Đề tài Hoàn thiện một số điều kiện cơ bản để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2

1. Khái niệm và đặc điểm của sản phẩm du lịch 2

a) Khái niệm 2

b) Đặc điểm sản phẩm du lịch 3

2. Tiềm năng và thực trạng khai thác tiềm năng du lịch Việt Nam 3

a) Tiềm năng du lịch - tiền đề cho sự phát triển du lịch Việt Nam 3

b) Thực trạng khai thác tiềm năng du lịch Việt Nam 5

3. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam - một yêu cầu tất yếu 7

PHẦN II: HOÀN THIỆN MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN ĐỂ ĐA DẠNG HÓA VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DU LỊCH VIỆT NAM 9

I/ Cơ sở hạ tầng 9

1. Giao thông vận tải 9

2. Hệ thống công trình cấp thoát điện nước 10

3. Nâng cao sự hiểu biết của các ngành các cấp và nhân dân về du lịch 11

II/ Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 13

1. Hoàn thiện cơ sở lưu trú và ăn uống 13

2. Xây dựng và bảo tồn tài nguyên du lịch 14

III/ Chiến lược quản lý của nhà nước về du lịch 15

1. Vấn đề xuất nhập cảnh 15

2. Quảng cáo du lịch Việt Nam 16

3. Đào tạo nhân lực 18

KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

 

 

