MỤC LỤC
Trang
PHẦN THỨNHẤT: MỞ ĐẦU 3
PHẦN THỨHAI: BÁO CÁO TỔNG THUẬT VỀNỘI
DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀTÀI 8
PHẦN THỨBA: CÁC CHUYÊN ĐỀ 57
1. Thẩm quyền xét xửsơthẩm vụán hình sự57
2. Giới hạn của việc xét xửsơthẩm 76
3. Một sốquy định của Bộluật Tốtụng hình sựvềchuẩn bịxét xử sơthẩm và hướng hoàn thiện 87
4. Đổi mới thủtục phiên toà sơthẩm hình sự103
5. Nâng cao hiệu quảtranh tụng tại phiên toà xét xửsơthẩm hình sự119
6. Một sốvấn đềvề đảm bảo quyền bào chữa của bịcáo trong giai đoạn xét xửsơthẩm vụán hình sự
133
7. Kháng cáo, kháng nghịphúc thẩm 146
8. Hoàn thiện quy định pháp luật vềthủtục phiên toà phúc thẩm vụán hình sự158
9. Hoàn thiện pháp luật tốtụng hình sựvềthẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm 173
10. Áp dụng, thay đổi huỷbỏbiện pháp ngăn chặn trong giai đoạn xét xửsơthẩm, phúc thẩm vụán ình sự187
11 Thực tiễn xét xửcủa các Toà án quân sựvà một sốgiải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quảxét xửcủa Toà án quân sự
202
246 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2650 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nhằm nâng cao hiệu quả xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán
118
được phân công chủ toạ phiên toà cũng chủ yếu nghiên cứu hồ sơ, xem xét
các chứng cứ đã có để chủ động đánh giá và quyết định mở phiên toà hay giải
quyết bằng các quyết định khác. Phán quyết của Thẩm phán trong khi chuẩn
bị xét xử cũng dựa trên hoạt động tự nghiên cứu, đánh giá diễn ra trong tư
duy của thẩm phán mà không thể hiện trực tiếp ra bên ngoài thông qua hoạt
động xét hỏi, đánh giá trực tiếp như tại phiên toà.
Phiên toà xét xử sơ thẩm với việc áp dụng các nguyên tắc quy định trong
tố tụng: xét xử công khai (Điều 18), xét xử tập thể (Điều 17); nguyên tắc xét
xử trực tiếp, liên tục và bằng lời nói (Điều 184)…có những đặc điểm khác
hẳn với hoạt động tố tụng tại các giai đoạn trước đó. Hoạt động xét xử tại
phiên toà diễn ra công khai và không phải chỉ với sự có mặt của người chứng
kiến như quy định tại các hoạt động điều tra mà mọi công dân từ 16 tuổi trở
lên đều có quyền tham dự. Sự tham dự của các chủ thể này nhằm mục đích
giáo dục phòng ngừa thông qua hoạt động xét xử, vừa có ý nghĩa như một sự
kiểm tra trực tiếp của nhân dân đối với hoạt động xét xử của cơ quan Toà án.
