DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.III
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU.IV
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA ẢNH HƯỞNG TỚI KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG 4
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA với kiểm toán khoản phải thu khách hàng 4
1.1.1. Lịch sử hình thành Công ty 4
1.1.2. Sự phát triển của Công ty 5
1.1.2.1. Đặc điểm các loại hình dịch vụ mà PCA cung cấp 5
1.1.2.2. Đặc điểm về khách hàng và thị trường của Công ty 8
1.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm 9
1.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty 12
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông 13
1.4. Đặc điểm tổ chức kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA 18
1.4.1. Đặc điểm quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty 18
1.4.2. Đặc điểm tổ chức hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán 23
PHẦN II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA THỰC HIỆN 24
2.1. Kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 24
2.2. Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại khách hàng 37
2.2.1. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 37
2.2.2. Thực hiện các thủ tục phân tích 42
2.2.3. Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục phải thu khách hàng 43
2.3. Kiểm toán nợ phải thu trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 52
PHẦN III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA THỰC HIỆN 56
3.1 Một số đánh giá về quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty 56
3.2. Các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng 61
3.2.1. Về đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ công ty khách hàng 61
3.2.2. Vê đánh giá, xác định mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán 65
3.2.3. Về thiết kế chương trình kiểm toán mẫu 65
3.2.4. Về thủ tục kiểm tra chi tiết 66
3.2.5 Về thủ tục gửi thư xác nhận 67
3.3. Một số đề xuất và kiến nghị để thực hiện giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng 68
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO V
Phụ lục số 01: Chương trình kiểm toán khoản phải thu tại PCA VI
81 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện đang gây tranh cãi không?
Có phải ban lãnh đạo miễn cưỡng khi thực hiện các điều chỉnh được đề xuất bởi KTV năm trước không?
Bảng 2-3: Tổng hợp đánh giá của kiểm toán viên tiếp
Thiết lập và duy trì hê thống thông tin kế toán đáng tin cậy:
Phòng kế toán có được bố trí đủ nhân sự không?
Công tác hạch toán kế toán của khách hàng có tốt không?
Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức quá phức tạp, liên quan đến nhiều pháp nhân lớn mang tính đặc thù được quản lý theo hệ thống hoặc có những giao dịch không nhằm mục đích kinh doanh?
Thứ hai: Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch kiểm toán cho khoản mục phải thu khách hàng. Dựa vào những đánh giá khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ công ty khách hàng, kiểm toán viên tiến hành đánh giá ban đầu đối với những mục tiêu kiểm soát cho từng khoản mục. Để thực hiện đánh giá ban đầu rủi ro kiểm soát khoản mục phải thu khách hàng, kiểm toán viên sử dụng bảng câu hỏi đóng các vấn đề về các khoản phải thu khách hàng. Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản phải thu được thể hiện dưới Bảng 2-4.
Bảng 2-4: Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát khoản phải thu
Các đối tượng phải thu của công ty là những đối tượng nào?. Nội dung từng số dư các khoản phải thu là gì?. Có khoản phải thu nào không có tính chất là phải thu thương mại hay không?.
Công ty đã xác nhận số dư các khoản phải thu tại thời điểm cuối năm chưa?. Định kỳ vào thời điểm nào Công ty xác nhận số dư phải thu?.
Chính sách thu hồi công nợ như thế nào?. Thời hạn thu hồi công nợ trong vòng bao nhiêu lâu?.
Sơ đồ hạch toán các khoản phải thu trong năm?.
Công nợ thu hồi bằng tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng?. Nếu thu bằng tiền mặt thì thu tại đâu: Văn phòng công ty hay thu tại khách hàng?. Nếu thu tại khách hàng thì ai là người đi thu và số tiền thu được sau bao lâu thì nộp về công ty.
Các khoản phải thu có được thanh toán qua bù trừ với công nợ phải trả hay không?. Nếu có thì chứng từ là gì?.
Định kỳ có lập bảng cân đối giữa doanh thu, khoản phải thu và các khoản đã thu tiền không?
