, có sự thay đổi nào liên quan đến chính sách kế toán không, xem xét các nguyên tắc kế toán có được tuân thủ không.
Sau đó tiến hành phân tích một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp để xem xét các chỉ tiêu được phản ánh trên Báo cáo tài chính có xu hướng biến động phù hợp với những nhận định ban đầu của nhóm kiểm toán không, xem xét các chỉ tiêu về cơ cấu vốn, cơ cấu tài sản tỷ suất sinh lợi để đánh giá khái quát về tình hình hoạt động trong năm của khách hàng. Xem xét các chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu chi tiết trên báo cáo, quan hệ giữa chúng trên Báo cáo tài chính
3.3. Kế hoạch kiểm toán
Sau khi thu thập đầy đủ các hiểu biết cơ bản về khách hàng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán, trong đó xác định những vấn đề sau:
Những vấn đề về kỹ thuật như: thông tin chung về khách hàng (A100) đánh giá trọng yếu, rủi ro và đưa ra kết luận về trọng yếu và rủi ro (A300), xem xét việc sử dụng ý kiến của các chuyên gia, xem xét những vấn đề liên quan đến giả thiết hoạt động liên tục ( A700)
Những vấn đề về hậu cần như: số người tham gia kiểm toán, thời gian kiểm toán.
3.4. Thực hiện kiểm toán và lập báo cáo sơ bộ
Dựa vào kế hoạch kiểm toán được xây dựng cho từng khách hàng kết hợp với chương trình kiểm toán cho từng khoản mục đã được công ty xây dựng thành quy trình chung để tiến hành áp dụng cho từng khách hàng. Thông qua các bước, các nhân viên kiểm toán kiểm toán các khoản mục theo quy trình đã được xây dựng, mỗi nhân viên sẽ thực hiện phần hành mà mình được phân công, những công việc này tuỳ thuộc vào khả năng của từng người mà trưởng nhóm giao nhiệm vu.
Người thực hiện phải ghi chép các công việc mình đã thực hiện trên các giấy tờ làm việc (WP) và các chứng cứ có liên quan.
Chủ nhiệm kiểm toán tiến hành tập hợp các giấy tờ làm việc của các nhân viên làm cơ sở để đưa ra báo cáo kiểm toán. Trưởng nhóm chịu trách nhiệm về nội dung, về tính pháp lý của BCKT.
3.5. Soát xét báo cáo kiểm toán
Sau khi lập báo cáo sơ bộ, báo cáo này sé được soát xét bởi trưởng phòng kiểm toán, PGĐ phụ trách nghiệp vụ trước khi chuyển lên cho Tổng Giám đốc ký duyệt phát hành.
Công việc soát xét được thể hiện trên giấy tờ làm việc như sau:
A800: Soát xét báo cáo kiểm toán.
A810: Soát xét việc trình bày BCKT
A830: Soát xét nội dung BCKT
A840: Soát xét hồ sơ kiểm toán
A850: Soát xét về hình thức hồ sơ
A860: Soát xét về nội dụng của hồ sơ và giấy tờ làm việc
3.6. Phát hành báo cáo chính thức
Sau khi báo cáo được soát xét Tổng Giám đốc sẽ phê duyệt phát hành báo cáo kiểm toán, báo cáo được phát hành phải thể hiện được chất lượng dịch vụ mà công ty cung cấp đồng thời giảm thiểu tối đa những rủi ro mà công ty có thể gặp phải.
3.7. Các công việc sau khi phát hành báo cáo kiểm toán tài chính
Tiến hành đánh giá tổng quát dịch vụ cung cấp cho khách hàng: những ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại, những điểm cần lưu ý cho năm kiểm toán tiếp theo, sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ mà công ty cung cấp, từ đó xem xét các điều kiện để công ty có thể tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong những năm tiếp theo (giấy tờ làm việc số A880 và A900).
4. Chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu do VAE xây dựmg
Hiện tại VAE đã xây dựng được quy trình kiểm toán tương đối hiệu quả.
Thủ tục kiểm toán
Người thực hiện
Tham chiếu
I.
Kiểm tra hệ thống Kiểm soát
1.
Kiểm tra chính sách và thủ tục ghi nhận doanh thu, chính sách giá bán trong từng thời kỳ. Bao gồm doanh thu bán hàngvà doanh thu nội bộ
2.
Thu thập, lập và cập nhật những văn bản về hệ thống KSNB của khách hàng, chính sách và quy trình kiểm soát, trình tự và việc lập hoá đơn bán hàng, xác định giá bán cho từng loại hàng và từng thời kỳ bao gồm hệ thống thu tiền mặt.
