Đề tài Hoàn thiện phương pháp đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .1

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

Chương 1: Cơ sở lý luận về đánh giá thực hiện công việc cho người lao động trong Tổ chức 5

1.1. Vai trò và sự cần thiết của đánh giá thực hiện công việc cho người lao động trong tổ chức 5

1.1.1. Vai trò của đánh giá thực hiện công việc 5

1.1.1.1. Khái niệm đánh giá thực hiện công việc 5

1.1.1.2. Vai trò của đánh giá thực hiện công việc 6

1.1.2. Sự cần thiết của đánh giá thực hiện công việc 7

1.1.2.1. Tầm quan trọng của đánh giá thực hiện công việc 7

1.1.2.2. Mối quan hệ giữa đánh giá thực hiện công việc với các hoạt động Quản trị nhân lực khác 8

1.2. Ảnh hưởng của phương pháp đánh giá thực hiện công việc tới hiệu quả công tác đánh giá thực hiện công việc cho người lao động trong tổ chức 10

1.3. Tổ chức công tác đánh giá thực hiện công việc 12

1.3.1. Lựa chọn và thiết kế phương pháp đánh giá 12

1.3.2. Xác định chu kỳ đánh giá 14

1.3.3. Lựa chọn người đánh giá 15

1.3.4. Đào tạo người đánh giá 16

1.3.5. Phỏng vấn đánh giá 16

1.4. Sự cần thiết của hoàn thiện phương pháp đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên 17

1.4.1. Khái niệm giảng viên đại học 17

1.4.2. Sự cần thiết của hoàn thiện phương pháp đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên 18

Chương 2: Thực trạng phương pháp đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên trong Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 23

2.1. Khái quát về hoạt động và những đặc thù của công tác giảng dạy trong Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 23

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trường 23

2.1.1.1. Giới thiệu chung về Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 23

2.1.1.2. Lịch sử hình thành, phát triển của Trường 24

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 25

2.1.3. Khái quát hoạt động của Trường từ năm 2000 đến năm 2006 27

2.1.3.1. Công tác đào tạo 27

2.1.3.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên 31

2.1.3.3. Công tác nghiên cứu khoa học và tư vấn 35

2.1.3.4. Công tác quan hệ, hợp tác quốc tế 37

2.1.3.5. Công tác xây dựng cơ sở vật chất 38

2.1.4. Đặc điểm công tác giảng dạy có ảnh hưởng đến công tác đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên 39

2.2. Thực trạng phương pháp đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên trong Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 44

2.2.1. Tổng quan về công tác đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 44

2.2.2. Thực trạng phương pháp đánh giá thực hiện công việc của giảng viên theo định kỳ năm học 45

2.2.3. Thực trạng phương pháp đánh giá thực hiện công việc của giảng viên theo định kỳ hàng tháng 49

2.2.4. Sự cần thiết hoàn thiện phương pháp đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 51

Chương 3: Hoàn thiện phương pháp đánh giá thực hiện công việc của giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 54

3.1. Phương hướng phát triển của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân từ nay đến năm 2010 54

3.2. Tăng cường hiệu quả hoạt động đào tạo của Trường 55

3.3. Tăng cường hiệu quả giáo dục thông qua áp dụng giải pháp nâng cao chất lượng phương pháp đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên 59

3.3.1. Đối với đánh giá thực hiện công việc của giảng viên theo định kỳ năm học 59

3.3.1.1. Tiến hành dự giờ giảng của bộ môn 59

Cuối mỗi học kỳ, Bộ môn căn cứ vào hai bản đánh giá trên tại thời điểm đầu học kỳ và cuối học kỳ để đánh giá chất lượng giảng dạy của GV, cũng như sự nỗ lực, phấn đấu của GV trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của mình. 65

3.3.1.2. Tiến hành kết hợp với đánh giá của sinh viên về thực hiện công việc của giảng viên 65

3.3.1.3. Dựa vào đăng ký của cá nhân để đánh giá công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên 71

3.3.2. Đối với đánh giá thực hiện công việc của giảng viên theo định kỳ hàng tháng 72

KẾT LUẬN 75

 