Có lập bảng kê các khoản nợ theo tuổi nợ không?.
Các vấn đề khác
Sau khi tiến hành quan sát, phỏng vấn, thẩm tra tài liệu về các vấn đề liên quan đến các thủ tục kiểm soát đối với khoản phải thu, kiểm toán viên đưa ra kết luận: Kiểm soát nội bộ đối với khoản phải thu của khách hàng ABC và XYZ là có hiệu lực và rủi ro kiểm soát đối với khoản phải thu ở mức trung bình.
Bước bốn: Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên của PCA tiến hành đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót có thể chấp nhận được của báo cáo tài chính, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá mức độ ảnh hưởng cuả các sai sót lên báo cáo tài chính để từ đó có thể lập kế hoạch thời gian, phạm vi của các thử nghiệm kiểm toán. Cụ thể là nếu kiểm toán viên đánh giá mức trọng yếu càng thấp thì có nghĩa là độ chính xác của số liệu trên BCTC là cao và số lượng bằng chứng cần thu thập là lớn và ngược lại. Tại PCA mức trọng yếu được xác định:
Doanh nghiệp hoạt động thông thường: mức trọng yếu là 0,5-1% doanh thu.
Dự án tổ chức phi lợi nhuận: mức trọng yếu là 0,5-1% tổng chi phí.
Doanh nghiệp mới hoạt động chưa có doanh thu: mức trọng yếu 0,5-1% tổng tài sản.
Sau khi xác định được mức trọng yếu cho toàn báo cáo tài chính, kiểm toán viên của PCA tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Tuỳ theo bản chất của từng khoản mục, mức độ rủi ro mà kiểm toán viên đánh giá cho mỗi khoản mục là khác nhau, đây chính là nguyên nhân mức trọng yếu đựơc phân bổ cho các khoản mục theo các hệ số phân bổ khác nhau. Hệ số phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục được áp dụng tại PCA chủ yếu còn dựa nhiều vào kinh nghiệm của kiểm toán viên mà chưa có một quy trình cụ thể.
Công ty chỉ tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên bảng cân đối kế toán mà không tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Việc xác định tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ chính là cơ sở để kiểm toán viên phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục. Hệ thống kiểm soát nội bộ của hai khách hàng ABC và XYZ được PCA đánh giá là có thể tin cậy được. Kiểm toán viên xác định mức độ mức trọng yếu cho khoản mục phải thu khách hàng ở hai khách hàng kiểm toán ABC và XYZ:
Mức trọng yếu tổng thể của toàn bộ báo cáo tài chính của hai khách hàng ABC và XYZ được xác định bằng 0,75% của doanh thu
Mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục phải thu khách hàng bằng 30% mức trọng yếu tổng thể.
Dựa vào mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục phải thu khách hàng, kiểm toán viên sẽ tiến hành lựa chọn toàn bộ các khoản phải thu của những khách hàng có số dư lớn hơn mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục này để kiểm tra chi tiết. Đối với những khoản phải thu có số dư nhỏ hơn mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục phải thu khách hàng, kiểm toán viên của PCA tiến hành chọn mẫu để kiểm tra. Sau đây là bảng xác định mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục phải thu khách hàng tại hai khách hàng ABC và XYZ.