Việc đánh giá chứng cứ không chỉ diễn ra trong tư duy của các thành viên
HĐXX mà việc đánh giá đó được thể hiện ra bên ngoài cho những người
tham gia tố tụng, người tiến hành tố tụng và mọi người có mặt tại phiên toà
cùng biết thông qua hoạt động xét hỏi trực tiếp bằng lời nói. Với đặc điểm
đặc biệt vừa nêu trên, phán quyết của Toà án tuyên sẽ được những người có
mặt tại phiên toà khẳng định tính đúng sai bằng cách đối chiếu với những
chứng cứ đã được thẩm tra trước đó trong phiên toà xét xử. Nếu phán quyết
của Toà án có căn cứ, hoạt động xét xử diễn ra đúng pháp luật bảo đảm sự
bình đẳng của các bên theo quy định của pháp luật sẽ có tác dụng tốt trong
đấu tranh phòng ngừa tội phạm, có tác dụng cảm hoá, giáo dục người phạm
tội được tuyên trong bản án…Trong trường hợp phán quyết của Toà án không
phù hợp với tình tiết khách quan hoặc quá trình xét xử có những vi phạm về
tố tụng, không bảo đảm quyền bình đẳng của các chủ thể tham gia phiên
119
toà…sẽ để lại những hậu quả như: không tin tưởng vào pháp luật, bất mãn…
Phiên toà xét xử sơ thẩm hình sự được tiến hành công khai với những
đặc điểm khác biệt như trên đòi hỏi phải được tiến hành trên cơ sở các
nguyên tắc đã được ghi nhận trong tố tụng hình sự, đảm bảo sự bình đẳng
trước Toà án, đảm bảo sự thật của vụ án được xác định khách quan, toàn diện
và đầy đủ. BLTTHS 2003 đã quy định thủ tục phiên toà sơ thẩm với những
thay đổi đáng kể so với BLTTHS 1988 nhằm đảm bảo được những yêu cầu
đặt ra trong nghị quyết 48, 49….tuy nhiên quá trình áp dụng cũng bộc lộ
nhiều yếu điểm. Trong phạm vi bài nghiên cứu tác giả đề cập những điểm còn
hạn chế trong quy định của BLTTHS về thủ tục phiên toà sơ thẩm và mạnh
dạn đưa ra một số kiến nghị khắc phục phần nào những hạn chế đã đưa ra để
đảm bảo hoạt động xét xử tại phiên toà sơ thẩm thể hiện công khai sự buộc
tội chính thức của VKS đồng thời thể hiện sự đánh giá của Nhà nước (thông
qua nhận định của Toà án- là cơ quan nhân danh nhà nước ra phán quyết) về
hành vi của người bị buộc tội.
2. Một số vấn đề cần thống nhất trước khi đưa ra phương hướng hoàn
thiện thủ tục phiên toà hình sự sơ thẩm.
Có rất nhiều ý kiến trao đổi, luận bàn về cách thức tổ chức một phiên toà
hình sự để tìm đến một quan điểm chung về cách thức tổ chức phiên toà sơ
thẩm hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp. Các ý kiến này được đưa ra trong
các tạp chí chuyên ngành luật như Tạp chí Toà án nhân dân, Tạp chí kiểm sát,
tạp chí Nhà nước và Pháp luật, tạp chí Lập pháp… và thậm chí có những tạp
chí có hẳn những đặc san riêng về tranh tụng liên quan đến cách thức tổ chức
phiên toà hình sự sơ thẩm (Đặc san Nghề luật số 3 năm 2003). Trong các bài
viết có những nhận định đánh giá khác nhau về hình thức tố tụng của Việt nam,
so sánh đối chiếu các hệ thống pháp luật, tìm ra ưu điểm và những mặt hạn chế
của các hệ thống pháp luật để đưa ra được những kiến nghị nhằm thay đổi quy
120
định của pháp luật về thủ tục phiên toà hình sự sơ thẩm.
Việc hoàn thiện đổi mới thủ tục phiên toà hình sự sư thẩm như trên đã
nêu là một yêu cầu tất yếu đảm bảo sự thật của vụ án được xác định khách
quan, toàn diện, đầy đủ đồng thời tôn trọng quyền bình đẳng trước Toà án của
các chủ thể tại phiên toà. Tuy nhiên cần phải có sự thống nhất về nhận thức
cũng như định ra một tiến trình thay đổi phù hợp với sự thay đổi nhận thức
pháp lý trong nhân dân, với trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Thẩm phán,
Kiểm sát viên, Luật sư…nếu không tất cả những nội dung đổi mới đưa ra sẽ
khó có khả năng thực hiện được trên thực tế.
