Đề tài Hoàn thiện phương pháp chấm điểm tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1. Chấm điểm tín dụng và chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng với khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 3

1.1. Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 3

1.1.1. Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ 3

1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ 3

1.1.1.2. Đặc điểm các doanh nghiệp vừa và nhỏ 3

1.1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế. 5

1.1.2. Tín dụng ngân hàng với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ 7

1.1.2.1. DNVVN, thị trường mục tiêu hiện tại của rất nhiều NHTM 7

1.1.2.2. DNVVN khó tiếp cận vốn tín dụng Ngân hàng 8

1.1.2.3. Đặc điểm các khoản tín dụng ngân hàng dành cho DNVVN. 9

1.2. Phương pháp chấm điểm tín dụng tại NHTM 10

1.2.1. Khái niệm và mục đích chấm điểm tín dụng doanh nghiệp 10

1.2.2. Nội dung phương pháp chấm điểm tín dụng 11

1.2.2.1. Nguyên tắc chấm điểm tín dụng 11

1.2.2.2. Quy trình chấm điểm tín dụng 11

1.2.3. Sự cần thiết phải chấm điểm tín dụng doanh nghiệp vay vốn 23

1.2.3.1. Chấm điểm tín dụng xác định hạng mức rủi ro của doanh nghiệp đi vay là cơ sở để quản trị rủi ro tín dụng. 23

1.2.3.2. Chấm điểm tín dụng doanh nghiệp cung cấp chuỗi thông tin có hệ thống về quá khứ và hiện tại về doanh nghiệp làm cơ cở giúp các nhà quản trị ngân hàng đưa ra quyết định chính xác, kịp thời, có hiệu quả. 26

1.2.3.4. Xây dựng danh mục khách hàng và chính sách khách hàng 28

1.2.3.5. Xây dựng chính sách tín dụng 29

1.2.3.6. Chấm điểm tín dụng doanh nghiệp vay vốn giúp góp phần thực hiện nguyên tắc cho vay của ngân hàng. 29

1.2.4. Ứng dụng kết quả chấm điểm tín dụng. 30

1.2.5. Nhân tố ảnh hưởng và điều kiện áp dụng phương pháp chấm điểm tín dụng 31

1.2.5.1. Nhân tố ảnh hưởng 31

1.2.5.2. Điều kiện áp dụng 31

Kết luận chương I 32

Chương 2. Thực trạng hoạt động chấm điểm tín dụng cá nhân và nhu cầu phát triển chấm điểm tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 33

2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) và các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. 33

2.1.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 33

2.1.1.1. Sự hình thành và phát triển 33

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý rủi ro 35

2.1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội giai đoạn 2001 – 2005 37

2.1.2. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn hoạt động 42

2.2. Thực trạng việc áp dụng chấm điểm tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. 44

2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng trung dài hạn khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 47

2.3.1. Định hướng đối tượng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. 47

2.3.2. Bộ sản phẩm tín dụng trung dài hạn phục vụ khách hàng DNVVN 50

2.3.3. Quy trình tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ - nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn. 51

2.3.4. Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. 56

2.3.4. Những vấn đề cần giải quyết để nâng cao chất lượng tín dụng DNVVN của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 62

Kết luận chương 2 63

Chương 3. Phát triển phương pháp chấm điểm tín dụng nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội. 64

3.1. Phương hướng hoạt đông tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội 64

3.1.1. Phương hướng chung. 64

3.1.2. Phương hướng đối với hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp trong giai đoạn 2005 – 2010 65

3.1.3. Những mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2005 -2010 66

3.1.4. Phương hướng tín dụng của Habubank vừa đặt ra yêu cầu vừa tạo điều kiện tiến hành chấm điểm tín dụng. 67

3.2. Giải pháp xây dựng bảng chấm điểm tín dụng với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. 67

3.2.1 Cơ sở dữ liệu KH DNVVN hiện có phục vụ cho xây dựng bảng chấm điểm 67

3.2.2. Đề xuất hướng xây dựng bảng chấm điểm tín dụng DNVVN tại Habubank 70

3.2.2.1. Cơ sở đi tới đề xuất. 70

3.2.2.2. Hướng xây dựng bảng chấm diểm tín dụng DNVVN tại Habubank 74

3.2.2.3. Đề xuất việc tổ chức và sử dụng kết quả chấm điểm tín dụng 76

3.2.3. Đánh giá khả năng áp dụng chấm điểm tín dụng KH DNVVN tại Ngân hàng Nhà Hà Nội 79

3.2.4. Lợi ích của việc ứng dụng chấm điểm tín dụng DNVVN có thể đạt tới. 81

3.3. Một số kiến nghị với các cơ quan hữu quan. 83

KẾT LUẬN 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

 