Bảng 2-5: Xác định mức trọng yếu phân bổ cho
khoản phải thu khách hàng
Chỉ tiếu
Năm 2008
Công ty ABC
Năm 2008
Công ty XYZ
1. Doanh thu thuần
30.621.305.678
19.356.685.126
2. Mức trọng yếu tổng thế
(0,75% doanh thu)
229.659.792
145.175.138
3. Số dư khoản phải thu khách hàng
1.319.356.216
999.980.486
4. Mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục phải thu khách hàng
68.897.937
43.552.541
Bước năm: Xác định nhu cầu nhân sự và thời gian kiểm toán. PCA thường tránh thay đổi kiểm toán viên trong các cuộc kiểm toán cho một khách hàng trong nhiều năm. Khách hàng ABC là khách hàng kiểm toán thường niên nên khi tiến hành thiết lập nhóm kiểm toán PCA vẫn lựa chọn các kiểm toán viên năm trước và thay đổi một số trợ lý kiểm toán viên. PCA thiết lập nhóm kiểm toán khách hàng ABC hợp lý vì: Việc tham gia kiểm toán cho một khách hàng trong nhiều năm giúp cho kiểm toán viên tích luỹ được kinh nghiệm cũng như những có được sự hiểu biết sâu sắc về ngành nghề kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ, quy trình hạch toán của đơn vị cũng như phong cách quản lý của Ban Giám đốc. Điều này giúp tiết kiệm được thời gian, công sức cũng như tạo ra được phong cách làm việc chuyên nghiệp hơn cho các kiểm toán viên trong cuộc kiểm toán năm nay. Đồng thời, Ban Giám đốc, Trưởng phòng kiểm toán của PCA vẫn luôn theo dõi và giám sát trực tiếp công việc kiểm toán của nhóm kiểm toán đồng thời hướng dẫn xử lý những vấn đề phát sinh bất thường trong quá trình kiểm toán tại Công ty khách hàng. Đối với việc phân công nhóm cụ thể về số lượng và trình độ của các kiểm toán viên còn phụ thuộc và khối lượng công việc kiểm toán được ước lượng cũng như thời gian hoàn thành và mức phí kiểm toán.
Khách hàng XYZ là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên của PCA. Do đó, việc phân công nhóm kiểm toán thực hiện kiểm toán tại PCA phụ thuộc vào khối lượng công việc kiểm toán, thời gian và mức phí kiểm toán. Đối với Khách hàng ABC là công ty có quy mô lớn do đó thời gian kiểm toán được xác định là 9 ngày trong đó thời gian kiểm toán đối với khoản mục phải thu khách hàng và doanh thu là 1 ngày. Đối với Công ty XYZ do quy mô nhỏ hơn, khối lượng công việc kiểm toán ước tính là ít hơn, do đó thời gian kiểm toán ước tính là 7 ngày.
Bước sáu: Thiết kế chương trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng. Chương trình kiểm toán là những dự kiến kiểm toán chi tiết về các công việc kiểm toán được thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công việc giữa các kiểm toán viên cũng như những dự kiến về tài liệu thông tin cần thu thập. Trọng tâm của chương trình kiểm toán là các thủ tục kiểm toán đối với các khoản mục. Do đó , thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết được xem là một bước rất quan trọng trong mỗi cuộc kiểm toán. Chương trình kiểm toán là kết quả cuối cùng và quan trọng nhất của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Chương trình kiểm toán nếu được thiết kế phù hợp và hiệu quả sẽ giúp kiểm toán viên thu thập được bằng chứng đầy đủ và thích hợp để làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến đánh giá của mình. Chương trình kiểm toán đựợc thiết kế cho từng khoàn mục riêng biệt. Tại PCA, các chương trình kiểm toán được thiết kế theo mẫu có sẵn. Hiện nay, PCA gần như không tiến hành lập chương trình kiểm toán riêng cho từng cuộc kiểm toán mà sử dụng chương trình kiểm toán mẫu này. Sử dụng chương trình kiểm toán mẫu PCA có thể giảm thời gian và công sức cho các kiểm toán viên, đây là một nhân tố giúp giảm thiểu chi phí cho cuộc kiểm toán. Sử dụng chương trình kiểm toán mẫu, đảm bảo về cơ bản là đạt được mục tiêu của cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm toán tuỳ vào từng trường hợp cụ thể thì kiểm toán viên vẫn có thể thay đổi hoặc bổ sung một số phần nào đó của chương trình kiểm toán sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, việc thay đổi này phải được bàn bạc với trưởng nhóm kiểm toán và được sự chấp thuận của trưởng nhóm kiểm toán. Quy trình kiểm toán tại PCA được xây dựng dựa trên cơ sở các lý thuyết kiểm toán, các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận, các quy định của Bộ Tài chính. Hiện nay, PCA là thành viên của Tập đoàn PKF quốc tế, do đó chương trình kiểm toán chi tiết của PCA được thiết kế chuẩn theo mẫu của PKF. Trong chương trình kiểm toán chi tiết của PCA, mỗi khoản mục đều được xác định rõ mục tiêu, các nội dung cần tiến hành khi kiểm toán khoản mục đó.
