MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục ký hiệu chữviết tắt
Danh mục bảng biểu
Mở đầu 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀPHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3
1.1 Tổchức hệthống ngân sách nhà nước 3
1.1.1 Khái niệm và bản chất ngân sách nhà nước 3
1.1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước 3
1.1.1.2 Bản chất của ngân sách nhà nước 4
1.1.2 Tổchức hệthống NSNN ởcác nước có nền kinh tếthịtrường 6
1.2 Phân cấp quản lý NSNN 7
1.2.1 Khái niệm phân cấp quản lý NSNN 7
1.2.2Các nguyên tắc vềphân cấp quản lý NSNN 9
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý NSNN 10
1.2.3.1 Tổchức hành chính nhà nước 10
1.2.3.2 Phân cấp quản lý kinh tế- xã hội của Nhà nước 10
1.2.3.3 Tính hiệu quảcủa phân cấp 11
1.2.3.4 Trình độphát triển kinh tế- xã hội của từng địa phương 11
1.3 Kinh nghiệm phân cấp quản lý NSNN ởmột sốnước trên thếgiới 12
1.3.1 Phân cấp quản lý ngân sách ởCộng hòa Pháp 12
1.3.2 Phân cấp quản lý ngân sách ởCộng hòa Liên Bang Đức 18
1.3.3 Phân cấp quản lý ngân sách ởCộng hòa nhân dân Trung Hoa 23
Kết luận chương 1 29
Chương2THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NSNN ỞTỈNH BÀ RỊA – VŨNG
TÀU
30
2.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế- xã hội của Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 30
2.1.1Vịtrí địa lý, điều kiện tựnhiên của Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 30
2.1.2 Những thành tựu vềkinh tế- xã hội giai đoạn 2001-2005 31
2.2 Thực trạng phân cấp quản lý NSĐP tại Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 32
2.2.1 Trước khi có Luật NSNN( năm 1991-1996) 33
2.2.1.1 Cơsởpháp lý 33
2.2.1.2 Kết quảthu, chi và cân đối các cấp NSĐP ởTỉnh BR-VT 35
2.2.2 Sau khi có Luật NSNN (từnăm 1997 đến nay) 37
2.2.2.1 Giai đoạn 1997-2003 37
2.2.2.1.1 Cơsởpháp lý 37
2.2.2.1.2 Kết quảthu, chi và cân đối các cấp NSĐP ởTỉnh BR-VT 42
2.2.2.2 Giai đoạn 2004 đến nay 45
2.2.2.2.1 Cơsởpháp lý 45
2.2.2.2.2 Kết quảthu, chi và cân đối các cấp NSĐP ởTỉnh BR-VT 50
2.2.3 Đánh giá chung vềnhững thành tựu và tồn tại trong phân cấp quản lý
NSNN ởTỉnh BRVT
54
2.2.3.1 Những thành tựu đạt được trong phân cấp quản lý NSNN 54
2
2.2.3.2 Những tồn tại trong phân cấp quản lý NSNN 55
Kết luận chương 2 57
Chương 3:GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
58
3.1 Phương hướng phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh Bà rịa – Vũng tàu
giai đoạn 2006-2010
58
3.2 Quan điểm hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN ởTỉnh BRVT 59
3.3 Giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN ởTỉnh BRVT 61
3.3.1 Những kiến nghịvới Trung ương 61
3.3.1.1 Hoàn thiện cơsởpháp lý 61
3.3.1.2 Thay đổi lại phương pháp xác định tỷlệphần trăm phân chia các khoản
thu và sốbổsung từNSTW cho NSĐP
68
3.3.1.3 Vềdựphòng ngân sách và dựtrữtài chính 70
3.3.2 Những kiện nghị đối với Tỉnh Bà rịa – Vũng tàu 71
3.3.2.1 Phương hướng phân cấp nguồn thu,nhiệm vụchi, tỷlệphần trăm phân
chia nguồn thu giữa các cấpNStrong thời gian tới ởtỉnh BR-VT
71
3.3.2.2 Vềtổchức hành chính 72
3.3.2.3 Vềphân cấp quản lý kinh tế 73
3.3.2.4 Kiện toàn tổchức và nâng cao vai trò của HĐND 73
Kết luận chương 3 75
Kết luận 76
Tài liệu tham khảo
Phụlục
99 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2034 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
36.584 38.889 1.748
2.NS Huyện 698 4.043 1.803 3.433 6.526
Nguồn từ Sở Tài chính Tỉnh BRVT
42
Qua bảng 2.1: Kết quả thu, chi và cân đối ngân sách giai các cấp NSĐP
đoạn 1992-1996 cho thấy, Ngân sách xã, phường, thị trấn trên địa bàn Tỉnh trong
giai đoạn này chưa được hình thành, đang là một đơn vị dự toán của ngân sách
Huyện, Thị xã , Thành phố.
