Đề tài Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Ernst & Young Việt Nam

- Đối với doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác, kiểm toán viên chỉ thực hiện việc so sánh đối chiếu giữa số liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh với số liệu trên bảng cân đối thử của kiểm toán viên và với số tổng cộng trên sổ chi tiết tài khoản tương ứng. Kiểm toán viên không tiến hành kiểm tra chi tiết một số nghiệp vụ cụ thể để xem xét tính có thực, tính đầy đủ hay việc phân loại của các khoản thu nhập này; kiểm toán viên cũng không thực hiện phân tích các khoản thu nhập này giữa các kỳ với nhau để tìm ra xu hướng biến động, những thay đổi bất thường và tìm hiểu nguyên nhân.

- Ngoài ra, thực hiện so sánh tỷ lệ giữa số dư các tài khoản phải thu với doanh thu bán chịu của kỳ này so với kỳ trước cũng có thể cho phép kiểm toán viên nhận định về tính trung thực của các khoản doanh thu bán chịu.

Việc sử dụng hài hoà các tỷ suất trong thủ tục phân tích sẽ giúp kiểm toán viên có sự nhìn nhận về vấn đề một cách rõ ràng tiết kiệm được thời gian và chi phí. Còn đối với việc thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết, đây không phải là công việc khó khăn vì bước công việc này chỉ là xem xét các nghiệp vụ có thực sự phát sinh hay được ghi nhận một cách đầy đủ không, hoặc xem xét các số liệu có được ghi chép đẩy đủ chính xác lên các sổ chi tiết và sổ tổng hợp không, các chứng từ có đầy đủ các chữ ký của những người có liên quan hay không công việc này thường tốn thời gian nhưng để đảm bảo tính trung thực và hợp lý của các khoản doanh thu kiểm toán viên nên thực hiện một cách đầy đủ.

 

doc112 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1671 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Ernst & Young Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nước bạn. Số lượng hợp đồng ký kết với các công ty ngoài nước ngày càng nhiều, năm nay có thêm cả khách hàng bên Lào, Campuchia... 3. Tổ chức bộ máy quản lý Một trong những nguyên nhân giúp Ernst & Young Việt Nam thành công là có đội ngũ lãnh đạo trẻ, năng động, sáng tạo và đoàn kết, có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hợp lý. Mô hình này được áp dụng theo mô hình của Ernst & Young toàn cầu, có thay đổi cho phù hợp với các điều kiện của Việt Nam. Sơ dồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Ernst & Young Việt Nam Bộ phận Kế toán Bộ phận Tin học Bộ phận Hành chính Phòng Tư vấn thuế Partner Tổng Giám đốc Partner Phó Tổng Giám đốc Bộ phận văn phòng Phòng Kiểm toán Bộ phận Nghiệp vụ Phòng Tư vấn kế toán và tài chính Ban cố vấn Chức năng của Ban giám đốc và các phòng ban được thể hiện như sau: Tổng Giám đốc quản lý toàn diện các mặt hoạt động của công ty tại Việt Nam, trực tiếp các hoạt động của văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh và gián tiếp quản lý các hoạt động của văn phòng tại Hà Nội thông qua Phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc còn phụ trách việc xây dựng các chiến lược kinh doanh, đa dạng các loại hình dịch vụ cung cấp. Phó Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm hoàn toàn về hoạt động của văn phòng tại Hà Nội, thực hiện các kế hoạch theo chiến lược phát triển chung của công ty, tổ chức thực hiện tất cả các dịch vụ tại văn phòng tại Hà Nội, có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động và tiềm năng phát triển của văn phòng tại Hà Nội lên Tổng Giám đốc. Các thành viên Ban giám đốc của công ty đều là các