Đề tài Hoàn thiện nghiệp vụ Marketing mặt hàng kinh doanh tại cửa hàng thương mại 1174 đường Láng thuộc Công ty cổ phần thương mại Cầu Giấy

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIỆP VỤ MARKETING MẶT HÀNG KINH DOANH TẠI CỬA HÀNG THƯƠNG MẠI BÁN LẺ 1

1.1. Bản chất, vị trí, yêu càu của nghiệp vụ marketing mặt hàng kinh doanh tại cửa hàng 1

1.1.1. Bản chất của nghiệp vụ marketing mặt hàng kinh doanh 1

1.1.2. Vị trí, vai trò của nghiệp vụ marketing mặt hàng kinh doanh 2

1.1.3. Yêu cầu của nghiệp vụ marketing mặt hàng kinh doanh 3

1.2. Nội dung của nghiệp vụ marketing mặt hàng kinh doanh thương mại tại cửa hàng 4

1.2.1. Nghiên cứu thị trường 4

1.2.2. Xác định phổ mặt hàng của cửa hàng 5

1.2.3. Tổ chức nghiệp vụ marketing mặt hàng kinh doanh 8

1.2.4. Tổ chức thực hiện nghiệp vụ marketing 9

1.2.5. Tiến hành các hoạt động hỗ trợ khác 10

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của nghiệp vụ marketing mặt hàng kinh doanh tại cửa hàng 10

1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng 10

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của nghiệp vụ marketing mặt hàng kinh doanh thương mại 12

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ MARKETING MẶT HÀNG KINH DOANH TẠI CỬA HÀNG 1174 ĐƯỜNG LÁNG THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CẦU GIẤY 13

2.1. Đặc điểm của cửa hàng 13

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của cửa hàng 13

2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của cửa hàng 14

2.1.3. Đặc điểm nguồn lực, chức năng và phương hướng hoạt động của cửa hàng 15

2.2. Đặc điểm kinh doanh của cửa hàng 15

2.2.1. Đầu vào và đầu ra 15

2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật 16

2.2.3. Đối thủ cạnh tranh 16

2.3. Phân tích nghiệp vụ marketing mặt hàng kinh doanh tại cửa hàng 17

2.3.1. Nghiên cứu thị trường 17

2.3.2. Thực hiện nghiệp vụ marketing mặt hàng kinh doanh 21

2.4. Đánh giá kết quả nghiệp vụ marketing mặt hàng kinh doanh tại cửa hàng 23

2.4.1. Những mặt hàng mà cửa hàng đang bán 23

2.4.2. Kiểu phổ mặt hàng của cửa hàng 25

2.4.3. Những tồn tại cần khắc phục 26

2.4.4. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục 27

CHƯƠNG III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ MARKETING MẶT HÀNG KINH DOANH TẠI CỬA HÀNG THƯƠNG MẠI 1174 ĐƯỜNG LÁNG THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CẦU GIẤY 28

3.1. Mục tiêu phát triển nghiệp vụ marketing mặt hàng kinh doanh tại cửa hàng 28

3.1.1. Mục tiêu phát triển của cửa hàng 28

3.1.2. Phương hướng phát triển của cửa hàng 29

3.2. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ marketing mặt hàng kinh doanh tại cửa hàng 30

3.2.1. Tăng cường và hoàn thiện nghiên cứu thị trường 30

3.2.2. Thường xuyên đảm bảo chất lượng sản phẩm 31

3.2.3. Mở rộng phổ mặt hàng và quy mô chiều rộng và chiều sâu 32

3.2.4. Cải tiến và hoàn thiện nghiệp vụ marketing mặt hàng kinh doanh 33

3.2.5. Cải tiến và hoàn thiện phương pháp bán hàng 34

3.2.6. Hoàn thiện cơ sở vật chất 34

 