Trong giai đoạn này số thu của các cấp ngân sách đều tăng, năm sau cao hơn
năm trước, duy chỉ có năm 1994 thu ngân sách Tỉnh được hưởng có thấp hơn
năm 1993, là do trong năm 1993 có số thu từ tiền bán cổ vật Hòn cau 11,5tỷ đồng
mà các năm sau không có.(xem biểu đồ 2.1)
Biểu đồ 2.1: KẾT QuẢ THU NGÂN SÁCH CÁC CẤP
0
200.000
400.000
600.000
800.000
1.000.000
1.200.000
Năm 1992 Năm 1993 Năm 1994 Năm 1995 Năm 1996
TỶ
Đ
Ồ
NG
Thu NSTW
Thu NS Tỉnh
Thu NS Huyện
Nguồn từ Sở Tài chính Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Biểu đồ 2.1 cũng cho ta thấy số thu NSTW được hưởng là chủ yếu và tăng
cao, số thu ngân sách Huyện được hưởng không nhiều và chiếm tỷ lệ nhỏ trong
tổng thu NSNN.
Chi NSĐP cũng tăng đều qua các năm, duy chỉ có năm 1994 là thấp hơn số
chi của năm 1993, nguyên nhân là do trong năm 1994 Tỉnh không có nguồn thu
43
từ nguồn bán cổ vật để đáp ứng cho chi đầu tư phát triển và trong số chi của
NSĐP thì ngân sách Tỉnh cũng là chủ yếu, số chi của ngân sách Huyện không
nhiều.(Xem biểu đồ 2.2)
Biểu đồ 2.2: KẾT QUẢ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯONG
0
100.000
200.000
300.000
400.000
500.000
600.000
700.000
800.000
Năm 1992 Năm 1993 Năm 1994 Năm 1995 Năm 1996
TỶ
Đ
Ồ
N
G
Chi NSĐP
Chi NS Tỉnh
Chi NS Huyện
Nguồn từ Sở Tài chính Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
2.2.2.Sau khi có Luật Ngân sách Nhà nước(từ năm 1997 đến nay)
2.2.2.1, Giai đoạn 1997-2003
2.2.2.1.1, Cơ sở pháp lý.
Luật Ngân sách nhà nước được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội
khóa IX ngày 20/3/1996 và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/1/1997 là văn bản pháp lý
cao nhất từ trước đến nay, đồng thời Chính phủ cũng đã có Nghị định số 87-CP
ngày 19/12/1996 Qui định chi tiết việc phân cấp quản lý,lập, chấp hành và quyết
toán ngân sách. Đến kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa X (21/04/1998 Æ 20/05/1998) đã
thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật ngân sách nhà nước, Chính phủ
cũng đã có Nghị định số 51/1998/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 1998 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 quy định chi tiết việc
44
phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách; Bộ Tài chính cũng đã ban
hành Thông tư 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 Hướng dẫn việc phân cấp, lập,
chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước.
Căn cứ các văn bản quy định trên, thì việc phân cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu được chia làm 3 cấp như sau:
c Ngân sách cấp tỉnh.
d Ngân sách cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách
cấp huyện)
e Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã)
Nhiệm vụ thu, chi được phân cấp theo luật định cụ thể như sau:
a. Phân cấp Nguồn thu:
a.1. Các khoản thu để lại 100%.