 

doc92 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện phương pháp đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều đề tài hợp đồng với các Bộ, Ngành, địa phương và doanh nghiệp. Biểu số 6. Số chương trình, đề tài khoa học đã nghiệm thu TT Loại chương trình,đề tài/ Năm 2002-2003 2003-2004 2004-2005 1 Chương trình cấp Nhà nước 1 1 1 2 Chương trình do Trung ương và Chính phủ giao 1 3 Đề tài cấp Nhà nước 5 5 5 4 Đề tài cấp Bộ và địa phương 23 25 26 5 Đề tài cấp cơ sở 38 15 15 6 Đề tài hợp tác trong và ngoài nước 7 10 12 (Nguồn:Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế) Qua biểu số 6, ta thấy công tác nghiên cứu khoa học của Trường khá ổn định và phát triển qua các năm. Đặc biệt là những đề tài, chương trình quan trọng của Nhà nước, cấp Bộ, địa phương cũng như hợp tác trong và ngoài nước ngày càng lớn mạnh. Nó nói lên vị thế của Trường trong công tác nghiên cứu khoa học và tư vấn. Đây chính là một trong những mục tiêu quan trọng mà Trường và toàn thể CBCNV đang vươn tới. Ngoài ra, Trường còn khuyến khích, thu hút các học viên, sinh viên tham gia vào công tác nghiên cứu khoa học, nhất là cuộc thi nghiên cứu khoa học do Bộ tổ chức hàng năm. Với tinh thần ham học hỏi, hiểu biết, nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn, học viên, sinh viên Trường ĐHKTQD đã đạt được nhiều thành tích trong hoạt động này từ năm 2000 đến nay. Biểu số 7. Số sinh viên đạt giải thưởng Nghiên cứu khoa học cấp Bộ qua các năm (Đơn vị tính: Người) Loại giải thưởng 2000-2001 2003-2004 2005-2006 Nhất 1 1 Nhì 5 1 1 Ba 3 1 4 Khuyến khích 10 16 13 Tổng 18 19 19 (Nguồn: Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế) Đây là những giải thưởng không dễ đạt được. Với sự lớn mạnh và ổn định của số sinh viên đạt giải thưởng cấp bộ qua các năm, Trường ĐHKTQD đã được Bộ trưởng tặng thưởng bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên năm 2006. Điều này không những nói lên tinh thần học tập, nghiên cứu, thực hành cũng như chất lượng đào tạo của Trường mà còn khẳng định một nét mạnh, một uy tín lớn của Trường trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và tư vấn. 2.1.3.4. Công tác quan hệ, hợp tác quốc tế Hoạt động quan hệ quốc tế được coi là hoạt động mũi nhọn trong chiến lược phát triển của Trường. Trong công cuộc đổi mới, Trường đã liên tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế theo phương châm đa dạng hoá về nội dung và hình thức quan hệ, đa phương hoá về đối tác, hợp tác tích cực, chủ động ký kết hợp tác quốc tế với các TC, trường đại học nước ngoài. Biểu số 8. Kết quả hợp tác quốc tế từ năm 2002 đến 2005 TT Chỉ tiêu/ Năm 2003-2004 2004-2005 2005-2006 1 Số trường trong khu vực và thế giới có quan hệ 128 129 130 Có ký kết quan hệ hợp tác 97 97 95 2 Số dự án hợp tác, liên kết đào tạo thạc sỹ 7 7 9 Học tại Việt Nam, đồng cấp bằng 3 3 4 Học tại Việt Nam, thực tậo, khảo sát ở nước ngoài 4 4 5 (Nguồn: Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế) Trong giai đoạn 2001-2005 Trường đã cử 157 cán bộ giảng viên đi đào tạo ở nước ngoài với 80 người đào tạo thạc sĩ, 77 người đào tạo tiến sĩ bằng nguồn tài chính của Bộ Giáo dục-Đào tạo. Như vậy có thể thấy quan hệ, hợp tác quốc tế của Trường rất đa dạng và ngày càng lớn mạnh. Trường ngày càng có uy tín lớn trên trường quốc tế nên có quan hệ rộng rãi với các trường nước ngoài. Nhờ đó đã đạt được nhiều quan hệ hợp tác trong đào tạo, nâng cao chất lượng NNL của Trường. Đây chính là một bước chuẩn bị cho sự lớn mạnh, trở thành trường đại học có uy tín lớn trong khu vực và thế giới. 2.1.3.5. Công tác xây dựng cơ sở vật chất Với mong muốn tạo điều kiện vật chất tốt nhất phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, tư