Đề tài Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích lao động , tiền lương tại công ty Cổ phần xuất khẩu lao động thương mại và du lịch VINAMOTOR –TTLC

Nếu tốc độ tăng năng suất lao động bình quân ngày lớn hơn tốc độ tăng suất lao động bình quân giờ thì điều đó số giờ làm việc bình quân của một công nhân trong ngày đã tăng lên và ngược lại . Hay nói cách khác đi số giờ làm việc bình quân của một công nhân kỳ thực tế đã tăng lên so với kế hoạch và ngược lại .

Nếu tốc độ tăng năng suất lao động bình quân năm lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân ngày thì điều đó chứng tỏ số ngày làm việc bình quân của một công nhân trong năm kỳ thực tế đã tăng và ngược lại .

Bằng cách so sánh giữa thực tế với kỳ gốc đồng thời xác định và phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất lao động ta có thể thấy được những nguyên nhân chủ quan , khách quan tác động đến năng suất lao động ở doanh nghiệp mà có những đánh giá đúng đắn về năng suất lao động tạo điều kiện cho các đánh giá tiếp theo về hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp . Mô hình phân tích cụ thể như sau :

 

doc56 trang | Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích lao động , tiền lương tại công ty Cổ phần xuất khẩu lao động thương mại và du lịch VINAMOTOR –TTLC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oanh nghiệp sẽ tăng lên . Điều này sẽ tác động tới tinh thần trách nhiệm của người lao động tới công việc hơn . Như vậy , công tác quản lý lao động của doanh nghiệp sẽ đi vào nề nếp . III . ý nghĩa nội dung và phương pháp phân tích lao động , tiền lương . ý nghĩa của việc phân tích lao động , tiền lương . Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau như thế nào chăng nữa , cũng còn những tiềm tàng chưa được phát hiện , chỉ thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện . Chính vì vậy doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh nói chung và phân tích tình hình quản lý và sử dụng lao động tiền lương nói riêng để có thể phát hiện và khai thác chúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn . Thông qua phân tích lao động – tiền lương doanh nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân , nguồn gốc của những hạn chế và có giải pháp cụ thể để cải tiến công tác quản lý lao động – tiền lương . Phân tích tình hình quản lý và sử dụng lao động – tiền lương cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng , năng lực sản xuất hiện tại của doanh nghiệp ra sao , khả năng hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp như thế nào . Từ đó làm cơ sở cho việc ra các quyết định quan trọng trong kinh doanh . Những nội dung cơ bản trong phân tích lao động – tiền lương . 2.1. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng lao động . Khi tiến hành phân tích lao động các nhà quản lý thường xem xét đến các yếu tố : Số lượng lao động , thời gian lao động và chất lượng lao động . 2.1.1.Phân tích cơ cấu và sự biến đổi lực lượng lao động . a) Phân tích cơ cấu lao động . Phân tích cơ cấu lao động là việc xem xét , đánh giá , tìm hiểu nguyên nhân tác động và xu hướng biến động của tỷ trọng từng loại lao động trong tổng số . Tuỳ thuộc vào mục đích , quy mô , phạm vi nghiên cứu và loại hình doanh nghiệp mà xác định tổng số làm quy mô chung và tỷ trọng của từng loại cho phù hợp . Nếu phân tích cơ cấu lao động ở doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phục vụ cho nhà quản trị đánh giá hiệu quả quản lý tác động đến kết quả sản xuất thì quy mô chung là tổng số lao động ở doanh nghiệp và tỷ trọng được xác định là tỷ trọng của lao động trực tiếp và tỷ trọng của lao động gián tiếp trong tổng số đó . Nếu khi phân tích cơ cấu lao động trong một tổ sản xuất để đánh giá khả năng lao động tác động đến kết quả sản xuất của tổ đó thì quy mô chung sẽ xác định là lao đông sản xuất ở tổ đó và