doc22 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện một số điều kiện cơ bản để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng (Vĩnh Phú), hội Dóng (Hà Nội), những nền văn nghệ dân gian với các nhạc cụ độc đáo (t’rưng, Krông put...) với các điệu múa đặc sắc của cộng đồng dân tộc Việt Nam... mang đậm đà bản sắc dân tộc thích hợp với loại hình du lịch văn hóa. Ngoài ra, chúng ta cũng có rất nhiều các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống như mây tre đan, sơn mài, gốm sứ, thêu đan, chạm khắc, các sản phẩm từ cói v.v... đạt trình độ thẩm mỹ cao, hoàn toàn có thể thỏa mãn nhu cầu các loại khách du lịch. Dường như nói về tiềm năng du lịch - Việt Nam thì có lẽ không bao giờ nói hết. Bởi lãnh thổ nước ta kéo dài trên 15 vĩ độ với diện tích đồi núi chiếm tới 3/4 lãnh thổ, tạo nên kiểu địa hình Kasstơ với nhiều hang động hấp dẫn cho du lịch. Vùng đồng bằng của Việt Nam - nơi thuận lợi cho canh tác nông nghiệp từ lâu đời - tuy không có kiểu địa hình hấp dẫn, nhưng lại là nơi quần tụ đông đúc từ xa xưa nên có nhiều di tích lịch sử, lễ hội cổ truyền, phong tục tập quán, hàng mỹ nghệ... do đó cũng hấp dẫn du khách. Bên cạnh đó, nước ta lại có đường bờ biển dài hơn 3000km nên có thể phát triển nhiều loại hình du lịch biển. Ngoài ra Việt Nam còn có nhiều món ăn đặc sắc làm cho nghệ thuật ẩm thực Việt Nam thêm hấp dẫn. Tiềm năng du lịch - Việt Nam lớn lao là như thế đấy. Nhưng nó mới chỉ là điều kiện cần, nếu thiếu nó thì không thể tồn tại ngành du lịch, nhưng nếu chỉ có nó thì chưa chắc ngành du lịch đã phát triển. Điều đó được chứng minh qua thực trạng khai thác tiềm năng du lịch Việt Nam những năm qua. b) Thực trạng khai thác tiềm năng du lịch Việt Nam Nhìn nhận một cách khách quan, những năm qua việc sử dụng và khai thác những tiềm năng du lịch Việt Nam là chưa hợp lý nếu không muốn nói là kém hiệu quả. Chúng ta hãy xem xét từng khía cạnh của vấn đề một cách cụ thể. Thứ nhất, hãy nói về vấn đề khai thác tiềm năng du lịch. Có thể nói rằng việc sử dụng tiềm năng du lịch mới chỉ dừng lại ở việc khai thác những tiềm năng du lịch tự nhiên sẵn có và những sản phẩm văn hóa của lịch sử để lại mà chưa có hướng duy trì và tôn tạo những tiềm năng du lịch đó một cách hợp lý để có thể khai thác lâu dài với hiệu quả cao. Việc khai thác không hợp lý đã đe dọa nghiêm trọng đối với quá trình tái sản xuất tự nhiên. Việc khai thác một cách bừa bãi, thiếu khoa học cũng như những phương tiện phục vụ cho việc khai thác còn thiếu như việc xử lý rác, nhà vệ sinh công cộng... đã gây ra hậu quả nghiêm trọng đó là ô nhiễm môi trường nước cũng như không khí tại các điểm du lịch. Việc khai thác không hợp lý đi đôi với nó là chưa có những biện pháp bảo vệ và tôn tạo đã làm cho những tiềm năng du lịch xuống cấp một cách nghiêm trọng điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm du lịch. Có thể đơn cử ra đây về việc khai thác di tích lịch sử cố đô Huế. Đây là một di tích lịch sử được UNESSCO công nhận là di sản của thế giới. Nếu chỉ được biết cố đô Huế qua những câu chuyện kể mà bạn chưa một lần được thấy thì trong tâm trí bạn đó là một điểm du lịch tuyệt vời với những công trình nghệ thuật hấp dẫn. Vậy mà khi đến rồi thì có lẽ trong lòng bạn sẽ có những cảm giác vui buồn lẫn lộn. Vui vì đây là một di sản thế giới, niềm từ hào dân tộc, một khu di tích lịch sử với những kiến trúc độc đáo và hấp dẫn. Và buồn vì sự xuống cấp ngày một nghiêm trọng của di tích này. Dường như người ta chỉ chú trọng đến việc làm sao thu được nhiều tiền từ di tích này mà không hề để ý đến việc duy trì và tôn tạo nó, có những bộ phận của di tích dường như mất hẳn như Tử Cấm Thành. Thứ hai, là việc tổ chức