vấn nên từ khi thành lập đến nay, Trường đã luôn củng cố và xây dựng cơ sở vật chất của mình. Trong những năm gần đây, để phục vụ cho mục đích phát triển lớn mạnh trong tương lai, Trường đã nhận được sự hỗ trợ từ dự án giáo dục của Bộ Giáo dục-Đào tạo thực hiện cùng Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) và Ngân hàng thế giới (WB). Chính vì vậy cơ sở vật chất của Trường đã được nâng cấp một cách rõ rệt. Biểu số 9. Thông tin về cơ sở vật chất của Trường năm học 2005-2006 TT Chỉ tiêu/ Năm Đơn vị tính Số lượng 1 Số phòng học hiện có Phòng 135 2 Tổng diện tích phòng học M2 6200 3 Máy chiếu Chiếc 100 4 Bình quân số phòng học/ máy chiếu Chiếc 1.35 5 Micro, trang bị âm thanh Bộ 135 6 Máy điều hoà nhiệt độ Chiếc 350 7 Quạt Chiếc 405 8 Số phòng máy tính hiện có Phòng 24 9 Số loại máy tính hiện có Chiếc 2000 10 Số cổng truy cập Internet Cổng 3 11 Số đầu sách có trong thư viện Đầu sách 106500 12 Số đầu tạp chí, báo trong thư viện Cuốn 240 (Nguồn: Phòng Quản trị thiết bị) Hiện nay, thư viện Trường với hơn 500 bàn ghế mới đã có sức phục vụ 2500người học/ngày. Ngoài ra ở các dự án cao học, các viện va trung tâm trực thuộc trường cũng có thư viên riêng, đảm bảo cho nhu cầu học tập và nghiên cứu của học viên, sinh viên và giảng viên. Nhằm phục vụ tốt nhu cầu nắm bắt thông tin và thuận tiện khi học tập, nghiên cứu và làm việc, hệ thống thư viện của Trường đá được vi tính hoá, hoạt động thông qua hệ thống mạng Lan nối Intranet và Internet. Bên cạnh đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên, Trường cung xây dựng và nâng cấp khu KTX của mình, đảm bảo ăn ở và sinh hoạt, vui chơi cho sinh viên; xây dựng một trung tâm y tế, một khu thể thao để nâng cao sức khỏe cho sinh viên, giảng viên; xây dựng Nhà văn hoá phục vụ các hoạt động tinh thần. Có thể nói Nhà trường đã thật sự quan tâm đên moi mặt đời sống của học viên, sinh viên và CBCNV của mình. Đảm bảo cho tất cả có một sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc, học tập, nghiên cứu và sẵn sàng tương lai. Có thể nói xuất phát từ nhận thức cơ sở vật chất là điều kiện cơ sở cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, trong những năm gần đây Trường đã không ngừng xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng của mình. Nó thể hiện sự quan tâm của Trường đến đời sống, sinh hoạt và học tập, nghiên cứu, làm việc của học viên, sinh viên và CBCNV. Với mục tiêu phát triển hơn nữa trong tương lai để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, Trường đang xúc tiến hai dự án quan trọng là: Khu KTX dành cho sinh viên nước ngoài và Dự án Nhà Trung tâm với diện tích 95730 m2 với hơn 100 phòng học hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế. Sự chuẩn bị này khẳng định Trường ĐHKTQD đã sẵn sàng cho một bước phát triển mới của mình. 2.1.4. Đặc điểm công tác giảng dạy có ảnh hưởng đến công tác đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên Giảng viên là lao động của các trường đại học, một TC có quyền tự chủ nhất định về các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư vấn, xây dựng đội ngũ CBCNV, xây dựng cơ sở vật chất và quan hệ hợp tác với các TC khác trong khuôn khổ pháp luật. Tuỳ vào nhiệm vụ được giao mà GV có các hoạt động cụ thể đóng góp cho sự phát triển chung của Trường. Nhiệm vụ thường xuyên cơ bản của GV là giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đây là hoạt động đặc thù riêng có của GV, có những khác biệt so với các hoạt động lao động khác đó là: - Hoạt động của GV là hoạt động trí óc, đòi hỏi trình độ cao. Kết quả THCV rất khó đo lường, nó không thể hiện bằng mắt như sản phẩm hữu hình, không thể hiện ngay khi vừa hoàn thành mà phải