Chương trình kiểm toán chi tiết khoản mục phải thu khách hàng của PCA được thiết kế bao gồm các bước: Xác định thủ tục kiểm toán, quy mô mẫu chọn và thời gian thực hiện. Chương trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng của PCA được trích dẫn tại Phụ lục 01.
2.2. Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại khách hàng
2.2.1. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Sau khi đã tiến hành tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng ở giai đoạn khảo sát và đánh giá khách hàng thì kiểm toán viên của PCA kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ của hai khách hàng ABC và XYZ hoạt động có hiệu lực. Do vậy, kiểm toán viên của PCA tiến hành thực hiện các thử nghiệm kiểm soát tại hai khách hàng ABC và XYZ. Việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát này để thu thập các bằng chứng đánh giá hiệu quả của các thủ tục kiểm soát được áp dụng tại công ty khách hàng và độ tin cậy của thông tin đối với khoản mục phải thu khách hàng.
Trong quá trình thực hiện kiểm toán tại hai khách hàng ABC và XYZ, để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên của PCA sử dụng các phương pháp cụ thể sau:
Một là: Kiểm tra sự đồng bộ của số sách, trình tự ghi sổ và độ tin cậy của thông tin bằng cách kiểm tra đối chiếu một số nghiệp vụ từ sổ sách đến chứng từ mà cụ thể là từ sổ nhật kí bán hàng, hóa đơn bán hàng, báo cáo doanh thu, sổ phụ ngân hàng và sổ chi tiết Tài khoản 131, Tài khoản 111 của công ty khách hàng cùng bảng đối chiếu với ngân hàng hàng tháng và kiểm tra các chữ kí của giám đốc hoặc phụ trách bán hàng Từ đó KTV kết luận các thông tin có thể tin cậy được hay không?. Kiểm toán viên tiến hành lập bảng tổng hợp khoản mục phải thu khách hàng và đối chiếu nó với Sổ cái Tài khoản 131, Sổ chi tiết Tài khoản 131 và báo cáo tài chính năm trước.
Bảng 2-6: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
PCA Công ty Kiểm toán Phương Đông
Khách hàng: Công ty ABC
Nội dung: Tổng hợp các khoản phải thu
Niên độ: 31/12/2008
Mã số: E110.5.
Người thực hiện: NTNT
Ngày thực hiện: 08/02/2009
TK
Nội dung
Tham chiếu
DĐK
01/01/2008
DCK
31/12/2008
131
Phải thu khách hàng
E110.5.1
1.002.438.459
1.319.356.216
Kết luận
AFS 07
FS08
AFS07: Đối chiếu khớp đúng Báo cáo kiểm toán năm 2007
FS08: Đối chiếu khớp đúng Báo cáo tài chính năm 2008
Sau khi tiến hành đối chiếu số dư của các khoản phải thu đầu kỳ và cuối kỳ với các báo cáo tài chính của đơn vị , kiểm toán viên của PCA tiến hành lập bảng cân đối phát sinh đối với khoản mục phải thu khách hàng, từ đó kiểm toán viên tiến hành tham chiếu từ E110.5 xuống E110.5.1.