doc47 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện nghiệp vụ Marketing mặt hàng kinh doanh tại cửa hàng thương mại 1174 đường Láng thuộc Công ty cổ phần thương mại Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 thực hiện nghị quyết trung ương III khoá 2 ngày 16/3/1955 và chỉ thị 47/CP-TW, tháng 11 năm 1955 của ban chấp hành trung ương Đảng, công ty được thành lập với tên gọi đầu tiên là “ Hợp tác xã mua bán quận 5, quận 6”. Nhằm góp phần đẳm bảo lưu thông hàng hoá giữa thành thị và nông thôn, tạo thị trường quản lý thương nhân, bình ổn giá cả, phục vụ sản xuất công nông nghiệp, làm trợ thủ đắc lực cho mậu dịch quốc doanh. Theo quyết định số 78/CP của UBND thành phố Hà Nội tháng 7/1961 đổi tên “ Hợp tác xãmua bán quận 5, quận 6 “ thành tên mới là “ Hợp tác xã mua bán Từ Liêm” Tháng 12/1979 theo quyết định số 1343-QĐ của UBND thành phố Hà Nội đổi tên “ Hợp tác xã mua bán Từ Liêm” thành “ Công ty bán lẻ tổng hợp _ công nghệ phẩm Từ Liêm” cũng với quy chế giải thể và thành lập doanh nghiệp kèm theo nghị định 388 0 HĐBT. Ngày 29/12/1992 theo quyết định số 3050/QĐUB của UBND thành phố Hà Nội, đổi tên “ Công ty bán lẻ tổng hợp – công nghệ phẩm Từ Liêm” thành “ Công ty thương mại Từ Liêm”. Ngày 2/1999 được sự cho phép của UBND thành phố Hà Nội và bộ ban ngành có liên quan, công ty đổi tên thành “ Công ty thương mại Cầu Giấy”. Theo quyết định số 705/QĐUB ngày 05/02/1995 của UBND thành phố Hà Nội và quận Cầu Giấy trụ sở chính tại 139_ đường Cầu Giấy – Phường Quan Hoa , Cầu Giấy. Năm 2000 theo quyết định số 7580/QĐUB của UBND thành phố Hà Nội đổi tên “ Công ty thương mại Cầu Giấy” thành tên mới là “Công ty cổ phần thương mại Cầu Giấy”, và tên đó vẫn tồn tại đến ngày nay. 2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của cửa hàng. Cửa hàng trưởng Phòng kế toán tài vụ Phòng kinh doanh Phòng bán hàng Phòng bảo vệ Phòng ăn Phòng kho hàng Quầy xăng Quầy may mặc Giầy dép Quầy thực phẩm Quầy văn phòng Quầy nhựa Quầy điện tử Quầy đồ dùng Khu thay dầu Quầy rửa xe Quầy xăng dầu Biểu 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của cửa hàng Thương mại bán lê 1174 đường Láng. 2.1.3. Đặc điểm nguồn lực, chức năng và phương hướng hoạt động của cửa hàng. Nguồn lực của cửa hàng đó là toàn bộ tài sản mà cửa hàng đang có với diện tích mặt bằng rộng 2700m và hệ thống nhà xưởng cùng đội ngũ cán bộ nhân viên lâu năm luôn được trẻ hoá và đào tạo bồi dưỡng thường xuyên. Địa thế đó là vị trí của cửa hàng đẹp cũng là một nguồn lực của công ty. Bên cạnh đó nguồn lực tài chính của cửa hàng cung rất tốt và ổn định tạo cho cửa hàng có thể kinh doanh một cách an toàn với thời gian dài có thể kinh doanh các mặt hàng mà có độ thu hồi vốn chậm. Nguồn lực con người cũng là một nguồn lực quan trọng của cửa hàng, đội ngũ cán bộ công nhân viên cố trình độ ngày càng được nâng cao và hoàn thiện, thường xuyên được bồi dưỡng và đào tạo lại chu đáo về chuyên môn, kỹ thuật. Thêm vào đó là uy tín của cửa hàng, cửa hàng thương mại 1174 đường Láng đã có 48 năm tuổi đời, nó đã có uy tín và chỗ đứng nhất định trên thị trường, tạo thêm thế mạnh cho cửa hàng trong kinh doanh. Chức năng: Chức năng chính là cung cấp hàng hoá cho dân cư thuộc địa bàn mà cửa hàng chịu trách nhiệm và góp phần vào quá trình lưu thông hàng hoá đáp ứng cung cầu thị trường. Tạo đủ công ăn việc làm cho nhân viên của cửa hàng với mức thu nhập khá. Thêm vào đó là chức năng cơ bản của cửa hàng thương mại đó là hoạt động để thu lại lợi nhuận cho công ty, tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh. 2.2. Đặc điểm kinh doanh của cửa hàng. 2.2.1. Đầu vào và đầu ra. * Đầu vào: Đầu vào của cửa hàng thì chủ yếu là nhận