chủ phần hùn (Partner). Họ là người trực tiếp đánh giá rủi ro kiểm toán, quyết định ký hợp đồng kiểm toán, thực hiện việc soát xét cuối cùng đối với mọi hồ sơ kiểm toán, và là người đại diện của công ty ký và ban hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý với khách hàng. Hệ thống các phòng ban của công ty có thể được chia thành hai bộ phận chính là Bộ phận hành chính và Bộ phận nghiệp vụ. Bộ phận hành chính của công ty bao gồm bộ phận kế toán, tin học và văn phòng. - Bộ phận kế toán có nhiệm vụ quản lý và theo dõi tình hình tài chính kế toán của công ty. - Bộ phận văn phòng có chức năng quản lý các công văn đến, đi, quản lý bộ phận lái xe phục vụ cho nhu cầu đi công tác của các nhân viên trong công ty, đồng thời có nhiệm vụ chuẩn bị và cung cấp cho nhân viên của công ty các văn phòng phẩm cần thiết cho công việc như các loại bút, giấy in, mực in. - Bộ phận tin học chịu trách nhiệm cung cấp các thiết bị phần cứng, phần mềm, quản lý và đảm bảo hệ thống mạng nội bộ, và trợ giúp các nhân viên khi máy tính của họ cần sửa chữa. Bộ phận nghiệp vụ hiện nay bao gồm phòng kiểm toán, phòng tư vấn và phòng thuế. - Phòng kiểm toán: Công ty có 4 nhóm kiểm toán nghiệp vụ thực hiện dịch vụ kiểm toán với số lượng nhân viên lớn nhất, cung cấp dịch vụ cho một khối lượng khách hàng lớn hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: ngành sản xuất, các công trình xây dựng cơ bản, các doanh nghiệp Nhà nước, các Ngân hàng, các dự án, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài... Các nhân viên và lãnh đạo các nhóm kiểm toán có thể hỗ trợ và kết hợp với nhau trong cùng một cuộc kiểm toán để đảm bảo đáp ứng đủ nhân lực và hiểu biết cho mọi cuộc kiểm toán. Đứng đầu các nhóm kiểm toán nghiệp vụ là các trưởng nhóm (các chủ nhiệm kiểm toán cao cấp). Các nhân viên trong nhóm tuỳ, theo số năm kinh nghiệm, khả năng công tác được phân công làm việc ở các mức độ khác nhau. Có thể tạm thời chia thành các nhóm: Chủ nhiệm kiểm toán cao cấp, chủ nhiệm kiểm toán, kiểm toán viên được cấp chứng chỉ CPA của Bộ Tài chính, kiểm toán viên không có chứng chỉ CPA, các trợ lý kiểm toán viên. - Phòng tư vấn kế toán và tài chính: thực hiện tư vấn kế toán và tư vấn tài chính doanh nghiệp. Trong đó tư vấn quản trị doanh nghiệp là thế mạnh với dịch vụ tư vấn công nghệ thông tin trong quản lý và tư vấn nguồn nhân lực nhằm tìm kiếm những ứng cử viên vào các vị trí thích hợp và nâng cao trình độ quản lý nhân viên của từng khách hàng. - Phòng tư vấn thuế: cung cấp các dịch vụ tư vấn về thuế nhằm nâng cao trình độ quản lý thuế và tài chính đối với từng khách hàng. 4. Chương trình kiểm toán áp dụng tại Ernst & Young Việt Nam Tại Ernst & Young, các cuộc kiểm toán đều được tiến hành theo một trình tự chuẩn được áp dụng trên toàn cầu dựa trên phương pháp kiểm toán GAM. Căn cứ vào các đặc điểm riêng tại mỗi nước cũng như qui mô, ngành nghề của công ty khách hàng, các kiểm toán viên sẽ xây dựng nên những chương trình kiểm toán phù hợp cho công ty được kiểm toán. Phương pháp này tuân thủ chặt chẽ các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế và sửa đổi phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Chương trình kiểm toán của Ernst & Young Việt Nam bao gồm 14 bước chia thành 5 giai đoạn được khái quát theo biểu đồ sau: Sơ đồ 3: Các công việc thực hiện trong phương pháp kiểm toán GAM Công việc thực hiện trước khi kiểm toán Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng, lập kế hoạch kiểm toán Thực