- Đối với ngân sách cấp tỉnh: bao gồm: Tiền cho thuê đất và tiền bán nhà ở
thuộc sở hửu nhà nước; Lệ phí trước bạ phát sinh trên địa bàn huyện, thị , thành phố;
Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở
nước ngoài trực tiếp cho cấp tỉnh theo quy định của pháp luật; Các khoản phí, lệ phí
và các khoản thu khác nộp vào ngân sách cấp tỉnh; Huy động của các tổ chức, cá
nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của Chính
phủ; Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân
sách cấp tỉnh; Thu kết dư ngân sách cấp tỉnh; thu bổ sung từ ngân sách Trung ương;
các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- Đối với ngân sách cấp huyện, các khoản thu được ngân sách tỉnh để lại 100%
bao gồm: Thuế môn bài (trừ thuế môn bài từ các cá nhân và nhóm kinh doanh nhỏ ở
xã, thị trấn) ; Thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà đất; tiền sử dụng đất; thuế sử
dụng đất nông nghiệp; thuế tài nguyên; Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong
nước thu vào các mặt hàng bài lá, vàng mã, hàng mã ,các dịch vụ kinh doanh vũ
45
trường, mát – xa; karaoke kinh doanh gôn bán thẻ hội viên, vé chơi gôn, kinh doanh
ca – si- nô; trò chơi bằng máy giắc – pót, kinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe;
Thuế sát sinh thu từ các doanh nghiệp giết mỗ gia súc trên địa bàn phường; Các
khoản phí, lệ phí từ các hoạt động do các cơ quan thuộc cấp huyện quản lý; Tiền thu
sự nghiệp từ các đơn vị do cấp huyện quản lý; Viện trợ không hoàn lại của các tổ
chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của
Chính phủ; Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho
ngân sách cấp Huyện; Thu kết dư ngân sách cấp Huyện; thu bổ sung từ ngân sách
cấp tỉnh; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- Đối với ngân sách cấp xã, thị trấn các khoản thu được để lại 100% bao gồm:
Trong giai đoạn trước đây, ngân sách xã chưa được hình thành, đến đầu năm
1998 trên địa bàn tỉnh mới hình thành cấp ngân sách thực sự, nên các khoản thu
được để lại 100% bao gồm: Thuế môn bài từ các cá nhân và nhóm kinh doanh nhỏ;
Thuế sát sinh; Các khoản phí, lệ phí và các khoản thu đóng góp cho ngân sách cấp
xã, thị trấn theo quy định của pháp luật; Thu từ sử dụng quỹ đất công ích và thu hoa
lợi công sản khác; thu từ hoạt động sự nghiệp do xã, thị trấn quản lý; Viện trợ không
hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nuớc ngoài trực tiếp cho xã, thị trấn theo quy
định của pháp luật; Thu kết dư ngân sách cấp xã, thị trấn; thu bổ sung từ ngân sách
cấp trên; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
* Riêng Đối với ngân sách cấp phường gồm: Các khoản phí, lệ phí và các
khoản đóng góp cho ngân sách phường theo quy định của pháp luật; Thuế sát sinh,
trừ thuế sát sinh thu từ các doanh nghiệp giết mỗ gia súc; Các khoản đóng góp tự
nguyện của tổ chức, cá nhân cho phường; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức,
cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho Phường theo quy định của pháp luật; Thu kết dư
ngân sách phường; thu bổ sung từ ngân sách cấp trên; các khoản thu khác theo quy
định của pháp luật.
46
a.2 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ: (tỷ lệ phân chia các nguồn thu giữa các
cấp ngân sách và tỷ lệ này được tỉnh ổn định cho các địa phương trong 3 năm):
- Đối với ngân sách cấp tỉnh: Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu của
ngân sách cấp tỉnh được quy định như sau: ngân sách tỉnh được hưởng là 37%, số
còn lại 63% thuộc về ngân sách trung ương, bao gồm các khoản thu sau: Thuế giá trị
gia tăng (không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu, đơn vị hạch toán toàn
ngành) ;Thuế thu nhập doanh nghiệp ( không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các
đơn vị hạch toán toàn ngành); Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; thuế
chuyển thu nhập ra nước ngoài; thu sử dụng vốn ngân sách.