Nghiên cứu ý kiến của một số các nhà nghiên cứu tác giả thấy có một số
vần đề cần thống nhất: “phiên toà sơ thẩm phải thực sự được coi là giai đoạn
trọng tâm trong quá trình tố tụng”44, vì nó tập trung giải quyết công khai tất
cả mọi vấn đề trong vụ án hình sự một cách tổng thể nhất. Việc đổi mới thủ
tục phiên toà sơ thẩm gắn liền với việc đánh giá đúng đắn TTHS Việt nam
thuộc kiểu, hình thức tố tụng nào trên thế giới. Có thể tạm thời khẳng định
Việt nam đang áp dụng thủ tục tố tụng xét hỏi.45 Việc thay đổi thủ tục phiên
toà hình sự sơ thẩm không phải chỉ là việc thuần tuý thay đổi các quy định
trong BLTTHS về thủ tục này mà luôn gắn liền với trình tự, thủ tục giải quyết
vụ án hình sự. Đồng thời cũng phải khẳng định: “Mỗi kiểu tố tụng (thẩm vấn
hay tranh tụng) đều có một mô hình tổ chức nhà nước tương ứng phù hợp, vì
vậy nếu thực hiện việc chuyển đổi hoạt động TTHS sang hệ tranh tụng ở nước
ta đòi hỏi phải có sự thay đổi lớn về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước, về nguyên tắc và thủ tục tố tụng, về việc tổ chức các cơ quan điều tra,
44
Xem Phạm Hồng Hải, “Tiến tới xây dựng tố tụng hình sự Việt nam theo kiểu tranh tụng”, Cải cách tư pháp
ở Việt nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2004.
45
Xem Phan Hữu Thư, “Kết hợp các yếu tố tranh tụng vào thủ tục tố tụng xét hỏi- Một yêu cầu của cải cách
tư pháp”, Đặc san Nghề luật số 5, 2003.
121
truy tố, xét xử…” 46.
Trong giai đoạn hiện nay việc chuyển đổi hoàn toàn quá trình giải quyết
vụ án sang tố tụng tranh tụng với đặc điểm quá trình điều tra, giải quyết vụ án
được tiến hành công khai, trực tiếp thông qua các phiên toà là chưa thực hiện
ngay được mà cần phải nghiên cứu có hệ thống, thay đổi đồng bộ phù hợp với
điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội pháp lý của Việt Nam, đòi hỏi một quá
trình lâu dài với những cải cách về pháp luật rất cơ bản.47 Vì vậy, trước mắt
sẽ thay đổi một số thủ tục tố tụng tại phiên toà nhằm nâng cao hơn nữa vai trò
của cơ quan buộc tội, tôn trọng vị thế của bên bị buộc tội như chủ thể thứ hai
có quyền bình đẳng trước Toà án. Những thay đổi này có thể coi là những
thay đổi đầu tiên, tạo điều kiện cho những thay đổi tiếp theo hoàn thiện thủ
tục tố tụng trước yêu cầu của cải cách tư pháp.
3. Quy định về trình tự, thủ tục tố tụng tại phiên toà trong BLTTHS 2003
một số nhận xét và hướng hoàn thiện.
Phiên toà hình sự sơ thẩm với sự tham gia của HĐXX, KSV đại diện
VKS, những người tham gia tố tụng cùng sự chứng kiến của những người
theo dõi phiên toà có đặc điểm đặc biệt hơn các hoạt động tố tụng trong các
giai đọan trước như đã nêu trên là được tiến hành công khai, với sự tham gia,
chứng kiến của nhiều chủ thể có vị trí, vai trò tố tụng khác nhau. Theo quy
định của BLTTHS phiên toà hình sự được tiến hành theo 4 bước với sự phân
định chức năng giữa các chủ thể trong từng thủ tục không rõ ràng vì vậy thực
tế phiên toà xét xử diễn ra với hoạt động chủ yếu do HĐXX thực hiện. Thực
trạng đó dẫn đến có những nhìn nhận đánh giá sai lệch về hoạt động xét xử tại
46
Xem Nguyễn Ngọc Chí, “Tố tụng tranh tụng và vấn đề cải cách tư pháp ở Việt nam trong điều kiện xây
dựng nhà nước pháp quyền”, Cải cách tư pháp ở Việt nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền,
Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2004.
47
Xem Phan Hữu Thư, “Kết hợp các yếu tố tranh tụng vào thủ tục tố tụng xét hỏi- Một yêu cầu của cải cách
tư pháp”, Đặc san Nghề luật số 5, 2003 và Nguyễn Ngọc Chí, “Tố tụng tranh tụng và vấn đề cải cách tư pháp
ở Việt nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền”, Cải cách tư pháp ở Việt nam trong giai đoạn
xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2004.