hiện thủ tục kiểm toán Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo Công việc thực hiện sau kiểm toán Giai đoạn 1: Công việc thực hiện trước khi kiểm toán Đây là giai đoạn đầu tiên của cuộc kiểm toán, chỉ được thực hiện bởi trưởng nhóm kiểm toán và các cấp cao hơn. Giai đoạn này bao gồm hai bước như sau: Thảo luận về đề nghị kiểm toán và sự mong đợi của khách hàng; lựa chọn nhóm kiểm toán. Ở bước thứ nhất, các trưởng nhóm kiểm toán và các cấp cao hơn thực hiện việc chuẩn bị cho lập kế hoạch kiểm toán. Trong đó họ xem xét đặc điểm của cuộc kiểm toán trên một số khía cạnh như sau: Nhận diện lý do kiểm toán của công ty khách hàng Thảo luận về các điều khoản của hợp đồng Ở bước thứ hai, họ thực hiện việc xác định các thành viên tham gia vào cuộc kiểm toán trên một số khía cạnh sao cho phù hợp nhất với đặc điểm của cuộc kiểm toán đã được nhận định ở bước thứ nhất. Giai đoạn 2: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng và lập kế hoạch kiểm toán Đây là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của cuộc kiểm toán gồm 6 bước như sau: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng: các nhân viên thực hiện thủ tục thu thập thông tin cơ sở và các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng nhằm đạt được sự hiểu biết về hoạt động của khách hàng một cách chung nhất. Sau đó kiểm toán viên tiến hành các thủ tục phân tích đối với các thông tin thu thập được nhằm hỗ trợ cho việc lập kế hoạch về bản chất, thời gian và nội dung các thủ tục kiểm toán sẽ được sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán Đánh giá ban đầu về hệ thống kiểm soát nội bộ: Các kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng trên 4 yếu tố: + Môi trường kiểm soát + Các thủ tục kiểm soát + Hệ thống kế toán + Kiểm toán nội bộ Lập kế hoạch kiểm toán sơ bộ: Các trưởng nhóm kiểm toán và các cấp cao hơn lập kế hoạch kiểm toán sơ bộ dựa trên những thông tin có được từ các bước trên, đặc biệt là các thông tin thu thập được từ thủ tục phân tích để xác định các trọng tâm cần phải tập trung cho cuộc kiểm toán. Tìm hiểu, xác định và đánh giá các chu trình kế toán quan trọng và các thủ tục kiểm soát có liên quan. Thực hiện thủ tục kiểm soát: ở bước này, sau khi lập kế hoạch tổng quát, các thành viên của nhóm kiểm toán thực hiện theo kế hoạch đó, thực hiện các thủ tục kiểm soát và thủ tục phân tích. Từ đó đánh giá được tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ, đồng thời tiến hành điều chỉnh dần kế hoạch kiểm toán sao cho phù hợp. Thực hiện ước lượng mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán, thiết kế chương trình kiểm toán: Sau khi đã có những hiểu biết cụ thể hơn và có những điều chỉnh phù hợp cho kế hoạch kiểm toán tông quát, các trưởng nhóm và các cấp cao hơn sẽ thiết kế chương trình kiểm toán. Công việc này bao gồm: + Thiết kế các thủ tục kiểm soát + Thiết kế các thủ tục phân tích + Thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch kiểm toán Trên cơ sở các kế hoạch đã được lập ra về thời gian, phạm vi tiến hành kiểm toán và dựa trên các thủ tục kiểm toán đã được xây dựng sẵn, Ernst & Young Việt Nam đã tiến hành thực hiện kiểm toán một cách toàn diện, theo đúng kế hoạch đã xây dựng. Giai đoạn này bao gồm ba bước cơ bản, Ernst & Young sẽ thực hiện rà soát lại lần nữa hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để đưa ra mức đánh giá cuối cùng về rủi ro, mức trọng yếu và thực hiện các thủ tục kiểm toán cơ bản bao gồm các thủ tục phân tích