quản lý tại các điểm du lịch. Có thể nhận thấy rằng việc quản lý tại các điểm du lịch hiện nay là lộn xộn, chưa có một quy tắc, một biện pháp hợp lý. Việc này đã gây ra tâm trạng không vui cho những du khách đến đây tham quan. Có thể hình dung về phương thức quản lý tại các điểm du lịch hiện nay như sau: Nhà nước giao cho địa phương quản lý, còn địa phương lại tổ chức đấu thầu để cho các tổ chức hay cá nhân khai thác và sau đó địa phương thu một khoản tiền nhất định từ việc khai thác của các chủ thầu. Du khách đến tham quan đã mất đi sự nhiệt tình và lòng hiếu khách của địa phương đồng thời phải chịu những chi phí, lệ phí chồng chéo các loại. Mặt khác sự khai thác của các chủ thầu hầu như không có chuyên môn mà chỉ tìm mọi cách để “moi” được nhiều nhất tiền của du khách dẫn đến tình trạng khách quay lại điểm du lịch lần thứ hai hầu như không có. Ngoài ra còn phải kể đến những tệ nạn xã hội tại điểm du lịch, đã tác động tiêu cực đến du khách như tệ nạn móc túi, cướp giật... rồi đến hiện tượng ăn xin, ăn mày... không những thế còn có những hiện tượng níu kéo khách du lịch một cách thiếu văn minh trong việc bán sản phẩm tại điểm du lịch. Thứ ba, là điều kiện sẵn sàng đón tiếp khách tại các điểm du lịch còn yếu kém, thụ động. Trước hết có thể nói đến đó là cơ sở hạ tầng du lịch nói chung còn nhiều hạn chế như giao thông, phương tiện đón tiếp, các cơ sở dịch vụ ăn uống, lưu trú, vui chơi, giải trí. Mặt khác khả năng đón tiếp các đoàn khách lớn cũng còn nhiều hạn chế, phương thức phục vụ còn chậm chạp, không khoa học dẫn đến việc làm các thủ tục cho khách vào tham quan cũng như lưu trú còn nhiều vấn đề phải quan tâm. Nói tóm lại, những yếu kém trên đây phần nào cũng là do ngành du lịch Việt Nam còn khá non trẻ, đang trong tiến trình hội nhập vào du lịch khu vực cũng như thế giới do đó chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Vấn đề quan trọng là ở chỗ phát hiện những hạn chế và nhìn thẳng vào sự thật để tìm con oờng phát triển phù hợp. 3. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam - một yêu cầu tất yếu Như trên đã phân tích, tiềm năng du lịch của Việt Nam cả về tự nhiên và văn hóa là rất phong phú. Song thực trạng là sự đầu tư của con người còn rất hạn chế. Nếu đặt trong bối cảnh du lịch toàn cầu và khu vực mà xét thì phải thừa nhận rằng sản phẩm du lịch của ta chất lượng còn thấp, chưa hấp dẫn du khách. Vì vậy lượng khách trở lại thăm Việt Nam chưa cao, thời gian lưu trú tại Việt Nam còn ngắn và chi tiêu của khách du lịch ở Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực. Chính lý do này làm cho thị phần du lịch Việt Nam có nguy cơ bị thu hẹp, gây nên hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh như hiện nay. Để đạt được lượng khách du lịch quốc tế như dự kiến là 3,8 triệu lượt khách (năm 2000) thì tốc độ gia tăng khách hàng năm phải là khoảng 25%. Nhưng thực tế từ năm 1995 đến năm 1997 vừa qua, tốc độ gia tăng lượng khách liên tục giảm. Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế Năm Chỉ tiêu 1995 1996 1997 Số lượt khách 1,35 1,6 1,72 Tốc độ gia tăng so với năm 1991 35% 18,5% 7% Nguồn: Tổng cục Du lịch Làm thế nào để khắc phục những yếu kém tháo gỡ những khó khăn hiện nay có lẽ là vấn đề không của riêng ai, bởi đặc điểm của sản phẩm du lịch mang tính chất tổng hợp rất cao. Một trong những yếu tố mang tính quyết định tới sự hấp dẫn, thu hút khách quốc tế đến Việt Nam là sản phẩm du lịch. Kinh nghiệm của các nước có bề dày phát triển du lịch cho thấy, họ luôn tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng, hấp dẫn bằng chính những tài nguyên du lịch và nền văn hóa mang bản sắc văn hóa dân tộc của mình. Chẳng hạn như Trung