122
Toà án, cảm nhận chung khi theo dõi phiên toà hình sự sơ thẩm là Toà án tiến
hành khẳng định các chứng cứ buộc tội có sẵn trong hồ sơ vụ án hình sự để ra
phán quyết. Trong khi hoạt động xét xử có yêu cầu toàn diện hơn rất nhiều,
đó là tìm hiểu cân nhắc để nhận biết, đánh giá đúng đắn sự việc để đưa ra kết
luận khách quan về vụ án hình sự. Việc tìm hiểu cân nhắc để xác định sự thật
vụ án có thể được tiến hành bởi nhiều hoạt động và không phải trong thủ tục
nào HĐXX cũng trực tiếp tham gia như một chủ thể bắt buộc. Có những hoạt
động tố tụng mà HĐXX sẽ chỉ giữ vai trò điều khiển nghe các bên trình bày,
lập luận rồi từ đó cân nhắc để quyết định tính đúng sai trong yêu cầu do các
chủ thể khác đưa ra. Xác định đúng đắn vai trò của từng chủ thể để quy định
thủ tục hợp lý trong phiên toà sơ thẩm sẽ đảm bảo xác định sự thật vụ án
khách quan, toàn diện, đầy đủ, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp
của các bên tham gia tố tụng.
3.1. Sửa đổi quy định về thủ tục bắt đầu phiên toà
Thủ tục bắt đầu phiên toà quy định trong BLTTHS gồm các hoạt động
công bố quyết định đưa vụ án ra xét xử, kiểm tra căn cước của những người
được triệu tập, giải thích quyền và nghĩa vụ, giải quyết yêu cầu của những
người tham gia tố tụng… Thủ tục này do Chủ tọa phiên toà tiến hành mà
không phải do VKS thực hiện là hoàn toàn phù hợp vì chính họ là thành viên
của HĐXX là chủ thể đứng ra để xem xét vụ án hình sự nên họ sẽ là chủ thể
thực hiện các thủ tục ban đầu đảm bảo hoạt động xét xử tại Toà án được
khách quan và dân chủ.
Trong các quy định tại phần thủ tục bắt đầu phiên toà cần xem xét sửa
đổi quy định tại điều 205 BLTTHS (Giải quyết những yêu cầu về xem xét
chứng cứ và hoãn phiên toà khi có người vắng mặt). Điều 205 BLTTHS quy
định: “Chủ toạ phiên toà phải hỏi KSV và những người tham gia tố tụng xem
123
ai có yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật
chứng và tài liệu ra xem xét hay không.” Qua quy định này có thể thấy pháp
luật TTHS bảo đảm sự bình đẳng trước Toà án giữa đại diện VKS và những
người tham gia tố tụng trong việc giải quyết các yêu cầu, trong việc cung cấp
nguồn chứng cứ cũng như đưa ra chứng cứ trực tiếp. Tuy nhiên nghiên cứu
quy định về thủ tục tố tụng trong phần xét hỏi, tranh luận tại phiên toà có thể
nhận thấy yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật
chứng và tài liệu ra xem xét chỉ được giải quyết khi tiến hành thủ tục bắt đầu
phiên toà.
Điều 191,192 của BLTTHS 2003 quy định Toà án có thể vẫn tiến hành
xét xử vắng mặt người làm chứng và những người tham gia tố tụng khác,
trong khi xét hỏi HĐXX sẽ công bố lời khai của họ tại cơ quan điều tra theo
quy định tại Điều 208. Trong trường hợp các chứng cứ được công bố trong
lời khai của những người vắng mặt mâu thuẫn với các chứng cứ mà Toà án
thu được trực tiếp tại phiên toà mà việc giải quyết được mâu thuẫn đòi hỏi
phải triệu tập thêm người làm chứng, KSV hoặc người tham gia tố tụng có
yêu cầu thì theo quy định của BLTTHS yêu cầu này sẽ không được chấp
nhận. Căn cứ để HĐXX không chấp nhận yêu cầu này vì việc giải quyết yêu
cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu
ra xem xét chỉ tiến hành ở phần thủ tục bắt đầu phiên toà.