tỷ trọng được xác định lúc này là tỷ trọng lao động trong từng cấp bậc Để phân tích trước hết nhà quản lý phải xác định tỷ trọng của từng loại lao động trong tổng số theo công thức sau : Ti Tti = x 100% T Trong đó : TTi : tỷ trọng lao động thứ i . Ti : Số lao động thứ i . T : Tổng số lao động được xác định làm quy mô chung . Sau đó nhà quản trị sẽ so sánh tỷ trọng từng loại lao động trong tổng số giữa thực tế với kỳ gốc đồng thời xác định nguyên nhân dẫn đến sự biến động và ảnh hưởng tới kết quả sản xuất . b) Phân tích sự biến động số lượng lao động . Phân tích số lượng lao động là việc xem xét , đánh giá tình hình tăng giảm lao động và sự tăng giảm đó có hợp lý hay không ? Từ đó xác định nguyên nhân và xu hướng tác động của sự tăng giảm lao động . Để thực hiện phân tích người ta so sánh số lượng lao động giữa thực tế với kỳ gốc đồng thời xác định nguyên nhân tăng giảm và tác động của nó đến quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp . Sự tăng giảm số lượng lao động được xác định bằng công thức sau : DT = T1 – T0 Trong đó : T1 : Số lao động trong kỳ thực hiện . T0 : Số lao động trong kỳ kế hoạch . DT : Số lao động tăng giảm . Điều cần chú ý khi xem xét sự biến động của lực lượng lao động là phải xem xét sự biến động của lao động trực tiếp . Đây là lực lượng lao động mà sự tăng giảm số lượng có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất . Khi phân tích cần phải xác định được số lượng lao động sử dụng tiết kiệm hay lãng phí theo công thức sau : Kqi T ( ± ) = Ti - Tk x Kqk Trong đó : T (± ) : Số lao động tiết kiệm hay lãng phí . Ti : Số lao động thực tế trực tiếp sử dụng . Tk : Số lao động trực tiếp theo kế hoạch Kqi ( Kqk ) : Kết quả sản xuất thực tế ( theo kế hoạch ) Nếu T( ±) < 0 : Doanh nghiệp tiết kiệm tương đối lao động . T( ±) > 0 : Doanh nghiệp sử dụng tương đối lãng phí lao động T(± ) = 0 : Doanh nghiệp sử dụng hợp lý lao động . 2.1.2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng thời gian lao động : Thời gian lao động biểu hiện bằng ngày công mà người lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Thời gian lao động nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp . Tuy nhiên xã hội càng phát triển , người lao động có xu hướng nghỉ ngơi tham gia các công việc nâng cao đời sống tinh thần và luật pháp các nước cũng không cho phép các doanh nghiệp tự ý kéo dài thời gian lao động . Vì thế việc quản lý và sử dụng thời gian lao động như thế nào nó phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp và đIều đó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình kết quả kinh doanh . Để phân tích xem doanh nghịêp sử dụng thời gian lao động đã hợp lý hay chưa trước hết cần xem xét đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp . Sau đó tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến phát sinh các loại thời gian ngừng việc và vắng mặt . Đặc biệt chú ý đến những nguyên nhân liên quan đến tư tưởng và tinh thần người lao động , tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định , những nguyên nhân thuộc về trình độ tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh như sự phối hợp giữa các bộ phận trong sản xuất , mức độ cân đối giữa các yếu tố đầu vào Tài liệu phân tích chủ yếu căn cứ vào bảng chấm công của các bộ phận quản lý trong doanh nghiệp và các quan sát , kinh nghiệm , sự hiểu biết của người phân tích về tính hiệu lực và tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ đặc biệt là bộ phận theo dõi ghi chép ngày công của người lao động . 