Quốc tiến hành đa dạng hóa các sản phẩm du lịch bằng cách củng cố các khu du lịch truyền thống như cảnh đẹp, di tích văn hóa, lịch sử... trong khi vẫn chú ý các chương trình đặc biệt trong đó chương trình săn bắn. Hoặc như Tây Ban Nha - xứ sở “xuất khẩu ánh nắng và bãi tắm” - để thu hút khách ngành du lịch đã mở ra nhiều hình thức vui chơi giải trí và các hoạt động đáp ứng các sở thích của du khách các nước và các lứa tuổi khác nhau: Thanh niên có thể leo núi, trượt tuyết, trượt băng, người già thích yên tĩnh thì tìm đến vùng thôn xóm, phố xá cổ kính xây dựng từ hơn 300 năm. Đường phố ở đây được lát bằng những viên đá cuội, nhà thờ được xây dựng từ thế kỷ 12 vẫn lộng lẫy nguy nga. Về đây, người già có cảm giác như tìm về cội nguồn v.v... Có lẽ không phải nói nhiều nữa mà việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch - Việt Nam là một đòi hỏi cấp thiết phù hợp với quy luật vận động và phát triển, để tăng hơn nữa số lượng lượt khách đến Việt Nam. Hay nói một cách khác, vẫn đề đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch - là một yêu cầu tất yếu. Phần II Hoàn thiện một số điều kiện cơ bản để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam I/ Cơ sở hạ tầng Có thể nói cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh phát triển du lịch về phương diện này có nhiều yếu tố, song trong đề tài của mình, tôi xin trình bày một số nhân tố cơ bản sau: 1. Giao thông vận tải: Nói đến du lịch là nói đến sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định thì phải rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình tới tới điểm du lịch. Vì vậy người ta thường nói giao thông vận tải là những nhân tố quan trọng hàng đầu để phát triển du lịch. Một tài nguyên du lịch có thể có sức hấp dẫn đối với khách du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được nếu thiếu nhân tố giao thông. Việc phát triển giao thông, chẳng những cho phép khai thác mau chóng các nguồn tài nguyên du lịch mới mà còn có tác động đến nhiều lĩnh vực khác trong đời sống kinh tế xã hội. Chỉ thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng thì du lịch mới trở thành ngành kinh tế mũi nhọn mà chúng ta hằng mong muốn. Vì vậy, tôi thiết nghĩ rằng Nhà nước cần mạnh dạn hơn nữa, đầu tư vào lĩnh vực giao thông vận tải. Bởi nó không những tạo ra cơ sở hạ tầng thuận lợi cho sự phát triển du lịch mà còn cho rất nhiều ngành khác. Đây là những vấn đề ngoài tầm kiểm soát của ngành, của doanh nghiệp, nên chỉ có Nhà nước mới có thể thực hiện được. Còn về phía ngành du lịch, theo tôi cần có sự phối hợp với Bộ giao thông vận tải và các ngành liên quan để nghiên cứu xây dựng cac đề án, đề tài mở rộng nâng cấp một số sân bay, bến cảng, hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy vừa phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội, vừa phục vụ cho sự phát triển du lịch nói chung và việc nâng cao chất lượng phục vụ du lịch. Sự phối hợp chặt chẽ giữa hai ngành sẽ tránh được tình trạng chệch choạng như đã từng xảy ra trước đây chẳng hạn như việc khai thác đá để làm cầu đường. Nhưng đâu phải vì vậy mà buông lỏng quản lý các dãy núi đá thuộc vùng danh lam thắng cảnh đến nỗi núi Cánh Diều (Ngọc Mỹ Nhân) ở thị xã Ninh Bình trở thành núi “Cánh Diều... cụt” hoặc như hòn lèn Hai Vai (Diễn Châu - Nghệ An) bây giờ chỉ còn lại một vai. Thời gian sẽ làm cho người sực tỉnh về những việc làm vô ý thức gây nên những thiệt hại cho các tài nguyên du lịch. Nhưng đừng nên phó mặc thời gian mà hãy luôn luôn áp dụng những biện pháp kiên quyết để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của đất nước, cũng là “vốn liếng” của ngành du lịch. Do vậy sự phối hợp giữa du lịch và giao