có một thời gian nhất định. Do đo việc đo lường, đánh giá chính xác lao động này khó khăn hơn nhiều so với các loại lao động khác. Cùng với hoạt động trình độ cao, GV có nhận thức, độ nhạy cảm lớn và lòng tự tròng rất cao. Nó đòi hỏi chương trình đánh giá phải thật rõ ràng, cụ thể, công minh để tạo động lực cho họ phấn đấu. - Đây là hoạt động lao động linh họat về thời gian và không gian, do đó có thể kiểm soát và không kiểm soát được theo quản lý hành chính. Ví dụ như phân công giảng dạy, hướng dẫn sinh viên thực tập, làm luận văn… có thể kiểm soát được mặt số lượng. Nhưng việc chuẩn bị bài giảng, giải đáp sinh viên ngoài giờ…rất khó kiểm soát. Do đó khi tiến hành đánh giá dễ bỏ qua các yếu tố định tính và khó quản lý, chỉ tập trung vào yếu tố định lượng dễ kiểm soát được, trong khi yếu tố định tính góp phần rất lớn cho hiệu quả hoạt động của GV. Nó đòi hỏi chương trình đánh giá phải đề cập được cả hai loại yếu tố này để đảm bảo đánh giá sự THCV của GV được đầy đủ, chính xác. - Hiệu quả của hoạt động này phụ thuộc và biểu hiện qua chất lượng hoạt động và khó đo lường ngay được. Đây là nội dung khó đánh giá chính xác nhất theo cách tiếp cận định lượng. Nó đòi hỏi chương trình đánh giá phải có những nhận xét khoa học, công minh, sâu rộng, chính xác của những chuyên gia, những người có trình độ, hiểu biết và hoạt động nhiều trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. - Đối tượng truyền tải của GV là học viên, sinh viên, những người có trình độ, nhận thức, tư duy và độ nhạy cảm cao. Do đó việc giải đáp các vấn đề không thể bó hẹp trong thời gian giảng dạy. Đồng thời học viên, sinh viên có thể nhận thấy được công tác giảng dạy của GV với tư cách là một người tiếp nhận kiến thức. Hơn nữa công việc giảng dạy của GV tiến hành tại lớp học, không phải tại văn phòng nên không kiểm soát được như quản lý hành chính. Do đó việc cân nhắc đưa học viên, sinh viên vào chương trình đánh giá là rất cần thiết. Nó đảm bảo tính khách quan, đầy đủ, chính xác của kết quả đánh giá. - Hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học chịu nhiều tác động, trong đó yếu tố bên trong như tích cực, tự giác, chủ động bồi dưỡng, đào tạo bản thân đóng vai trò quan trọng. Nó góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động này hơn nữa. Các yếu tố này không phải dễ xuất hiện, nó phải gặp một môi trường thuận lợi mới hình thành, duy trì. Mối trường này tạo bởi sự kết hợp giữa công cụ hành chính, kinh tế lẫn tinh thần. Do đó khi tiến hành đánh giá chúng ta phải xem xét chúng thật kỹ. - Giảng viên làm việc theo chế độ công tác cơ bản và định mức giờ chuẩn cho GV đại học. Chế độ công tác cơ bản của GV: giảng dạy đại học, bồi dưỡng sau đại học, hướng dẫn nghiên cứu sinh, thực tập sinh, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy; nghiên cứu và thực nghiệm khoa học kỹ thuật; học tập, bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ và chuyên môn; tham gia quản lý công tác đào tạo của Nhà trường như: xây dựng và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, đánh giá kế quả học tập và tư cách của sinh viên, thực hiện công tác chung của xã hội theo chức danh của một cán bộ Nhà nước. Định mức giờ chuẩn là việc xác định mức giờ chuẩn cho GV dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng tới hao phí thời gian THCV, nghiên cứu vận dụng các kinh nghiệm tiên tiến để đề ra chế độ làm việc khoa học cho GV, tổ chức hợp lý và sử dụng triệt để khả năng và trình độ chuyên môn của họ. Đây là những cơ sở quan trọng để xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá phù hợp cũng như thuận tiện khi phản hồi thông tin cho GV. Ngoài ra, công tác giảng dạy ở Trường ĐHKTQD cũng có một số đặc điểm riêng chúng ta cần chú ý khi tiến hành đánh giá: - Đây là một trường đại học công lập thuộc khối kinh tế, có bề dày lịch sử, có uy tín lớn. Từ lâu Trường được xem là một cái nôi đào tạo những chuyên gia kinh tế và tư vấn kinh tế cho nước nhà. Chính vì thế áp lực công việc với Trường rất lớn. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, Trường đã được xác định là trường trọng điểm đầu ngành kinh tế, và mục tiêu phát triển thành trường đa ngành, đa lĩnh vực đào tạo. Do đó áp lực công việc cho CBCNV của Trường ngày càng lớn, nhất là với GV. Họ là tế bào cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học, tư vấn. Cùng với những thách thức thực tế đặt ra, yêu cầu đội ngũ này hoạt phải động nhiều hơn, chất lượng hơn. - Trường ĐHKTQD hiện nay là một trường có uy tín trong cả nước, do đó nhu cầu học tập và trở thành sinh viên, học viên của Trường rất nhiều, trong đó có những địa phương ở xa Hà Nội. Chính vì vậy Trường có mở ra một số cơ sở đào tạo từ xa và có cắt cử GV đi công tác thường xuyên theo lịch giảng dạy, học tập nghiên cứu của các lớp ở xa này. Do đó có thể có một số GV không thể tham gia trọn vẹn chu kỳ đánh giá trong thời gian đi công tác. Đây là một yếu tố cần xem xét khi tiến hành đánh giá GV. - Cùng với sự lớn mạnh, uy tín của Trường ngày càng mở rộng và thu hút được nhiều học viên, sinh viên tham gia học tập, nghiên cứu tại đây. Để đáp ứng thực tế này, Trường đã liên tục xây dựng đội ngũ GV của mình. Theo biểu số 10, ta thấy số lượng GV nữ có xu hướng tăng lên, từ 48.14% (2000-2001) lên 50.55% (2003-2004) và 51.75% (2005-2006). Với tỷ lệ nữ cao như vậy khi ĐGHTCV cần phải chú ý tới một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến tình hình THCV của nữ GV như: thai sản, nuôi con, con ốm…. nên không tham gia trọn vẹn chu kỳ đánh giá. Số lượng GV trẻ (dưới 35 tuổi) cũng tăng nhanh. Thường thì đây là LLLĐ mới được tuyển dụng, hoặc đang trong quá trình học tập, phấn đấu rất nhiều để đạt trình độ cao hơn. Do đó có nhiều yêu tố ảnh hưởng đến các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học, cũng như việc tham gia đầy đủ quá trình đánh giá. Đồng thời họ là những người còn nóng nảy, khó kìm chế bản thân, trình độ, khả năng chuyên môn còn thấp. Do đó khi ĐGTHCV cũng chú ý để tìm cách tiếp cận thích hợp, nhất là khi phản hồi thông tin đánh giá. Làm sao để học nhận thấy tình hình THCV của mình và có động lực vươn lên. Nó đòi hỏi chương trình đánh giá phải chính xác, rõ ràng, khách quan. Biểu số 10. Tình hình về học viên, sinh viên các hệ đào tạo và đặc điểm giảng viên của Trường trong giai đoạn 2000-2006 (Đơn vị tính: Người, %) TT Chỉ tiêu/ Năm 2000-2001 2003-2004 2005-2006 Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) 1 Tổng số sinh viên theo các hệ đào tạo 19297 23514 29703 2 Tổng số giảng viên cơ hữu của Trường 619 635 684 2.1 Phân theo giới Nam 321 51.86 314 49.45 330 48.25 Nữ 298 48.14 321 50.55 354 51.75 2.2 Phân theo nhóm tuổi Dưới 35 275 44.43 318 50.08 358 52.34 Từ 35 – 50 242 39.10 202 31.81 195 28.51 Trên 50 102 16.48 115 18.11 131 19.15 3 Số SV/ 1GV 31.17 37.03 43.43 (Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ và Phòng Quản lý đào tạo Đại học và Sau đại học) Cùng với sự mở rộng của quy mô đào tạo thì số SV/1GV cũng tăng nhanh theo thời gian. Điều này nói lên áp lực công việc của GV ngày càng nhiều hơn. Và việc phải làm ngoài giờ là rất phổ biến. Đây là một yếu tố mà ĐGTHCV cần tính đến. 2.2. Thực trạng phương pháp đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên trong Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 2.2.1. Tổng quan về công tác đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Trong một