Kiểm tra tính tuân thủ: Chọn một dãy các nghiệp vụ bán hàng cho khách và kiểm tra xem các nghiệp vụ này có tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ từ quá trình mua bán cho đến khi thu tiền không. Việc kiểm tra phải ghi trên WP
Kiểm tra tính tuân thủ: Chọn một số nghiệp vụ bán hàng nội bộ và kiểm tra xem các nghiệp vụ ấy có tuân thủ hệ thống kiếm soát nội bộ từ khi bán cho đến thu tiền và hạch toán vào tài khoản phải thu nội bộ không, việc kiểm tra phải được ghi nhận trên giấy tời làm việc.
Ghi chép sai sót trên giấy tờ làm việc.
Kết luận về hệ thống KSNB
Xác định các cán bộ chủ chốt của HTKSNB phần doanh thu (tên tuổi, chức vụ, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc)
II.
Phân tích soát xét
1.
Khuynh hướng biến động của doanh thu theo tháng bán hàng: Phân tích doanh thu theo từng tháng trong kỳ và so sánh với các kỳ trước, xác định nguyên nhân biến động doanh thu.Bao gồm cả doanh thu bán hàng và doanh thu nội bộ. Xác định nguyên nhân biến động doanh thu như tăng sản lượng hàng hoá bán ra điều chỉnh giá thay đổi cơ cấu sản lượng hàng bán.
2.
Phân tích các khoản doanh thu xem có phù hợp với qui định hiện hành và chuẩn mực kế toán không: xác định tỷ trọng phải thu/ doanh thu; hàng tồn kho/ doanh thu, từ đó đưa ra phương pháp kiểm toán
III.
Kiểm tra chi tiết
1.
Lập bảng phân loại doanh thu theo loại dịch vụ (theo thuế suất thuế GTGT) từ đó xem xét biến động qua các tháng trong năm, xem xét và cập nhật bất cứ một chính sách nào thay đổi liên quan đến doanh thu
2
Xem xét hàng xuất bán có đủ hoá đơn không:
Đối chiếu tài khoản tiền, giá vốn hàng bán và hàng tồn kho với các tài khoản doanh thu
Kiểm tra chi tiết hệ thống kiểm soát nội bộ với hàng tồn kho, doanh thu và thu tiền.
3
Liệt kê các khoản doanh thu lớn hoặc bất thường trên sổ doanh thu hoặc sổ cái cả năm, thực hiện kiểm tra chi tiết chứng từ với khoản mục này.
4
Kiểm tra tính chính xác của doanh thu: Kiểm tra các yếu tố bắt buộc trên hoá đơn đối chiếu với hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, đối chiếu từ hoá đơn vào sổ bán hàng…
5
Liệt kê và kiểm tra các khoản hàng bán bị trả lại, giảm giá chiết khấu. Xem xét quan điểm của cơ quan thuế về các khoản này.
Kiểm tra việc ghi giảm doanh thu đối chiếu tài khoản doanh thu với các chứng từ ghi nhận hàng bán bị trả lại.
Kiểm tra giá ghi trên hoá đơn, ngày trên hoá đơn. Chọn một dãy liên tục các nghiệp vụ bán hàng bị trả lại đối chiếu với chứng từ chi trả tiền khách hàng hoặc hạch toán phải trả.
Đối chiếu chứng từ nhập lại hàng do khách hàng trả lại, kiểm tra xem đã được hạch toán nhập lại chưa. Kiểm tra tỷ lệ chiết khấu có được thực hiện theo quy định của nhà nước không. Các hoá đơn hàng bán bị trả lại hoặc chiết khẩu giảm giá hàng bán có được tính toán một cách chính xác không.
Các chứng từ phê duyệt hàng bán bị trả lại có được phê duyêt không.
6
Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: Kiểm tra hoá đơn bán hàng của mười ngày cuối năm và mười ngày đầu năm để đảm bảo doanh thu đã được ghi chép đúng kỳ: Kiểm tra các hoá đơn chứng từ về hàng gửi bán
Kiểm tra hàng hoá được bán thẳng từ nhà cung cấp đến khách hàng của Công ty
7
Kiểm tra các khoản tiền bán hàng thanh toán chuyển khoản và tiền mặt được gửi ngay vào ngân hàng.
Đối chiếu giữa phiếu thu bán hàng ngày với sổ tiền gửi ngân hàng/ sổ tiền mặt
Đối chiếu giữa chứng từ kê khai các khoản thu tiền bán hàng vào sổ tiền gửi ngân hàng và vào sổ phụ ngân hàng.
Đối chiếu các chứng từ gốc với sổ phụ ngân hàng về các khoản phải thu khác.