hàng trực tiếp tại cửa hàng do bên công ty kí hợp đồng chuyển xuống, một số mặt hàng do cửa hàng tự ký hợp đồng. Một số thì do nhân viên quầy tự ký và nhận hàng để lấy hàng bán. Một số đơn đặt hàng thì do các đối tác chào hàng đến cửa hàng. * Đầu ra: Chủ yếu đầu ra là do bán lẻ hàng hoá tại các quầy của cửa hàng và do các nhân viên trực tiếp bán. Cửa hàng có 6 quầy hàng và quầy xăng dầu riêng. Việc bán hàng do các nhân viên tại các quầy hàng chịu trách nhiệm bán và bàn giao lại sau giờ làm việc cho nhân viên khác giao ca. Việc tính toán sổ sách là do bên phòng kế toán làm việc. 2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật. Cơ sở vật chất kỹ thuật của cửa hàng chủ yếu là hệ thống của hàng bán hàng, gồm có gian hàng bày bán , hai nhà kho và khu vă phòng, phòng bảo vệ cây xăng và quầy xăng. Hệ thống các cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ cho việc bán hàng như là các giá trưng bày hàng hoá hay là các cây xăng, tủ kính để hàng. 2.2.3. Đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnhtranh của cửa hàng đó là các cửa hàng thương mại bán lẻ cũng có hoạt động tương tự như cửa hàng, các hệ thống đại lý và cửa hàng bán lẻ. Như vậy đối thủ cạnh tranh là một trong những điều rất quan trọng đối với sự sống còn của cửa hàng. Cửa hàng đang thực hiện chiến dịch là chất lượng uy tín và giá cả cạnh tranh. 2.3. Phân tích nghiệp vụ Marketing mặt hàng kinh doanh tại cửa hàng. 2.3.1. Nghiên cứu thị trường. Đơn vị 1000.000VNĐ Các chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Thực hiện So sánh % Thực hiện So sánh % May mặc giầy dép 3000 3500 16,6 5.500 57,1 Thực phẩm 2000 2150 7,5 2700 25,6 Văn phòng 1500 2000 33,3 3100 55 Điện tử 3000 3200 6,7 4500 40,6 Quầy nhựa 4000 4050 1,3 6700 65,4 Đồ dùng 2500 2750 10 6800 147,3 Xăng dầu 14326 16133 12,6 22129 37,2 Tổng cộng 51326 62133 21,1 78129 25,7 Biểu 2: Cơ cấu doanh thu theo quầy hàng. Để tồn tại và đứng vững trên thị trường hầu hết các donh nghiệp đều quan tâm đến nghiên cứu thị trường. Đây là qua trình nghiên cứu, thu thập thông tin số liệu nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh.... Để từ đó rút ra kết luận cho doanh nghiệp có quyết định đúng đắn sao cho phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Mục đích của nghiên cứu thị trường là xác định khả năng tiêu thụ mặt hàng nghiên cứu, để nâng cao khả năng cung cấp nhằm thoả măn nhu cầu thị trường bao gồm: Các loại chủng loại hàng hoá, cung, cầu, giá cả và tâm lý người tiêu dùng. *Cung: Cung hàng hoá là lượng hàng hoá mà người bán sẵn sàng bán và có khả năng bán với mức giá khác nhau. Cung chịu sự tác động của các yếu tố như: Lao động, tiền vốn, tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, tài nguyên thiên nhiên. Cung vận động cùng chiều với giá cả tức là nếu giá cả tăng thì doanh nghiệp tung ra thị trường một lượng hàng lớn và ngược lại. * Cầu: Cầu là hình thức nhu cầu thể hiện ra trên thị trường và đảm bảo bằng các chỉ tiêu tương ứng. Nhu cầu là phạm trù kinh tế quan trọng, phản ảnh mối liên hệ phụ thuộc của các đơn vị sản xuất kinh doanh, các hộ tiêu dùng và điều kiện tái sản xuất, vì vậy tính khách quan của nhu cầu không hoàn toàn phụ thuộc vào việc xác định hay không xác định giá trị của nó. Cầu bị tác động bởi nhiều yếu tố như trình độ sản xuất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội.... Bởi vậy cầu luôn biến động trong phạm vi doanh nghiệp hay toàn bộ nền kinh tế là rất khó khăn. Thường người ta có thể sử dụng các phương pháp xác định cầu như là phương pháp đơn hàng và hợp đồng, phương pháp điều tra nhu cầu và phương pháp điều tra kế toán. Trên thị trường cầu là yếu tố quyết định hơn cả nếu không có nhu cầu thì không thể có cung do đó không có giá cả. * Giá cả: Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị vật tư hàng hoá trên thị trường, đồng thời thể hiện tổng hợp các hoạt động kinh tế tài chính và nhiều mối quan hệ lớn xã hội như hệ tích luỹ tiêu dùng. Giá cả là phạm trù kinh tế tổng hợp nên sự hình thành và vận động, nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố trong đó có yếu tố tác động trong sản xuất, phân phối lưu thông hàng hoá, đồng thời cũng có nhân tố thuộc về chính trị xã hội. Chính vì vậy việc xác định giá cả kể cả quản lý và sử dụng giá cả như một công cụ sản xuất kinh doanh, là một việc hết sức có ý nghĩa nhằm mục đích dự báo sự vận động của giá cả để phục vụ cho sản xuất và kinh doanh. Khi nghiên cứu thị trường người ta không nghiên cứu riêng lẻ 3 yếu tố trên mà nghiên cứu tác đông qua lại giữa chúng với nhau. Quan hệ cung cầu thay đổi sẽ làm cho giá cả thay đổi, khi cung lớn hơn cầu giá cả sẽ giảm xuống và ngược lại khi cầu lớn hơn cung thì giá cả sẽ tăng lên. Quan hệ cung cầu trên thị trường là quan hệ kinh tế lớn nhất. Do đó các phương pháp quản lý vi mô thường tập trung vào giá cả. Sự thay đổi của giá cả thị trường cũng tác động làm thay đổi quan hệ cung cầu. Các vận động của cơ chế thị trường . * Tâm lý người tiêu dùng: Với phương châm kinh doanh “ khách hàng là thượng đế ” để hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục, hàng hoá đến tay người tiêu dung thì doanh nghiệp phải nghiên cứu tâm lý người tiêu dùng , nghiên cứu tâm lý khách hàng. Động cơ mua hàng: đây là động lực thúc đẩy con người hành động để đạt được mục tiêu mong muốn: thoả mãn như cầu, một ước ao nào đó cả về mặt vật chất và tinh thần. Mỗi khách hàng có một mục đích khác nhau và động cơ của họ trong một chừng mực nào đó sẽ khác nhau. Người bán hàng hiểu được điều này sẽ xác định nhanh chóng loại hàng phù hợp với nhu cầu cấp bách và động cơ thôi thúc dữ dội để thoả mãn nhu cầu. Trong cơ chế thị trường, mọi hoạt động kinh doanh đều phải có mua và bán để tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận tạo ra do mua được giá thấp bán ra với giá cao. Đối với kinh doanh hoạt động bán hàng tốt có thể làm tăng doanh số bán ra, còn hoạt động mua hàng tốt có thể làm giảm chi phí mua vào và như vậy chi phí sẽ giảm xuống thấp hơn. Bán hàng là sự chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hoá từ hàng sang tiền nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng về một giá trị sử dụng, không có mua thì không có bán, song vềmặt giá trị, xét về bản thân chúng thì hàng tiền và tiền hàng là sự chuyển hoá của một giá trị nhất định, từ hình thái này sang hình thái khác. Nhưng hàng tiền mới được tạo ra đồng thời là sự hiện thực giá trị thặng dư chứa đựng trong đó đối với tiền hàng mới thì không phải như vậy do bán quan trọng hơn mua. Trong nền kinh tế thị trường nhiệm vụ vủa người bán là phải luôn củng cố thị trường chuyền thống và mở rộng thị trương mới. Tức là phải tố ưu hoá các yếu tố đầu vào, ứng dụng khoa học kỹ thuật, giảm chi phí và giá bán, giữ vững chữ tín với khách hàng. Bán hàng tự bản thân nó không phải là chức năng sản suất nhưng lại là một yếu tố trong sản suất kinh doanh. Trong sản suất hàng hoá, lưu thông cũng cần thiết như sản suất. Vì vậy bán hàng nâng cao năng suất lao động phục vụ cho tiêu dùng sản suất và đời sống. Trong cơ chế thị trường bán hàng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây. + Khối lượng mặt hàng và chất lượng, dịch vụ tiêu thị hàng phải đáp ứng nhu cầu của thị trường. + Tổ chức các hoạt động dịch vụ trong quá trình bán hàng. + áp dụng các phương pháp bán hàng và quy trình bán hàng hoàn