2.1.3. Phân tích năng suất lao động . Lao động là yếu tố cơ bản nhất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh , lao động bao giờ cũng mang lại hiệu quả , người lao động luôn mong muốn hiệu quả lao động của mình ngày một tăng cao , nghĩa là năng suất lao động không ngừng tăng lên . Do đó khi phân tích năng suất lao động thì mục tiêu duy nhất của doanh nghiệp là phải làm sao nâng cao năng suất lao động lên . Năng suất lao động biểu hiện là khối lượng sản phẩm do một công nhân làm ra trong một đơn vị thời gian .Trong ý nghĩa rộng hơn , thì đó là chi phí tổng hợp lao động xã hội , tức là bao gồm cả lao động vật hoá và lao động sống trên một đơn vị sản phẩm . ở đây rõ ràng là năng suất lao động càng cao thì chi phí lao động xã hội trên một đơn vị sản phẩm càng thấp . Có thể hiểu năng suất lao động một cách khác là : hiệu quả có ích của lao động sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay thời gian để sản xuất ra một kết quả cụ thể có ích với một chi phí nhất định . Như vậy năng suất lao động được tính theo công thức sau : Khối lượng sản phẩm sản xuất ra . Năng suất lao động = Thời gian hao phí để sản xuất ra khối lượng sản phẩm đó . Công thức này cho biết trong một đơn vị thời gian nhất định , lao động sáng tạo ra một kết quả lao động là bao nhiêu . Hoặc : Thời gian hao phí để sản xuất ra khối lượng sản phẩm đó . Năng suất lao động = Khối lượng sản phẩm sản xuất ra . Theo công thức lao động cho biết thời gian hao phí để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nhất định . Khối lượng sản phẩm được sản xuất ra có thể tính bằng hiện vật nhưng hiện nay phần lớn các doanh nghiệp , các nghành sản xuất ra các dạng sản phẩm rất khác nhau , hay nói cách khác sản xuất theo danh mục sản phẩm với chủng loại mặt hàng rất đa dạng . Cho nên trong thực tế người ta thường tính khối lượng sản phẩm theo giá trị . Thước đo bằng giá trị thường dùng là chỉ tiêu giá trị sản lượng sản xuất ra . Thời gian hao phí có thể tính bằng giờ , ngày hoặc một kỳ nhất định như tháng , quý , năm .Tuỳ theo cách lựa chọn đơn vị thời gian cho ta một loại năng suất lao động tương ứng . Thông thường trong phân tích người ta thường sử dụng ba chỉ tiêu cơ bản sau : Năng suất lao động bình quân giờ ( wg ) : Giá trị sản lượng NSLĐ giờ = Tổng số giờ làm việc Năng suất lao động bình quân ngày ( wng ) : Giá trị sản lượng NSLĐ ngày = Tổng số ngày làm việc Mối liên hệ giữa năng suất lao động vói năng suất lao động giờ thông qua độ dài của ngày làm việc biểu hiện qua công thức sau: NSLĐ ngày = Số giờ làm việc bình quân ngày x NSLĐ giờ . Năng suất lao động bình quân năm ( NScn ) : Giá trị sản lượng NSLĐ năm = Số công nhân sản xuất bình quân Hay : NSLĐ năm = Số ngày làm việc bình quân năm x NSLĐ ngày . Năng suất lao động bình quân năm , ngày , giờ cho biết bình quân một lao động tham gia vào quá trình sản xuất trong một năm , một ngày , một giờ tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất . Như vậy năng suất lao động càng cao chứng tỏ năng lực sản xuất của lao động càng cao . Trong ba loại năng suất lao động kể trên thì năng suất lao động bình quân năm phản ánh tổng hợp nhất , khái quát nhất tình hình sử dụng lao động và thời gian lao động còn năng suất lao động bình quân giờ phản ánh phản ánh chính xác nhất tình hình năng suất lao động ở doanh nghiệp . Để phân tích đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu năng suất lao động về năng lực sản xuất của người lao động trước hết tiến hành so sánh số thực tế với kỳ gốc cả về số tuyệt đối và số tương đối của từng chỉ tiêu để xác định năng suất lao động bình quân năm , ngày , giờ tăng hay giảm bao nhiêu , với tỷ lệ như thế nào , sau đó xem xét mối quan hệ giữa các loại năng suất lao động để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng lao động , cụ thể : Thứ nhất : So sánh số thực tế với kỳ gốc của từng chỉ tiêu cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối . Mô hình phân tích như sau: Dwg DWg=wg1 - wg2 %( ±)wg = x 100 wgk Dwcn Dwng = wcn1 – wcnk %( ± )wng = x 100 wcnk Dwcn Dwcn = wcn1-wcnk % ( ± )wcn = x 100 wcnk Kết quả so sánh có thể xảy ra ba trường hợp : Trường hợp 1 : >0 Chứng tỏ năng suất lao động tăng . Trường hợp 2 : =0 Chứng tỏ năng suất không thay đổi ( hoàn thành kế hoạch ). Trường hợp 3 : <0 Chứng tỏ năng suất lao động giảm ( không hoàn thành kế hoạch ). Thứ hai : So sánh tốc độ tăng năng suất lao động giữa các loại với nhau . Cụ thể : So sánh tốc độ tăng năng suất lao động bình quân năm so với tăng năng suất lao động ngày và so sánh tăng năng suất lao động bình quân ngày với tăng năng suất lao động bình quân giờ . Nếu tốc độ tăng năng suất lao động bình quân ngày lớn hơn tốc độ tăng suất lao động bình quân giờ thì điều đó số giờ làm việc bình quân của một công nhân trong ngày đã tăng lên và ngược lại . Hay nói cách khác đi số giờ làm việc bình quân của một công nhân kỳ thực tế đã tăng lên so với kế hoạch và ngược lại . Nếu tốc độ tăng năng suất lao động bình quân năm lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân ngày thì điều đó chứng tỏ số ngày làm việc bình quân của một công nhân trong năm kỳ thực tế đã tăng và ngược lại . Bằng cách so sánh giữa thực tế với kỳ gốc đồng thời xác định và phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất lao động ta có thể thấy được những nguyên nhân chủ quan , khách quan tác động đến năng suất lao động ở doanh nghiệp mà có những đánh giá đúng đắn về năng suất lao động tạo điều kiện cho các đánh giá tiếp theo về hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp . Mô hình phân tích cụ thể như sau : Chênh lệch năng suất lao động : Dw = w1-w0 . Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động - Do số công nhân sản xuất thay đổi ảnh hưởng tới năng suất lao động (?t). Mk Dt = - wk T1 - Do giá trị sản xuất thay đổi ảnh hưởng đến năng suất lao động (?M) . M1 Mk DM = - T1 T1 - Tổng hợp sự ảnh hưởng của các nhân tố : Dw = Dt + DM Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng cho ta biết chính xác tình hình tăng giảm lao động là do nhân tố nào gây nên . Từ đó có những biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả đối với những nhân tố làm giảm năng suất , đồng thời phát huy các nhân tố tích cực . Nội dung phân tích quỹ tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất . Chi phí tiền lương là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho cán bộ công nhân viên căn cứ vào số lượng , chất lượng và kết quả công việc của họ . Chi phí tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất là một bộ phận quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm vì vậy quỹ lương hợp lý sẽ góp phần kích thích người lao động tăng năng suất lao động và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp . Chi phí tiền lương cho doanh nghiệp bao gồm : Chi phí cho lao động trực tiếp . Chi phí cho lao động gián tiếp . Muốn biết chi phí tiền lương trong doanh nghiệp thực hiện như thế nào ta tiến hành phân tích các nội dung sau : 2.2.1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí tiền lương trong doanh nghiệp . Phân tích tình hình thực kế hoạch chi phí tiền lương trong doanh nghiệp được thực hiện với từng bộ phận thông qua việc so sánh giữa chi phí tiền lương thực tế với số kế hoạch để tìm ra số chênh lệch , tỷ lệ tăng giảm và tỷ trọng của nó . Đồng thời phân tích chi phí tiền lương cần xem xét trong mối liên hệ so sánh với khối lượng sản phẩm đã sản xuất và tình hình tăng giảm của nó . Từ đó thấy được mức tiết kiệm hay lãng phí chi phí tiền lương trong doanh nghiệp . Ngoài ra người ta cũng có thể phân tích , xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tăng giảm của quỹ lương để từ đó có những biện pháp giảm bớt chi phí tiền lương . Trước khi đi sâu tìm hiểu , phân tích từng quỹ lương ta tiến hành phân tích chung tình hình quản lý và sử dụng chi phí tiền lương của doanh nghiệp . a) Phân tích chung tình hình quản lý và sử dụng chi phí tiền lương của doanh nghiệp Phân tích chung chi phí tiền lương nhằm mục đích đánh giá khái quát tình hình thực hiện các chỉ tiêu