Bảng 2-7: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
PCA Công ty Kiểm toán Phương Đông
Khách hàng: Công ty ABC
Nội dung: Tông hợp CĐPS các khoản phải thu
Niên độ: 31/12/2008
Mã số: E110.5.1
Người thực hiện: NTNT
Ngày thực hiện: 08/02/2009
TK
DĐK
PS
DCK
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
131
1.002.438.459
371.673.000
29.795.526.803
29.106.936.04
(E110.5.1.2) 1.319.356.216
Kết luận: Tại thời điểm 31/12/2008 Các khoản phải thu được trình bày phù hợp trên BCTC. Số liệu khớp với BCTC, Sổ cái TK131, Bảng CĐPS
Số dư TK 131 tại thời điểm 01/01/2008 không trình bày trên BCTC theo chỉ tiêu “Người mua trả trước” là do lỗi của phần mềm.
Công việc trên cũng được thực hiện tương tự với Công ty XYZ
Bảng 2-8: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
PCA Công ty Kiểm toán Phương Đông
Khách hàng: Công ty XYZ
Nội dung: Tông hợp các khoản phải thu
Niên độ: 31/12/2008
Mã số: E110.5.
Người thực hiện: HTLT
Ngày thực hiện: 08/02/2009
TK
Nội dung
Tham chiếu
DĐK
01/01/2008
DCK
31/12/2008
131
PT khách hàng
E110.5.1
598.985.234
999.980.486
Kết luận
AFS 07
FS08
AFS07: Đối chiếu khớp đúng Báo cáo kiểm toán năm 2007
FS08: Đối chiếu khớp đúng Báo cáo tài chính năm 2008
Sau khi lập Bảng 2-8 để tổng hợp về số dư khoản phải thu khách hàng tại Công ty ABC, kiểm toán viên của PCA cũng tiến hành công việc tương tự đối với khách hàng XYZ.
Bảng 2-9: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
PCA Công ty Kiểm toán Phương Đông
Khách hàng: Công ty XYZ
Nội dung: Tông hợp CĐPS các khoản phải thu
Niên độ: 31/12/2008
Mã số: E110.5.1
Người thực hiện: NTNT
Ngày thực hiện: 08/02/2009
TK
DĐK
PS
DCK
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
131
598.985.234
27.773.672.915
27.372.677.663
999.980.486 (E110.5.)
Kết luận: Tại thời điểm 31/12/2008 Các khoản phải thu được trình bày phù hợp trên BCTC. Số liệu khớp với BCTC, Sổ cái TK131, Bảng CĐPS
Qua quá trình thực hiện các thử nghiệm kiếm soát như trên, kiểm toán viên của PCA nhận thấy. Tại Công ty ABC và Công ty XYZ có sự đồng bộ giữa sổ sách và trình tự ghi sổ, thông tin có độ tin cậy.
Thứ hai: Tìm hiểu sự phân cách nhiệm vụ đầy đủ trong công tác tổ chức tài chính kế toán: Kiểm toán viên thực hiện tìm hiểu môi trường kiểm soát của công ty khách hàng đối với khoản mục nợ phải thu qua các mặt như: liên kết các mục tiêu kiểm soát rủi ro, thiết lập trách nhiệm và phân chia công việc trong việc giữa người giữ tiền, người ghi sổ và quản lý các khoản phải thu. Trong quá trình kiểm toán tại Công ty ABC, kiểm toán viên nhận thấy việc tìm kiếm khách hàng và nguồn hàng cung ứng là do cán bộ phòng kinh doanh thực hiện, việc ghi sổ các khoản phải thu là do nhân viên kế toán phải thu thực hiện, đối với những khoản phải thu đã thu tiền thì việc ghi sổ do nhân viên kế toán tiền thực hiện. Do đó, kiểm toán viên đưa ra kết luận có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng trong việc quản lý các khoản phải thu tại ABC. Các công việc trên cũng được các kiểm toán viên của PCA thực hiện tương tự tại khách hàng XYZ. Kiểm toán viên của PCA cũng đưa ra kết luận về việc phân công phân nhiệm của Công ty XYZ trong việc quản lý các khoản phải thu là có hiệu lực.