và các thủ tục kiểm tra chi tiết. Trong kiểm toán tài chính của Ernst & Young, việc kiểm tra các tài khoản về hình thức là riêng biệt nhưng các kiểm toán viên luôn xem xét chúng trong các mối quan hệ nội tại có ảnh hưởng đến kiểm toán. Kiểm toán viên đã kết hợp giữa kiểm tra chi tiết với tổng hợp, kết hợp giữa tổng hợp với phân tích. Vừa nghiên cứu tổng quan, vừa đi sâu điều tra chọn mẫu, khai thác tối đa những biên bản, những kết luận sẵn có… Giai đoạn 4: Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo Kết thúc kiểm toán, trưởng nhóm tiến hành tổng hợp kết quả và lập Thư quản lý và Báo cáo kiểm toán trình lên cấp cao hơn để xét duyệt sau đó gửi cho khách hàng. Báo cáo kiểm toán bày tỏ ý kiến của công ty Ernst & Young về Báo cáo tài chính của khách hàng. Thư quản lý chi tiết nêu lên các điểm yếu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng mà kiểm toán viên phát hiện ra trong suốt quá trình kiểm toán. Việc lập Báo cáo kiểm toán tuân thủ theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được Việt Nam chấp thuận. Công việc kiểm toán sau khi kết thúc luôn góp phần làm cho tình hình tài chính của khách hàng trở nên tốt hơn, việc ghi chép sổ sách có khoa học hơn. Giai đoạn 5: Công việc thực hiện sau kiểm toán Giai đoạn này bao gồm hai bước: Xử lý các vấn đề phát sinh sau ngày phát hành báo cáo kiểm toán và đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán, mức độ thoả mãn của khách hàng đối với dịch vụ mà công ty cung cấp. Khi công việc kiểm toán kết thúc cũng là lúc kiểm toán viên lập xong Báo cáo kiểm toán, nếu có một số vấn đề phát sinh liên quan đến việc điều chỉnh hay sửa đổi lại Báo cáo tài chính của đơn vị khách hàng thì kiểm toán viên vẫn có trách nhiệm xem xét lại từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho bản thân. Phần việc cuối cùng các kiểm toán viên cần tiến hành trong giai đoạn này là đánh giá hiệu quả của cuộc kiểm toán. Chất lượng công việc của các nhân viên được đánh giá theo các tiêu thức khác nhau. Qua đó đánh giá sự thoả mãn của khách hàng đối với cuộc kiểm toán. II. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN DOANH THU TẠI ERNST & YOUNG VIỆT NAM Ernst & Young Việt Nam sử dụng phương pháp kiểm toán GAM để tiến hành kiểm toán. Và cũng như những phương pháp kiểm toán khác được áp dụng tại các công ty kiểm toán khác nhau, quá trình kiểm toán theo GAM bao gồm ba giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kế hoạch kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Trong mỗi giai đoạn lại được chi tiết thành những bước công việc cụ thể. Doanh thu là một bộ phận cấu thành nên các khoản mục trên Báo cáo tài chính, do vậy quy trình kiểm toán doanh thu cũng phải thực hiện theo trình tự trên. Với mỗi khách hàng cụ thể quy trình kiểm toán doanh thu sẽ được áp dụng cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khách hàng nhưng quy trình chung thì không thể thay đổi. Để làm rõ hơn vấn đề trên trong luận văn tốt nghiệp em xin được đi sâu tìm hiểu quy trình kiểm toán doanh thu tại hai doanh nghiệp là công ty TNHH kinh doanh thương mại và dịch vụ ABC và công ty sản xuất phụ tùng xe máy XYZ. Công ty ABC là khách hàng năm đầu tiên Ernst & Young Việt Nam tiến hành kiểm toán và công ty này cũng chưa bao giờ thực hiện kiểm toán, còn công ty XYZ là khách hàng quen thuộc mà Ernst & Young Việt Nam đã tiến hành kiểm toán trong hai năm gần đây. 1. Lập kế hoạch kiểm toán 1.1. Chấp nhận thư hẹn kiểm toán và ký kết hợp đồng kiểm toán