chi phí tiền lương . Phân tích chung chi phí tiền lương sử dụng các chỉ tiêu sau : + Tổng quỹ lương : Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí tiền lương của doanh nghiệp được sử dụng trong kỳ để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh bao gồm cả quỹ lương cho lao động trực tiếp và lao động gián tiếp . +Tỷ suất tiền lương : Là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánh giữa tổng quỹ tiền lương trên tổng doanh thu . Công thức : Tổng quỹ tiền lương Tỷ suất tiền lương (%) = x 100% Tổng doanh thu + Mức lương bình quân : Là chỉ tiêu phản ánh mức lương bình quân mà người lao động nhận được trên một đơn vị thời gian ( năm , tháng ). Công thức: Tổng quỹ lương (năm) Mức lương bình quân (tháng) = Tổng số lao động x 12 b) Phân tích tình hình chi phí tiền lương lao động trực tiếp (chi phí nhân công trực tiếp) Tiền lương của nhân công trực tiếp sản xuất gắn liền với quá trình sản xuất ra sản phẩm do vậy cần phân tích chi phí tiền lương một cách kịp thời để có biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Nội dung phân tích chi phí tiền lương lao động trực tiếp bao gồm hai nội dung : Phân tích chung chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất . Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương nhân công trực tiếp sản xuất . *Phân tích chung chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất . Ta sử dụng phương pháp so sánh để phân tích . So sánh tổng chi phí tiền lương công nhân trực tiếp kỳ thực hiện so với kế hoạch và tính % thực hiện so với kế hoạch . DCPTLnctt =DCPTLnctt 1 - DCPTLnct0 ồ CPTLnctt 1 %TH = ồCPTLnctt 0 Để đánh giá chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất người ta thường liên hệ với kết quả sản xuất : Q1 DồCPTLnctt = ồCPTLnctt1 - ồCPTLnctt1 x Q0 ồCPTLnctt1 %TH có liên hệ = kết quả sản xuất ồ CPTLnctt0 x Q1 Q0 Trong phân tích chi phí tiền lương chủ yếu là phân tích tỷ suất tiền lương và trên cơ sở biến động tỷ suất tiền lương để đánh giá chung chi phí tiền lương . Tỷ suất chi phí tiền lương (F’TL ) được xác định theo công thức : FTL F’TL = x 100 M Từ công thưc tổng quát ta suy ra tỷ suất chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất : FNCTT F’NCTT = x 100 Q Khi phân tích nếu ta thấy F’NCTT giảm mà tiền lương bình quân của công nhân tăng lên hoặc không đổi thì đây là trường hợp tốt . Doanh nghiệp cần phát huy . Khi phân tích thấy F’NCTT tăng do tiền lương bình quân của người lao động giảm tức hiệu quả sử dụng lao động thấp . Điều này ảnh hưởng tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến đời sống của người lao động . Vì vậy doanh nghiệp cần chú trọng tới việc quản lý và sử dụng lại lao động của doanh nghiệp . Khi phân tích chi phí nhân công trực tiếp ngoài việc xác định tỷ suất chi phí tiền lương chúng ta còn xác định chênh lệch chi phí tiền lương có liên hệ với kết quả sản xuất kinh doanh như thế sẽ chính xác hơn . Q1 D F = F1 - F0 x Q0 Nếu D F < 0 doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí tiền lương . Nếu D F > 0 chênh lệch quỹ lương không hợp lý . Ngoài ra khi phân tích chi phí tiền lương cần xem xét đến thu nhập thực tế bình quân của người lao động xem nó có đảm bảo đời sống thiết yếu của người lao động hay không ? *Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới chi phí nhân công trực tiếp ( biểu hiện ở quỹ tiền lương trả cho công nhân trực tiếp ). Công thức tính quỹ lương : X = ồMi x đgi Bằng phương pháp loại trừ ta có thể xác định mức ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích như sau : - Số chênh lệch của quỹ lương : Dx = ồM1i x đg1i - ồM0i x đg0i - Do ảnh hưởng của số lượng nhập kho D x do M =ồ M1i x đg0i - ồM0i x đg0i =ồM1i x đg1i - Xnctt 0 - Do ảnh hưởng của đơn giá tiền lương D x do đg =ồ M1i x đg1i - ồM1i x đg0i = Xnctt1 - ồM1i x đg0i - Tổng hợp sự ảnh hưởng của các nhân tố : D x =Dx do M + Dx