thiện, đảm bảo cho năng suất lao động của người bán hàng, chất lượng phục vụ, dịch vụ khách hàng không ngừng được nâng cao. + Phải không ngừng thiết kế của hàng, quầy hàng, đổi mới các loại thiết bị, dụng cụ để bảo quản, trưng bày hàng và bán hàng. + Làm công tác quảng cáo, kết hợp quảng cáo với bán hàng để thúc đẩy hoạt động bán hàng. + Tổ chức lao động bán hàng, đảm bảo lao động của người bán hàng được sử dụng có hiệu quả cao nhất. + Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật trong kinh doanh. + Xây dựng thái độ bán hàng văn minh lịch sự, tất cả vì khách hàng,vì quyền lợi của khách hàng vì khách hàng là người trả lương cho nhân viên. Nói chung yêu cầu trên đều cần phải được thực hiện tốt và trong đó điều quan trọng không thể bỏ qua đó là phổ mặt hàng thương mại của cửa hàng, ở đây chiều rộng chiều dài và chiều sâu luôn phải hợp lý để tạo được sự hấp dẫn và thúc đẩy quyết định mua của người tiêu dùng. Phổ mặt hàng phải tạo được tâm lý thiện cảm, bắt mắt và kích thích được người khi vào với mục đích thăm quan hay viếng thăm sẽ phải mua. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản cách bố trí phổ măt hàng trong mối quan hệ có độ bền tương hơp gần nhau như bên dưới biểu đồ sau: Nhóm hàng thay thế cho nhóm hàng cơ bản Nhóm mặt hàng cơ bản được bày bán Nhóm mặt hàng bổ sung cho nhóm mặt hàng cơ bản Biểu 3: Sơ đồ biêu thị mối quan hệ giữa mặt hàng thay thế, mặt hàng bổ xung với mặt hàng cơ bản trong phổ mặt hàng kinh doanh. Thực hiện nghiệp vụ Marketing mặt hàng kinh doanh. Việc thực hiện nghiệp vụ Marketing mặt hàng kinh doanh tại cửa hàng đơn giản chỉ là việc chương bày các mặt hàng ra giá bán hàng tủ kính bán hàng, và phòng bán hàng. Tại các quầy hàng việc chương bày hàng há đã được đề ra theo một phổ mặt hàng có sẵn.Tại quầy xăng thì việc chương bày sản phẩm diễn ra đơn giản và gọn nhẹ. Đơn giản chỉ là việc bày hiện các loại xăng dầu dùng cho bôi trơn và khởi động và bảo dưỡng máy, động cơ và một số loại bảo hiểm ô tô, xe máy tại đó. Mặt hàng xăng dầu chỉ việc bán qua cây xăng đã có chương trình cài đặt sẵn và một hệ thống các đồ chuyên dùng, chuyên môn để bán hàng. Tại quầy nhựa thì việc thực hiện nghiêp vụ Marketing mặt hàng kinh doanh đó là việc bày biện các hàng nhựa ra trước các bục cửa hàng. Quầy nhựa còn bổ sung thêm một số hàng hoá làm bằng đồ thép chống dỉ phục vụ trong nhà bếp như giá dao bằng Inox, hay chạn bát .... Quầy giầy dép và hàng may mặc gồm có các khung móc quần áo để chưng bày và các tủ kính để chương bày quần áo. Còn có hệ thống tủ kính để các kiểu giầy dép và quần áo mẫu mốt. Quầy hàng điện tử bày bá chủ yếu là các loại quạt và các loại hàng điện tử như máy tính cá nhân loại nhỏ va các loại đồng hồ treo tường và để bàn, các loai đồ điện gia đình nhỏ khác như đài đĩa, đầu đĩa, … Quầy hàng thực phẩm, chủ yếu là các loại bánh kẹo phục vụ chu nhu cầu của các hộ gia đình tronmg các dịp lễ tết, sinh nhật, hay là việc tiêu dùng hàng ngày. Gồm các loại bánhkhác nhau nhưng chủ yếu là của Hải Hà, Hải Châu và Kinh Đô, ngoài ra còn có Bibica, hay các loại bánh đậu xanh, rồng vàng .... Tại quầy hàng tiêu dùng thì việc thưc hiện nghiệp vụ chủ yếu là bày biện các loại hàng hoá. Có nhiều các loại hàng hoá khác nhau, như các loại sản phẩm phục vụ cho sinh hoạt hàng nhày như đồ gốm sứ bát đĩa, hay các sản phẩm phục vụ cho việc sửa chữa như : Cờlê, ốc hay các loại săm lốp, kính, giao, cưa, với nhiều loại và mẫu mã khác nhau. Nói chung là tại các quầy hàng luân bố trí phổ mặt hàng theo một quy trình có sự đan xen với nhau, bên cạnh một mặt hàng được chương bày thì luôn là các sản phẩm thay thế hoặc bổ trợ cho nhau trong tiêu dùng, như vậy thì sẽ tao cho người tiêu dùng một cái nhìn dễ hơn và hấp dẫn hơn khi lựa chọn các loại hàng hoá. Tiêu biểu đó là tại quầy hàng may mặc và giầy dép. Trên giá hàng luôn luôn bày các loại quần áo với nhiều hãng khác nhau, như May 10, may Việt Tiến, .. Bên cạnh một giá hàng đó là buồng thử đồ, bên cạnh đó là các dây quần áo với nhiều loại và mẫu mã khác nhau. Bắt đầu là quần áo dài rồi sang quần áo lửng, ngố, áo nhắn tay rồi các loại quần đùi, díp .... Trong dãy thì bắt đầu từ quần Jeans, kaki, sang quần âu, ....Trong áo thì có các loại chất liệu khác nhau, tại ra phổ mặt hàng có cả chiều rộng và chiều sâu để khách hàng lựa chọn. Bên cạnh đó lại có thêm giá hàng cho các sản phẩm như quần áo lót, quần áo bơi, rất đa dạng và phong phú về kích cỡ và chủng loại, màu sắc phục vụ cho nhu cầu lựa chọn của người tiêu dùng. Bên cạnh đó quầy đồ dùng gia đình lại có kính bơi, mũ bơi. Giá giầy dép bên cạnh cũng được bày tương tự. Như vậy sẽ tại ra đươc cho người tiêu dùng, người mua khi bước vào đã thấy thích mua và có rất nhiều cách để lựa chọn, bắt mắt....Tăng thêm độ hấp dẫn và thu hút khách hàng thu tiêu thụ hàng hoá. Như vậy việc thưc hiện nghiệp vụ Marketing mặt hàng kinh doanh thương mại cũng đơn giản nhưng cũng lại chứa đựng nhiều điều phức tạp. Điều quan trọng là làm sao phải bố trí được phổ mặt hàng theo chiều dài, chiều rộng, chiều sâu hợp lý để tạo được sức hấp dẫn với người mua. Giữa các mặt hàng cũng phải có một độ bền tương hợp tức là mức độ bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong tiêu dùng ở mức nhất định nào đó, làm sao tạo được cho người mua khi bước vào đó với mục đích thăm quan sẽ phải muốn mua và mua hàng, và người mua ít thì sẽ mua nhiều hơn, mua một loại hàng thì sẽ mua nhiều loại hàng hoá hơn. Đó chính là sự kết hợp tài tình của phổ mặt hàng giữa chiều dài, chiều rộng, chiều sâu và độ bền tương hợp. Việc thực hiện phổ mặt hàng của cửa hàng phải đảm bảo thường xuyên và đạt mức doanh thu như dự kiến với mức tăng trưởng hàng năm đặt ra được thể hiện ở trong biểu 2. 2.4.Đánh giá kết quả nghiệp vụ Marketing mặt hàng kinh doanh tại cửa hàng. 2.4.1. Những mặt hàng mà cửa hàng đang bán. Các mặt hàng mà cửa hàng đang bán tại các quầy hàng là rất đa dạng và phong phú. Doanh mục các mặt hàng kinh doanh của của hàng gồm hơn hai nghìn các mặt hàng khác nhau. Phục vụ các chủng loại nhu cầu khác nhau, với nhiều loại nghành hàng, lớp mặt hàng, nhóm mặt hàng, kiểu mặt hàng, nhãn hiệu mặt hàng khác nhau. Tại quầy may mặc và giầy dép . *Mặt hàng may mặc. Hàng chủ yếu là hàng của cửa hàng bán là của May 10, của May Việt tiến, Foci, Nino max, của May Sài gòn, của May Nhà Bè.... Mặt hàng quần áo sơ mi, áo sơ mi thì chủ yếu là các loại sơ mi nam nữ của May 10 và Việt Tiến với nhiều loại màu sắc và kích cỡ khác nhau. Mặt hàng áo phông, áo thun, áo lót, chủ yếu là của các hãng, như Nino max, Foci vì hàng của các hãng này bán rất chạy và là các hãng thời trang nổi tiếng có uy tín trên thị trường. Các loại này rất đa dạng và phong phú về màu sắc cung như kích cỡ và tuỳ thuộc vào mùa vụ vì mặt hàng thời trang có tính màu vụ cao. Hiện giờ chủ yếu là các mặt hàng phục vụ cho mùa hè. Mặt hàng quần âu, chủ yếu cũng là của Việt Tiến và Mat 10 do uy tín và chất lượng nhưng thường là quần thì thường bán ít hơn là mặt hàng áo. Các loại quần ngố, quần lửng, quần jeans, chủ yếu là các sản phẩm của may 10, Sài Gòn và may Nhà Bè. Vì các sản phẩm này giá cả phải chăng và cũng có uy tín, chát lượng trên thị trường. Các sản phẩm đồ lót, áo tắm thì cũng tưong tự, nhưng hàng của nhiều hàng khác nhau như Vera, Clire, Diana hay Norie,....Nói chung là cũng của một số hàng nổi tiếng trong nước và