Kiểm tra các khoản tiền thanh toán bằng chuyển khoản và tiền mặt được ghi chép đúng đắn trong sổ kế toán
Đối chiếu giữa các bút toán thu tiền mặt với sổ phải thu khách hàng và sổ Cái
8
Kiểm tra doanh thu trong mối liên hệ với các khoản phải thu của khách hàng.
9
Kiểm tra đối với phần doanh thu bán hàng nội bộ
10
Các thủ tục kiểm toán khác
II. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM
Quá trình kiểm toán của VAE bao gồm nhiều công đoạn cụ thể chi tiết tuy nhiên liên quan đến việc kiểm toán khoản mục doanh thu có thể được tổng quát như sau
1. Công tác chuẩn bị kiểm toán
1.1. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán.
Sau khi nhận được thư mời kiểm toán, Công ty sẽ tìm hiểu những thông tin sơ bộ về khách hàng và xem xét khả năng chấp nhận kiểm toán qua việc đánh giá sơ bộ rủi ro của khách hàng, Công ty sẽ từ chối trong trường hợp:
Khách hàng thực hiện không đúng Luật kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả.
Dịch vụ khách hàng yêu cầu vượt quá khả năng của Công ty.
Với công ty Gold là đơn vị doanh nghiệp mới tiến hành kiểm toán lần đầu lựa chọn những kiểm toán viên có hiểu biết về lĩnh vực đó.
Với công ty Sun là khách hàng truyền thống của VAE thì trong đội ngũ kiểm toán viên có thành viên đã từng tiến hành kiểm toán từ lần trước.
1.2. Lựa chọn đội ngũ nhân viên
Để đảm bảo tính độc lập của Kiểm toán viên khi tiến hành kiểm toán, VAE đưa ra một bảng câu hỏi về tính độc lập của Kiểm toán viên:
Kiểm toán viên có góp vốn vào Công ty Kiểm toán không?
Kiểm toán viên có nằm trong Đại Hội cổ đông hay Hội Đông quản trị của khách hàng không?
Kiểm toán viên có cung cấp các dịch vụ khác cho khách hàng không?
Kiểm toán viên có quan hệ họ hàng với người lãnh đạo Công ty khách hàng không?
Sau khi xem xét câu trả lời của các câu hỏi trên, Công ty tiến hành lựa chọn đội ngũ Kiểm toán viên
Công ty Gold chuyên sản xuất các sản phẩm bánh từ nguyên liệu chính là gạo và bột mỳ, nhóm kiểm toán viên bao gồm:
Phạm Ngọc Toản : Soát xét báo cáo (kiểm toán viên quốc gia)
Trần Quốc Tuấn : Soát xét báo cáo (kiểm toán viên quốc gia)
Phạm Hùng Sơn : Soát xét báo cáo (kiểm toán viên quốc gia)
Nguyễn Thuỳ Linh : Trưởng nhóm (kiểm toán viên quốc gia)
Dương Thuỳ Anh : Kiểm toán viên
Nguyễn Xuân Tùng : Kiểm toán viên
Đối với công ty Sun là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chuyên sản xuất và gia công hàng may mặc xuất khẩu đi Hàn Quốc là khách hàng truyền thống của VAE, đã được kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2004 bởi trưởng nhóm: kiểm toán viên quốc gia Nguyễn Thuỳ Linh sang năm 2005 sẽ do bà : Nguyễn Thuỳ Linh làm trưởng nhóm:
Người soát xét: Phạm Ngọc Toản, Trần Quốc Tuấn
Kiểm toán viên: Nguyễn Quang Huy, Phạm Thị Chung, Nguyễn Đức Minh.
1.3. Lập và thoả thuận hợp đồng kinh tế.
Đại diện Ban giám đốc VAE và khách hàng sẽ gặp gỡ để đi đến nhất trí những nội dung trong hợp đồng, hợp đồng này sẽ được các bên ký trực tiếp hoặc VAE sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng và gửi qua Fax cho khách hang ký kết. Hợp đồng kiểm toán thể hiện cụ thể theo mẫu sau: (trích hợp đồng)
Hợp đồng này được lập cho từng khách hàng và từng cuộc kiểm toán riêng.
đối với công ty Gold được chi tiết như sau:
UBND THành phó hà nội
Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam
********
Số : /TI - VAE
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*****************
Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2006
Hợp đồng kinh tế
V/v: Kiểm toán Báo cáo tài chính
- Căn cứ vào nghị định số 105/2004/NĐ-Cp ngày 30/4/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập
- Căn cứ vào Chuẩn mực kiểm troán Việt Nam số 210 về Hợp đồng kiểm toán
Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên
Chúng tôi gồm
Bên A : Công ty TNHH Gold Việt Nam
Đại diện là : Lie Young Chen
Chức vụ : Tổng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36409.doc