do đg = Xnctt1 - Xnctt0 c) Phân tích chi phí tiền lương lao động gián tiếp Chi phí tiền lương lao động gián tiếp là khoản chi phí tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho bộ phận lao động gián tiếp như chi phí quản lý doanh nghiệp , chi trả tiền lương cho lực lượng bảo vệ Cũng tương tự như phân tích chi phí nhân công trực tiếp , phân tích chi phí tiền lương cho bộ phận gián tiếp cũng bao gồm phân tích chung và phân tích nhân tố ảnh hưởng . *Phân tích chung tổng chi phí tiền lương lao động gián tiếp : Ta cũng sử dụng phương pháp so sánh để xác định mức độ tăng giảm chi phí tiền lương lao động gián tiếp . Dồ CFTLlđgt = ồCFTLlđgt1 - ồCFTLlđgt0 ồCFTLlđgt1 %TH = ồ CFTLlđgt0 *Phân tích nhân tố ảnh hưởng : Vì lao động gián tiếp không trực tiếp tạo ra sản phẩm nên doanh nghiệp thường trả lương cho lao động gián tiếp theo hình thức lương thời gian hoặc lương thời gian có thưởng . Đây là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian làm việc trong kỳ ( số ngày làm việc) và bậc lương của từng người để tính và trả lương cho công nhân viên hưởng lương thời gian . Xuất phát từ mối quan hệ nói trên , quỹ lương thời gian ( X1 ) có thể được xác định như sau: Tổng quỹ Số lao động Số ngày làm việc Mức lương BQ tiền lương = hưởng lương x bình quân của x ngày của một thời gian thời gian một lao động lao động XT = TT x SN x XT Từ cách xác định trên ta thấy quỹ lương thời gian phụ thuộc vào ba yếu tố nhưng trên thực tế góc độ quản lý người ta quan tâm nhiều đến số ngày làm việc bình quân và số tiền lương bình quân của một nhân viên hưởng lương thời gian . Số ngày làm việc bình quân ảnh hưởng thuận chiều đến quỹ lương thời gian thông qua sự biến động nhân tố này người ta có thể biết được kết quả của việc quản lý , sử dụng ngày công lao động . Tiền lương bình quân cũng là nhân tố ảnh hưởng thuận chiều đến quỹ lương thời gian , tiền lương ngày công tăng ( giảm ) là do cấp bậc , chức vụ của số công nhân viên hưởng lương thời gian cao ( thấp )và nó còn phụ thuộc vào cơ cấu công nhân . Điều này thể hiện ở chỗ nếu lương cấp bậc , chức vụ của từng công nhân viên không thay đổi . Nếu tăng tỷ trọng số công nhân có mức lương cao , đồng thời giảm tỷ trọng số công nhân có mức lương thấp sẽ làm cho tiền lương bình quân ngày tăng lên và ngược lại . Các nhân tố có quan hệ tích số đến quỹ lương thời gian , do đó để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ta có thể dùng phương pháp thay thế liên hoàn hay phương pháp chênh lệch . 2.2.2.Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương trong mối liên hệ với kết quả sản xuất kinh doanh . Với bất kỳ một nhà quản trị nào khi bỏ ra một đồng vốn để kinh doanh họ đều phải tính đến hiệu quả của đồng vốn đem lại là bao nhiêu và khi chi trả lương họ cũng cần tính toán được hiệu quả của việc sử dụng chi phí tiền lương . Thông thường nhà quản trị thường sử dụng các chỉ tiêu sau để tính toán hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương . * Chỉ tiêu tỷ suất chi phí tiền lương ( FTL ) X FTL = M Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện được một đồng doanh thu thì doanh nghiệp cần chi ra bao nhiêu đồng chi phí tiền lương . * Chỉ tiêu hiệu suất sinh lợi của chi phí tiền lương ( H ). LN H = T Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng lương bỏ ra thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận . Hiệu suất tiền lương tăng khi năng suất lao động tăng với tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng tiền lương . *Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của một nhân viên ( HQLĐ ): LN HQLĐ = T Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại . *Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động theo quỹ tiền lương và thu nhập . X TNBQ = T Chỉ tiêu này cho biết thu nhập bình quân của mỗi lao động trong doanh nghiệp là bao nhiêu mỗi tháng . Chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng của các yếu tố làm thay đổi tổng quỹ lương như tình hình sản xuất kinh doanh , mức lợi nhuận của doanh nghiệp . *Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân một lao động /năm (NSLĐ) M NSLĐ = T Chỉ tiêu này cho biết trung bình một năm một lao động tạo ra bao nhiêu đơn vị giá trị sản lượng . Nguồn tài liệu và phương pháp phân tích tình hình quản lý lao động – tiền lương 3.1. Nguồn tài liệu để phân tích : Để có thể tiến hành phân tích hoạt động kinh tế đòi hỏi nhà quản trị phải thu thập một lượng thông tin cần thiết , đầy đủ , kịp thời phù hợp với mục đích yêu cầu về nội dung và phạm vi của đối tượng phân tích . Việc phân tích tình hình lao động – tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất thường căn cứ vào các tài liệu sau : Các chỉ tiêu kế hoạch , định mức lao động , tiền lương tại doanh nghiệp . Các số liệu kế toán chi phí tiền lương của doanh nghiệp bao gồm cả kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết . Các chế độ chính sách về tiền lương của nhà nước của doanh nghiệp bao gồm cả những văn bản quy định hướng dẫn của nghành hoặc cơ quan chủ quản , của cơ quan bảo hiểm xã hội . Các hợp đồng lao động và chính sách về quản lý lao động . Các bản định mức và đơn giá tiền lương đã xây dựng . 3.2. Các phương pháp được sử dụng trong phân tích lao động - tiền lương . 3.2.1. Phương pháp so sánh . Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích nhằm xác định xu hướng và mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích . Trong phân tích lao động – tiền lương , phương pháp so sánh thường sử dụng để phân tích các nội dung sau : So sánh năng suất lao động thực hiện của kỳ báo cáo với số định mức đã đề ra để thấy được mức độ hoàn thành bằng tỷ lệ phần trăm (%) hoặc số chênh lệch tăng giảm . So sánh số lao động , quỹ lương của kỳ báo cáo với số thực hiện cùng kỳ năm trước . Mục đích của việc so sánh này là để thấy được sự biến động tăng giảm của số lao động và quỹ lương của doanh nghiệp qua những thời kỳ khác nhau và xu thế phát triển của chúng trong tương lai . Phương pháp so sánh có ưu đIểm là đơn giản , dễ tính toán và có thể đánh giá nhanh chóng các chỉ tiêu cần phân tích . Tuy nhiên nó không xác định được mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đến đối tượng phân tích vì vậy việc đề xuất các biện pháp khắc phục những tồn tại và phát huy những ưu đIểm bị hạn chế . Để khắc phục những nhược đIểm này trong phân tích người ta dùng phương pháp loại trừ . 3.2.2. Phương pháp loại trừ : Là phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì loại trừ sự ảnh hưởng của nhân tố khác . Có hai hình thức : Phương pháp thay thế liên hoàn : Là phương pháp thay thế lần lượt số liệu gốc bằng số liệu muốn so sánh của các nhân tố có ảnh hưởng tới chỉ tiêu kinh tế được phân tích theo một logic xác định . Thông thường trình tự thay thế được quy định là : nhân tố số lượng thay thế trước , nhân tố chất lượng thay thế sau . Phương pháp thay thế liên hoàn dùng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng qua đó thấy được mức độ ảnh hưởng và tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng nghiên cứu . Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng trong trường hợp giữa đối tượng phân tích với các nhân tố ảnh hưởng có mối liên hệ phụ thuộc chặt chẽ và khi phân tích lao động tiền lương phương pháp này thường được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động của doanh nghiệp . M W = T Hay phân tích nhân tố ảnh hưởng tới quỹ lương của bộ phận trực tiếp sản xuất : X =ồMi x ĐGi Phương pháp số chênh lệch : Trong thực tế phân tích theo phương pháp số chênh lệch là hình thức khác của phương pháp thay thế liên hoàn . Xét về mặt toán học thì phương pháp số chênh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5444.doc
Tài liệu liên quan