 

doc95 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1576 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện phương pháp chấm điểm tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hư công ty Hoà Bình, Công ty Xuất nhập khẩu TNT,… Công tác kế toán ngân quỹ Từ năm 2003 Ngân hàng đã tham gia chương trình thanh toán điện tử, thanh toán điện tử liên ngân hàng nhằm đẩy nhanh tốc độ thanh toán và xử lý khối lượng giao dịch lớn. Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội đã ứng dụng tốt công nghệ tin học vào công tác kế toán góp phần đảm bảo thanh toán nhanh chóng, chính xác. Phối hợp tốt với trung tâm thanh toán, trung tâm công nghệ thông tin để thực hiện chưong trình nối mạng thanh toán điện tử trực tiếp với các ngân hàng bạn. Kết quả công tác ngân quỹ năm 2005: Tổng thu tiền mặt: 1417 tỷ đồng và 522 triệu USD Tổng chi tiền mặt: 1411 tỷ đồng và 522 triệu USD Trong năm đã trả tiền thừa cho khách hàng 28 món trị giá 19 triệu đồng, tiền thừa ngoại tệ được trả lại là 6,3 ngàn USD và 50 EUR Năm 2005 ngân hàng đã bổ sung lao động kế toán và nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên, nhờ đó nghiệp vụ kho quỹ thực hiện đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ, đảm bảo an toàn kho quỹ và giảm bớt thời gian giao dịch cho khách hàng. Kết quả kinh doanh, tài chính Lợi nhuận trước thuế đạt 87.903 triệu đồng Tổng tài sản đạt 6.231.554 triệu đồng ROA đạt 21,85%, ROE đạt 1,02% Tỷ lệ chi phí trên thu nhập là 78,81% thấp hơn mức 80,59% của năm 2004. Kết quả tài chính được tính toán trên cơ sở đảm bảo thu đủ, chi đủ có trích lập dự quỹ xử lý rủi ro, đảm bảo quỹ tiền lương theo quy định. Một số hoạt động khác Công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ: Được thực hiện tốt. Trong năm 2005, Ngân hàng đã tiến hành kiểm tra phúc tra 50 cuộc, qua kiểm tra phát hiện và kiến nghị các biên pháp khắc phục, chấn chỉnh kịp thời những sai sót phát sinh; công tác kho quỹ đảm bảo chính xác, an toàn. Trong năm 2005 Ngân hàng đã phục vụ 03 đoàn thanh tra của công ty kiểm toán quốc tế, kiểm toán nhà nước, và kiểm tra thực hiện chế độ thuế năm 2003 – 2004, đã tiếp thu và thực hiện nghiêm túc kế hoạch chấn chỉnh, sửa sai theo kiến nghị của đoàn thanh tra NHNN và các đoàn kiểm tra. Công tác tin học: Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác quản trị hệ thống mạng tại Ngân hàng, đảm bảo các máy trạm hoạt động tốt, xử lý kịp thời các sự cố về đường mạng, đường truyền. Tự xây dựng một số chương trình kết nối dữ liệu từ hệ thống mạng SWIFT sang chương trình giao dịch trực tiếp để hạch toán nợ, có tự động; chương trình tự động tính phí các điện từ hệ thống SWIFT; chương trình thông tin các ngân hàng đại lý… Triển khai thực hiện tốt chương trình ứng dụng của NHNN Việt Nam như chương trình thanh toán điện tử, chương trình nối mạng thanh toán với kho bạc… Bước sang năm 2006, Ngân hàng đang tổ chức mời thầu cung cấp hệ thống phần mềm Banking mới hiện đại hơn phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng. 2.1.2. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn hoạt động Hiện nay, Habubank có mạng lưới tập trung ở bốn tỉnh thành phố là Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, và Bắc Ninh. Đây là những địa bàn thế mạnh của Habubank. Bắt cùng nhịp với sự phát triển của nền kinh tế và thị trường mục tiêu, trên cơ sở những kết quả đã đạt được, trong giai đoạn 2006 – 2010, Habubank lên kế hoạch củng cố và mở rộng mạng lưới chi nhánh và các phòng giao dịch tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh (mở thêm từ 4 -8 chi nhánh và phòng giao dịch trên các địa bàn nói trên trong vòng 2 -3 năm tới). Thiết lập thêm chi nhánh tại Hải phòng (2006), Đà