- Đối với ngân sách cấp Huyện: Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu
được phân chia như sau: Thuế giá trị gia tăng ( không kể thuế giá trị gia tăng hàng
hoá nhập khẩu, đơn vị hạch toán toàn ngành);Thuế thu nhập doanh nghiệp (không kể
thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành). Hai khoản thu
trên trong 2 năm 97-98 thực hiện điều tiết cho ngân sách Thị xã và cho ngân sách
cấp huyện là 37% còn lại 63% cho ngân sách Trung ương, Riêng Thành phố vũng
Tàu theo tỷ lệ: 9% cho ngân sách Thành phố Vũng Tàu, 28% cho ngân sách tỉnh,
63% cho ngân sách trung ương. Đến năm 1999 theo quy định của TW; ĐP đã thực
hiện điều tiết theo cơ cấu Ngân sách huyện 37%; NSTW 63% (Riêng Thành phố
vũng Tàu theo tỷ lệ: 9% cho ngân sách Thành phố Vũng Tàu, 28% cho ngân sách
tỉnh, 63% cho ngân sách trung ương và Huyện Long đất là 20%; Ngân sách Tỉnh
17%; NSTW 63%). Từ năm 2000 đến 2003 thực hiện theo cơ cấu cấp huyện 48%;
TW 52% số thu của 2 sắc thuế trên từ các hộ kinh doanh phát sinh trên địa bàn.
Các khoản thu về lệ phí trước bạ, không kể lệ phí trước bạ nhà, đất phát sinh
trên địa bàn huyện, thị, thành phố chưa được tỉnh phân cấp.
- Đối với ngân sách cấp xã, thị trấn, phường các khoản được phân chia bao
gồm: Thuế sử dụng đất nông nghiệp 50% cho cấp xã, thị trấn, phường; 50% cho
47
Huyện, Thị, Thành phố, số thu này chỉ dùng cho đầu tư; Thuế nhà đất 30% cho
ngân sách xã, Thị trấn, 70% cho ngân sách huyện.
b. Phân cấp nhiệm vụ chi:
* Đối với ngân sách cấp tỉnh:
- Chi thường xuyên về:
+ Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa, thể dục thể
thao, sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trường, các sự nghiệp khác.
+ Các hoạt động sự nghiệp kinh tế bao gồm: sự nghiệp giao thông; nông nghiệp,
thuỷ lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp; thị chính; đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa
chính; điều tra cơ bản và các sự nghiệp kinh tế khác;
+ Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; Hoạt động của các cơ quan
nhà nước; Hoạt động của các cơ quan Đảng Cộng Sản Việt Nam; Hoạt động của cơ
quan Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu
Chiến Binh Việt Nam, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam, Hội Nông Dân Việt Nam;
+ Tài trợ cho các tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
thực hiện các chính sách xã hội; các chương trình quốc gia do Chính phủ giao; trợ
giá theo chính sách của nhà nước; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
- Chi đầu tư phát triển:
+ Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội; chi đầu tư
và hổ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật.
+ Chi trả nợ gốc tiền vay cho đầu tư theo quy định tại Khoản 3, Điều 8 của luật
ngân sách nhà nước.
- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính.
- Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới
* Đối với ngân sách cấp huyện:
- Chi thường xuyên về:
48
+ Các hoạt động sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, xã hội và các sự
nghiệp khác; các hoạt động sự nghiệp kinh tế; ( Riêng khoản chi cho hoạt động sự
nghiệp giáo dục-đào tạo, y tế chưa được tỉnh phân cấp cho huyện theo như quy định
của Luật ngân sách sửa đổi mà thực hiện cấp phát bằng hình thức kinh phí uỷ quyền
cho các huyện thực hiện).
+ Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; hoạt động của các cơ quan nhà
nước; hoạt động của các cơ quan của Đảng Cộng Sản Việt Nam; Hoạt động của cơ quan
Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu Chiến
Binh Việt Nam, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam, Hội Nông Dân Việt Nam.
+ Tài trợ cho các tổ chức xã hội-nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; các
khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
- Chi đầu tư phát triển:
+ Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội theo cấp
của tỉnh. Trong giai đoạn này tỉnh phân cấp thẩm quyền cấp phát vốn đầu tư cho cấp
Huyện, Thị, Thành phố trên địa bàn đối với những công trình có giá trị từ 500,triệu
đồng trở xuống, song chưa phần cấp về quyết định đầu tư. Trong phân cấp đối với
Thị xã, Thành phố trực thuộc Tỉnh cũng đã phân cấp nhiệm vụ chi xây dựng các
trường phổ thông quốc lập các cấp và các công trình phúc lợi công cộng, điện chiếu
sáng, cấp thoát nước, giao thông nội thị, an toàn giao thông, vệ sinh đô thị.
- Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
* Đối với ngân sách cấp xã, phường,thị trấn:
- Chi thường xuyên về:
+ Các công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao của
xã,thị trấn quản lý; hỗ trợ kinh phí bổ túc văn hoá, nhà trẻ, mẩu giáo của xã, thị trấn
quản lý; hoạt động y tế xã, thị trấn;
49
+ Quản lý duy tu, bảo dưỡng các công trình kiến trúc, tài sản, công trình phúc
lợi, đường giao thông do xã, thị trấn quản lý; hoạt động của các cơ quan nhà nước
xã, trị trấn;
+ Hoạt động của cơ quan Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Đoàn Thanh Niên
Cộng Sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt
Nam, Hội Nông Dân Việt Nam xã, thị trấn.
+ Công tác dân quân tự vệ, trật tự-an toàn xã hội; các khoản chi khác theo quy
định của pháp luật.
- Chi đầu tư phát triển:
Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội theo phân cấp
của tỉnh.( ngân sách phường không có nhiệm vụ chi này)
2.2.2.1.2 Kết quả thu, chi và cân đối các cấp NSĐP ở Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
(Xem bảng 2.2)
Bảng 2.2: Kết quả thu, chi và cân đối ngân sách NSĐP ở Tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu giai đoạn 1997-2003.
ĐVT: Triệu đồng
Nội dung Năm 1997
Năm
1998 Năm 1999 Năm 2000
Năm
2001 Năm 2002
Năm
2003
I. Thu NSNN 2.255.559
3.124.1
57 4.458.070 7.454.823 7.862.939 8.261.356 9.345.617
1.Thu NSTW 1.357.685
1.932.4
65 2.746.873 5.152.794 4.703.260 4.896.946 5.381.613
2. Thu NSĐP 897.874
1.191.6
92 1.711.197 2.302.029 3.159.679 3.364.410 3.964.004
2.1.Thu NS Tỉnh 741.239 968.151 1.429.236 1.954.040 2.609.112 2.710.270 3.162.807
2.2.Thu NS
Huyện 156.635 170.101 208.671 266.491 456.619 540.582 681.021
2.3.Thu NS Xã 53.440 73.290 81.498 93.948 113.558 120.176
II. Chi NSĐP 739.913 836.724 1.050.621 1.304.405 2.226.639 2.648.317 2.554.991
1.Chi NS Tỉnh 593.996 632.578 800.028 1.010.525 1.737.566 2.068.608 1.866.852
+ Chi đầu tư 248.207 248.207 329.781 413.245 80.997 1.049.027 711.367
+ Chi thường
xuyên 345.789 384.371 470.247 597.280 1.656.569 1.019.581 1.155.485
2.Chi NSH 145.917 158.395 188.645 224.577 409.747 480.114 581.553
+ Chi đầu tư 21.106 21.106 19.451 29.654 94.219 26.124 96.940
+ Chi thường
xuyên 124.811 137.289 169.194 194.923 315.528 453.990 484.613
3.Chi NS Xã 45.751 61.948 69.303 79.326 99.595 106.586
+ Chi đầu tư 4.160 12.251 15.556 23.046 31.652 31.346
+ Chi thường
xuyên 41.591 49.697 53.747 56.280 67.943 75.240
III. Kết dư
NSĐP 157.961 354.968 660.576 997.624 933.040 716.093 1.409.013
1.NS Tỉnh 147.243 335.573 629.208 943.515 871.546 641.662 1.295.955
2.NS Huyện 10.718 11.706 20.026 41.914 46.872 60.468 99.468
3.NS Xã 0 7.689 11.342 12.195 14.622 13.963 13.590
Nguồn từ Sở Tài chính Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Qua bảng số liệu 2.2 Kết quả thu, chi ngân sách và cân đối NSĐP nêu trên cho
thấy từ niên độ ngân sách 1998 trên địa bàn tỉnh ngân sách xã mới trở thành một
43
45
cấp ngân sách thực thụ và chiếm tỷ lệ thu, chi đáng kể trong tổng thu, chi Ngân
sách cấp Huyện, Thị xã, Thành phố.