Nâng cao chất lượng tranh tụng là một yêu cầu trong tiến trình cải cách
tư pháp, để đảm bảo bản án của Toà án được phán quyết trên cơ sở các chứng
cứ đã được thẩm tra công khai tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ toàn
diện các chứg cứ, ý kiến của KSV, bị cáo, người bào chữa và những người
tham gia tố tụng khác thì trong trường hợp này yêu cầu triệu tập thêm người
làm chứng… dù ở bất kỳ thời điểm nào tại phiên toà nếu xét thấy cần thiết
đều phải được giải quyết. Quyền yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng phải
124
là quyền không bị hạn chế, quy định này sẽ là bổ sung những yếu tố tranh
tụng vào thủ tục tố tụng xét hỏi của TTHS Việt Nam và là những bước đi ban
đầu tiến tới xây dựng thủ tục phiên toà theo tinh thần cải cách tư pháp48.
3.2. Sửa đổi quy định về thủ tục xét hỏi tại phiên toà
Vấn đề cơ bản đặt ra và phải giải quyết trong giai đoạn đầu tiên đổi mới
thủ tục phiên toà sơ thẩm để dần hình thành một thủ tục tố tụng giải quyết vụ
án hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp chính là xác định đúng vị trí của
các chủ thể tại phiên toà.
Ngay từ khi Bộ chính trị đặt ra một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác
tư pháp tại Nghị quyết số 08-NQ/TƯ 02/01/2002 đã có nhiều ý kiến trao đổi,
nghiên cứu về vị trí, vai trò của HĐXX, KSV tại phiên toà sơ thẩm. Ban chỉ đạo
cải cách tư pháp đã ra Thông báo số 01-TB/BCĐCCTP ngày 31/05/2002 về việc
tổ chức một số phiên toà mẫu để rút kinh nghiệm và ngày 14/10/2002 TANDTC
đã tổ chức hội thảo “tranh tụng tại phiên toà hình sự”. Trong hội thảo đã có
nhiều ý kiến tập trung phân tích những yếu kém của các cơ quan và những
người tiến hành tố tụng, bàn các biện pháp khắc phục, nâng cao chất lượng xét
xử, đặc biệt nâng cao chất lượng tranh tụng trong giai đoạn xét hỏi, tranh luận tại
phiên toà. Trên tinh thần đó những ngày cuối năm 2002 và đầu năm 2003, tại
một số Toà án đã tổ chức phiên toà theo tinh thần cải cách tư pháp.
Tại các phiên toà “mẫu” thời điểm đó, trách nhiệm đưa ra chứng cứ và
chứng minh tính khách quan của các chứng cứ đã được giao cho KSV, KSV
phải chủ động trong việc xét hỏi, không được giao toàn bộ việc chứng minh
cho HĐXX như trước đây. HĐXX sẽ đứng đúng vị trí của một chủ thể độc
lập để đánh giá chứng cứ do KSV, người bào chữa, bị cáo, người bị hại,…
cung cấp. Qua các phiên toà mẫu có thể thấy “trong thực hành quyền công tố
48
Xem Phan Hữu Thư, “Kết hợp các yếu tố tranh tụng vào thủ tục tố tụng xét hỏi- Một yêu cầu của cải cách
tư pháp”, Đặc san Nghề luật số 5, 2003
125
và kiểm sát xét xử, vai trò của KSV ở nhiều VKS còn yếu, chưa làm tốt việc
tranh luận tại phiên toà”49; KSV tham gia phiên toà mang tính hình thức và
đẩy trách nhiệm chứng minh sang cho HĐXX. Do trình độ năng lực của
KSVchưa đáp ứng yêu cầu đặt ra nên nếu như các Thẩm phán có thể nhanh
chóng thay đổi phong cách xét hỏi, điều khiển tranh luận tại phiên toà thì với
KSV lại không đơn giản. KSV Đặng Trần Triết với tư cách KSV tham gia tố
tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm theo tinh thần cải cách tư pháp ở Thành
phố Hồ Chí Minh thừa nhận “xét xử theo kiểu cải cách tư pháp nhiệm vụ của
VKS rất nặng nề… chuyển hướng như vậy là hơi nhanh… cần phải nâng cao
chất lượng của đội ngũ KSV, bảo đảm đáp ứng theo đòi hỏi của cải cách tư
pháp”.50 HĐXX vẫn chưa coi trọng quyền của người bào chữa, coi trọng các
bản cung ghi trong biên bản điều tra hơn lời khai tại phiên toà; còn có hiện
tượng luật sư tham gia bào chữa hình thức, qua loa, cho đủ thủ tục.