Thứ ba: Rà soát đối chiếu công nợ, thực hiện phỏng vấn kế toán công nợ phải thu về quy trình đối chiếu công nợ và mức độ thường xuyên của việc này. Đồng thời, kiểm toán viên tiến hành so sánh đối chiếu công nợ với các đại lý, các khách hàngđảm bảo các khoản nợ được đối chiếu hàng quý và ghi chép chính xác. Sau khi tiến hành phỏng vấn các kế toán công nợ phải thu về quy trình đối chiếu công nợ với các khách hàng của Công ty ABC, kiểm toán viên đưa ra kết luận: Việc rà soát công nợ đựợc không diễn ra thường xuyên, Công ty ABC chỉ tiến hành đối chiếu công nợ với khách hàng tại thời điểm cuối năm tài chính. Điều này dẫn đến số lượng mẫu chọn để kiểm tra chi tiết các khoản phải thu ở Công ty ABC sẽ gia tăng. Đối với Công ty XYZ, sau khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát trên, kiểm toán viên đưa ra kết luận: Công việc đối chiếu công nợ với khách hàng đựơc Công ty XYZ cũng chỉ diễn ra tại thời điểm cuối năm tài chính để phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính. Đây là cơ sở để đánh giá tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ của XYZ bình thường.
Cụ thể hơn, dựa vào từng mục tiêu đặc thù của kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng mà KTV thường chọn 1 dãy liên tục các hóa đơn bán hàng, hoặc các vận đơn để đối chiếu với bảng kê chi tiết, với các hợp đồng kinh tế hoặc các sổ chi tiết để tìm hiểu tính hiện hữu, tính đúng đắn hoặc tính chính xác của nghiệp vụ thông qua đối chiếu với các hợp đồng kinh tếTừ kết quả từ các thử nghiệm kiểm soát trên, kiểm toán viên có thể đưa ra nhận định chính xác hơn về mức độ rủi ro kiểm soát của khoản mục này và từ đó có thể tăng mẫu chọn hoặc thực hiện gia tăng các thử nghiệm cơ bản nếu kết quả của bước công việc này chỉ ra rằng hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng hoạt động chưa thực sự hiệu quả.
Kết luận của kiểm toán viên PCA sau khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát trên tại Công ty ABC và Công ty XYZ chỉ ra rằng: Hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty ABC và XYZ đối với các khoản phải thu khách hàng là có hiệu lực. Do đó, kiểm toán viên có thể dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ của hai khách hàng này để giảm thiểu các thủ tục kiểm tra chi tiết cụ thể là giảm thiểu quy mô mẫu chọn để kiểm tra chi tiết về khoản mục phải thu khách hàng.
2.2.2. Thực hiện các thủ tục phân tích
Các thủ tục phân tích đối với khoản phải thu khách hàng được các kiểm toán viên của PCA thực hiện cùng với quá trình phân tích doanh thu, PCA không thực hiện phân tích riêng cho khoản mục phải thu khách hàng. Để thực hiện phân tích kiểm toán viên tiến hành phân loại doanh thu của khách hàng thành nhóm. Sau đó, kiểm tóan viên tiến hành tính toán, so sánh và phân tích sự biến động của doanh thu trong năm, từ đó đưa ra những nhận xét về nguyên nhân của sự tăng, giảm của các khoản phải thu. Tỷ suất vòng quay các khoản phải thu là một tỷ suất quan trọng để đánh giá sự biến động của số dư khoản mục phải thu khách hàng trong năm. Thông qua tỷ suất này, các kiểm toán viên cũng có thể đánh giá được những chính sách trong bán hàng, trong thanh toán của doanh nghiệp.
Đối với khách hàng ABC, kiểm toán viên của PCA nhận thấy: Doanh thu của PCA trong năm 2008 so với năm 2007 giảm gần 2 tỷ đồng nhưng nợ phải thu khách hàng năm 2008 lại cao hơn nợ phải thu khách hàng năm 2007 tới 317 triệu đồng. Qua phân tích, kiểm toán viên của PCA cho rằng có sự thay đổi ngược chiều giữa doanh thu và nợ phải thu là vì trong năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên doanh thu chính của Công ty ABC từ việc vận tải hàng hoá giảm, cộng với trong năm 2008 công ty đã áp dụng những chính sách bán hàng để kích thích việc sử dụng dịch vụ của Công ty như bán hàng trả chậm, một phần là do năng lực kinh tế của khách hàng Công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ. Đây là cơ sở để kiểm toán viên tiến hành khoanh vùng kiểm tra chi tiết, đặc biệt là về việc trích lập các khoản dự phòng của Công ty.
Đối với khách hàng XYZ, công việc thực hiện các thủ tục phân tích các khoản phải thu tương tự như công việc thực hiện tại Công ty ABC. Tuy nhiên, do Công ty XYZ là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên của PCA, do đó kiểm toán viên của PCA tiến hành đánh giá tính chính xác của số dư đầu kỳ của khoản phải thu thông qua việc đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ khoản phải thu khách hàng. Đối với sự biến động của khoản phải thu trong năm thì kiểm toán viên của PCA chỉ tiến hành phân tích cùng với phân tích doanh thu.
2.2.3. Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục phải thu khách hàng
Sau khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thủ tục phân tích thì kiểm toán viên của PCA đã có những kết luận sơ bộ về công tác hạch toán kế toán khoản phải thu tại Công ty ABC và Công ty XYZ là trung thực và hợp lý. Tiếp theo, Kiểm toán viên sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết về khoản mục phải thu khách hàng để xác định xem số liệu của khoản phải thu khách hàng có sai sót trọng yếu hay không. Kiểm toán viên của PCA thường áp dụng phương pháp kiểm tra chọn mẫu. Việc lựa chọn các phần tử vào mẫu phải đảm bảo rằng mẫu chọn phải mang tính chất đại diện, kết luận thu được từ việc kiểm tra chi tiết mẫu sẽ được suy rộng ra cho tổng thể. Thông thường các kiểm toán viên của PCA sẽ tiến hành lập bảng cân đối phát sinh công nợ chi tiết theo các khách hàng. Sau đó, kiểm toán viên của PCA dựa vào mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục phải thu khách hàng để lựa chọn những khách hàng có số dư lớn hơn mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục phải thu để kiểm tra chi tiết. Đối với Công ty ABC toàn bộ các khoản phải thu có số dư lớn hơn 55.118.350 đồng và của Công ty XYZ lớn hơn 34.842.033 đồng thì được lựa chọn để kiểm tra chi tiết. Tuy nhiên các kiểm toán viên của PCA cũng dựa vào bảng theo dõi chi tiết tuổi nợ của các khách hàng, từ đó lựa chọn toàn bộ những khách hàng nào đã quá hạn thanh toán mà chưa thanh toán để đưa vào mẫu kiểm tra chi tiết, đồng thời các kiểm toán viên cũng tiến hành dựa vào đây để kiểm tra việc trích lập dự phòng của công ty khách hàng có phù hợp với quy định hiện hành không.
Cụ thể trình tự kiểm tra chi tiết đối với khách hàng ABC được PCA thực hiện như sau: Đầu tiên kiểm toán viên của PCA yêu cầu khách hàng ABC cung cấp bảng cân đối phát sinh công nợ theo các khách hàng. Dựa vào bảng cân đối phát sinh công nợ với các khách hàng và bảng kê các khoản phải thu trong đó nêu rõ những khoản phải thu đã quá hạn, kiểm toán viên sẽ tiến hành chọn mẫu các khách hàng để kiểm tra chi tiết. Do ABC là khách hàng kiểm toán cũ của PCA, do đó kiểm toán viên của PCA không tiến hành gửi thư xác nhận khoản phải thu khách hàng mà chỉ tiến hành đối chiếu giữa số dư khoản phải thu khách hàng trên biên bản đối chiếu công nợ của ABC với khách hàng. Kiểm toán viên chỉ tiến hành gửi thư xác nhận cho các khách hàng mà số dư trên bảng đối chiếu công nợ và sổ sách kế toán không khớp nhau.