Trong giai đoạn này tốc độ tăng thu NSNN trên địa bàn tăng khá cao từ năm
1997 số thu NSNN trên địa bàn chỉ là 2.255tỷ thì đến năm 2003 đã là 9.345tỷ, tốc
độ tăng thu bình quân một năm trong giai đoạn này là 27% điều này cho thấy ngoài
sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh còn có hiệu quả của sự phân cấp nhiệm vụ thu cho
chính quyền cấp dưới theo luật NSNN, phân cấp thật sự đã là đòn bẫy khuyến
khích các địa phương phấn đấu tăng thu để có nguồn tăng chi cho ngân sách cấp
mình.(Xem biểu đồ 2.3)
Biểu đồ 2.3: KẾT QUẢ THU NGÂN SÁCH CÁC CẤP
0
1.000
2.000
3.000
4.000
5.000
6.000
Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
TỶ
Đ
Ồ
N
G
Thu NSTW
Thu NS Tỉnh
Thu NS Huyện
Thu NS Xã
Nguồn từ Sở Tài chính Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Tổng giai đoạn này chi NSĐP luôn tăng qua các năm. Số chi ngân sách Tỉnh
là chủ yếu trong tổng chi NSĐP, ngân sách xã chiếm tỷ trọng không đáng kể, số chi
của các cấp ngân sách ngày một tăng, duy chỉ có năm 2003 là thấp hơn so với năm
trước, nguyên nhân chi thấp hơn năm trước chủ yếu là do chi thanh toán vốn đầu tư
không giải ngân được vì không có khối lượng thanh toán do việc bố trí vốn đầu tư
khi chưa đủ thủ tục theo quy định và vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng.(Xem
biểu đồ 2.4)
46
Biểu đồ 2.4: KẾT QUẢ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
0
500
1.000
1.500
2.000
2.500
3.000
Năm
1997
Năm
1998
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
TỶ
Đ
Ồ
NG
Chi NSĐP
Chi NS Tỉnh
Chi NS Huyện
Chi NS Xã
Nguồn từ Sở Tài chính Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
2.2.2.2 Giai đoạn 2004 đến nay
2.2.2.2.1, Cơ sở pháp lý
Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 có hiệu lực thi hành từ ngày
1/1/2004, Chính phủ có Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành luật NSNN, Bộ Tài Chính có thông tư số
59/2003/TT.BTC ngày 23/6/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-
CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật
NSNN.
Căn cứ nhiệm vụ quyền hạn của HĐND Tỉnh quy định tại Điều 25 Luật
NSNN, Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có Nghị quyết số
08/2003/NQ-HĐND và UBND Tỉnh đã ban hành quyết định số 9567/QĐ.UB ngày
17/10/2003 phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ % phân chia các khoản thu thời
kỳ ổn định Ngân sách cụ thể như sau: (chi tiết tại phụ lục đính kèm).
47
a. Về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NSTW và ngân sách Tỉnh BRVT.
a.1 Về phân cấp nguồn thu:
→ Các khoản thu ngân sách Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hưởng 100%:
Thuế nhà đất, Thuế tài nguyên, (không kể tài nguyên thu từ khai thác dầu khí),
thuế môn bài, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, Thu
tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, tiền cho thuê mặt nước, mặt biển (không kể tiền
cho thuê mặt biển hoạt động trong lĩnh vực dầu khí), tiền cho thuê nhà và bán nhà
thuộc sở hữu nhà nước, thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản, Thu lệ phí
trước bạ, thu phí và lệ phí được phân cấp theo quy định, thu sự nghiệp do chính Địa
phương quản lý, thu xổ số kiến thiết, thu hồi vốn của ngân sách địa phương, thu
nhập từ vốn góp của NSĐP, thu từ huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước, thu viện trợ, thu vay theo khoản 3 điều 8 Luật NSNN, thu bổ
sung từ NSTW, thu kết dư ngân sách và thu chuyển nguồn.
→ Các khoản thu phân chia giữa NSTW với Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Trong giai đoạn này, Tỉnh được Trung ương phân cấp 5 khoản thu phân chia
gồm: Thuế giá trị gia tăng (không kể thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu và sổ số
kiến thiết); Thuế thu nhập doanh nghiệp (không kể thuê thu nhập doanh nghiệp của
các đơn vị hạch toán toàn ngành và xổ số kiến thiết); Thuế thu nhập đối với người
có thu nhập cao; thuế tiêu thụ đặc biệt (không kể thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập
khẩu và sổ số kiến thiết) và phí xăng dầu.