Trước thực tế về trình độ năng lực của KSV, hạn chế về số lượng cũng
như trình độ của luật sư thời điểm đó, nên BLTTHS 2003 quy định về cơ bản
không có gì mới so với BLTTHS 1988 trong phần quy định về trình tự, thủ
tục phiên toà sơ thẩm (mặc dù có bổ sung một số điểm để đảm bảo hoạt động
tranh luận tại phiên toà, nâng cao vai trò của KSV). Việc điều tra xét hỏi tại
phiên toà vẫn tập trung chủ yếu cho HĐXX và thể hiện như một nhiệm vụ
mang tính chất bắt buộc. Điều này biểu hiện cụ thể trong quy định tại Điều
184 “Toà án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi
và nghe ý kiến…”; “HĐXX phải xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc
và về từng tội của vụ án theo thứ tự xét hỏi hợp lý” (Điều 207); “HĐXX phải
hỏi riêng từng bị cáo” (Điều 209); “HĐXX phải hỏi riêng từng người làm
chứng” (Điều 211). Về hoạt động xét hỏi của kiểm sát viên quy định tại Điều
49
Viện trưởng VKDNDTC (2002) , Báo cáo tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XI.
50
Hồng Phong- Tú Anh- Đức Thọ (2002), “Cuộc tranh luận nảy lửa”, Báo pháp luật thành phố Hồ Chí Minh
(số 85)
126
207 “Khi xét hỏi từng người, chủ toạ phiên toà hỏi trước rồi đến các Hội
thẩm, sau đó đến KSV”; Điều 209 “KSV hỏi về những tình tiết của vụ án liên
quan đến việc buộc tội, gỡ tội bị cáo”; Điều 211 “KSV, người bào chữa,
người bảo vệ quyền lợi của đương sự có thể hỏi thêm người làm chứng”. Đối
với HĐXX, việc xét hỏi làm rõ các tình tiết của vụ án là bắt buộc còn với
VKS có thể hỏi khi thấy cần thiết.
Quy định trong BLTTHS năm 2003 không có những thay đổi lớn về thủ
tục tố tụng tại phiên toà theo hướng mà nhiều nhà nghiên cứu khoa học,
những người áp dụng thực tiễn đề ra theo tinh thần của nghị quyết 08/NQ-TƯ
tại thời điểm đó là một tất yếu. Vì trình độ, năng lực của KSV, vì nhận thức
pháp lý trong xã hội khi nhìn nhận đánh giái trò của luật sư bào chữa, vì
chính khả năng của luật sư cùng nhiều yếu tố khác chưa cho phép có những
thay đổi căn bản.
Tuy nhiên theo đánh giá tại phiên họp thứ 18 của Ban chỉ đạo cải cách tư
pháp diễn ra tại Hà Nội ngày 23/09/2008 “công tác cải cách tư pháp hiện nay
đang đi chậm hơn so với các lĩnh vực khác vì một trong những nguyên nhân là
đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, trình độ chưa đáp ứng với nhiệm vụ”51.
Như vậy, sau gần 5 năm thực hiện theo quy định của BLTTHS, với yêu cầu cụ
thể đặt ra trong Nghị quyết số 49-NQ/TƯ về chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020, trình độ năng lực của cán bộ vẫn đang hạn chế và chính đó cũng là
một trong những nguyên nhân kéo theo sự chậm chễ trong cải cách tư pháp.
Theo quan điểm của tác giả cần bắt đầu phải có những thay đổi căn bản trong
BLTTHS để phù hợp với những nội dung trong đề án cải cách tư pháp đưa ra
và chỉ có thực sự bắt đầu tham gia tích cực vào hoạt động chứng minh tại phiên
toà, trình độ năng lực của KSV mới có thể vượt lên thực sự so với hiện nay.