thông vận tải sẽ là rất cần thiết hơn bao giờ hết. 2. Hệ thống công trình cấp thoát điện nước Việc cung cấp điện, nước tại các khu du lịch và trong các cơ sở lưu trú là hết sức quan trọng; bởi nó đáp ứng một nhu cầu thiết yếu, hết sức quen thuộc trong đời sống thường ngày của khách. Thế nhưng tại Việt Nam, hệ thống các công trình này vẫn còn hạn chế đang đứng trước nhiều thách thức. Trước hết hãy nói về ngành điện Việt Nam. Điện trong khách sạn chưa được cung ứng đầy đủ theo nhu cầu. Hệ thống đường dây điện cao thế chạy qua các trung tâm chính, các khu du lịch đang được xây cất hiện đại, vẫn chưa phát huy hết công suất hoạt động do bị câu móc trộm, bị đánh cắp bừa bãi và phá hủy ngày càng trầm trọng. Tại nhiều điểm du lịch có tiềm năng lớn còn chưa có mạng điện quốc gia, phần lớn là dùng máy phát. Một thách thức đó là những điểm du lịch có giá trị thì thường ở xa các khu đô thị nên việc cung cấp điện là khó khăn. Tuy nhiên để khai thác được tài nguyên du lịch đó có hiệu quả thì không thể xem nhẹ yếu tố này. Tôi cho rằng, nhà nước cũng cần phải xem xét dự án cải tạo hệ thống điện tại nơi đó bởi một mặt nó nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân, mặt khác nó tạo điều kiện phát triển du lịch. Và khi du lịch có thể phát triển tại đó thì sẽ nâng cao hiểu biết của nhân dân, tạo thêm việc làm và thu nhập của dân cư quanh vùng. Về vấn đề nước cũng cần được đầu tư thỏa đáng, bởi tại các đô thị, nước sạch cung cấp cho sinh hoạt của nhân dân cũng còn thiếu thốn, thì không thể nói cấp nước sạch cho kinh doanh du lịch là thuận tiện được. Theo tôi, bên cạnh việc sử dụng nước sạch mua ngoài, tại các đơn vị kinh doanh du lịch cũng cần chủ động trong việc xử lý nước, tạo ra nước sạch trong đơn vị mình. Vấn đề thoát nước cũng cần phải xem xét một cách nghiêm túc. Bởi nước thải nếu không được xử lý, thông thoát dễ dàng sẽ gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, và tác động đến tâm lý của khách đặc biệt là khách du lịch nghỉ ngơi. Vì vậy tại các điểm du lịch, cần được nhanh chóng đánh giá lại và cải tiến hệ thống thoát nước cho phù hợp với địa hình và kế hoạch nước thải để nước thoát ra nhanh chóng và không gây ô nhiễm môi trường. 3. Nâng cao sự hiểu biết của các ngành các cấp và nhân dân về du lịch Trong hai phần trên, tôi đã trình bày vai trò và tác dụng của việc hoàn thiện và nâng cấp mạng lưới giao thông vận tải, hệ thống công trình cấp thoát điện nước. Đó là, hai yếu tố cơ sở hạ tầng còn yếu kém nên cần được cải tạo. Tuy nhiên trong phần cơ sở hạ tầng vật chất còn một số nhân tố khác nữa như thông tin liên lạc, hậ thống tài chính - ngân hàng, v.v... Về những nhân tố này, tôi nghĩ rằng, chúng đã phát huy khá tốt, vì vậy tôi không có ý định trình bày trong đề tài của mình. Một phần tiếp theo, cũng không kém phần quan trọng, đó là vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng về mặt xã hội, mà biểu hiện cụ thể của nó là việc nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và nhân dân về du lịch. Công việc đó sẽ làm cho họ hiểu rõ vai trò, vị trí và hiệu quả nhiều mặt của du lịch, cũng như các mặt trái, những hiện tượng tiêu cực đi liền với hoạt động du lịch để giải quyết đồng bộ các vấn đề. Do sản phẩm du lịch mang tính tổng hợp nên chất lượng phục vụ du lịch không chỉ phụ thuộc vào nhận thức của ngành khác và của tầng lớp nhân dân về phát triển du lịch. Vì vậy để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, ngành du lịch cần phối hợp liên ngành chặt chẽ để tăng cường sự hiểu biết với các ngành khác chẳng hạn như: - Phối hợp chặt chẽ với ngành giao thông vận tải mà tôi đã trình bày ở trên. - Phối hợp với Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ để trình Nhà nước sửa đổi các thủ tục xuất cảnh, quá cảnh của khách du lịch cho phù hợp với điều kiện Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế, khu vực, tạo điều kiện thuận lợi để khách có thể dễ dàng, thoải mái và nhanh chóng vào du lịch nước ta mà vẫn đảm bảo được an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. - Phối hợp với Bộ Xây dựng trong việc xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa bàn để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch. Sao cho hài hòa với tài nguyên du lịch, làm cho tài nguyên du lịch thêm đẹp, thêm hấp dẫn, chứ không hủy hoại tài nguyên do xây dựng lộn xộn như thực trạng ở một số nơi hiện nay. - Phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin và UBND các tỉnh, thành phố tiến hành xây dựng, tôn tạo các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, xây dựng các khu vui chơi giải trí hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, để tăng sự đa dạng của sản phẩm du lịch và loại bỏ những tác động tiêu cực trong du lịch đến đời sống kinh tế - xã hội. Cùng với việc nâng cao nhận thức của các ngành các cấp là việc nâng cao nhận thức của các ngành du lịch. Sự hấp dẫn của các sản phẩm du lịch không thể bỏ qua, yếu tố văn hóa và bản sắc dân tộc bởi văn hóa là cơ sở, là cội nguồn để phát triển du lịch. Yếu tố văn hóa đó nằm trong tầng lớp nhân dân. Vì vậy nâng cao nhận thức của nhân dân chẳng những tạo nên sự hấp dẫn của sản phẩm du lịch, mà còn giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của dân tộc Việt Nam tăng lòng tự hào dân tộc yêu nước của người dân phù hợp với mục tiêu mà Đảng ta đề ra. Mặt khác, khi nhận thức của nhân dân được nâng cao, họ sẽ có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên du lịch, tạo ra tình cảm lưu luyến của lòng mến khách v.v.. Những yếu tố này sẽ tạo cho du khách một tâm trạng thoải mái, khi về nước họ có thể quên những tiện nghi sang trọng trong khách sạn nhưng họ không thể quên họ đã được phục vụ tận tình từ nhân viên trong ngành cho đến nhân dân địa phương. ở các nước trong khu vực Đông Nam á, người ta rất chú trọng công việc này. Chẳng hạn ở Thái Lan, họ tuyên truyền giáo dục ý thức nhân dân rất tốt. Khách du lịch ở Thái Lan đi suốt cả tuần không có ăn xin, móc túi, giật đồ. Vì vậy, ở nước ta cũng cần tham khảo nước bạn về tuyên truyền, giáo dục nhân dân, có chính sách thưởng phạt nghiêm minh để nâng cao nhận thức của họ. Để kết thúc phần này, tôi xin trích lời vua Thái Lan căn dặn dân chúng như sau: “Đất nước mình không có quặng mỏ, chỉ trông chờ vào du lịch. Vậy bất cứ ai có khó khăn, tham lam mà không dằn lòng được thì móc túi dật dọc người bản xứ. Lấy của khách, họ không đến nữa mà còn đồn thổi phồng là cho mọi người không đến. Lúc đó nước chúng ta sẽ nghèo”. II/ Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật Du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật Du lịch đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm Du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng Du lịch nhằm thoả mãn các nhu cầu cảu khách Du lịch chính vì có vai trò quan trọng như vậy nên sự phát triển ngành Du lịch bao gìơ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật. 1. Hoàn thiện cơ sở lưu trú và ăn uống. Từ giữa năm 1997 cho đến nay, nhiều khách sạn cao cấp trong cả nước liên tục được đưa vào sử dungụ và khai thác. Song đối với các nhà kinh doanh khách sạn nói riêng và ngành Du lịch - Việt Nam nói chung, điều này mang lại nhiều nỗi lo âu hơn là mừng vui, Thực tế trong những năm qua, số lượng khách sạn tăng vùn vụt, nếu lấy năm 1993 làm mốc thì mỗi năm bình quân lượng buồng phòng tăng 16% . Nhưng điều đáng