một số hàng của nước ngoài tại Việt Nam. Như vậy cũng được nhiều người quan tâm và để ý. Ngoài ra cũng còn các mặt hàng mũ và khăn che mặt, khăn bịt mặt, khăn tay, bổ xung thêm cho mặt hàng này thêm đa dạng và phong phú. Như vậy các sản phẩm may mặc cũng có đủ về chiều dài, rộng và sau đảm bảo cho nhu cầu của người tiêu dùng và đặc biệt còn có một độ bền tương hợp nhất định giữa chúng để tạo thêm sức sống cho sản phẩm bày bán. *Mặt hàng giầy dép. Mặt hàng này cũng đa dạng và phong phú về chủng loại ví dụ như là của các hãng như Vina giầy, giầy Thượng Đình, Bitas, Bitis, giầy liên doanh Việt ý, giầy liên doanh Việt Hàn,.... Nhưng tại của hàng thì hàng bày bán không nhiều, mỗi loại chỉ có một vài đôi. Nhưng cũng có đủ chủng loại như xăng đan, giầy lười, các loại guốc, các loại giầy thể thao, đáp ứng đươc như cầu của người tiêu dùng. Như vậy mặt hàng giầy dép là có tỷ lệ mặt hàng chưa nhiều và chưa phong phú nhưng cũng đủ để phục vụ nhu cầu khác nhau của cả người lớn và trẻ em, khi có nhu cầu cần tiêu dùng sản phẩm. Như vậy mặt hàng may mặc và giầy dép đã bổ xung và hỗ trợ cho nhau trong việc tiêu thụ hàng của cửa hàng và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của cửa hàng một phần. 2.4.2. Kiểu phổ mặt hàng của cửa hàng. Phổ mặt hàng của cửa hàng là kiểu phổ mặt hàng hỗn hợp. Cấu trúc của phổ mặt hàng của cửa hàng được xác định bằng bốn yếu tố sau: + Chiều rộng phổ mặt hàng biểu thị số lượng các nhóm mặt hàng khác nhau mà của hàng kinh doanh để thoả mãn những như loại như cầu khác nhau. Trong trường hợp ở các cửa hàng chuyên doanh một nhóm hàng xác định, chiều rộng phổ mặt hàng có thể xác định được bằng tổng số loại, kiểu mặt hàng thoả mãn những yêu cầu khác nhau trong nhóm hàng. Tại cửa hàng tiêu biểu là mặt hàng may mặc và giầy dép. Với hàng may mặc có các nhóm hàng như cotton, thun, len, chất liệu tổng hợp, nilon, ... hàng giầy dép có hàng bằng da, có hàng cao su, có hàng chất liệu tổng hợp, hay các nhóm giầy nam nữ, giầy trẻ em, giầy người lớn. + Chiều sâu của phổ mặt hàng sản phẩm được phân định bằng tổng số các loại và phương án mặt hàng cùng thoả mãn nhu cầu như nhau nhưng khác nhau về pha trộn phối thức sản phẩm và mức giá. Ví dụ như mặt hàng cotton của cửa hàng khách hàng có thể có nhiều các hàng khác nhau để lựa chọn như là của hãng May 10, may Việt Tiến, may Sài Gòn, may Nhà Bè,.... Mặt hàng giầy dép thì có nhiều loại của nhiều hãng, như của Vina giầy, giầy Thượng Đình, giầy liên doanh Việt ý, giầy liên doanh Việt Hàn, giầy Bitas, giầy Bitis,.... Như vậy chiều sâu của phổ mặt hàng thể hiện sự phong phú hàng hoá của các nhà sản suất của cửa hàng là bạn hàng trong mối quan hệ hoạt động sản suất kinh doanh của cửa hàng. + Chiều dài phổ mặt hàng được xác định tổng số tên hàng trong tổng doanh mục mặt hàngkinh doanh của cửa hàng, ở đây là thể hiện mức dài của phổ mặt hàng. Đó là các nhãn mác, các nhóm thương hiệu mà cửa hàng đang kinh doanh và bày bán. Tiêu biểu là hàng may mặc của cửa hàng đang bày bán như là trong hàng quần Jeans của may Sài Gòn có các loại như Alone jeans, màu đen thẫm, hay Shots jeans màu xanh nhat kiểu mài, hay kiểu White jeans,.... Đây là các tên hàng trong loại hàng và nhóm hàng mà của hàng đang kinh doanh. Trong mặt hàng giầy dép thì có rất nhiều loại hàng như trong nhóm hàng của Bitis có nhiều kiểu giầy thể thao như kiểu Play boys màu đen trắng, hay Play girls màu trắng vàng, rồi các kiểu giầy nhìn tương tự nhưng có tên khác nhau như Sunred, Bigflower, ... + Độ bền tương hợp của phổ mặt hàng biểu thị độ liên quan chặt chẽ và mức tương quan tỉ lệ liên kết giữa các nhóm mặt hàng khác nhau hoặc trong tiêu dùng cuối cùng, hoặc trong