Với quan điểm chuyển hoạt động chứng minh tại phiên toà cho KSV để
51
“Chủ tich nước: Cải cách tư pháp còn chậm”,
127
Toà án nhận định, đánh giá từ đó ra kết luận cuối cùng trong bản án, quy định
trong BLTTHS 2003 về thủ tục tố tụng tại phiên toà có thể thay đổi như sau:
Điều 184 hiện nay quy định “Toà án phải trực tiếp xác định những tình
tiết của vụ án bằng cách hỏi…” nên có thể hiểu việc xét hỏi do HĐXX thực
hiện là chính vì vậy cần sửa đổi như sau:
Điều 184: “Các chứng cứ của vụ án phải được kiểm tra trực tiếp tại
phiên toà bằng cách hỏi và nghe ý kiến. Toà án nghe ý kiến của bị cáo…và
nghe ý kiến của KSV, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự.
Bản án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên toà”.
Chương XX “Thủ tục xét hỏi tại phiên toà” đổi thành “Thủ tục điều tra
xét hỏi tại phiên toà”.
Điều 206 hiện nay quy định “Trước khi tiến hành xét hỏi, KSV đọc bản
cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung, nếu có” sau đó HĐXX sẽ tiến hành xét
hỏi để xác định các tình tiết của vụ án. Quy định này làm cho quá trình tiến
hành xét xử tại phiên toà giống như việc HĐXX kiểm tra lại các chứng cứ
trong cáo trạng do KSV công bố mà chưa biết được ngay bên bị buộc tội có
đồng ý hay không. Phiên toà vì vậy sẽ khó đảm bảo bình đẳng giữa các bên.
Để tăng tính tranh tụng tại phiên toà, đảm bảo việc xác định chứng cứ khách
quan, giúp HĐXX, những người tham gia tố tụng và những người theo dõi
phiên toà thấy ngay những vẫn đề không thống nhất giữa các bên, nên quy
định sau khi KSV công bố cáo trạng bên bị buộc tội có quyền nêu ý kiến của
mình về việc có đồng ý hay không với những nội dung cáo trạng đưa ra. Quy
định tại khoản 2 điều 209 sẽ được chuyển sang điều 206 và điều này có thể
quy định như sau:
Điều 206. Bắt đầu điều tra xét hỏi tại Toà án
“Trước khi tiến hành xét hỏi, Kiểm sát viên đọc bản cáo trạng và trình bày
ý kiến bổ sung, nếu có. Chủ toạ phiên toà hỏi bị cáo xem nội dung cáo trạng
128
vừa công bố có giống cáo trạng bị cáo đã được nhận hay không. Bị cáo, người
bào chữa có đồng ý hay không đồng ý với kết luận nào trong cáo trạng.”
Điều 207 BLTTHS 2003 quy định trình tự xét hỏi với thứ tự HĐXX hỏi
trước rối đến KSV, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự đã
đặt trách nhiệm chứng minh chủ yếu vào HĐXX, trong khi phải xác định rõ
KSV thay mặt VKS công bố cáo trạng phải có trách nhiệm đưa ra chứng cứ
và chứng minh tính đúng đắn của các chứng cứ trước Toà án. Người bào
chữa, bị cáo nếu không đồng ý thì có thể đưa ra các chứng cứ thể hiện sự
không đồng tình. Vì vậy có thể tạm thời hình dung bước thứ 2 sau khi các bên
có ý kiến là việc đưa ra chứng cứ để chứng minh.
Điều 207. Trình tự xem xét chứng cứ
1. Viện kiểm sát đưa ra chứng cứ trước. Người bị hại, nguyên đơn dân
sự và người bảo vệ quyền lợi của họ có thể đưa thêm các chứng khác. Sau khi
xem xét chứng cứ do Viện kiểm sát và các chủ thể trên đưa ra, Hội đồng xét
xử sẽ xem xét các chứng cứ do bị cáo, người bào chữa, bị đơn dân sự, người
bảo vệ quyền lợi của họ đưa ra.
2. Trong trường hợp vụ án có nhiều bị cáo thì trình tự đưa ra chứng cứ
của các bị cáo do Chủ toạ phiên toà quyết định.”