Nẵng (2006), Vũng Tàu (2007), và Cần Thơ (2007). Mạng lưới Habubank vào năm 2010 sẽ bao gồm Hội sở, 20 chi nhánh và 10 phòng giao dịch trong cả nước. Như vậy, địa bàn mà Habubank lựa chọn đều là những khu vực kinh tế phát triển năng động, và tập trung nhiều nhất các DNVVN của cả nước. Nếu đến tháng 6/2005, toàn quốc đã có trên 125 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký hơn 240 nghìn tỷ đồng, đưa tổng số các doanh nghiệp lên gần 190 nghìn doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký trên 398 nghìn tỷ đồng; thì riêng Hà Nội và Hồ Chí Minh đã chiếm tới 52% số lượng doanh nghiệp thành lập mới với 50% tổng số vốn đăng ký. Thu nhập của dân cư ở Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Quảng Ninh lớn nhất cả nước, do đó, mặt bằng quy mô DNVVN ở đây cũng cao nhất. Cũng tại các địa bàn này, đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ) trong nguồn thu của ngân sách địa phương là đáng kể. Điển hình như Tp Hồ Chí Minh, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp trong tổng thu ngân sách địa phương khoảng 15%, Cần Thơ 24%, Quảng Ninh 14%. …DN nhỏ và vừa của VN đóng góp vào khoảng 25%- 26% GDP, nếu tính cả hộ kinh doanh thì khu vực HTX có nhiều hơn nữa. Chính các DNVVN đã giúp tạo nên sự ổn định trong xã hội, tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập cho đông đảo dân cư trong khu vực. Bên cạnh những kết quả đạt được kể trên, các DNVVN trong phạm vi hoạt động của Habubank cũng như các DNVVN cả nước, vẫn có nhiều yếu điểm: Các doanh nghiệp này thiếu thông tin về các thị trường đầu vào như: Thị trường vốn, thị trường lao động, nguyên vât liệu, thiết bị, công nghệ; thiếu thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là thị trường xuất khẩu và chưa tiếp cận được công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp còn chưa đủ năng lực để lập kế hoạch kinh doanh, phương án đầu tư, chiến lược tiếp cận thị trường nên đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để phát triển kinh doanh…Phần lớn các DNVVN có trình độ khoa học công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu, tay nghề của công nhân thấp hơn so với doanh nghiệp Nhà nước, hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy, chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ không cao, khả năng cạnh tranh yếu nên rất khó tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong nước và nước ngoài. Việc hiểu biết các cơ chế chính sách pháp luật để kinh doanh còn hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân, gia đình. Các chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý phần lớn chưa qua đào tạo. Quản lý tài chính trong các DNVVN vừa không hệ thống vừa thiếu minh bạch nên số liệu báo cáo chưa phản ánh đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp…Cơ sở sản xuất của đại đa số DNVVN thường phân tán, quy mô nhỏ lẻ, manh mún, thường sử dụng đất đai, nhà ở của gia đình trong khu dân cư làm mặt bằng sản xuất – kinh doanh. Đa số các doanh nghiệp thường không đủ điều kiện để vay vốn tín chấp tại ngân hàng như: chưa có tín nhiệm với ngân hàng trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ đầy đủ, đúng hạn (cả gốc và lãi), không ít doanh nghiệp lừa đảo, chây ì trả nợ; hiệu quả sản xuất kinh doanh kém, không rõ ràng về sổ sách...Nhưng việc vay vốn có đảm bảo bằng tài sản cũng còn lắm gian nan. Khi các doanh nghiệp sử dụng tài sản để thế chấp, cầm cố, bảo lãnh họ gặp phải nhiều khó khăn trong việc xử lý các thủ tục như: đăng ký quyền sở hữu tài sản; khó khăn trong việc xác định giá trị của tài sản thế chấp nhất là tài sản thế chấp là đất, nhà... Do nhận thấy các nước Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Malaysia