TC, các chính sách QTNL đều do TC đó ban hành mà cụ thể là người lãnh đạo đại diện cho TC đưa ra quyết định dựa trên các văn bản pháp quy. Trường ĐHKTQD cũng vậy, những chính sách QTNL này được Hiệu trưởng thay mặt toàn trường ra quyết định ban hành. Các phòng nhân lực (Phòng TCCB và Phòng HCTH) có nhiệm vụ giúp Hiệu trưởng nghiên cứu các quy định của Nhà nước và soạn thảo ra các chính sách QTNL riêng cho trường trình Hiệu trưởng xem xét, phê duyệt. Công tác ĐGHTCV của GV là một trong những công tác QTNL quan trọng của Trường. Cũng như đối với công tác QTNL khác, các phòng TCCB và phòng HCTH sẽ giúp Hiệu trưởng nghiên cứu các chính sách, quy định của Nhà nước về ĐGTHCV cho GV: Pháp lệnh Cán bộ, công chức 2003; Nghị định 35/2005/NĐ-CP về xử lý kỷ luật Cán bộ, công chức; Luật Thi đua, Khen thưởng 2003; Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua, Khen thưởng 2005; Nghị định 121/2005/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điểu của Luật Thi đua, Khen thưởng; Điều 63, điều 64 Luật giáo dục quy định nhiệm vụ và quyền hạn của giảng viên (phụ lục 1); Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức Ngành giáo dục và đào tạo (ban hành theo quyết định số 202/TCCP-VC ngày 8 tháng 6 năm 1994 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ); Quyết định 1712/QĐ-BĐH ngày 18/12/1978 quy định về chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy đại học, Thông tư 08/TT-BĐH ngày 5/1/1979 hướng dẫn thực hiện một số điểm cơ bản trong quy định về chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy đại học, nhiệm vụ của cán bộ giảng dạy theo chức vụ khoa học (phụ lục 2). Từ đó các phòng nhân lực của Trường đưa ra các văn bản, quy định về ĐGTHCV của GV trình lãnh đạo Trường xem xét và phê chuẩn. Hiện nay, công tác ĐGTHCV của GV được Trường ĐHKTQD thực hiện theo hai định kỳ: định kỳ năm học và định kỳ hàng tháng. 2.2.2. Thực trạng phương pháp đánh giá thực hiện công việc của giảng viên theo định kỳ năm học Việc đánh giá được tiến hành vào thời gian kết thúc năm học mà cụ thể là tháng 7 hàng năm. Phòng HCTH có nhiệm vụ nghiên cứu các văn bản pháp quy và soạn thảo “Bản tự nhận xét công tác dành cho GV” (phụ lục 3) cùng các văn bản hướng dẫn kèm theo (phụ lục 4). Sau đó trình lãnh đạo Trường để thống nhất ý kiến, phê duyệt trước khi phổ biến xuống các đơn vị trong Trường. Các đơn vị căn cứ theo mẫu đánh giá cùng các văn bản kèm theo của Trường để tiến hành đánh giá. Phòng HCTH được giao trách nhiệm đôn đốc các đơn vị tiến hành đánh giá công tác của GV theo đúng quy định. Tại các đơn vị, các GV tiến hành tự đánh giá tình hình THCV của mình trong năm học theo mẫu đánh giá. Bộ môn tiến hành đánh giá tập thể về quá trình công tác của từng GV tại từng tiêu chí theo mẫu đánh giá này, sau đó biểu quyết, bình bầu xếp loại lao động cho GV: chưa hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, lao động tiên tiến, chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. Kết quả đánh giá được Hội đồng thi đua Khoa gồm: Chủ nhiệm khoa, Bí thư chi bộ, Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên tiến hành xem xét, biểu quyết và lập danh sách gửi về Phòng HCTH. Phòng HCTH tập hợp kết quả đánh giá tại các đơn vị và rà soát lại kết quả bình xét thi đua cho từng GV ở từng đơn vị rồi lập danh sách gửi về Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Trường xem xét để ra quyết định. Như vậy, thực tế ĐGTHCV của GV ở Trường ĐHKTQD sau một năm học được các đơn vị trong Trường tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của Phòng HCTH trên cơ sở chỉ đạo của lãnh đạo Nhà trường. Việc đánh giá này được tiến hành trên cơ sở mẫu nhận xét đánh giá. Theo đó, cá nhân và