Tỷ lệ phần trăm phân chia 5 khoản thu nêu trên cho Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
là 42% không phân biệt theo sắc thuế.
a.2 Về phân cấp nhiệm vụ chi:
→ Chi thường xuyên:
48
+ Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá
thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường,
các hoạt động sự nghiệp khác do Địa phương quản lý;
+ Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, (phần giao cho địa phương)
+ Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng công sản việt nam và các tổ
chức chính trị - xã hội ở địa phương.
+Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
+Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội-nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật.
+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
→ Chi đầu tư phát triển:
+ Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội không có
khả năng thu hồi vốn do Địa phương ương quản lý.
+ Đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của
nhà nước theo quy định của pháp Luật.
+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
→ Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền huy động cho đầu tư theo quy định của Luật.
→ Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh;
→ Chi bổ sung cho ngân sách ngân sách cấp dưới.
b Về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi trong hệ thống NSĐP thuộc Tỉnh
BRVT.
b.1 Về phân cấp nguồn thu:
- Các khoản thu để lại 100% cho ngân sách các cấp:
+ Cấp Tỉnh: Thu xổ số kiến thiết; Thuế sử dụng đất nông nghiệp của các
Nông trường, hợp tác xã; thu tiền sử dụng đất do Chính phủ hoặc UBND Tỉnh
49
quyết định giao đất; tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước do Tỉnh quản
lý; thu vốn góp cổ phần của Tỉnh; thu phí, lệ phí do tỉnh quản lý và tổ chức thu; thu
sự nghiệp do Tỉnh quản lý; huy động vốn đầu tư theo khỏan 3 điều 8 Luật NSNN;
thu kết dư ngân sách tỉnh; thu bổ sung từ NSTW; thu chuyển nguồn ngân sách cấp
Tỉnh; thu viện trợ cho cấp tỉnh và thu khác ngân sách theo quy định của pháp luật.
+ Cấp Huyện, Thị, Thành phố (gọi chung là cấp Huyện): Thu tiền sử dụng đất
do cấp Huyện quyết định giao đất; tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước
do Huyện quản lý; thu phí, lệ phí do Huyện quản lý và tổ chức thu; thu sự nghiệp
do Huyện quản lý; thu kết dư ngân sách Huyện; thu bổ sung từ NS Tỉnh; thu
chuyển nguồn ngân sách cấp Huyện; thu viện trợ cho ngân sách cấp Huyện và thu
khác ngân sách theo quy định của pháp luật;
+ Cấp Xã, Phường, Thị trấn (gọi chung là cấp Xã): Thuế sử dụng đất nông
nghiệp của các hộ gia đình; thu phí, lệ phí do Xã quản lý và tổ chức thu; thu từ quỹ
đất công ích; thu sự nghiệp do Xã quản lý; thu kết dư ngân sách tỉnh; thu bổ sung từ
NS cấp Huyện; thu chuyển nguồn ngân sách cấp Xã; thu viện trợ cho cấp Xã và thu
khác ngân sách theo quy định của pháp luật;
- Các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách: (tỷ lệ phân chia giữa
NSTW và NSĐP là 42%)
Có 10 khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách của Tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu, gồm: Thuế giá trị gia tăng (không kể thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu và
sổ số kiến thiết); Thuế thu nhập doanh nghiệp (không kể thuê thu nhập doanh
nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành và xổ số kiến thiết); Thuế tài nguyên;
thuế môn bài;Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; lệ phí rước bạ; thuế tiêu
thụ đặc biệt (không kể thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu và sổ số kiến thiết);