Điều 209 hiện nay quy định về thứ tự xét hỏi bị cáo theo đó khoản 1 quy
định “HĐXX phải hỏi riêng từng bị cáo”, khoản 2 quy định “KSV hỏi về
những tình tiết liên quan đến việc buộc tội…”. Chính quy định như vậy nên
thực tế khi xét hỏi, việc xét hỏi chủ yếu do HĐXX tiến hành và trong trường
hợp những tình tiết của vụ án đã được làm sáng tỏ KSV thường không hỏi
nữa. Vì vậy phiên toà chỉ thấy chủ yếu HĐXX chứng minh. Xác định Toà án
đứng giữa nhằm xem xét chứng cứ do các bên đưa ra có thể sửa đổi điều 209
theo hướng quy định trách nhiệm hỏi để khẳng định các chứng cứ do các bên
đưa ra đúng hay sai thuộc về KSV, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi
129
của đương sự và không nhất thiết quy định hạn chế các chủ thể hỏi về những
nội dung gi như quy định hiện nay trong BLTTHS.
Điều 209. Hỏi bị cáo
1. Các bị cáo được hỏi riêng nếu vụ án có nhiều bị cáo. Chủ toạ phiên
toà có thể cho cách ly các bị cáo nếu lời khai của các bị cáo có ảnh hưởng
đến nhau. Trong trường hợp này bị cáo bị cách ly được thông báo lại nội
dung lời khai của bị cáo trước và có quyền đặt câu hỏi đối với bị cáo đó.
2. Kiểm sát viên hỏi bị cáo, sau đó đến người bị hại, người bảo vệ quyền
lợi của người bị hại và các chủ thể thuộc bên buộc tội; sau đó đến lượt người
bào chữa và những người tham gia tố tụng thuộc bên bị buộc tội hỏi bị cáo.
Chủ toạ phiên toà sẽ không chấp nhận các câu hỏi có tính chất gợi ý hoặc
không liên quan đến vụ án.
3. Sau khi các bên đã hỏi bị cáo, Hội đồng xét xử hỏi bị cáo
4. Giữ nguyên
Cũng trên cơ sở xác định trách nhiệm xét hỏi như trên, Điều 211 đề xuất
sửa đổi như sau:
Điều 211. Hỏi người làm chứng
1. Người làm chứng được hỏi riêng và không có mặt những người làm
chứng chưa được đưa ra xét hỏi.
2. Trước khi hỏi người làm chứng, Hội đồng xét xử phải hỏi rõ mối quan
hệ giữa họ với bị cáo và các đương sự trong vụ án.
Bên yêu cầu triệu tập người làm chứng đến phiên toà hỏi người làm
chứng trước. Sau khi các bên hỏi xong, Hội đồng xét xử đưa ra câu hỏi với họ.
3. Giữ nguyên
4. Giữ nguyên
5. Giữ nguyên
3.3. Bổ sung một số quy định chương Tranh luận tại phiên toà
130
Quy định của BLTTHS 2003 trong phần tranh luận tại phiên toà có
nhiều thay đổi so với BLTTHS 1988 và đảm bảo được quyền bình đẳng trước
Toà án của các bên. Cụ thể điều 217 bổ sung quy định “Luận tội của KSV
phải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên toà và ý
kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và
những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà. Điều 218 quy định về đối
đáp khi tranh luận bổ sung quy định “Bị cáo, người bào chữa và những người
tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội của KSV và đưa
ra đề nghị của mình; KSV phải đưa ra lập luận của mình đối với từng ý kiến”
và “Chủ toạ phiên toà có quyền đề nghị KSV phải đáp lại những ý kiến có
liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng
khác mà những ý kiến đó chưa được kiểm sát viên tranh luận”
Có thể khẳng định với những thay đổi trên trong quy định của pháp luật
hoạt động tranh luận tại phiên toà đã có những thay đổi cơ bản. Không còn
tồn tại nhiều tình trạng KSV chỉ đọc cáo trạng sau đó giữ nguyên quan điểm
như cáo trạng trong phần tranh luận. Việc phải tranh luận, phải đối đáp lại với
ý kiến do các chủ thể đưa ra trở thành thủ tục bắt buộc, nếu KSV không thực
hiện đồng nghĩa với việc không bảo vệ được quan điểm buộc tội của mình và
khi đó Chủ toạ phiên toà có
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện quy định pháp luật về tố tụng hình sự Việt Nam - Nâng cao hiệu quả xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp.pdf