bộ môn sẽ tường thuật, ghi lại những nhận xét về quá trình công tác của GV theo từng tiêu chí đánh giá cho sẵn. Kết quả ĐGTHCV này được sử dụng cho mục đích thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực phấn đấu cho GV (phụ lục 4). Trong hình thức đánh giá này, cá nhân GV và Bộ môn sẽ ghi lại các nhiệm vụ của GV được giao cũng như những nhận xét về ưu nhược điểm, khó khăn và thuận lợi mà GV gặp phải khi tiến hành công việc theo từng yếu tố THCV. Đây là phương pháp đánh giá phù hợp với tình hình, đặc điểm GV của Trường hiện nay. Với tính chất là một trường lớn, trường trọng điểm quốc gia và đang có nhiều nhiệm vụ đặt ra thì khối lượng công việc cho mỗi giảng viên khá nhiều, phức tạp và đa dạng. Do đó việc tự ghi lại các nhiệm vụ được giao trong năm học tạo điều kiện thuận lợi không chỉ cho bản thân GV mà còn cho Bộ môn, Khoa khi tiến hành đánh giá. Các tiêu chí định lượng như số ngày nghỉ, số giờ thực giảng, số luận văn, chuyên đề hướng dẫn hoàn toàn dễ dàng thống kê và kiểm tra được theo sự phân công của Bộ môn. Các tiêu chí THCV đều được ghi lại nhận xét của bản thân GV về ưu nhược điểm, khó khăn và thuận lợi khi tiến hành công việc. Đây là điểm nói lên tính phù hợp rất cao của phương pháp đánh giá này vì GV là những người có trình độ cao nên khả năng nhận xét, đánh giá rất tốt. Do đó các tiêu chí đánh giá sẽ được làm sáng tỏ, và cung cấp những thông tin quan trọng cho Bộ môn, Khoa khi tiến hành đánh giá, nhất là tìm ra các phương hướng nâng cao sự THCV của GV hơn nữa. Kết quả tự đánh giá của GV được bộ môn tiến hành xem xét và đánh giá theo các yếu tố THCV. Điều này đảm bảo tính khách quan cho kết quả đánh giá thu được, hạn chế phần nào các lỗi chủ quan trong đánh giá. Thực chất đây chính là đánh giá của đồng nghiệp đến sự THCV của GV. Họ cũng là những người có trình độ chuyên môn cao, khả năng nhận xét tốt, do đó rất phù hợp với phương pháp tường thuật theo các tiêu chí đánh giá này. Hơn nữa, trên cơ sở tự đánh giá của bản thân GV, các đồng nghiệp sẽ thấy được những khó khăn, thuận lợi cũng như điểm mạnh, điểm yếu của GV khác để có những gợi ý, phương thức nâng cao khả năng THCV của mỗi người. Tuy nhiên việc đánh giá tại một số tiêu chuẩn vẫn còn những điểm chưa hợp lý. Nhất là tiêu chuẩn chất lượng giảng dạy (nội dung bài giảng, phương pháp giảng dạy, quản lý giờ giảng). Đây là những yếu tố mà hiện tại chưa có những quy định rõ ràng, cụ thể. Hơn nữa chúng không thể hiện trước các đồng nghiệp hay tại văn phòng khoa mà thể hiện trước người học, tại giảng đường. Do đó khi tiến hành đánh giá, Bộ môn và Khoa khó nắm bắt được những thông tin này để có những đánh giá chính xác. Và việc bản thân GV khi tự đánh giá mà không có cơ sở để kiểm tra lại này có thể làm cho kết quả đánh giá mang tính chủ quan. Để khắc phục nhược điểm này, chúng ta cần thiết sử dụng ý kiến từ phía người học để bổ sung cho hệ thống đánh giá. Đồng thời Bộ môn có thể tiến hành dự giờ để kiểm tra. Các tiêu chuẩn đánh giá về nghiên cứu khoa học vẫn chưa dựa trên thực tế đăng ký của cá nhân. Việc đăng ký này thể hiện nhiệm vụ của GV trong năm học. Nếu không đăng ký thì GV không hoàn thành nhiệm vụ của mình. Do khi đánh giá chưa dựa vào việc đăng ký này của mỗi GV nên kết quả đánh giá là GV nào cũng hoàn thành nhiệm vụ, trong khi thực tế không hẳn như vậy. Cách thức đánh giá này đã góp phần làm bình quân hoá kết quả đánh giá thu được, chưa phân biệt rõ người hoàn thành và chưa hoàn thàh nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Điều này làm giảm khả năng khuyến khích GV trong việc tích cực hơn nữa tham gia nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, những tiêu chuẩn ĐGTHCV còn chung chung, chưa