và thậm chí Mỹ là các nước có nền kinh tế “tăng trưởng năng động” đều do sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện nay Việt Nam cũng thấy được điều này, đã và đang thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích đầu tư và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, tìm giải pháp để đáp ứng nhu cầu vốn thiếu hụt cho họ. Chẳng hạn như ban hành, sửa đổi các chính sách thuế, chính sách tài chính – tín dụng nhằm tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trên thực tế, chính sách trợ giúp phát triển DNVVN nhận được từ Nhà nước vẫn còn thiếu đồng bộ và chưa mấy hiệu lực. 2.2. Thực trạng việc áp dụng chấm điểm tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. Kể từ năm 2003, Habubank đã áp dụng kỹ thuật chấm điểm tín dụng. Nhưng mới dừng lại ở phạm vi nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng. Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng của Habubank, qua 3 năm thực hiện, hầu như không phải điều chỉnh. Việc chấm điểm được tiến hành bởi chính cán bộ tín dụng. Bảng chấm vẫn sử dụng 4 nhóm hạng mục là nhân thân, khả năng trả nợ, quan hệ tín dụng với Habubank và tài sản đảm bảo với tổng điểm mỗi nhóm là 50; 4 nhóm này được chi tiết thành 15 hạng mục nhỏ. Những hạng mục quan trọng nhất, có số điểm cao nhất là tài sản đảm bảo, lịch sử hoàn trả tín dụng, nguồn trả nợ và nghề nghiệp của người vay. Khách hàng nào nhiều lần bị gia hạn hoặc quá hạn gốc, rất dễ bị từ chối vay vốn. Khách hàng nào có tài sản đảm bảo là động sản, nguồn trả nợ từ bán tài sản, khách hàng là lao động phổ thông hoặc hưu trí nếu được chấp thuận cho vay thường phải trả lãi cao. Điểm cao nhất có thể có đối với một khách hàng theo phiếu chấm điểm tín dụng tiêu dùng là 200 điểm, điểm thấp nhất là 10. Để được vay vốn, khách hàng phải có điểm tối thiểu từ 107 trở lên. Habubank không đưa ra những mức cho vay tối đa khác nhau đối với khách hàng ở các nhóm điểm số khác nhau mà thay thế bằng các mức ưu đãi lãi suất khác nhau. Mức lãi suất ưu đãi nhất là 0,9%/tháng áp dụng cho khách hàng có từ 190 điểm trở lên nhưng rất ít khách hàng đạt được mức điểm số này. Trong phiếu chấm điểm minh hoạ dưới đây, khách hàng Nguyễn Văn A đạt 130 điểm, được xét cho vay hạn chế ưu tiên. PHIẾU CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI Chỉ điền hoặc đánh dấu x vào cột A0 Tên khách hàng Ngày/tháng/năm A1 là cột cho điểm Nguyễn Văn A  I. NHÂN THÂN A0 A1 II. KHẢ NĂNG TRẢ NỢ A0 A1 1.1. Tuổi 2.1. Trả gốc từ nguồn bán TS a Từ 25 - 55 tuổi x 5 a Trên 200% 32 b Từ 18 - 25 tuổi 3 b 150% - 200% 29 c Trên 55 tuổi 2 c Dưới 150% 0 d Dưới 18 tuổi 0 2.2. Trả gốc từ nguồn thu nhập TX 1.2. Trình độ học vấn a Trên 200% 42 a Trên đại học 7 b 150% - 200% 32 b Đại học  x 5 c 100% - 150%  x 29 c Cao đẳng 4 d Dưới 100% 0 d Trung học 3 2.3. Tỷ lệ khả năng trả lãi e Dưới trung học 1 a Trên 100% 5 1.3. Nghề nghiệp b Dưới 100%  x 0 a Quản lý, điều hành 10 2.4. Vốn vay/TS của KH b Chuyên viên 7 a Từ 1% - 20% 3 c Quản lý kinh doanh nhỏ  x 6 b Trên 20% - 50%  x 2 d Lao động được đào tạo nghề 5 c Trên 50% 1 e Lao động phổ thông 4 Tổng điểm f Nghỉ hưu được hưởng lương 3 g Không việc làm 0 III. QUAN HỆ TÍN DỤNG VỚI HBB 1.4. Thời gian làm công việc hiện tại 3.1. Tình hình quan hệ tín dụng a Trên 5 năm 10 a Chưa bao giờ chậm trả 45 b Trên 3 - 5 năm  x 8 b Gia hạn lãi 1 lần 40 c Trên 1- 3 năm 6 c Gia hạn lãi <= 3 lần 35 d Từ 6 tháng đến 1 năm 4 d Quá hạn lãi một lần 30 e Dưới 6 tháng 2 e Quá hạn lãi <= 3 lần 25 1.5. Tình trạng chỗ ở f Gia hạn gốc trong kỳ 1 lần 20 a Nhà sở hữu riêng  x 5 g Gia hạn gốc trong kỳ <= 3 lần 15 b Ở chung với bố mẹ 4 h Gia hạn gốc cuối kỳ 1 lần 10 c Ở chung với anh, chị, em 3 i Quá hạn gốc trong kỳ 1 