Một cuộc kiểm toán đối với mỗi khách hàng đều bắt đầu bằng việc gửi thư mời tới khách hàng. Hàng năm, đối với khách hàng dù là khách hàng mới hay cũ, Ernst & Young Việt Nam đều gửi thư mời tới khách hàng để tạo điều kiện cho họ biết những dịch vụ mà Ernst & Young Việt Nam cung cấp đồng thời nêu lên những quyền lợi mà khách hàng được hưởng. Hai công ty ABC và XYZ cũng không phải là ngoại lệ, Ernst & Young Việt Nam đã gửi thư mời và được khách hàng chấp nhận kiểm toán. XYZ là khách hàng quen thuộc của Ernst & Young Việt Nam, không giống với những khách hàng khác, công ty XYZ được kiểm toán mỗi năm hai lần (tại thời điểm kết thúc quý hai và kết thúc năm tài chính) do tính chất phức tạp của hoạt động kinh doanh và khối lượng nghiệp vụ diễn ra tại công ty là rất lớn. Ngoài ra, đó cũng là yêu cầu của Ban giám đốc công ty XYZ nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán, quản lý tài chính, cung cấp được các thông tin tin cậy đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý của Tổng công ty. Hai bên đã tiến hành ký kết hợp đồng trong đó nêu rõ phạm vi kiểm toán, chuẩn mực áp dụng, thời gian tiến hành cuộc kiểm toán, trách nhiệm của kiểm toán viên và khách hàng, phí kiểm toán… Đồng thời nhóm kiểm toán được thành lập, XYZ là công ty sản xuất với quy mô lớn đòi hỏi đội ngũ kiểm toán đông đảo và có nhiều kinh nghiệm nên đội ngũ kiểm toán bao gồm một kiểm toán viên cao cấp, ba kiểm toán viên chính và một trợ lý kiểm toán; còn ABC là công ty dịch vụ thương mại quy mô nhỏ hơn nên đội ngũ kiểm toán cũng ít hơn nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng tốt nhất cho cuộc kiểm toán bao gồm một kiểm toán viên cao cấp, một kiểm toán viên chính và một trợ lý kiểm toán. Các kiểm toán viên phải có bản cam kết về tính độc lập của mình trong quá trình kiểm toán và được lưu trong hồ sơ kiểm toán. Do XYZ là khách hàng thường niên của Ernst & Young Việt Nam nên nhóm kiểm toán được lựa chọn sẽ là những kiểm toán viên đã tham gia kiểm toán kỳ trước (sáu tháng đầu năm) vì những kiểm toán viên này đã có những hiểu biết nhất định về hệ thống kiểm soát nội bộ, phương pháp hạch toán kế toán và hoạt động kinh doanh của khách hàng, do đó họ sẽ có những hướng xử lý thích hợp khi hệ thống này có những biến động bất thường. Ngoài nhóm kiểm toán chính thức được chỉ định, Ban giám đốc và các chuyên gia của Ernst & Young Việt Nam còn trực tiếp giám sát quá trình thực hiện cũng như chất lượng của công việc, giải quyết những vấn đề bất thường phát sinh trong quá trình kiểm toán. 1.2. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh và những thông tin cơ sở về khách hàng Để có thể thực hiện kiểm toán đối với mỗi khách hàng Ernst & Young Việt Nam tiến hành tìm hiểu hoạt động của khách hàng. Cụ thể, với những khách hàng lần đầu tiên kiểm toán có thể tìm hiểu hoạt động thông qua sách báo, tạp chí, Internet…Còn đối với khách hàng quen thuộc ngoài việc xem xét lại hồ sơ kiểm toán của kỳ trước kiểm toán viên cũng cần thu thập những thông tin khác như các quy định mới của Nhà nước về ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng, đồng thời tìm hiểu những thay đổi trong lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Trên cơ sở hồ sơ kiểm toán kỳ trước và những thông tin mới tìm hiểu được qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng khác, kiểm toán viên tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng XYZ và thu được những thông tin sau: Công ty sản xuất phụ tùng xe máy XYZ là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản, được thành lập theo giấy phép số 1710/GP của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 19/10/1996 với vốn pháp định và vốn đầu tư hiện tại là 4,000,000 USD và 20,000,000 USD. Công ty có trụ sở chính tại Nhật Bản, đặt chi nhánh ở Việt Nam tại khu công nghiệp Khai Quang, Vĩnh Phúc. Hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất, chế tạo và bán các loại phanh xe máy. Công ty hoạt động dưới luật đầu tư nước ngoài, hạch toán độc lập theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam, có con dấu riêng và mở tài khoản ở hai ngân hàng Mizuho và Vietcombank. Công ty có 536 nhân viên trong năm 2005, bao gồm 4 nhà quản lý người Nhật Bản, tổng giám đốc là ông Tohashu Osyto và kế toán trưởng là bà Trần Thị Hiền. Hiện tại, XYZ là một công ty lớn trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo và bán các loại phanh xe máy, đặc biệt là phanh xe của các hãng Nhật Bản như Honda, Yamaha, Suzuki. Thị trường hoạt động của công ty là ổn định, thị phần là đáng kể và có khả năng duy trì sản xuất, cung cấp sản phẩm ra thị trường ở mức độ cao do sản phẩm của công ty có chất lượng tốt, giá thành ổn định và phù hợp. Doanh thu của công ty trong năm tăng lên đáng kể, đặc biệt vào thời điểm cuối năm. Qua tìm hiểu, nhóm kiểm toán nhận thấy nhu cầu về xe máy hiện nay là rất lớn, nhất là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Đặc biệt từ sau khi Bộ công an bãi bỏ quy định mỗi người chỉ được đăng ký một xe và UBND TP Hà Nội bãi bỏ quy định tạm ngừng đăng ký xe tại 7 quận nội thành cuối năm 2005 làm cho thị trường xe máy vốn đã sôi động lại càng sôi động hơn. Mặt khác, khách hàng lại thích sự dụng xe máy của các hãng như Honda, Yamaha, Suzuki với sự đổi mới kiểu dáng và mẫu mã liên tục trong khi nhu cầu sử dụng xe máy Trung Quốc giá rẻ trong năm giảm mạnh tới 50%. Khả năng phát triển về thị trường xe máy ở Việt Nam còn tiến xa, theo dự báo tăng trưởng thị trường xe máy năm 2006 là 20% so với năm 2005. Vì thế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty XYZ còn tiếp tục tăng trưởng hơn nữa. Công ty XYZ áp dụng hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Báo cáo tài chính được lập bằng đồng Việt Nam (VND) phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định 1141/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 và quyết định số 167/2000/QĐ/CĐKT ngày 25/10/2000 của Bộ Tài chính. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 đến 31/12 năm Dương lịch. Ngoài ra, kiểm toán viên còn tìm hiểu những thông tin về chính sách kế toán đối với một số khoản mục chủ yếu. Đối với doanh thu, công ty XYZ ghi nhận trên cơ sở hàng hoá đã cung cấp cho khách hàng và phát hành hoá đơn, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa; thuế GTGT đầu ra là 10%… Nhìn chung, công ty tuân thủ theo đúng những quy định của Nhà nước và chính sách kế toán hiện hành. Tại công ty XYZ, Tổng Giám đốc là người trực tiếp quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty. Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý công tác kế toán và báo cáo kết quả cho Tổng Giám đốc. Bộ máy kế toán của công ty được phân công công việc cụ thể cho từng người, không vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm cũng như nguyên tắc phân công phân nhiệm. Các nhân viên kế toán của công ty đều là những người có trình độ đại học và cao đẳng nên có thể đánh giá bước đầu về hệ thống kiểm soát nộ bộ là có thể tin tưởng được. Khách hàng chủ yếu của công ty là các hãng sản xuất xe máy liên doanh Nhật Bản - Việt Nam hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản. Đó là các hãng xe máy khá nổi tiếng trên thị trường thế giới và cả trên thị trường Việt Nam như Honda, Yamaha, Suzuki trong đó doanh thu từ việc cung cấp sản phẩm cho Honda là chủ yếu. Công ty còn xuất khẩu sản phẩm sang Nhật Bản, Thái Lan và các chi nhánh khác thuộc Tổng công ty. Ngoài ra công ty cũng cung cấp sản phẩm cho các đại lý bán hàng, các cửa hàng bán lẻ phụ tùng xe máy… Như vậy, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang trong giai đoạn phát triển. Với khả năng và uy tín của mình chắc chắn trong tương lai công ty XYZ còn tiến xa hơn nữa và do đó doanh thu của công ty cũng cao hơn. Đối với khách hàng là công ty ABC, đây là khách hàng được kiểm toán năm đầu tiên nên nhóm kiểm toán viên phải tiến hành tìm hiểu rất kĩ tình hình kinh doanh và những thông tin cơ sở của doanh nghiệp. Bằng kinh nghiệm của mình và những thông tin được cung cấp từ khách hàng cũng như qua các phương tiện thông tin khác, nhóm kiểm toán viên đã thu thập được những thông tin như sau: ABC là công ty TNHH do nhiều thành viên góp vốn thành lập theo giấy phép số 2750/GP của Sở Thương mại tỉnh TQ ngày 8/7/2000 với vốn điều lệ là 25 tỷ Đồng Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động của công ty ABC là kinh doanh vận tải hành khách và các loại hàng hoá trên đường bộ. Đây là lĩnh vực kinh doanh tương đối nhạy cảm và phức tạp, được đánh giá là có nhiều rủi ro và gian lận trong công tác hạch toán kế toán nói chung và trong việc ghi nhận doanh thu nói riêng. Chi phí đầu vào của hoạt động kinh doanh này chủ yếu là các loại xăng dầu- loại mặt hàng mà giá cả ngày càng có xu hướng tăng cao, do đó kế hoạch về tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh không thể thực hiện được. Mặt khác ngày càng xuất hiện những công ty tư nhân kinh doanh dịch vụ vận tải hoạt động tự do với giá cước không cố định cạnh tranh khiến công ty ABC phải đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với uy tín về chất lượng cũng như việc tạo được những mối quan hệ tốt với khách hàng nên công ty ABC cũng tạo cho mình được thị phần đáng kể trong ngành. Công ty thực hiện hạch toán độc lập theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam và mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TQ. Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật kí chung, Báo cáo tài chính được lập bằng Đồng Việt Nam (VND) và niên độ kế toán bắt đầu từ 1/1 đến 31/12 năm Dương lịch. Cơ sở để công ty ghi nhận doanh thu là sau khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng và phát hành hoá đơn. Một điểm chú ý là thuế giá trị gia tăng đầu ra đối với dịch vụ vận chuyển hành khách là 10% trong khi đối với dịch vụ vận tải hàng hoá là 5%. Do đó khi tiến hành kiểm toán doanh thu, kiểm toán viên cần chú ý thuế suất thuế giá trị gia tăng mà đơn vị áp dụng. Chịu trách nhiệm quyết định mọi vấn đề liên quan đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp là Hội đồng quản trị. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm tư vấn cho Ban giám đốc về tình hình tài chính của công ty. Nhân viên Phòng kế toán là đội ngũ trẻ tuổi, ít kinh nghiệm, một số không được đào tạo chuyên ngành về kế toán, sự phân công phân nhiệm chưa được đảm bảo…do vậy khả năng xảy ra sai sót và gian lận trong quá trình làm việc là rất cao. Mặt khác, công ty ABC là khách hàng mới của Ernst & Young Việt Nam và là khách hàng lần đầu tiên kiểm toán, vì thế kiểm toán viên cần chú trọng hơn đến các thủ tục kiểm tra chi tiết trong quá trình kiểm toán doanh thu. 1.3. Thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát về doanh thu Sau khi tìm hiểu quy trình kế toán áp dụng tại khách hàng của mình, kiểm toán viên thực hiện các bước đánh giá tổng quát về các thông tin thu thập được nhằm xác định phạm vi có thể có rủi ro; hiểu biết bao quát về toàn bộ nội dung Báo cáo tài chính; hiểu được tình hình kinh doanh của khách hàng; đánh giá được mức độ trọng yếu và quan trọng hơn là xem xét được khả năng tiếp tục hoạt động của khách hàng. Để thực hiện được bước đánh giá tổng quát này thì kiểm toán viên cần thu thập cả những thông tin tài chính và những thông tin phi tài chính. Sau đó so sánh các thông tin thu được và phân tích, đánh giá kết quả và tìm hiểu nguyên nhân. Đối với khoản mục doanh thu của công ty XYZ, kiểm toán viên thực hiện so sánh như sau: Biểu số 3: Đánh giá tổng quát về doanh thu bán hàng của công ty XYZ Ernst & Young Việt Nam Khách hàng: công ty XYZ Tham chiếu: S1 Kỳ kế toán: 31/12/2005 Người thực hiện :PTT Ngày: 12/2/2006 Bước công việc: Đánh giá tổng quát về doanh thu bán hàng Người soát xét: PDH Ngày: 13/2/2006 Đơn vị: VND Chỉ tiêu 6 tháng cuối năm 6 tháng đầu năm Chênh lệch Tuyệt đối % Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 207,546,430,151 176,573,629,023 30,972,801,128 17.54 Giảm giá hàng bán 14,227,709 16,522,800 -2,295,091 -13.89 Hàng bán bị trả lại 471,966,071 260,120,050 211,846,021 81.44 Doanh thu thuần 207,060,236,371 176,296,956,173 30,763,280,198 17.45 Như vậy qua việc so sánh tổng quát doanh thu 6 tháng cuối năm với doanh thu 6 tháng đầu năm 2005, kiểm toán viên thấy rõ sự tăng lên đáng kể của doanh thu. Qua tìm hiểu bà Hiền, kế toán trưởng cùng với những hiểu biết của kiểm toán viên khi tìm hiểu sơ bộ về công ty cho thấy doanh thu tăng lên như vậy là theo một logíc dễ hiểu. Bởi thị trường xe máy Việt Nam đang rất sôi động với những quy định mới của Nhà nước về bãi bỏ hạn mức số lượng xe máy được đăng kí và sự ra mắt của hàng loạt xe máy với kiểu dáng mới hợp thời trang mà giá cả lại hợp lý…khiến cho số lượng xe máy bán ra tăng lên từ đó nhu cầu về phụ tùng xe máy cũng tăng lên. Thậm chí nhu cầu về các loại phụ tùng xe máy còn tăng lên với mức cao hơn vì các phụ tùng này có thể hỏng hóc và thay thế được. Tuy nhiên, số lượng hàng hoá bị trả lại tăng lên cao hơn mức tăng của doanh thu rất nhiều. Qua tìm hiểu kiểm toán viên được biết một phần của sự việc này là do chất lượng của các loại sản phẩm có giảm sút, một phần là do một số khách hàng có sự thay đổi về mẫu mã và chất lượng của sản phẩm trong kì, vì thế công ty chưa kịp đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và số lượng hàng hoá bị trả lại tăng cao hơn so với các kì trước. Mặc dù vậy, con số đó so với doanh thu vẫn nhỏ hơn rất nhiều cho nên doanh thu thuần trong kì vẫn tăng đáng kể theo mức tăng của doanh thu. Ngoài ra kiểm toán viên còn sử dụng các tỷ suất tài chính để tiến hành phân tích tổng quát đối với doanh thu bán hàng: Biểu số 4: Phân tích tổng quát đối với doanh thu công ty XYZ Ernst & Young Việt Nam Khách hàng: công ty XYZ Tham chiếu: S1-1 Kỳ kế toán: 31/12/2005 Người thực hiện :PTT Ngày: 12/2/2006 Bước công việc: Phân tích tổng quát đối với doanh thu Người soát xét: PDH Ngày: 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36428.doc
Tài liệu liên quan