rõ ràng, cụ thể, nhất là các tiêu chuẩn định tính. Do đó khi đánh giá, GV thường né tránh các khuyết điểm và đánh giá theo xu hướng bình quân. Cùng với sự kiêng nể giữa các cá nhân trong Bộ môn đã làm kết quả đánh giá cuối cùng mang tính chất “cào bằng”. Những điều này thể hiện rõ ở kết quả ĐGTHCV sau: Biểu số 11. Thống kê xếp loại thi đua từ năm 2001 đến 2006 (Đơn vị: người,%) TT Chỉ tiêu Năm 2001-2002 2003-2004 2005-2006 Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) 1 Tống số GV 671 635 684 2 Lao động tiên tiến 628 93.67 595 93.76 644 94.12 3 Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở 95 14.2 114 17.9 147 21.58 (Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp) Qua biểu trên ta thấy số lao động tiên tiến và chiến sỹ thi đua cấp cơ sở tăng đều qua các năm. Nó nói lên chất lượng GV của Trường ĐHKTQD ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên tỷ lệ lao động tiên tiến rất cao, chiếm trên 90%. Đây là những GV phải có yêu cầu tối thiểu là hoàn thành nhiệm vụ được giao trong năm học. Với tỷ lệ lao động tiên tiến cao như vậy nhưng tỷ lệ chiến sỹ thi đua cấp cơ sở chưa được cao, chỉ chiếm trên dưới 20%. Điều này cho thấy sự không hợp lý giữa tỷ lệ của hai loại hình thi đua này qua các năm. Nó nói lên thực tế hầu hết các GV đều được đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ và đạt danh hiệu lao động tiên tiến. Đây là kết quả đánh giá mang nặng tính hình thức và bình quân. Chưa thật sự nhấn mạnh những GV hoàn thành nhiệm vụ so với những GV chưa hoàn thành nhiệm vụ. Do đó đã làm giảm tác dụng khuyến khích GV của chương trình ĐGTHCV. Như vậy, mặc dù còn một số nhược điểm nhất định nhưng phương pháp ĐGTHCV của GV theo chu kỳ năm học về cơ bản là phù hợp với tình hình, đặc điểm GV của Trường hiện nay. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của phương pháp đánh giá này thì chúng ta cần có những công cụ hỗ trợ nhằm đảm bảo tính khách quan và chính xác cao hơn nữa cho kết quả đánh giá thu được. 2.2.3. Thực trạng phương pháp đánh giá thực hiện công việc của giảng viên theo định kỳ hàng tháng Để tăng cường chất lượng công tác và ý thức tổ chức kỷ luật lao động của GV, bên cạnh hình thức ĐGTHCV theo định kỳ năm học, Trường ĐHKTQD còn tổ chức thực hiện đánh giá xếp loại kỷ luật lao động cho GV theo các mức A,B,C,D cuối mỗi tháng. Phòng TCCB là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai xây dựng tiêu chuẩn và biểu mẫu cho hình thức đánh giá này. Phòng có nhiệm vụ nghiên cứu các quy định, chính sách của Nhà nước về ĐGTHCV, kỷ luật lao động cho GV, từ đó xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá riêng của Trường (phụ lục 5). Các tiêu chuẩn, tiêu chí này được trình lãnh đạo Trường xem xét, thống nhất ý kiến trước khi phổ biến xuống các đơn vị trong Trường. Phòng TCCB được giao trách nhiệm đôn đốc các đơn vị tiến hành đánh giá công tác và ý thức kỷ luật lao động của GV theo đúng quy định đã ban hành. Tại đơn vị, cuối mỗi tháng, lãnh đạo đứng đầu đơn vị căn cứ vào hệ thống tiêu chuẩn cùng kế hoạch công việc của Khoa, Bộ môn và thực tế quản lý GV để tiến hành xếp loại GV vào các mức A,B,C,D tương ứng. Kết quả đánh giá này được Phòng TCCB tổng hợp và chuyển lên Hội đồng Thi đua Trường xem xét trước khi trình Hiệu trưởng phê duyệt. Mục đích của việc đánh giá này là gắn ý thức, trách nhiệm, sự cố gắng, nỗ lực trong công việc của GV với thu nhập họ nhận được hàng tháng. Cụ thể là: + Loại A hưởng 100% lương II do Trường chi trả + Loại B hưởng 80% lương II do Trường chi trả + Loại C hưởng 60% lương II do Trường chi trả + Loại D hưởng 40% lương II do Trường ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36570.doc
Tài liệu liên quan