lần 5 d Đi thuê 2 j Quá hạn gốc trong kỳ < = 3 lần 1 e Khác 1 k Quá hạn gốc cuối kỳ 1 lần, tốt 1 1.6. Thời gian sống tại nơi cư trú l Chưa bao giờ quan hệ với HBB  x 1 a Trên 5 năm 5 3.2. Sử dụng sản phẩm với HBB b Trên 1 - 5 năm  x 4 a Tiết kiệm và các dịch vụ khác 5 c Từ 6 tháng - 1 năm 3 b Chỉ gửi tiết kiệm 4 d Dưới 6 tháng 1 c Sử dụng các dịch vụ khác  x 3 1.7. Tình trạng hôn nhân d Chưa sử dụng sản phẩm nào 1 a Có gia đình  x 3 Tổng điểm b Độc thân 2 c Đã ly dị 1 IV. TÀI SẢN ĐẢM BẢO 1.8. Số người sống phụ thuộc Loại tài sản đảm bảo a 0 người 5 a Giấy tờ có giá 50 b 1 người  x 4 b Bất động sản cá nhân  x 45 c Từ 1 - 3 người 3 c Bất động sản bảo lãnh 40 d Từ 4 - 5 người 2 d Động sản 35 e Trên 5 người 1 e Không có tài sản đảm bảo 0 Tổng điểm Tổng điểm 190 - 200 A: xuất sắc, nhóm rủi ro thấp 0,9%/tháng  TỔNG ĐIỂM: 175 - 189 B: tốt, nhóm rủi ro thấp 0,92%/tháng  142 - 174 C: trung bình, rủi ro trung bình 0,95%/tháng  107 - 141 D: dưới trung bình, nhóm rủi ro TB 1%/tháng  130  Với việc đánh giá tiêu chí nguồn trả nợ như trên, rõ ràng phiếu chấm điểm này phù hợp nhất với đối tượng vay tiêu dùng. Tuy nhiên, habubank sau một thời gian ngắn thực hiện, do nhận thấy mọi tiêu chí trên phiếu chấm điểm trên đều là tiêu chí được sử dụng để phân tích khách hàng cá nhân, đã đưa phiếu chấm điểm này vào tất các quy trình cho vay cá nhân, kể cả vay phục vụ sản xuất kinh doanh. Chấm điểm tín dụng trong giai đoạn xét cấp tín dụng Khách hàng tới vay vốn Ngân hàng được hướng dẫn hoàn thành “giấy đề nghị vay vốn”. Đây thực chất là form lấy thông tin cho phiếu chấm điểm tín dụng của Habubank. Cán bộ tín dụng sẽ thu thập thêm thông tin cần cho chấm điểm tín dụng và xác minh những thông tin khách hàng cung cấp, rồi thực hiện chấm điểm. Kết quả đánh giá tín dụng kết hợp từ phiếu chẩm điểm sẽ là một trong những căn cứ để Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng xét duyệt khoản tín dụng. Dựa vào kết quả cụ thể của mỗi khách hàng để tránh những rủi ro tín dụng có thể xảy ra, chỉ phê duyệt cho vay với những khoản tín dụng đạt kết quả đánh giá tín dụng kết hợp từ trung bình trở lên, ưu tiên những khoản tín dụng có mức đánh giá “tốt” và “xuất sắc”. Chấm điểm tín dụng trong giai đoạn đang có quan hệ tín dụng Định kỳ 3 tháng/lần, Tiến hành kết hợp phân tích tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh với việc Chấm điểm xếp hạng khách hàng để đưa ra cảnh báo các rủi ro có thể xảy ra giúp Ban giám đốc chi nhánh có những chính sách, định hướng hoặc các quyết định sử lý trong quan hệ tín dụng đối với từng khách hàng trong từng thời kỳ. Lợi ích thu được từ chấm điểm tín dụng Trả lời câu hỏi việc áp dụng phiếu chấm điểm tín dụng tiêu dùng có hiệu quả? Các cán bộ tín dụng tại chi nhánh Habubank Hàm Long cho biết: Điểm mấu chốt của việc chấm điểm tín dụng tiêu dùng là cung cấp cho họ một phương tiện giúp nhanh chóng chuyển đổi nhiều kết quả phân tích yếu tố về duy nhất một yếu tố là điểm tín dụng. Do đó, phiếu chấm điểm giúp giảm thời gian đánh giá tín dụng tổng hợp, họ vừa có thêm thời gian tập trung cho việc thu thập, xác minh thông tin khách hàng vừa có định hướng thu thập thông tin rõ ràng hơn. So sánh hai giai đoạn trước khi áp dụng chấm điểm tín dụng và sau khi áp dụng chấm điểm tín dụng khách hàng cá nhân, kết quả cho thấy thời gian xét duyệt tín dụng cá nhân giảm không nhiều, tuy nhiên, chất lượng tín dụng tăng đáng kể. Tổng nợ Gia hạn và Nợ quá hạn trung bình của khách hàng cá nhân giảm từ 6.5% giai đoạn 2000 – 2002 xuống 5.2% giai đoạn 2003 – 2005. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm, do chưa có hệ thống phần mềm tin học quản lý hồ sơ tín dụng nên tuy thông tin thu thập được được trình bày thống nhất hơn nhưng chưa thể thống kê phục vụ cho hoạt động quản lý rủi ro và các yêu cầu quản lý khác. 2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng trung dài hạn khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 2.3.1. Định hướng đối tượng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. Qua phân tích thị trường, Habubank đã xác định đối tượng tín dụng Doanh nghiệp của mình như sau: Các thị trường tín dụng doanh nghiệp của habubank được phân khúc rộng như sau: 1. Doanh nghiệp lớn ngoài quốc doanh là các công ty, tập đoàn trách nhiệm hữu hạn, có doanh số năm như sau: a. Thương mại: 200 tỷ trở lên b. Sản xuất: 200 tỷ trở lên. 2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh là các công ty TNHH có doanh số năm như sau: a. Thương mại nhỏ: từ 1 đến dưới 50 tỷ Thương mại vừa: từ 50 tỷ đến dưới 100 tỷ b. Sản xuất nhỏ: từ 1 đến 50 tỷ Sản xuất vừa: từ 50 đến 100 tỷ 3. Hộ gia đình, công ty TNHH một thành viên có doanh số năm như sau: Nhỏ : 100 triệu đến 10 tỷ Vừa: trên 10 tỷ đồng 4. Doanh nghiệp quốc doanh là các công ty, tổng công ty thuộc sở hữu của Nhà nước hoặc sở hữu của cơ quan Nhà nước. Khi khách hàng là doanh nghiệp quốc doanh, cần chú ý đến phạm vi và mức độ hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp này và doanh nghiệp có hay không chịu rủi ro của Nhà nước (toàn phần hay bán phần). Các ngành nghề mục tiêu mà Habubank quan tâm như sau: 1. Sản xuất, khai thác, kinh doanh điện, nước, ga. 2. Sản xuất, khai thác, kinh doanh dầu mỏ, khí, than 3. Khai thác mỏ, khai thác và chế biến khoáng sản 4. Vận tải kho bãi 5. Du lịch 6. Nhà hàng 7. Thương mại, chú ý đặc biệt khai thác thương mại xuất nhập khẩu a. Hàng tiêu dùng: thực phẩm, hoá mỹ phẩm, thuốc tẩy. chất phụ gia thực phẩm, nội thất, đồ dùng mỹ nghệ, điện và điện tử, máy văn phòng, kinh doanh ô tô. b. Hàng công nghiệp nhẹ: kinh doanh bao bì, giấy, điện lạnh c. Hàng công nghiệp nặng: Kinh doanh cơ khí, cao su, hoá chất 8. Sản xuất hàng công nghiệp nhẹ a. công nghiệp nhẹ i. Rượu, bia bao gồm cả men bia, chế biến hàng xuất khẩu, gia công chế biến (thuốc bảo vệ thực vật). ii. Chế biến (kể cả sơ chế cho mục đích xuất khẩu) hải sản, nông sản, dược liệu, thực phẩm b. Xuất khẩu bao bì, nhựa, điện và thiết bị điện, giấy c. Sản xuất phân phối, gia công lắp ráp điện tử, điện lạnh d. Sản xuất, chế biến hàng tiêu dùng, chế biến đồ nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm, bánh quy, mì ăn liền, hoa quả e. Sản xuất, chế biến thức ăn gia súc f. Sản xuất gia công hàng may mặc, giày dép. 9. Xây lắp điện 10. Dịch vụ tư vấn, in ấn quảng cáo. Các ngành nghề đặc biệt, habubank cũng chú trọng nhưng đối tượng khách hàng chỉ bao gồm một số doanh nghiệp đứng đầu trong toàn ngành và cần đặc biệt chú ý đến đánh giá rủi ro theo từng trường hợp cụ thể (Mọi khoản vay liên quan đến các ngành nghề này nhất thiết phải được trình ủy ban chính sách tín dụng và có ý kiến chấp thuận của chủ tịch hội đồng quản trị hoặc thành viên Ban điều hành được uỷ quyền). Danh sách ngành nghề đặc biệt sẽ thay đổi tuỳ theo thời kỳ. 1. Công nghiệp đóng tàu 2. Sản xuất hàng hoá công nghệ thông tin viễn thông 3. Kinh doanh thông tin viễn thông 4. Kinh doanh xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng đô thị, san lấp, giải phóng mặt bằng, trừ khi có nguồn vốn từ ngân hàng Nhà nước. 5. Sản xuất, khai thác, kinh doanh chất thải. 6. Thương mại hàng công nghiệp nặng, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị, xây dựng gỗ. 7. Sản xuất hàng công nghiệp nặng, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị, máy xây dựng, gỗ 8. Khách sạn, bao gồm cả Resort và nhà nghỉ, đặc biệt là quy mô lớn. 9. Đầu tư chứng khoán. Các ngành nghề rủi ro cao, Habubank