những yêu cầu của sản suất, hoặc trong các kênh phân phối hoặc trong một vài góc độ khác khi xem xet. Các nhóm mặt hàng có độ bền tương hợp càng kém nếu chúng thực hiện các chức năng càng khác nhau đối với khác hàng. Ví dụ như tại quầy may mặc và giầy dép thì có các mặt hàng có liên quan mật thiết với nhau như quần áo dài tay, quần ngố, lửng, hay quần đùi rồi quần áo lót. Cách bố trí tạo một sự liền mạch, tạo lên độ bền tương hợp lớn. 2.4.3. Những tồn tại cần khắc phục. Tại quầy may mặc và quầy giầy dép thì việc thực hiện nghiệp vụ Marketing mặt hàng kinh doanh thương mại nói chung là khá tốt nhưng tại các quầy khác thì lại có sự ngược lại, có sự chưa hợp lý trong việc triển khai mặt hàng thương mại. Tiêu biểu là tại quầy nhựa và quầy xăng dầu. Việc bố trí, chương bày tại quầy nhựa lên cho thêm ra một số mặt hàng khác để thể hiện được sự phong phú và đa dạng của quầy nhựa. Tại quầy xăng dầu lên bố trí gọn gàng hơn để đảm bảo cho việc can toàn cháy nổ. 2.4.4. Nguyên nhân và biện pháp khác phục. Nguyên nhân chủ yếu là do của hàng nàm tại khu trung tâm thương mại Cầu Giấy nên việc cạnh tranh về giá cả hàng hoá của cửa hàng với các cửa hàng bên ngoài là khó khăn, bởi vì cửa hàng chịu sự quản lý của Nhà nước nên việc chấp hành các hình thức quản lý của Nhà nước, hàng tháng cửa hàng luôn phải đóng một khoản thuế cho Nhà nước, nhưng đối với các cửa hàng tư nhân bên ngoài thì họ không phải nộp thuế cho Nhà nước hàng tháng cho nên giá cả hàng hoá của họ sẽ rẻ hơn tại cửa hàng. Vì vậy để tìm được nguồn hàng mua hợp lý là cả một vấn đề mà công ty và cửa hàng phải xem xét. Tình hình xã hội phường Quan Hoa, Cầu Giấy hiện nay đang phát triển mạnh, do đó việc tiêu thụ hàng hoá ngày càng tăng, phục vụ tốt cho người tiêu dùng trong địa bàn đòi hỏi việc bồi dưỡng, đào tạo nhân viên của cửa hàng là hết sức quan trọng. Ngoài ra còn phải đầu tư thêm cơ sở vật chất. Đối với khách hàng tiêu thụ lớn của cửa hàng cần đặc biệt quan tâm và có cơ chế cho phù hợp, vì đây là đối tượng dễ bị đối thủ cạnh tranh tìm cách lôi kéo và chiếm lấy, tiêu biểu như hãng Taxi Thủ Đô là một trong những khách hàng lớn của cửa hàng. vì vậy mà cửa hàng cần có phương thức bán hàng phù hợp hơn, sao cho giữ được uy tín đối với khách hàng cả về số lượng, chất lượng, giá cả, thur tục thanh toán phải nhanh gọn. Tiêu biểu như hãng Taxi Thủ Đô đây là một trong nhưng khách hàng lớn của cửa hàng, cần được quan tâm hơn nữa. Chương III Một số biện pháp hoàn thiện nghiêp vụ Marketing mặt hàng kinh doanh tại cửa hàng thương mại 1174 đường Láng thuộc công ty cổ phần thương mại Cầu Giấy. 3.1. Mục tiêu phát triển nghiệp vụ Marketing mặt hàng kinh doanh tại cửa hàng . 3.1.1.Mục tiêu phát triển của cửa hàng. * Mục tiêu kinh tế Mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng và là mục tiêu quan trọng nhất của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng, do đó trong quá trình kinh doanh ,căn cứ vào tình hình cụ thể doanh nghiệp phải phấn đấu tối đa hoá lợi nhuận của công ty vẫn luôn chú trọng đến việc nghiên cứu hàng hoá, nhu cầu khách hàng, tìm thị trường mới…. Mục tiêu phát triển doanh nghiệp là mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp bao gồm mở rộng thị trường và mặt hàng kinh doanh của cửa hàng. Cửa hàng đang phấn đấu năm 2005 xây dựng được một số cơ sở kỹ thuật mới phục vụ cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh. Mục tiêu doanh số bán: doanh số bán của công ty nó phản ánh quy mô và năng suất lao động của cửa hàng phải đề ra mục tiêu tối đa hoá doanh thu. *Mục tiêu xã hội: Bảo vệ và thoả mãn nhu cầu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docF0132.doc
Tài liệu liên quan