Bảng 2-10: Trích giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên
PCA Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông
Khách hàng: Công ty ABC
Tham chiếu: E110.5.1.1
Người thực hiện: HTLT
Bảng cân đối công nợ với khách hàng
Niên độ: 31/12/2008
ĐVT: VNĐ
Stt
Mkhách
TK
DĐK
PS
DCK
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
1
CTTMD
131
-
118.966.050
E110.5.2
118.966.050
2
CTKV
131
661.125.024
3.977.275.711
4303.713.235
E110.5.2
334.687.500
3
XNKT
131
110.501.612
-
-
E110.5.2
110.501.612
4
CtyKC
131
-
205.146.000
205.146.000
.
Tổng
1.002.438.459
371.673.000
29.795.526.803
29.106.936.046
1.319.526.216
Dựa vào bảng cân đối công nợ với khách hàng của ABC, kiểm toán viên của PCA biết được số dư chi tiết với từng khách hàng. Do ABC tiến hành đối chiếu công nợ với khách hàng tại thời điểm 31/12 do đó kiểm toán viên tiến hành đối chiếu toàn bộ số dư trên bảng đối chiếu công nợ với số dư trên bảng tổng hợp trên. Sau khi tiến hành đối chiếu kiểm toán viên của PCA nhận thấy số dư được khớp đúng với sổ sách. Dưới đây là mẫu biên bản đối chiếu công nợ với khách hàng mà Công ty ABC thực hiện.
Bảng 2-11: Biên bản đối chiếu công nợ với khách hàng của Công ty ABC
DCE110.5.2
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập tự do hạnh phúc
Công ty ABC
BIÊN BẢN ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ
Kế toán trưởng: Công ty Than Khe Chàm
Kế toán trưởng: Công ty ABC
Sau khi đối chiếu sổ sách cùng nhau xác nhận số dư trên tài khoản 131 và 331 đến ngày 31 tháng 12 năm 2008 như sau:
Số hiệu TK
Công ty XYZ
Công ty Than Khe Chàm
Nợ
Có
Nợ
Có
131
205.146.000
331
205.146.000
Kính đề nghị đơn vị ký xác nhận và trả lại cho Công ty ABC theo địa chỉ:
Số 42 Đường Võ Thị Sáu, Ngô Quyền, Hải Phòng
Điện thoại: 0313.662.407 Fax 0313.662.407
Kiểm toán viên của PCA sau khi tiến hành đối chiếu số dư thấy có sự khớp đúng. Kiểm toán viên kết luận các khoản phải thu khách hàng của ABC là có hiệu lực. Kiểm toán viên của PCA tiến hành thu thập những bảng đối chiếu công nợ này để cho vào giấy tờ làm việc, làm căn cứ cho việc đưa ra kết luận về tính trung thực hợp lý của khoản phải thu khách hàng. Tuy nhiên, tại Công ty ABC chỉ tiến hành lập bảng đối chiếu công nợ với những khách hàng có số dư, và việc đối chiếu công nợ là không thường xuyên chỉ được thực hiện vào cuối niên độ kế toán. Do đó, khi tiến hành kiểm toán với ABC là một khách hàng cũ, kiểm toán viên của PCA không tiến hành kiểm tra chi tiết đối với những khách hàng có số dư bằng không. Đây cũng chính là điểm yếu của PCA trong việc thực hành kiểm toán, điều này có thể làm tăng rủi ro kiểm toán. Đây là hạn chế mà PCA cần khắc phục trong thực hành kiểm toán.
Bước công việc sau cùng của kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng là kiểm toán viên kiểm tra về việc trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Để thực hiện công việc này kiểm toán viên của PCA tiến hành lập bảng phân tích tuổi nợ của các khoản phải thu.
Bảng 2-12: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
PCA Công ty Kiểm toán Phương Đông Tham chiếu: E110.5.1.3
Khách hàng: Công ty ABC Người thực hiện: HTLT
Nội dung: Bảng kê công nợ phải thu Người soát xét: HTT
Niên độ: Ngày 31/12/2008
Stt
Nội du
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2138.doc