không khuyến khích quan hệ tín dụng gồm: 1. Công nghiệp máy bay: do cần có chuyên môn đặc biệt 2. Phát triển kinh doanh nhà đất đối với các chủ đơn vị nhỏ, không có uy tín, do tính thay đổi bất thường cao, phụ thuộc nhiều vào chu kỳ phát triển kinh tế 3. Kinh doanh bất động sản đối với các chủ đầu tư nhỏ, không có uy tín, cho mục đích thương mại như Trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại văn phòng, do tính biến động bất thường cao, phụ thuộc nhiều vào chu kỳ phát triển kinh tế. 4. Nuôi trồng thủy hải sản do tính dễ bị mắc bệnh và tàn phá cao 5. Chăn nuôi gia cầm: do tính dễ bị mắc bệnh và tàn phá cao 6. Kinh doanh các sản phẩm trao đổi thương mại như gạo, cà phê 7. Hàng hoá thời trang cao cấp, do chu kỳ đời sống sản phẩm rất ngắn 8. Sản xuất kinh doanh thép: do rất chịu ảnh hưỏng của chu kỳ kinh tế. 9. Các ngành nghề có đòn bẩy tài chính cao: như xây dựng hạ tầng. 10. Các ngành nghề đang trong chu kỳ đi xuống hay có khả năng bị bãi bỏ độc quyền (do ảnh hưởng của các doanh nghiệp nước ngoài khi được phép kinh doanh sẽ hoạt động, cạnh tranh tốt hơn và tổn hại tới doanh nghiệp nội địa) Cho vay dự án Không cho vay dự án mạo hiểm sản xuất hoàn toàn mới, chưa ai từng làm Các hoạt động cấm không được cho vay Ngoài các ngành nghề có rủi ro cao đã nêu trên, các hoạt động kinh doanh dưới đây cần được chú ý để tránh quan hệ tín dụng hay cung cấp các sản phẩm trong danh sách dưới đây cần được chú ý để tránh quan hệ tín dụng hay cung cấp các sản phẩm tài chính do chúng có thể gây ra các rủi ro về uy tín cho Habubank: 1. Cờ bạc kể cả phương tiện máy móc phục vụ cho cờ bạc 2. Cầm đồ 3. Buôn bán ngà voi, lông thú, động vật hoang dã và các sản phẩm ngà voi, lông thú, động vật hoang dã 4. Các ngành nghề hay hoạt động có thể huỷ hoại môi trường như thuộc da, làm pháo 5. Các hoạt động buôn bán sản xuất vũ khí, chất nổ trừ trường hợp theo yêu cầu của bộ quốc phòng 6. Các khoản vay có tính chất chính trị 7. Hoạt động sáp nhập mang tính thù địch hay chống đối 8. Các hoạt động rửa tiền 9. Các ngành nghề khác mà pháp luật không cấm. Kết hợp với phần khái quát về DNVVN trên địa bàn hoạt động của Habubank, có thể thấy, đoạn thị trường habubank khoanh vùng là khá hẹp so với thị trường tổng thể. Các doanh nghiệp kinh doanh thời trang cao cấp, thép, khách sạn, vật liệu xây dựng, gia súc gia cầm, hải sản, … bị Habubank đánh giá rủi ro cao, habubank rất hạn chế cho vay, hoặc muốn vay được phải có sự phê duyệt của chủ tịch hội đồng quản trị. Trong khi tại địa bàn Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bắc Ninh, rất nhiều doanh nghiệp tham gia, và trong số đó nhiều doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. Theo quy chế cho vay của Habubank, doanh nghiệp vay vốn có thể đảm bảo bằng tài sản hoặc uy tín. Nhưng thực tế, hiện nay, tất cả các doanh nghiệp vay vốn của habubank đều phải đảm bảo bằng tài sản. Không phải là trên các địa bàn này chưa có DNVVN nào có uy tín tốt mà do ngân hàng thì chặt trong việc xét cho vay tín chấp (có những doanh nghiệp kinh doanh tốt, đạt doanh số và nộp thuế rất cao nhưng các ngân hàng vẫn không dám mạnh dạn cho vay), còn DNVVN uy tín cao thì chưa thấy Habubank đủ hấp dẫn. 2.3.2. Bộ sản phẩm tín dụng trung dài hạn phục vụ khách hàng DNVVN Hiện tại, ở Habubank mới chỉ có các loại dịch vụ tín dụng cho DNVVN sau: Cho vay từng lần Cho vay theo hạn mức tín dụng Cho vay theo dự án đầu tư Cho vay hợp vốn So sánh với các ngân hàng TMCP khác, bộ sản phẩm tín dụng khách hiện tại của Habubank còn quá đơn giản, gồm toàn những sản phẩm mà các ngân hàng bạn đã áp dụng từ lâu, kém hẳn các đối thủ về độ đa dạng của sản phẩm. Ví dụ, như Ngân hàng cổ phần quân đội có sản phẩm cho vay cổ phần hóa, ACB có hẳn chương trình tài trợ dành riêng cho những doanh nghiệp hoạt động trong ngành nhựa, chương trình tài trợ đặc biệt dành riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (chương trình tài trợ trung dài hạn dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ SMEFP – Small & Medium Enterprise Finance Program; Small & Medium Enterprise Development Fund – SMEDF, SMELG)…; rất nhiều ngân hàng ở nước ta đã có loại hình tín dụng thuê mua tài chính, không những thế, loại hình này đã được một số ngân hàng áp dụng khá lâu, trong khi đó, cho đến nay Habubank vẫn chưa có loại hình tín dụng này. Do không có bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm cũng như các điều kiện thông tin về khách hàng và nhu cầu khách hàng tốt nên Habubank không đưa ra được các sản phẩm, dịch vụ tín dụng mới, toàn bộ các sản phẩm tín dụng nói chung, tín dụng trung dài hạn phục vụ KH DNVVN nói riêng mà Ngân hàng có từ trước đến nay đều có nguồn gốc từ các ngân hàng bạn. Thực trạng này khiến Ngân hàng luôn tồn tại hai hạn chế, đó là: + Không tạo ra được một bộ sản phẩm tín dụng phục vụ DNVVN đa dạng. + Do luôn phải theo sau các Ngân hàng khác về loại hình sản phẩm đương nhiên mất đi một phần lợi thế cạnh tranh. Hệ quả của những hạn chế trên là Ngân hàng không thể đáp ứng được đầy đủ và tốt nhất nhu cầu của khách hàng, và điều quan trọng hơn là hình ảnh của Ngân hàng trong mắt khách hàng sẽ “không trọn vẹn”. 2.3.3. Quy trình tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ - nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn. Nội dung cơ bản của quy trình thẩm định tín dụng trung và dài hạn DNVVN mà Ngân hàng đang áp dụng hiện nay gồm ba giai đoạn: - Giai đoạn xét duyệt trước khi cho vay: Sau khi nhận được đầy đủ bộ hồ sơ đề nghị vay vốn từ khách hàng (bao gồm đơn xin vay, luận chứng kinh tế kỹ thuật, phương án vay và trả nợ, báo cáo tình hình tài chính, hồ sơ tài sản đảm bảo,…) và hồ sơ ban đầu (quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phép đăng ký kinh doanh…) cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định theo trình tự: + Hồ sơ pháp lý theo đúng thủ tục pháp lý + Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp +Tình hình tài chính của doanh nghiệp: Vốn tự có, tổng số vốn kinh doanh, dư nợ cho vay và bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng, số nợ phải thu, số nợ phải trả.. + Thẩm định tính khả thi của phương án vay vốn: thẩm định về phương diện thị trường, kỹ thuật, tài chính, điều kiện an toàn vốn vay, hiệu quả kinh tế, xã hội Sau khi nghiên cứu hồ sơ khách hàng, cán bộ tín dụng đánh giá tổng quát và lập tờ trình sơ bộ gửi lên các cấp lãnh đạo (gồm có Trưởng phòng Tín dụng, Phòng tái thẩm định, Tổng giám đốc và cuối cùng là Hội đồng tín dụng) để xin ý kiến. Trong tờ trình sơ bộ này, cán bộ tín dụng chưa thẩm định chi tiết mà chỉ đánh giá một cách khái quát dự án, đồng thời đưa ra những chỉ tiêu tín dụng mà khách hàng đề nghị/chấp thuận như: Lãi suất, tài sản đảm bảo, phương thức trả nợ,… Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được Tờ trình sơ bộ của cán bộ tín dụng, lãnh đạo Ngân hàng sẽ phải đưa ra quyết định từ chối cho vay hoặc chấp thuận về mặt nguyên tắc việc tài trợ vốn đối với dự án. Trường hợp lãnh đạo từ chối cho vay, khâu thẩm định coi như kết thúc. Trường hợp được sự chấp thuận về mặt nguyên tắc, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành lập tờ trình thẩm định chi tiết. Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết quả chấp thuận từ Tờ trình sơ bộ, cán bộ tín dụng phải hoàn thành việc lập Tờ trình chi tiết. Tờ trình thẩm đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36483.doc
Tài liệu liên quan