phí xăng dầu; thuế nhà đất và thuế chuyển quyền sử dụng đất.(chi tiết tại phụ lục 2)
50
b2 Về phân cấp nhiệm vụ chi
Nội dung Cấp Tỉnh Cấp Huyện Cấp xã
- Chi đầu tư phát triển
+Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng
kinh tế- xã hội
x x x
+ Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp x
- Chi thường xuyên
+ Các hoạt động sự nghiệp kinh tế x x x
+ Sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề
* Giáo dục cấp 3; đào tạo và dạy nghề x
* Giáo dục cấp 1,2 mầm non và mẫu giáo x
- Các sự nghiệp Văn hóa thông tin, thể dục, phát
thanh
x x x
- Sự nghiệp y tế
+ Bệnh viện x
+ Trung tâm y tế x
+ Trạm y tế x
- Sự nghiệp đảm bảo xã hội x x x
- Sự nghiệp nghiên cứu khoa học x
- Chi quản lý hành chính x x x
Chi an ninh, quốc phòng x x x
- Chi trợ giá theo chính sách x x
- Chi trả gốc và lãi x
- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính x
- Chi bổ sung ngân sách cấp dưới x x
- Chi chuyển nguồn x x x
51
2.2.2.2.2,Kết quả thu,chi và cân đối các cấp NSĐP ở Tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu.(Xem bảng 2.3)
Bảng 2.3: Kết quả thu, chi và cân đối ngân sách các cấp ở Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
giai đoạn 2004-2006
ĐVT: Triệu đồng
Nội dung Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
I. Thu NSNN 13.155.209 15.048.942 19.550.639
1.Thu NSTW 7.788.762 9.336.602 13.019.632
2. Thu NSĐP 5.366.447 5.712.340 6.531.007
2.1Thu NS Tỉnh 4.094.388 4.147.409 4.525.553
2.2Thu NS Huyện 1.079.683 1.331.521 1.605.461
2.3Thu NS Xã 192.376 233.410 399.993
Tỷ trọng NSĐP/NSNN 40,8% 38,0% 33,4%
II. Chi NSĐP 4.650.939 4.988.042 5.934.148
1.Chi NS Tỉnh 3.666.013 3.780.125 4.264.278
+ Chi đầu tư 1.525.769 2.020.964 2.684.204
+ Chi thường xuyên 3.125.170 2.967.078 3.249.944
Tỷ trọng chi đầu tư/tổngchi 32,8% 40,5% 45,2%
+ Chi đầu tư 1.306.898 1.732.710 2.383.283
+ Chi thường xuyên 2.359.115 2.047.415 1.880.995
2.Chi NS Huyện 824.524 1.018.767 1.333.178
+ Chi đầu tư 182.070 257.718 258.302
+ Chi thường xuyên 642.454 761.049 1.074.876
3.Chi NS Xã 160.402 189.150 336.692
+ Chi đầu tư 36.801 30.536 42.619
+ Chi thường xuyên 123.601 158.614 294.073
III. Kết dư NSĐP 715.508 724.298 596.859
1.NS Tỉnh 428.375 367.284 261.275
2.NS Huyện 255.159 312.754 272.283
3.NS Xã 31.974 44.260 63.301
Nguồn từ Sở Tài Chính Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
52
Trong giai đoạn này số thu NSTW ngày một tăng cao và vẫn chiếm tỷ trọng
chủ yếu trong tổng thu NSNN, trong giai đoạn số thu ngân sách Tỉnh được hưởng
tăng không đáng kể, nguyên nhân là do trong Quí 4/2005 Bộ Tài chính đã có Thông
tư thực hiện điều tiết khoản thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp của các
nhà thầu phụ hoạt động trong lĩnh vực dầu khí về NSTW 100% làm cho số thu của
ngân sách tỉnh tăng không đáng kể .(xem biểu đồ 2.5)
Biểu đồ 2.5: KẾT QUẢ THU NGÂN SÁCH CÁC CẤP
0
2.000
4.000
6.000
8.000
10.000
12.000
14.000
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
TỶ
Đ
Ồ
NG
Thu NSTW
Thu NS Tỉnh
Thu NS Huyện
Thu NS Xã
Nguồn từ Sở Tài chính Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Số chi của các cấp ngân sách đều tăng, tuy nhiên từ bảng số liệu chi cho ta
thấy trong giai đoạn này Tỉnh đã tập trung nguồn thu được hưởng để tăng chi đầu
tư phát triển, chi thường xuyên được kềm chế, hầu như không tăng chi thường
xuyên trong giai đoạn này, chi thường xuyên của cấp tỉnh giảm dần trong khi chi
thường xuyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp hoàn thiện phân cấp ngân sách nhà nước ở tỉnh bà rịa – vũng tàu.pdf