buồn là công suất sử dụng buồng phòng lại tỷ lệ nghịch với tốc độ phát triển khachs sạn. Năm 1993 công suất sử dụng phòng đạt 90%, năm 1995 còn 75% , năm 1996 chỉ đạt 55%, năm 1997 khoảng 48%. Theo sự đánh giá của một số chuyên gia, người ta cho rằng công suất sử dụng buồng phòng của một khách sạn phải khoảng 60% thì mới đủ chi phí và có một chút lãi, bởi trong vốn xây dựng khách sạn thì tỷ lệ vốn vay rất cao, Vì vậy giữa các khách sạn xảy ra tình trạng cạnh tranh gay gắt, bằng cách liên tục hạ giá phòng. Một số đã giảm tới 50% phổ biến ở mức 20-30%. Nhằm thu hút khách về phía mình, Nhưng có lẽ đó chỉ là sự cạnh tranh không lành mạnh, làm cho tình hình càng căng thẳng hơn chứ không làm tăng lượng khách vào Việt Nam. Theo ông Fritz Schenzel tổng giám đốc khách sạn Hà Nội Daewoo đã khuyến cáo " có quá nhiều các khách sạn sang trọng đang được xây dựng hoặc đã mở ra cũng như có quá nhiều nhà hàng quán Bar ở thành phố Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh . Tình trạng cạnh tranh gay gắt dẫn đến chính sách giảm giá của hầu hết của các khách sạn và đó là điều vô cùng nguy hiểm. Hiện nay các khách sạn cần giảm giá để thu hút khách hàng, nhưng cũng cần phải nhận thức rằng cuộc chiến tranh về giá sẽ không có người chiến thắng". Do đó vần đề trước mắt quy định khung giá sàn, đánh thuế đặc biệt cho những khách sạn có nhiều ưu tiên. Là cần phải nâng cao chất lượng phục vụ trong các khách sạn để tạo ra sự giảm giá tương đối do chất lượng phục vụ được nâng lên, thì tốt hơn là việc giữ nguyên chất lượng phục vụ và giảm giá tuyệt đối xuống . Về lâu dài, tôi cho rằng nhà nước cần đánh giá lại cho chính xác hơn những yếu tố tác động đến luồng khách quốc tế để xác định tốc độ tăng khách và tốc độ tăng buồng phòng cho phù hợp. Đồng thời xác định cơ cấu xây dựng khách sạn cho hài hoà với giá trị tiềm năng Du lịch tại các khu Du lịch, tránh tình trạng tập trung quá mức tại các thành phố lớn. Xây dựng nhiều khách sạn cao cấp, thiếu khách sạn loại thường... Đánh giá quá cao giá trị tài nguyên nên xây dựng khách sạn quy mô lớn - thừa kém hiệu quả. 2. Xây dựng và bảo tồn tài nguyên Du lịch Tài nguyên Du lịch là vốn liếng cơ bản quyết định tính hấp dẫn của sản phẩm Du lịch. Tuy nhiên hiện nay ở Việt nam chúng ta mới chỉ khai thác ở mức độ thô sơ, sử dụng cái sẵn có, bán cái mình có. Còn việc làm cho nó thêm đẹp, thêm hấp dẫn thì còn rất ít chú trọng, bán cái không cần. Chẳng hạn, chúng ta có rất nhiều hang động Kastơ với những nhữ đá kỳ vĩ nhiều màu sắc, nhiều hình dáng song trong hang thì tối om, không nhìn rõ một thứ gì cả do không có điện thắp sáng. Kinh nghiệm ở một số nước cho thấy, khi có một hang động đẹp, người ta thắp vào trong nó rất nhiều đèn màu chiếu sáng tạo nên một khung cảnh lung linh huyền ảo vô cùng quyến rũ và hấp dẫn. Tài nguyên văn hoá, lịch sử của Việt nam cũng rất nhiều. Nó là nhân chứng sống đánh giá một bước đi của lịch sử Việt nam: nên rất thu hút nhiều du khách tham quan tìm hiểu. Song phần lớn có di tích đang trong tình trạng xuống cấp kêu cứu. Nếu chúng ta không có biện pháp kịp thời tu bổ vào tôn tạo thì những di tích này sẽ mất đi vĩnh viễn. Vì vậy, tôi thiết nghĩ rằng, chúng ta cần tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên du lịch, có kế hoạch tôn tạo tu sửa làm cho tài nguyên du lịch thêm đẹp, thêm hấp dẫn mà vẫn giữ tính hoang sơ, tính thiên nhiên và sự cổ kính thần bí từ xa xưa để lại. Chẳng hạn như việc tạo ra con đường dễ đi hơn, trồng hoa, cây cảnh, đèn chiếu sáng, đèn trang trí .v.v... Tuy nhiên cần tránh sự can thiệp thô bạo vào tài nguyên, làm cho tài nguyên nửa hiện đại nửa như cũ kỹ. Bên cạnh việc bảo tồn, tôn tạo những tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn có trong quá khứ, là việc xây dựng các khu vui chơi giải trí, đa dạng hoá các loại hình du lịch để tăng thêm sự hấp dẫn, kéo dài thời gian lưu trú của khách . Về vấn đề đa dạng hoá các loại hình Du lịch, tôi cho rằng chúng ta cần nhanh chóng lập dự án, nghiên cứu tìm vị trí để phát triển một số loại hình giải trí như: nhảy dù, thuyền buồm, mô tô nước, lặn biển, câu cá, săn bắn, leo núi... Vấn đề xây dựng khu vui chơi giải trí hiện nay cũng hết sức cần thiết. Hiện nay chúng ta rất thiếu các khu vui chơi giải trí ngay cả tại các thành phố lớn. Du khách đến Việt Nam không biết vui chơi ở đâu. Tuy nhiên khi xây dựng các khu vui chơi này, chúng ta cũng cần lưu ý tạo ra những sản phẩm đặc sắc riêng có của Việt nam, tránh tình trạng nhập nguyên xi sản phẩm giải trí ở nước ngoài dễ gây tâm lý nhàm chán. Bởi họ sử dụng đã quá nhiều lần. III/ Chiến lược quản lý của nhà nước về Du lịch Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng. Thông qua các công cụ vĩ mô của mình, nhà nước tạo ra những hành lang để điều chỉnh các cá thể vận động phù hợp với mục tiêu phát triển của hệ thống. Trong ngành Du lịch cũng vậy, có những vấn đề để đẩy ngành phát triển mà chỉ có Nhà nước mới làm được. Đó là một số vấn đề sau: 1. Vấn đề xuất nhập cảnh: Thực tế hiện nay cho thấy: vấn đề xuất nhập cảnh ở Việt Nam là rất phiền hà: - Thời gian xét duyệt nhân sự và cấp hộ chiếu, visa dài. - Địa điểm lấy hộ chiếu, visa không thuận lợi. ở những nước không có cơ quan đại diện, du khách muốn lấy visa vào Việt nam rất khó khăn. Ví dụ : khách Hà Lan phải sang Bỉ hoặc Đức. Khách Nhật từ các đảo xa về Tokyo lấy thị thực đôi khi phiền phức và lâu hơn đi thăm các nước lân cận. Khách ở Vân Nam (Trung Quốc) cần có Visa phải đến đại sứ quán Việt Nam ở Bắc kinh. Như vậy giao thông có thuận tiện thì chặng đường đến Bắc kinh cũng gấp 3 lần đến Thành phố - Hồ Chí Minh. Về vấn đề này, tôi xin có một số kiến nghị như sau: - Đơn giản hoá thủ tục xuất nhập cảnh, tận dụng triệt để các tiến bộ của thông tin để thủ tục đó thuận tiện và nhanh gọn hơn. - Tiến tới miễn thị thực xuất nhập cảnh cho du khách thuộc các nước ASEAN. - Với du khách lưu lại Việt nam không quá 72 giờ mà có đủ giấy tờ và các vé khứ hồi hay vé đi một nước thứ ba thì không cần thị thực nhập cảnh 2. Quảng cáo Du lịch- Việt nam Việt nam là một quốc gia giàu tiềm năng Du lịch, không chỉ về tài nguyên thiên nhiên mà còn cả về tài nguyên văn hoá, đặc biệt là giàu bản sắc dân tộc. Với tiềm năng đó, Việt nam, được đánh giá là một đối thủ cạnh tranh có tầm cỡ của thị trường Du lịch thế giới mà trước hết là các nước trong khu vực. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn chưa được biết là các giá trị đích thực vốn có, hoặc các giá trị đó bị ảnh hưởng bởi sự chưa sẵn sàng đón tiếp của chúng ta về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật... Đặc biệt sự chậm chạp và thiếu đồng bộ trong chỉ đạo hưởng to lớn đến thị trường thu gom khách của chúng ta, nhất là du khách đến châu Âu. Nhiều khách quốc tế đến Việt nam lần đầu tiên, họ thật sự ngỡ ngàng trước tài nguyên du lịch bởi họ hầu như không biết một chút thông tin nào về Việt Nam. Có du khách cho biết, họ có biết một chút thông tin về Việt Nam. Song không phải Việt Nam quảng cáo mà là do hãng Du lịch của quốc gia khác quảng cáo sản phẩm Du lịch của mình có vô tình đả động đến Việt nam. Sự chậm trễ trong công tác quảng cáo gây nên những thiệt hại sau: Thứ nhất, khách thiếu thông tin cần thiết về tuyến Du lịch, địa danh Du lịch, giá cả, chất lượng..., đã làm cho dukhách hoàn toàn bị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docH0113.doc
Tài liệu liên quan